MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 3 1.1. Khái niệm và vai trò của hệ sinh thái rừng phòng hộ 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Vai trò của rừng 4 1.2. Thực trạng tài nguyên rừng 10 1.2.1. Thực trạng tài nguyên rừng trên thế giới 10 1.2.2. Thực trạng tài nguyên rừng tại Việt Nam 11 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu 16 2.2. Phạm vi nghiên cứu 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.1. Phương pháp kế thừa 16 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 16 2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa 16 2.3.4. Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học 17 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn 19 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 19 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 22 3.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn ảnh hưởng tới rừng phòng hộ. 27 3.2. Thực trạng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn 27 3.2.1. Thực trạng tài nguyên rừng và đất rừng 27 3.2.2. Thực trạng sử dụng , đất rừng và khai thác. 33 3.3. Thực trạng quản lý rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn 37 3.3.1. Chủ trương, chính sách quản lý rừng của huyện Sóc Sơn 39 3.3.2. Phân cấp quản lý tài nguyên rừng 42 3.3.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn 43 3.4. Nguyên nhân gây suy thoái rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn 44 3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn 53 3.5.1. Giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng 53 3.5.2. Giải pháp lâm nghiệp 55 3.5.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển rừng 58 3.5.4. Giải pháp về khoa học công nghệ 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 1. Kết luận 69 2. Kiến nghị 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân Bộ NNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TT Thông tư CP Chính Phủ TƯ Trung ương NĐCP Nghị định chính phủ BTC Bộ Tài chính
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
PHẠM QUỲNH ANH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành : Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành : D850101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS Phạm Thị Hồng Phương
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp này là công trinh nghiên cứu thực sự của cá nhân em, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tế dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Phạm Thị Hồng Phương – Giảng viên khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Các số liệu được sử dụng trong đồ án là trung thực, được cung cấp bởi các phòng ban trong UBND huyện Sóc Sơn
Sinh viên thực hiện đồ án
Phạm Quỳnh Anh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, TrườngĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệttình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận vănnày
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS Phạm Thị Hồng Phương, làngười trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đồ ánnày
Em xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã tạomọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, trong quá trìnhnghiên cứu
Và em xin cảm ơn gia đình đã hỗ trợ, ùng hộ em trong suốt quá trình hoànthành đồ án
Sinh viên thực hiện đồ án
Phạm Quỳnh Anh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 3
1.1 Khái niệm và vai trò của hệ sinh thái rừng phòng hộ 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Vai trò của rừng 4
1.2 Thực trạng tài nguyên rừng 10
1.2.1 Thực trạng tài nguyên rừng trên thế giới 10
1.2.2 Thực trạng tài nguyên rừng tại Việt Nam 11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.2 Phạm vi nghiên cứu 16
2.3 Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1 Phương pháp kế thừa 16
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 16
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa 16
2.3.4 Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học 17
2.3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn 19
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 22
3.1.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn ảnh hưởng tới rừng phòng hộ 27
3.2 Thực trạng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn 27
Trang 53.2.1 Thực trạng tài nguyên rừng và đất rừng 27
3.2.2 Thực trạng sử dụng , đất rừng và khai thác 33
3.3 Thực trạng quản lý rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn 37
3.3.1 Chủ trương, chính sách quản lý rừng của huyện Sóc Sơn 39
3.3.2 Phân cấp quản lý tài nguyên rừng 42
3.3.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn 43
3.4 Nguyên nhân gây suy thoái rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn 44
3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn 53
3.5.1 Giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng 53
3.5.2 Giải pháp lâm nghiệp 55
3.5.3 Giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển rừng 58
3.5.4 Giải pháp về khoa học công nghệ 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
1 Kết luận 69
2 Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Giá trị của rừng 9
Bảng 1.2 Diện tích rừng 11
Bảng 1.3 Phân theo cơ cấu loài cây chủ yếu và độ che phủ rừng. 12
Bảng 3.1 Dân số lao động của huyện Sóc Sơn 24
Bảng 3.2 Diện tích, trữ lượng rừng 31
Bảng 3.3 Độ che phủ rừng của các xã 32
Bảng 3.4 Diễn biến đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn 33
Bảng 3.5 Thực trạng sử dụng đất rừng đến ngày 01/01/2016 35
Bảng 3.6 Diện tích rừng tính đến ngày 31/12/2015 38
Bảng 3.7 Dự án đã và đang được thực hiện trên địa bàn huyện Sóc Sơn 45
Bảng 3.8 Tổng hợp số vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện 48
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hình ảnh suy thoái rừng 6
Hình 3.1 So sánh cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2010 -2015 23
Hình 3.2 Mức thu nhập của người dân ở các xã xa trung tâm 25
Hình 3.3 Loại cây không phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Sóc Sơn 30
Hình 3.4 Diễn biến đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn………….… 34
