THIẾT LẬP MÔ HÌNH THỦY VĂN THỦY LỰC CHO HỆ THỐNG SÔNG LA NGÀ (MỘT NHÁNH CỦA SÔNG ĐỒNG NAI) CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU I.Giới thiệu chung về lưu vực nghiên cứu Sông La Ngà có diện tích toàn lưu vực là 3990 km2 , có chiều dài gần 299 km chảy qua địa bàn ba tỉnh là Lâm Đồng, Bình Thuận và Đồng Nai, sự hợp thành của nhiều sông suối ở tả ngạn sông Đồng Nai đã tạo cho sông La Ngà một dòng chảy quanh co uốn khúc với lưu lượng lớn nước khá lớn, trở thành phụ lưu cấp một cho hệ thống sông Đồng Nai. Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh ( Bảo Lộc – Lâm Đồng), Sông La Ngà là một trong những phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai. Đây là con sông dồi dào về nguồn nước, phong phú về cảnh đẹp, lưu vực của nó là vùng kinh tế nông lâm nghiệp phát triển, có nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có nhiều loại cây công nghiệp ngắn. 1.Vị trí địa lí, đặc điểm địa hình Sông La Ngà là phụ lưu lớn nhất bên tả ngạn sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh (Bảo Lộc Lâm Đồng), nơi hợp lưu của ba con suối nhỏ có tên Rơ Nha, Đac Toren và Đac No ở độ cao trung bình hơn 1.000m, nơi cao nhất tới 1.460m. Lưu vực của sông gồm phần lớn diện tích huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tánh Linh (Bình Thuận), Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai). Chiều dài của sông từ thượng nguồn về đến nơi hợp lưu với sông Đồng Nai khoảng 210km, cách Trị An khoảng 38km về phía thượng lưu, lưu vực rộng 4.100km2. Do địa hình chi phối cao, hướng chảy của sông La Ngà rất phức tạp. Khoảng 100km kể từ nguồn, lưu vực có dạng lá cây, dòng chính chảy theo hướng gần như từ bắc xuống nam, kế tới Tà Pao dài 30km chảy theo hướng tây nam, 25km tiếp chảy theo hướng tây bắc, (đoạn từ ranh giới giữa Đồng Nai và Bình Thuận), về tới suối Gia Huynh dài khoảng 30km sông chảy theo hướng từ bắc xuống nam. Từ đây về tới chỗ nhập lưu với sông Đồng Nai còn khoảng 20km, hướng chảy là tây bắc có đoạn gần như từ nam đến bắc. Đặc biệt, đoạn từ ranh giới giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận về tới Đồng Hiệp, sông chảy uốn khúc quanh co.
Trang 1Danh sách nhóm 2
Nguyễn Mạnh Linh (Trưởng nhóm)
Đặng Xuân Cường
Lam Quang Duy
Nguyễn Thị Minh Phượng
Đỗ Thị Kiều Trang
Trang 2Phân tích số liệu mặt cắt của lưu vực.
Đọc mặt cắt ra từ Auto Card, tính toán số liệu đầu cọc, khoảng cách mặt cắt
• Ngày 13/3/2015
Nghiên cứu tổng quan lưu vực viết báo cáo tổng quan lưu vực
Đọc mặt cắt ra từ auto card, tính toán số liệu đầu cọc, khoảng cách mặt cắt
• Ngày 13/3/2015
Nghiên cứu tổng quan lưu vực, viết báo cáo tổng quan lưu vực
Nhập số liệu mưa, bốc hơi, Q thực đo, chạy mô hình Mike Nam
Trang 3Kiểm tra mô hình
Hoàn thiện báo cáo
Trang 4THIẾT LẬP MÔ HÌNH THỦY VĂN - THỦY LỰC
CHO HỆ THỐNG SÔNG LA NGÀ (MỘT NHÁNH CỦA SÔNG ĐỒNG NAI)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I.Giới thiệu chung về lưu vực nghiên cứu
Sông La Ngà có diện tích toàn lưu vực là 3990 km2 , có chiều dài gần 299
