Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dịch vụ CSSK 16 

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngoài giờ và tại nhà của những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh Viện đại học y Hà Nội năm 2010 (Trang 26)

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều tài liệu pháp lý được ban hành nhằm củng cố việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (Luật số 40/2009/QH12) đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009. Luật này gồm 9 chương và 91 điều. Đây là đạo luật đầu tiên về Khám bệnh, chữa bệnh bảo

đảm, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bệnh; nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; giảm phiền hà cho người bệnh; xác định nền tảng cho sự phát triển y học thực chứng vì quyền lợi của người bệnh, và là cơ

sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người bệnh với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Luật thể chế hoá quan điểm của Đảng và Nhà nước về Khám bệnh, chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt

động khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn đổi mới hệ thống y tế hiện nay, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Theo điều 67 của Luật Khám bệnh, khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức khám chữa bệnh 24h/ngày [10].

17

Nghị định 10/2002/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP: Tự chủ trong hoạt động và tài chính của các cơ sở y tế công được quy định trước tiên trong Nghị định 10. Với việc áp dụng Nghị định 10, quá trình phân quyền đã được thúc đẩy và bệnh viện được giao trách nhiệm lớn hơn trong việc đưa ra quyết

định của mình. Trong khi đó, Chính phủ vẫn mở rộng phạm vi các hoạt động tự chủ với việc điều chỉnh lại Nghị định 10 bằng Nghị định 43. Đây là những văn bản pháp luật cho phép tạo cơ chế mới cho phép khai thác nguồn lực của xã hội cho công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập. Cùng với việc sửa đổi này, các bệnh viện có quyền tự chủ nhiều hơn trong vấn đề nhân sự

(cán bộ hợp đồng, đào tạo cán bộ, thành lập hay chấm dứt cơ sở cung cấp dịch vụ), lập ngân sách (do đó ngân sách cố định được cấp bởi chính phủ và ngân sách còn lại được đảm bảo bởi bệnh viện), quyết định cung cấp loại hình dịch vụ gì và quản lý dịch vụ như thế nào (tăng lương và thưởng, quy chế thu và chi) [2], [3]. Nghị định 10/43 chủ yếu áp dụng cho các cơ sở y tế công giúp tạo ra nguồn thu ổn định từ việc thu viện phí (bệnh nhân trả tiền trực tiếp).

18

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2010 và 2011 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thời gian nghiên cứu tiến hành cụ thể như sau:

• Thu thập và xử lí số liệu từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011 • Phân tích số liệu và viết báo cáo từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011

2.2. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng

2.3. Đối tượng nghiên cứu

2.3.1.Tiêu chuẩn lựa chọn:

• Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khám bệnh tại Bệnh viện

ĐHYHN phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:

• Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, với trẻ < 18 tuổi thì người đưa bệnh nhân đi khám là người tham gia nghiên cứu.

• Không có các dấu hiệu của tổn thương về tinh thần và nhận thức ảnh hưởng đến việc trả lời hoàn thiện bộ câu hỏi.

• Đồng ý tham gia nghiên cứu này.

2.3.2.Tiêu chuẩn loại trừ:

• Những người không đồng ý tham gia vào nghiên cứu sau khi được giải thích rõ mục đích và mục tiêu của nghiên cứu.

19

• Người bệnh đang trong tình trạng rất nặng hoặc đang trong tình trạng cấp cứu.

2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu

Cỡ mẫu của nghiên cứu được tính theo công thức sau: n = Z2(1 – α/2)

1- p

ε2p Trong đó:

α: Mức ý nghĩa thống kê (Chọn α=0,05 Æ Z1-α/2 = 1,96) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

p: Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu về dịch vụ CSSK ngoài giờ và tại nhà qua điều tra thử.

ε: Độ chính xác tương đối n: Cỡ mẫu

p: Được tính từ một nghiên cứu thử được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 01/08/2010 – 30/08/2010. Cỡ mẫu của nghiên cứu sẽđược tính cho từng dịch vụ bệnh viện dự định triển khai và từng loại đối tượng. cỡ mẫu cho mỗi loại đối tượng nghiên cứu là cỡ mẫu lớn nhất trong số các cỡ mẫu của các dịch vụ mà bệnh viện dự định triển khai trong tương lai.

