Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
33,37 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC HỌC SINH TRUNG HỌC NHU CẦU KHẲNG ĐỊNH BẢN THÂN Ở TUỔI THANH NIÊN HỌC SINH GVHD: PGS.TS Trần Thị Thu Mai SVTH: Võ Ngọc Kim Sơn Nguyễn Thị Việt Trinh Võ Thị Kim Liễu Nguyễn Thị Vân Nguyễn Thị Lý Trần Huỳnh Khương TP.Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 12 năm 2013 NỘI DUNG: I. Cơ sở lý luận cho sự xuất hiện nhu cầu khẳng định bản thân ở tuổi THPT. II. Thực tế khẳng định bản thân III. Ưu và nhược của sự khẳng định bản thân. IV. Kết luận sư phạm. I. Cơ sở lý luận cho sự xuất hiện nhu cầu khẳng định bản thân ở tuổi THPT. I.1. Điều kiện về sinh lý: Tuổi thanh niên được định nghĩa bắt đầu từ khi con người trưởng thành về mặt cơ thể và kết thúc khi trưởng thành về mặt xã hội. Tuổi thanh niên được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu thanh niên (15 - 18 tuổi), giai đoạn giữa thanh niên (18 - 22, 23 tuổi) và cuối thanh niên (22, 23 - 25, 28 tuổi). Ở lứa tuổi thanh niên học sinh, sự tăng trưởng cơ thể của các em có tính chất vừa phải, không nhanh và không có nhiều biến động như tuổi thiếu niên học sinh. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng về cấu trúc bên trong của não và các chức năng của não. Số lượng dây thần kinh liên hợp giữa các vùng chức năng trên vỏ não tăng nhanh, liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại với nhau. Chính điều này tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động tiếp nhận, dẫn truyền, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các kích thích lý học, hóa học, cơ học bên trong và bên ngoài cơ thể. I.2. Điều kiện xã hội: Nhìn chung, phạm vi giao tiếp của các em được mở rộng và tính người lớn của các em được thừa nhận ngày càng nhiều. Tính độc lập trong giao tiếp với người lớn ngày càng tăng. Nhìn chung, ở độ tuổi này, vai trò làm người lớn của các em trong gia đình được tăng cường, vì vậy quyền lợi và trách nhiệm của người lớn trong các em cũng được tăng theo. Cha mẹ và những người lớn trong gia đình có thể bắt đầu trao đổi với các em những vấn đề quan trọng của gia đình như: vai trò và nhiệm vụ của các thành viên trong gia đình, những giá trị mà gia đình xây dựng, quan điểm sống và cách xử thế của các thành viên, thị hiếu thẩm mỹ, tương lai của gia đình, các khoản thu chi, Thậm chí có những em đã là một thành viên quan trọng trong gia đình như: thay thế cha hoặc mẹ trong những gia đình cha mẹ không sống chung, là người tham gia lao động và góp phần tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, chăm sóc người già và dạy dỗ trẻ em, Đây là những cơ hội tốt để thanh niên học sinh bày tỏ suy nghĩ, thái độ, thể hiện hiểu biết và kĩ năng của mình, từ đó hình thành và phát triển tâm lý. Mặt khác, thanh niên học sinh vẫn chưa được tự quyết định mà còn chịu sự tác động của người lớn về nhiều nội dung cuộc sống của các em như: hàng ngày các em nên làm gì và không nên làm gì, nên hay không nên chơi với ai, chọn bạn nào để kết thân, người nào nên yêu* ở đâu vào buổi tối, lúc nào có thể làm gì, cách thức thực hiện công việc của bản thân, chọn nghề nào, chọn trường nào,, sử dụng tiền như thế nào, Giao tiếp với các thầy cô giáo cũng là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý của thanh niên học sinh. Hầu hết thanh niên Việt nam trong độ tuổi từ 16 - 18 tham gia học ở các trường trung học phổ thông, số còn lại học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường năng khiếu, các trường có liên kết với các trường nước ngoài. Tính chất của các mối quan hệ giao tiếp giữa các em và thầy cô giáo có ảnh hưởng rất quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển tâm lý, đặc biệt là sự phát triển về trí