1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập kế toán: Thực trạng hạch toán kế toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

53 379 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 11,94 MB

Nội dung

MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1 MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 PHẦN 1 – TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT Á CHÂU 6 1.1.Sự hình thành và phát triển của đơn vị 6 1.1.1Giới thiệu về công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 6 1.1.2.Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 6 1.1.3.Một số hình ảnh sản phẩm công ty đang phân phối: 7 1.2.Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 7 1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức trong công ty CP Đầu Tư SX Á Châu 7 PHẦN 2 – HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SẢN XUẤT Á CHÂU 10 2.1. Những vấn đề chung về công tác kế toán tại cty CP ĐT Sản Xuất Á Châu 11 2.1.1.Các chính sách kế toán chung được áp dụng tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 11 2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 11 2.1.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 14 2.Các phần hành hạch toán kế toán công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu. 16 2.1.Kế toán quản trị 16 2.2.Kế toán tài chính 16 2.2.1.Hạch toán tài sản cố định tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 16 2.2.1.1.Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của tài sản cố định 16 2.2.1.2. Phân loại , đánh giá tài sản cố định : 17 2.2.1.5.Hạch toán khấu hao tài sản cố định 28 2.2.3.5.Phân loại công nhân viên và phân loại quỹ lương, quỹ thưởng tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu. 32 2.2.2.7.Hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền lương tại công ty CP đầu tư sản xuất Á Châu. 34 2.2.2.8.Hạch toán các khoản trích theo lương 38 2.2.3.Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty cổ phần Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 39 2.2.3.1.Phương thức tiêu thụ hàng trong công ty: 39 2.2.3.3 Kế toán bán hàng 40 2.2.3.4.Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 42 2.2.3.5.Hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh 46 2.2.3.5.1. Cách xác định kết quả kinh doanh 46 2.2.3.5.2.Hạch toán kết quả kinh doanh 46 PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIÊN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SẢN XUẤT Á CHÂU 48 3.1 Nhận xét về tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 3.1.1..Ưu điểm: 48 3.1.2. Nhược điểm : 48 3.2. Nhận xét về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu…………………………………………………………………………………. 50 3.2.2Nhược điểm: 49 3.3 Một số ý kiến đề xuất: 50 KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Trang 2

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

PHẦN 1 – TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT Á CHÂU 6

1.1.Sự hình thành và phát triển của đơn vị 6

1.1.1Giới thiệu về công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 6

1.1.2.Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 6

1.1.3.Một số hình ảnh sản phẩm công ty đang phân phối: 7

1.2.Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 7

1.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức trong công ty CP Đầu Tư SX Á Châu 7

PHẦN 2 – HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SẢN XUẤT Á CHÂU 10

2.1 Những vấn đề chung về công tác kế toán tại cty CP ĐT Sản Xuất Á Châu 11

2.1.1.Các chính sách kế toán chung được áp dụng tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 11 2.1.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 11

2.1.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 14

2.Các phần hành hạch toán kế toán công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 16

2.1.Kế toán quản trị 16

2.2.Kế toán tài chính 16

2.2.1.Hạch toán tài sản cố định tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 16

2.2.1.1.Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của tài sản cố định 16

2.2.1.2 Phân loại , đánh giá tài sản cố định : 17

2.2.1.5.Hạch toán khấu hao tài sản cố định 28

2.2.3.5.Phân loại công nhân viên và phân loại quỹ lương, quỹ thưởng tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 32

2.2.2.7.Hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền lương tại công ty CP đầu tư sản xuất Á Châu 34

2.2.2.8.Hạch toán các khoản trích theo lương 38

2.2.3.Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty cổ phần Đầu Tư Sản Xuất Á Châu 39

2.2.3.1.Phương thức tiêu thụ hàng trong công ty: 39

2.2.3.3 Kế toán bán hàng 40

2.2.3.4.Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 42

2.2.3.5.Hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh 46

2.2.3.5.1 Cách xác định kết quả kinh doanh 46

2.2.3.5.2.Hạch toán kết quả kinh doanh 46

PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIÊN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SẢN XUẤT Á CHÂU

48

Trang 3

3.1 Nhận xét về tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

3.1.1 Ưu điểm: 48

3.1.2 Nhược điểm : 48

3.2 Nhận xét về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu……… 50

3.2.2Nhược điểm: 49

3.3 Một số ý kiến đề xuất: 50

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độnhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với sựphát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại vàkinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc

Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước đưa nền kinh tế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới Việt Nam cũng làmột vùng đất hứa đối với các đối tác trong khu vực và thế giới về thị trường thực phẩmchức năng (TPCN) Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năngnhững cơ quan bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thểtình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây

Công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu là một trong những công ty đầu tiên ởViệt Nam kinh doanh và phân phối các sản phẩm TPCN hỗ trợ làm đẹp xuất xứ từNhật Bản Qua tìm hiểu thực tế tại công ty, đã giúp em phần nào hiểu rõ hơn về cácsản phẩm này, và quy trình hạch toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

Thời gian thực tập tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu đã giúp em hoànthiện báo cáo này Báo cáo gồm những nội dung sau:

Phần 1 - Tổng quan về công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

Phần 2 - Thực trạng hạch toán kế toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu Phần 3- Một số nhận xét và kiến nghị về tổ chức quản lý sản xuất và các phần hành kế toán tại công ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất Á Châu.

Trong thời gian thực tập tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu em đã nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của chị Nguyễn Thị Nhâm – kế toán trưởng và của các anhchị kế toán phòng Tài chính - Kế toán của công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu Tuynhiên do thời gian thực tập và kiến thức của em còn hạn chế nên không tránh khỏi

những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô Trần Thị Thu Huyền để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên

Nguyễn Thị Thu

Trang 5

Tài sản cố địnhChi phí

Thực phẩm chức năngCông cụ, dụng cụChiết khấu thương mạiGiảm giá hàng bánHàng bán trả lạiSản xuất kinh doanh

Cổ PhầnDoanh nghiệp nhỏCông nghiệp

Kê khai thường xuyênHóa đơn

Kết chuyểnDoanh thuHàng bánTiền gửi ngân hàngTiền mặt

Tài khoản

Trang 6

PHẦN 1 – TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU

TƯ SẢN XUẤT Á CHÂU 1.1 Sự hình thành và phát triển của đơn vị

1.1.1 Giới thiệu về công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

- Tên tiếng việt: Công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

- Tên giao dịch: Asia Production Investment JSC

- Tên viết tắt : API., JSC

- Người đại diện: Phạm Thị Vân Anh

- Trụ sở chính: Số 98 Hào Nam, Ô Chợ Dừa Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: (84-4) 3.513.4116 Fax: (84-4) 39845318

Được thành lập vào năm 2005, Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất Á Châu (API)

là một công ty chuyên phân phối các sản phẩm tiêu dùng của Nhật Bản có chấtlượng đảm bảo, tin cậy cao đối với rất nhiều người Việt Nam Mục tiêu lâu dài củacông ty là giúp người tiêu dùng Việt Nam hiểu được những lợi ích to lớn của cácsản phẩm dinh dưỡng bổ sung, các loại vitamin, khoáng chất, thực phẩm chức năng,dược thảo… Một mặt làm việc sâu sát với những nhà sản xuất Nhật Bản để giớithiệu và cung cấp những nguồn sản phẩm có uy tín cao và chất lượng tốt tới ngườitiêu dùng Việt Nam

1.1.2.Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

1 Chuyên phân phối thực phẩm chức năng xuất xứ từ Nhật Bản

Trang 7

1.2.Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

1.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức trong công ty CP Đầu Tư SX Á Châu

Bộ máy quản lý là những người đứng đầu công ty, chịutrách nhiệm hoạt động của công ty thông qua các phương án chỉ đạo cụ thể và có biệnpháp tối ưu để phù hợp với tình hình phát triển của bộ máy quản lý; phải tổ chức gọnnhẹ , tiện theo dõi toàn công ty được liên tục, kịp thời nhất là trong cơ chế thị trường.Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất Á Châu đã tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trựctuyến chức năng nhằm phù hợp với điều kiện, tình hình của công ty