km chảy qua địa bàn ba tỉnh là Lâm Đồng, Bình Thuận và Đồng Nai, sự hợp thành của nhiều sông suối ở tả ngạn sông Đồng Nai đã tạo cho sông La Ngà một dòng chảy quanh co uốn khúc với lưu lượng lớn nước khá lớn, trở thành phụ lưu cấp một cho hệ thống sông Đồng Nai Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh ( Bảo Lộc – Lâm Đồng), Sông La Ngà là một trong những phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai Đây là con sông dồi dào về nguồn nước, phong phú
về cảnh đẹp, lưu vực của nó là vùng kinh tế nông lâm nghiệp phát triển, có nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có nhiều loại cây công nghiệp ngắn
Trang 51.Vị trí địa lí, đặc điểm địa hình
Sông La Ngà là phụ lưu lớn nhất bên tả ngạn sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh (Bảo Lộc - Lâm Đồng), nơi hợp lưu của ba con suối nhỏ có tên Rơ Nha, Đac Toren và Đac No ở độ cao trung bình hơn 1.000m, nơi cao nhất tới 1.460m Lưu vực của sông gồm phần lớn diện tích huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tánh Linh (Bình Thuận), Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai)
Chiều dài của sông từ thượng nguồn về đến nơi hợp lưu với sông Đồng Nai khoảng 210km, cách Trị An khoảng 38km về phía thượng lưu, lưu vực rộng 4.100km2 Do địa hình chi phối cao, hướng chảy của sông La Ngà rất phức tạp Khoảng 100km kể từ nguồn, lưu vực có dạng lá cây, dòng chính chảy theo hướng gần như từ bắc xuống nam, kế tới Tà Pao dài 30km chảy theo hướng tây nam, 25km tiếp chảy theo hướng tây bắc, (đoạn từ ranh giới giữa Đồng Nai và Bình Thuận), về tới suối Gia Huynh dài khoảng 30km sông chảy theo hướng từ bắc xuống nam Từ đây về tới chỗ nhập lưu với sông Đồng Nai còn khoảng 20km, hướng chảy là tây bắc có đoạn gần như từ nam đến bắc Đặc biệt, đoạn từ ranh giới giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận về tới Đồng Hiệp, sông chảy uốn khúc quanh co
2 Đặc điểm thổ nhưỡng , thực vật
Thung lũng xâm thực, có các miệng núi lửa
Các đá lộ ra chủ yếu là các thành tạo trầm tích tuổi jura trung
Nến La Ngà nguyên thủy trầm tích có dạng phiến màu xanh Thành phần mặt cắt
ở phía dưới chủ yếu là các đá hệ tầng La Ngà lộ ở Lv Sông Đồng Nai, Sông La Ngà
Mặt cắt được nghiên cứu theo sông La Ngà gồm 3 tập từ dưới lên như sau:
+ Tập 1: Sét kết đen phân lớp mỏng, mắt lớp láng bóng có nhiều tinh thể pyrit, thể hiện môi trường khử của bề trầm tích Xen trong đá phiến sét có những lớp bột kết màu xám đen phân lớp mỏng dạng sọc dài
+ Tập 2: Cát kết ít khoáng hạt nhỏ đến vừa màu xám, xám vàng, phân lớp dày đến dạng khối, xen kẽ các lớp bồ kết xám xẫm, xám đen
Trang 6+ Tập 3: Cát bột kết và bột kết màu xám, dạng dài chứa nhiều vảy mica trắng xen kẽ dạng nhịp với cát kết hạt vừa đến mịn, màu xám nhạt, mặt lớp cũng có những vảy mica, chứa nhiều vụn thực vật và đá phiến sét phân lớp mỏng màu sẫm xám đen, xám sẫm Đôi chỗ trên bề mặt lớp cát kết có dấu vết khô nước nguyên sinh Chiều dày trung bình hệ tầng: 600 – 800m, có nơi dày tới 1.150- 1.300m.