tuệ và nhân cách. I.3. Cơ sở tâm lý học: Điều kiện tâm lý cho sự hình thành và phát triển tâm lý ở tuổi thanh niên học sinh là sự chín muồi về tâm lý trong giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên học sinh. Tâm lý thanh niên học sinh được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của những cấu trúc và chức năng tâm lý đã có ở cuối tuổi thiếu niên. Ở thời điểm này, thiếu niên đã đạt được những thành tựu nổi bật về sự phát triển tâm lý như: tư duy trừu tượng phát triển và tính chủ định trong tất cả các quá trình nhận thức phát triển mạnh, xúc cảm - tình cảm trong sáng, đa dạng. Khả năng tự ý thức và đặc biệt là sự tự đánh giá phát triển mạnh mẽ, các em bắt đầu biết suy xét khi hành động. Cùng với cảm giác mình đã trở thành người lớn, các em có nhu cầu được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Ý thức về tính người lớn của bản thân phát triển mạnh, ý thức sẵn sàng dấn thân để chứng tỏ mình là người lớn và được công nhận là người trưởng thành đang hừng hực trong các em. Đó chính là những điều kiện tâm lý căn bản cho sự hình thành và phát triển tâm lý ở lứa tuổi thanh niên học sinh. • Sự phát triển tư duy: Các phẩm chất tư duy phát triển mạnh như: tính độc lập, tính lập luận, tính phê phán, tính linh hoạt, tính hệ thống, tính khái quát, tính sáng tạo. Sự phát triển tư duy lý luận giúp các em có thể giải quyết các yêu cầu học tập ở trường trung học, làm cơ sở cho sự thành công ở bậc học cao hơn và là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành thế giới quan khoa học. • Sự phát triển chú ý: Sự chú ý của thanh niên học sinh chịu sự chi phối của thái độ và hứng thú của các em đối với đối tượng của sự chú ý. Đối với những môn học được các em yêu thích, các em thường tập trung chú ý nhiều hơn. Các em có thể chủ động tìm hiểu các nội dung hoc tập mà các em yêu thích từ nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau, dành nhiều thời gian và công sức để lĩnh hội các nội dung mà các em yêu thích. Mặt khác, đối với những môn học hay những vấn đề không được các em yêu thích, các em thường tỏ ra lơ là và không dành thời gian cho nó. Trong quá trình định hướng sự chú ý cho thanh niên, người lớn cần tìm ra những điều gì không được thanh niên quan tâm nhưng cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai của các em. Từ đó, tìm cách chỉ ra ý nghĩa cần thiết của điều đó và sự cần thiết phải tập trung dành công sức để lĩnh hội nó. Mặt khác, người lớn cũng cần tìm ra những điều gì là không lành mạnh nhưng lại được thanh niên học sinh quan tâm để có những biện pháp chuyển hướng theo chiều có lợi cho sự phát triển nhân cách của các em. • Mối quan hệ về tình bạn: Thanh niên học sinh chủ động tìm hiểu -và chọn bạn cho mình, các em có bạn cùng giới, bạn khác giới và nhóm bạn. Mỗi tình bạn có một ý nghĩa riêng đối với các em. Không chỉ kết bạn thân với một người, các em còn có những nhóm bạn của riêng mình. Sự gặp nhau về xu hướng, tính cách hay nàng lực của các em là cơ sở để hình thành những nhóm bạn, có thể cùng giới hay khác giới. Hình thức học tập nhóm ở trường trung học phổ thông, sự phát triển của giao tiếp nhóm trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay thông qua các kênh truyền thông là những nguyên nhân cùng góp phần, kích thích sự hình thành nhóm bạn của thanh niên học sinh. Nhóm bạn có thể là một xã hội thu nhỏ mà ỏ đó thanh niên học cách giao tiếp, học cách làm việc và thể hiện cái tôi, từ đó hoàn thiện nhân cách của mình. • Sự phát triển của tự ý thức trong nhân cách Thanh niên học sinh có nhu cầu tìm hiểu bản thân, xây dựng hình ảnh bản thân và đánh giá bản thân. Đây là dấu hiệu tích cực trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách một cách tự