1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó

162 708 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu về triết học Phật giáo qua các phạm trù cơ bản của Tứ Diệu Đế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ đến nhậ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, tài liệu trong luận án trung thực, đảm bảm tính khách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả

Phan Thị Hội

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài: "Triết học Phật

giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó", tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối

với PGS.TS Hoàng Thị Thơ, PGS.TS Đặng Thị Lan - người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Triết học, cảm ơn tập thể các nhà khoa học tại Khoa Triết học đã đóng góp những ý kiến quý báu đểtôi hoàn thiện luận án này, cảm ơn Phòng Khoa học và Sau đại học của

Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã giúp đỡ về

thủ tục hành chính trong quá trình tôi học, viết và bảo vệ luận án

Và đặc biệt tôi không thể nào quên được sự quan tâm chân thành và tận tụy của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - trưởng khoa triết học đã động viên khích lệ tôi rất nhiều vào những khi phải "vắt" tinh thần ra trí tuệ, những lúc ngửa mặt lên trời cho nước mắt chảy vào trong để vượt qua khó khăn

Con tri ân công đức của Sư Phụ trụ trì chùa Bà Nành, Sư Phụ trụ trì chùa Bồ Đề đã luôn dõi theo để động viên con cả tài lực, vật lực để con toàn tâm toàn ý nghiên cứu và hoàn thành luận án

Tôi xin cảm ơn quý vị Phật tử đã giúp tôi rất nhiều về tài lực, giúp tôi những lúc thức trắng đêm để hoàn thành luận án, giúp tôi in ấn luận án này, cầu Phật gia hộ cho quý vị cùng gia đình được vô lượng bình an, vô lượng cát lượng, hạnh phúc an lạc

Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi

Hà Nội, những ngày cuối đông, tháng năm 2015

Trang 5

C LỤC

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1 Kinh điển (kinh và luận) gốc của Phật giáo có liên quan đến nội dung Tứ Diệu Đế 8

1.2 Các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo nói chung 9

1.3 Các công trình nghiên cứu đánh giá về Tứ Diệu Đế và ảnh hưởng của nó đến con người Việt Nam 13

1.4 Khái niệm, thuật ngữ công cụ dùng trong luận án 21

1.5 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 27

Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA PHẬT GIÁO VÀ VAI TRÕ CỦA TỨ DIỆU ĐẾ TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 29

2.1 Cơ sở hình thành của Phật giáo 29

2.1.1 Tình hình xã hội Ấn Độ cổ dưới sự thống trị của Bà La Môn giáo 29

2.1.2 Các hệ thống tư tưởng và tôn giáo Ấn Độ tiền Phật giáo 35

2.2 Vai trò của Tứ Diệu Đế trong Triết học Phật giáo 46

2.2.1 Tứ Diệu Đế trong hệ thống giáo lý cơ bản của Phật giáo 46

2.2.2 Lịch sử, nguyên nhân, nội dung, cấu trúc Tứ Diệu Đế trong hệ thống giáo lý Phật giáo 50

Chương 3 CÁC PHẠM TRÙ CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO QUA TỨ DIỆU ĐẾ 63

3.1 Phạm trù "Khổ" và tiếp cận "Vô thường", "Vô ngã", "Vô minh" trong Khổ Đế .63

3.1.1 Bản chất của Khổ theo tiếp cận "Vô thường", "Vô Ngã", "Vô minh "  63

3.1.2 Các dạng thức của "Khổ" 69

3.2 Phạm trù "Duyên khởi" trong Tập Đế 73

3.2.1 "Duyên khởi", nguồn gốc của Khổ và mười phiền não căn bản 74

3.2.2 "Thập nhị nhân duyên" 78

3.3 Phạm trù "Diệt", "Niết Bàn" và "Giải thoát" trong Diệt Đế 83

3.3.1 Mối quan hệ giữa"Diệt" -"Niết Bàn"- "Giải thoát" 83

3.3.2 "Diệt" với các cảnh giới Niết bàn 87

3.4 Phạm trù "Đạo" "Giới", "Định", "Tuệ" trong Đạo Đế 90

3.4.1 Bát chính đạo hay sự kết hợp Giới, Định, Tuệ 91

3.4.2 Con đường Giải thoát với các phẩm trợ đạo 98

Chương 4 Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC QUA TỨ DIỆU ĐẾ ĐỐI VỚI LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 103

4.1 Tứ Diệu Đế đối với lịch sử Phật giáo nói chung 103

Trang 6

1

Trang 7

4.1.2 Tứ Diệu Đế trong so sánh triết học - tôn giáo Đông -Tây 108

4.2 Tứ Diệu Đế đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam và quan niệm nhân sinh của người Việt Nam 118

4.2.1 Tứ Diệu Đế đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam 118

4.2.2 Tứ Diệu Đế đối với quan niệm nhân sinh của người Việt Nam 123

KẾT LUẬN 137

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 140

TÀI LIỆU THAM KHẢO 140

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề con người luôn là một trong những chủ đề xuyên suốt các trào lưu tư tưởng trong lịch sử nhân loại Nhu cầu lý giải ý nghĩa sự tồn tại của con người, hay bản chất thực sự của đời sống đã thúc đẩy nhiều nhà triết học, nhà tôn giáo sáng lập nên các dòng tư tưởng, tôn giáo Cũng chính từ chính những truy vấn căn bản ấy mà thái tử Tất Đạt Đa đã đi đến chứng nghiệm và thành tựu trên con đường giác ngộ chân lý sự sống và đặt tên là Tứ Diệu Đế (Bốn chân lý cao diệu)

Trong Phật giáo, Tứ Diệu Đế đóng vai trò cơ sở, nền tảng cho toàn bộ

hệ thống giáo lý từ nguyên thủy cho đến các nhánh phái hiêṇ đaị nhất của nó

Hầu như không có nghiên cứu nào về Ph ật giáo từ góc đô ̣ tôn giáo hoc̣ hay

Phâṭ hoc̣ hoăc̣ khoa h ọc xã hội về tôn giáo có thể bỏ qua T ứ Diệu Đế Thâm chí các nghiên c ứu về tư tư ởng triết học-tôn giáo Ấn Độ cổ cũng từ nghiên cứu Tứ Diệu Đế có thể thấy đư ợc sự tiếp nối , kế thừa và phát tri ển liên tuc̣

của tư tưởng Ấn Độ như môṭ chinh thể thống nhất với nh ững vấn đề có tính truyền thống Ngày nay, khi so sanh tư duy và văn hóa Đông -Tây, nếu khai

thác các thành tựu của Ấn Độ sẽ thấy Phật giáo là môṭ ứng viên điển hinh đaị diêṇcho phương Đông trên nhiều phương di ện mà T ứ Diệu Đế chính là một

trong những điểm sang đầy sức thuyết phuc̣ đối với cac hoc̣ giả phương Tây

Từ góc độ triết học và tôn giáo học, Tứ Diệu Đế đã chỉ ra bản chất, nguồn gốc, đầu mối và khả năng chuyển biến từ Khổ Đến Giải thoát qua quan hệ nhân quả của thế gian (Khổ - Tập) và của xuất thế gian (Diệt - Đạo) như là hai mặt tất yếu của một thực tại đầy mâu thuẫn diễn ra trong quá trình liên tục vận động, phát triển và chuyển hóa của tự thân mỗi người Từ thế kỷ thứ 6 TCN,

Tứ Diệu Đế của đức Phật đã đề cập trực tiếp đến thực trạng hiện hữu bất như

ý của con người và nguyên nhân sâu xa của nó trong quá trình nhận thức về thế giới và con người, đồng thời nêu bật khả năng và phương pháp mà

Trang 9

con người tự thân giải quyết mọi vấn đề thách thức của thực tiễn (khổ nghiệp)

mà cá nhân mỗi người đều phải đối diện Như vậy, theo Tứ Diệu Đế thì con người có thể tạo ra thiên đường hoặc địa ngục cho chính mình Con đường giải thoát vô thần và bình đẳng là con đường tự giác, tự thân tùy thuộc vào trình độ nhận thức và hoạt động thực tiễn của mỗi người; do đó nó cũng là của

xã hội loài người Đây thực sự là cuộc cách mạng tư tưởng chống lại truyền thống thần quyền của Bà La Môn giáo ở Ấn Độ lúc đó

Nếu như có thể so sánh, với học thuyết Kinh tế chính trị học của Mác thìkhông thể không đề cập đến "giá trị thặng dư", hay nói đến Chủ nghĩa duy vật lịch sử thì không thể bỏ qua luận điểm quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì, tương tự như vậy, khi tìm hiểu Phật giáo nói chung hay tư tưởng triết học Phật giáo nói riêng thì

không thể bỏ qua Tứ Diệu Đế Trong kinh Tượng Tích (dấu chân voi) thuộc Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya) đức Phật cũng từng nhấn mạnh:"  tất cả những điều ta dạy cho các ông đều nằm trong lý Tứ Đế mà ta đã giảng." [45,

tr 409 - 410] Khi tìm hiểu về tư tưởng triết học Phật giáo thì Tứ Diệu Đế là phần cốt lõi chứa đựng toàn bộ nội dung tư tưởng triết học, đạo đức, tôn giáo của Đức Phật mà nhà nghiên cứu cũng như tín đồ không thể bỏ qua

Kể từ khi du nhập vào Việt Nam cho đến nay, Phật giáo luôn đồng hành cùng lịch sử dân tộc, góp phần đưa đất nước phát triển trên các lĩnh vực chính trị,giáo dục, văn hóa, xã hội Đặc biệt, trong bối cảnh đạo đức xã hội bị suy thoái như hiện nay, thì vai trò giáo dục của Phật giáo càng cần phải được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết Có thể thấy sự tha hóa về đạo đức, đề cao lối sống hưởng thụ vật chất, chạy theo danh vọng của một bộ phận trong xã hội, sự thờ ơ trước nỗi đau của người khác, tham nhũng lãng phí là các hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay

Tiếp tục phát huy thần nhập thế tích cực từng thành công trong lịch sử

Trang 10

Việt Nam, phương châm Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, các tăng ni,