Trên lớp phủ badan thấy nhô lên các đỉnh núi lửa và trên địa hình badan này thông thường thì trồng cao su Còn trên miệng núi lử trồng chuối, thuốc lá Thảm cây trồng nông nghiệp: bao gồm cây lúa tập trung chủ yếu ở thung lũng sông La Ngà, cây ăn quả phân bố chủ yếu ở 3 khu vực bậc thềm sông và xen lẫn trong các khu dân cư, ngoài ra còn phát triển một số cây công nghiệp như điều, cao su
Các thảm thực vật có sự phân hóa rõ ràng, phong phú với nhiều loại cây lớn ở ven bờ sông, còn trên đồi cao chủ yếu là bái cỏ, cây bụi, ngoài ra còn phát triển trồng rừng
Từ nguồn về tới Tà Pao, sông chảy trong lũng sông hẹp, hai bờ dốc cao, có rừng rậm; từ Tà Pao về tới Đông Hiệp, lũng sông mở rộng thành đồng ruộng phì nhiêu rộng chừng 100.000ha, đây là vựa lúa lớn của huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận), trên địa phận tỉnh Đồng Nai có khoảng 4000ha, kéo dài từ Thọ Lâm (Tân Phú) về Đồng Hiệp (Định Quán) Nhìn chung khu vực này chưa được khai thác triệt để, do chưa có các công trình ngăn lũ, thường bị ngập lụt trong mùa mưa, phần lớn diện tích quanh năm ngập nước, trở thành đầm lầy
3.Đặc điểm khí tượng- thủy văn lưu vực sông La Ngà, Bình Thuận
a.Đặc điểm chung
Sông La Ngà là tên một con sông ở miền Đông Nam Bộ, Việt Nam, là phụ lưu cấp I của sông Đồng Nai Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh ven khu vực thuộc thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai với chiều dài trên 299 km và lưu vực 3990 km² rồi
đổ vào hồ Trị An Hình 1: Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai Ở thượng nguồn sông
Trang 7La Ngà là hợp lưu của hệ thống nhiều sông suối nhỏ, nhưng về tổng thể có thể coi là ba sông nhánh bắt nguồn từ phía tây, đông bắc và đông thị xã Bảo Lộc Chúng hợp lưu ở phía nam thị xã Bảo Lộc, theo đường chim bay khoảng 7 km
Từ đây sông La Ngà chảy ngoằn ngèo theo hướng bắc tây bắc- đông đông nam trên chiều dài khoảng 30 km tới hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện Hàm Thuận công suất 300 MW của cụm nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi nằm trên địa phận hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận Từ hồ chứa nước này sông La Ngà tách làm hai nhánh, một nhánh chảy theo hướng đông bắc-tây nam để dẫn nước tới hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện Đa Mi công suất 175 MW (ở phía tây tây nam hồ chứa nước của nhà máy thủy điện Hàm Thuận) Nhánh phía đông chảy vòng thúng rồi hợp lưu với nhánh thoát nước của nhà máy thủy điện Đa Mi trong địa phận huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận Sau đó sông La Ngà đổi hướng thành đông nam - tây bắc tới ranh giới với tỉnh Đồng Nai Từ đây nó đổi hướng thành đông bắc - tây nam, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận rồi sau đó chảy theo hướng đông nam-tây bắc trong địa phận tỉnh Đồng Nai tới hồ Trị An Sông La Ngà là một trong những phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai Đây là con sông dồi dào về nguồn nước, phong phú
về cảnh đẹp, lưu vực của nó là vùng kinh tế nông lâm nghiệp phát triển, có nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, thuốc lá… và các loại cây lương thực như: bắp, đậu các loại…vv.6 Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa vùng đất dọc theo sông La Ngà từ Đồng Nai đến Lâm Đồng ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng
có lượng mưa khá lớn, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 hàng năm nên thường xảy ra ngập úng, lũ lụt Đến mùa mưa lượng nước sông La Ngà ở đây tăng lên khá nhanh, cả khu vực dọc theo thung lũng sông La Ngà tràn ngập nước Ở Bình Thuận sông La Ngà đi qua huyện Đức Linh với diện tích đất tự nhiên 535 km2 , huyện Tánh Linh với diện tích đất tự nhiên 954km2 và một phần huyện Hàm Thuận Bắc (lưu vực suối Đan Sách của sông La Ngà với diện tích đất tự nhiên khoảng 150km2 ) Như vậy tổng diện tích đất tự nhiên của lưu vực sông La Ngà tại Bình Thuận là 1.639 km2
Trang 8Bảng1: Các đơn vị hành chính trên lưu vực sông La Ngà, tỉnh Bình
Thuận
+ Huyện Đức Linh:
Đức Linh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Bình Thuận, trung tâm huyện cách thành phố Phan Thiết 140 km về phía Đông Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km về phía Nam Huyện có đường ranh tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm 02 thị trấn và 11
xã Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ: 107o 23'35,166'' đến 107o 39'38,917'' Kinh độ Đông; và từ 11o 00'26,672'' đến 11o 23'01,391'' Vĩ độ Bắc; - Phía Bắc giáp huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng, - Phía Nam giáp huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, - Phía Đông giáp huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận, - Phía Tây giáp huyện Định Quán và huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai Nằm ở vị trí chuyển tiếp của các vùng Nam Trung bộ, Tây nguyên và Đông Nam bộ, Đức Linh có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa với vùng Tây nguyên, Đông Nam bộ
và Nam Trung bộ - qua quốc lộ 1A, qua Đồng Nai đi thành phố Hồ Chi Minh và
Trang 9với Tây Nguyên, là cửa ngõ giao thông đường bộ khu vực phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận Ngoài khả năng giao lưu thuận lợi với các huyện lân cận, Tánh Linh còn có khả năng quan hệ rộng rãi với các trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên Với vị trí địa lý như vậy đã tạo cho Tánh Linh có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.
