1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại một số thành phố lớn ở nước ta

203 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 203
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Đảng và Nhà nước ta đã cam kết mạnh mẽ trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ trẻ em. “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”[21]. Hiến pháp 2013 đã đánh dấu mốc thay đổi quan trọng trong việc xác định một cách rõ ràng, toàn diện các quyền của người công dân Việt Nam,“Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe…”, “Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng”[36] trong đó có quyền của trẻ em. Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăn năm phải trồng người”. Câu nói đó đã hàm chứa ý nghĩa sâu sắc của việc chăm lo, bảo vệ cho trẻ em, lớp người sẽ kế tục sự nghiệp của dân tộc Việt Nam. 1.2. Trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố là nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất. Các em có nguy cơ dính líu đến các hoạt động không an toàn như bị bóc lột sức lao động, bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, sử dụng ma túy, bị buôn bán và phạm tội. Trẻ em lang thang là nhóm có nguy cơ cao vì các em này thường không có một thứ giấy tờ tùy thân nào, do đó các em không thể tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản khác. Đây là nhóm trẻ em rất cần được quan tâm bảo vệ để các em được an toàn cả về thân thể, sức khỏe, không bị xâm hại tình dục và các tệ nạn xã hội. Do nhận thức còn non nớt nên TELT chưa thể tự bảo vệ bản thân và phòng ngừa được những nguy cơ có thể xảy ra với các em. Ở Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây TELT luôn biến động thất thường, cụ thể: năm 2005: 17.026 em; năm 2007:16.316 em; năm 2008: 28.509 em; năm 2009: 22.974 em; năm 2010: 21.230 em; năm 2011: 21.741 em; năm 2012: 22.364 em; năm 2013: 15.602 em; năm 2015 vẫn còn khoảng 15.000 [3] TELT trên cả nước, tuy nhiên, con số này thường không chính xác và luôn thay đổi theo từng thời điểm. Đa phần nhóm trẻ này vẫn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận những quyền cơ bản dành cho trẻ em. 1.3. Nhu cầu được bảo vệ của TELT có thể có sự khác biệt so với trẻ em khác. Nếu trẻ được sống trong môi trường an toàn như gia đình, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc đầy đủ thì nhu cầu này có thể sẽ không xuất hiện, vì trẻ đã được an toàn về mọi mặt, được chăm sóc, được bảo vệ, được đi học… Nhưng đối với TELT kiếm sống thì luôn phải đối mặt với những nguy cơ mất an toàn khi không có gia đình chăm sóc, bảo vệ. Vì vậy, nhu cầu được bảo vệ của TELT sẽ cao hơn, cấp thiết hơn. Việc nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT hiện nay là cần thiết, nhằm chỉ ra mức độ nhu cầu được bảo vệ khi TELT kiếm sống và đưa ra giải pháp phù hợp để bảo vệ cho nhóm trẻ em này. 1.4. Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thể hiện rất rõ trong các văn bản, chính sách pháp luật của Việt Nam. Hiến pháp 2013 cũng đã dành cho trẻ em những điều khoản quy định về bảo vệ trẻ em, Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em là văn bản pháp luật cao nhất dành cho trẻ em, trong đó quy định rõ trách nhiệm của gia đình, xã hội và Nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em. “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” [21,đ.5]. Một trong những điều mà văn bản pháp luật đã nêu đó là trẻ em phải được quan tâm hàng đầu. “Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt ”[36]. Để thực hiện được điều này cần có sự quan tâm của toàn xã hội. Đối với TELT việc bảo vệ mang tính cấp thiết hơn, bởi TELT luôn phải đối mặt với những nguy cơ khi kiếm sống trên đường phố các em dễ bị lạm dụng, bị bóc lột sức lao động, dễ mắc bệnh truyền nhiễm khi phải lao động sớm, nguy cơ bị xâm hại tình dục và không được đi học… Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu và phân tích một cách thấu đáo nhu cầu được bảo vệ của TELT tại một số thành phố lớn ở nước ta để đưa ra một số giải pháp nhằm tác động đến việc xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ TELT ở Việt Nam được tốt hơn. Xuất phát từ những lý do thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại một số thành phố lớn ở nước ta. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng nhu cầu được bảo vệ của TELT và một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT tại một số thành phố lớn ở nước ta, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo vệ cho nhóm trẻ em này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận về nhu cầu được bảo vệ của TELT: Khái niệm công cụ, mức độ nhu cầu được bảo vệ của TELT, những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT. - Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được bảo vệ của TELT tại thành phố Hà Nội và thành thành phố Hồ Chí Minh, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và phân tích một số trường hợp điển hình. - Kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo vệ TELT tại Việt Nam.

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

QUÁCH THỊ QUẾ

NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG

TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ LỚN Ở NƯỚC TA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH

Mã số: : 62.31.04.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Văn Thị Kim Cúc

HÀ NỘI-2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

và số liệu nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trải qua 5 năm học tập và nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Văn Thị Kim Cúc, tôi đã hoàn thành luận án của mình Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Văn Thị Kim Cúc Trong thời gian qua Cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dành mọi thời gian để làm việc khi tôi cần

sự hỗ trợ

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo của khoa Tâm lý – giáo dục, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, quý Thầy Cô giáo của Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học

sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm Nghiên cứu sinh

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Viện, các đồng nghiệp của Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã luôn động viên, khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian làm luận án

Tôi xin cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình của Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Các Sở Lao động Thương binh

và Xã hội, Trung tâm giáo dục thanh thiếu niên, cán bộ phường và các em là trẻ em lang thang của hai thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội trong quá trình điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu

Trong điều kiện thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận án của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong Quý thầy cô giáo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến, giúp tôi hoàn thiện luận án được tốt hơn

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2016

NCS Quách Thị Quế

Trang 4

MỤC LỤC Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các số viết tắt

Danh mục các bảng biểu

MỞ ĐẦU……….…

1 Tính cấp thiết của của đề tài……… ………

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ………

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ………

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án ………

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ………

7 Cơ cấu của luận án…… ………

1 1 3 3 5 6 6 7 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG ………

8 1.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước ………

1.2 Những nghiên cứu ở trong nước ………

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG ………

8 24 33 2.1 VẤN ĐỀ TRẺ EM LANG THANG ………

2.1.1 Khái niệm trẻ em lang thang ………

2.1.2 Một số đặc điểm của trẻ em lang thang………

2.1.3 Một số cách phân loại trẻ em lang thang ………

2.2 VẤN ĐỀ NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG 2.2.1 Khái niệm nhu cầu ……….………

2.2.2 Khái niệm bảo vệ trẻ em ………

2.2.3 Khái niệm nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang …………

33

33

36

37

39

39

43

45

Trang 5

2.2.4 Biểu hiện nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang ……… 52

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG

2.3.1 Yếu tố chủ quan

2.3.2 Yếu tố khách quan

56 56 59 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nghiên cứu lí luận

3.2 Nghiên cứu thực tiễn

61 61 62 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG Ở MỘT SỐ THÀNH PHỐ LỚN Ở NƯỚC TA 80 4.1 THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG ………

4.1.1 Đánh giá chung thực trạng nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang 4.1.2 Biểu hiện một số nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang ……

4.2 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG………

4.2.1 Yếu tố chủ quan ………

4.2.2 Yếu tố khách quan ………

4.2.3 So sánh điểm trung bình chung của các yếu tố ảnh hưởng ………

4.2.4 Yếu tố ảnh hưởng khác ……… ………

4.3 NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG QUA PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH …….………

4.3.1 Biểu hiện nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang ………

4.3.2 Kết luận về các nghiên cứu trường hợp điển hình ………

80 80 100 123 123 124 128 128 133 133 142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ LỤC 154

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1 BVCSGDTE Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em

2 Bộ LĐTBXH Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

3 CRC Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em

4 OHCHR Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc

8 Sở LĐTBXH Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

14 UBBVCSTE Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em

15 UBDSGĐTE VN Ủy ban dân số gia đình trẻ em Việt Nam

16 UNICEF Quỹ nhi đồng liên hợp quốc

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: So sánh nhu cầu được bảo vệ của TELT với biến số trẻ Sống với ai 84 Bảng 4.2: Mức độ nhu cầu được bảo vệ thể chất của trẻ em lang thang 86

Bảng 4.3: Mức độ mong muốn của trẻ em lang thang về nhu cầu ăn… 87

Bảng 4.4: Mức độ mong muốn của trẻ em lang thang về nhu cầu mặc… 89 Bảng 4.5: Mức độ mong muốn của TELT về nhu cầu chỗ ở, sinh hoạt… 90 Bảng 4.6: Mức độ mong muốn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần 92 Bảng 4.7: Mức độ mong muốn về việc làm an toàn cho sức khỏe của TELT 94 Bảng 4.8: Mức độ nhu cầu chống xâm hại tình dục của TELT………… 97

Bảng 4.9: Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và những người mà em nghĩ đến khi cần được bảo vệ………

Bảng 4.10: Tỷ lệ % của các biến số độc lập trong mẫu nghiên cứu

100 110 Bảng 4.11: Giới tính……… 113

Bảng 4.12: Nguyện vọng của TELT ……… 114

Bảng 4.13: Thu nhập và mối liên hệ với nhu cầu được bảo vệ của TELT 114 Bảng 4.14: Các ý kiến đánh giá liên quan đến giới tính của TELT…… 116

Bảng 4.15: Các ý kiến đánh giá của TELT về điều kiện kinh tế gia đình 116 Bảng 4.16: Các ý kiến đánh giá về tình trạng học của TELT………… 117

Bảng 4.17: Các ý kiến đánh giá về mức thu nhập của TELT………… 118

Bảng 4.18: Ảnh hưởng của yếu tố bản thân……… 123

Bảng 4.19: Ảnh hưởng của yếu tố gia đình……… 124

Bảng 4.20: Ảnh hưởng của yếu tố xã hội……… 127

Bảng 4.21: So sánh ĐTB chung của các yếu tố ảnh hưởng……… 128 Bảng 4.22: Mức độ hiểu biết của TELT về Công ước quốc tế quyền trẻ em 130 Bảng 4.23: Mối tương quan giữa nhận thức với nhu cầu được bảo vệ của TELT 132 Bảng 4.24: Ảnh hưởng của nhận thức với nhu cầu được bảo vệ của TELT 132

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Mức độ nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang …… 81 Biểu đồ 4.2: Nhu cầu được bảo vệ thân thể ……… 101 Biểu đồ 4.3: Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe……… 104 Biểu đồ 4.4: Nhu cầu chống xâm hại tình dục……… 106 Biểu đồ 4.5: Nhu cầu được học tập để biết chữ và có hiểu biết xã hội 109 Biểu đồ 4.6: Nhận thức về Quyền TE theo công ước của Liên hợp quốc 129

