1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

chức năng tạo lập môi trường về kinh tế

24 756 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 162,5 KB

Nội dung

Mở đầuKể từ dấu mốc lịch sử 1986, khi đất nước chúng ta quyết định thực hiệncông cuộc đổi là một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập.Sau bao nhiêu năm đâtnước chìm trong chiến tranh ch

Trang 1

Mở đầu

Kể từ dấu mốc lịch sử 1986, khi đất nước chúng ta quyết định thực hiệncông cuộc đổi là một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập.Sau bao nhiêu năm đâtnước chìm trong chiến tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, thì hậu quả của nó là mộtnền kinh tế Việt nam nghèo nàn lạc hậu, sản xuất nhỏ manh mún, đời sống nhândân vô cùng khó khăn, thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới.Việt Nam đang cần rất nhiều nguồn lực cũng như sự ủng hộ để khôi phục nền kinh

tế, cải thiện đời sống nhân dân lao động Để thoát khỏi tình trạng đó thì việc mởcửa hội nhập kinh tế là một xu thế tất yếu, Đảng và Nhà nước đã nhận ra điều đónên trong Đại hội Đảng lần VI đã có quết định mở cửa hội nhập

Đi cùng với vấn đề mở của hội nhập thì việc quản lý và tạo điều kiện cho sựphát triển kinh tế là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu Nhà nước sẽ có vaitrò điều tiết kinh tế, định hướng phát triển kinh tế theo hướng đi và chiến lược đã

đề ra Để làm được điều đó Nhà nước cần thực hiện vai trò, chức năng của mìnhthông qua các công cụ của mình Để làm rõ hơn vai trò của nhà nước trong quản lýcác vấn đề kinh tế, chúng ta sẽ nghiên cứu một chức năng rất quan trong của quản

lý nhà nước về kinh tế: “ Chức năng tạo lập môi trường cho các hoạt động kinh tếcủa quản lý nhà nước về kinh tế Liên hệ thực tiễn”

Trang 2

Chương 1: Quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng quản

lý nhà nước về kinh tế.

1.1 Khái niệm Quản lý nhà nước về kinh tế.

Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân là sự tác động có tổ chức vàbằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệuquả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạtđược các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đạt ra, trong điều kiện hội nhập và

mở rộng giao lưu quốc tế

Quản lý kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phảigắn chặt với các hoạt động quản lý khác của xã hội

Quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng kinh tế

và quản lý kinh tế của Nhà nước

1.2 Chức năng của quản lý Nhà nước về kinh tế.

a Định hướng sự phát triển của nền kinh tế

Định hướng sự phát triển kinh tế là xác định con đường và hướng sự vậnđộng của nền kinh tế nhằm đạt đến một đích nhất định (gọi là mục tiêu) căn cứ vàođặc điểm kinh tế, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định (cách đi, bước

đi cụ thể, trình tự thời gian cho từng bước đi để đạt được mục tiêu)

Nội dung định hướng phát triển nền kinh tế

Chức năng định hướng có thể khái quát thành những nội dung chủ yếu sau đây:

- Xác định mục tiêu chung dài hạn Mục tiêu này là cái đích trong một tươnglai xa, có thể vài chục năm hoặc xa hơn

- Xác định mục tiêu trong từng thời kỳ (có thể là 10, 15, 20 năm) được xácđịnh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và được thể hiện trong kế hoạch 5năm, kế hoạch 3 năm, kế hoạch hàng năm

- Xác định thứ tự ưu tiên các mục tiêu

- Xác định các giải pháp để đạt được mục tiêu

b Tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế

Trang 3

Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp các yếu tố, các điều kiện tạonên khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế nói cách khác, là tổng thể cácyếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan; bên ngoài, bên trong; có mối liên hệ mậtthiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc phát triển kinh tế vàquyết định đến hiệu quả kinh tế.

Một môi trường thuận lợi được coi là bệ phóng, là điểm tựa vững chắc cho

sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cho hoạt động sản xuất-kinh doanh củacác doanh nghiệp nói riêng; ngược lại, môi trường kinh doanh không thuận lợikhông những sẽ kìm hãm, cản trở mà còn làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạngkhủng hoảng, trì trệ và các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hàng loạt

Vì vậy, việc tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước và cho

sự phát triển sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp là một chức năng quản lýkinh tế của Nhà nước

Để tạo lập các môi trường, Nhà nước cần tập trung tốt các vấn đề sau:

- Đảm bảo sự ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệđối ngoại, trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại

- Xây dựng và thực thi một cách nhất quán các chính sách kinh tế-xã hộitheo hướng đổi mới và chính sách dân số hợp lý

- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, bảo đảm điều kiện cơ bản chohoạt động kinh tế có hiệu quả: giao thông, điện nước, thông tin, dự trữ quốc gia

- Xây dựng cho được một nền văn hoá trong nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc và thừa kế tinh hoa vănhoá của nhân loại

- Xây dựng một nền khoa học-kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cần thiết vàphù hợp, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế và sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp, cải cách nền giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật

và trí tuệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế

- Xây dựng và thực thi chính sách và pháp luật về bảo vệ và sử dụngcó hiệuquả tài nguyên thiên nhiên của đất nước, bảo vệ và hoàn thiện môi trường tự nhiên,sinh thái

Trang 4

c Điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế.

Nhà nước điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế là nhà nước sử dụng quyềnnăng chi phối của mình lên các hành vi kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thịtrường, ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động kinh tế, ràng buộcchúng phải tuân thủ các quy tắc hoạt động kinh tế đã định sẵn nhằm bảo đảm sựphát triển bình thường của nền kinh tế

Điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế và điều chỉnh sự hoạt động kinh tế làhai mặt của một quá trình phát triển kinh tế Nhưng điều chỉnh không giống vớiđiều tiết, điều chỉnh là sửa đổi lại, sắp xếp lại cho đúng, như điều chỉnh tốc độ pháttriển quá nóng của nền kinh tế; điều chỉnh lại sự bố trí không hợp lý của các nhàmáy đường, điều chỉnh thể lệ đấu thầu, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, điều chỉnh thangbậc lương v.v…

d Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế

Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là Nhà nước xem xét, đánh giá tìnhtrạng tốt xấu của các hoạt động kinh tế, và theo dõi, xét xem sự hoạt động kinh tếđươc thực thi đúng hoặc sai đối với các quy định của pháp luật.Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là một chức năng quản lý của Nhà nước.Công tác này phải được thực thi thừơng xuyên và nghiêm túc

Nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế

Kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế càn thiết được tiến hành trên các mặt sau đây :

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, kếhoạch và pháp luật của Nhà nước về kinh tế

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực của đất nước

- Kiểm tra,giám sát việc xử lý chất thải và bảo vệ môi trường tự nhiên, môitrường sinh thái

- Kiểm tra, giám sát sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luậtcủa các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế

Trang 5

Chương 2: Nội dung chức năng tạo lập môi trường cho các

hoạt động kinh tế của Nhà nước.

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếpđến các quyết định hoặc hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường

Nhóm các yếu tố bên ngoài có tác động gián tiếp đến các đơn vị kinh doanhđược gọi là nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường văn hoá - xãhội, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường vật chất và môi trườngcông nghệ

Nhóm các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp đến các đơn vị kinh tế là cácyếu tố môi trường vi mô Các yếu tố này gồm: khách hàng, nhà cung cấp, các đốithủ cạnh tranh, các nhóm quyền lợi trong các cơ sở kinh tế

Trong số các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, nhà nước có vai trò đặc biếtvới các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững ổnđịnh chính trị, đảm bảo ổn định xã hội

2.1 Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là làm giảm những biến động ngắn hạn trongnền kinh tế khuyến khích tăng trưởng bền vững lâu dài

Trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô yếu tố hàng đầu là ổn định tiền tệ

và biểu hiện là ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định giá cả và lãi suất Thông qua đó tácđộng tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế

Ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩ rất lớn với tăng trưởng và phát triển kinh tế Nócủng cố long tin của các chủ thể kinh tế vào tương lai của nền kinh tế, nó tránh chonền kinh tế khỏi những cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự tàn phá nền kinh tế

Nó là điều kiện tiên quyết cho việc tính toán kinh doanh của các chủ thể kinh tế

Để ổn định kinh tế vĩ mô, nhà nước cần thực hiện hàng loạt các biện pháp:

- Gia tăng tiết kiệm dùng để đầu tư cho phát triển

- Duy trì sự cân đối giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm giữ lạm phát ởmức có thể kiểm soát được bằng cách duy trì tỷ giá hối đoái hợp lý

- Duy trì sự cân đối giữa tích luỹ và đầu tư nhằm tránh sự lệ thuộc vào nướcngoài

Trang 6

- Đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực như nạn quan lieu, tham nhũng, buôn lậu vàgian lận thương mại.