+ Huyện Hàm Thuận Bắc:
Hàm Thuận Bắc là huyện miền núi nằm giáp ranh với thành phố Phan Thiết (trung tâm tỉnh Bình Thuận), mang tính chất bán sơn địa tiếp giáp với vùng ven biển Phan Thiết và cao nguyên Di Linh Toàn huyện có 17 xã, thị trấn, trong đó bao gồm: 4 xã vùng cao (Đông Tiến, Đông Giang, La Dạ, Đa Mi), 8 xã miền núi (Thuận Minh, Hàm Chính, Hàm Liêm, Hàm Phú, Hàm Trí, Thuận Hòa, Hồng Sơn, Hồng Liêm), 5 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bằng (Hàm Đức, Hàm Thắng, Hàm Hiệp, thị trấn Ma Lâm và thị trấn Phú Long) Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 có tổng diện tích là 128.693,60 ha và chiếm 16,80% diện tích toàn tỉnh Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 11o 12’40’’ – 11o 39’32’’ Vĩ độ Bắc và 107o 50’00’’ – 108o 10’58’’ Kinh
độ Đông - Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng - Phía Nam giáp Thành phố Phan Thiết - Phía Đông giáp Huyện Bắc Bình - Phía Tây giáp Huyện Hàm Thuận Nam và huyện Tánh Linh Hàm Thuận Bắc có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm gần trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính của tỉnh Bình Thuận (Thành phố Phan Thiết), có khu công nghiệp Phan Thiết, gần trung tâm kinh tế lớn vào bậc nhất của đất nước (thành phố Hồ Chí Minh), nằm trên đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của cả nước và của tỉnh với quốc lộ 1A chạy qua (đoạn qua huyện dài 32 km), nối với vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và các tỉnh Duyên hải miền Trung Trung tâm huyện (đặt tại thị trấn Ma Lâm) nằm trên Quốc lộ 28 (đoạn chạy qua huyện dài 39 km) nối với các tỉnh Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Lắk), cách thành phố Phan Thiết 17 km về phía Nam, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua (đoạn chạy qua huyện dài 35 km) Vị trí này đã tạo cho huyện có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các huyện, thành phố
Trang 10trong tỉnh và các vùng kinh tế Tây Nguyên, Duyên Hải nam Trung bộ và nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và với vị trí này huyện Hàm Thuận Bắc cũng
dễ dàng nâng cao khả năng thu hút đầu tư trong nước cũng 8 như ngoài nước, tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như vấn đề đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực của địa phương để phát triển kinh tế Tuy nhiên, là một huyện miền núi điều kiện cơ sở hạ tầng chưa được hoàn chỉnh nên sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu tư cho sản xuất cao, khả năng cạnh tranh của của nông sản thực phẩm và các loại hàng hóa khác thấp
b.Đặc điểm khí tượng- thủy văn
Vùng lưu vực sông La Ngà gồm toàn bộ phần lưu vực sông nằm trong ranh giới tỉnh gần như trọn vẹn 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh Đây là vùng ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, có nền nhiệt độ thấp hơn, lượng mưa cao, đất đai khá tốt, thực vật tự nhiên với thảm rừng xanh lá nhiệt đới lạnh ẩm và các hệ thống cây trồng nông nghiệp phát triển phong phú Huyện Hàm Thuận Bắc thuộc lưu vực sông La Ngà về đặc điểm khí hậu có đôi chút khác biệt so với 2 huyện còn lại của lưu vực sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc ( Lâm Đồng ) ở độ cao 1500 m, phần thượng lưu và trung lưu của sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam sau đó đổi hướng gần như Đông Tây Từ sau