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em Đảng và Nhà nước ta đã cam kết mạnh mẽ trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc

bảo vệ trẻ em “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục; được tham gia vào các vấn đề trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành

hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác

vi phạm quyền trẻ em”[21] Hiến pháp 2013 đã đánh dấu mốc thay đổi quan

trọng trong việc xác định một cách rõ ràng, toàn diện các quyền của người

công dân Việt Nam,“Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe…”,

“Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng”[36] trong đó có quyền của trẻ em Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh

từng nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăn năm phải trồng

người” Câu nói đó đã hàm chứa ý nghĩa sâu sắc của việc chăm lo, bảo vệ cho

trẻ em, lớp người sẽ kế tục sự nghiệp của dân tộc Việt Nam

1.2 Trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố là nhóm trẻ dễ bị tổn

thương nhất Các em có nguy cơ dính líu đến các hoạt động không an toàn như

bị bóc lột sức lao động, bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, sử dụng

ma túy, bị buôn bán và phạm tội Trẻ em lang thang là nhóm có nguy cơ cao vì các em này thường không có một thứ giấy tờ tùy thân nào, do đó các em không thể tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản khác Đây là nhóm trẻ em rất cần được quan tâm bảo vệ để các em được an toàn cả về thân thể, sức khỏe, không bị xâm hại tình dục và các tệ nạn xã hội

Do nhận thức còn non nớt nên TELT chưa thể tự bảo vệ bản thân và phòng

Trang 10

ngừa được những nguy cơ có thể xảy ra với các em Ở Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây TELT luôn biến động thất thường, cụ thể: năm 2005: 17.026 em; năm 2007:16.316 em; năm 2008: 28.509 em; năm 2009: 22.974 em; năm 2010: 21.230 em; năm 2011: 21.741 em; năm 2012: 22.364 em; năm 2013: 15.602 em; năm 2015 vẫn còn khoảng 15.000 [3] TELT trên cả nước, tuy nhiên, con

số này thường không chính xác và luôn thay đổi theo từng thời điểm Đa phần nhóm trẻ này vẫn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận những quyền cơ bản dành cho trẻ em

1.3 Nhu cầu được bảo vệ của TELT có thể có sự khác biệt so với trẻ em

khác Nếu trẻ được sống trong môi trường an toàn như gia đình, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc đầy đủ thì nhu cầu này có thể sẽ không xuất hiện, vì trẻ

đã được an toàn về mọi mặt, được chăm sóc, được bảo vệ, được đi học… Nhưng đối với TELT kiếm sống thì luôn phải đối mặt với những nguy cơ mất

an toàn khi không có gia đình chăm sóc, bảo vệ Vì vậy, nhu cầu được bảo vệ của TELT sẽ cao hơn, cấp thiết hơn Việc nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT hiện nay là cần thiết, nhằm chỉ ra mức độ nhu cầu được bảo vệ khi TELT kiếm sống và đưa ra giải pháp phù hợp để bảo vệ cho nhóm trẻ em này 1.4 Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thể hiện rất rõ trong các văn bản, chính sách pháp luật của Việt Nam Hiến pháp 2013 cũng đã dành cho trẻ em những điều khoản quy định về bảo vệ trẻ em, Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em

là văn bản pháp luật cao nhất dành cho trẻ em, trong đó quy định rõ trách

nhiệm của gia đình, xã hội và Nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em “Việc bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” [21,đ.5] Một trong những điều mà văn bản pháp luật đã nêu đó

là trẻ em phải được quan tâm hàng đầu “Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; phát hiện, ngăn

Trang 11

chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt”[36] Để

thực hiện được điều này cần có sự quan tâm của toàn xã hội Đối với TELT việc bảo vệ mang tính cấp thiết hơn, bởi TELT luôn phải đối mặt với những nguy cơ khi kiếm sống trên đường phố các em dễ bị lạm dụng, bị bóc lột sức lao động, dễ mắc bệnh truyền nhiễm khi phải lao động sớm, nguy cơ bị xâm hại tình dục và không được đi học… Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu và phân

tích một cách thấu đáo nhu cầu được bảo vệ của TELT tại một số thành phố

lớn ở nước ta để đưa ra một số giải pháp nhằm tác động đến việc xây dựng và

thực hiện chính sách bảo vệ TELT ở Việt Nam được tốt hơn

Xuất phát từ những lý do thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên

cứu: Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại một số thành phố lớn ở

em này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý luận về nhu cầu được bảo vệ của TELT: Khái niệm công cụ, mức độ nhu cầu được bảo vệ của TELT, những yếu tố ảnh hưởng đến

nhu cầu được bảo vệ của TELT

- Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được bảo vệ của TELT tại thành phố Hà Nội và thành thành phố Hồ Chí Minh, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và phân tích một số trường hợp điển hình

- Kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo vệ TELT tại Việt Nam

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện và mức độ nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang

Trang 12

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

- Nhu cầu được bảo của TELT là một hiện tượng tâm lý phức tạp, nhu cầu của TELT cũng phong phú vì vậy trong khuôn khổ của luận án này chúng tôi chỉ lựa chọn 4 biểu hiện nhu cầu được bảo vệ của TELT, đó là: nhu cầu được bảo vệ thân thể, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, nhu cầu chống xâm hại tình dục và nhu cầu được học tập để biết chữ và hiểu biết xã hội

- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT: yếu tố chủ quan (nhận thức, sở thích, tình cảm) và yếu tố khách quan (yếu tố gia đình và yếu tố xã hội)

3.2.2 Phạm vi về khách thể và địa bàn nghiên cứu

- Đề tài chỉ nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT kiếm sống tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Đề tài này chỉ nghiên cứu ở TELT kiếm sống trên đường phố, không sống cùng gia đình, không sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội

- Đề tài chỉ nghiên cứu biểu hiện mức độ nhu cầu được bảo vệ của TELT

có độ tuổi từ 6 đến dưới 16 tuổi Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập thông tin từ phía cán bộ quản lý các cấp trong lĩnh vực BVCSTE, cụ thể: Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tp Hồ Chí Minh, chủ nhà trọ/ người dân/ cán bộ phường/ tổ trưởng dân phố ở Tp Hồ Chí Minh, Tp Hà Nội Các đối tượng khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này

- Tổng số khách thể tham gia quá trình nghiên cứu gồm: 260 nguời

Khách thể nghiên cứu chính gồm: 250 TELT, trong đó:

- Khảo sát chính thức: 215 TELT

- Phỏng vấn sâu cá nhân: 16 TELT

- Nghiên cứu trường hợp điển hình: 3 TELT

(Số TELT tham gia phỏng vấn cá nhân và nghiên cứu trường hợp điển hình được lựa chọn từ nhóm khách thể tham gia khảo sát chính thức)

Trang 13

Khách thể nghiên cứu phụ gồm: 10 người, trong đó:

- Cán bộ làm công tác quản lý BVCSTE: 5 người

- Chủ nhà trọ và trung tâm: 5 người

(Số khách thể tham gia phỏng vấn sâu này được lấy từ địa bàn nghiên cứu)

Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2015

4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

4.1 Phương pháp luận

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên một số phương pháp luận sau:

- Phương pháp tiếp cận hoạt động – tâm lý: Nhu cầu được bảo vệ của TELT không thể tách rời các hoạt động kiếm sống trên đường phố và các đặc điểm tâm lý của TELT

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu xem xét các nhu cầu được bảo vệ của TELT trong mối tác động qua lại với các yếu tố cá nhân và xã hội

- Tiếp cận các văn bản quy phạm luật về bảo vệ chăm sóc trẻ em Nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT không thể tách rời với các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế về những quy định bảo vệ TELT dựa trên quyền của trẻ em

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu;

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;

- Phương pháp quan sát;

- Phương pháp phỏng vấn sâu;

- Phương pháp chuyên gia;

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;

- Phương pháp thống kê toán học

Mục đích và cách thức sử dụng các phương pháp được trình bày ở Chương 2

Trang 14

5 ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

5.1 Về mặt lý luận

Đóng góp mới về mặt lý luận của luận án là đã làm sáng tỏ khái niệm nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và 4 thành phần tạo nên nhu cầu này cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang

5.2 Về mặt thực tiễn

Đóng góp mới trong nghiên cứu thực tiễn là phân tích và nêu ra được một

số nhận xét về thực trạng nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và một số biểu hiện của nhu cầu này, đồng thời xác định được yếu tố gia đình có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang

Những kết quả nghiên cứu trên của luận án góp phần thiết thực đối với việc bảo vệ TELT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến nhu

cầu; bảo vệ trẻ em và trẻ em lang thang Đặc biệt, việc xác định nội hàm khái niệm nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và các thành phần tạo nên

nhu cầu này cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới chúng làm phong phú hệ thống

lý luận nói trên

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả nghiên cứu thực tiễn giúp xã hội nắm bắt được nhu cầu

được bảo vệ của trẻ em lang thang để từ đó Nhà nước vạch ra các chiến lược, chính sách xã hội và hành vi thực tế bảo vệ giúp đỡ trẻ em ở hoàn cảnh này hữu hiệu hơn; giảm thiểu các nguy cơ trẻ gặp phải cũng như làm tốt hơn nữa công tác giáo dục kiến thức nói chung và công tác giáo dục kỹ năng sống nói riêng nhằm giúp trẻ tự phát triển vượt lên hoàn cảnh và tự bảo vệ mình trong mọi hoàn cảnh nảy sinh

Ngoài ra, việc xác định gia đình là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu

cầu bảo vệ của trẻ em lang thang là căn cứ để Nhà nước đưa ra kịp thời các

Trang 15

chính sách xã hội hóa giáo dục gia đình tốt hơn, để các gia đình làm tròn hơn các chức năng của mình đối với con trẻ, giảm thiểu tối đa trẻ bỏ đi lang thang

7 CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của trẻ

em lang thang

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhu cầu được bảo vệ của trẻ

em lang thang

Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại một số thành phố lớn ở nước ta

Trang 16

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG

1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

Trong lịch sử nghiên cứu, vấn đề nhu cầu, bảo vệ trẻ em và TELT đã được tiếp cận ở nhiều hướng khác nhau, đặc biệt là vấn đề bảo vệ trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước, hầu hết các quốc gia đã thực hiện nghiên cứu trên trẻ em về nhiều khía cạnh Một trong những vấn đề quan trọng nhất cần tìm hiểu là nhu cầu được bảo vệ trẻ em và TELT Đã được nhiều nước đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau, chúng tôi khái quát thành các hướng nghiên cứu sau đây:

1.1.1 Hướng nghiên cứu về nhu cầu

Trong tâm lý học, nhu cầu là một trong những vấn đề phức tạp, có nhiều

lý thuyết khác nhau giải thích hiện tượng tâm lý này Theo quan điểm của các nhà tâm lý học phương tây như: Lý thuyết bản năng về nhu cầu, lý thuyết về nhu cầu biểu lộ, lý thuyết phân cấp nhu cầu, lý thuyết nhu cầu hoạt động, v.v các hướng nghiên cứu này đã rút ra một số nhận xét chính về nhu cầu như sau:

a) Tác giả Sigmund Freud một nhà nghiên cứu tiêu biểu của lý thuyết

bản năng về nhu cầu Ông là một trong những người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của sự thúc đẩy tìm kiếm sự thỏa mãn thuộc về tiềm thức Ông cho rằng không phải lúc nào con người cũng nhận thức được mọi điều họ muốn, do đó, nhiều hành động của họ chịu ảnh hưởng của các động cơ vô thức hoặc các nhu cầu vô thức thúc đẩy Thực tế qua nghiên cứu, S.Freud đã nhận ra rằng một phần quan trọng trong động cơ của hầu hết mọi người ẩn dưới vẻ bề ngoài, nghĩa là không phải luôn rõ ràng đối với cá nhân Nhiều khi chỉ một phần nhỏ của động cơ của một người là có thể thấy rõ được hoặc chính bản thân người

đó nhận thức được Lý thuyết bản năng trở thành trung tâm tranh luận của các

Trang 17

nhà nghiên cứu tâm lý học phương Tây ngay từ lúc hình thành và kéo dài cho tới những năm 30 của thế kỷ XX Nhưng cuối cùng họ cũng bế tắc khi sử dụng

lý thuyết bản năng để giải thích các hành vi văn hoá và văn minh của con người Như vậy, theo hướng tiếp cận này, tác giả đã có những cách lý giải khác nhau về nhân tố then chốt thúc đẩy hoạt động và nhu cầu của con người, song

về bản chất thì cảm giác tự ti, sự chạy trốn, tâm hồn hay khí chất của con người đều do sức mạnh của bản năng nhưng dưới hình thức khác mà thôi Chúng tôi cho rằng cách nhìn nhận nhu cầu của con người như những bản năng thường dẫn đến đối lập cá nhân với xã hội, bản năng của con người có từ khi mới sinh ra và được bộc lộ dần dần trong quá trình phát triển của cá thể Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập nhiều đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em

b) Henry A.Murray đại diện cho lý thuyết nhu cầu biểu lộ cho rằng, nhu

cầu hầu hết là do học hỏi chứ không phải là do di truyền và chúng được hoạt hóa bởi sự điều chỉnh của môi trường bên ngoài Ông gọi đó là những nhu cầu

"biểu lộ" Murray xác định một loạt những nhu cầu mà con người cho là có được ở mức độ này hay mức độ khác là nhờ sự tác động của môi trường

Ông cũng đã tập trung phân loại nhu cầu vào phạm vi hẹp Theo ông một nhu cầu riêng rẽ được tạo ra cho hầu hết các hành vi của con người Mặc dù lúc đầu ông chỉ đưa ra một số lượng không nhiều các nhu cầu, nhưng cuối cùng danh mục nhu cầu của ông tăng dần lên theo sự nghiệp của ông Murray xếp nhu cầu bảo vệ thuộc vào nhóm nhu cầu tâm lý Sự ảnh hưởng của phân tâm học đến học thuyết nhu cầu của Murray là khá mạnh bởi ông cho rằng nhu cầu quy định xu hướng nhân cách đều xuất phát từ Libido vô thức Tuy nhiên, những vấn đề mà ông đề cập tới chưa có những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu được bảo vệ của trẻ em nói chung và của TELT nói riêng

c) A.N.Leonchiev (1903 - 1979) cũng đưa ra các quan điểm rất khoa học

về nhu cầu Theo ông, nhu cầu cũng như các đặc điểm tâm lý khác của con

người có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn Ông cho rằng: ''Hoạt động và

duy nhất chỉ có trong đó mà thôi, các nhu cầu mới có được tính cụ thể về mặt tâm lý học'' [7,tr.32.2] Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu

Trang 18

cầu về một cái gì đó, và một trạng thái có tính nhu cầu nhưng lại không chứa đựng nội dung đối tượng nào cả thì không thể là một nhu cầu ở cấp độ tâm lý,

đó là trạng thái nhu cầu "trần trụi" của chủ thể, là cái trừu tượng

Mối liên hệ giữa nhu cầu và hoạt động được A.N.Leonchiev mô tả bằng

sơ đồ: Hoạt động  Nhu cầu  Hoạt động

Về mối quan hệ này, ông cho rằng: Luận điểm này đáp ứng quan niệm macxit về nhu cầu, rằng nhu cầu của con người được sản xuất ra Đây cũng là luận điểm có ý nghĩa quan trọng đối với tâm lý học mà trong đó “không một quan niệm nào dựa trên cơ sở tư tưởng cho là có “động lực” mà trên nguyên tắc là tồn tại trước bản thân hoạt động lại có thể đóng vai trò một quan niệm xuất phát, có khả năng dùng làm cơ sở đầy đủ cho một lý thuyết khoa học về nhân cách của con người [2]

Theo ông, nhu cầu có được là nhờ hoạt động và phải qua hoạt động con người mới có nhu cầu, và phải là nhu cầu cụ thể về một cái gì đó Nhu cầu được bảo vệ của TELT là một trong những nhu cầu mà thông qua hoạt động sống, khi lang thang kiếm sống trên đường phố, các em gặp những nguy cơ mất an toàn nên nhu cầu bảo vệ mới được nảy sinh, những nhu cầu đó rất cụ thể như được bảo vệ thể chất, được bảo vệ sức khỏe, chống xâm hại tình dục, được học tập… Đây là những điểm chúng tôi sẽ làm rõ trong nghiên cứu này

d) Abraham Maslow một trong những người sáng lập ra trường phái tâm

lý học nhân văn và cũng là người đầu tiên nghiên cứu lĩnh vực động cơ, được coi là một trong những lý thuyết phổ biến nhất ở các nước phương Tây Ông sắp xếp hệ thống nhu cầu thành 5 thứ bậc: (1) Các nhu cầu sinh lý, (2) Nhu cầu

an toàn, (3) Nhu cầu yêu thương, (4) Nhu cầu được tôn trọng, (5) Nhu cầu tự thể hiện mình [71] Ông cho rằng nhu cầu được phân loại theo các nhóm cấu trúc có đẳng cấp từ thấp đến cao, mà tính chất nhất quán, lôgic của chúng chứng tỏ một trật tự xuất hiện các nhu cầu trong quá trình phát triển của cá thể, cũng như sự phát triển của hệ thống động cơ Thang bậc nhu cầu của Maslow cho thấy hhững nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ không là quan trọng và không biểu hiện rõ ràng khi nhu cầu ở cấp thấp hơn chưa được thỏa mãn Khi nhu cầu ở

Trang 19

cấp thấp được thoả mãn thì nhu cầu ở bậc trên nảy sinh và chi phối hành vi Các cấp độ của thang bậc nhu cầu không tách biệt một cách cứng nhắc nhưng nối tiếp nhau ở một chừng mực nào đó Theo đó, nó cho phép nhu cầu ở cấp

độ cao hơn xuất hiện trước khi nhu cầu ở cấp độ thấp hơn thoả mãn hoàn toàn tuỳ theo điều kiện từng hoàn cảnh cụ thể

Các nhu cầu sinh lý như thức ăn, nước uống, bài tiết, thở, nơi ở, tình dục, nghỉ ngơi Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt

vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày Khi các nhu cầu về sinh lý được đảm bảo sẽ nảy sinh nhu cầu được an toàn, được có cảm giác yên tâm, được đảm bảo về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản Bảo vệ cá nhân khỏi các nguy hiểm trong cuộc sống, họ tìm đến thỏa mãn các nhu cầu về mặt tinh thần, và nhu cầu cao hơn là được khẳng định bản thân và được tôn trọng

Ngoài những lý thuyết phân cấp nhu cầu của Masllow, nhóm nghiên cứu của E.Lawler, S.Suttle (1972) họ thừa nhận có hai mức nhu cầu là: Nhu cầu sinh học và các nhu cầu khác Các nhu cầu khác chỉ xuất hiện khi các nhu cầu sinh học đã được thoả mãn một cách hợp lý Khi nghiên cứu các yếu tố cấu thành nhu cầu của con người cho thấy các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau, phát triển từ thấp tới cao, về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao

Những quan điểm phân cấp nhu cầu của A.Maslow và nhóm E.Lawler, S.Suttle (1972) có giá trị thực tiễn to lớn khi nghiên cứu những vấn đề về nhu cầu của con người nói chung Biểu hiện mức độ nhu cầu được bảo vệ của TELT cũng xuất phát từ nhu cầu bậc thấp như ăn, mặc, nơi ở, việc làm an toàn… nhu cầu được bảo vệ an toàn thân thể, được chăm sóc sức khỏe, chống xâm hại tình dục hay nhu cầu được học tập… là những nhu cầu cơ bản nhất mà các em cần được đáp ứng để sinh tồn và phát triển Vì vậy, nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT là rất cần thiết, kế thừa và làm sáng tỏ hơn, cụ thể hơn

những nhu cầu thiết yếu của con người

Trang 20

Tóm lại, những nghiên cứu về nhu cầu của các nhà tâm lý học phương

Tây như S.Freud, A.Maslow, V.H.Vroom, Henry A.Murray, đã có những đóng góp nhất định cả về mặt lý luận và thực tiễn như: thừa nhận vai trò quan trọng của nhu cầu; chỉ ra được bản chất xã hội của nhu cầu, phân loại nhu cầu theo hệ thống thứ bậc, mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ thúc đẩy con người làm việc Những biểu hiện mức độ nhu cầu được bảo vệ của trẻ em chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu này, mà các nhà khoa học phương tây chủ yếu tập trung vào việc làm sáng tỏ bản chất, các loại nhu cầu, các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhu cầu của con người nói chung

1.1.2 Hướng nghiên cứu về bảo vệ trẻ em

Bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề đã được rất nhiều quốc gia quan tâm và nghiên cứu, và có nhiều bằng chứng rằng đầu tư vào bảo vệ trẻ

em có thể mang lại những lợi ích và hiệu quả bền vững để thúc đẩy xã hội phát triển tốt hơn, tăng trưởng kinh tế công bằng hơn trên thế giới Bảo vệ trẻ em là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia, điều đó đã được chứng minh bằng việc có gần 200 quốc gia đã ký cam kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ Các quốc gia cam kết đã đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng sự tập trung vào các vấn đề bảo vệ trẻ em và hình thành nền tảng cho việc lồng ghép bảo vệ trẻ em trong nhiều ngữ cảnh và điều kiện phát triển ở các nước khác nhau, sau đây chúng tôi, xin được đề cập đến các hướng nghiên cứu

về vấn đề này ở một số quốc gia trên thế giới:

a) Bảo vệ trẻ em theo mô hình của lục địa Châu Âu

Pháp luật ở các nước này quy định rằng các cơ quan phúc lợi xã hội cần giúp đỡ bất cứ khi nào an sinh hoặc sự phát triển của trẻ em “gặp nguy hiểm” Trường hợp khi nào trẻ “gặp nguy hiểm” được xác định thông qua các hướng dẫn và hoạt động thực hành, thay vì được quy định trong luật Điều này xuất phát từ việc hệ thống phúc lợi trẻ em được cấu trúc như một chuỗi liên tục bao gồm các hoạt động phòng ngừa và bảo vệ trong đó những TELT và gia đình đang gặp khó khăn sẽ được nhận hỗ trợ bất kể mức độ nghiêm trọng của vấn