Phật tử đã tích cực tham gia giải quyết nhiều vấn nạn xã hội Các hoạt động thiết thực như xây dựng các khóa tu mùa hè cho tầng lớp thanh niên, tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội, phát hành băng đĩa giảng pháp phần nào định hướng và điều chỉnh các hành vi của cộng đồng xã hội Chính vì thế, để nâng cao vai trò của Phật giáo đối với việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì việc nghiên cứu Tứ Diệu Đế - cốt lõi của Phật giáo là một nhiệm vụ hết sức cần thiết Việc nghiên cứu về triết học Phật giáo qua các phạm trù cơ bản của Tứ Diệu Đế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi, lối sống của người dân Việt Nam, làm sai lệch các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc

Là một tu sĩ Phật giáo, khi lựa chọn vấn đề "Triết học Phật giáo qua

Tứ Diệu đế và ý nghĩa của nó" làm đề tài luận án tiến sĩ triết học, tác giả

mong muốn đóng góp một phần trí tuệ nhỏ bé của mình trong việc làm nổi bật giátrị tư tưởng triết học Phật học của Phật giáo qua phần cốt lõi nhất của giáo lý Phật giáo và đồng thời muốn khẳng định mục đích tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Phật giáo Việt Nam bối cảnh hiện đại hôm nay

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích

Mục đích của luận án là làm rõ tư tưởng triết học của Phật giáo qua tiếp câṇ nghiên cứu về T ứ Diệu Đế, từ đó làm rõ các ý nghia của nó đối với sự

phát triển tư tưởng của Ph ật giáo nói chung , lịch sử Phật giáo Việt Nam nói

riêng và con người Việt Nam hiện nay

2.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ

Trang 11

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp luận

Luận án dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu môṭ hoc̣ thuyết cơ ban của Phật giáo từ góc độ triết học - tôn giáo, đồng thời vận dụng quan điểm của Đảng, nhà nước Việt Nam và tư tư ởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, giá trị của tôn giáo trong xây dựng ban sắc văn hóa Việt Nam

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội của chuyên ngành triết học như: lôgich - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch Luận án đồng thời vận dụng kết hơp phương pháp liên nganh Tri ết học với Tôn giáo học, Giáo dục học, Đạo đức học, Văn hóa học, Sử học

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là Tư tưởng triết học Phật giáo qua phântích nội dungcấu trúc Tứ Diệu Đế với các phạm trù căn bản của Phật giáo ,

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 12

Luận án chủ yếu tham khảo các văn bản kinh điển Bắc tông (Hán tạng)

đã được dịch sang tiếng Việt và được chú giải về T ứ Diệu Đế, cũng như các thành tựu nghiên cứu đi trước có liên quan đến Tứ Diệu Đế

5 Đóng góp mới của luận án

- Luận án góp phần khái quát và làm rõ nội dung tư tưởng đặc trưng của triết học Phật giáo qua Tứ Diệu Đế từ hướng tiếp cận Triết học - tôn giáo

- Luận án góp phần đánh giá tư tưởng triết học Phật giáo qua Tứ Diệu

Đế đối với lịch sử phát triển tư tưởng và tông phái Phật giáo nói chung, lịch

sử Phật giáo Việt Nam nói riêng, và ý nghĩa của nó đối với con người Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luâṇ an góp ph ần hệ thống hóa, làm rõ tiền đề tư tưởng của Tứ Diệu

Đế, phân tich, tiếp cận từ góc độ triết học các phạm trù căn bản có tính đặc trù qua Tứ Diệu Đế; Phân tích làm rõ ý nghĩa triết học - tôn giáo của Tứ Diệu Đế đối với lịch sử phát triển Phật giáo nói chung (qua các tông phái, bộ phái) và giá trị của nó đối với Phật giáo Việt Nam và con người Việt Nam hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Các công trình đã công bố, Phụ lục, Nội dung chính của luận án gồm 4 chương 13 tiết

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Kinh điển (kinh và luận) gốc của Phật giáo có liên quan đến nội dung Tứ Diệu Đế

Để nghiên cứu "Triết học Phật giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó", luận án đã khai thác sử dụng một số kinh và luận trong Đại tạng kinh đã dịch

sang tiếng Việt, chủ yếu là thuộc hệ thống kinh điển Bắc tông Trong các kinh điển này, nội dung liên quan đến Tứ Diệu Đế được đề cập ở nhiều góc cạnh khác nhau:

- "Kinh Dụ dấu chân voi", "Chính tri kiến", "Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh",

"Kinh Tất cả lậu hoặc", "Kinh đoạn tận ái" trong Trung Bộ Kinh (1992), quyển 1, do

Thích Minh Châu dịch và chú giải, Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn

- "Kinh Madhara", "Kinh phân biệt giới Phatuvibhanga", "Kinh kanna

kathala", " kinh Assalayana", "Kinh Vacchagatta" trong Trung Bộ kinh (1992)

quyển 2, do Thích Minh Châu dịch

- "Đế phân biệt tâm kinh", "Đại kinh Bốn mươi (Mahacattarisaka

sutta)" trong Trung Bộ Kinh (1992), quyển 3, do Thích Minh Châu dịch và

chú giải, Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn; Kinh "Đại bát Niết Bàn", Kinh "Đại

duyên" trong Kinh Trường Bộ, quyển 3 (1992) do Thích Minh Châu dịch và

chú giải, Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn

- "Kinh Phân biệt thánh đế", "Kinh Bàlaba thường" trong kinh Trung A Hàm - Tiểu tạng Thanh Văn (2010) do Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ hiệu đính

và chú thích, NXB Phương Đông, TP Hồ Chí Minh; Kinh "Chuyển pháp

luân" trong Tạp A Hàm (2010), quyển 1, do Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ hiệu

đính

và chú thích, NXB Phương Đông, Hồ Chí Minh

Những kinh điển tiêu biểu này cho thấy vị trí đặc biệt của Tứ Diệu đế

Trang 14

trong kinh điển Phật giáo và tầm quan trọng của Tứ Diệu Đế đối với toàn bộ

Phật giáo Kinh Chuyển Pháp luân là kinh đầu tiên Đức Phật giảng sau khi

giác ngộ, chứng quả Vô thượng Bồ Đề Trong kinh này, Đức Phật đã tập trung vào nội dung tư tưởng cốt lõi nhất của Phật giáo, đó là Tứ Diệu Đế Đức Phật đãxác định rõ ngay từ đầu tầm quan trọng của giáo lý Tứ đế Ngài từng dạy rằng hiểu biết về Tứ diệu đế đồng nghĩa với đạt được mục tiêu của sự tu tập Phật Giáo Ngài nhấn mạnh về sự thất bại vì không hiểu bốn chân lý cao quý là nguyên nhân khiến chúng ta phải trôi lăn mãi trong giòng sinh tử luân hồi Bốn Thánh Đế đó là Khổ, Tập, Diệt, Đạo, và Đức Phật đã nhiều lần xác quyết Ngài chỉ dạy một điều duy nhất là Khổ và sự diệt Khổ

Đặc biệt qua bộ kinh Tạp A Hàm, "Thập nhị Nhân Duyên" được thuyết

giảng như một nội dung của Tứ Diệu Đế từ lập trường Duy thức Theo bộ kinh này, mười hai Nhân Duyên được trình bày theo phương cách nhận thức mới và diễn dịch lại không theo thứ tự của tiến trình sinh khởi vạn pháp, nghĩa là không có điểm khởi đầu từ vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc v.v cho đến duyên lão tử Ở đây đức Phật tập trung giải thích góc cạnh khổ của chúng sinh hữu tình bị chi phối bởi mười hai Nhân Duyên Theo lối trình bày này, Vô Minh trong mười hai Nhân Duyên được nhìn như "Si Mê" và giá trị tác dụng của nó chỉ riêng cho cá thể của một chúng

sinh hữu tình Lối giải thích này về mười hai Nhân Duyên của kinh Tạp A Hàm

có lẽ được ghi lại trong đợt kiết tập lần thứ ba Đây cũng là cách nhìn mới về mười hai Nhân Duyên (thuộc Tập Đế) của các học giả sau này

1.2 Các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo nói chung

Có thể kể một số công trình có giá trị khoa học sau: Lịch sử văn minh

Ấn Độ của W.Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch, Trung tâm Thông tin Đại học sư phạm, TP Hồ Chí Minh, năm 1989), Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (Nxb Văn học, Hà Nội, năm 1992), Đại cương triết học phương Đông

Trang 15

của Minh Chi, Hà Thúc Minh (Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh xuất bản,

TP HCM, năm 1993), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu của Cao Xuân Huy (Nxb Văn học, năm 1995), Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại của Doãn Chính (Nxb Thanh Niên, Hà Nội, năm 1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh (Nxb Khoa học xã hội HN, năm 1999), Lịch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2001), Đại cương triết học Phật giáo của Nguyễn Hùng Hậu (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2005), Lịch sử triết học Ấn Độ của

Thích Mãn Giác (Nxb Văn hóa, năm 2007)

Ngoài ra còn có nhiều cuốn sách và các bài nghiên cứu viết có chất lượng về bối cảnh lịch sử hình thành, phát triển của Phật giáo Ấn Độ như:

Lược sử Phật giáo Ấn Độ của tác giả Thích Thanh Kiểm (1995) Thành hội Phật giáo TP HCM ấn hành, hay Lịch sử Phật giáo Ấn Độ của Pháp sư Thánh Nghiêm (2008) Thành hội PG TP HCM ấn hành Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Thích Tâm Trí dịch, (NXB Phương Đông), hoặc Sơ lược lịch sử Phật giáo Ấn độ sau thời đức Phật của Thích Tâm Hải (http: //cusi.free.fr/lsp/lsp0060.htm) Trong các

công trình nghiên cứu trên đáng chú ý một số công trình như sau:

Cuốn Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận (1969) của Kimura Taiken đã

phân tích nguồn gốc, lịch sử Ph ật giáo Đại thừa và phân loại các quan niệm

về vấn đề giải thoát trong lịch sử Ấn Độ Trong "Tổng luận" và chương "Giải thoát luận", "Chân như quan của Phật giáo" tác giả đã khẳng định đỉnh cao của tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ chính là triết học Phật giáo