Sơ đồ : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

1.2.2 Chức năng quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất Á Châu

Hội đồng quản trị: Đứng đầu công ty Hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản

trị và bầu ra giám đốc

Giám đốc công ty: là người đại diện cho Hội đồng quản trị điều hành công

ty, chịu trách nhiệm trước cổ đông và Hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh, nghĩa

trị

Trang 8

vụ đối với Nhà nước, là đại diện pháp nhân theo qui định của pháp luật, đại diện chotoàn NV trong Công ty Giám đốc có quyền quyết định về cơ cấu tổ chức bộ máy quản

lý đưa công ty đi vào hoạt động có hiệu quả

Phòng kế toán - Tài chính: Giải quyết các công việc về kế toán tài chính,

nhân sự, thống kê, vốn, tiền tệ phục vụ sản xuất kinh doanh tổ chức đời sống của công

ty Giúp cho giám đốc nắm bắt được thông tin về quá trình sản xuất kinh doanh, quản

lý và phản ánh sự vận động của tài sản

Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm điều hành, giám sát, cung cấp nguyên vật

liệu, thiết bị đầu vào cho quá trình sản xuất Thực hiện kế hoạch cung ứng sản phẩmtiêu thụ trên thị trường, nghiên cứu thị trường và thực hiện các chiến lược marketingtrên thị trường

Phòng Marketing: Xây dựng kế hoạch bán hàng trước mắt và lâu dài, lập

phương án hỗ trợ về hình ảnh, tờ rơi post tới bộ phận kinh doanh Đề xuất và xây dựngcác chiến lược kinh doanh trình lên ban giám đốc……

1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu.

Do công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu là công ty chuyên nhập khẩu và phânphối hàng thực phẩm chức năng Nên các khách hàng của công ty sẽ được phân chiatheo: các đại lý phân cấp, đại lý độc quyền….Bởi vậy quy trình bán hàng tại công tykhá đơn giản và khép kín :

1 Đối tượng khách hàng mà công ty hướng tới: Các trung tâm chăm sóc sức khỏe

4 Sau khi có đơn đặt hàng, phòng kinh doanh sẽ chuyển về phòng kế toán Phòng

kế toán có trách nhiệm về điều khoản thanh toán, và báo về kho để kho chuẩn bị hàng

và xuất hàng

Trang 9

1.4 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu.

Biểu số :Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm gần đây

Đơn vị tính: VNĐ

Tổng doanh thu 2.446.728.746 3.536.773.963 5.624.156.693Tổng chi phí 2.313.533.719 3.402.626.842 5.468.482.685Nộp ngân sách nhà nước 33.298.756 33.536.780 38.918.502

Thu nhập bình quân nhân viên 3.550.000 3.850.000 4.125.000

Cụ thể , doanh thu bán hàng năm 2013 có sự tăng mạnh, và lợi nhận sau thế tăng 16%

so với năm 2012

Qua số liệu trên ta nhận thấy sự tăng trưởng về mọi mặt điều đó chứng tỏ rằngcông ty kinh doanh có hiệu quả, đời sống cũng như thu nhập của người lao độngđược cải thiện, nâng cao hơn, đó cũng là động lực khiến cho người lao động tận tâm vàhết sức đóng góp cho công ty

Trang 10

PHẦN 2 – HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU

TƯ SẢN XUẤT Á CHÂU

2.1 Những vấn đề chung về công tác kế toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

2.1.1.Các chính sách kế toán chung được áp dụng tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm

- Đơn vị tiền sử dụng ghi chép kế toán : VNĐ

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ

- Phương pháp kế toán TSCĐ: Phương pháp khấu hao áp dụng khấu hao theo đườngthẳng, nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo trị giá vốn thực tế

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên., nguyên tắc ghi nhậnhàng tồn kho theo giá thực tế

2.1.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tếphát sinh đồng thời là phương tiện thông tin về kết quả của một nghiệp vụ kinh tế.Trong bất kỳ một đơn vị nào, vận dụng chế độ chứng từ là một khâu đầu tiên trongkhâu tổ chức hạch toán kế toán

Chế độ chứng từ kế toán tại Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất Á Châu luôn tuânthủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành Các chứng từ công ty sử dụng đều theo đúngnội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của luật kế toán, các văn bảnpháp luật khác liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này Cácchứng từ có thể được lập bởi các nhân viên trong công ty

Trang 11

Các loại chứng từ không bắt buộc:

1 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH

7 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa 05-VT

TK 511- Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

TK 653- Phản ánh giá vốn hàng bán

TK 642- Phản ánh chi phí phát sinh liên quan tới bộ phận quản lý doanh nghiệp

TK 641- Phản ánh chi phí phát sinh khi tiêu thụ hàng : chi phí lương trả cho nhânviên bán hàng, hoa hồng trả cho đại lý,