20

Bảng 2.1 Tỷ lệ khách hàng có nhu cầu về dịch vụ CSSK ngoài giờ và tại nhà qua thăm dò nhu cầu

Bảng 2.2 Cỡ mẫu cho từng đối tượng nghiên cứu

Đối tượng Các dịch vụ CSSK Bệnh nhân đến khám bệnh Người nhà BN ε=0.2 Nội ε=0.3 Ngoại ε=0.3 Sản ε=0.3 Nhi ε=0.2 TMH ε=0.3 RHM ε=0.3 Mắt ε=0.3 Khám buổi chiều ngày thường 100 60 100 55 68 53 48 15 Khám ngoài giờ ngày thường 18 21 28 21 50 25 79 24 Khám T7&CN 52 30 5 10 8 35 35 35 Khám tại nhà 100 30 64 80 50 52 76 90

Như vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu các nhóm đối tượng lần lượt là:

- Người đến khám bệnh: Nội 100, Ngoại 60, TMH 68, RHM 53, Nhi 80, Sản 100 và Mắt 79 Đối tượng Các dịch vụ CSSK Người đến khám bệnh Người nhà BN Nội Ngoại Sản Nhi TMH RHM Mắt Khám buổi chiều ngày thường 0.300 0.417 0.300 0.636 0.385 0.445 0.470 0.867 Khám ngoài giờ ngày thường 0.700 0.667 0.600 0.818 0.462 0.630 0.350 0.800 Khám T7&CN 0.450 0.583 0.900 0.909 0.846 0.550 0.550 0.733 Khám tại nhà 0.300 0.583 0.400 0.545 0.462 0.450 0.360 0.517

21

- Người nhà bệnh nhân: Khoa Khám bệnh 90 Cách chọn mẫu:

Đối với người bệnh đến khám bệnh, mẫu nghiên cứu được lựa theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, với các tầng là các chuyên khoa khám ở

Khoa khám bệnh. Tại mỗi chuyên khoa, người bệnh được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống ở các phòng khám. Các chuyên khoa khám bao gồm nội, ngoại, sản, nhi, TMH, RHM,mắt. Trong đó chuyên khoa nội gồm có 7 phòng nên lấy cỡ mẫu cho người người đến khám ở từng phòng của chuyên khoa Nội theo công thức sau:

ni = n Ni

N Trong đó:

ni: Cỡ mẫu cho phòng khám i

n: Cỡ mẫu cho chuyên khoa khám Nội

Ni: Số người đến khám ở các phòng khám i trong 2 tuần đầu của tháng 12 năm 2010

N: Số người bệnh đến khám ở chuyên khoa Nội trong 2 tuần đầu của tháng 12 năm 2010.

22

Bảng 2.3 Cỡ mẫu cho cho đối tượng người đến khám bệnh tại KKB

Phòng P217: Nội TH P113: Nội chung & TK P112: (TK,TM ,TH) P103: Nội tiết P111: Cơ xương khớp P138: Nội HH P135: Nội TM Số người khám 2 tuần đầu T12/2010 572 446 179 184 180 150 182 Số người đến khám trung bình/ngày 48 37 15 15 15 13 15 % 30,2% 23,6% 9,5% 9,7% 9,5% 7,9% 9,6% Cỡ mẫu 30 23 9 10 9 8 10 Đối tượng nghiên cứu là người nhà bệnh nhân, do số lượng bệnh nhân đến khám chuyên khoa nội đông hơn hẳn so với các chuyên khoa khác nên lấy cỡ

mẫu một cách tương đối là số lượng người nhà tại chuyên khoa khám nội sẽ

gấp 2 lần so với chuyên khoa khác.

Bảng 2.4 Cỡ mẫu cho người nhà bệnh nhân

Đối tượng Chuyên khoa khám tại KKB N Người nhà Tại KKB Nội 30 Ngoại 15 TMH 15 RHM 10 Sản 10 Mắt 10 Tổng 90

23

Đối tượng là người đến khám sức khỏe là cán bộ nhân viên của 6 công ty/ cơ quan được mời tham gia nghiên cứu. chúng ta lấy theo phương pháp ngẫu nhiên đơn bằng cách bốc thăm chọn ra 30 người của mỗi công ty/ cơ quan .