Trang 16

Năm 1971 trong cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ, W.Durant đã khái quát

về Ấn Độ trên các phương diện lịch sử, đời sống, khoa học, nghệ thuật Trong đó dành riêng một chương 2 tóm tắt tiểu sử, lời dạy của Phật Thích Ca: Con người sinh là khổ, bệnh là khổ, lão là khổ, rầu rĩ, than khóc, táng tâm trí, thấtvọng là khổ Nguyên nhân của cái khổ là nhân dục nó làm cho con người tái sinh hoài, dục vọng đó kết hợp với sự ham thích, dâm dật, lúc nào cũng muốn thoả mãn cho được, nguyên nhân là cái ham mê, ham mê là thực thể Cho nên, con người phải diệt cho hết dục vọng, nhu cầu bằng cách thoát tục Con đường giải thoát gồm Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định [28; tr 51- 53]

Công trình Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của tác giả Doãn

Chính (Nxb Thanh niên, Hà Nội, năm 1999) đã phân tích và nhận định rằng

triết học Ấn Độ là dòng triết học luôn luôn không cũ và có một số vấn đề

được thể hiện như sau:

- Vấn đề thứ nhất: Luôn tồn tại một thực tế đằng sau thế giới hiện tượng

đa dạng và phong phú được đặt tên là "chân như", " niết bàn" để rốt ráo đạt đến giải thoát

- Vấn đề thứ hai: Với sự luôn luôn không cũ của tư tưởng triết học Ấn

Độ đã nhận thức được qua trực giác, là trung gian không phải bằng giác quan thông thường hay tư duy logic giúp con người đến được với "chân như" ấy

- Vấn đề thứ ba: Sự nhận thức về "cái tôi" luôn tồn tại trong mỗi con người, có "cái tôi thật" và "cái tôi giả" Sự dung hòa giải thoát bất biến phổ đồng ở khắp nơi đó là "cái tôi thật" Như vậy sở dĩ con người bị đau khổ, bị luân hồi sinh tử trầm luân là do vô minh, tham lam, sân hận, si mê đã che lấp mất cái "bản ngã" thật của mình

Trang 17

- Vấn đề thứ tư: Với mục đích "vị nhân sinh", tư tưởng triết học Ấn Độ muốn giúp con người nhận chân ra cái " chân tính bản lai" chính là "cái tôi thật" để con người nhận thức rõ được phong cách ứng xử, đạo đức, hướng thiện, từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha để dần dần trở thành một con người hoàn thiện

Bên cạnh đó trong công trình nghiên cứu Triết học có và không của Phật giáo Ấn Độ" do Nxb Phương Đông xuất bản, tác giả Thích Hạnh Bình

lại từ góc nhìn có tính phương pháp luận đã khẳng định Phật pháp là chân lý,

là nguyên lý vận hành của vạn pháp ở thế gian, bao gồm cả tâm lý và vật lý Chân lý vô thường có tính phổ quát, vì bất cứ ở đâu và vật nào, không có một pháp nào không tuân thủ nguyên tắc sinh - trụ - dị - diệt/ thành - trụ - hoại - không Nguyên lý có tính tuyệt đối là "Duyên khởi", tức là "Cái này có cho nên cái kia có; Cái này sinh cho nên cái kia sinh" Từ nguyên lý này mà hình thành nên Thập nhị nhân duyên khái quát và giải thích quá trình hình thành và chấm dứt những phiền não đau khổ của con người Cũng từ nguyên lý Duyên khởi Phật giáo khẳng định bản chất của các pháp là vô thường, luôn thay đổi

vì chúng không có tự tính nên luôn phải nương tựa vào nhau mà tồn tại Cái

mà chúng ta nhận là "Ngã", đó cũng chỉ là giả hợp Phật giáo gọi là "Vô ngã"

(no self) vì chúng chỉ là sự kết hợp tạm thời bởi 5 yếu tố: sắc, thọ, tưởng, hành, thức Tác giả đưa ra nhận định, chúng ta nên "chính tri kiến" để quan

sát và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống Hạnh phúc hay khổ đau là do chính chúng ta quyết định

Như vậy, trong hướng nghiên cứu về tư tưởng triết học Phương Đông

và Ấn Độ, đã có một số thành tựu nghiên cứu về lịch sử tư tưởng của Phật giáo như một bộ phận trong triết học Phương Đông cũng như Ấn Độ Đặc biệt, các nghiên đó đã phần nào khái quát được tư tưởng, quan điểm Phật giáo

và ít nhiều đã đề cập đến Tứ Diệu Đế và ý nghĩa triết học của nó Song, nói chung mới dừng lại ở mức độ giới thiệu chung, nêu chưa có công trình nào

Trang 18

12

Trang 19

đi sâu phân tích về tư tưởng triết học của Tứ Diệu Đế một cách cụ thể, chi

tiết và hệ thống Tuy nhiên đây là những tài liệu quý để luận án tham khảo nhiều ý nghĩa về bối cảnh lịch sử hình thành và ra đời Tứ Diệu Đế, cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển Phật giáo

1.3 Các công trình nghiên cứu đánh giá về Tứ Diệu Đế và ảnh hưởng của

nó đến con người Việt Nam

Trước hết, liên quan đến các công trình nghiên cứu đánh giá về Tứ Diệu Đế có thể kể đến nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, trong đó trước hết

là tác phẩm Tứ Diệu Đế: nền tảng những lời Phật dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma

XIV (2012, Nxb Tôn giáo, Hà Nội) Cuốn sách gồm 5 chương, trong đó giáo

lý Tứ Diệu Đế lần lượt được trình bày trong các chương II, III, IV, X Tác giả cho rằng, dù từ trước đến nay Phật giáo được phân làm nhiều bộ phái, trường phái và hệ phái nhưng tựu chung tất cả đền có cùng một mục đích là giải thoát khỏi khổ đau luân hồi, mang lại an lạc và hạnh phúc đến cho mọi người.Chính vì thế mà Tứ Diệu Đế được xem là triết lý chung và thiết yếu của Phật giáo mà người Phật tử cần phải biết và nói cho người khác biết Mặt khác, điểmnổi bật trong công trình nghiên cứu này là tác giả đã diễn giải các phạm trù cơ bản của Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) gắn liền với sự tu tập, thực hành của các Phật tử

Tác phẩm Thiền luận của học giả Nhật Bản Daisetz Teitaro Suzuki

(1992) gồm ba tập (Thượng, Trung, Hạ) đã cung cấp cho chúng ta những kiến giải mới về Tứ Diệu Đế của Phật giáo từ tri thức luận thiền học uyên thâm Tác giả cho rằng chỉ dựa vào Bốn Diệu Đế hoặc Mười Hai Nhân Duyên thì nhất quyết không thành tựu được quả Vô Thượng Bồ Đề Đức Phật chắc hẳn phải chứng qua một cái gì khác hơn, phóng thẳng vào tận đáy nội tâm của Ngài, hơn là cái biết hời hợt bằng kinh nghiệm xuyên qua trí thức Tác giả còn dẫn ra trường hợp giác ngộ của Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên khi nghe kệ để

Trang 20

chứng minh rằng chỉ riêng tư tưởng Tứ Diệu Đế không có uy lực mạnh mẽ để

khiến người ta giác ngộ Thay vào đó, Tứ Diệu Đế chỉ phát huy hiệu dụng của mình khi tâm của người giác ngộ đã được khai mở Nói cách khác, Pháp hiện đến cho người đó như một cái gì tiềm phục, sẵn có trong chính bản thân, không phải như một cái thực bên ngoài trút vào Sự giác ngộ của Xá Lợi Phất không phải là kết quả của một cuộc phân tách tri thức, mà chính là một sự hiểu biết tự nhiên bằng trực giác dòng vận hành sinh động bên trong Như vậy theo quan niệm của Suzuki, Tứ Diệu Đế là con đường để mỗi con người cần trực nhập tức thì, không qua trung gian của bất cứ tư tưởng nào Người Phật

tử phải tìm ngay trong chính họ uy quyền duy nhất cho công cuộc hành đạo Những kiến giải này của học giả Suzuki đã góp phần cung cấp cái nhìn toàn diện, đa chiều về Tứ Diệu Đế

Trong khi các học giả Phương Đông đánh giá cao vai trò của giáo lý Phật giáo thì một số học giả phương Tây lại cho rằng Phật giáo với các tư tưởng Tứ Diệu Đế, Thập nhị nhân duyên chính là nhân tố cản trở sự phát triển của các xã hội châu Á Tiêu biểu cho nhận định này là M.Weber Khi đánh giá

về các tôn giáo châu Á trong đó có Phật giáo, ông đã cho rằng các giáo lý này

đều là "các tri thức, bao gồm các các tri thức khoa học lấy từ các tư liệu thành văn và tri thức thần bí, cuối cùng chỉ là con đường tuyệt đối duy nhất dẫn tới đỉnh cao của sự thiêng liêng ở thế giới bên này và bên kia" [191; tr 330] Bởi vì ông

cho rằng các tri thức này không thúc đẩy sự ứng dụng khoa học thực nghiệm và không hướng đến sự phát triển tư duy duy lý của con người Từ đó ông cho rằng các tôn giáo phương Đông, đặc biệt là Phật giáo chỉ thích hợp với một xã hội trì trệ, truyền thống và không góp phần thúc đẩy sự phát triển và hiện đại hóa xã hội

Một số học giả Việt Nam cũng có những nhận định riêng về học thuyết

Tứ Diệu Đế Có thể kể tên một số công trình như: Phật học phổ thông (1992)

Trang 21

của Thích Thiện Hoa không chỉ trình bày tương đối chi tiết về nguyên nhân và

hoàn cảnh Đức Phật thuyết giảng pháp Tứ Diệu Đế lần đầu tiên mà còn đưa ra định nghĩa, phân tích cấu trúc, vị trí của Tứ Diệu Đế trong giáo lý Phật giáo

Tứ Diệu Đế trong đó có Bát Chính Đạo là con đường giúp hành giả tỉnh thức, giải thoát tâm, có cách sống hiệu quả và thực tế, nhận thức và ứng xử đúng với cuộc sống Từ đó tác giả đi đến kết luận con người nói chung, đặc biệt là các Phật tử, cần phải học và thực hành pháp Tứ Diệu Đế