giác. Những yếu tố của ngoại hình được các em chú ý là: chiều cao, cân nặng, làn da, mái tóc, trang phục, đồ trang sức, các phương tiện liên lạc và phương tiện đi lại. Các em dành không ít thời gian hàng ngày của mình để trao chuốt ngoại hình của mình, coi đó là một giá trị cá nhân quan trọng. Mặt khác, những phẩm chất bên trong và những khả năng của các em cũng là đề tài thu hút không ít thời gian và tâm trí của các em. Các em thường liệt kê những phẩm chất của mình và đánh giá sự cần thiết của chúng so với vị trí của mình trong các mối quan hệ, so với mong đợi của người lớn. Các em thường liệt kê những khả năng của mình và đánh giá chúng xem có giúp mình đạt được những mục tiêu học tập, mục tiêu tình cảm, mục tiêu nghề nghiệp và những mục tiêu khác của bản thân. Thanh niên học sinh không chỉ so sánh bản thân mình trong hiện tại với lý tưởng sống đã chọn mà còn so sánh mình với những “hình mẫu” mà mình theo đuổi. Các em thường so sánh những phẩm chất, những khả năng, mục đích sống và giá trị xã hội của mình với “hình mẫu” mà mình lựa chọn. Các em thường suy nghĩ và nhận xét bản thân mình không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai. Các em không chỉ nhận xét và đánh giá những phẩm chất và hành vi riêng lẻ của bản thân mà còn đánh giá khái quát nhiều phẩm chất và hành vi của mình. Điều này cho thấy sự phát triển tự ý thức của thanh niên học sinh có tính toàn diện và sâu sắc. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hình ảnh bản thân là: vị trí của các em trong gia đình, trong trường học và trong xã hội; yêu cầu của người lớn đối với các em trong giao tiếp; yêu cầu của hoạt động học tập ở trường; mục tiêu cuộc đời mà các em đang lựa chọn. Có những em đã thể hiện sự (đánh giá bản thân cao hơn so với thực tế mình có, tạo nên sự tự cao trong các em. Có em biết mình xuất thân từ gia đình quyền chức hay giàu có mà tỏ ra xem thường người khác, có em biết mình học giỏi và thông minh nên thiếu tôn trọng bạn bè và người lớn, có em biết mình xinh đẹp nên cho phép mình nói năng tùy tiện và xúc phạm những người xung quanh. Ngược lại, có những em không nhận thấy được những ưu điểm của mình, tạo ra sự mặc cảm và tự ti. Vì những lý do khách quan như: gia đình nghèo khó, cha mẹ chia tay, hay những lý do chủ quan như : vóc dáng thiếu chuẩn, trí lực hạn hẹp, các em vô tình để cho những “điểm xấu ' xâm chiếm toàn bộ tâm trí của mình, vô tình tự hạ thấp mình trước người đối diện. Những hành động có trách nhiệm của người lớn giúp thanh niên học sinh có được một hình ảnh đúng về bản thân là: chỉ dẫn khoa học cho thanh niên học sinh cảm thấy những cái được và cái chưa được trong suy nghĩ và hành động của các em, hướng dẫn và động viên các em phát huy những thế mạnh và khắc phục những khiếm khuyết về cơ thể và tâm lý. • Xu hướng của nhân cách Nhu cầu được tôn trọng, được bình đẳng với mọi người trong giao tiếp là nhu cầu quan trọng và phổ biến ở thanh niên học sinh. Các em không chỉ cần bạn bè cùng trang lứa tôn trọng mình mà đặc: biệt rất cần người tôn trọng ý kiến của mình và đối xử bình đẳng đối với mình. Nhu cầu này đã xuất hiện ở tuổi thiếu niên học sinh và phát triển mạnh, trở nên phổ biến ở thanh niên học sinh. Các em rất cần sự độc lập trong các quyết định của mình và tự cho mình là đúng. Tuy nhiên, xét cho đến cùng, các em vẫn rất cần sự góp ý của người lớn, đặc biệt trong các vấn đề quan trọng của cuộc đời như: chọn bạn, xây dựng tình yêu, chọn lựa nghề nghiệp, xây dựng quan điểm sống và hình ảnh bản thân. Điều quan trọng là người lớn phải nhận ra điều này và trở thành điểm tựa đáng tin cậy cho các em, đó là điều kiện cần thiết để các em bày tỏ nhu cầu của mình. Ngược lại, người lớn sẽ rất khó nhận biết các em có những