đề Vì vậy việc phân nhóm “trẻ em bị bóc lột; lạm dụng, ngược đãi hay TELT”

Trang 21

không phải là vấn đề trọng tâm bởi nhân viên phúc lợi sẽ xử lý yêu cầu hoặc khiếu nại dựa trên sự tương tác của họ với gia đình, thay vì dựa trên mức độ nghiêm trọng của nguy cơ xảy ra đối với trẻ hay việc vấn đề của trẻ rơi vào phân nhóm nào Như vậy, có nghĩa là bất cứ khi nào đứa trẻ có nguy cơ hoặc

có sự khiếu nại thì sẽ được xem xét và được bảo vệ kịp thời, không phân biệt mức độ hay nhóm đối tượng

- Ở Pháp các biện pháp bảo vệ trẻ em được thực hiện như sau: Hỗ trợ vật

chất, giáo dục và phát triển tâm lý của trẻ vị thành niên và gia đình hoặc người

có thẩm quyền nuôi dưỡng phải đối mặt với những khó khăn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, an toàn, đạo đức hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập, sự phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ và xã hội của người chưa thành niên

- Phần Lan bảo vệ trẻ em khi trẻ em rơi vào những hoàn cảnh sau: Môi

trường nuôi dưỡng trẻ đang có những vấn đề gây nguy hiểm hoặc không đảm bảo được cho tình trạng sức khỏe hoặc sự phát triển của trẻ; Hành vi của trẻ em đang gây nguy hiểm cho sức khỏe hoặc sự phát triển của chính các em

Cách tiếp cận này thúc đẩy tính linh hoạt và tạo điều kiện cho việc đánh giá được tình huống của từng cá nhân trẻ và hoàn cảnh gia đình, nhưng cũng đồng thời bị chỉ trích là quá mơ hồ Các quốc gia khác chịu ảnh hưởng của mô hình châu Âu đã đưa ra hướng dẫn về những tình huống mà trẻ có thể bị nguy hiểm hoặc cần hỗ trợ và bảo vệ Tuy nhiên, các trường hợp được liệt kê vẫn chưa đầy đủ, và các quy định được đưa ra để can thiệp "trong bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng đến an sinh của trẻ em”

- Thụy Điển: Mô hình bảo vệ trẻ em được quy định là những người dưới

18 tuổi sẽ được cơ quan nhà nước tiến hành cung cấp dịch vụ chăm sóc và bảo

vệ các em khi rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và không có sự chăm sóc khác phù hợp với sự đồng ý của những người có quyền giám hộ chăm sóc các em Tiến hành chăm sóc cho người dưới 18 tuổi nếu trong gia đình có các yếu tố lạm dụng thể chất hoặc tinh thần, bỏ bê hay một yếu tố khác trong gia đình gây ra nguy cơ thực sự đối với sức khỏe hoặc sự phát triển của các em

Trang 22

Cần tiến hành chăm sóc cho trẻ nếu người dưới 18 tuổi gây nguy hiểm hoặc nguy cơ lớn cho sức khỏe của mình thông qua việc sử dụng các chất gây nghiện, phạm tội hoặc có những hành vi phá hoại khác

- Kosovo: Vấn đề bảo vệ trẻ em được thông qua các Trung tâm Công tác

Xã hội, những trung tâm này sẽ đảm bảo các dịch vụ xã hội và các dịch vụ tham vấn trong trường hợp trẻ cần và gia đình cần được hỗ trợ vì các nguyên nhân sau:

Trẻ không được hưởng sự chăm sóc của cha mẹ; Cha mẹ hoặc người chăm sóc vì lối sống, khuyết tật hay bệnh tật về thể chất hoặc tâm thần, vấn đề tâm lý xã hội, bị nghiện hoặc lý do khác mà gặp khó khăn trong việc chăm sóc

và giáo dục trẻ một cách phù hợp; Trẻ có một số vấn đề xã hội dẫn đến nhu cầu cần được bảo vệ và chăm sóc

- Nicaragua: Chính phủ, các tổ chức công lập hay tư nhân, cùng với sự

tham gia của gia đình, cộng đồng và nhà trường, sẽ tiến hành chăm sóc và bảo

vệ đặc biệt cho trẻ em và thanh thiếu niên trong các trường hợp sau đây:

Khi người giám hộ lạm dụng quyền hạn của mình hoặc bỏ bê nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật; Khi không xác định được gia đình của trẻ hoặc thiếu niên; Khi trẻ và thiếu niên là người tị nạn hoặc là nạn nhân của cuộc xung đột vũ trang; Khi trẻ và thiếu niên đang ở trong các trung tâm bảo

vệ hoặc nhà tạm trú; Khi trẻ và thiếu niên tham gia lao động và bị bóc lột vì mục đích kinh tế; Khi trẻ và thiếu niên bị lạm dụng và bóc lột tình dục; Khi trẻ

và thiếu niên hoàn toàn không được bảo vệ và đi lang thang mà không có bảo

vệ gia đình; Khi trẻ và thiếu niên phải chịu đựng tổn thương từ sự lạm dụng thể chất hoặc tâm lý; Khi trẻ và thiếu niên ở trong bất kỳ điều kiện hay hoàn cảnh nào đòi hỏi cần được bảo vệ đặc biệt

- Bulgaria bảo vệ trẻ em khi trẻ rơi vào các nguy cơ như: Người không

có cha mẹ hoặc đã vĩnh viễn không được hưởng sự bảo vệ chăm sóc của họ; Người là nạn nhân bị lạm dụng, bóc lột, bạo hành hoặc mọi hình thức đối xử

vô nhân đạo hoặc có tính chất làm nhục hoặc trừng phạt bởi người trong gia

Trang 23

đình hay người ngoài; Người có nguy cơ gây tổn hại đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trí tuệ và xã hội của trẻ

b) Bảo vệ trẻ em theo mô hình của Anh

Luật bảo vệ trẻ em có xu hướng bao gồm các quy định tương đối chi tiết

về định nghĩa thế nào là “trẻ em cần được bảo vệ" Nhìn chung, pháp luật quy định rằng một trẻ em “cần sự bảo vệ” từ các cơ quan bảo vệ trẻ em chỉ khi trẻ

em đã bị bỏ rơi, hoặc trẻ bị lạm dụng hoặc sao nhãng nghiêm trọng, hoặc có

nguy cơ bị “tổn thương” hoặc “tổn thương nghiêm trọng" Những trường hợp không rơi vào các nhóm trên có thể sẽ được chuyển cho các cơ quan hỗ trợ khác, nhưng không được coi là một "trường hợp bảo vệ trẻ em" Trước đây, những luật này có xu hướng tập trung vào vấn đề ngược đãi, bỏ rơi và bỏ bê trẻ

em của cha mẹ, nhưng nay đã mở rộng định nghĩa để bao gồm các vấn đề bảo

vệ trẻ em hiện đại như buôn bán trẻ em, lạm dụng ma túy/rượu, trẻ em lang thang

và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Như vậy, trong luật của các nước theo mô hình của Anh thì nhóm TELT được đưa vào nhóm trẻ em cần được bảo vệ

c) Bảo vệ trẻ em theo mô hình của Châu Phi

- Pháp luật quy định: Một trẻ em có nhu cầu được chăm sóc và bảo vệ,

nếu: Bị bỏ rơi hoặc mồ côi và không có bất kỳ hình thức hỗ trợ nào; Thể hiện những hành vi mà cha mẹ hoặc người chăm sóc không thể kiểm soát được; Sống hoặc làm việc trên đường phố hoặc đi ăn xin; Nghiện một chất nào đó và không có bất kỳ sự hỗ trợ nào để điều trị cai nghiện; Bị bóc lột hoặc sống trong các hoàn cảnh dẫn đến việc trẻ bị bóc lột; Sống hoặc tiếp xúc với hoàn cảnh có khả năng gây hại nghiêm trọng cho trẻ về thể chất, tinh thần hoặc an sinh; Có thể bị nguy hiểm khi được giao lại cho cha mẹ, người giám hộ hoặc người chăm sóc vì có lý do để tin rằng trẻ sẽ sống hoặc tiếp xúc với những hoàn cảnh

có thể gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất, tinh thần hoặc an sinh của trẻ;

Ở trong tình trạng bị sao nhãng, bỏ bê về thể chất hoặc tinh thần; Bị ngược đãi,

bị lạm dụng, cố ý bị bỏ bê hoặc hạ nhục bởi cha mẹ, người chăm sóc, người có trách nhiệm và quyền hạn của cha mẹ, hoặc một thành viên trong gia đình của trẻ hoặc một người có khả năng kiểm soát trẻ

Trang 24

- Ở Sudan: Một trẻ em được coi là có nhu cầu cần sự chăm sóc và bảo vệ

đặc biệt, nếu trẻ em đó đã hoặc đang, hoặc có thể: Bị sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp; Bị đe dọa, hoặc phải chịu những hình thức bạo hành, chấn thương, lạm dụng, bỏ bê, ngược đãi đã bị nghiêm cấm theo Luật; Bị đe dọa, hoặc phải chịu những hình thức lạm dụng hoặc bóc lột tình dục bị nghiêm cấm theo Luật; Bị ép phải kết hôn; Ngăn cản việc hoàn thành bậc giáo dục tiểu học; Phải tham gia những hình thức tham gia lao động bị nghiêm cấm theo Luật; Buộc phải trải qua những tục lệ văn hóa hoặc xã hội có hại cho trẻ và đã bị nghiêm cấm theo Luật; Không có cha mẹ hoặc người giám hộ, bị di dời, bị bỏ rơi, hoặc bỏ nhà ra đi; Cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu án tù; Không được ai chăm sóc vì cha mẹ hoặc người giám hộ không muốn hoặc không thể chăm sóc trẻ một cách phù hợp vì lý do bệnh tật, tuổi già, khuyết tật hoặc lý do nào khác; Bị buôn bán, bắt cóc hoặc bắt làm nô lệ; Vô gia cư; Bị khuyết tật và hoặc người khác giam cầm hoặc nhốt; Mang thai, tự tử hoặc bị gia đình chối bỏ; HIV/AIDS dương tính, và không thể tiếp cận tới dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp; Bị bệnh nặng, hoặc bệnh giai đoạn cuối hoặc có cha mẹ bị bệnh nặng, hoặc bệnh giai đoạn cuối; Các hoàn cảnh khác có, hoặc có thể gây hại cho cuộc sống, việc học tập, sức khỏe hoặc an sinh của trẻ

Ở khu vực này, định nghĩa về trẻ em cần được bảo vệ ở mỗi quốc gia có

sự khác nhau đáng kể Đa số các quốc gia không chỉ đưa ra các quy định về dạng bạo lực và ngược đãi, mà còn mở rộng ra các tình huống trong đó trẻ có thể dễ bị tổn thương và cần sự chăm sóc hoặc bảo vệ

d) Bảo vệ trẻ em theo mô hình của châu Úc

- Queensland một trẻ em có nhu cầu cần được bảo vệ là một trẻ em mà:

Đã, đang, hoặc có nguy cơ cao bị hại và phải chịu tổn thương; Cha mẹ không có khả năng và mong muốn bảo vệ trẻ em khỏi bị tổn hại Hay: Tổn thương đối với một trẻ em, là bất kỳ ảnh hưởng nào có tính chất nghiêm trọng gây hại tới tình trạng thể chất, tâm lý hay cảm xúc của trẻ Không quan trọng việc tổn thương được gây ra như thế nào, tổn thương có thể được gây ra bởi: Lạm dụng hoặc bỏ

bê sao nhãng về thể chất, tâm lý hay cảm xúc; Lạm dụng hoặc bóc lột tình dục

Trang 25

e) Bảo vệ trẻ em theo mô hình ở các nước Đông Nam Á

- Lào: Trẻ em được xem là có nhu cầu cần sự bảo vệ đặc biệt sẽ được

định nghĩa là những người mồ côi cha hoặc mẹ, mồ côi cả cha và mẹ, bị bỏ rơi,

bị bỏ bê sao nhãng hoặc không được cha mẹ chăm sóc; trẻ em đã bị lạm dụng

về thể chất, tình dục, tham gia hoạt động mại dâm, bị buôn bán; trẻ em tham gia vào các hình thức lao động nguy hiểm hoặc bóc lột, trẻ em di dời; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và trẻ em nạn nhân bị thương do hành vi phạm tội gây nên Những quy định về nhóm trẻ em cần được bảo vệ của Lào gần giống với các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam được quy định trong Luật BVCSTE, 2004

- Thái Lan trẻ em được bảo vệ và nhận hỗ trợ bao gồm: Trẻ lang thang

hoặc trẻ mồ côi; Trẻ bị bỏ rơi hoặc bị lạc; Trẻ có người giám hộ không thể đảm nhận việc chăm sóc vì bất cứ lý do, ví dụ, bị phạt án tù, giam giữ, là người tàn tật, có bệnh kinh niên, nghèo khổ, là trẻ vị thành niên, ly dị, bỏ rơi, bị bệnh tâm thần hoặc rối loạn thần kinh; Trẻ em có người giám hộ có hành vi hoặc nghề nghiệp không phù hợp và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất hoặc tinh thần của trẻ nếu trẻ ở trong sự giám hộ của họ; Trẻ em đã được nuôi dưỡng, bóc lột, lạm dụng một cách trái pháp luật hoặc phải chịu những điều kiện hoàn cảnh có thể khiến các em có hành vi vô đạo đức hoặc bị tổn hại về thể chất hoặc tinh thần; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Trẻ em ở trong các hoàn cảnh được nhận hỗ trợ phúc lợi theo quy định của các cơ quan ngang Bộ

- Philippines: Bảo vệ trẻ em hay "Lạm dụng trẻ em" là sự ngược đãi,

cho dù có được cho là thói quen được chấp nhận hay không, đối với trẻ trong

đó bao gồm những loại hình sau đây: Lạm dụng, bỏ bê về thể chất và tâm lý, đối xử độc ác, lạm dụng tình dục và ngược đãi về tình cảm; Những hành động hoặc việc làm hoặc lời nói làm giảm, hạ thấp giá trị và nhân phẩm của trẻ với

tư cách là một con người; Không đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ như thức ăn

và nơi ở ở mức độ không thể chấp nhận được; Không ngay lập tức điều trị cho một trẻ em bị thương dẫn đến suy giảm nghiêm trọng sự tăng trưởng và phát triển của trẻ hoặc để lại tác hại vĩnh viễn hoặc tử vong ở trẻ "Những tình huống

Trang 26

đe dọa nghiêm trọng hoặc gây nguy hiểm đến sự tồn tại và phát triển bình thường của trẻ em" bao gồm, nhưng không giới hạn, các tình huống sau:

Ở trong một cộng đồng đang có xung đột vũ trang hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động liên quan đến xung đột vũ trang; Làm việc trong điều kiện nguy hại đến tính mạng, sự an toàn và đạo đức gây ảnh hưởng quá mức tới sự phát triển bình thường của trẻ; Sống hoặc tự bảo vệ mình trong cuộc sống đường phố ở các khu vực thành thị hay nông thôn mà không có sự chăm sóc của cha

mẹ hoặc người giám hộ hay bất kỳ người nào để đảm bảo an sinh phúc lợi cho trẻ; Là một thành viên của một cộng đồng văn hóa bản địa và/hoặc sống trong điều kiện rất nghèo đói hoặc trong khu vực kém phát triển và/hoặc thiếu hoặc không được tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản cần thiết cho một cuộc sống chất lượng tốt; Là nạn nhân của một tai họa thảm họa tự nhiên hoặc con người gây ra; Những hoàn cảnh tương tự như những gì đã nêu ở trên mà gây nguy hiểm cho tính mạng, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em hoàn cảnh

- Indonesia: "Bảo vệ đặc biệt" có nghĩa là bảo vệ trẻ em trong các tình

huống khẩn cấp, trẻ em tiếp xúc với pháp luật, trẻ em dân tộc thiểu số và các nhóm bị cô lập, trẻ em bị bóc lột về kinh tế hoặc tình dục, trẻ em nạn nhân của việc lạm dụng các chất ma tuý, rượu, thuốc hướng thần, các chất gây nghiện khác, trẻ em bị bắt cóc và mua bán, trẻ em nạn nhân của bạo hành về thể chất, tình dục và/hoặc tâm thần, trẻ em tàn tật, trẻ em nạn nhân bị xâm hại, và sao

nhãng/bỏ rơi "Trẻ em bị sao nhãng/bỏ rơi" nghĩa là những trẻ em mà các nhu

cầu hợp lý về thể chất, trí tuệ, tinh thần, xã hội không được đáp ứng [7]

Trên đây là những vấn đề về bảo vệ trẻ em đã được các quốc gia nghiên cứu và được quy định thành các văn bản pháp luật Những quy định về bảo vệ trẻ em nói chung và TELT nói riêng của các quốc gia về cơ bản giống nhau về đối tượng, và có sự khác biệt về cách quản lý hoặc phương pháp hỗ trợ đối với trẻ Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em Đã chứng minh rằng Việt Nam rất quan tâm chăm sóc, bảo vệ thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước Những quyền trong Công ước quốc tế đã được kế thừa và văn bản hóa trên các lĩnh

Trang 27

vực như giáo dục, y tế, vui chơi giải trí và bảo vệ trẻ em, là cơ sở pháp lý để gia đình và xã hội thực hiện bảo vệ trẻ em và TELT ở Việt Nam

1.1.3 Hướng nghiên cứu về trẻ em lang thang

a) Những nghiên cứu về bảo vệ trẻ em lang thang

Hiện nay, có rất nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu về TELT, trong nghiên cứu này chúng tôi đề cập đến một số nước như:

Ở Nga, vấn đề bảo vệ TELT và công tác xã hội [70,tr.45] Ngoài khía cạnh tâm lý, bảo vệ TELT còn có ý nghĩa kinh tế, xã hội và đạo đức Theo các nghiên cứu khoa học (Darmodehin SV, Pudovochkin JE, Mustaeva FA, Bakaev AA, Nechaeva AM, Slutsky EG) bảo vệ TELT khi trẻ rơi vào sự thiếu hụt những điều kiện sống và giáo dục của con người bình thường, thiếu kiểm soát hành vi và các điều kiện giải trí ở trẻ, dẫn đến tình trạng không thích ứng

xã hội (bị xã hội vô thừa nhận)

Trong Luật liên bang Nga ngày 24 Tháng 6 năm 1999 Trên nguyên tắc phòng ngừa phạm tội vị thành niên, bao gồm hai thuật ngữ: sự thờ ơ/không được ai quan tâm và vô gia cư" Cần phân biệt giữa trẻ em “vô gia cư” và “trẻ

độ chính xác trong tri giác, táo bạo, tự do, có nghị lực, tinh thần đoàn kết trong các hoạt động nhóm "[73,tr.3]

Trang 28

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, những người đã mất liên lạc với gia đình, và do đó không còn có một nơi thường trú, người đã bị từ chối được chăm sóc giáo dục, có các trung tâm xã hội và phục hồi chức năng đặc biệt (các trung tâm, nơi tạm trú) Những trẻ được gia nhập vào các tổ chức như vậy nhận trẻ em từ những nguồn, những nhà phân phối và các bệnh viện Các trung tâm phục hồi chức năng xã hội cho trẻ vị thành niên thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng xã hội của trẻ em từ 7 đến 18 tuổi trong hoàn cảnh sống khó khăn [69,tr.29]

Theo P.D Pavlenko và M.YA Rudnev, "nơi trú ẩn/nơi ở xã hội là các tổ chức xã hội tạm trú của người chưa thành niên từ 3 đến 18 tuổi Các tổ chức này tiếp nhận trẻ em và thanh thiếu niên trong sự chỉ đạo của Ủy ban Bảo vệ

xã hội từ các gia đình, trong sự chỉ đạo của Ủy ban về giáo dục, trong sự chỉ đạo của công an và Ủy ban về vị thành niên, thậm chí trẻ em có thể tự đi đến nơi trú ẩn" [72,tr.29]

Như vậy, các hoạt động được thực hiện bởi các nhân viên xã hội, chủ yếu nhằm vào giáo dục và phục hồi chức năng của trẻ em và thanh thiếu niên đường phố Sự giao tiếp và mối quan hệ giữa trẻ em và nhân viên xã hội dựa trên cơ sở nhân đạo và tự nguyện, trẻ vị thành niên được tiếp nhận bởi những cảm xúc, tình cảm vốn có của chúng v.v

Mối quan hệ giữa trẻ em và nhân viên xã hội cần vượt qua giai đoạn đầu

để xây dựng và lấy lại niềm tin của thiếu niên, tìm hiểu các nhu cầu và khả năng để giúp đỡ các em Mục tiêu chính của hoạt động xã hội và giáo dục là để giúp trẻ có thể nhìn thấy và nhận ra thái độ đúng đắn đối với bản thân và thế giới xung quanh, để giúp khôi phục lại quan hệ xã hội bị mất với cộng đồng Các phương pháp chính của công tác xã hội và giáo dục là phương pháp điều chỉnh và khuyến khích

Trợ giúp xã hội và giáo dục cho TELT có thể được thực hiện trong các hình thức thiết chế chung, chẳng hạn như nhà ở xã hội và các trung tâm lưu trú tạm thời của thanh thiếu niên, cũng như trong các trung tâm phục hồi chức năng

b) Những nghiên cứu về thực trạng trẻ em lang thang

Trang 29

Những nghiên cứu về TELT cũng đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu ở Mỹ, Tây Âu và Đông âu trong những năm gần đây như: Trẻ em

vô gia cư bị cả cha mẹ và nhà nước lãng quên được nhắc đến trong một nghiên cứu của Tatiana Nikolaevna Sidorova - một NCS chuyên ngành lịch sử, đăng tải trên “mục lập luận của tuần” số 26 ngày 07/7/2011 tại Nga; Công trình