2.1.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại công ty CP ĐT SX Á Châu

Với hình thức nhật ký chung, Công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu sử dụng hệthống sổ kế toán chi tiết tổng hợp, báo cáo tài chính theo chế độ quy định:

- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết hàng hóa,bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng, phải trả người bán

- Sổ kế toán chi tiết: sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phải thu khách hàng, sổ theodõi TSCĐ và công cụ dụng cụ, sổ chi tiết phải trả người bán

- Báo cáo tài chính gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh,báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 12

Sơ đồ : Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty Cổ phần Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

Chú thích:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghitrên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn

vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, cácnghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặcbiệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụphát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phùhợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thờivào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 13

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối sốphát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảngtổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báocáo tài chính

Về nguyên tắc: Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số

phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật kýchung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùnglặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

2.1.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được tuân thủ theo quyết định số48/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 14/09/2006 gồm:

- Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN)

- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (mẫu B02-DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03-DN)

- Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN)

- Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu 02Đ- TNDN)

Báo cáo tài chính được lập theo năm và được nộp cho Chi Cục Thuế Đống Đa- 53Hoàng Cầu, Hà Nội Thời hạn nộp báo cáo tài chính là trước ngày 31/03 của năm tàichính tiếp theo

2.1.6 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Đầu Tư SX Á Châu

Bộ máy kế toán là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống kiểm soátnội bộ của doanh nghiệp Chất lượng, trình độ của đội ngũ kế toán cũng như một cơcấu tổ chức bộ máy kế toán hợp lý sẽ góp phần không nhỏ làm giảm rủi ro kiểm soát,làm tăng độ tin cậy của những thông tin kế toán nói chung và của báo cáo tài chính nóiriêng

Công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu có bộ máy kế toán được tổ chức rất khoahọc hợp lý Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính với phần mềm

kế toán Excel

Phòng kế toán của công ty có 4 người Việc tổ chức bộ máy kế toán của công

ty theo mô hình tập trung và có thể được khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Đầu Tư SX Á Châu

Trang 14

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo:

Quan hệ tác hợp :

Quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán tại công ty Á Châu

Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng tài chính - kế toán, có nhiệm vụ

kiểm tra, giám sát, chỉ đạo trực tiếp việc phân tích, tổ chức điều hành bộ máy kế toánphù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Kế toán trưởng chịutrách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo công việc cho các nhân viên kế toán Hàng tháng, hàngquý kế toán trưởng có trách nhiệm lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và đồng thờichịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan pháp luật về các thông tin kinh tế màmình cung cấp thông qua các báo cáo

Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý, thu, chi tiền của doanh nghiệp.

Kế toán CCDC, tiêu thụ, giá thành: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn hàng

hóa, công cụ dụng cụ, viết thẻ kho, lập bảng kê tổng hợp nhập, xuất và bảng kê chi tiếthàng hóa tiêu thụ Thực hiện tập hợp các khoản chi phí liên quan đến quá trình tiêuthụ hang, và nhập hàng

Kế toán vốn bằng tiền, công nợ, tài sản cố định, lương: Thực hiện tính

lương, thanh toán tiền lương cho nhân viên trong doanh nghiệp và tình hình công nợphải thu, phải trả và tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp

Các bộ phận kế toán có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệchặt chẽ, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau giúp hoàn thành nhiệm vụ kế toán tại công ty

KẾ TOÁN TRƯỞNG

tiêu thụ, giá thành

Kế toán vốn bằng tiền, công nợ, TSCĐ, lương

Trang 15

2.Các phần hành hạch toán kế toán công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu.

2.1.Kế toán quản trị

Kế toán quản trị có vai trò rất lớn trong việc ra quyết định của nhà quản trị, nóliên quan đến sự thành bại của doanh nghiệp Tuy nhiên ở nước ta hiện nay thì việc ápdụng hệ thống kế toán quản trị còn khá mới mẻ, chưa được các doanh nghiệp áp dụngrộng rãi mà thường chỉ quan tâm đến kế toán tài chính

Ở Việt Nam, kế toán quản trị là lĩnh vực tương đối mới mẻ Chính vì thế kếtoán quản trị chưa được áp dụng trong Công Ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á châu, đâychính là một điểm thiếu sót của công ty.Công ty mới chỉ dừng lại ở việc lập lên những

kế hoạch, những mục tiêu nhưng nó chưa đi vào cụ thể và đưa ra những biện pháp đểthực hiện mục tiêu đó.Việc hạch toán trong công ty còn mang tính hình thức đối phó

