1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập kế toán tại TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CỬA VIỆT NAM

70 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 141,05 KB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CỬA VIỆT NAM1 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển1 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh4 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty4 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam4 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam5 1.2.3.1 Quy trình sản xuất:5 1.2.3.2 Quy trình bán hàng:6 1.2.3.3 Quy trình lắp đặt:8 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh11 1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty13 1.4.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây :13 1.4.2 Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây14 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CỬA VIỆT NAM16 2.1 Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty16 2.1.1. Các chính sách kế toán chung17 2.1.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán17 2.1.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán18 2.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán23 2.1.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán24 2.2. Tổ chức các phần hành kế toán cụ thể25 2.2.1. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền25 2.2.1.1. Chứng từ25 2.2.1.2. Tài khoản25 2.2.1.3. Hạch toán chi tiết25 2.2.1.4. Hạch toán tổng hợp26 2.2.2. Tổ chức hạch toán Tài sản cố định27 2.2.2.1. Chứng từ27 2.2.2.2. Tài khoản27 2.2.2.3. Hạch toán chi tiết27 2.2.2.4. Hạch toán tổng hợp28 2.2.3. Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ29 2.2.3.1. Chứng từ29 2.2.3.2. Tài khoản29 2.2.3.3. Hạch toán chi tiết29 2.2.3.4. Hạch toán tổng hợp29 2.2.4. Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương30 2.2.4.1. Chứng từ30 2.2.4.2. Tài khoản31 2.2.4.3. Hạch toán chi tiết31 2.2.4.4. Hạch toán tổng hợp31 2.2.5. Tổ chức hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh32 2.2.5.1. Chứng từ32 2.2.4.2. Tài khoản sử dụng32 2.2.4.3. Hạch toán chi tiết32 2.2.4.4. Hạch toán tổng hợp33 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CỬA VIỆT NAM34 3.1. Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán34 3.2.Đánh giá về tổ chức công tác kế toán35 3.3. Kiến nghị về công tác kế toán39 3.3.1. Kiến nghị với lãnh đạo công ty39 3.1.3. Một số ý kiến kiến nghị với kế toán công ty41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO44

Trang 1

KPCĐ Kinh phí công đoànBHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BCTC Báo cáo tài chính

Trang 2

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KỸ THUẬT

VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CỬA

VIỆT NAM 1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 4

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 4

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam 4

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam 5

1.2.3.1 Quy trình sản xuất: 5

1.2.3.2 Quy trình bán hàng: 6

1.2.3.3 Quy trình lắp đặt: 8

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 11

1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty 13

1.4.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây : 13

1.4.2 Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây 14

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CỬA VIỆT NAM 16

2.1 Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty 16

2.1.1 Các chính sách kế toán chung 17

2.1.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 17

2.1.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 18

2.1.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 23

2.1.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 24

2.2 Tổ chức các phần hành kế toán cụ thể 25

2.2.1 Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền 25

2.2.1.1 Chứng từ 25

Trang 3

2.2.1.3 Hạch toán chi tiết 25

2.2.1.4 Hạch toán tổng hợp 26

2.2.2 Tổ chức hạch toán Tài sản cố định 27

2.2.2.1 Chứng từ 27

2.2.2.2 Tài khoản 27

2.2.2.3 Hạch toán chi tiết 27

2.2.2.4 Hạch toán tổng hợp 28

2.2.3 Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ 29

2.2.3.1 Chứng từ 29

2.2.3.2 Tài khoản 29

2.2.3.3 Hạch toán chi tiết 29

2.2.3.4 Hạch toán tổng hợp 29

2.2.4 Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 30

2.2.4.1 Chứng từ 30

2.2.4.2 Tài khoản 31

2.2.4.3 Hạch toán chi tiết 31

2.2.4.4 Hạch toán tổng hợp 31

2.2.5 Tổ chức hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh 32

2.2.5.1 Chứng từ 32

2.2.4.2 Tài khoản sử dụng 32

2.2.4.3 Hạch toán chi tiết 32

2.2.4.4 Hạch toán tổng hợp 33

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CỬA VIỆT NAM 34

3.1 Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán 34

3.2.Đánh giá về tổ chức công tác kế toán 35

3.3 Kiến nghị về công tác kế toán 39

3.3.1 Kiến nghị với lãnh đạo công ty 39

3.1.3 Một số ý kiến kiến nghị với kế toán công ty 41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất cửa tấm liền

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền mặt, TGNH

Sơ đồ 2.4: Trình tự luân chuyển chứng từ vốn bằng tiền

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán TSCĐ

Sơ đồ 2.6: Trình tự luân chuyển chứng từ TSCĐ

Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán NVL, CCDC

Sơ đồ 2.8: Trình tự luân chuyển chứng từ về NVL, CCDC

Sơ đồ 2.9: Trình tự luân chuyển chứng từ về tiền lương và các khoản trích

theo lương

Sơ đồ 2.10: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013 và 2014

Bảng 1.2: Tình hình tài chính của công ty 2 năm 2013, 2014

Trang 5

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KỸ THUẬT

VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CỬA

VIỆT NAM

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam (trụ sở chính địa chỉ 216

Đê Là Thành, phường Ô Chợ Dừa,Đống Đa, Hà Nội) được thành lập từ năm 2001,chuyên sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm về cửa cuốn, cửa nhômkính,nhựa và cửa gỗ

Công ty lấy tên giao dịch là VinaDoor, hoạt động theo giấy phép kinh doanh số

0105592001 do ủy ban nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội cấp ngày 27/10/2001 Con dấu

do mẫu quy định nhà nước, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước

Trên cơ sở tìm hiểu thị trường, học tập kinh nghiệm từ các công ty cửa chuyênnghiệp trong và ngoài nước, công ty đã tổ chức sản xuất công nghiệp có quy mô khálớn, quy trình sản xuất với nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại để tạo ra sản phẩmnhiều chủng loại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Trong chặng đường 14năm xây dựng và phát triển, công ty Cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam đã

có nhiều thay đổi qua từng thời kì, cụ thể là:

- Năm 2001: Thành lập đại lý Cửa Cuốn, Cửa nhựa tại địa chỉ số 86 phố TâySơn, quận Đống Đa, Hà Nội; ban đầu chỉ là một cửa hàng nhỏ lẻ, kinh doanh các loạiCửa do Việt Nam sản xuất

- Năm 2003: Tháng 4 thành lập phòng kinh doanh có 5 nhân viên

Nhập khẩu cửa cuốn tấm liền từ Australia, mở ra một hướng đi mới cho công ty

- Năm 2004: Công ty nhập khẩu thêm các loại cửa của Đức như: Bossdoor,Germadoor và Smartdoor…