“Nhu cầu và hy vọng của trẻ em đường phố” của Tiến sĩ Mehdi Ali ở Cario và Alexandria đại diện khu vực Trung Đông và Bắc Phi đánh giá tình hình trẻ em đường phố ở Cario và Alexandria Ông mô tả và phân tích các vấn đề của trẻ

em đường phố, về những lý do trẻ sống trên đường phố cũng như kết quả của nghiên cứu này về những vấn đề liên quan đến lạm dụng chất ma túy, sức khỏe

và dinh dưỡng, nhu cầu và nguyện vọng của trẻ cũng như bản thân tâm lý của trẻ sống trên đường phố [66,tr.36] Trên thế giới có một số tác giả của các nước như Anh, Mỹ, Nga, các tác giả ở Châu Phi, Châu Á đã có những kết quả nghiên cứu về TELT như: Kinh nghiệm làm việc với TELT, trẻ em bới rác ở philipines, Trẻ em đường phố và trẻ em lao động sớm

Vấn đề TELT hiện nay trên thế giới là rất lớn, không ai biết chính xác trên thế giới có bao nhiêu TELT Năm 2002, UNICEF “Ước tính tỷ lệ trẻ em đường phố mới nhất là 100 triệu em”[6,tr.153], và hiện nay con số này có thể lên đến 150 triệu em trên khắp thế giới Trong khi có nhiều số liệu đưa ra các con số khác nhau Một số nước đang phát triển và phát triển đã đưa ra con số ước tính về TELT riêng của nước mình Ví dụ, ở Mỹ trong năm 2002, ước tính

có khoảng 1.6 ngàn trẻ em từ 12 đến 17 đã bỏ nhà và ngủ trên đường phố [46] Mặc dù, 1.5 triệu TELT có vẻ đã là số lượng lớn, nhưng con số này vẫn là rất nhỏ so với con số của một vài nước đang phát triển như Ấn Độ (11 triệu), Brazil (10 triệu)[46] Ngay cả trong một số nước đang phát triển có tỷ lệ dân

số tương đối nhỏ, số lượng TELT cũng rất cao (Ai Cập 1.5 triệu; Pakistan 1.5 triệu; Bangladesh 400 ngàn) [52]

Tại Nga: Các nghiên cứu về TELT ở Nga có khoảng 1triệu TELT [48],

và cũng có nhiều tội phạm có liên quan tới trẻ em vị thành niên Theo ước tính,

Trang 30

con số trẻ em không có sự giám sát của cha mẹ là hơn 700 ngàn Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng con số thực trong khoảng từ 2 đến 4 triệu [52]

Tại Ấn Độ: Các nghiên cứu về TELT ở Ấn Độ cho thấy, Ấn Độ có số

TELT lớn nhất thế giới, ước tính ở mức 18 triệu [63] Cộng hoà Ấn Độ là nước rộng thứ bảy và đông dân thứ hai thế giới Với nền kinh tế đang tăng tốc, Ấn

Độ đã trở thành một trong những nước phát triển nhanh nhất Điều này đã tạo

ra một sự ngăn cách giữa người giàu và người nghèo; vẫn còn 22% dân số sống dưới ngưỡng nghèo Với nạn thất nghiệp, tăng di cư nông thôn-thành thị,

sự thu hút của một cuộc sống thành thị và thiếu ý chí chính trị, Ấn Độ hiện có

số lao động trẻ em lớn nhất thế giới

Tại Bucharest, Romania: Một báo cáo của Uỷ ban châu Âu năm 2000

ước tính có xấp xỉ 1.000 TELT tại Bucharest, Romania Những đứa trẻ này là

vô gia cư và là kết quả của những chính sách của cựu lãnh đạo cộng sản Nicolae Ceauşescu, người đã ngăn cấm tránh thai với hy vọng làm tăng dân số Romania Nhiều trong số những đứa trẻ đó đã bị bỏ rơi hay bỏ trốn khỏi gia đình vì cha mẹ chúng quá nghèo để nuôi chúng..

Tại Brazill: Chính phủ ước tính 31.992 người đang sống ở trên những con

phố tại các thành phố lớn[61] Không có thống kê quốc gia cho trẻ em Một tổ chức phi chính phủ, tập hợp nhiều con số thống kê và ước tính của chính quyền địa phương cho rằng có khoảng 9.578 người sống trên đường phố trẻ hơn 18

tuổi, tại thủ phủ các bang; họ ước tính con số này là 25.000 trên toàn quốc [60]

Trẻ em có thể trở thành TELT vì nhiều nguyên nhân cơ bản: Các em có thể không có lựa chọn, các em bị bỏ rơi, mồ côi, hay bị cha mẹ chối bỏ Các

em lựa chọn sống trên đường phố bởi sự ngược đãi hay bỏ bê hoặc gia đình các em không hoặc không thể cung cấp các nhu cầu cơ bản cho các em Nhiều trẻ em cũng làm việc trên đường phố bởi gia đình các emg cần các khoản thu nhập từ đó, lý do về kinh tế có thể là nguyên nhân chính

Những con số sau có thể thấy TELT trên thế giới hiện nay là một trong những vấn đề xã hội nhức nhối Ở Ấn Độ hiện có 11 triệu [60]; Ai Cập 1.5 triệu [64]; Pakistan 1.5 triệu [64]; Kenya 250.000-300.000 [63]; Philippines

Trang 31

250.000; Congo 250.000 [62]; Morocco 30.000 [63]; Brazill 25.000 [65]; Đức 20.000 [51]; Honduras 20.000; Jamaica 6.500 [59]; Uruguay 3.000 [62], Việt Nam 15.603 [3] và dù có những khác biệt giữa các quốc gia, nhưng khoảng hơn 50% số TELT là các bé trai [61]

Nhìn chung, những nghiên cứu về nhu cầu, bảo vệ trẻ em và TELT ở nước ngoài đã khẳng định vai trò đặc biệt của những yếu tố tác động đến nhu cầu của con người, các tác giả khá thống nhất khi cho rằng nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nó xác định xu hướng, tính chất hành vi Nhu cầu được phát triển trong đời thường của cá nhân, động cơ và nhu cầu có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau đến mức thường không thể phân tách chúng

ra được Trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em, TELT cần làm sáng tỏ nhu cầu được bảo vệ của trẻ em, xác định được biểu hiện mức độ nhu cầu được bảo vệ của TELT Để có những tác động và hỗ trợ phù hợp cho nhóm trẻ em này Phân tích các nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Một là, các nghiên cứu về nhu cầu của các nhà tâm lý học phương tây

đã thừa nhận vai trò quan trọng của nhu cầu; chỉ ra được bản chất xã hội của nhu cầu, phân loại nhu cầu theo hệ thống thứ bậc, mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ, mối quan hệ giữa hoạt động – nhu cầu – hoạt động Họ kế thừa những nghiên cứu của các thế hệ đi trước và cũng có sự cải biến và tiếp nhận cái mới Tuy nhiên nhu cầu được bảo vệ của TELT chưa được nghiên cứu nhiều, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức mô tả và liệt kê mà chưa nêu được bản chất, cơ chế, các nguyên tắc cơ bản trong việc hình thành, phát triển, biểu hiện của nhu cầu nói chung, nhu cầu được bảo vệ của TELT nói riêng

- Hai là, trong nghiên cứu về bảo vệ trẻ em và TELT các nhà nghiên cứu tập trung vào lĩnh lực chính sách, luật pháp và các mô hình trợ giúp cho TELT Đây là một khung khổ pháp lý rất quan trọng để bảo vệ trẻ em và TELT, là cơ

sở lý luận cho hướng nghiên cứu về nhu cầu được bảo vệ của TELT

- Ba là, vấn đề TELT hiện nay được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm, trẻ em được xem là tương lai và sự phát triển của xã hội Việc nghiên cứu thực trạng, giải pháp, đặc điểm tâm lý và mô hình trợ giúp cho

Trang 32

TELT đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Trên cơ sở này, đề tài đã lựa chọn nhu cầu được bảo vệ của TELT để làm cơ sở cho việc đề xuất trợ giúp cho TELT hiện nay

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

1.2.1 Hướng nghiên cứu về nhu cầu

Ở Việt Nam, vấn đề nhu cầu được đề cập đến trong hầu hết các giáo trình tâm lý học Trong các giáo trình này, các tác giả chủ yếu nghiên cứu nhu cầu trên bình diện lý luận như: định nghĩa nhu cầu, giới thiệu tóm lược bản chất nhu cầu, đưa ra các phân loại nhu cầu… Vấn đề nhu cầu còn được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của các luận án tiến sỹ, luận văn cao học và một số đề tài nghiên cứu khác… Nhìn chung, các tác giả đều xem xét nhu cầu với tư cách như là cơ sở khách quan của xu hướng nhân cách, là nguồn gốc, nguyên nhân nảy sinh tính tích cực hoạt động của cá nhân

Cho đến nay, trong Tâm lý học lứa tuổi nói chung, Tâm lý học trẻ em nói

riêng chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực: nhu cầu được

bảo vệ của trẻ em lang thang

Có thể nói, những công trình nghiên cứu riêng về nhu cầu trong lĩnh vực

lí thuyết cũng như thực tiễn cho đến nay vẫn còn khá ít ỏi Trên thực tế, khái niệm nhu cầu thường được đề cập đến trong khi các nhà nghiên cứu giải quyết những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực động cơ, vì hai khái niệm này luôn luôn có liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt khi xem xét chúng trong mối

quan hệ với một lĩnh vực hoạt động cụ thể

Vấn đề nhu cầu đã được một số tác giả trong nước nghiên cứu như: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ, Lê Khanh, Vũ Dũng, Trần Quốc Thành, Bùi Văn Huệ, Đỗ Long, Lê Đức Phúc, Nguyễn Thạc, Các tác giả này chủ yếu nghiên cứu nhu cầu trên bình diện lý thuyết Tuy có khác nhau đôi chút trong định nghĩa và phân loại nhu cầu, song nhìn chung, các tác giả đều xem xét nhu cầu với tư cách là thành tố của xu hướng nhân cách và là nguồn gốc nảy sinh động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của cá nhân Tuy

Trang 33

nhiên, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nhu cầu được bảo vệ của TELT ở Việt Nam

1.2.2 Hướng nghiên cứu về bảo vệ trẻ em

Những nghiên cứu về bảo vệ trẻ em được quan tâm nhiều đến việc phòng ngừa trẻ em không bị tổn thương, không bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt Khi trẻ

em vì một lý do nào đó đã bị tổn thương, rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, hay đi lang thang kiếm sống các nghiên cứu về can thiệp hỗ trợ, giảm thiểu rủi ro và

mô hình trợ giúp chính là những hướng nghiên cứu cơ bản về bảo vệ trẻ em trong những năm gần đây, cụ thể:

a) Bảo vệ trẻ em thông qua hệ thống pháp luật quốc tế

- Cơ sở lý luận về bảo vệ trẻ em: Việt Nam đã cam kết và dựa trên các

nguyên tắc chung của Luật pháp quốc tế Các văn bản quốc tế về quyền trẻ em

đã được xác lập và khẳng định từ năm 1924 trong tuyên ngôn về quyền trẻ em tại Giơ-ne-vơ Năm 1959 đã có tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ

em Năm 1989 công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và cho tới nay đã có tới 192 nước phê chuẩn, trong đó có Việt Nam Công ước đã thể hiện toàn diện và đầy đủ các quyền: dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội…

- Các nguyên tắc chính: Không phân biệt đối xử; Lợi ích tốt nhất của trẻ

em; Quyền sống còn và phát triển; Tôn trọng ý kiến của trẻ em

- 4 nhóm quyền cơ bản trong công ước quốc tế đã nêu:

+ Nhóm Quyền được sống còn: Quyền được sống còn là một trong

những quyền cơ bản nhất của con người bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại

và phát triển thể chất Cụ thể gồm: Quyền được sống bao gồm quyền sinh ra được sống [10,đ.6] được đăng ký khai sinh, có quốc tịch, được biết cha mẹ [10,đ.7], được giữ gìn bản sắc dân tộc của mình [10,đ.8] Quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ, chữa bệnh [10,đ.24;25], quyền có mức sống

đủ, có nhà ở Người lớn cần cố gắng hết sức để đảm bảo cho các em không bị

ốm đau, bảo đảm cho các em được ăn uống và được chăm sóc đầy đủ

Trang 34

+ Nhóm Quyền được phát triển: Quyền được phát triển gồm những điều

kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về tinh thần đạo đức và trí tuệ, cụ thể: Có mức sống đầy đủ để có thể phát triển về thể chất, trí tuệ tinh thần đạo đức và xã hội [10,đ.27]; Quyền được phổ cập giáo dục tiểu học không mất tiền, có điều kiện thuận lợi để học phổ thông, trung học, được dạy nghề, được khuyến khích đi học đều đặn, không bỏ học [10,đ.28]; Được phát triển tối đa

về nhân cách, tài năng, khả năng tinh thần và thể chất, tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ, tôn trọng giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ em đang sống[10,đ.29]

+ Nhóm Quyền được bảo vệ: Quyền được bảo vệ vì trẻ em dễ bị tổn

thương hơn người lớn, do vậy trẻ em cần được gia đình, cộng đồng, xã hội và Nhà nước bảo vệ và chăm sóc một cách phù hợp, cụ thể: Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị rơi vào những hoàn cảnh và nhân tố nguy hiểm cho sự phát triển thể chất, đạo đức, tâm lý và xã hội, không bị cách ly cha mẹ và gia đình [10,đ.20] Trẻ em cần được bảo vệ để không bị bất kỳ hình thức bạo lực thể xác hoặc tinh thần bị tổn thương hay bị xúc phạm, bị bỏ mặc hoặc bị xao nhãng [10,đ.19] Trẻ em cần được bảo vệ chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất

ma túy và an thần, chống mọi hình thức bóc lột, xâm phạm tình dục, cả mại dâm, hiếp dâm hoặc sử dụng văn hóa phẩm khiêu dâm… [10,đ.33,34]

+ Nhóm Quyền được tham gia: Quyền được tham gia là mọi trẻ em đều

có quyền được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến các em như chuyện học hành, những vấn đề trong gia đình, việc lựa chọn môi trường gia đình, vấn đề chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên những ý kiến của trẻ em được xem xét đến mức nào tùy thuộc vào độ trưởng thành của các em,

cụ thể: Trẻ em cần được chính kiến ý kiến riêng của mình và có quyền bày tỏ ý kiến đó Được hội họp, gặp gỡ, tham gia các hoạt động Được tự do tín ngưỡng, được bảo vệ chống lại sự vi phạm can thiệp vào vấn đề riêng tư, thư tín, danh dự [10,đ.12; đ.13; đ.14; đ.15; đ.16]

Trong công ước quốc tế quyền được bảo vệ là một trong bốn nhóm

quyền cơ bản của trẻ em được hiểu là những điều khoản đòi hỏi trẻ em phải

Trang 35

được bảo vệ chống lại tất cả các hình thức lạm dụng, xao nhãng và bóc lột Quyền được bảo vệ vì trẻ em dễ bị tổn thương hơn người lớn, do vậy trẻ em cần được gia đình, cộng đồng, xã hội và Nhà nước bảo vệ và chăm sóc một

cách phù hợp “… nhân loại có nghĩa vụ phải dành cho trẻ em những gì tốt

đẹp nhất” đó là sự thoả thuận của cộng đồng quốc tế về sự ưu tiên hành đầu

dành cho trẻ em đã được xác định ngay trong các tuyên bố đầu tiên về nhân quyền Trong các tuyên bố quốc tế của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc (OHCHR) cũng luôn nhấn mạnh việc cần thiết phải dành sự ưu tiên đặc biệt cho trẻ em và khuyến cáo các Chính phủ phải có trách nhiệm thừa nhận các quyền của trẻ em và các vấn đề của trẻ em cần đưa vào trung tâm của sự chú ý, bởi vì những gì xảy ra với trẻ em trong những năm thơ ấu, trong gia đình và các hình thức chăm sóc khác sẽ quyết định một cách đáng kể sự trưởng thành, phát triển tích cực và tiêu cực của chúng Kèm theo đó sẽ quyết định giá trị, sự đóng góp của trẻ em đối với xã hội trong suốt quãng đời còn lại và xã hội sẽ

phải trả giá nếu không quan tâm đúng mức đến trẻ em (OHCHR -1999) “ …

không quan tâm đến trẻ em có thể đưa lại chi phí đắt về xã hội và gây tác hại cho phát triển kinh tế bền vững” (Devylder – 1999)

- Nội dung trong công ước liên quan đến bảo vệ trẻ em lang thang

Không ai được phép tách các mối quan hệ của trẻ em với cha mẹ và người thân Trẻ em có cha mẹ và mỗi người cư trú ở mỗi quốc gia khác nhau có quyền duy trì các mối quan hệ cá nhân và tiếp xúc trực tiếp với cha mẹ[10,đ.10]

Phải đảm bảo việc thừa nhận các nguyên tắc là cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và phát triển trẻ em [10,đ.18]

Trẻ em phải được đoàn tụ và hội nhập [10,đ.22]

- Bảo vệ trẻ em thông qua hệ thống pháp luật quốc gia

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên cam kết thừa nhận tính pháp lý về các quyền trẻ em Quyền trẻ em được ghi nhận và cụ thể hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Trên những lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Những quy định pháp luật đó một mặt đảm bảo cho trẻ em được hưởng tất cả những gì mà trẻ em

Trang 36

phải được hưởng Mặt khác, đòi hỏi không chỉ các cơ quan quản lý Nhà nước phải quan tâm và cam kết thực hiện các quyền đó mà mọi tổ chức, thành viên khác của xã hội cũng cần cam kết thực hiện Quyền của trẻ em và công tác bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được thể hiện thông qua hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, là những quy định xuyên suốt hệ thống pháp luật, từ văn bản pháp luật cao nhất là Hiến pháp đến các văn bản mang tính pháp quy Đây là một trong những chức năng quan trọng của quản lý Nhà nước về vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

+ Hiến Pháp: Quyền trẻ em trong Hiến pháp 2013 không còn là những

quy định riêng lẻ mà đã trở thành một chế định pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ và chặt chẽ, đặt trong khuôn khổ, mối quan hệ trực tiếp với chế định quyền công dân Chế định đó ra đời trên cơ sở tiếp thu và thừa kế các quy định lập hiến của các Hiến pháp trước đây, cam kết thực hiện Công ước quốc tế quyền trẻ

em và phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong giai đoạn mới

Cũng như các quyền trong công ước quốc tế, Hiến pháp 2013 đã đề cập

đến quyền của trẻ em như “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em„ [36,đ.37] Quyền này đáp ứng các

nhu cầu trưởng thành, phát triển của trẻ em, đồng thời cũng coi đây là sự đầu

tư phát triển của xã hội tương lai Tất cả những điều đó mang tính nguyên tắc

về quyền trẻ em trong Hiến pháp 2013, có ý nghĩa sâu sắc đối với việc hình thành hệ thống pháp luật trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

+ Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em: Luật BVCSGDTE (2004)

và được sửa đổi bổ sung ở Luật trẻ em (2016) cũng đã quy định tương đối đầy

đủ các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Luật khẳng định lại những quyền

cơ bản của trẻ em đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đồng thời dành nhiều nội dung về trách nhiệm của xã hội đối với trẻ em Luật

quy định: Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia

đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân Trong mọi hoạt động của cơ

Trang 37

quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu [21,đ.5] Và cũng đưa ra những nghiêm cấm

không được làm, và nghiêm cấm các hành vi sau: Dụ dỗ lôi kéo trẻ em đi lang

thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi Hoặc: Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm phạm tình dục trẻ em

Hay: Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc,

nguy hiểm hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động [21,đ.7] Những quy định này đã được

cụ thể trong những văn bản dưới luật quy định rõ trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc thực hiện bảo vệ trẻ em

1.2.3 Hướng nghiên cứu về trẻ em lang thang

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về TELT đã được nhiều các tổ chức và cá nhân quan tâm, nhưng còn nhỏ lẻ và rời rạc Các lĩnh vực đã nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, mô hình hỗ trợ và các giải pháp giúp đỡ TELT… Những nghiên cứu này được tiến hành ngày càng

có chiều sâu và mở rộng nội dung, từ năm 1997 trở lại đây do số lượng TELT

ra thành phố ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp, đa dạng hơn nên các nghiên cứu cũng ngày càng phong phú Trước năm 1975, TELT đã được nghiên cứu ở các khía cạnh: ảnh hưởng của vấn đề gia đình (sự suy sụp nền tảng gia đình, gia đình nghèo đói, gia đình quá đông con, không khí gia đình bất hòa, cha mẹ sống không lành mạnh); vấn đề giáo dục (trẻ thất học), ảnh hưởng của xã hội… Sau năm 1975 nhiều nghiên cứu tập trung ở những khía cạnh: tuổi, giới tính, quê quán, hình thức lang thang, nguồn gốc xuất thân, hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, điều kiện sống, thời gian bỏ đi lang thang, công việc chính để kiếm sống và thu nhập, sinh hoạt, lý do bỏ nhà ra đi, nguyện vọng và những vấn đề có liên quan hoặc mới nảy sinh ở phạm vi một tỉnh/thành phố hay một số tỉnh/thành phố

Sau đây, chúng tôi xin chỉ ra một số tác giả đã có những nghiên cứu

đóng góp trong lĩnh vực này như: Tác giả Vũ Dũng, “Thích ứng xã hội của các

nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay”, 2012 Nghiên cứu đã chỉ ra thực