Bài Sự phân nhánh Phật giáo Nam tông và Đại thừa trong Phật giáo của

tác giả Hoàng Thị Thơ trong Tạp chí Triết học, số 4/1993, trang 51- 54 cũng

đề cập tư tưởng Tứ Diệu Đế từ quan điểm của hai phái Phật giáo Nam tông và Đại thừa Tác giả nhận định "Tứ Diệu Đế là bốn nguyên lý về nhân sinh mà cả Đại thừa và Phật giáo Nam tông đều bảo tồn, song Phật giáo Nam tông phân

Tứ Đế ra thành hai cấp độ: sự thực "hiện hữu" cần phải khắc phục là Khổ Đế

và Tập Đế; Lý tưởng tương lai cần đạt tới là Diệt Đế và Đạo Đế Đại

thừa, đặc biệt là Thiền tông, ngược lại coi trong tính tương đ ối của Tứ Đế, như là cơ sở đầu tiên như sự chu ẩn bị cần thiết cho hành trình tới giải thoát,

và cho rằng chỉ khi vứt bỏ khái niệm, siêu vượt ý thức để đạt tới chân không diệu hữu mới thực sự là giải thoát viên mãn"

Trong cuốn Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu

(1995), từ góc nhìn có tính phương pháp luận, tác giả Cao Xuân Huy đã đi sâu

và phân tích hai "ngả rẽ" khác nhau với những đặc trưng điển hình của triết học Phương Đông và Phương Tây Đặc biệt trong phần III, tác giả có dành

một tiết về "Giá trị Phật học Trung Quốc" trong chương XI để tìm hiểu tư

tưởng triết học Phật giáo Lục triều, Tùy, Đường Ở đây Cao Xuân Huy đã chú ý tới một số tranh luận liên quan tới Tứ Diệu Đế ở góc độ bản thể luận, nhận thứcluận giữa hai khuynh hướng Phật giáo Nam tông và Đại thừa Từ đó ông khẳng định vị trí quan trọng của Tứ Diệu Đế trên cơ sở những vấn đề triết học

Trang 22

đối với khuynh hướng Đại thừa của Phật giáo Ấn Độ và các Phật giáo Đại

thừa và Thiền tông Trung Quốc thời Tùy Đường

Trong cuốn Lịch sử Triết học Phương Đông (2001), tác giả Nguyễn

Đăng Thục, trong phần III "Từ Vệ Đà tới Phật giáo nguyên thủy" đã đề cập đến triết học Ấn Độ Từ việc khái quát lịch sử triết học Ấn Độ, tác giả đã trình bày sự ra đời tư tưởng Phật giáo (chương V) và nội dung của Phật học nguyên thủy (chương VI) Trong chương VI, tác giả đã giới thiệu sự ra đời Tứ Diệu

Đế và ý nghĩa triết học phương Đông của các chân lý nhân sinh Phật giáo trong Tứ Diệu Đế Tác giả cho rằng quan niệm về Tứ Diệu Đế cũng chính là quan niệm chung, gặp nhau giữa các triết lý sống của hầu hết các Đạo học phương Đông [152; tr 207 - 231]

Cuốn Phật học cơ bản, tập 1 (2003) của tác giả Thích Viên Giác, Nxb

Tôn giáo, đã hệ thống những kiến thức cơ bản về Phật giáo và có một phần đi sâu vào phân tích và lu ận giải về Tứ Diệu Đế, chỉ ra cấu trúc, nội dung và phương pháp tu tập theo "bốn chân lý" Trên cơ sở đó tác giả khẳng định Tứ Diệu Đế vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh, như là một giáo lý hoàn chỉnh đầy tính nhân bản có thể đem lại niềm tin, sức sống cho con người, xã hội nói chung [62, tr 91 - 106]

Trong cuốn Ấn Độ Phật giáo sử luận (2006), tác giả Viên Trí cung phân

tích các nội dung của Tứ Diệu Đế và đặc biệt đưa ra nhận định về giáo pháp Tứ Diệu Đế Ở đây Đức Phật được ví như một nhà khoa học thực nghiệm Bài pháp

Tứ Diệu Đế được so sánh với một mẫu thức trong ngành y: Bệnh (Khổ Đế); Chuẩn đoán, tìm nguyên nhân gây bệnh (Tập Đế); Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh (Diệt Đế); Dùng thuốc men, dược liệu và các phương pháp trị bệnh (Đạo Đế)

Trong cuốn Lịch sử triết học Ấn Độ (2007), Thích Mãn Giác ngoài việc lý

giải mục đích của việc tìm hiểu lịch sử triết học Ấn Độ và những nền tảng

Trang 23

cơ bản của triết học Ấn Độ, cuốn sách còn chỉ ra quá trình hình thành Phật

giáo từ khi xuất hiện tư tưởng "Tân Trào tự do" đến tình trạng "biến thiên" của các ngành tôn giáo và tình trạng "biến dạng" tư tưởng của Phật giáo trước

sự xâm nhập của Hồi giáo Đáng chú ý trong chương 2, phần Triết lý Phật giáo nguyên thủy, tác giả trình bày về Tứ Diệu Đế như là một trong những

nguyên lý căn bản bậc nhất của triết lý Phật giáo Do đó, khái niệm về pháp, nhân duyên, ngũ uẩn đều được đề cập để làm sáng tỏ thêm những khía cạnh của

Tứ Diệu Đế như là trung tâm của tất cả các học thuyết Phật giáo Những vấn

đề này về sau được các nhà Phật học tiếp tục phân tích và khảo cứu trên các quan điểm khác nhau nên chúng trở thành các yếu tố cho siêu hình học của Phật giáo kể cả Phật giáo Nam tông và Đại thừa

Trong bài viết Bát chính đạo với giáo lý Tứ Đế của Thích Thái Hòa,

bên cạnh việc làm rõ nội dung của Tứ Diệu Đế và Bát Chính đạo, tác giả đã khẳng định Đạo Đế (tức Đế thứ tư) đóng vai trò rất quan trọng và tích cực để giải quyết toàn bộ mọi vấn đề khổ đau của sinh tử Bát Chính Đạo là hạt nhân chính của Đạo Đế, có vị trí then chốt trong giáo lý Tứ Diệu Đế

Bài "Giá trị của triết học Phật giáo trong xã hội hiện đại" của Phương Lập Thiên (2004) Tạp chí Các trào lưu tư tưởng đương đại, số 4 (tiếng Trung)

đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn cơ bản của xã hội loài người trong thế kỉ XXI mà ở đó có những phương diện đã được tổng kết từ thời đức Phật, đến nay vẫn có giá trị, nhất là phương diện nội tâm Tác giả đã khái quát những tư tưởng triết học Phật giáo cơ bản trong Tứ Diệu Đế: Duyên khởi, Nhân quả, Trung đạo, Bình đẳng, Từ bi, giải thoát và đã nhấn mạnh giá trị nhân văn hiện đại của triết học Phật giáo là luôn quan tâm tới mâu thuẫn của tự ngã trong quá trình tự hoàn thiện, nâng cao "cõi" tâm của con người, song qua đó có thể làm hòa dịu mâu thuẫn giữa người với người, góp phần gìn giữ hòa bình thế giới, điều chỉnh mâu thuẫn người với người, người với thiên nhiên,

Trang 24

phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của nhân loại

Về các nghiên cứu ảnh hưởng của Tứ Diệu Đế đến con người Việt Nam,

có thể kể tên các công trình tiêu biểu sau đây: Việt Nam Phật giáo sử luận (2000) của Nguyễn Lang, Nxb Văn học, Hà Nội; Tư tưởng Phật giáo Việt Nam (1999) của Nguyễn Duy Hinh, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nôị ; Đại cương triết học Phật giáo (2002) của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Lịch sử Phật giáo Việt Nam (2005) của Lê Mạnh Thát, Nxb

Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, các công trình này đều trưc tiếp hoăc̣ gián tiế p

bàn về ảnh hưởng của Tứ Diệu Đế - như môṭ nôị dung chinh của Ph ật giáo - đến Phật giáo Việt Nam và con người Việt Nam

Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Tứ Diệu Đế đối với đạo đức truyền thống Việt Nam:

Luận án Tiến sĩ Triết học (2000) "Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam" của Lê Hữu Tuấn

đã khái quát về nội dung triết học Phật giáo , gồm cả T ứ Diệu Đế và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện nay

Bài viết"Tư duy nội quán (Vipassana) của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy người Việt" (2011) của Hoàng Th ị Thơ đã phân tích cấu trúc tư

duy trong Bát chính đạo (Đế thứ tư) của Tứ Diệu Đế để làm rõ nội dung và bản chất tư duy nội quán độc đáo của Phật giáo Qua đó, tác giả khẳng định tư duy nội quán khi đi vào tầng lớp tín đồ bình dân Việt Nam thì được đời thường hóa, dân gian hóa, nôm na hóa và thông tục hóa Có thể nói, tư duy Phật giáo nói chung và tư duy nội quán của Phật giáo nói riêng cho đến nay vẫn có ảnh hưởng tới lý luận và thực tiễn tư duy của người Việt Nam

Trang 25

Tiếp đó là các công trình về đánh giá ảnh hưởng của Tứ Diệu Đế đối

với Phật giáo Việt Nam như: Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, (tập 1)

của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2002, đã khái quát những nét cơ bản về quả trình du nhập, cũng như ảnh hưởng của Phật giáo với dân tộc Việt Nam Trong chương 1, tác giả đã làm rõ thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo nói chung và nhân sinh quan, thế giới quan Phật giáo Việt Nam nói riêng Trên cơ sở đó, tác giả đã khảo cứu nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam được thể hiện qua một số nhân vật tiêu biểu như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Hậu, mặc dù tiếp thu tư tưởng triết học Phật giáo được du nhập vào Việt Nam nhưng đã có sự cải biến, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Đặc biệt, tác giả cho rằng, tư tưởng Phật giáo kết hợp hài hòa với tinh thần yêu nước nồng nàn của người Việt đã tạo nên một Phật giáo Việt Nam mang tính nhập thế tích cực Nhìn chung, đây là một công trình nghiên cứu có giá trị chuyên sâu về triết học Phật giáo Việt Nam, trong đó ít nhiều đề cập đến vấn đề Tứ Diệu Đế