Tháng 8 công ty chuyển địa điểm kinh doanh về địa chỉ 216 Đê La Thành,Phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

- Năm 2006: đầu tháng 6 công ty quyết định xây dựng nhà máy sản xuất tạiđịa chỉ khu phố Liên Gia, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội với diện

Trang 6

tích 300 m2, ban đầu có gần 50 công nhân, vận hành sản xuất với các loại máy móc,trang thiết bị cũ mua thanh lý của Đài Loan và Australia

- Năm 2008: Công ty đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, dây chuyền côngnghệ sản xuất cửa cuốn tấm liền và cửa nhôm khe thoáng của Đức; mở rộng nhàxưởng và tuyển dụng thêm hơn 100 lao động có tay nghề

- Năm 2009: Giới thiệu dòng sản phẩm mới cửa cuốn chịu lực, chịu nhiệt; cửanhôm Alu-roll, công nghệ chuyển động tự động và bảo vệ con người lấy tên làAustmastic, công nghệ cửa tự động đảo chiều khi gặp chướng ngại vật

- Năm 2010: Gia tăng số lượng nhà phân phối và đại lý trên toàn quốc

Tham gia vào các hội chợ Vietbuild để quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùngGiới thiệu thêm các dòng sản phẩm mới như: Cửa cuốn chống cháy, cửa cuốntốc độ cao được nhập khẩu nguyên kiện từ Malaisia và Đài Loan

- Từ năm 2011-2015: Đầu tư quảng bá hình ảnh của công ty như tạo poster tạinhững thành phố lớn,đặt biển hông tường khổ lớn tại nhiều tòa nhà Đồng thời công

ty xây dựng thêm nhiều đại lý cấp 2, cấp 3 để chiếm lĩnh được nhiều thị trường hơn

và sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn

Với đội ngũ lãnh đạo trẻ, sáng tạo và tâm huyết của công ty, mà đứng đầu làanh Lại Văn Trường, ngay từ những ngày đầu tiên thành lập, anh đã dồn hết tâm sứcvào việc đầu tư mua sắm trang thiết bị cho sản xuất Từ một nhà xưởng nhỏ hẹp, máymóc trang thiết bị còn ít và thô sơ song Công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn, mởrộng diện tích nhà xưởng khang trang lên 9.400m2, đầu tư mua sắm trang thiết bị,máy móc nhập khẩu từ Đức và Đài Loan với tổng kinh phí khá lớn, đồng thời chủđộng tìm khách hàng trong nước và ngoài nước để học tập kĩ thuật, kinh nghiệm sảnxuất, đặc biệt là rèn luyện tác phong công nghiệp cho công nhân và tìm đủ nguồnhàng cho người lao động không bị lỡ việc dài ngày

Từ sự cố gắng của ban lãnh đạo, cán bộ và bản thân những người lao độnggắn bó với Công ty nên trong 14 năm qua, Công ty luôn duy trì sản xuất ổn định chogần 300 lao động (cơ sở Kinh doanh tại Đê La Thành với 100 người, cơ sở sản xuấtvới gần 200 cán bộ,công nhân viên), đã lao động hăng say, sáng tạo không ngừngnghỉ để tạo nên một tập thể đoàn kết, vững mạnh, mang lại nhiều lợi nhuận để đưacông ty từng bước đi vào ổn định và phát triển

Trang 7

Vì vậy Công ty đã đạt được sản lượng hàng hóa đạt bình quân gần 400 nghìnsản phẩm/năm, doanh thu năm 2013 đạt 126.915.822.815 đồng/năm, gấp 1,86 lầnnăm 2012; năm 2014 giảm còn 110.675.614.715 đồng/năm Mức doanh thu này cóthể chưa làm hài lòng các nhà quản trị song đã mở ra những cơ hội và những khảquan mới trong những năm tiếp theo Công ty đã duy trì được ổn định hợp đồng vớitrên dưới 2000 khách hàng là các đại lý phân phối cửa trong và ngoài nước, cácshowroom triển lãm bán hàng, các công ty tư nhân và thậm chí là hộ gia đình Ngoài

ra, Công ty còn kí hợp đồng với 1 số đối tác để xuất khẩu đi các nước như Đài Loan,Tây Ban Nha, Australia…

Do điều kiện đi lại và làm việc của người lao động khó khăn vì nhà xa,phương tiện đi lại hạn chế nên Công ty đã thực hiện hỗ trợ thêm 500 nghìnđồng/người/tháng và xây dựng dãy nhà ở cho công nhân ở xa Định kì công ty còn tổchức những buổi học, thực hành và huấn luyện nâng cao tay nghề miễn phí cho côngnhân Chính điều này đã tạo điều kiện để công nhân nhiệt tình, gắn bó với Công ty,xây dựng Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh 14 năm qua kể từ khi Công tythành lập tổ chức Công đoàn, các hoạt động thăm hỏi, động viên công nhân các dịp

lễ, tết, khi ốm đau, hoặc các hoạt động nhân đạo, từ thiện luôn được duy trì thườngxuyên, các hoạt động bề nổi của Công ty cũng vì thế được sôi nổi hơn

Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của sản phẩm,nhất là về kĩ, mĩ thuật, đòi hỏi phải có máy móc hiện đại, tiên tiến, đồng nghĩa vớiđòi hỏi về tay nghề, trình độ kĩ thuật cao, công tác tổ chức sản xuất, ý thức kỉ luật tốt,tác phong nhanh nhẹn…trong điều kiện cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh khônggần nhau; Để từng bước tháo gỡ những khó khăn ấy, trong những năm tới, Công ty

Cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam chủ trương đa dạng hóa ngành nghề vềsản xuất kinh doanh dịch vụ, mở rộng sản xuất các mặt hàng sản phẩm như cửa nhựalõi thép,cửa cuốn nhôm Alu-roll, công nghệ cửa đảo chiều, chống va đập, chốngđạn… Mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoàinước, chủ động tìm đối tác, kí kết hợp đồng sản xuất các thiết bị cửa phục vụ nhu cầunội địa và xuất khẩu

Trang 8

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển cửa VN là một doanh nghiệp sản xuất vàthương mại Mặt hàng mà Công ty sản xuất chủ yếu là nan cửa cuốn,bo mạch, lưu điện,động cơ cửa; ép khung nhôm kính; và chế tạo cửa nhựa lõi thép chịu lực,chịu nhiệt…

