ĐẶT VẤN ĐỀ Mục đích của nghiên cứu hệ thống y tế là nâng cao sức khỏe của cộng đồng thông qua việc nâng cao tính hiệu quả của hệ thống y tế như là một phần của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ y tế hiện nay góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống y tế, nâng cao tính hiệu quả của việc cung cấ p và sử dụng dịch vụ y tế. Và khách hàng đến sử dụng dịch vụ y tế ngoài mong muốn được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh còn muốn được khám thật nhanh để có thể về làm việc vì bệnh viện cũng chỉ làm việc vào giờ hành chính, khi đi khám thì người đến khám bệnh phải xin nghỉ làm do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất lao động. Ngoài ra, do cơ sở hạ tầng và trình độ chuyên môn của tuyến y tế cơ sở còn hạn chế và sự gỡ bỏ hạn chế của thẻ BHYT nên hầu hết bệnh nhân vượt tuyến lên tuyến trung ương để khám chữa bệnh, dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện. Việc này ảnh hưởng tới chất lượng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ bệnh nhân của nhân viên y tế. Theo báo cáo đánh giá tình tr ạng quá tải của một số bệnh viện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế thực hiện, tất cả các bệnh viện đều hoạt động vượt công suất đáng kể, công suất sử dụng giường bệnh nội trú trên 100%, bình quân các bệnh viện đều quá tải từ 25%-30%, các bệnh viện nhi và sản đều nằm ghép giường 2-3 bệnh nhân/ giường, bình quân 1 bác sĩ khám cho 50 b ệnh nhân trong một buổi sáng. Nhiều phương án giảm tải bệnh viện đã được đưa ra như mở rộng thêm cơ sở hạ tầng cho các bệnh viện, xây dựng thêm bệnh viện mới, nâng cao trình độ chuyên môn của tuyến dưới, tăng số giờ khám chữa bệnh… tuy nhiên vẫn không có kết quả rõ ràng. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tuy là một bệnh viện mới chính thức hoạt động từ năm 2008 nhưng đã thu hút một lượng lớn khách hàng đến khám chữa bệnh. Bệnh viện cũng đã mở thêm một số hình thức dịch vụ mở rộng như bác sĩ gia đình, tổ chức khám chữa bệnh vào sáng thứ 7 [1]. Nhưng vẫn gặp tình trạng quá đông bệnh nhân đến khám trong buổi sáng hàng ngày, nhất là vào buổi sáng trước 9h30 hàng ngày, nhất là những ngày có các bác sĩ nôi tiếng khám [13]. Cho nên, trong thời gian tới bệnh viện dự định mở rộng thêm dịch vụ khám chữa bệnh ngoài giờ và tại nhà để giải quyết phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân, để họ được chủ động lựa chọn hình thức thời gian cũng như địa điểm khám chữa bệnh phù hợp v ới mỗi người, và giúp phát hiện sớm bệnh tật, không để bệnh nặng rồi mới điểu trị đỡ được chi phí tốn kém hơn rất nhiều. Và để phát triển các dịch vụ của bệnh viện, giải pháp này có thực sự được đón nhận hay không? Và các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ CSSK ngoài giờ và tại nhà. Nghiên cứu này được tiến hành để tìm câu trả lời cho các vấn đề được đề cập ở trên. Mục đích của nghiên cứu: Cung cấp bằng chứng cho ban lãnh đạo và quản lí bệnh viện Mục tiêu của nghiên cứu: • Xác định nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoài giờ và tại nhà của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 • Xác định một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngoài giờ và tại nhà của người khám bệnh và người nhà bệnh nhân.