Một công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Tứ Diệu Đế đến lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam có nhiều ý nghĩa đối với Luận án này là bộ 3 tập

Việt Nam Phật giáo sử luận (1994) của Nguyễn Lang Đây là công trình

nghiên cứu công phu, chi tiết về Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên hình thành, trải qua các triều đại phong kiến cho đến đầu thế kỷ XX với phong trào chấn hưng Phật giáo Ở mỗi một giai đoạn lịch sử, tác giả đều đi sâu phân tích các nội dung tư tưởng của Phật giáo và các đại diện tiêu biểu cho từng trường phái Từ đó, tác giả khái quát đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam gắn với mỗi thời kỳ tương ứng Qua công trình này có thể thấy giáo lý Tứ Diệu

Đế của Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống văn hóa tinh thần của người dânViệt Nam, trở thành một yếu tố nền tảng của văn hóa Việt Nam

Trang 26

Bên cạnh đó còn một số công trình nghiên cứu về Tứ Diệu Đế nhưng

mang tính chất nhập môn, cụ thể như cuốn Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo

(1994) của Thích Tâm Thiện, Nxb Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh xuất bản Đây là công trình có tính nhập môn dành cho độc giả cần hiểu biết về Phật học đại Cương Vấn đề Duyên Sinh - Vô ngã là trung tâm của nhân sinh quan Phật giáo, là cơ sở để làm rõ vị trí và giá trị của toàn Phật giáo

Các công trình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Tứ Diệu Đế đối với người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có khá nhiều, trong đó nổi bật là một số công trình sau đây:

Công trình Ảnh hưỏng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay (1997) do Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính Trị

Quốc Gia, đã trình bày một cách cô đọng và hệ thống về sự hình thành nhân cách con người Việt Nam dưới ảnh hưởng của Phật giáo Mặc dù công trình này không bàn nhiều đến giáo lý Tứ Diệu Đế nhưng tác giả đã cung cấp cho chúng ta một quan điểm toàn diện về ảnh hưởng của Phật giáo trong đó có ảnh hưởng của Tứ Diệu Đế đến tâm lý, tính cách của con người Việt Nam hiện nay Tác giả khẳng định đóng góp của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc và đạo đức của người dân Việt Nam hiện nay Quan điểm trên đây của tác giả được chúng tôi tiếp tục kế thừa để đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của Tứ Diệu Đế đến con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Công trình Đạo Phật ngày nay của thiền sư Thích Nhất Hạnh do Nxb

Lá Bối xuất bản, năm 1972 Trong công trình này, tác giả đã nhận định xác đáng Tứ Diệu Đế của Phật giáo khi cho rằng tư tưởng này không bi quan mà cũng không lạc quan Phật giáo nhận thức khổ đau để giải quyết khổ đau chứ không phải để thở dài, trốn tránh Phật giáo hướng dẫn con người nhận thức thực trạng khổ đau, sống trong khổ đau để từ đó hướng con người thực hành tiến tới giải thoát tình trạng khổ đau Trên cơ sở đó, tác giả nhận định: Phật

Trang 27

giáo cho đến ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị tích cực về đạo đức; Tuy nhiên,

Phật giáo cần được tiếp tục hiện đại hóa, cởi bỏ xiềng xích hình thức để giải phóng nội dung nhân văn sâu sắc, như vậy Phật giáo dễ đi sâu vào lòng người, phát huy giá trị tích cực của nó trong bối cảnh hiện đại hôm nay

Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, (tập 1) của Nguyễn Hùng Hậu,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2002, đã ít nhiều đề cập đến vấn đề Tứ Diệu Đế Một công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Tứ Diệu Đế đến lịch sử phát triển

Phật giáo Việt Nam có nhiều ý nghĩa đối với Luận án này là bộ 3 tập Việt Nam Phật giáo sử luận (1994) của Nguyễn Lang Qua công trình này có thể thấy

giáo lý Tứ Diệu Đế của Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam, trở thành một yếu tố nền tảng của văn hóa Việt Nam

Bên cạnh đó còn một số công trình nghiên cứu vè Tứ Diệu Đế nhưng

mang tính chất nhập môn, cụ thể như Cuốn Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo (1994) của Thích Tâm Thiện, Nxb Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh Ảnh hưỏng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay (1996) do Nguyễn Tài Thư chủ biên, NXB Chính Trị Quốc Gia Công trình Đạo Phật ngày nay của thiền sư Thích Nhất Hạnh do Nxb Lá Bối xuất

bản, năm 1972

Như vậy, tư tưởng triết học của Tứ Diệu Đế nói riêng và Phật giáo nói chung cũng như ảnh hưởng của nó tới đời sống và sự phát triển của xã hội đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, cũng nhiều bài viết đề cập gián tiếp hoặc trực tiếp đến Tứ Diêụ Đế từ góc độ triết học nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về triết học Phật giáo từ tiếp cận Tứ Diệu Đế và từ đó khái quát ảnh hưởng của Tứ Diệu Đế đối với sự phát triển Phật giáo cũng như Phật giáo Việt Nam và con người Việt Nam

1.4 Khái niệm và thuật ngữ công cụ dùng trong luận án

* Triết học Phật giáo: là hệ thống các phạm trù, khái niệm có tính phổ

quát về thế giới, về con người và cuộc đời con người gắn liền với tiếp cận độc

Trang 28

đáo về khổ và giải thoát khỏi khổ của đức Phật Triết học Phật giáo là một hệ

thống triết học - tôn giáo

* Thế giới quan Phật giáo: là hệ thống quan niệm về bản chất, nguồn

gốc, cấu trúc, quy luật vâṇ đông của vũ tru ̣ và con ngư ời Thế giới quan Phật

giáo cho rằng bản chất của thế giới và con người là Không (tức là không có thuộc tính riêng), vì cấu trúc tạo nên thế giới, con người và vạn vật chỉ là sự kết hợp tạm thời (Vô thường) của nhiều yếu tố tạm thời (Vô thường) trong quan hệ tạm thời (Vô thường) với "trùng trùng Duyên khởi (nhân-quả)"

* Nhân sinh quan Phật giáo: là hệ thống quan niệm về bản chất, nguồn

gốc, cấu trúc, quy luật vâṇ đông của con người và đời người Nhất quán với thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo cho rằng bản chất con người là Không, bởi vì cấu trúc tạo nên con người gồm 5 yếu tố luôn thay đổi (Vô thường), gọi

là Ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) kết hợp với nhau một cách tạm thời (Vô thường) Do đó quy luật của đời người là Sinh-Lão-Bệnh-Tử, và đời người là một bể khổ Con người còn chịu sự chi phối của luật Nhân quả nghiệp báo, tức là những điều mỗi người làm (qua thân, khâu, ý) đều không mất đi, mà chúng được ghi nhận thành nghiệp Nghiệp chi phối cuộc tái sinh của mỗi người ở kiếp tương lai Khổ hay sướng là do mỗi người tự tạo nghiệp

Để thoát khổ, con người phải tu luyện theo Bát Chính Đạo để giác ngộ được bản chất vốn có của mình là Không (còn gọi là Phật tính), từ đó diệt bỏ dần dần một cách tự giác Tham, Sân, Si, Ái, Ố, Hỉ, Nộ trong thân, khẩu ý của chính mình Con đường thoát khổ, chính là con đường tự mỗi người thực hiện, không

có thần thánh ban phát Đó là con đường tu dưỡng kết hợp đạo đức (Giới) với niềm tin (Định) và trí tuệ (Tuệ) Ý nghĩa và mục đích cuộc đời con người là vươn tới giải thoát

* Giải thoát luận Phật giáo: là lý luận về Giải thoát mục tiêu tôn giáo,

xây dựng mô hình lý tưởng hạnh phúc của con người nơi trần gian (Niết bàn

Trang 29

hữu dư) và sau khi chết (Niết bàn vô dư) Độc đáo của Giải thoát luận Phật

giáo là tinh thần vô thần, bình đẳng với quan niệm Niết Bàn không phải là một tầng thế giới, mà là trạng thái giác ngộ hoàn hảo với sự kết hợp được đạo đức (Giới), niềm tin (Định) và trí tuệ (Tuệ) Đó là một traṇ g thái t ự do, yên tĩnh sau khi buông xả (thoát) tất cả những trói buộc (khổ) trong cuộc sống Giải thoát trong Phật giáo là mỗi người tự đi và tự đến trên cơ sở biết nguyên nhân của khổ và tự giác tu tập theo Tứ Diệu Đế (tức là kết hợp Giới - Định - Tuệ) để tận diệt Vô minh, để đoạn diệt ô nhiễm (sanskrit: āśrava) Giải thoát còn là thoát khỏi ảo tưởng và "nhị kiến" Danh từ Giải thoát thường được dùng đồng nghĩa với Giác ngộ, Ngộ

* Niết Bàn (Sanskrit: Nirvàna/ Pali: Nibbàna): là traṇ g thai an l ạc, siêu

thoát, tịch diệt, chấm dứt mọi phiền não , có thể đạt đư ợc nhờ sự tu hành nghiêm túc

* Tứ Diệu Đế (Sanskrit: Catuariyasacca/ Pali: Cattāri Ariya Saccāni)

còn gọi là Tứ Chân đế, Tứ Thánh đế, gọi tắt là Tứ Đế Tứ Diệu Đế gồm bốn điều

chắc thật, diệu dụng của giáo lý Phật giáo: Khổ Đế (Sanskrit: Dukkha Ariyasacca/ Pali: Dukkha-sacca), Tập Đế (Sanskrit: Samudayat Ariyasacca/ Pali: Samudaya- sacca), Diệt Đế (Sanskrit: Nirodha Ariyasacca/ Pali: Nirodha Dukkha) và Đạo

Đế (Sanskrit: Magga Ariyasacca/ Pali: Magga-sacca) Tứ Diệu Đế giúp người

tu hành nói riêng và Phật tử nói chung có thể từ tối tăm, mê mờ (Vô minh) đi dầnđến Giác ngộ Tứ Diệu Đế như ngọn đuốc thiêng có thể soi đường cho người lữ hành vượt qua bể khổ trong đêm tối đến đích giải thoát