2.2 Giữ vững ổn định chính trị.

Chức năng ổn định chính trị của Nhà nước xuất phát từ sự tác động củachính trị với kinh doanh Ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với hoạtđộng kinh doanh Một nhà nước mạnh, thực thi hữu hiệu các chính sách phát triểnkinh tế - xã hội đáp ứng được các yêu cầu chính đáng của nhân dân sẽ đem lại lòngtin và hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong một xã hội ổn định chínhtrị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu và các loạitài sản khác Do đó, các nhà kinh doanh sẵn sang đầu tư những khoản tiền lớn vàocác dự án dài hạn

Xu hướng chính trị là định hướng chính trị của chính phủ sẽ áp dụng trongchính sách điều hành đất nước Một chính phủ có thể áp dụng một chính sách quátải, quá hữu hoặc ôn hoà Những chính sách này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều khíacạnh trong nền kinh tế và các doanh nghiệp Chẳng hạn, khi một chính phủ ápdụng chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế và chú trọng đến các chính sách xãhội sẽ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các cơ hội kinhdoanh

Định hướng của nền kinh tế phản ánh những chính sách kiểm soát về tàichính và thị trường đối với các hoạt động kinh tế, đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ,cũng như chính sách kiểm soát môi trường, tài nguyên

Các chính sách điều hành và kiểm tra nền kinh tế của chính phủ bao gồmchính sách xuất nhập khẩu, chính sách giá cả, chính sách tiền lương Các chínhsách quản lý nền kinh tế gồm chính sách kiểm soát lạm phát, mức nợ nước ngoài,

tỷ lệ thâm hụt ngân sách và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như phát triển giaothông vận tải, thông tin, y tế, dịch vụ ngân hàng, điện nước… Những chính sáchnày làm cho mức độ rủi ro tăng hoặc giảm tuỳ theo mức độ nhất quá và cởi mở củachúng Những chính sách này được thể chế hoaas thành các đạo luật và chúng cóhiệu lực pháp lý đối với các hoạt động kinh doanh

Trang 7

2.3 Bảo đảm ổn định xã hội.

Thực chất của việc tạo ra môi trường văn hoá - xã hội thuận lợi cho hoạtđộng của chủ thể kinh tế là Nhà nước giải quyết những vấn đề xã hội theo hướngtích cực cho phép các tổ chức kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn Thuộc nhómnhững vấn đề xã hội mà nhà nước phải quan tâm để tạo điều kiện thuận lợi chophát triển bao gồm: vấn đề dân số, vấn đề việc làm và xoá đói giảm nghèo, vấn đềcông bằng xã hội, vấn đề xoá bỏ những tệ nạn xã hội, vấn đề thái độ lao động, vấn

đề đạo đức kinh doanh, vấn đề y tế, giáo dục và bảo vệ mội trường sinh thái

xã hội Ngoài ra cần cải thiện phân phối thu nhập, bao gồm nhiều cơ hội để có việclàm và giáo dục cho phụ nữ, tầng lớp ít được hưởng các đặc quyền đặc lợi và cácnhóm có thu nhập thấp hơn cũng góp phần giảm tỷ lệ sinh

Vấn đề việc làm.

Thất nghiệp, thiếu việc làm không chỉ ảnh hưởng đến môi trường xã hội màcòn ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng nguồn nhân lực của đất nước, hơn nữa việcthu nhập và đời sống là mục tiêu phát triển kinh tế đất nước Để giải quyết vấn đềnày, “bàn tay” của Nhà nước có sức mạnh hơn thị trường Các định hướng trongviệc giải quyết vấn đề này bao gồm:

+ Chương trình giảm tỷ lệ sinh đẻ

+ Khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn

+ Thay thế kỹ thuật sản xuất sử dụng nhiều lao động thay vì áp dụng những

kỹ thuật sử dụng nhiều vốn

+ Thay thế những sản phẩm sử dụng nhiều lao động hơn

+ Phân phối lại thu nhập cho người nghèo

Trang 8

+ Tăng sức mua của chính phủ với hàng hoá của các doanh nghiệp quy mônhỏ, sử dụng nhiều lao động.

+ Tạo ra công nghệ mới ở địa phương

+ Quy định tỷ giá hối đoái cân bằng

+ Chống lại sức ép với mở rộng quá nhanh giáo dục ở cấp cao và từ chối baocấp cho giáo dục này, tăng chi tiêu cho giáo dục tiểu học, nhấn mạnh giáo dụckhoa học kỹ thuật và kỹ thuật

+ Cải thiện sự linh hoạt về lương ở mức cao

Vấn đề công bằng xã hội:

Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển Đảm bảo côngbằng xã hội là việc Nhà nước can thiệp vào thị trường nhằm một mặt tăng thu nhậpcủa những người nghèo làm cho khoảng cách giàu nghèo không tăng hơn mà giảm