Nhiệm vụ đặt ra của công ty là:

- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao

- Đem lại nhiều lợi nhuận cho các cổ đông

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động

- Nộp thuế và đóng góp vào ngân sách nhà nước theo Luật định

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam

Công ty mang đặc thù của Doanh nghiệp hoạt động ở cả 2 lĩnh vực Sản xuất

và Kinh doanh thương mại Điểm đặc biệt của công ty là cơ sở sản xuất và cơ sở kinhdoanh không nằm gần nhau mà cách xa nhau, tách biệt nên có nhiều khó khăn trongviệc vận chuyển, lắp đặt và trong việc trao đổi giữa các bộ phận

Hoạt động sản xuất các loại cửa cuốn của công ty do 100% công nhân làngười Việt Nam sản xuất nhưng công nghệ và dây chuyền sản xuất là do công tynhập khẩu từ nước ngoài Cứ 2 năm có 1 lần các kỹ sư kỹ thuật của công ty được gửisang nước ngoài học tập và sau đó họ sẽ hướng dẫn lại việc cho các công nhân trongphân xưởng để cùng nhau lao động sản xuất

Sản phẩm của công ty chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng Doanhnghiệp nhận thiết kế và lắp đặt các bộ sản phẩm cửa ở các công trình như nhà máy,

xí nghiệp, các trung tâm thương mại, các bệnh viện, trường học và thậm chí là ở các

hộ gia đình Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm qua các hệ thống các đại lý cấp 1, cấp 2

và hệ thống các kênh bán lẻ trên toàn quốc

Trang 9

NVL: Thép

colorbond

Thép sóng vuông Bắn dây poliglide Đục lỗ thoáng

Ghép nan cửa

Sức dầu Lắp xốp ngoài

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần đầu

tư và phát triển cửa Việt Nam

Thép được đưa vào máy để dàn đều, nhả cuộn rồi cán qua máy để tạo sóngvuông, phù hợp với kích thước, yêu cầu của sản phẩm

Bắn dây poliglide vào hai bên cửa để giúp cửa chạy êm hơn, giúp giảm ma sátgây mòn cửa và gây âm thanh lớn

Sau khi được đo đạt và cắt hợp lý, tấm thép được đục lỗ thoáng và ghép chốt khóaDùng máy nén khí, ghép các tấm lá cửa, sử dụng lò xo trợ lực tóp đầu(c80)Lắp mô tơ, lá cửa vào lô cuốn(động cơ)

Sản phẩm hoàn thành được in phun tên sản phẩm và tên công ty; được bộphận KCS kiểm tra chất lượng rồi mới cuộn tròn bọc trong xốp mỏng để nhập khohoặc để vận chuyển cho khách hàng được an toàn và thuận tiện

* Đặc điểm của quy trình sản xuất:

Đây là quy tŕnh sản xuất cửa cuốn tấm liền theo dây chuyền sản xuất củaAustralia, tuy trải qua không quá nhiều phân đoạn để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnhnhưng tại mỗi phân đoạn đều đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối

Trang 10

Nếu có bất kì một lỗi nhỏ nào thì sản phẩm đó sẽ bị loại thải làm phế liệu hoặc

để tái sử dụng trong dây chuyền sản xuất lần sau Do được sản xuất bởi trang thiết bịkhá tiên tiến và hiện đại nên không những công nhân không mất quá nhiều sức laođộng mà còn giảm thiểu được tối đa sản phẩm hỏng và phế liệu thu hồi

* Yêu cầu kỹ thuật:

Yếu tố kĩ thuật cũng là một tiêu chí quan trọng Để sản xuất ra những sảnphẩm cửa cuốn có chất lượng, các yếu tố cấu thành cũng phải đạt tiêu chuẩn cao như:

- Nan cửa: Được làm từ nhựa U-PVC hay nhôm định hình với nhiều hìnhdạng khác nhau tùy thuộc vào loại cửa mà khách hàng lựa chọn

- Thanh đáy: chất liệu được làm bằng hợp kim thép, được thiết kế phụ thuộcvào diện tích cửa, có tác dụng cân bằng trọng lực cho thân cửa

- Hộp che lô cuốn: Khung hộp che có độ dày 7,0mm được làm bằng thép chấtlượng cao, được bao bọc bởi một lớp vỏ thép mạ kẽm có độ dày 0,8mm

- Ray dẫn hướng: Được cấu tạo từ thép hình khối với độ dày 3,0mm đảm bảo

độ cứng cho cửa khi vận hành, kể cả trong những vùng thường xuyên chịu ảnhhưởng của gió bão lớn

- Hệ thống cân bằng lò xo: được lắp đặt trong trục cuốn với mục đích hỗ trợcho thân cửa Các lò xo được thiết kế đáp ứng 25% yếu tố tải an toàn Yếu tố an toànnày cho phép hoạt động của cửa an toàn hơn và dễ sử dụng

- Mô tơ điện: có tác dụng tạo ra sức sức nâng hợp lý giúp cửa vận hành mạnh

mẽ và êm ái Cửa càng nặng thì công suất mô tơ điện càng lớn

- Chốt an toàn: Khi chọn mua cửa cuốn, các bạn nên chọn cửa cuốn có hệthống chốt cửa an toàn Trong một số trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn hay mấtđiện thì bạn thể nhanh chóng rút chốt để nâng cửa bằng tay hoặc có hệ thống xíchkéo để kéo cửa lên

1.2.3.2 Quy trình bán hàng:

- Giới thiệu hàng hóa

Giới thiệu trực tiếp:

Bộ phận kỹ thuật sẽ đến tận công trình, tư vấn, giới thiệu cho khách hàng sửdụng sản phẩm nào phù hợp với quy mô và hữu dụng nhất cho họ

Giới thiệu gián tiếp:

Trang 11

Bộ phận marketing sẽ tư vấn cho khách hàng qua web hoặc qua đường dâynóng một cách cụ thể nhất về ưu, nhược điểm của từng dòng sản phẩm Giải đáp mọithắc mắc của khách hàng

-Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, mã số thuế, tài khoản ngân hàng, người đại diệncho đơn vị bán

-Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, mã số thuế, tài khoản ngân hàng, người đại diệncho đơn vị mua

-Danh mục mặt hàng 2 bên thỏa thuận mua bán:

+ Loại cửa đặt mua là loại cửa gì

+ Quy cách sản xuất theo công nghệ như thế nào

+ Chất lượng sản phẩm

+ Số lượng (tính theo diện tích bề mặt cửa chiều rộng * chiều dài)

+ Giá cả

+ Cách thức thanh toán

-Phương thức khiếu nại, khiếu kiện

HĐ phải có chữ ký của người viết HĐ và người phụ trách đơn vị ký và đóng dấu

- Thực hiện HĐ:

Trang 12

Hai bên thực hiện các thủ tục trong hợp đồng đã kí kết trước đó Bên bán làcông ty cổng phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam sẽ vận chuyển hàng hóa đến địachỉ người mua và tiến hành lắp đặt.

- Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng:

Sau khi công trình hoàn thiện xong, bên mua nghiệm thu và sau đó thanh lýhợp đồng

- Chăm sóc khách hàng: lấy ý kiến phản hồi của khách hàng có hài lòng haykhông hài lòng về chất lượng và dịch vụ của công ty để có những biện pháp kịp thờiđiều chỉnh

Xuất phiếu bảo hành cho khách hàng theo quy định của công ty

* Hội thảo ý kiến Chủ đầu tư, Đơn vị giao thầu

- Hỏi ý kiến Chủ đầu tư, Đơn vị giao thầu về bản vẽ kỹ thuật, vị trí lắp đặt chitiết (nếu có)

- Tư vấn cho Chủ đầu tư, Đơn vị giao thầu về cách thức lắp đặt thông dụngcủa Công ty tùy theo tình hình thực tế tại công trình và các vấn đề có liên quan Nộidung bao gồm:

+ Ray lắp Âm tường hay Gắn nổi, Cố định ray như thế nào

+ Vị trí đặt motor, công tắc âm tường và bình lưu điện

+ Trục cuốn (lô cuốn) đặt bên trong hay bên ngoài nhà (công trình)

+ Hộp công tắc âm gắn ở đâu, từ nền cao lên bao nhiêu mét

+ Bên nào phụ trách đi dây điện từ nguồn đến Motor,

+ Hộp che bao nhiêu mặt, có bao phủ Motor và 2 bản lắc không,

+ Thời gian khi nào ráp ray, khi nào gắn cửa,

+ Ai là người chịu trách nhiệm bàn giao, nghiệm thu tại công trình,

Trang 13

+ Khi cần liên hệ giải quyết, ai là người đại diện của mỗi bên.

+ Các điều kiện hành chính bắt buộc (giấy tờ, chứng từ, ) khi thi công tạicông trình,

- Bên Chủ đầu tư, Đơn vị giao thầu phải cung cấp đầy đủ thông tin tạo điềukiện thuận lợi cho Công ty thi công công trình

- Thống nhất bằng văn bản hoặc cam kết về các nội dung này

* Chuẩn bị sản phẩm, hàng hóa

- Sau khi có kích thước chính xác, nhân viên sẽ bàn giao để sản xuất hàng.Kích thước chính xác có được sau khi ráp ray hoàn chỉnh hoặc theo kích thước ấnđịnh của Chủ đầu tư, Bên giao thầu

- Đối với các mặt hàng lá nhôm thông thường: thời gian sản phẩm hoàn tất để

có mặt tại Công trình từ 05 – 07 ngày (Trừ ngày Lễ và Chủ nhật)

- Đối với các mặt hàng Siêu dày, Siêu thoáng, kết cấu đặc biệt (SD5231,ST5229, CT5226, CT5266,…) và các mã nan sơn màu Trắng cát, Xám nhũ, Cafécháy: thời gian sản phẩm hoàn tất từ 07 – 10 ngày (Trừ ngày Lễ và Chủ nhật)

- Đối với các mặt hàng Lưới Song ngang hoặc Lưới Mắc võng làm từ Thép hoặc Inox:thời gian sản phẩm hoàn tất từ 10 – 13 ngày (Trừ ngày Lễ và Chủ nhật).Khách hàng đặc biệt lưu ý các thời gian trên Trong điều kiện tốt nhất có thể, Công ty

sẽ hoàn tất sản phẩm trong thời gian ngắn nhất để đáp ứng tiến độ thi công công trình

Bước 2: Thi công lắp đặt

* Tập kết và kiểm tra vật tư tại công trình

- Công ty giao hàng đến công trình, Chủ đầu tư hoặc Đơn vị nhận thầu phải kýxác nhận vào phiếu xuất kho hoặc biên bản kiểm tra vật tư tại công trình hoặc biênbản chấp thuận vật tư

- Nếu vật tư chưa được lắp ráp ngay, mà Chủ đầu tư hoặc Đơn vị nhận thầu đã

ký xác nhận vào biên bản nêu trên và yêu cầu lưu kho thì Chủ đầu tư và Đơn vị nhậnthầu phải chịu trách nhiệm về khối lượng vật tư nêu trên

- Trước khi lắp đặt hoàn thiện, nhân viên kỹ thuật phải kiểm tra lần cuối cácvật tư còn thiếu hay đủ, có bổ sung gì theo thực tế hay không

- Tiến hành lắp đặt khi có sự đồng ý của Chủ đầu tư hoặc Đơn vị giao thầu

* Thực hiện lắp đặt

Trang 14

Bước 3: Nghiệm thu và bàn giao công trình

* Vệ sinh cửa và các phụ kiện liên quan

- Vệ sinh lá cửa cuốn sau khi lắp đặt,

- Sơn lại các mối hàn, chống gỉ sét,

- Vệ sinh các màn khói cháy bám vào ray, lắc hoặc nan lá,

- Trát hồ hộp khóa inox và những nơi đã đục tường để gia cố ray – lắc (nếu cóđiều kiện),

- Vệ sinh tổng quan mặt bằng dưới thân cửa cuốn, trả lại hiện trạng ban đầu

* Hướng dẫn dử dụng

- Hướng dẫn sử dụng remote, công tắc gắn tường,

- Cho chủ đầu tư hoặc giám sát điều khiển, vận hành cửa

- Hướng dẫn sử dụng motor, bình lưu điện đúng cách

- Hướng dẫn các hiện tượng tự động ngắt nguồn điện, tự động khóa nguồn cóthể xảy ra

- Hướng dẫn an toàn sử dụng và nhắc nhở liên hệ với công ty giải quyết sự cố

* Ký kết nghiệm thu – Bàn giao công trình

- Nghiệm thu khối lượng thực hiện công trình thực tế theo biên bản nghiệm thu,

- Nghiệm thu chất lượng công trình theo biên bản nghiệm thu,

- Bàn giao cửa đúng kỹ thuật, đúng chất lượng,

- Bàn giao linh kiện, phụ kiện đi kèm,

- Bàn giao Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng bình lưu điện, sử dụng motor,