* Khổ: là thuật ngữ mà giáo lý Phật giáo chỉ trạng thái bất như ý, mọi

khát vọng chủ quan bị bác bỏ, thiếu thốn đủ thứ Khổ không chỉ là cái gì khó chịu về tình cảm, tinh thần, tâm, sinh lý, mà còn khổ về thân Khổ là một kinh nghiệm mà bất cứ sinh linh hữu tình nào cũng hơn một lần tự bản thân thể nghiệm Con người không một ai thoát khổ, chính vì có thân, tâm Đức Phật tổng kết trong Khổ Đế thành 3 loại khổ cơ bản: - khổ khổ, - hành khổ và -

Trang 30

hoại khổ Chi tiết hơn thành 8 loại khổ:

Sinh khổ (sinh ra là khổ), Lão

khổ (theo thời gian thân thể già nua là khổ), Bệnh khổ (bệnh tật đau ốm là khổ), Tử khổ (chấm dứt sự sống là khổ) Trong quqn hệ xã hội cũng luôn có các nỗi khổ: Sở cầu bất đắc khổ (mong muốn mà không đạt được là khổ), Ái biệt ly khổ (yêu mà phải chia lìa là khổ), Oán tăng hội khổ (thù ghét, không ưa nhau mà phải đối diện, gần nhau là khổ), Ngũ thụ uẩn khổ (năm yếu tố tạo nên thân xác

và tinh thần con người luôn biến đổi ngoài ý muốn chủ quan cũng là khổ)

* Vô thường (Sanskrit: Anitya; Pali: Anicca) nghĩa là không trường tồn,

không chắc chắn, luôn thay đổi Đó là đặc tính chung của mọi tồn tại có điều

kiện Phật giáo cho rằng, không có một Ngã (Sanskrit: ātman, Pali: Attā) một cái

gì trường tồn, bất biến mà không phụ thuộc vào cái khác Vô ngã (Sanskrit: Anātman, Pali: Anattā) có nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng đều do trùng trùng

duyên khởi mà sinh, mà trụ, mà hoại diệt, nên sinh ra rồi đều tự hoại diệt Cái Ngã (Tôi/Ta) chỉ là một tập hợp giả tạm của của Ngũ uẩn (Sanskrit: Panca

Skandhah/ Pali: Panca Khandhà) luôn luôn thay đổi theo quy luật sinh - lão - bệnh - tử

* Duyên khởi (Sanskrit: Pratīya-samutpāda/ Pali: Paticcasamuppàda): là

một học thuyết của Phật giáo chỉ nguyên tắc sinh thành, vận động của thế giới Thuyết Duyên khởi cho rằng vạn vật nương tựa lẫn nhau mà sinh ra, mà tồn tại, mà phát triển, rồi diệt vong Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới như một chỉnh thể nhưng không ngừng vận động và

tương tác với nhau Phật giáo chia ra làm 4 loại duyên: Thứ nhất là Nhân

Duyên, tức là điều kiện gần gũi nhất, như hạt lúa là nhân duyên của cây lúa

Thứ hai là Tăng Thượng Duyên tức là những điều kiện làm tư liệu cho nhân duyên ví như phân bón và nước là tăng thượng duyên cho hạt lúa Thứ ba là

Sở Duyên Duyên, tức là những điều kiện làm tăng cường quan hệ để tạo thành

24

Trang 31

quả Thứ tư là Đẳng Vô Gián Duyên tức

là sự liên tục không gián đoạn của

các nguyên nhân và điều kiện cần thiết cho sự phát sinh trưởng thành và tồn tại của quả Đây là một trong những nguyên lý căn bản nhất của Phật giáo, còn gọi là nguyên lý "Duyên sinh" (nương tựa lẫn nhau để sinh thành)

* Vô ngã (Sanskrit: anâtman/ Pali: anattâ): là thuật ngữ của Phật giáo

khẳng định không có cái Tôi/Ta theo tinh thần nhất quán với thuyết Duyên khởi, Vô thường Nói cách khác, vạn vật và con người đều không có tự tính (Ngã tính) trường tồn, vĩnh cửu, vì vạn vật và con người luôn biến đổi không ngừng từng giờ, từng phút, từng sátna

* Vô minh (Sanskrit: avidyā/ Pali: avijjā) là không hiểu biết, không thấy sự

vật "như thật" nên cứ bám víu vào ảo giác về một cái Tôi tưởng như trường tồn,

mà không biết rằng đó chỉ là Vô ngã, từ đó mà sinh ra khổ: tham sân si, ái ố hỉ

nộ Vô minh là mắt khâu đầu tiên trong Thập nhị nhân duyên (Sanskrit: samutpāda) làm cho con người vướng trong Luân hồi (saṃsāra), Nghiệp báo

pratītya-và khổ đau không dứt

* Nhân quả nghiệp báo (Sanskrit: Karma/ Pali: Kamma): Trong giáo lý Phật giao còn gọi đó là "nhân duyên quả báo" Phật giáo cho rằng moị vâṭ sinh ra đều do nhiều nhân tương tác với nhiều duyên (trùng trùng Duyên khởi) Nhân (các điều kiện) và duyên (các điều kiện cần và đủ) hội với nhau thì mới tạo

ra quả Phật giáo giải thích sự luân hồi của các kiếp người khổ đau hay hạnh phúc là do nghiệp (bởi hành động Thân - Khẩu - Ý) của mỗi người tạo ra và tự lãnh chịu như là quả báo (hay quả phúc) của chính mình bởi sự vận động của nghiệp lực theo quy luật nhân - quả

* Thập nhị nhân duyên (Sanskrit: pratītya-samutpāda/ Pali: paṭicca- samuppāda) là mười hai mắt khâu nối tiếp liên tục minh họa quy luật nhân -

quả để thấy rõ cội nguồn của khổ đau là từ Vô minh và Ái Dục Qua 12 nhân- duyên, nhìn theo thời gian (quá khứ - hiện tại - vị lai) sẽ thấy được vòng sinh

Trang 32

tử luân hồi theo luật nghiêp̣ báo t ừ kiếp quá khứ sang kiếp hiện tại và kiếp vị lai Mười hai nhân duyên của luân hồi là một dây chuyền liên tục, chuyền từ

khâu này đến khâu khác, trong một đời cũng như trong nhiều đời Mười hai

nhân duyên ấy là: - vô minh duyên ra hành, - hành duyên ra thức, - thức duyên ra danh sắc, - danh sắc duyên ra lục nhập, - lục nhập duyên ra xúc, - xúc duyên ra thọ, - thọ duyên ra ái, - ái duyên ra thủ, - thủ duyên ra hữu, - hữu duyên ra sinh, - sinh duyên ra lão tử Cuộc sống con người theo đó, là một sự tuần hoàn Do

nhân duyên mà sinh, do nhân duyên mà diệt Muốn thoát khỏi cái vòng luân hồi trong bể khổ thì phải vượt ra khỏi cái nghiệp lực của chính mình Mắt khâu then chốt cần phải giác ngộ và vượt bỏ là Vô minh, Ái dục Qua làm chủ được mắt khâu này con người sẽ tự giác nhâṇ thấy minh là tac giả của chinh

cuôc̣ đời minh, từ đó có thể tự giac tu tập vì mục đích giải thoát, giác ngộ

* Tứ niệm xứ (Sanskrit: smṛtyupasthāna/ Pali: satipaṭṭhāna): là bốn

phép tu trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà người tu hành phải luôn luôn

quán tưởng: - Quán thân bất tịnh, - Quán Thọ Thị khổ, - Quán Tâm Vô Thường, - Quán pháp vô ngã

* Tứ chính cần (Sanskrit: Catvāri prahāṇāni/ Pali: Cattāri - sammappadhānāni): là

bốn công việc thiện, chính đáng cần siêng năng rèn luyện trên con đường giải thoát Tất cả việc ác cần siêng năng dứt bỏ và tất cả việc thiện cần liên tục làm và

tích lũy Bốn việc đó là: - Ác vị sinh linh bất; - Ác dĩ sanh sử trừ đoạn; - Thiện vị sanh sử phát sanh; - Thiện dĩ sanh sử tăng

* Tứ Như Ý Túc (Sanskrit: Catvāra-ṛddhipādāḥ/Pali: Cattāroiddhipādā

hàm ý thân đứng vững được là nhờ có hai chân (túc) Bốn Như Ý này có được

là nhờ ở thiền định:- Dục Thần; - Tinh tiến thần túc; - Nhất tâm thần túc; - Quán thần túc

* Ngũ Căn (Sanskrit: Pañcānām indriyāṇām): là 5 căn bản để phát sinh tất cả thiện pháp Ngũ căn gồm: - Tín căn ; - Tấn căn; - Niệm căn ; - Định căn;

Trang 33

Tuệ căn

* Ngũ Lực (Sanskrit: Pañcānāṃ balānām): là 5 sức mạnh của Ngũ căn

làm cho Ngũ căn được bền chắc và hoạt động đắc lực các thiện pháp Ngũ lực

gồm: - Tín Lực ; - Tấn Lực ; - Niệm Lực ; - Định Lực; - Tuệ Lực;

* Thất Bồ Đề Phần: (Sanskrit:bodhipkṣikadharma/ Saptabodhyaṅgāni):

Thất Bồ Đề Phần hay Thất Giác Tri là bảy phương pháp tu hành để chứng

thực vô lậu trí tuệ, gồm: - Trạch pháp giác tri; - Tinh tiến giác tri; - Hỷ giác tri; - Khinh an giác tri; - Xả giác tri; - Định giác tri ; - Niệm giác tri

* Bát Chính Đạo (Sanskrit: Samyak-saṁkalpa/Pali: sammàsankappa):

là tám con đường đúng đắn , hay tám pháp Phật nhiệm màu đưa chúng sinh đến giac ngô ̣ Bát Chính Đạo gồm: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định