Kế toán quản trị còn chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng với vai trò của nó trongquản trị doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và trênthế giới, để có thể cạnh tranh trên thị trường thì công ty nên áp dụng kế toán quản trị.Nếu chỉ bằng kinh nghiệm của mình các nhà quản trị khó có thể kiểm soát và đánh giáđược các hoạt động của của từng bộ phận trong doanh nghiệp Để hạn chể rủi ro và đủsức cạnh tranh trên thị trường thì ngay từ bây giờ công ty cần nghĩ đến phát triển lâudài, coi kế toán quản trị là công cụ không thể thiếu để quản trị doanh nghiệp một cách

có hiệu quả

2.2.Kế toán tài chính

2.2.1.Hạch toán tài sản cố định tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

2.2.1.1.Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của tài sản cố định

Khái niệm: Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC có hiệu lực từ 10/06/2013 có

quy định rõ : Tài sản cố định là tài sản thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn sau:

- Thời gian sử dụng từ 1 năm trở nên

Trang 16

- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất.

- Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần

và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất, kinh doanh

- Tài sản cố định giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hưhỏng

Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định

- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tìnhhình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộphận sử dụng, cung cấp thông tin cho kiểm tra, giám sát thường xuyên việc bảo quản,giữ gìn TSCĐ và kế hoạch đầu tư mới cho tài sản cố định

- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinhdoanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ quy định

- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định,giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và công việc sửa chữa

- Tính toán và phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổimới, nâng cấp hoặc tháo gỡ bớt hệ thống làm tăng giảm nguyên giá tài sản cố định

- Tham gia kiểm kê định kỳ hay kiểm tra bất thường tài sản cố định theo quy địnhcủa nhà nước và yêu cầu bảo toàn vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động,bảo quản, sử dụng TSCĐ tại đơn vị nhằm quản lý chặt chẽ hơn và tránh thất thoát haybiển thủ tài sản, đồng thời tham gia đánh giá lại khi cần thiết

2.2.1.2 Phân loại , đánh giá tài sản cố định :

Do tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện,tính chất đầu tư, công dụng và tình trạng sử dụng khác nhau nên để thuận lợi cho việcquản lý và hạch toán tài sản cố định cần phải phân loại tài sản cố định một cách hợp lýtheo từng nhóm với những đặc trưng nhất định

Tài sản cố định trong doanh được phân loại theo hình thái biểu hiện của tài sản gồm : tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chất do doanh

Trang 17

nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thoả mãn những tiêuchuẩn ghi nhận sau:

- Chắc chắn có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản

- Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

- Có thời gian sử dụng trên một năm

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Trong trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ kết hợp vớinhau, mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và cả hệ thống không thểhoạt động bình thường nếu thiếu một trong các bộ phận Nếu do yêu cầu quản lý riêngbiệt, các bộ phận đó có thể được xem như những tài sản cố định hữu hình độc lập Ví

dụ như các bộ phận trong một máy bay

Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất

nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 (Giốngnhư 4 tiêu chuẩn đối với tài sản cố định hữu hình)

* Một số tài sản cố định chính tại doanh nghiệp năm 2013

( VNĐ)

1 Xe ô tô Camry 2.0 (phục vụ cho giám đốc) 890.000.000

………

Áp dụng theo thông tư 45/2013/TT-BTC , một số tài sản trước của doanh nghiệp

có giá trị nhỏ hơn 30.000.000đ, sẽ phải chuyển thành công cụ dụng cụ để phân bổ, thời

Trang 18

gian phân bổ không quá 03 năm, đây cũng là một khó khăn trong việc xử lý và theodõi tài sản của doanh nghiệp.