Trang 38

trạng thích ứng xã hội của nhóm yếu thế như người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật và TELT cơ nhỡ, cũng như đưa ra các giải pháp giúp đỡ cho nhóm xã hội yếu thế này Đây là một công trình nghiên cứu có tính thực tiễn cao Trong đó, tác giả cũng đã phân tích về thực trạng thích xã hội về mặt nhận thức, về hành vi và một số khó khăn của TELT cơ nhỡ Tuy nhiên, vấn đề nhu cầu được bảo vệ của TELT tác giả chưa đề cập đến trong nghiên cứu này

Nghiên cứu về “Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của TELT kiếm sống trên

đường phố” của Văn Thị Kim Cúc và Hoàng Gia Trang đã chỉ ra một số đặc

điểm tâm lý của TELT đường phố với một số nét nhân cách cơ bản, sự tự đánh giá bản thân, đánh giá tình trạng lo âu và mức độ trầm cảm, các yếu tố cơ bản liên quan đến tình trạng lo âu ở TELT… và nghiên cứu này cũng chưa đề cập

đến nhu cầu được bảo vệ của TELT Nghiên cứu về “Một số khó khăn của trẻ

em đường phố” của Đỗ Ngọc Khanh – Bahr Wartinez, 2012 cũng đã chỉ ra

TELT đường phố thường gặp nhiều khó khăn về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, lạm dụng chất và bị bạo hành Một số không nhỏ TELT bị lạm dụng

và bị xâm hại tình dục, bị đánh… và nghiên cứu này cũng chưa đề cập tới nhu

cầu được bảo vệ của các em Nghiên cứu “Trẻ em lang thang – một vấn đề xã

hội cần được quan tâm” của Đỗ Ngọc Phương, 1995 cũng đã chỉ ra thực trạng,

hoàn cảnh, nhu cầu, nguyện vọng… của nhóm trẻ em này nhằm tìm ra giải

pháp để phòng ngừa và ngăn chặn TELT đường phố Nghiên cứu “Trẻ em

đường phố và trách nhiệm gia đình” của Nguyễn Thị Hoa cũng tìm hiểu

nguyên nhân, thực trạng của TELT Tác giả Nguyễn Quang Uẩn với nghiên

cứu “Trẻ em lang thang và nhu cầu tâm lý của các em”, tác giả đã nghiên cứu

sâu về những nhu cầu trợ giúp tâm lý của TELT như: nhu cầu được giao lưu, nhu cầu tự khẳng định bản thân, nhu cầu được yêu thương đồng cảm, nhu cầu được an toàn yên ổn, nhu cầu “tự do” “độc lập” đã được tác giả phân tích một cách khái quát nhất Ngoài ra, các tác giả như: Ngô Kim Cúc-Mikel Flamm,

“Trẻ em lang thang”, 1997; Timothy W Bond, “Trẻ bụi đời tại TP HCM”,

1992, “nghiên cứu về trẻ em đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh” 2004 của Terre des hommes Foundation, “điều tra về tình hình trẻ đường phố tại Hà

Trang 39

Nội”-1996 của Nguyễn Văn Buồm, UBBVCSTEVN Hà Nội và Viện xã hội

học… cũng đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng TELT kiếm

sống tại Việt Nam Trẻ đường phố Việt Nam “những nguyên nhân truyền

thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh tế đang phát triển” của tác giả Dương Kim Hồng, 2005 thì chỉ

ra khi đất nước đang phát triển và hội nhập khá nhanh, xuất hiện nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trẻ em đường phố, trong đó những nguyên nhân về hoàn cảnh sống, sự tan vỡ gia đình, vấn đề nhận thức, di cư vì mục đích kinh

tế đã được tác giả chỉ ra là những nguyên nhân chính trong nghiên cứu của mình Tuy nhiên, xu hướng của TELT ngày càng phức tạp, tính chất, hình thức cũng thay đổi theo Những nhu cầu được bảo vệ vẫn là một khoảng trống cần được đề cập đến nhiều hơn để bảo vệ cho nhóm trẻ em này Một số nghiên cứu

gần đây của tác giả Quách Thị Quế: “Giải quyết vấn đề lao động trẻ em và trẻ

em lang thang trong chiến lược bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em” Tạp chí

cộng sản, 2013; “Một số vấn đề và giải pháp giúp đỡ trẻ em lang thang ở Việt

Nam” Tạp chí Tâm lý học Xã hội, 2014; “Kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ trẻ em lang thang tại Việt Nam” Kỷ yếu hội thảo quốc gia – Tâm lý học & an

toàn con người, Nhà xuất bản lao động, 2015; “Thực trạng trẻ em lang thang ở

Việt Nam” Tạp chí Tâm lý học Xã hội, 2015; “Thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại Việt Nam” Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nhà xuất bản ĐHQG, 2015

Trong các nghiên cứu này, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng nhu cầu và nguyên nhân nhằm đưa ra giải pháp trong việc hỗ trợ và bảo vệ TELT trong giai đoạn hiện nay

Những hướng nghiên cứu về TELT ở Việt Nam trong những năm qua cũng đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, về đặc điểm tâm lý của TELT, khó khăn của TELT hay thích ứng xã hội đối với nhóm trẻ em này … Tuy nhiên, những nghiên cứu về nhu cầu được bảo vệ của TELT vẫn chưa được đề cập đến, vì vậy, nghiên cứu này là cần thiết để chỉ rõ những biểu hiện nhu cầu được bảo vệ của TELT khi kiếm sống trên đường phố

Qua các nghiên cứu trên chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau:

Trang 40

- Một là, ở Việt nam trong những năm gần đây có khá nhiều những công trình nghiên cứu về nhu cầu, bảo vệ trẻ em và TELT Các công trình này được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, và được tiến hành trên nhiều khách thể khác nhau Điều này làm phong phú, làm sâu sắc thêm những tri thức về hệ thống nhu cầu và nhu cầu bảo vệ trẻ em, TELT ở Việt Nam Tuy nhiên, các công trình này chưa đề cập đến nhu cầu được bảo vệ của TELT nói riêng

- Hai là, Các công trình nghiên cứu về nhu cầu ở Việt Nam hầu hết đều tìm hiểu trên bình diện lý thuyết Tuy có khác nhau đôi chút trong định nghĩa

và phân loại nhu cầu, song nhìn chung, các tác giả đều xem xét nhu cầu với tư cách là thành tố của xu hướng nhân cách và là nguồn gốc nảy sinh động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của cá nhân, chưa có công trình nào nghiên cứu về nhu cầu được bảo vệ của TELT ở Việt Nam

- Ba là, những công trình nghiên cứu về bảo vệ trẻ em, TELT chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, giải pháp… Trẻ em nói chung và TELT nói riêng, sự quan tâm của Nhà nước và xã hội về giáo dục, y

tế, bảo vệ trẻ em, vui chơi giải trí Những nghiên cứu trên đây chưa nghiên cứu sâu và cụ thể về nhu cầu được bảo vệ của TELT, những trẻ em còn chịu nhiều thiệt thòi và đối di;’ện với những nguy cơ như không an toàn về thể chất, sức khỏe, nguy cơ bị xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, và đặc biệt là thất học… Vì vậy, nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT tại một số thành phố lớn ở nước ta là một nghiên cứu thiết thực nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ cho nhóm trẻ em này

Ngày đăng: 02/07/2016, 09:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.G.Kôvaliov (1972), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học cá nhân
Tác giả: A.G.Kôvaliov
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1972
2. A.N. Lêônchiev, Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động - Ý thức - Nhân cách
Nhà XB: NXB Giáo dục
9. Bích Thủy (1996), Vấn đề ngược đãi và lạm dụng trẻ em ở Mỹ: Tạp chí tâm lý học, Số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề ngược đãi và lạm dụng trẻ em ở Mỹ
Tác giả: Bích Thủy
Năm: 1996
19. Đỗ Ngọc Phương (1995), Trẻ em lang thang – một vấn đề xã hội cần quan tâm: Tạp chí tâm lý học, Số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ em lang thang – một vấn đề xã hội cần quan tâm
Tác giả: Đỗ Ngọc Phương
Năm: 1995
22. Lomov B.Ph (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (Nguyễn Đức Hưởng, Dương Diệu Hoa, Phan Trọng Ngọ dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học
Tác giả: Lomov B.Ph
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (Nguyễn Đức Hưởng
Năm: 2000
28. Nguyễn Xuân Thức (2000), Đặc điểm giao tiếp của trẻ em mồ côi và vấn đề giáo dục trẻ em mồ côi: Số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm giao tiếp của trẻ em mồ côi và vấn đề giáo dục trẻ em mồ côi
Tác giả: Nguyễn Xuân Thức
Năm: 2000
38. Trần Thị Minh Đức (2000), Nhận thức của trẻ em làm thuê cho các gia đình ở Hà Nội: Tạp chí tâm lý học, Số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức của trẻ em làm thuê cho các gia đình ở Hà Nội
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Năm: 2000
41. Vũ Dũng, “Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay”, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay
43. Vũ Hào Quang (2000), Quan hệ giữ lối sống và cấu trúc xã hội của nhóm trẻ em lang thang: Tạp Chí tâm lý học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữ lối sống và cấu trúc xã hội của nhóm trẻ em lang thang
Tác giả: Vũ Hào Quang
Năm: 2000
44. Việt Thắng (2000), Tâm lý học với trẻ em thiệt thòi: Tạp chí tâm lý học TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học với trẻ em thiệt thòi
Tác giả: Việt Thắng
Năm: 2000
45. Andrew J. Dubrin (2001), Leadership Reseach Fidings, Practice and Skill, N.Y. Random House46. Black, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Leadership Reseach Fidings, Practice and Skill
Tác giả: Andrew J. Dubrin
Năm: 2001
49. Erikson Erik H. Identity youth and crisis- N.Y: W.W.Norton, 1968 - 336p 50. Ecpat International Sách, tạp chí
Tiêu đề: Identity youth and crisis
53. Fenson Larry, Human development 94/95/ 22nd.ed.- Guilford: Dushkin publishing group press, 1994 - 272 p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human development 94/95
55. Hyde Margaret O.Mind drugs/Margaret O.Hyde-N.Y:McGraw-Hill,1968 56. IRIN In – Depth, Doctors of the World – USA: Health is a Hunman Right 57. No night out for street kids - JAMAICAOBSERVER.COM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mind drugs
3. Báo cáo tổng hợp của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em – Bộ LĐTBXH Khác
4. Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ mới – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam – 2002 Khác
7. Bộ LĐ-TB&XH và UNICEF Việt Nam (2009) Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam Khác
8. Báo cáo con số phát triển trẻ em đường phố - Internet Khác
10. Công ước quốc tế về quyền trẻ em 11. Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em Khác
17. Đỗ Ngọc Phương (1998), Vài nét về công tác xã hội nhóm và việc âp dụng để giúp đỡ trẻ em lang thang: Tạp chí tâm lý học, Số 2 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w