đi, mặt khác nhằm làm cho giá cả phản ánh đúng chi phí mà xã hội bỏ ra

Một số định hướng trong việc giải quyết vấn đề công bằng theo hướng thứnhất gồm:

+ Phân phối lại thu nhập thông qua thuế

+ Phân phối lại thu nhập thông qua chuyển giao thu nhập bằng việc tăngcông ăn việc làm trong khu vực nhà nước, bằng các chương trình chi tiêu chongười nghèo

+ Trợ giá một số hàng hoá và dịch vụ nhất định (hàng thiết yếu)

+ Điều tiết giá cả (lượng tối thiểu, lãi suất…)

+ Khuyến khích đầu tư vào vốn nhân lực

Theo hướng thứ hai của giải quyết vấn đề công bằng tức là làm cho giá cảphản ánh đúng chi phí xã hội Do ảnh hưởng của ngoại ứng, một chủ thể kinh tế cóthể gây ra những tác động tích cực và ngược lại gây ra những tác động tiêu cực đốivới các chủ thể kinh tế khác và xã hội Về nguyên tắc, ai làm hại xã hội người đóphải có trách nhiệm, ai làm lợi cho xã hội người đó phải được bù đắp có ba hướngchính để giải quyết vấn đề này:

Trang 9

+ Xử lý ngoại ứng thông qua thương lượng giữa các chủ thể kinh tế.

+ Xử lý ngoại ứng thông qua thuế và trợ cấp chính phủ

+ Xử lý ngoại ứng thông qua việc đưa ra các quy định như cấm ngặt một sốhoạt động, định tiêu chuẩn cho việc sử dụng đầu vào và mức độ của đầu ra nhưmức độ xả khỏi, mức độ ô nhiễm không khí được phép

Ngoài việc xử lý ngoại ứng, Nhà nước thực hiện các biện pháp chống độcquyền cũng là góp phần giải quyết vấn đề công bằng kinh tế bằng các giải pháp:

+ Dùng thuế thu nhập

+ Kiểm soát giá cả

+ Điều tiết thị trường

+ Luật chống độc quyền

+ Dùng doanh nghiệp nhà nước

Vấn đề xoá đói giảm nghèo.

Nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế.Song, thị trường không thể giải quyết được tận gốc vấn đề này mà còn làm cho nótrở nên trầm trọng hơn do vậy nhà nước cần đứng ra để đảm bảo thực hiện đượcnhiệm vụ này theo các biện pháp:

+ Xã hội hoá các phương tiện sản xuất,

+ Tín dụng cho người nghèo

+ Giáo dục tiểu học phổ cập

+ Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn.+ Thực hiện các loại thuế thu nhập luỹ tiến, các trợ cấp lương thực

+ Các chương trình sức khoẻ, kế hoạc hoá gia đình

+ Các khoản chuyển nhượng thu nhập

+ Các chương trình xoá đói giảm nghèo

Trang 10

+ Nghiên cứu về lương thực, thực phẩm.

Vấn đề củng cố và phát triển văn hoá.

Văn hoá trong nền kinh tế thị trường có nhiều điều kiện để phát triển, songcũng gặp không ít trở ngại trên con đường phát triển của nó Củng cố và phát triểnvăn hoá không chỉ là nhiệm vụ mà còn là mục tiêu của quản lý nhà nước về kinh

tế Thông qua củng cố và phát triển văn hoá mà đảm bảo điều kiện cho kinh tế pháttriển

Khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Những hiệ tượng tiêu cực làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinhdoanh gồm: sản xuất hàng hoá, buôn lậu, trốn thuế và gian lận thương mại, viphạm quyền sở hữu trí tuệ, tham nhũng Những tiêu cực này ở Việt Nam còn tươngđối phổ biến do đó nhiệm vụ của Nhà nước ta trong lĩnh vực này còn rất nặng nề

Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái:

Phát triên phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái ,vì mục tiêu lợi nhuận,các chủ thể kinh tế có thể làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái Nhà nước cầncan thiệp để hạn chế mức độ ảnh hưởng xấu tời môi trường sinh thái như kiểm soátmức độ ô nhiễm, đánh thuế và đưa ra những quy định về cấm hoặc cho phép ở mức

độ nào đó

Trang 11

Chương 3: Chức năng tạo lập môi trường cho các các hoat

động kinh tế của Nhà nước trong thực tiễn.

3.1.Thực trạng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế giới,cũng như những khó khăn nội tại ở trong nước, nhưng với sự nỗ lực của cả hệthống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt đượckết quả đáng khích lệ Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành những biện phápmạnh mẽ, kịp thời nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, nhờ đó, GDPnăm 2011 ước tăng trưởng 5,89% Công tác quản lý ĐT được tăng cường và chấnchỉnh, đã có những chuyển biến và đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam

a.Tình hình đầu tư công.