- Bàn giao phiếu bảo hành (nếu kịp thời)

* Kết thúc quy trình

Trang 15

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Với số lượng công nhân khá lớn, và với quy trình sản xuất dây chuyền doanhnghiệp đã lựa chọn hệ thống quản lý như sau:

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

- Tổng GĐ:

Người lãnh đạo cao nhất những vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày củacông ty Trực tiếp quan hệ với các đối tác, tìm kiếm nhà đối tác; chịu trách nhiệmtrước cơ quan pháp luật và nhà nước; là chủ tài khoản công ty; chủ tịch hội đồngtuyển dụng; thực hiện kí kết hợp đồng kinh tế…

- GĐ sản xuất:

Người trực tiếp chỉ đạo lĩnh vực sản xuất mình phụ trách, do giám đốc công ty

bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của giám đốc công ty ; cónhiệm vụ báo cáo cho Tổng Giám đốc, được ủy quyền kí kết các hợp đồng sản xuấtcửa với khách hàng; phó chủ tịch hội đồng tuyển dụng

GĐ Sản xuất

Phòng

kế toán TC

Phòng

thiết kế

tính giá

Phòng chămsóc khách hàng

Phòng Marketing

Phòng Kỹ thuật

Phòng

hành

chính

nhân sự

Trang 16

Người trực tiếp chỉ đạo lĩnh vực kinh doanh mình phụ trách và báo cáo chotổng Giám đốc, được ủy quyền kí kết hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu cửa với cácđối tác trong và ngoài nước

- Phòng hành chính nhân sự:

Người quản lý chặt chẽ lao động hằng năm về mặt số lượng và chất lượng, raquyết định khen thưởng, xử phạt công nhân, tham mưu cho tổng giám đốc về tổ chứcsắp xếp lao động

- Phòng thiết kế tính giá

Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu,nhân công và sản xuất chung để đưa ra giáthành sản phẩm một cách hợp lý nhất; đồng thời thiết kế, nghiên cứu mẫu mã từngloại sản phẩm, tính năng và tính giá thành cho từng đơn đặt hàng…

- Phòng Marketing:

Tham mưu cho ban giám đốc xây dựng kế hoạch ngắn, trung và dài hạn đồngthời quảng bá và giới thiệu sản phẩm các loại cửa và công dụng, giá thành của chúngcho khách hàng

- Phòng chăm sóc khách hàng

Khách hàng sẽ được tư vấn với các dịch vụ bảo hành, bảo trì, hỗ trợ lắp đặtcửa, hỗ trợ kĩ thuật thông qua số hotline của công ty 0943.000.888

- Phòng quản lý bán hàng:

Trang 17

Nắm rõ thông tin về đại lý các cấp, các kênh bán buôn và bán lẻ cửa cuốntrong và ngoài nước Chủ động liên hệ với khách hàng để bàn giao sản phẩm Đưa racác chính sách ưu đãi với khách hàng để mở rộng thêm nhiều thị trường mới.

1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty

1.4.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây :

(Số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2012,2013 và 2014)

Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012,2013 và 2014

Đơn vị tính : Việt Nam đồng

Vì vậy, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng thay đổi theo vàdẫn đến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cũng có nhiều biến động trong những nămqua.Cụ thể là: Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2013 là 101.060.178 thấp hơn209.574.434 chỉ bằng 32,53% so với năm 2012 Năm 2014 lợi nhuận đã tăng lên con

Trang 18

số 124.590.153 so với năm 2013, tức là cao hơn 23.529.975 tương ứng với tốc độtăng 23,28% so với năm 2013.

Tuy lợi nhuận kế toán trước thuế tăng giảm không đều giữa các năm nhưngkhi so sánh mối quan hệ giữa doanh thu và giá vốn hàng bán năm 2013 cứ một trămđồng doanh thu cần 88,67 đồng giá vốn hàng bán, nhưng năm 2014 cứ một trămđồng doanh thu sinh ra chỉ cần 85,06 đồng giá vốn Điều này chứng tỏ công ty đã cốgắng rõ rệt trong công tác quản lý chi phí, tổ chức sản xuất, tiết kiệm được tiền vốngiúp tăng lợi nhuận Công ty cần tiếp tục phát huy, thực hiện tốt công tác hạch toán

kế toán chi phí, giá thành nhằm đạt kết quả cao hơn nữa

1.4.2 Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây

Tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Namnăm 2014 đều tăng lên so với năm 2013 là 40.530.521.600 Do nền kinh tế thị trườngnói chung, những năm gần đây tình hình tài chính của công ty bị giảm: khoản phảithu năm 2014 tăng nhiều so với năm 2013, năm 2014 khoản phải thu tăng8.296.540.157 đồng; điều này chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều

Đa số các công trình hoàn thành nhưng chưa thu được tiền từ bên phía kháchhàng làm vốn kinh doanh của công ty bị giảm sút, cộng với việc mua sắm thêm 1 sốTSCĐ như máy cắt tôn, máy tạo sóng thủy lực… đã làm công ty gặp 1 số khó khănnhất định Đó là lý do tình hình tài chính của công ty những năm gần đây có nhiềubiến động

Trang 19

Bảng 1.2 Tình hình tài chính của công ty trong 2 năm gần đây

ĐVT: VNĐ

I Tài sản ngắn hạn 101.329.253.691 110.173.406.3001.Tiền và tương đương tiền 11.630.318.475 33.465.677.9702.Khoản phải thu ngắn hạn 68.411.188.183 76.707.728.340

2 LNST chưa phân phối

Trang 20

TM, th toán

Kế toán TSCĐ, CCDC

Kế toán tiền lương

Thủ quỹ kiêm thủ kho

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU

TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CỬA VIỆT NAM

2.1 Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam có bộ máy kế toán được tổ chứctheo hình thức tập trung

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức kế toán của công ty

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm nhận chứng từ, hóa đơn, các báo cáo tàichính của các nhân viên kế toán trong từng phần hành ở cả 2 cơ sở sản xuất và cơ sởkinh doanh để kiểm tra, vào sổ hoặc xử lý số liệu rồi nộp cho kế toán trưởng xem xét

và ký duyệt Kế toán trưởng dựa vào những tổng hợp ấy để tham mưu cho nhà quảntrị đưa ra những quyết định kinh tế hợp lý

Kế toán vật tư và tính giá thành: Kế toán tính giá thành phẩm ,tiêu thụ thànhphẩm: Theo dõi chi phí của các phân xưởng sản xuất và toàn bộ công ty Thực hiệntính giá sản phẩm, theo dõi số lượng (nhập, xuất,tồn) và giá trị thành phẩm, tình hìnhtiêu thụ thành phẩm