Đánh giá TSCĐ

- Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá

Nguyên gía TSCĐ mua

Giá mua (chưa

có thuếGTGT)

+

Chi phí lắpđặt chạythử

+

Lệ phítrước

bạ (nếucó)

- Chiết khấu,giảm giá

- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá

-Khấu haolũy kế

Nguyên tắc trích khấu hao

Hiện tại công ty đang sử dụng phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng làchủ yếu:Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theophương pháp khấu hao đường thẳng Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế caođược khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theophương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ Tài sản cố định thamgia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụlàm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súcvật, vườn cây lâu năm

Mức khấu hao phải trích bình

2.2.1.3 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán về tài sản cố định

Khi có TSCĐ tăng do bất kỳ nguyên nhân nào đều phải do ban kiểm nghiệmTSCĐ làm thủ tục nghiệm thu, đồng thời cung với bên giao lập “biên bản giao nhậnTSCĐ” ( 01-TSCĐ) theo mẫu quy định cho từng đối tượng ghi TSCĐ Hồ sơ TSCĐbao gômg: Biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao số liệu kỹ thuật, các hóa đơn, giấyvận chuyển căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ hoặc sổ để hạch toán chi tiếtTSCĐ theo mấu thống nhất thẻ TSCĐ được lập một bản và để tại phòng kế toán đểtheo dõi ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trínhử dụng TSCĐ Sau khi lập xong,

Trang 19

thẻ TSCĐ được đăng ký vào sổ TSCĐ lập chung cho toand công ty 1 quyển và chotừng đơn vị sử dụng 1 quyển.

TSCĐ của công ty giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhượng bán,thanh lý, kiểm kê phát hiện thiếu, đánh giá lại làm giảm giá trị TSCĐ và các nguyênnhân khác

Trong trường hợp TSCĐ giảm , kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúngnhững khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có) Chứng từ chủ yếu là “Biên bản thanh lýTSCĐ” (mẫu số 02-TSCĐ) ban hành theo quyết định số 48/QĐ-BTC ngày 14/09/2006của bộ tài chính Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo tưng trường hợp

cụ thể

Khái quát quy trình luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ qua sơ đồ sau:

Quy trình luân chuyên chứng từ kế toán TSCĐ

Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ

Kế hoạch mua hoặc

Trang 20

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu

Khi phát sinh một mghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, kế toán căn cứ vào chứng từ

có liên quan như: hóa đơn GTGT mua TSCĐ hay biên bản thanh lý TSCĐ, biên bảnsửa chữa TSCĐ đê phản ánh vào sổ nhật ký chung hay vào sổ chi tiết tài khoản TSCĐ,bảng phân bổ khấu hao TSCĐ rồi từ đó điều chỉnh trên báo cao tăng giảm TSCĐ haybáo cáo tăng giảm hao mòn

2.2.1.4 Kế toán tài sản cố định tại công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

Sơ đồ: Hạch toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty CP Đầu Tư Sản

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chính Báo cáo tăng giảm

TSCĐ, báo cáo tănggiảm hao mòn

Trang 21

TK 811 Nhượng bán, thanh lý

TSCĐ

Trang 22

1 Khi có phát sinh nhu cầu cần sử dụng TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinhdoanh, các phòng ban, các bộ phận, lập giấy yêu cầu trình giám đốc ký duyệt Nếu yêugiấy yêu cầu được ký duyệt sẽ được chuyển đến bộ phận mua hàng Bộ phận mua hànglấy báo giá rồi trình giám đốc ký duyệt

2 Bộ phận mua hàng căn cứ vào mức giá đã được giám đốc ký duyệt để lựa chọnnhà cung cấp rồi tiến hành mua TSCĐ cố định Nhà cung cấp viết hóa đơn GTGT giaoliên 2 (liên đỏ) cho người mua, người mua kiểm tra chất lượng, kỹ thuật của TSCĐ sau

đó 2 bên tiến hành lập biên bản giao nhận TSCĐ và giao TSCĐ

3 Toàn bộ chứng từ bao gồm giấy đề xuất, bảng báo giá, hóa đơn GTGT muaTSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ và một số chứng từ khác có liên quan được chuyểnđến phòng kế toán Kế toán vật tư và tiêu thụ được giao nhiệm vụ theo dõi tình hìnhbiến động của TSCĐ hữu hình sẽ có trách nhiệm hạch toán vào phần mềm kế toán,tiến hành tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng và phân bổ cho từng tháng,cuối cùng toàn bộ chứng từ được đưa vào lưu trữ và bảo quản

Ví Dụ : Để phục vụ nhu cầu lưu trữ tài liệu văn phòng, ngày 30/09/2013, công ty mua một chiếc tài liệu