Đầu tư công ở Việt Nam hiện được hiểu là đầu tư từ các nguồn vốn của Nhànước, bao gồm đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tíndụng nhà nước (thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam), vốn viện trợ phát triểnchính thức, đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốnkhác của Nhà nước

Đầu tư công có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạtầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước Phầnvốn này được Nhà nước giao cho các bộ, ngành và các địa phương, các đơn vịthuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị và chính trị - xã hội quản lý, sử dụngtheo quy định của pháp luật

Tính chung trong giai đoạn 2001 - 2005, tổng vốn đầu tư công đạt khoảng

286 nghìn tỉ đồng, chiếm trên 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; trong giai đoạn

2006 - 2010 ước đạt trên 739 nghìn tỉ đồng, khoảng trên 24% tổng vốn đầu tư toàn

xã hội Như vậy, tỷ trọng vốn nhà nước đầu tư cho các dự án công, các chươngtrình mục tiêu là rất lớn Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả phầnvốn đầu tư này là rất quan trọng và cần thiết

Đầu tư công so với GDP (%)

Trang 12

Năm2004

Năm2005

Năm2006

Năm2007

Năm2008

Năm2009

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2009

Trong thời gian qua, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vàoquá trình phát triển đất nước không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam cònnhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí

và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề Việc Tập đoàn Kinh tế nhànước Vinashin bỏ 1.000 tỉ đồng để mua tàu vận tải biển tuyến Bắc - Nam, nhưngchỉ chạy mấy chuyến rồi dừng, đang được nhắc đến như một điển hình cho sự lãngphí của đầu tư công Hay, đầu tư cảng biển dọc 600km ở bờ biển miền Trung quádày đặc (cứ khoảng 30 - 40km lại có 1 cảng), song, các cảng biển này lại khônghoạt động hết công suất Thực tế đó cho thấy, mức độ thiếu hiệu quả của các dự ánđầu tư công của Việt Nam rất đáng báo động Với kiểu xin cấp phép xây dựng trànlan như hiện nay, thì tỉnh nào cũng đều sẽ có sân bay, cảng biển, khu công nghiệp,khu du lịch sinh thái, sân gôn, khu đô thị cao cấp, mà hiệu quả thì chưa biếtđược, mới chỉ thể hiện trên báo cáo nghiên cứu khả thi

Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, như: quản lý kém, đầu tư khônghợp lý, đầu tư nhiều vào các ngành tư nhân sẵn sàng đầu tư; thiếu đầu tư tươngxứng cho những ngành có khả năng lan tỏa, dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế vàđầu tư thiếu tập trung, không dứt điểm cho các công trình trọng điểm Ngoài ra,hiệu quả đầu tư công thấp còn chịu ảnh hưởng của cơ chế khép kín, lợi ích cục bộ,phe nhóm, địa phương, sự nể nang cảm tính và tư duy nhiệm kỳ Thủ tục hànhchính phức tạp nhưng lại lỏng lẻo, thiếu minh bạch; chất lượng quy hoạch và lập

dự án thấp; tình trạng không hoặc chỉ đấu thầu hình thức, năng lực và trách nhiệmnhà thầu kém; nạn tham nhũng, thiếu kiểm soát và có chế tài kịp thời, nghiêmkhắc, trách nhiệm; sự chưa rõ ràng và nhất là thiếu phối hợp đồng bộ các chínhsách, giữa các cấp, ngành và các bên hữu quan trong bối cảnh còn thiếu vắng mộtLuật Đầu tư công ở nước ta đều là những nguyên nhân khiến đầu tư công thiếuhiệu quả Nhìn chung, chất lượng thấp và thất thoát vốn trong đầu tư công do sựchậm trễ và thường đi kèm với việc xin được điều chỉnh tăng vốn của các dự ánđầu tư công trong triển khai dường như cặp bài trùng đã quá quen mặt

Ngày đăng: 05/07/2016, 10:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. GS.TS Nguyễn Hoàng Toàn-PGS.TS Mai Văn Bưu, 2006, Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế, trường đại học thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lýNhà nước về kinh tế
3.Lê Thanh Bình,(2009), Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
Năm: 2009
1.Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế, Đại học Thương mại Khác
4.Niên giám thống kê, Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư năm 2011 5.Lập và quản lý dưj án đầu tư,NXB Thống kê 2000 Khác
6.Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 24, năm 2011 7.Thời báo kinh tế số 70 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w