Tà Pao sông chảy qua đồng bằng hạ La Ngà ở độ cao 120 m và đổ vào sông Đồng Nai tại vị trí cách tuyến đập hồ Trị An 35 km về phái thượng lưu Chiều dài sông là 272 km, diện tích lưu vực 4710 km2, đoạn sông La Ngà chảy qua tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc khuỷu, nhiều thác ghềnh Sông có các nhánh sông suối phụ như Đa Mi, Đan Sách, Lăng Quăng, Gia Huynh, Lập Đài… Dòng chảy trên sông La Ngà hình thành 2 mùa lũ và kiệt rõ rệt Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6,7 đến tháng 11 và mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau Lưu lượng mừa kiệt giảm dần từ đầu mùa đến giữa mùa Mùa lũ trên sông thường xuất hiện vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 11 với điểm kết thúc tương đối ổn định hơn điểm bắt đầu Các tháng 8,9,10 là 3 tháng có lưu lượng trên sông lớn hơn hẳn và thường có đỉnh lũ cao nhất trong năm Đối với sông La Ngà, thường thì lưu
Trang 11lượng bình quân tháng lớn nhất mùa lũ lớn gấp 10 -15 lần lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất mùa kiệt Lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất hàng năm chênh nhau
150 -200 lần Tuy nhiên, dòng chảy sông La Ngà tương đối ổn định
Trang 12Bảng2 : Các chi lưu chính và diện tích lưu vực của nó trên LV sông
Trang 13+ Huyện Đức Linh:
Đức Linh là vùng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình,
có hai muà tương đối rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, không có mùa đông rõ rệt như các vùng phía Bắc.10 - Nhiệt độ bình quân cả năm là 28,42o C (tháng 4) thấp nhất 24,65o C (tháng 12 tháng 1) - Lượng mưa bình quân dao động khoảng từ 1800mm đến 2800mm tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 90% lượng mưa trong năm, những tháng còn lại mưa rất ít (tháng 11 đến tháng 2 hầu như không có mưa) - Số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 7,2 giờ, tổng số giờ
Trang 14nắng trung bình trong năm là 2643,91 giờ, tháng có nắng nhiều nhất là tháng 3 (293,56 giờ), ít nhất là tháng 8 (140,43 giờ) - Gió: Hàng năm có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ gió lớn nhất từ 18 – 27 m/s mang theo nhiều hơi nước gây mưa rào - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình trong năm
là 81,83%, thấp nhất là tháng 2 (71%), cao nhất là tháng 8 – tháng 9 (91%) - Lượng nước bốc hơi trung bình cả năm là 1255 mm, cao nhất là tháng 3 (130 mm), thấp nhất tháng 8 (88 mm) Đức Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình phân ra hai mùa khô và mưa rõ rệt, Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, hàng năm không
có mùa đông khắc nghiệt Nhiệt độ bình quân cả năm là 26,080C nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,65oC (tháng 1), cao nhất là 28,42 0C Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất từ 3 0C - 4 0C Lượng mưa trung bình hàng năm giao động khoảng từ 1800 mm đến 2800 mm nhưng phân
bố không đều trong năm Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng l0 chiếm tới 90% tổng lượng mưa trong năm, những tháng còn lại mưa rất ít và có tới 2 -
3 tháng là không có mưa (tháng 1,2) Số giờ nắng trung bình trong năm của huyện là 2643,91 giờ, trung bình mỗi ngày có 7,2 giờ nắng Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 3 (293,56 giờ) và tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng
8 (140,43 giờ) Hàng năm có 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11 vận tốc gió lớn nhất từ 18 – 27m/s, gió mang theo hơi nước thường gây mưa rào Độ
ẩm không khi trung bình trong năm của huyện là 81,83% thấp nhất là tháng 2 (71%) và cao nhất là tháng 8,9 (91%) Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình
cả năm là 1255 mm, cao nhất là tháng 3 (130 mm) và thấp nhất là tháng 8 (88 mm).11 Vào các tháng mùa mưa thường có giông kèm theo sấm sét; bão ít xuất hiện; mùa mưa thường có mưa lớn kéo dài gây ngập úng cho vùng đồng bằng trung tâm huyện làm thiệt hại cho sản xuất và đời sống Các tháng mùa khô ít có sương muối, sương mù nhưng không có mưa, bị khô hạn nghiêm trọng cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp