1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam( Qua thực tế các chương trình trên hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV1)

13 375 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 535,76 KB

Nội dung

Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam Qua thực tế các chương trình trên hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV1 Nguyễn Thị Hòa Trường

Trang 1

Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam( Qua thực tế các chương trình trên hệ

thời sự chính trị tổng hợp VOV1)

Nguyễn Thị Hòa

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS ngành: Truyền thông đại chúng; Mã số: 60 32 01

Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Xuân Sơn

Năm bảo vệ: 2011

Abstract Trình bày thời cơ và thách thức đặt ra đối với việc thông tin tuyên truyền

về biển đảo trong thời đại ngày nay Thông qua đó, làm rõ tính tất yếu phải nâng cao chất lượng các chương trình tuyên truyền về biển đảo trên sóng phát thanh Đài TNVN - một kênh thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước Việt Nam Tổng quan cơ sở lý luận báo chí nói chung và cơ sở lý luận về loại hình báo phát thanh, những hình thức hiện đang sử dụng để tuyên truyền về biển đảo trên sóng Đài TNVN, trong đó đi sâu vào nghiên cứu các chương trình phát thanh thông tin tuyên truyền chính về biển đảo Từ đó đánh giá đúng thực trạng về nội dung, hình thức thể hiện của các chương trình, tác phẩm, đóng góp vào hiệu quả tuyên truyền về biển đảo cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác Đề xuất những giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền về biển đảo trên sóng phát thanh Đài

TNVN

Keywords Chương trình; Phát thanh; Báo chí; VOV1; Biển đảo

Content

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 7

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

PHÁT THANH 7

1.1 Tổng quan về biển, đảo Việt Nam 7

1.1.1 Một số định nghĩa 7

1.1.2 Vị trí địa kinh tế và địa chính trị của biển, đảo Việt Nam 8

1.1.3 Những thành tựu chủ yếu về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam 10

1.1.4 Những thách thức đặt ra đối với biển, đảo Việt Nam hiện nay 17

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề biển, đảo 21

1.3 Cơ sở, điều kiện để Đài TNVN trở thành cơ quan ngôn luận hàng đầu trong việc thông tin, tuyên truyền về biển đảo 24

1.4 Những khái niệm cơ bản sử dụng trong luận văn 26

1.4.1 Tìm hiểu về loại hình phát thanh (báo nói) 26

1.4.2 Hệ phát thanh là gì? 28

1.4.3 Chương trình phát thanh 29

1.4.4 Sóng phát thanh Đài TNVN thể hiện đầy đủ các ưu điểm của báo nói 30

Chương 2: VIỆC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN SÓNG HỆ THỜI SỰ CHÍNH TRỊ TỔNG HỢP VOV1, ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 33

2.1 Việc thông tin, tuyên truyền về biển, đảo trên sóng phát thanh Đài TNVN 33

2.1.1 Vị trí, vai trò của thông tin tuyên truyền về biển, đảo trên sóng Đài TNVN 33

2.1.2 Biện pháp khắc phục gần đây 35

2.2 Việc thông tin, tuyên truyền về biển, đảo trên sóng phát thanh Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1 38

2.2.1 Tính chất quan trọng của Hệ phát thanh VOV1 38

2.2.2 Công tác tuyên truyền về biển, đảo được Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1 chú trọng 41

2.3 Thực trạng vận hành của các chương trình Biển đảo Việt Nam, Tâm tình nơi biên giới hải đảo (qua 200 chương trình trong 4 năm (từ 2008 đến 2011)) 45

2.3.1 Các chương trình đã thể hiện tốt chức năng xã hội của báo chí 45

2.3.2 Thực trạng vận hành của chương trình Biển đảo Việt Nam 48

2.3.3 Thực trạng vận hành của chương trình Tâm tình nơi biên giới hải đảo 53

Trang 3

2.3.4 Đóng góp của các chương trình phát thanh thông tin, tuyên truyền về biển, đảo trên sóng Hệ VOV1 58

Chương 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN HỆ THỜI SỰ CHÍNH TRỊ TỔNG HỢP VOV1 68 3.1 Mục tiêu và định hướng trong tuyên truyền về biển đảo trên Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1 68

3.1.1 Mục tiêu 68 3.1.2 Định hướng tuyên truyền 71

3.2 Một số giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh

Hệ VOV1 73

3.2.1 Giải pháp trong việc đổi mới hình thức, nội dung và đổi mới quy trình sản xuất các chương trình phát thanh tuyên truyền về biển, đảo 73 3.2.2 Giải pháp trong việc điều tra, nghiên cứu thính giả và công tác quảng bá các chương trình phát thanh tuyên truyền về biển, đảo 80

PHẦN KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác tuyên truyền biển, đảo được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp đi trước một bước nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (số 09- NQ/TW, ngày 09-02-2007) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

Kể từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác tuyên truyền biển, đảo đã đạt được kết quả tích cực trên một số mặt Tuy nhiên, kết quả đó vẫn còn chưa đủ so với yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới Nội dung tuyên truyền chậm đổi mới, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú, điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền biển, đảo đối với các địa phương trong thời gian qua

Là một cơ quan ngôn luận chính thống của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, các tác phẩm, chương trình phát thanh thông tin, tuyên truyền về biển đảo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (Đài TNVN) cũng cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng hơn nữa, bởi vì:

Thứ nhất: Biển, đảo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã

hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển các lĩnh vực liên quan biển, đảo Vị trí, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam đã được xác định trong Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 (khoá X) về chiến lược biển, trong đó “phấn đấu để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế- xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường… giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể về đời sống nhân dân vùng biển và ven biển” Những năm qua, công tác tuyên truyền biển, đảo đã góp phần làm cho nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến lược của biển, đảo từng bước được nâng cao Nhận thức về tầm quan trọng của biển, đảo đã được thể hiện trong chính sách phát triển của những ngành liên quan và các địa phương có biển

Trang 5

2

Thứ hai: Biển Đông (trong đó có vùng biển Việt Nam) là một trong số nhiều

vùng biển đang có tranh chấp trên thế giới Vì vậy hợp tác quốc tế bảo vệ chủ quyền quốc gia, góp phần giữ gìn hoà bình, tăng cường tình hữu nghị với các nước láng giềng, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Thứ ba: Công tác tuyên truyền biển đảo góp phần làm cho nhận thức của các

cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các lực lượng vũ trang và nhân dân về chủ quyền biển đảo; vị trí chiến lược của biển, đảo được thể hiện khá rõ trong chương trình hành động, trong chính sách phát triển về biển đảo, trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh biển đảo của các ngành có liên quan và các địa phương có biển đảo

Thứ tư: Ngày 04/02/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2008/NĐ-CP

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài TNVN, theo đó Đài TNVN sẽ có 06 hệ phát thanh, bao gồm: Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1; Hệ Văn hoá - Đời sống - Khoa giáo VOV2; Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí VOV3; Hệ Phát thanh Dân tộc VOV4; Hệ phát thanh đối ngoại VOV5 và Hệ phát thanh có hình VOVTV Trong đó, Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (Hệ VOV1) là hệ phát thanh đối nội quan trọng hàng đầu với những thông tin, vấn đề, sự kiện thời sự chính trị, kinh tế xã hội … do đó cần phải có sự đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình trên Hệ nói chung và các chương trình phát thanh tuyên truyền về biển đảo nói riêng để phù hợp với nội dung và cách thức thông tin trên Hệ, nhằm tăng lượng thính giả nghe đài

Chính vì vậy, vấn đề Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng

phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam (Qua thực tế các chương trình trên Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1) được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong

muốn góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh Đài TNVN nói riêng và các đài phát thanh trên toàn quốc nói chung

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ năm 2004, việc nghiên cứu các hệ phát thanh tại Đài TNVN đã được quan tâm và hàng năm đều có các đề tài khoa học nghiên cứu hoạt động của từng hệ phát

Trang 6

thanh riêng lẻ hoặc được đề cập trong một số đề tài nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực khác Cụ thể là:

Một số cuốn sách, như: Cuốn “Nửa thế kỷ Tiếng nói Việt Nam” - xuất bản năm 1995; Cuốn “Đài Phát thanh giải phóng A - Một thời để nhớ” - Hồi ký của nhiều tác giả - xuất bản năm 2000; Cuốn “60 năm Tiếng nói Việt Nam” - xuất bản năm 2005 nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của Đài TNVN; Một số luận văn (thạc sĩ) nghiên cứu về Đài TNVN và việc đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình Thời sự của Đài TNVN; Đổi mới trong cách viết tin thời sự trên Đài TNVN…

Về những đổi mới của Đài TNVN và Hệ VOV1 đã có những công trình nghiên cứu khoa học, như:

- Đề tài „Nghiên cứu tổng kết 60 năm phát thanh Việt Nam” (Văn phòng Đài TNVN, 2005) do GS TS Vũ Văn Hiền làm chủ nhiệm đề tài

- Đề tài “Nghiên cứu Hệ Thời sự chính trị tổng hợp” (Ban Thời sự Đài TNVN, 2004) do Th.s Tạ Toàn làm chủ nhiệm đề tài

Và một số nghiên cứu của sinh viên các trường đại học khi thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp;

Về các tài liệu liên quan đến biển đảo Việt Nam có cuốn “Bạch Long Vỹ- đảo

thanh niên”- NXB Thanh niên năm 2002; đề cương tuyên truyền “50 năm Hải quân

Nhân dân Việt Nam anh hùng” do Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Hải quân xuất bản tháng

2-2005; sách “Hỏi- đáp Những điều Ngư dân cần biết trong hoạt động thuỷ sản” của

Ban Tuyên giáo TƯ- Nhà xuất bản Thế giới 2007; sách “Biển và hải đảo Việt Nam”

do Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng Hải

quân biên soạn năm 2007; cuốn “Chiến lược biển Việt Nam từ quan điểm đến thực

tiễn” của Ban Tuyên giáo TƯ- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- 2010… cùng một số

sách, báo tạp chí nghiên cứu riêng lẻ các khía cạnh nhỏ trong công tác tuyên truyền về biển đảo cho quân và dân ở các vùng biên giới hải đảo

……

Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể những giải pháp về việc đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình về biển

Trang 7

4

đảo trên sóng phát thanh Đài TNVN Vì vậy, luận văn Nâng cao chất lượng chương

trình về biển đảo trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam (Qua thực tế các chương trình trên Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1) là một công trình khoa học

mới, độc lập, mang tính thời sự, có kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài và công trình khoa học cũng như sách, báo, tạp chí… có liên quan

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá đúng vị trí, tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam, của các nhiệm vụ phát triển chiến lược biển Việt Nam, đánh giá đúng thực trạng và định ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền về biển đảo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên sóng phát thanh từ trước tới nay và những năm tiếp theo,

mục đích chung của đề tài là tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền

về biển đảo trên sóng Đài TNVN

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ thứ nhất là đề tài nghiên cứu thời cơ và thách thức đặt ra đối với việc

thông tin tuyên truyền về biển đảo trong thời đại ngày nay Thông qua đó, làm rõ tính tất yếu phải nâng cao chất lượng các chương trình tuyên truyền về biển đảo trên sóng phát thanh Đài TNVN - một kênh thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước Việt

Nam

Nhiệm vụ thứ hai là đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận báo chí nói chung và cơ sở

lý luận về loại hình báo phát thanh, những hình thức hiện đang sử dụng để tuyên truyền về biển đảo trên sóng Đài TNVN, trong đó đi sâu vào nghiên cứu các chương trình phát thanh thông tin tuyên truyền chính về biển đảo Từ đó đánh giá đúng thực trạng về nội dung, hình thức thể hiện của các chương trình, tác phẩm, đóng góp vào

hiệu quả tuyên truyền về biển đảo cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác

Nhiệm vụ thứ ba là từ kết quả nghiên cứu trên sẽ đề xuất những giải pháp để đổi

mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền về biển đảo trên sóng phát thanh Đài TNVN