ham muốn gì và như vậy họ cũng sẽ rất khó nhận biết các em thỏa mãn những nhu cầu đó bằng cách nào, điều này sẽ gây trở ngại cho người lớn trong quá trình giáo dục các em. Nhu cầu chứng tỏ bản thân cũng là nhu cầu quan trọng và thường gặp ở tuổi thanh niên học sinh. Nhận thức về sự phát triển cơ thể đạt đến mức hoàn thiện như người lớn, nhận thức về vai trò người lớn của mình trong các mối quan hệ gia đình, trường học và xã hội, các em có nhu cầu thể hiện suy nghĩ của mình, thể hiện hành động và năng lực của mình trong quá trình sinh sống và học tập. Các em thường cố tìm ít nhất một lĩnh vực nào đó trong đời sống cá nhân để khẳng định sự hiện diện của mình. Có hai cách thể hiện bản thân: thể hiện tích cực và thể hiện tiêu cực. Cách thể hiện tích cực có thể là: cố gắng học giỏi một môn học, vượt qua mọi rào cản để thực hiện một hành động cao đẹp, thể hiện một phẩm chất đạo đức trong đời sống, thực hiện một nhiệm vụ được cha mẹ hay thầy cô giao phó, Cách thể hiện tiên cực như là: tạo ra một kiểu thời trang cho bản thân một cách khác người và không phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ xã hội, thực hiện những hành vi gây sự chú ý của nhiều người nhưng lại không được họ chấp nhận, chạy theo một lối sống xa xỉ và không phù hợp với tuổi thanh niên chưa tự lập về tài chính, Nhận xét: Sự hình thành quan điểm sống của thanh niên học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc biệt là hoàn cảnh xã hội các em sinh ra bà lớn lên. Thời đại ngày nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều bất lợi cho sự hình thành quan điểm sống của thanh niên học sinh. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự mở rộng giao lưu văn hóa toàn cầu và sự thay đổi nhiều hệ thống giá trị xã hội là ba tác nhân quan trọng chi phối sự chọn lựa quan điểm sống của thanh niên học sinh. Sự hướng dẫn có định hướng của nhà giáo dục thông qua các bài học, cách sống và cách làm việc của người lớn, hệ thống giá trị mà người lớn xung quanh các em đang theo đuổi có ý nghĩa quyết định sự lựa chọn quan điểm sống và hình thành nhân cách của thanh niên học sinh. Từ đó dẫn đến những lựa chọn trong đời sống của thanh thiếu niên trong cuộc sống phải dựa theo hoặc tự “sáng chế” ra một khuôn mẫu nhân cách để khẳng định bản thân của mình trong xã hội. Theo nhiều nhà tâm lý học, lựa chọn “hình mẫu” bản thân để sống và thể hiện bản thân diễn ra trên nhiều phương diện. Nhưng trong giới hạn của một bài tiểu luận chúng tôi xin đưa ra 2 khuynh hướng để khẳng định bản thân và phân tích theo đó: Tích cực và tiêu cực. II. Thực tế khẳng định bản thân: Các phương tiện thông tin, báo chí, truyền hình, internet thời gian qua đã phản ánh nhiều hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên, học sinh-sinh viên “Ngắn trước, rách sau” “Siêu mỏng”, rồi các “Hót girls, hót boy”; truy cập các trang Web độc hại, Chát Nude, đua xe, quan hệ tình dục ở lứa tuổi thanh niên, học sinh- sinh viên…đang có chiều hướng gia tăng. Mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trường hợp là học sinh THPT. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở mức báo động. Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng đáng lo ngại. Tại TPHCM, 1,4% học sinh THPT nam tham gia nghiên cứu này cho biết đã từng sử dụng ma tuý. Trong khi đó, các chương trình giáo dục, nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh, sinh viên về các vấn đề này còn thiếu và yếu Những thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai Dự án Giáo dục sức khoẻ sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh trung học tháng 11/2008. Thạc sĩ Nguyễn Ánh Hồng (Giảng viên Khoa Giáo dục học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa hoàn thành cuộc điều tra xã hội về lối sống của sinh viên hiện nay. Sinh viên được chọn mẫu ngẫu nhiên tại ba trường thành viên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa). Trên cơ sở tìm hiểu sự lựa chọn các hoạt động cơ bản của sinh viên bằng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích phân loại đã cho thấy ba kiểu sống cơ bản của sinh viên TP.HCM hiện nay. 