1.5 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Có thể thấy, các công trình đều trực tiếp hoặc gián tiếp và ở các mức độ, khía cạnh khác nhau đã đề cập đến Tứ Diệu Đế Trong đó nổi lên hai xu hướng nghiên cứu cơ bản về Tứ Diệu Đế Thứ nhất là các nghiên cứu tập trung vào bản chất của học thuyết Tứ Diệu Đế của các nhà nghiên cứu tiêu biểu là Nguyễn Duy Cần, Thích Tâm Châu, Thích Mãn Giác, Nguyễn Duy Hinh Thứ hai là các nghiên cứu lý giải lịch sử, nguồn gốc, nội dung, các biểu hiện của Tứ Diệu Đế của một số học giả như Đoàn Trung Còn, Nguyễn Đăng Thục, Doãn Chính Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng Tứ Diệu Đế là tưtưởng khởi đầu, chủ đạo và cốt lõi của triết học Phật giáo Cấu trúc, nội dung

cơ bản của Tứ Diệu Đế cũng được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, chẳng hạn như vị trí của nó trong tư tưởng triết học Phật giáo, vai trò của Tứ Diệu

Đế đối với sự phân nhánh Phật giáo Nam tông và Đại thừa Trên cơ sở đó, cáccông trình nghiên cứu cũng tập trung phân tích ảnh hưởng của tư tưởng Tứ Diệu Đế đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam

Trang 34

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chủ yếu tiếp cận thuyết Tứ Diệu Đế từ phương diện giáo lý mà ít tiếp cận từ góc độ Triết học Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về Tứ Diệu

Đế cũng như ảnh hưởng của tư tưởng này đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận án sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu, giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ sau đây:

- Phân tích làm rõ tiền đề tư tư ởng cho sự ra đời Tứ Diệu Đế của Phật giáo, bao gồm các hệ thống tư tưởng và tôn giáo Ấn Độ tiền Phật giáo

- Trình bày các phạm trù cơ bản trong Tứ Diệu Đế, qua đó phân tích, luận giải làm sáng tỏ nôị dung tư tưởng triết học Phật giáo

- Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của tư tưởng triết học Phật giáo qua Tứ Diệu Đế đối với hệ thống Phật giáo nói chung và đối với con người Việt Nam trong bối cảnh mới ở nước ta hiện nay

Trang 35

Chương 2

CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA PHẬT GIÁO VÀ VAI TRÕ CỦA TỨ DIỆU

ĐẾ TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 2.1 Cơ sở hình thành của Phật giáo

Phật giáo vừa là một tôn giáo vừa là một trào lưu triết học ra đời trên cơ

sở kê thừa nh ững tiền đề tư tưởng của Ấn Độ cổ Ban đầu, theo phân loaị tư tưởng của Bà La Môn giáo, Phật giáo là một trong ba trường phái triết học không chính thống trong tổng số chín trư ờng phái tư tưởng (dasanas) của Ấn

Độ cổ Tư tưởng của Ph ật giáo, được thể hiện trong toàn bộ Tam Tạng kinh (tripitaka) gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận Tạng cho thấy Phật giáo là một

tôn giáo đại diện cho ý thức hệ tư tưởng tiến bộ không chỉ so với cac tôn giao

Ấn Độ đương thời mà cả với cac tôn giao hữu thần của nhân loaị nói chung

trên cơ sở k ế thừa có chọn lọc và phê phán cac tư tư ởng và tôn giáo trong xã hội Ấn Độ cổ

2.1.1 Tình hình xã hội Ấn Độ cổ dưới sự thống trị của Bà La Môn giáo

Chừng nào còn áp bức bóc lột, còn bất công và đấu tranh giai cấp thì chừng đó tôn giáo còn tồn tại Phật giáo chính là một lựa chọn mới, một hệ tư tưởng cấp tiến của thời đó Đây là nguyên tắc đ ể nghiên cứu tôn giao nói chung mà C Mác, Ph Ănghen cũng từng nhấn maṇ h:

Nhưng bất luận thế nào, chúng ta cũng không được vì thế mà đi đến chỗ đặt vấn đề tôn giáo một cách trừu tượng, duy tâm chủ nghĩa, "xuất phát từ lý tính", ở bên ngoài đấu tranh giai cấp Trong một xã hội dựa trên sự áp bức vô hạn và chính sách ngu dân đối với quần chúng sẽ thật là vô lý, nếu tưởng rằng người ta chỉ có thể đánh tan được những thiên kiến tôn giáo chỉ bằng tuyên truyền không thôi Nếu quên rằng ách tôn giáo đè nặng trên loài người chẳng qua chỉ là sản phẩm và là phản ánh của ách áp bức kinh tế trong xã hội mà thôi [99, tr 173 - 174]

Trang 36

Phật giáo ra đời như là một dòng tư tưởng tiếp nối các trào lưu tư tưởng chống lại thực trạng áp bức, bóc lột, bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng niềm tin tôn giáo của sự thống trị khắc nghiệt bởi Bà La Môn giáo thần quyền trong xã hội Ấn Độ cổ đại, đáp ứng mong mỏi của đông đảo quần chúng thuôc̣ các đẳng cấp xã hôị lúc đó

Khởi nguồn của Phật giáo cũng tựa như các tôn giáo khác trong lịch sử, đều là sự phản ánh hiện thực xã hội, từ những phong trào xã hội có tính cách mạng với những con người hiện thực và những cá nhân cấp tiến đấu tranh vì

sự giải phóng con người khỏi những áp bức, bất công trong hiện thực ấy Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử thế kỷ VI - V TCN, các phong trào đó chủ yếu là các tôn giao chứ chưa phải là phong trào cách mạng xã hội Điều này đã được C.Mác tổng kết: " trong tất cả các giai cấp phải có một số người nhất định, số người này sau khi thất vọng trong việc giải phóng về vật chất đã đi tìm sự giải phóng về tinh thần, sự an ủi trong ý thức thay cho sự giải phóng về vật chất kia, để có thể cứu họ khỏi sự thất vọng hoàn toàn" [98, tr 445] Trong bối cảnh kinh tế - xã hội Ấn Độ lúc đó, Phật giáo là một trong những lựa chọn mới tuy chỉ là ước mơ lý tưởng , nhưng đã có ý nghia làm ch ỗ dựa tinh thần

cho quần chúng nhân dân bị áp bức, bóc lột, những người đã mất niềm tin trong xã hội hiện thực lúc đó và hướng tới mong muốn, khát vọng về một xã hội bình đẳng, tự do, về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai

Thái tử Tất Đạt Đa ra đời khi nền văn minh sông Hằng đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ Lúc này sức sản xuất của vùng Tây Bắc và Trung Ấn Độ đã có sự phát triển nhất định, đồ sắt đã được sử dụng khá phổ biến và nông nghiệp chiếm địa vị chủ đạo, phân công lao động

đã điṇ h hình khá rõ r ệt Trong xã hội Ấn Độ đã xu ất hiện các ngành nghề nông nghiêp̣ , thủ công nghiệp, buôn bán khá phát triển Người Ấn cũng đã sử dụng tiền bằng kim loại có ghi dấu hiệu trên đó Kinh tế trao đổi hàng hóa

Trang 37

phát triển dẫn đến hàng lo ạt các thành phố, thị trấn mọc lên Nhà nước theo

chế độ nô lệ đầu tiên đã được thành lập, lấy thành phố, thị trấn làm trung tâm [Xem 183, tr 215]

Cùng với sự phát triển về kinh tế, phân công lao đông phát triển đi cùng sự phân hóa đ ẳng cấp trong xã hội Ấn Độ ngày càng gay g ắt, chia thành năm

đẳng cấp cao thấp khác nhau được quy định rõ trong bộ Luật Manu của Bà La

Môn giáo, đó là: Brahmin, Khattiya, Vessa, Sudra và Paria

- Bà La Môn (Brahmin) là người chuyên lo việc thờ cúng, quét dọn đền

miếu, dần dần trở thành những giáo sĩ tư tế, chủ tế các nghi thức tôn giáo do vâỵ chi ếm vị trí thực thi tâm linh nên có uy tín cao trong xã hội và d ần tạo được thế lực và nắm được thần quyền, trở thành người đaị diêṇ cho thần thanh tối cao đi ều hành, quản lý các hoạt động tâm linh và tôn giáo nên trở thành

giai cấp Tăng Lữ, đươc trong vong nhất trong xã hội, cao hơn cả vua chúa và được tôn là "Thần của nhân gian" Bàlamôn giáo (Brahminism) là sản phẩm của đẳng cấp này, vì theo truyền thuyết (do chính họ tạo ra), họ được sinh ra từmiệng của đấng Ph ạm Thiên (Brahman), còn gọi là đ ấng Chí tôn, hay

Thượng đế, cha sinh của muôn loài

- Sát đế lợi (Khattiya) là đẳng cấp vua chúa, quan lại và tướng lĩnh, võ sĩ

quý tộc Đây là những người đảm nhiệm quyền lực thế tục, là người bảo hộ của dân Họ nắm quyền điều hành, lãnh đạo, quản lý xã hội Truyền thuyết của

Bà La Môn giáo cho rằng đẳng cấp này được sinh ra từ ngực và cánh tay của đấng Phạm Thiên

- Vệ xá (Vessa) là nông dân, thợ thủ công, thương nhân, tức là những

người tham gia sản xuất và dịch vụ, lưu thông của xã hội, nhưng họ phải gánh vác nghĩa vụ nộp thuế vì cho rằng họ được sinh ra từ bắp chân của Phạm Thiên

- Thủ đà la (Sudra) là những nô lệ, thường là tù binh trong các cuộc

Trang 38

chiến tranh, hay người ở tầng lớp trên bị phá sản, họ không có tư liệu sản xuất,

đứng ngoài xã hội Đây là giới lao động hạ cấp, chỉ được làm những công việc thấp hèn, bẩn thỉu, nặng nề, trong xã hội, vì cho rằng họ bị sinh ra từ bàn chân của Brahman (Phạm Thiên)

- Chiên đà la (Paria) là đẳng cấp ngoài lề xã hội, không được coi là con

người Họ là con lai, con rơi của một trong ba đẳng cấp trên với mẹ thuôc̣ đẳngcấp thấp nhất(Thủ đà la) Đẳng cấp này tuy ít nhưng giới Bà La Môn cho rằng họ

là những tiện nhân, hạ liệt (untouchable), bị cả xã h ội khinh rẻ Trong bô ̣ luật