Trang 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu những tác phẩm, chương trình phát thanh thông tin, tuyên truyền về biển đảo trên sóng Đài TNVN, đi sâu vào phân tích các chương trình chuyên đề tuyên truyền về biển đảo trên Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1- hệ phát thanh chủ lực của Đài TNVN

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các chương trình phát thanh thông tin, tuyên truyền về biển đảo trên Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1- Đài TNVN trong phạm vi 4 năm (từ

2008 đến 2011)

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

5.1 Ý nghĩa lý luận

Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về việc thông tin tuyên truyền về biển đảo trên sóng phát thanh Đài TNVN, chính vì vậy kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh của Đài TNVN, tập trung vào hiệu quả các chương trình về biển đảo trên

sóng Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Về mặt thực tiễn, việc ứng dụng kết quả đề tài là một cơ hội để những người trực tiếp làm nội dung ở Đài TNVN (khối biên tập) tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong việc tuyên truyền về mảng nội dung khó, nhạy cảm này để tuyên truyền trên sóng Đài TNVN có hiệu quả hơn

Chúng tôi cũng hy vọng đề tài sẽ là gợi ý cho các đồng nghiệp ở các đài phát thanh địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng khác trong quá trình cải tiến nội dung, cách thức tuyên truyền về biển đảo, nhằm phục vụ tốt hơn việc thực hiện Nghị quyết TƯ 4 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu văn bản tác phẩm báo phát thanh

Trang 9

6

Do đặc thù đối tượng khảo sát của chương trình là ngư dân và cán bộ chiến sĩ ở các quần đảo xa nên chúng tôi không có điều kiện làm phiếu điều tra (bảng hỏi) phát rộng rãi mà chỉ phân tích kết quả các đợt thăm dò ý kiến thính giả Đài TNVN tiến hành hàng quý Trong đó phân tích ý kiến thính giả trong thư từ, điện thoại gửi về các chương trình, nhận xét góp ý nội dung, hình thức tuyên truyền về biển đảo trên sóng phát thanh Đài TNVN Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực biển, đảo Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương; chỉ huy các lực lượng vũ trang; quân dân một số tỉnh, thành ven biển- những người gắn bó với sóng phát thanh Đài TNVN và ít nhiều có liên quan đến vấn đề biển, đảo

Đồng thời, đề tài cũng kế thừa có chọn lọc kết quả và quan điểm, phương pháp tiếp cận của các công trình nghiên cứu, tư liệu liên quan

7 Cấu trúc luận văn

Luận văn: Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh

của Đài Tiếng nói Việt Nam (Qua thực tế các chương trình trên Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1) ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, có 3

chương:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT THANH

Chương 2: VIỆC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN SÓNG

HỆ THỜI SỰ CHÍNH TRỊ TỔNG HỢP VOV1- ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

Chương 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN HỆ THỜI SỰ CHÍNH TRỊ TỔNG HỢP VOV1

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết TW 5 (Khóa X) tháng 5/2007 về công

tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

2001-2010 (Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng)

3 Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4 Bộ Ngoại giao- Uỷ ban biên giới quốc gia (2010), Những vấn đề liên quan đến chủ

quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, Hà Nội

5 Brice M.Clayet (1996), Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở

khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển Đông, Nxb Chính trị Quốc gia

6 Đào Văn Cổn, Đồng Mạnh Hùng (2004), 60 năm chương trình Thời sự Đài TNVN,

đề tài nghiên cứu khoa học

7 Nguyễn Bá Diến- Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế (chủ biên) (2006), Chính

sách pháp luật biển Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, Nxb Tư pháp

8 Nguyễn Bá Diến (2009), Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển đảo và những vấn đề

cần áp dụng đối với Hoàng Sa- Trường Sa, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25,

tr.145-162

9 Mc Dougal, Burke (1999), Sự liên hệ của các quan niệm về sự phát triển chung tới

tranh chấp về hàng hải ở biển Nam Trung Quốc

10 Nguyễn Văn Dững, Đề cương bài giảng Cơ sở lý luận báo chí truyền thông

11 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X (1996, 2001 và 2006), Văn kiện Đại

hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

12 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

2001-2010, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội

Ngày đăng: 08/07/2016, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w