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ! Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới ”, “Phim Hàn Quốc đang chiếu tới tập ”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ ”. Đó là những điều quan tâm thường trực trong đời sống hàng ngày của nhóm sinh viên này. Tuy vậy, họ là những con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống tiêu dùng "sành điệu". Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến quên cả lối về! Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Lan – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cũng cho thấy, phần lớn học sinh THPT đều mong muốn được khẳng định cái Tôi của mình trong quan hệ với bố mẹ những người thân trong gia đình. Ở lứa tuổi này, tự ý thức và nhu cầu độc lập phát triển mạnh mẽ do đó các em bắt đầu nhận thức được quyền của mình trong việc sử dụng thời gian, cách thức học tập, tự mình chăm sóc cuộc sống của bản thân, trong việc chọn bạn và thể hiện quan điểm riêng của mình về tình yêu… Nghiên cứu này cũng cho thấy, phần lớn các em đều mong muốn được khẳng định quan điểm riêng của mình trong vấn đề học tập, sinh hoạt hàng ngày, việc chọn bạn, và quan điểm về tình yêu. Tuy nhiên, ở học sinh THPT những mong muốn được khẳng định vị thế của các em trong gia đình thường hướng vào những mong muốn sau: “tự mình quyết định cách sử dụng thời gian và cách thức học tập” chiếm 59,6%; có 53,3% học sinh THPT mong muốn “tự mình chăm sóc cuộc sống của bản thân (ăn, mặc, sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ, dọn dẹp phòng của mình…)”; có 55,1% học sinh THPT “muốn khẳng định quan điểm riêng về tình bạn và tình yêu” và có 48,9% học sinh THPT muốn được “tự mình quyết định việc lựa chọn các quan hệ với bạn bè”. Tuy vậy, “mong muốn khẳng định quan điểm riêng của mình về xã hội và cuộc sống” chỉ có một tỷ lệ tương đối ít học sinh lựa chọn (25,6%). Nhận định: Có thể nói tự khẳng định bản thân trong quan hệ gia đình là một nhu cầu tích cực của học sinh THPT, thể hiện mong muốn khẳng định cái Tôi của bản thân theo hướng thay đổi vai trò và mối quan hệ trong gia đình, các em mong muốn được tự khẳng định bản thân mình theo hướng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình. Do đó, cha mẹ và những người lớn trong gia đình nên hiểu được đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi này. Cảm giác người lớn khiến cho lứa tuổi học sinh THPT muốn được khẳng định bản thân, muốn được độc lập và không bị phụ thuộc ở một mức độ nhất định vào cha mẹ và những người thân trong gia đình. Do đó, cha mẹ và những người lớn trong gia đình cần thay đổi những quy định về sự đỡ đầu vụn vặt, sự kiểm tra quá đáng, sự chăm sóc quá tỷ mỉ, sự hướng dẫn quá mức chi tiết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của các em nhằm tránh những xung đột, mâu thuẫn đáng tiếc xảy ra trong ra đình ảnh hưởng đến mối quan hệ thân thiết của cha mẹ và con trong gia đình. III. Ưu và nhược của sự khẳng định bản thân. III.1. Ưu điểm: Khẳng định bản thân là nhu cầu tất yếu của lứa tuổi thanh thiếu niên thể hiện sự phát triển một cách bình thường về mặt nhân cách. Sự khẳng định bản thân mang ý nghĩa là từ đây các em dần dần thoát khỏi “vỏ bọc” của gia đình, nhà trường, những yếu tố mang tính xã hội đã quan tâm đến các em trước đây. Đồng thời, cũng thể hiện có độc lập trong suy nghĩ và hành