Kế toán tiền mặt, thanh toán: Theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửingân hàng, theo dõi hợp đồng kinh tế, dự án đầu tư tại các ngân hàng trên và công nợphải trả đối với các đơn vị ngoài công ty, thường xuyên yêu câu các đơn vị làm biênbản đối chiếu công nợ để làm cơ sở thanh toán

Trang 21

Kế toán công nợ,TSCĐ, NVL, CCDC: Theo dõi tình hình tăng, giảm, hiện có

của TSCĐ, xác định mức khấu hao của TSCĐ, tình hình nhập, xuất, tồn, hiện có đốivới những NVL, CCDC không tính trực tiếp được

Kế toán tiền lương: Tính toán lương phải trả hàng tháng cho CBCNV theoquy định hiện hành, theo dõi việc thu, nộp BHXH, BHYT và quyết toán các khoảnbảo hiểm trên với cơ quan bảo hiểm

Thủ quỹ(kiêm thủ kho):Quản lý tiền mặt của công ty, theo dõi tình hình thuchi hàng ngày để ghi sổ quỹ, lập báo cáo quỹ ( định kỳ) Đồng thời theo dõi tình hìnhnhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm, công nợ phải trả cho ngýờibán, phải thu của ngýời mua

2.1.1 Các chính sách kế toán chung

Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ: Trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)

Phương pháp khấu hao TSCĐHH: Phương pháp đường thẳng

Phương pháp tính thuế: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: giá gốc

Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyềnPhương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên

và sai sót trong quá trình lập

Các nhóm chứng từ cơ bản mà công ty sử dụng:

Nhóm chứng từ phản ánh tiền lương: hợp đồng lao động, bảng chấm công,phiếu lương và các phụ cấp theo lương có kí nhận, bảng tổng hợp lương

Trang 22

Nhóm chứng từ mua bán hàng hóa: hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, biênbản nghiệm thu hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn cước phí vận chuyển, dịch vụmua ngoài.

Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếuthanh toán tạm ứng…

Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ,bản đánh giá lại TSCĐ,bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, phiếu yêu cầu sản xuất…

Quy trình luân chuyển chứng từ tại công ty:

- Kiểm tra chứng từ kế toán

Đây là bước đầu tiên của công việc xử lý chứng từ kế toán: kế toán phải căn

cứ vào yếu tố ghi trên chứng từ kế toán để tiến hành kiểm tra tính hợp lý,hợp lệ củachứng từ

- Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán

Là việc quy định cụ thể đường đi của từng loại chứng từ kế toán đến các bộphận, đơn vị, cá nhân có liên quan và quy định về thời gian sử dụng chứng từ ở từng

bộ phận đó

- Bảo quản lưu trữ chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán sau khi luân chuyển tới các bộ phận chức năng thực hiện ghi

sổ kế toán, thông tin kinh tế sẽ bảo quản, lưu trữ theo quy định của nhà nước để vàonơi an toàn, chống mối mọt, theo thứ tự ngăn nắp Bảo quản lưu trữ để có thể sửdụng lại cho mục đich tra cứu, thanh tra kinh tế được thuận tiện

2.1.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam tổ chức vận dụng hệ thống kếtoán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính

Trang 23

Hệ thống tài khoản kế toán của công ty cơ bản là đầy đủ, bao quát các loại tàikhoản đầu 1 đến tài khoản đầu 9.

Một số tài khoản chính công ty sử dụng là:

TK 111: Tiền mặt tại quỹ

TK 1111: Tiền mặt Việt Nam đồng

TK 112: Tiền gửi ngân hàng

TK 11211: Tài khoản VNĐ tại ngân hàng ACB

TK 11212: Tài khoản VNĐ tại ngân hàng VCB

TK 11213: Tài khoản VNĐ tại ngân hàng SHBC

TK 113: Tiền đang chuyển

TK 1131: Tiền đang chuyển –tiền Việt Nam

TK 2137: công thức, kiểu mẫu, thiết kế

TK 2138: TSCĐ vô hình đang triển khai

TK 212: Tài sản cố định thuê tài chính

TK 141: Tạm ứng

TK 141L: Tạm ứng lương

TK 141M: Tạm ứng mua NVL, CCDC

TK 141K: Tạm ứng khác

Trang 24

TK 511: Doanh thu hoạt động tài chính

Cách thức mở tài khoản chi tiết đối với hàng tồn kho

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cửa Việt Nam đã áp dụng phương pháp

kê khai thường xuyên để theo dõi hàng tồn kho: theo dõi một cách thường xuyên tìnhhình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho trên các tài khoản tương ứng Khiphát sinh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hàng tồn kho kế toán ghi Nợ các tài khoảnhàng tồn kho, đối ứng Có các tài khoản liên quan Khi xuất kho để sử dụng hay tiêuthụ kế toán ghi Có các tài khoản hàng tồn kho, đối ứng Nợ các tài khoản liên quan

Số dư trên Nợ các tài khoản hàng tồn kho phản ánh giá trị hàng tồn kho tồn đầu kỳhoặc tồn cuối kỳ

Để hạch toán hàng tồn kho kế toán công ty đã sử dụng các tài khoản 15:

TK 151 _ Hàng mua đang đi đường

TK1561 _ Giá mua hàng hoá

TK1562 _ Chi phí thu mua hàng hoá

TK 157 _ Hàng gửi bán

TK 159_Dự phòng giảm giá HTK

Cách thức mở tài khoản chi tiết đối với doanh thu

Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương

tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo radoanh thu và không được ghi nhận là doanh thu Doanh thu phải được theo dõi riêng

Trang 25

biệt theo từng loại doanh thu: DT bán hàng, DT cung cấp dịch vụ, DTtiền lãi, tiềnbản quyền,cổ tức và LN được chia Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảmtrừ DT phải được hạch toán riêng biệt Các khoản giảm trừ DT được tính trừ vào DTghi nhận ban đầu để xác định DT thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của

kỳ kế toán Cuối kỳ Kế toán phải xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào TK 911-Xác định kết quả kinh doanh Các TK thuộc loại TK doanh thu đều không có số dưcuối kỳ

Tài khoản sử dụng: TK511, 512, 521,531, 532, 632, 333

Tài khoản 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 5 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 5111 – DT bán hàng hoá: Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của

khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp

Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh DT của khối

lượng sản phẩm được xác định là đã bán trong một kỳ của doanh nghiệp

Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh DT của khối lượng

dịch vụ đã hoàn thành,cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ

Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Dùng để phản ánh các khoản

doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụcung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước

Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: dùng để phản

ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất động sảnđầu tư

DTBH bị trả lại,Khoản giảm giá hàng bán, Khoản chiết khấu thương mại kếtchuyển cuối kỳ Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911

Cách thức mở tài khoản chi tiết đối với chi phí:

*TK 621-Chi phí NVL trực tiếp có 2 TK cấp 2

TK 6211- Chi phí NVLTT chính

TK 6212- Chi phí NVLTT phụ

*TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

*TK 627- Chi phí sản xuất chung, có 6 Tk cấp 2:

Trang 26

TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương,các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sảnxuất;trích BHXH, BHYT,KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành

TK 6272 - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phânxưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, CCDC của phân xưởng

TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về CCDC xuất dùngcho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,

TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùngtrực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng chungcho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,

TK 6275 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ muangoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phí sửachữa, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ

TK – 6276-Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài cácchi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất

*TK 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2:

TK 6411 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho NV bán hàng,

NV đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá,

TK 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuấtdùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm

TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí CCDC phục vụ choquá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá …

TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phậnbảo quản, bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển

TK 6415 - Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sảnphẩm, hàng hoá

TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh chi phí phục vụ cho bán hàngnhư tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đibán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu

TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phátsinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên

Trang 27

*Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 TK cấp 2, tương tự TK641

TK 6421- Chi phí NV quản lý: tiền lương,BHXH, BHYT,KPCĐ nhà quản lí

TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí VL dùng cho quản líTK6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng VPTK6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ

TK6425 - Thuế, phí và lệ phí: thuế môn bài, tiền thuê đất,phí, lệ phí khác

TK 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòiTK6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoàiTK6428 - Chi phí bằng tiền khác

2.1.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký Chung

Hệ thống sổ của công ty bao gồm

-Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái các tài khoản TK 111, TK 112, TK 131, TK 331,

TK 151, TK 152, TK 153, TK 311, TK 334, TK 621, TK 622, TK 623, TK 627……

-Sổ kế toán chi tiết: Thẻ kho, Sổ chi tiết thanh toán với người bán, Sổ chitiếtthanh, toán với người mua,Bảng kê nhập vật liệu, Bảng kê xuất vật liệu, Sổ chitiết tiền gửi ngân hàng…

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổNhật ký chung, từ đó ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị

có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liênquan.Cuối năm(quý, tháng),cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chitiết kế toán lập các báo cáo tài chính Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng sốphát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng sốphát sinh có trên sổ nhật ký chung trong cùng kỳ

Trang 28

Sơ đồ 2.2 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra

2.1.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán

Báo cáo tài chính:

Hiện nay, Công ty Cổ phần ĐT và PT Cửa Việt Nam lập báo cáo tài chínhtuân thủ các yêu cầu quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 –đã được quy định theoquyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006:

Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01_DNN

Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02_DNN

Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09_DNN

Các báo cáo này thường được lập và gửi cho cơ quan quản lý nhà nước vàocuối năm tài chính (31/12)

Báo cáo quản trị:

Công ty đang sử dụng các loại báo cáo quản trị là BCQT phục vụ chức năngđiều hành, BCQT phục vụ chức năng kiểm soát và BCQT phục vụ chức năng raquyết định

Trang 29

Nhóm tài khoản 11 – Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:

Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2

TK 1111 – Tiền Việt Nam

TK 1112 – Ngoại tệ

TK 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng có 3 TK cấp 2

TK 1121 – Tiền Việt Nam

TK 1122 – Ngoại tệ

TK 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

TK11211: Tài khoản VND tại ngân hàng AGB

TK11212: Tài khoản VND tại ngân hàng VCB

TK11213: Tài khoản VND tại ngân hàng SHB

TK11221: Tài khoản USD tại VCB

Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển có 2 TK cấp 2

TK 1131 – Tiền Việt Nam

TK 1132 – Ngoại tệ

2.2.1.3 Hạch toán chi tiết

TK111 Khi xuất quỹ tiền mặt thì kế toán phải viết phiếu chi và khi thu vềnhập quỹ thì kế toán viết phiếu thu Mỗi phiếu thu và phiếu chi kế toán đều phải làm

3 liên, liên 1 lưu lại kế toán tiền mặt, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 giao cho thủquỹ Khi viết phiếu thu, phiếu chi xong kế toán tiến hành định khoản

Phiếu thu : Nợ TK 111/ Có TK LQ

Phiếu chi : Nợ TK LQ /Có TK 111

Từ các chứng từ gốc kế toán vào bảng kê chi tiết và chứng từ ghi sổ Sau đóvào sổ quỹ tiền mặt Sau khi vào sổ quỹ, kế toán vào sổ cái TM Cuối tháng, căn cứvào sổ cái TM, kế toán ghi vào bảng cân đối tài khoản, kế toán tiền gửi ngân hàng:Khi công ty chi trả bằng tiền gửi thì kế toán thanh toán viết phiếu uỷ nhiệm chi và

Trang 30

Chứng từ về tiền mặt (P.thu,

P.chi, HĐ GTGT

Sổ Nhật Ký chung

khi nhận thì kế toán viết phiếu ủy nhiệm thu Phiếu được làm 3 liên : 1 liên giao chongân hàng, 1 liên giao cho khách hàng và 1 liên kế toán công ty giữ

Khi trả bằng TGNH kế toán định khoản : Nợ TK LQ/ Có TK 112

Khi nhận bằng TGNH kế toán định khoản : Nợ TK 112/ Có TK LQ

2.2.1.4 Hạch toán tổng hợp

Sơ đồ 2.3 Hạch toán tổng hợp TM, TGNH (phụ lục 16)

Tiền mặt

Hằng ngày, kế toán căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán,

và các chứng từ khác có liên quan đã được kiểm tra tính hợp lệ để ghi vào sổ Nhật kýchung Đồng thời, ghi vào sổ kế toán chi tiết tiền mặt

Từ sổ Nhật ký chung, kế toán tiền hành ghi vào sổ Cái của tài khoản: TK 111

để theo dõi.Cuối tháng, đối chiếu số liệu trên sổ quỹ tiền mặt và sổ Cái tài khoản tiềnmặt Căn cứ vào số liệu ghi trên sổ Cái, kế toán tiến hành cộng sổ Cái để lập bảngCân đối số phát sinh, làm căn cứ để lập BCTC

