1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại một số thành phố lớn ở nước ta (TT)

24 495 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 471,59 KB

Nội dung

Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu và phân tích một cách thấu đáo nhu cầu được bảo vệ của TELT để đưa ra một số giải pháp nhằm tác động đến việc xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ TELT

Trang 1

1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê

chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em Đảng và Nhà nước ta đã cam kết mạnh mẽ trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã thể hiện rõ trách nhiệm của gia đình, xã hội và Nhà nước trong việc

bảo vệ trẻ em Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăn năm phải trồng người Câu nói đó

đã hàm chứa ý nghĩa sâu sắc của việc chăm lo, bảo vệ cho trẻ em, lớp người

sẽ kế tục sự nghiệp của dân tộc Việt Nam

1.2 Trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố là nhóm trẻ dễ bị tổn

thương nhất Các em có nguy cơ dính líu đến các hoạt động không an toàn như bị bóc lột sức lao động, bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, sử dụng ma túy, bị buôn bán và phạm tội Đây là nhóm trẻ em cần được bảo vệ, được an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần Đa phần nhóm trẻ này vẫn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận những quyền cơ bản dành cho trẻ em

1.3 Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em

quy định rõ: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”[21,đ.5] Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu và phân tích một cách thấu đáo nhu cầu được bảo vệ của TELT

để đưa ra một số giải pháp nhằm tác động đến việc xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ TELT ở Việt Nam tốt hơn

1.4 Nhu cầu được bảo vệ của TELT có thể cao hơn những trẻ bình thường

khác, vì TELT không được cha mẹ, người thân bảo vệ và chăm sóc Mức độ biểu hiện nhu cầu được bảo vệ của các em cũng rất khác nhau Việc nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT hiện nay là cần thiết, nhằm chỉ ra mức

độ nhu cầu được bảo vệ của TELT và đưa ra giải pháp phù hợp để bảo vệ cho nhóm trẻ em này

Xuất phát từ những lý do thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên

cứu: Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại một số thành phố lớn ở nước ta là một nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 2

2 Nghiên cứu thực trạng nhu cầu được bảo vệ của TELT và một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT tại một số thành phố lớn ở nước ta, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo vệ cho nhóm trẻ

em này

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Xác định cơ sở lý luận về nhu cầu được bảo vệ của TELT: Khái niệm

công cụ, mức độ nhu cầu được bảo vệ của TELT, những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT

2.2 Tìm hiểu thực trạng nhu cầu được bảo vệ của TELT tại thành phố Hà

Nội và thành thành phố Hồ Chí Minh, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và phân tích một số trường hợp điển hình

2.3 Kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo vệ TELT tại Việt Nam

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện và mức độ nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

- Nhu cầu được bảo của TELT rất phong phú, trong khuôn khổ của luận

án chúng tôi chỉ lựa chọn 4 nhu cầu được bảo vệ của TELT: nhu cầu được bảo vệ thân thể, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, nhu cầu chống xâm hại tình dục và nhu cầu được học tập để biết chữ và hiểu biết xã hội - Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT

Đó là: yếu tố chủ quan (nhận thức, sở thích, tình cảm) và yếu tố khách quan (yếu tố gia đình và yếu tố xã hội)

3.2.2 Phạm vi về khách thể và địa bàn nghiên cứu

- Đề tài chỉ nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT kiếm sống tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Đề tài này chỉ nghiên cứu ở TELT kiếm sống trên đường phố, không sống cùng gia đình, không sống trong các trung tâm bảo trợ xã hội

- Đề tài chỉ nghiên cứu mức độ biểu hiện nhu cầu được bảo vệ của TELT

có độ tuổi từ 6 đến dưới 16 tuổi Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập thông tin

từ phía cán bộ quản lý các cấp trong lĩnh vực BVCSTE Các đối tượng khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này

Tổng số khách thể tham gia quá trình nghiên cứu gồm: 260 nguời

Khách thể nghiên cứu chính gồm: 250 TELT, trong đó:

- Khảo sát chính thức: 215 TELT

Trang 3

3

- Phỏng vấn sâu cá nhân: 16 TELT

- Nghiên cứu trường hợp điển hình: 3 TELT

(Số TELT tham gia phỏng vấn cá nhân và nghiên cứu trường hợp điển hình được lựa chọn từ nhóm khách thể tham gia khảo sát chính thức)

Khách thể nghiên cứu phụ gồm: 10 người, trong đó:

- Cán bộ làm công tác quản lý BVCSTE: 5 người

- Chủ nhà trọ và trung tâm: 5 người

(Số khách thể tham gia phỏng vấn sâu này được lấy từ địa bàn nghiên cứu)

Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2015

4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

4.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên một số phương pháp luận sau:

- Phương pháp tiếp cận hoạt động – tâm lý: Nhu cầu được bảo vệ của TELT không thể tách rời các hoạt động kiếm sống trên đường phố và các đặc điểm tâm lý của TELT

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu xem xét các nhu cầu được bảo

vệ của TELT trong mối tác động qua lại với các yếu tố cá nhân và xã hội

- Tiếp cận các văn bản quy phạm luật về bảo vệ chăm sóc trẻ em Nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT không thể tách rời với các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế về những quy định bảo vệ TELT dựa trên quyền của trẻ em

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu, chuyên gia, nghiên cứu trường hợp và phân tích dữ liệu Do nhu cầu được bảo vệ của TELT là một hiện tượng tâm

lý phức tạp nên trong nghiên cứu này chúng tôi lấy phương pháp nghiên cứu định tính làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài

Mục đích và cách thức sử dụng các phương pháp được trình bày ở Chương 2

5 ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

5.1 Về mặt lý luận

Đóng góp mới về mặt lý luận của luận án là đã làm sáng tỏ khái niệm nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và 4 thành phần tạo nên nhu cầu này cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang

Trang 4

4

5.2 Về mặt thực tiễn

Đóng góp mới trong nghiên cứu thực tiễn là phân tích và nêu ra được một số nhận xét về thực trạng nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và một số mức độ biểu hiện của nhu cầu này, xác định được yếu tố gia đình có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang Những kết quả nghiên cứu trên của luận án góp phần thiết thực đối với việc bảo vệ TELT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

6 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến nhu

cầu; bảo vệ trẻ em và trẻ em lang thang Đặc biệt, việc xác định nội hàm khái niệm nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và các thành phần tạo

nên nhu cầu này cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới chúng làm phong phú hệ thống lý luận nói trên

6.2 ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả nghiên cứu thực tiễn giúp xã hội nắm bắt được nhu cầu

được bảo vệ của trẻ em lang thang để từ đó Nhà nước vạch ra các chiến lược, chính sách xã hội và hành vi thực tế bảo vệ giúp đỡ trẻ em ở hoàn cảnh này hữu hiệu hơn; giảm thiểu các nguy cơ trẻ gặp phải cũng như làm tốt hơn nữa công tác giáo dục kiến thức nói chung và công tác giáo dục kỹ năng sống nói riêng nhằm giúp trẻ tự phát triển vượt lên hoàn cảnh và tự bảo vệ mình trong mọi hoàn cảnh nảy sinh

Ngoài ra, việc xác định gia đình là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu

cầu bảo vệ của trẻ em lang thang là căn cứ để Nhà nước đưa ra kịp thời các

chính sách xã hội hóa giáo dục gia đình tốt hơn, để các gia đình làm tròn hơn các chức năng của mình đối với con trẻ, giảm thiểu tối đa trẻ bỏ đi lang thang

7 CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của trẻ

em lang thang

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhu cầu được bảo vệ của trẻ

em lang thang

Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại một số thành phố lớn ở nước ta

Trang 5

5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG

1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Hướng nghiên cứu về nhu cầu

Những hướng nghiên cứu về nhu cầu của các nhà tâm lý học phương Tây như S.Freud, A.Maslow, V.H.Vroom, Henry A.Murray, đã có những đóng góp nhất định cả về mặt lý luận và thực tiễn như: thừa nhận vai trò quan trọng của nhu cầu; chỉ ra được bản chất xã hội của nhu cầu, phân loại nhu cầu theo hệ thống thứ bậc, mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ thúc đẩy con người làm việc Tuy nhiên nhu cầu được bảo vệ chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu này, mà chỉ mới chỉ tập trung vào việc làm sáng tỏ bản chất, các loại nhu cầu, các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhu cầu của con người nói chung

1.1.2 Hướng nghiên cứu về bảo vệ trẻ em

Các nước trên thế giới đều đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về bảo vệ trẻ em và trẻ em lang thang Trong nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề bảo vệ trẻ em thông qua hệ thống văn bản luật pháp của các quốc gia, đây là điều kiện và cũng là cơ sở pháp lý quan trọng nhất về bảo vệ trẻ em

1.1.3 Hướng nghiên cứu về trẻ em lang thang

Những nghiên cứu về TELT ở nước ngoài đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ TELT, các tác giả đã nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau như thực trạng, tính chất của TELT, hành vi và các hình thức lang thang của trẻ và đã chỉ ra sự bất ổn đối với nhóm trẻ em này như vấn đề lạm dụng lao động trẻ em, xâm hại tình dục, buôn bán TELT

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

1.2.1 Hướng nghiên cứu về nhu cầu

Ở Việt Nam có khá nhiều những công trình nghiên cứu về nhu cầu, bảo

vệ trẻ em và TELT Các công trình này được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, và được tiến hành trên nhiều khách thể khác nhau Điều này làm phong phú, làm sâu sắc thêm những tri thức về hệ thống nhu cầu và nhu cầu bảo vệ trẻ em, TELT ở Việt Nam Tuy nhiên, các công trình này chưa đề cập đến nhu cầu được bảo vệ của TELT nói riêng

Các công trình nghiên cứu về nhu cầu ở Việt Nam hầu hết đều tìm hiểu trên bình diện lý thuyết Tuy có khác nhau đôi chút trong định nghĩa và phân loại nhu cầu, song nhìn chung, các tác giả đều xem xét nhu cầu với tư cách

Trang 6

6

là thành tố của xu hướng nhân cách và là nguồn gốc nảy sinh động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của cá nhân, chưa có công trình nào nghiên cứu

về nhu cầu được bảo vệ của TELT ở Việt Nam

1.2.2 Hướng nghiên cứu về bảo vệ trẻ em và trẻ em lang thang

Những công trình nghiên cứu về bảo vệ trẻ em, TELT ở trong nước cũng chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, giải pháp… Việt Nam cũng đã cam kết và kế thừa Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đưa vào các văn bản luật là cơ sở pháp lý để gia đình, Nhà nước và xã hội thực hiện việc cam kết bảo vệ trẻ em và TELT ở Việt Nam

Vì vậy, hướng nghiên cứu nhu cầu được bảo vệ của TELT ở một số thành phố lớn ở nước ta hiện nay là rất cần thiết

Khái niệm: Trẻ em lang thang là những người dưới 16 tuổi, dành phần

lớn thời gian trên đường phố, tự kiếm sống và nơi cư trú không ổn định 2.2 VẤN ĐỀ NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG Trong nghiên cứu lí luận về nhu cầu được bảo vệ của TELT, qua phân tích, tổng hợp, đánh giá những vấn đề về nhu cầu được bảo vệ của TELT, chúng tôi xây dựng một số khái niệm liên quan đến luận án như sau:

Trang 7

7

2.2.1 Khái niệm nhu cầu

Nhu cầu là sự đòi hỏi của cá nhân về một một lĩnh vực cụ thể nào đó mà

cá nhân đang thiếu hụt cần được đáp ứng kịp thời, và nếu sự thiếu hụt đó không được đáp ứng thì cá nhân sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng hoặc gây hại đến thể chất và tinh thần

2.2.2 Khái niệm bảo vệ trẻ em

Bảo vệ trẻ em là việc phòng ngừa và dự đoán được trước những nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ, kịp thời ngăn chặn và chấm dứt mọi hình thức làm tổn thương đến thể chất hoặc tinh thần của trẻ, luôn đảm bảo cho trẻ có cuộc sống an toàn và ổn định

2.2.3 Khái niệm nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang

Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang là những mong muốn của những người dưới 16 tuổi được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, chống xâm hại tình dục, được học tập và được phòng ngừa những nguy hiểm, ngăn chặn và chấm dứt mọi hình thức gây tổn thương đến thể chất và tinh thần của các em

2.2.4 Biểu hiện nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang

a) Nhu cầu được bảo vệ thân thể: Bảo vệ thể chất là yêu cầu bảo vệ cơ

bản và thiết yếu nhất của trẻ em Mọi trẻ em cần nhận được sự bảo vệ chăm sóc ở mức thấp nhất để có thể tồn tại và phát triển mọi tiềm năng ở mức độ phù hợp Trẻ em có bốn nhu cầu bảo vệ chăm sóc thể chất chính, đó là: Thức

ăn và nước; chỗ ở; quần áo ở những nơi có khí hậu lạnh; bảo vệ chăm sóc sức khỏe (không để trẻ rơi vào tình trạng bệnh tật và đảm bảo về y tế) Bảo vệ thể chất còn là sự bảo vệ cho một đứa trẻ được an toàn không bị đánh đập/ hành hạ hay bị lạm dụng gây tổn thương đến thân thể của trẻ

b) Nhu cầu chăm sóc sức khỏe: “Sức khỏe không chỉ là trạng thái không

bệnh hay không tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về các mặt thể chất, tâm thần và xã hội” Như vậy, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của TELT được hiểu là sự phối hợp hài hòa cả ba thành phần: Thể chất, tâm thần

và xã hội

c) Nhu cầu chống xâm hại tình dục: Xâm hại trẻ em là bất cứ hành động

(hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ Nhu cầu chống xâm hại tình dục của TELT là nhu cầu chống lại các hình thức xâm hại trẻ em bằng lời nói, hành vi gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của trẻ Vì vậy, nhu cầu chống xâm hại tình dục đối với TELT là một nhu cầu cấp thiết, các em cần được bảo vệ khi đi lang thang

kiếm sống trên đường phố

Trang 8

8

d) Nhu cầu được học tập để biết chữ và hiểu biết xã hội: Nhu cầu được

học tập để biết chữ và có hiểu biết xã hội của TELT là nhu cầu được dạy và hành xử theo nhận thức đúng sai theo các quy chuẩn của xã hội và của nền văn hóa Bảo vệ trẻ về mặt nhận thức là phương tiện chính để trẻ xây dựng một khung định hướng “bên trong” giúp bản thân trẻ cư xử với những người xung quanh Bảo vệ về mặt nhận thức cũng là cách thức để trẻ trở thành một phần của cộng đồng xã hội, nơi các em có thể định hướng hành động của mình theo các quy chuẩn của nền văn hóa và xã hội

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu một số yếu tố sau:

2.3.1 Yếu tố chủ quan

a)Yếu tố nhận thức: Trẻ muốn khẳng định bản thân và những trẻ thuộc

nhóm này thường xuất thân từ những gia đình không quá khó khăn về kinh

tế, nhưng các em vẫn muốn tự khẳng định bản thân Những trẻ em như vậy được xếp vào nhóm do những sai lệch trong nhận thức

b)Yếu tố sở thích: Trẻ thích đi làm kiếm tiền, thích sống tự do và không

muốn sống phụ thuộc hay chịu sự gò ép trong gia đình

c) Yếu tố tình cảm: Những TELT khi phải chứng kiến hoặc là nạn nhân

của những bạo lực trong gia đình, bị bỏ rơi hay bị xao nhãng… đều khiến trẻ tổn thương về tâm lý và tình cảm Có rất nhiều nghiên cứu về bạo lực đối với trẻ em nhưng chưa có nghiên cứu nào về sự ảnh hưởng của bạo hành trong gia đình đối với tâm lý của TELT

2.3.2 Yếu tố khách quan

Yếu tố gia đình và yếu tố xã hội là những yếu tố bên ngoài có ảnh

hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT như hoàn cảnh sống, kinh tế, văn hóa hay tình cảm của gia đình đối với trẻ Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT, những yếu tố được phân tích trên đây là những yếu tố ảnh hưởng nhiều hơn, rõ nét hơn

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này, chúng tôi đã làm sáng tỏ khái niệm nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và 4 thành phần tạo nên nhu cầu này cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang Nghiên cứu đã làm sáng tỏ các biểu hiện nhu cầu được bảo vệ của TELT, những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT

Trang 9

9 Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nhu cầu, bảo

vệ trẻ em, trẻ em lang thang, nhưng chưa có công trình nghiên cứu về nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang tại các thành phố lớn ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu lý luận là cơ sở định hướng cho phương pháp và nội dung của nghiên cứu thực tiễn

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2015, được chia làm 3 giai đoạn chủ yếu: (1) nghiên cứu lý luận, chuẩn bị phương pháp, công cụ nghiên cứu (2) nghiên cứu thực tiễn (3) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo vệ trẻ em lang thang ở Việt Nam

3.1 NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

Nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài để

xây dựng cơ sở lý luận của luận án

Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan, biểu hiện

và mức độ nhu cầu được bảo vệ của TELT, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT

Xây dựng các tiêu chí đánh giá về nhu cầu được bảo vệ của TELT, soạn thảo phiếu điều tra thực tiễn (phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu phỏng vấn…) cho từng đối tượng được nghiên cứu trong từng giai đoạn khác nhau

3.2 NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

Nghiên cứu thực tiễn nhằm phát hiện thực trạng về nhu cầu được bảo

vệ của TELT, mức độ và biểu hiện của nhu cầu, những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được bảo vệ của TELT

Bảng 3.1: Mô tả mẫu nghiên cứu về TELT

Trang 10

- Phỏng vấn sâu cá nhân: 16 TELT

- Nghiên cứu trường hợp điển hình: 3 TELT

(Số TELT tham gia phỏng vấn cá nhân và nghiên cứu trường hợp điển hình được lựa chọn từ nhóm khách thể tham gia khảo sát chính thức)

 Khách thể nghiên cứu phụ gồm: 10 người, trong đó:

- Cán bộ làm công tác quản lý BVCSTE: 5 người

- Cán bộ phường/tổ dân phố/chủ nhà trọ 5 người

(Số khách thể tham gia phỏng vấn sâu này được lấy từ địa bàn nghiên cứu) Trong nghiên cứu thực tiễn được diễn ra qua 5 giai đoạn: 1/ thiết kế bảng hỏi; 2/ điều tra thử; 3/ điều tra chính thức; 4/ xử lý kết quả; 5/nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tâm lý hỗ trợ TELT tại Việt Nam

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Luận án đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Mỗi phương pháp nghiên cứu đều nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của đề tài và tiến tới thực hiện mục đích nghiên cứu Do đó, để thực hiện các phương pháp có hiệu quả, đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải thực hiện từng phương pháp theo một quy trình tổ chức chặt chẽ

Các thông tin thu thập được xử lý và phân tích bằng nhiều kỹ thuật đa dạng phân tích định lượng được xử lý theo phương pháp toán học trên cơ sở

sử dụng phần mềm SPSS 13.0, cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học

Các kết quả điều tra tổng thể được kiểm chứng ở một số trường hợp cụ thể trong nghiên cứu trường hợp điển hình, phỏng vấn sâu với những chi tiết phong phú và tỉ mỉ để hiểu rõ hơn về mức độ biểu hiện nhu cầu được bảo vệ

và các yếu tố ảnh hưởng liên quan tới nhu cầu được bảo vệ của TELT Đây

là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu một cách khách quan

và mang tính khoa học

Trang 11

11

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ LỚN Ở NƯỚC TA

4.1 THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM LANG THANG

4.1.1 Đánh giá chung thực trạng nhu cầu được bảo vệ của TELT

Trong nghiên cứu này có tới 2/3 số TELT được hỏi đánh giá bản thân có nhu cầu được bảo vệ ở mức cao, 74.4% số trẻ trả lời là có nhu cầu được bảo

vệ ở mức cao, 17.2% trẻ trả lời là có nhu cầu được bảo vệ ở mức trung bình

và chỉ có 8.4% trẻ trả lời là có nhu cầu được bảo vệ ở mức thấp

Biểu đồ 4.1 Mức độ nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang

Trong mẫu nghiên cứu, cũng tồn tại một số ý kiến cho rằng TELT có nhu cầu được bảo vệ ở mức thấp (chiếm 18 trên tổng số 215 TELT) Tìm hiểu kĩ hơn về 18 em đó, chủ yếu là những em nam trong độ tuổi THCS, từ

11 đến 15 tuổi (có 16/18 em) Các em sống tại nhà trọ với bạn bè, công việc hàng ngày là bán hàng rong, với mức lương trên 3 triệu (10/18 em) các em

có thể tự xoay sở được, nên nhu cầu được bảo vệ khá thấp (8.4%)

4.1.2 Biểu hiện một số nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang Khi bị bạo hành hay bị xâm hại, bị ốm đau hay những nhu cầu khác thì TELT cần sự trợ giúp của ai, Dưới đây là một trong những điểm chúng tôi đặc biệt quan tâm

Bảng 4.9: Nhu cầu được bảo vệ của trẻ em lang thang và những người mà

em nghĩ đến khi cần được bảo vệ

Nhu cầu của trẻ

em

Gia đình Bạn bè Chính quyền Chủ nhà Tự bảo vệ

Số lượn

Tỷ

lệ

Số lượn

Tỷ

lệ Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trang 12

học để biết chữ và

hiểu biết xã hội

51 23.7 55 25.6 59 27.4 20 9.3 30 14.0

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy, vị trí quan trọng của bạn

bè đối với TELT, khi cần được trợ giúp, cần được hỗ trợ thì người đầu tiên trẻ nghĩ tới chính là bạn bè của chúng

+ Biểu hiện nhu cầu được bảo vệ thân thể

Biểu đồ 4.2: Nhu cầu được bảo vệ thân thể

Nhu cầu được bảo về thân thể với 33.5% số trẻ cho rằng khi bị đánh, bị bạo hành thì người mà trẻ nghĩ đến nhiều nhất lại chính là bạn bè của chúng Tiếp theo mới là những người thân trong gia đình là 20.5% rồi lần lượt là tự bảo vệ 19.5%, tiếp theo là chính quyền với 17.7% và sau cùng là chủ nhà trọ chỉ với 8.8%

+ Biểu hiện nhu cầu được chăm sóc sức khỏe

Biều đồ 4.3: Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe

Ngày đăng: 02/07/2016, 08:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w