HÓA ĐƠN

GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 2: Giao cho khách hàng

Ngày 30 tháng 09 năm 2013

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CP HÒA PHÁT

Địa chỉ:132 Nguyễn Tam Trinh – Yên Sở - Hoàng Mai- Hà nội

Trang 23

Tên đơn vị: Công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

Địa chỉ: Số 98 Hào Nam Đống Đa, Hà Nội

Số tài khoản:

Hình thức thanh toán: chuyển khoản MST: 0101826265

STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị

tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

01 Tủ tài liệu văn phòng Chiếc 01 31.750.000 31.750.000

thuế GTGT:3.175.000

Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi bốn triệu chin trăm hai mươi năm nghìn đồng./

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Biểu : Hóa đơn giá trị gia tăng liên 2

Công ty CP Truyền thông và đầu tư Tân Việt Mẫu số 01 - TSCĐ

98 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội ( Ban hành theo QĐ số

48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng 48/2006/QĐ-BTC)

Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế ngày 30/09/2013

Họ và tên: Nguyễn Thi Thu Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trang 24

Bên nhận TSCĐ gồm:

Ông: Nguyễn Huy Anh Chức vụ: Giám đốc

Bà: Nguyễn Thu Trang Chức vụ: Trưởng phòng kế toán

Bên giao TSCĐ gồm:

Ông: Phạm Quang Trung Chức vụ: Giám Đốc

Ông : Nguyễn Huy Sơn Chức vụ: Kỹ Thuật Viên

Địa điểm giao nhận TSCĐ: Công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

Xác nhận việc giao nhận TCSĐ như sau:

vào sd

Công suất Giá mua Tính nguyên giá TSCĐ CP

VC

CP chạy thử

Công ty CP Đầu Tư Sản Xuất Á Châu

Số 98 Hào Nam, Ô chợ dừa, Đống Đa, HN

Mẫu số S12 – DNN

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

-THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Số 01 Ngày 30 tháng 09 năm 2013

Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 01.Ngày 30 tháng 09 năm 2013

Tên ,ký mã hiệu,quy cách (cấp hạng ) TSCĐ:Tủ tài liệu VP Số hiệu TSCĐ: TVP01

Trang 25

Nước sản xuất(xây dựng)Việt Nam năm sản xuất 2013

Bộ phận quản lý ,sử dụng năm đưa vào sử dụng 2013

Công suất(diện tích thiết kế)

Công ty CP Đầu Tư SX Á Châu

Số 98 Hào Nam, Đống Đa, HN

Mẫu số S20 – DNN

( Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTCngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CHI TIẾT TK 2111

Từ ngày 01/09/2013 đến ngày 30/09/2013

Họ và tên: Nguyễn Thi Thu Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trang 26

Sơ đồ 2.5: Trình tự luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ

Khi TSCĐ đã hết thời gian sử dụng, không còn đáp ứng được công nghệ kỹthuật hoặc doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng, bộ phận, phòng ban sử dụng lậpgiấy đề nghị thanh lý, nhượng bán TSCĐ trình lên giám đốc ký duyệt Sau khi được sựphê duyệt, bộ phận sử dụng tiến hành thanh lý nhượng bán TSCĐ, lập biên bản thanh

lý, nhượng bán và lập hoá đơn GTGT đầu ra cho người mua Khi kết thúc quá trìnhthanh lý, nhượng bán các chứng từ phát sinh được chuyển cho phòng kế toán, kế toán

có nhiệm vụ nhập vào phần mềm máy tính nghiệp vụ giảm TSCĐ sau đó lưu giữ vàbảo quản các chứng từ đó

Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúngnhững khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có), Chứng từ chủ yếu là “Biên bản thanh lý

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH LÝ,

NHƯỢNG BÁN

BIÊN BẢN THANH LÝNHƯỢNG BÁN, PHIẾU THU,

HĐ GIGT

SỔ TSCĐ,

SỔ CHI TIẾT TK 211

Ngày đăng: 11/09/2016, 09:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ tài chính: Hệ thống tài khoản kế toán, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tài khoản kế toán
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
[2] Bộ tài chính: Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán , Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
[3] Ngô Thế Chi & Trương Thị Thủy, giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài Chính, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình kế toán tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
[4] Th.s Đặng Ngọc Hùng, giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2010.Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình kế toán tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
[5] Trang web Tạp chí kế toán: www.tapchiketooan.com.vn[6] Trang web Tanet: www.tanet.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w