Manu của người Aryan có điều khoản: giết một người Chiên đà la không phạm tội

giết người vì Chiên đà la không phải là người [Xem: 34, tr 24-25]

Có thể thấy rằng, thực tế xã hội phân biệt đẳng cấp khốc liệt của Bà La Môn giáo gắn liền với huyết tộc là quyền lợi kinh tế cho nên vô cùng ngột ngạt và không có lối thoát, khiến các đẳng cấp bị áp bức bóc lột trong xã hội

Ấn Độ cổ đại không biết bấu víu vào đâu, vì trong cơ chế thần quyền, hệ tư tưởng và tôn giáo mà họ tin theo đều bảo trợ cho sự áp bức, bóc lột và bất công đó Sự phân chia đẳng cấp thể hiện không chỉ về quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội mà cả trong quan hệ giao tiếp, đi lại, ăn mặc, hay quyền lơị trong sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cả trong những việc nhỏ nhặt như: đặt tên cho con, sử dụng sắc màu trong sinh hoạt Ba đẳng cấp trên cùng là các đẳng cấp bóc lột và thống trị xã hội, mà cao nhất là đẳng cấp Bà La Môn Họ được coi là cao quý, trong sạch nhất, sánh ngang với thần thánh, được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi và chỉ chuyên làm nghề tế tự, thực hiện các lễ nghi tôn giáo cho nhà nước cũng như m ọi nhu cầu tâm linh của xã hội, và qua tôn giáo

họ lợi dụng thần quyền để thống trị toàn xã hội Chế độ xã hội Ấn Độ lúc đó

là chế độ thần quyền, nhà nước ch ịu sự chi phối của hệ tư tưởng Bà La Môn

giáo Chế độ phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã như vậy được luật Manu bảo vệ

Luật Manu xuất hiện vào thời hậu Veda, gồm 12 chương, 2.685 điều

Trang 39

quy định những khung hình phạt cho một tội danh sẽ tăng dần với những đẳng

cấp thấp, đặc biệt đối với người nô lệ Người nô lệ bị quy định không được tham gia các cuộc hội họp, không được tham dự và hưởng lễ vật trong các buổi tế lễ, không được khiêng, chạm vào người Bàlamôn, không được mặc quần áo kiểu dáng đẹp, mà phải mặc kiểu dáng xấu, màu sắc tối xỉn Họ cũng không được đặt tên biểu hiện sự cao quý mà phải đặt những tên thể hiện sự thấp hèn, ngu dốt Sự khắc nghiệt như vậy khiến cho tầng lớp nô lệ càng oán ghét chế độ phân chia đẳng cấp

Chế độ xã hội Ấn Độ cổ không chỉ bị đè nặng bởi nỗi khổ do quan hệ đối xử bất công, tàn tệ và sự bóc lột sức lao động hà khắc của chủ nô đối với nô lệ, mà còn bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt chủng tộc, màu da, dòng dõi, đẳng cấp xã hội hết sức nghiệt ngã Trong đời sống tinh

thần xã hội lúc đó , triết lý Veda, Upanishad của đạo Bàlamôn giáo trở thành hệ tư tưởng, tôn giáo chính thống nô dịch xã hội càng làm cho mâu thuẫn giữa ý chí muốn sống và một cuộc sống tự do, làm chủ bản ngã thực sự của con người với các quan hệ xã hội và thể chế xã hội hà khắc trở nên hết sức gay gắt Chính những điều đó càng thúc đẩy con người khát khao vươn tới sự giải thoát khỏi xiềng xích trói buộc của xã hội đương thời [18, tr 75 - 76]

Song thực trạng xã hội khắc nghiệt đó lại chính là điều kiện cho những

tư tưởng nhân văn về tự do và giải thoát của nhân loại xuất hiện Ấn Độ lúc

đó đã xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng khác nhau, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt và đạo Bà La Môn và Phật giáo là một trong các trào lưu đó

Phật giáo là một hệ thống triết học - tôn giáo mới, mà người sáng lập là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Buddha Shakya Muni)

Thái tử Siddharta, tiếng Hán Nôm là Tất Đạt Đa , có nghĩa là "người

Trang 40

thực hiện được mục đích" , con trai của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) ở một

vương quốc nhỏ thuôc̣ Bắc Ấn Độ (nay là Nê Pan ) Vì muốn tìm cách giải thoát cho bản thân và nhân loại khỏi sự khổ đau trong vòng luân hồi, nên Siddharta đã từ bỏ cuộc sống vương giả hiện tại để xuất gia, tìm đường giải thoát Khi đã giác ngộ, phát hiện được nguyên nhân của nỗi khổ đau và cách dứt

bỏ nó, Ngài lấy hiệu là Phâṭ (Buddha) Sau khi Ngài nhập diệt, các đệ tử

tiếp tục phát triển tư tưởng của Ngài, xây dựng thành một hệ thống triết học - tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ và sau đó lan ra nhiều nước lân cận và đến nay đã trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới

Đức Phật tha thiết với mục đích từ bi, bác ái, bình đẳng cứu đời, cứu khổ Ngài dựa vào phẩm hạnh đạo đức và trí tuệ để định giá con người mà không phân định sang hèn Đặc biệt, Ngài phủ nhận sự phân biệt giai cấp bất công, đề cao bình đẳng đối với mọi hạng người trong xã hội Đến như kẻ tiện dân là Ưu ba li (Upali) cũng được Phật độ cho xuất gia và cũng chứng được đạo quả, trở thành "bậc trì luật thứ nhất" Đáp ứng đòi hỏi của thực tế xã hội

Ấn Độ thời kỳ bấy giờ, đức Phật đưa ra một quan điểm mới và tiến bộ về bình đẳng: "Tình thương và nhu cầu là sợi dây liên lạc giữa mọi người Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, trong nước mắt cùng mặn Mỗi người sinh rakhông phải đã mang sẵn trong bào thai dây chuyền ở cổ hay dấu tinka ở trán" [175 tr 115] Với tinh thần bình đẳng, không phân biệt đó, giáo lý của đức Phật đã tiếp thu, kế thừa một cách linh hoạt những yếu tố tiến bộ từ các hệ tư tưởng truyền thống, giáo cũng như các trào lưu tư tưởng đương thời, kể cả yếu

Ngày đăng: 05/07/2016, 21:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Thích Thiện Ân (1965), Phật giáo Việt Nam xưa và nay, Nxb Đông Phương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo Việt Nam xưa và nay
Tác giả: Thích Thiện Ân
Nhà XB: Nxb Đông Phương
Năm: 1965
2. P.V.Bapat (2012)(Nguyễn Đức Tƣ, Hữu Song dịch), 2.500 năm Phật giáo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2.500 năm Phật giáo
Tác giả: P.V.Bapat
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2012
3.Andre Bareau (2003)(Pháp Hiền dịch), Các bộ phái Phật giáo Phật giáo Nam tông, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bộ phái Phật giáo Phật giáo Nam tông
Tác giả: Andre Bareau
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2003
4. Thích Hạnh Bình (2007), Triết học có và không của Phật giáo Ấn Độ, Nxb Phương Đông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học có và không của Phật giáo Ấn Độ
Tác giả: Thích Hạnh Bình
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2007
5. Thích Hạnh Bình (2007), Tìm hiểu giáo lý Phật giáo nguyên thủy, Nxb Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giáo lý Phật giáo nguyên thủy
Tác giả: Thích Hạnh Bình
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2007
6. Thích Hạnh Bình (2013), Những vấn đề cốt lõi trong kinh Trung A Hàm, Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt lõi trong kinh Trung A Hàm
Tác giả: Thích Hạnh Bình
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2013
7. Bhadantacariya Buddhaghosa (1994), Thanh tịnh đạo luận, T.1, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh tịnh đạo luận
Tác giả: Bhadantacariya Buddhaghosa
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 1994
8. Leopold Cadière (2010)(Đỗ Huệ Trinh dịch), Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt, T.1, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt
Tác giả: Leopold Cadière
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2010
9. E.Conze (2007), (Hạnh Viên dịch), Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ Nxb Phương Đông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ
Tác giả: E.Conze
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2007
10. Đoàn Trung Còn (soạn, 2010), Chư Kinh Tập Yếu, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chư Kinh Tập Yếu
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
11. Đoàn Trung Còn (1995), Phật học từ điển, T. 1, Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật học từ điển
Tác giả: Đoàn Trung Còn
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1995
12. Chandradhar Sharma (2005) ( Nguyễn Kim Dân dịch), Triết học Ấn Độ, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Ấn Độ
Nhà XB: Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
13. Nguyễn Tuệ Chân (Biên dịch, 2008), Nghệ thuật Phật giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật Phật giáo
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
14. Thích Minh Châu (1999), Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Tác giả: Thích Minh Châu
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1999
15. Minh Chi, Hà Thúc Minh (1993), Đại cương triết học phương Đông, Nxb Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học phương Đông
Tác giả: Minh Chi, Hà Thúc Minh
Nhà XB: Nxb Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản
Năm: 1993
16. Minh Chi (2003), Truyền thống văn hoá và Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.1 7 . D o ã n C h í n h ( 1 9 9 9 ) , L ị c h s ử t r i ế t h ọ c Ấn Độ c ổ đ ạ i , Nx b Th a n h N i ê n , H à Nộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống văn hoá và Phật giáo Việt Nam", Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 1 7 . D o ã n C h í n h ( 1 9 9 9 ) ," L ị c h s ử t r i ế t h ọ c Ấn Độ c ổ đ ạ i
Tác giả: Minh Chi
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2003
18. Doãn Chính (1999), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1999
184. Thích Tâm Hải (2014), Sơ lược lịch sử Phật giáo Ấn độ sau thời đức Phật http://cusi.free.fr/lsp/lsp0060.htm Link
185. Thích Thái Hòa, Bát chính đạo với giáo lý tứ đế, http://daitangkinhvietnam.org Link
186. Tịnh Nhƣ: Trung tâm Phật giáo Luy Lâu, http://www.sangdaotrongdoi.vn Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w