2.5. Biến số

Biến số Công cụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thu thập

Kỹ thuật thu thập Thông tin chung về người đến khám bệnh và người bệnh nội trú

Tuổi Bộ câu hỏi Phỏng vấn

Giới Bộ câu hỏi Phỏng vấn

Trình độ học vấn Bộ câu hỏi Phỏng vấn Nghề nghiệp Bộ câu hỏi Phỏng vấn Thu nhập cá nhân và gia đình Bộ câu hỏi Phỏng vấn Số thành viên trong gia đình Bộ câu hỏi Phỏng vấn Thời gian làm việc Bộ câu hỏi Phỏng vấn Thời gian từ nhà đến Bệnh viện Bộ câu hỏi Phỏng vấn Tình trạng sức khỏe Bộ câu hỏi Phỏng vấn Nghỉ làm đi khám chữa bệnh Bộ câu hỏi Phỏng vấn Bảo hiểm y tế Bộ câu hỏi Phỏng vấn Lý do lựa chọn bệnh viện Bộ câu hỏi Phỏng vấn Dân tộc Bộ câu hỏi Phỏng vấn

Nơi ở (Huyện/Tỉnh – Thành thị/nông thôn) Bộ câu hỏi Phỏng vấn Mục tiêu 1: Sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

* Sự hài lòng của người bệnh về bệnh viện

Cơ sở vật chất và trang thiết bị Bộ câu hỏi Phỏng vấn Vệ sinh khoa phòng và an ninh Bộ câu hỏi Phỏng vấn Trình độ chuyên môn của cán bộ Bộ câu hỏi Phỏng vấn Thái độ phục vụ Bộ câu hỏi Phỏng vấn Thủ tục khám bệnh Bộ câu hỏi Phỏng vấn

24 Biến số Công cụ thu thập Kỹ thuật thu thập Thủ tục nhập viện Bộ câu hỏi Phỏng vấn Thủ tục bảo hiểm y tế Bộ câu hỏi Phỏng vấn Thời gian chờđợi khám bệnh và xét nghiệm Bộ câu hỏi Phỏng vấn

Viện phí Bộ câu hỏi Phỏng vấn

Thiện ý trở lại bệnh viện Bộ câu hỏi Phỏng vấn

Mục tiêu 2: Xác định nhu cầu của người bệnh về dịch vụ CSSK ngoài giờ và tại nhà

Mức độ ưu tiên triển khai cung cấp các dịch vụ

CSSK ngoài giờ / tại nhà (1 – 5 điểm, 1 = không nên, 5 = rất nên)

Bộ câu hỏi Phỏng vấn Nhu cầu khám chữa bệnh ngoài giờ /tại nhà (1 – 5

điểm, 1 = Rất không có nhu cầu, 5 = Nhu cầu rất cao)

Bộ câu hỏi Phỏng vấn Nhu cầu về chuyên khoa khám ngoài giờ / dịch vụ

tại nhà (1 – 5 điểm, 1 = Rất không có nhu cầu, 5 = Nhu cầu rất cao) Bộ câu hỏi Phỏng vấn Khả năng chi trả phí dịch vụ gia tăng (1 – 5 điểm, 1 = Rất không có khả năng chi trả, 5 = Rất có khả năng chi trả) Bộ câu hỏi Phỏng vấn

2.6. Kĩ thuật và công cụ thu thập số liệu

Số liệu sẽ được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn người sử dụng dịch vụ, sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Bộ công cụ thu thập số liệu sẽ được thử nghiệm trước khi đưa vào áp dụng chính thức để thu thập số liệu cho nghiên cứu.

Bộ câu hỏi thu thập thông tin của người đến khám bệnh, người nhà bệnh nhân gồm 02 phần: Phần 1 thu thập thông tin về đặc điểm chung của người

25

bệnh (Tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp…). Phần 2 thu thập thông tin liên quan

đến nhu cầu của người bệnh về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngoài giờ & tại nhà (Bộ câu hỏi điều tra người đến khám bệnh, người nhà bệnh nhân)

2.7. Quy trình thu thập số liệu

Trước khi tiến hành thu thập số liệu, các điều tra viên được tập huấn về

phương pháp và nội dung thu thập thông tin và giải thích các thắc mắc liên quan đến nghiên cứu, bộ câu hỏi và quy trình nghiên cứu trong thời gian từ 1 – 2 ngày. Công tác thu thập số liệu về người bệnh sẽ được thực hiện trong tháng 9/2010 đến tháng 2/2011. Công tác giám sát thu thập số liệu được tiến hành đồng thời do các nghiên cứu viên chính đảm nhiệm.

Ngay sau khi đề cương nghiên cứu được thông qua cùng với sự chấp thuận cho tiến hành nghiên cứu thực địa của Hội đồng Khoa học và Hội đồng Đạo

đức của Trường Đại học Y Hà Nội, công tác thu thập số liệu sẽ chính thức

được triển khai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với người đến khám bệnh và người nhà đi cùng tại Khoa Khám bệnh,

điều tra viên sẽ tiếp cận với đối tượng trước khi sử dụng dịch vụđể giới thiệu về nghiên cứu. Sau khi đối tượng đã sử dụng các dịch vụ của bệnh viện, điều tra viên sẽ phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn.