động, ý thức tự giác và trưởng thành trong phẩm chất của cá nhân các em. Cũng là điều kiện tiền đề để cá nhân sống có trách nhiệm, có ý chí và tự lập trong tương lai. III.2. Khuyết điểm: Khuyết điểm ở đây chúng ta nhìn dưới góc độ là nguy cơ nếu như các em không được sự định hướng đúng đắn, phù hợp và kịp thời của những người có trách nhiệm thì sẽ dẫn đến những lối sống không tốt. Một cá nhân không có những mục tiêu cho cuộc đời để phấn đấu và thực hiện. Đặc biệt gây ra nhiều tệ nạn cho xã hội nếu như không có sự kiểm soát của chính các em ấy và do những người có trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn. IV. Kết luận sư phạm Theo chúng tôi trước hết phải xây dựng được môi trường sống xã hội mang tính nhân văn cao - một xã hội học tập - năng động và sáng tạo. Ở đó, thanh niên, học sinh-sinh viên sớm được rèn luyện, thử thách để hình thành các phẩm chất cá nhân tích cực. Hình thành phẩm chất cá nhân trước hết và quan trọng nhất là tự thân vận động của thanh niên và phụ thuộc vào kinh nghiệm của bản thân, sự chín muồi về cuộc sống. Vấn đề này thanh niên sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, thanh niên lại có những mặt vượt trội, đó là sức mạnh về hệ thần kinh, về não bộ và về cơ bắp, nếu được giáo dục tốt thanh niên cũng có thể và thực tế đã có những thanh niên trở thành những cá nhân có bản lĩnh. Một bộ phận thanh niên hiện nay đã đạt được những thành công lớn lên các lĩnh vực là do kết quả của quá trình giáo dục ở gia đình, nhà trường, xã hội và truyền thống văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên không làm chủ được bản thân, gia đình thiếu đi sự quan tâm, giáo dục từ nhỏ nên thất bại hoặc sa ngã trước những tác động sấu của nền kinh tế thị trường và trước những văn hóa hội nhập từ bên ngoài vào. Sự liên kết giữa gia đình và nhà trường và xã hội là nến tàng để giúp thanh niên, học sinh - sinh viên rèn luyện những giá trị sống tốt đẹp. Tạo môi trường phát triển lành mạnh, trong sạch, bảo vệ các em trước những tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu, tránh xa những cạn bẫy và phát triển một cách bình thường. Nhà trường xây dựng môi trường sư phạm chuẩn mực là nơi học sinh-sinh viên có thể học tập và chia sẽ tâm tư tình cảm, nơi nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng sẽ giúp các em vững bước trên đường đời. Cần thiết lập một hệ thống tư vấn giáo dục học đường ở trường học và tư vấn thanh niên ở các tổ chức Đoàn - Hội, các nhà văn hóa,…để các chuyên viên tư vấn lắng nghe, chia sẻ và can thiệp kịp thời các vần đề mà các em đang gặp phải từ thực tế cuộc sống. Giúp các em bình tâm, lấy lại thăng bằng và nhìn nhận được các giá trị sống tốt mà bản thân mỗi em trước đây chưa nhận thức được do sự giáo dục khiếm khuyết, lỏng lẻo của gia đình, do ảnh hưởng của môi trường sống phức tạp xung quanh mình mà các em chưa có đủ nghị lực vượt qua những khó khăn của bản thân. [...]...TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 Giáo Trình Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, TS Nguyễn Thị Tứ (chủ biên), ĐH Sư phạm TP.HCM, 2012 Tạp chí Tâm lý học số 8/2009 Trang web: http://www.vnuhcm.edu.vn Đại học QG TP Hồ Chí Minh . DUNG: I. Cơ sở lý luận cho sự xuất hiện nhu cầu khẳng định bản thân ở tuổi THPT. II. Thực tế khẳng định bản thân III. Ưu và nhược của sự khẳng định bản thân. IV. Kết luận sư phạm. I. Cơ sở lý luận. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC HỌC SINH TRUNG HỌC NHU CẦU KHẲNG ĐỊNH BẢN THÂN Ở TUỔI THANH NIÊN HỌC SINH GVHD: PGS.TS Trần. phát triển tâm lý ở tuổi thanh niên học sinh là sự chín muồi về tâm lý trong giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên học sinh. Tâm lý thanh niên học sinh được hình thành