Sơ đồ 2.4: Trình tự luân chuyển chứng từ

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu,kiểm tra

Trang 31

2.2.2 Tổ chức hạch toán Tài sản cố định

2.2.2.1 Chứng từ

Các chứng từ liên quan đến tài sản cố định như: Biên bản giao nhận TSCĐ,Hóa đơn GTGT, Bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ,Một số chứng từ khác có liênquan

2.2.2.2 Tài khoản

Tài khoản 211 - tài sản cố định

Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định

Các sổ sử dụng: Sổ nhật kí chung, Sổ cái TK211,214,TSCĐ, Bảng tổng hợpTSCĐ

2.2.2.3 Hạch toán chi tiết

Tại phân xưởng:Mỗi một loại TSCĐ được theo dõi trên 1 sổ hoặc một sốtrang và ghi chi tiết đầy đủ các số liệu Sổ này là căn cứ để xác định giá trị TS hiện

có và đồng thời cũng là căn cứ để bộ phận kế toán hạch toán TSCĐ trong DN

Tại phòng kế toán: kế toán theo dõi chặt chẽ mọi trường hợp biến động, vàphải lưu giữ đầy đủ các chứng từ Tất cả các biên bản như giao nhận TSCĐ, đánh giálại TSCĐ đều có một bản lưu giữ lại phòng kế toán và có chữ ký xét duyệt

Quy trình hạch toán:

Đánh số hiệu cho TSCĐ

Lập thẻ TSCĐ hoặc vào sổ chi tiết TSCĐ theo từng đối tượng tài sản(Thẻđược lập dựa trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐ, nhằm theo dõi chi tiết từng tài sản, tìnhhình thay đổi NG và GTHM đã trích hằng năm )Sổ này là căn cứ để lập bảng tổnghợp, chi tiết và phải cung cấp được các thông tin cho nhà quản lý về tên, đặc điểm, tỷ

lệ khấu hao một năm, số khâí hao TSCĐ tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐ, lý doghi giảm TSCĐ

Trang 32

2.2.2.4 Hạch toán tổng hợp

Sơ đồ 2.5 Sơ đồ hạch toán TSCĐ( Phụ lục 17)

Sau đây là trình tự luân chuyển chứng từ TSCĐ

Sơ đồ 2.6: Trình tự luân chuyển chứng từ TSCĐ

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kì

Đối chiếu, kiểm tra

Nhật Ký Chung

Sổ cái TK 211, 214

Thẻ tài sản cố định

Sổ tài sản cố định Chứng từ về TSCĐ

Trang 33

2.2.3 Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

Các sổ sách liên quan đến công tác kế toán NVL, CCDC

Sổ nhật kí chung, Sổ cái TK152,153, Bảng tổng hợp chi tiết NVL, Các sổ liên

quan khác

2.2.3.3 Hạch toán chi tiết

Kế toán Công ty sử dụng sổ kế toán chi tiết để ghi chép tình hình xuất– nhậpkho từng vật tư, hàng hoá theo số lượng và giá trị Khi nhận được chứng từ nhập,xuất của thủ kho kế toán kiểm tra lại và hoàn chỉnh chứng từ, căn cứ vào chứng từnhập xuất kho để ghi vào sổ kế toán chi tiết VL, CCDC Cuối tháng kế toán tiến hànhlập bảng kê xuất,nhập,tồn, sau đó đối chiếu: Sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủkho +Số liệu dòng tổng cộng trên bảng kê nhập xuất tồn với số liệu trên sổ kế toántổng hợp +Số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế

Tài khoản sử dụng : TK152, TK153 – chi tiết tài khoản được tập hợp ở cấp 2

Trình tự ghi sổ :

Khi hoá đơn về và hàng về tại kho thì thủ kho kiểm tra số lượng và chấtlượng, nếu không có vấn đề gì thì tiến hành nhập kho Kế toán lập phiếu nhập kho.PNK có 3 liên: 1 liên giao cho thủ kho,1 liên giao cho người bán, còn 1 liên kế toántổng hợp giữ Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán vào sổ chi tiết vật tư, CCDC Sau

đó vào bảng kê chi tiết và chứng từ ghi sổ Từ chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái152,153 Cuối tháng căn cứ vào sổ cái TK152,153 và sổ cái tài khoản liên quan(TK111, TK112, TK331 ….) kế toán vào bảng cân đối tài khoản

2.2.3.4 Hạch toán tổng hợp

Sơ đồ 2.7 : Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ ( phụ lục 18)

Trang 34

Trình tự ghi sổ

Căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, kế toán tiến hành ghi các nghiệp vụ phátsinh liên quan đến vật tư vào sổ nhật kí chung Sau đó, ghi vào sổ cái TK 152 Đồngthời, từ các chứng từ gốc, kế toán ghi chép vào sổ chi tiết NVL, sau đó lập bảng tổnghợp chi tiết vật liệu.Cuối tháng(quý hoặc năm), căn cứ vào số liệu ghi trên sổ cái, kếtoán tiến hành cộng sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh.Đối chiếu, kiểm tra sốliệu trên bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết vật liệu Nếu số liệu trênhai tháng trùng hợp nhau, lấy đó làm căn cứ để lập BCTC

Sơ đồ 2.8: Trình tự luân chuyển chứng từ về NVL, CCDC

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Đối chiếu, kiểm tra

2.2.4 Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.2.4.1 Chứng từ

Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảohiểm xã hội, Các chứng từ khác có liên quan

Sổ nhật ký chung

Sổ cái tài khoản 152,153

Sổ chi tiết nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ

Bảng tổng hợp NVL, CCDC

Các chứng từ về NVL,

CCDC( PNK,PXK,Bảng

phân bổ NVL,CCDC…)

Trang 35

TK 3389-bảo hiểm thất nghiệp

2.2.4.3 Hạch toán chi tiết

Hàng ngày tổ trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình quản lý

để chấm công cho từng người trong ngày và ghi vào bảng chấm công.(có chấm côngtheo ngày, theo giờ và tăng ca) Sau đó căn cứ vào phiếu xác nhận lao động (theo sảnphẩm hoặc có tổ là khoán theo công việc) để lập bảng thanh toán tiền lương từ Bảngchấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc côngviệc hoàn thành; chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi vàphát lương Bảng này lưu tại phòng kế toán

Đối chiếu, kiểm tra

Nhật ký chung

Sổ cái TK 334,

338

Sổ chi tiết TK 334,338

Bảng tổng hợp lương và các khoản trích theo lương Chứng từ về lao động tiền lương

Ngày đăng: 04/07/2016, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w