2.8. Sai số và cách khống chế sai số

Các sai số hệ thống có thể mắc phải trong nghiên cứu này là sai số chọn (chọn mẫu không ngẫu nhiên, người được chọn nhưng từ chối tham gia nghiên cứu thì phải chọn người tiếp theo của mẫu nghiên cứu), sai số thu thập thông tin (sai số phỏng vấn/tựđiền)

Các biện pháp khống chế sai số được áp dụng bao gồm chuẩn hoá bộ câu hỏi thông qua điều tra thử, tập huấn điều tra viên một cách kỹ lưỡng và giám sát chặt chẽ quá trình điều tra.

26

2.9. Quản lí và xử lí phân tích số liệu

Số liệu sau khi được thu thập sẽđược làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.5. Phần mềm thống kê Stata 10 sẽ được sử dụng trong phân tích số liệu. Cả thống kê mô tả và suy luận sẽ được thực hiện. Mức ý nghĩa thống kê α=0,05 sẽđược sử dụng trong thống kê suy luận.

Để tìm mối tương quan giữa một số đặc điểm của người bệnh với nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngoài giờ và tại nhà sẽ sử dụng tỷ suất chênh (OR) để phân tích.

2.10. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được sự chấp thuận của Hội đồng khoa học Trường Đại học Y Hà Nội. Trước khi tham gia vào nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Họ sẽđược thông báo là họ tự nguyện quyết định tham gia vào nghiên cứu bằng cách ký nhận vào bản đồng ý tham gia nghiên cứu. Tất cả những thông tin thu thập được từ các đối tượng nghiên cứu sẽđược giữ bí mật. Không có câu trả lời nào là đúng hay sai và họ có quyền dừng sự tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào. Việc từ chối tham gia hay rút khỏi nghiên cứu sẽ

không ảnh hưởng gì đến chất lượng khám và điều trị cho người bệnh.

Nghiên cứu chỉ nhằm thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng dịch vụ loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Từđó, Ban lãnh đạo bệnh viện sẽ có những bằng chứng quan trọng cho việc lập kế hoạch và quản lý điều hành hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện.

Việc từ chối tham gia hay rút khỏi nghiên cứu sẽ không ảnh hưởng gì đến chất lượng khám và điều trị cho người bệnh.

27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về các đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của khách hàng

Giới Người đến khám bệnh Người nhà bệnh nhân

N % n %

Nam 206 34,9 42 45.2

Nữ 383 65,1 51 54.8

Tổng cộng 589 100% 93 100%

Qua bảng 3.1 ta thấy trong nhóm người đến khám bệnh thì tỉ lệ bệnh nhân nữđến khám nhiều hơn bệnh nhân nam, còn trong nhóm người nhà bệnh nhân thì tỉ lệ nam nữ là như nhau.

Biểu đồ 3.1 Sự phân bố nhóm tuổi của người đến khám bệnh và người nhà bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện ĐHYHN 0.4 40.1 22.7 15.4 13.9 7.5 1.1 36.5 21.5 18.3 15.1 7.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

28

Qua biểu đồ 3.1 nhóm tuổi hay gặp nhất ở khách hàng đến BVĐHYHN là nhóm 2 ( 20 – 29 tuổi) sau đó là nhóm 3( 30 – 49 tuổi). Độ tuổi trung bình là 37.3 ± 13.2. Bảng 3.2 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu Đối tượng Học vấn Người khám bệnh Người nhà bệnh nhân n % n % Mù chữ 4 0.7 0 0 Cấp I 14 2.4 1 1.1 Cấp II 63 10.7 5 5.4 Cấp III 90 15.3 18 19.4

Trung câp/ Cao đẳng 95 16.1 10 10.7

Đại học/ Sau đại học 323 54.8 59 63.4

Tổng số 589 100 93 100

Nhận xét: Trình độ học vấn của đối tượng được phỏng vấn đa số là trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

độđại học/ sau đại học (63.4%), mù chữ rất hiếm( 0.7% ),

Bảng 3.3 Tỷ lệ nghề nghiệp của người trả lời câu hỏi

Công nhân viên chức Lao động tự do Hưu trí Khác

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngoài giờ và tại nhà của những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh Viện đại học y Hà Nội năm 2010 (Trang 26)