Hình 3.5 Mức độ khai thác tại rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn 36
Hình 3.6 Mục đích khai thác rừng và đất rừng 36
Hình 3.7 Số hộ dân đang nhận đất rừng để chăm sóc 39
Hình 3.8 Trách nhiệm của đối tượng quản lý và bảo vệ rừng 43
Hình 3.9 Công tác quản lý nhà nước về rừng……… 43
Hình 3.10 Trách nhiệm của đối tượng quản lý và bảo vệ rừng 44
Hình 3.11 Người dân nắm bắt chính sách về bảo vệ và phát triển rừng rừng ….45
Hình 3.12 Nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng……….…46
Hình 3.13 Hình ảnh cháy rừng xã Minh Trí……… … 47
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vốn được mệnh danh là “lá phổi” của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọngtrong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta.Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, mộtyêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiếnđầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vàoloại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 hecta rừng, trong khi mức bình quâncủa thế giới là 0,97 ha/người Việt Nam có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 13triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là trên 10 triệu ha, rừng trồng trên 3 triệu
ha, độ che phủ rừng 39.5% Phân bố diện tích cho 3 loại rừng như sau: Rừng sảnxuất khoảng 8 triệu ha, rừng phòng hộ khoảng 6 triệu ha, rừng đặc dụng khoảng 2.3triệu ha với 32 vườn quốc gia và 120 khu bảo tồn thiên nhiên [10]
Diện tích rừng của Thủ đô Hà Nội năm 2010 có gần 29.171, 3 ha tổng diệntích rừng, trong đó rừng sản xuất 13.982,9 ha, rừng phòng hộ 5.034,2 ha, rừng đặcdụng 10.154,2 ha Diện tích rừng hiện có của Thủ đô Hà Nội không lớn nhưng gắnvới các điểm di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, các khu du lịch…
Rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng giữ vai trò rất quan trọng đối vớicuộc sống của con người như cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái, bảotồn đa dạng sinh học, du lịch cảnh quan, góp phần vào bảo vệ chủ quyền lãnh thổcũng như an ninh biên giới quốc gia,…
Trong những năm qua diện tích rừng phòng hộ trên cả nước đang bị suy giảmnghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng rừng, làm ảnh hưởng tới chức năngphòng hộ môi trường và tính đa dạng sinh học của rừng Một phần nguyên nhân dẫnđến việc rừng phòng hộ bị tàn phá như vậy là do công tác quản lý rừng còn nhiềuhạn chế
Sóc Sơn là huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội Sóc Sơn cókhoảng 4.557 ha rừng trong đó chủ yếu là rừng trồng tập trung ở 11 xã: Bắc Sơn,
Trang 10Nam Sơn, Hồng Kỳ, Minh Phú, Minh Trí, Phù Linh, Tiên Dược, Quang Tiến, HiềnNinh, Tân Minh, Thị trấn [1].
Trong những năm gần đây, để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệpngười dân trên địa bàn huyện tự ý phá rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâmnghiệp thành đất sản xuất nông nghiệp làm cho diện tích rừng Sóc Sơn ngày mộtsuy giảm
Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán kéo dài dẫn đến cháy rừng Theo số liệu thống
kê 03 năm trên địa bàn huyện Sóc Sơn xảy ra 48 vụ cháy rừng cụ thể: Năm 2013 có
03 vụ, năm 2014 có 26 vụ và năm 2015 có 19 vụ với diện tích cháy khoảng hơn 100
ha Bên cạnh hạn hán kéo dài, mưa lớn trên địa bàn dẫn đến xói mòn làm giảm diệntích rừng trồng trên địa bàn huyện [1]
Dân số 11 xã có rừng trên địa bàn tăng nhanh trong điều kiện nhu cầu củacuộc sống ngày càng cao dẫn đến việc sử dụng nguồn tài nguyên rừng càng lớn,việc khai thác vượt quá mức tái tạo của rừng Mặt khác, tốc độ đô thị hóa nhanh nhucầu sử dụng đất cho các dự án trên địa bàn lớn dẫn đến diện tích đất rừng bị thu hẹp
Từ thực tế trên, để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững, đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” là
rất cần thiết
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quán lý rừng phòng hộ trên
địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn và sự ảnh
hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến rừng trồng
- Thực trạng phân bố diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn
- Các yếu tố ảnh hưởng đến rừng phòng hộ.
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm và vai trò của hệ sinh thái rừng phòng hộ
1.1.1 Khái niệm
Có nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định nghĩa dựavào phạm vi không gian, hệ thống sinh vật và cảnh quan địa lý:
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối quan hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi
không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930) Rừng chiếm
phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể cáccây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật Trong quá trình phát triển của củamình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau với hoàn cảnh bên
ngoài (M.E.Tcachenco 1952).
Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cư bản của sinh
quyển địa cầu (I.S Mê Lê Khôp 1974).
Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác là đất đủ rộng có cây cối mọc lâunăm
Rừng có sự cân bằng đặc biệt về trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồntại quá trình tuần hoàn sinh vật; đồng thời thải ra khỏi hệ sinh thái các chất bổ sung
và thêm vào đó một số chất từ hệ sinh thái khác Rừng là một tổng hợp phức tạp cómối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã
và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó, rừng luôn có sựcân bằng động, có tính ổn định, điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổicủa hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật Những khả năng này đượchình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và của chọn lọc tự nhiên ở tất cả cácthành phần rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, visinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
Trang 12đất rừng đặc dụng(quy định trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật
lâm sinh: là rừng phải có độ tàn che từ 0,3 trở lên) Nguồn: theo khoản 1 điều 3 của
Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam năm 2004 : “Rừng phòng hộ là tài nguyên cấm của Quốc Gia, là hệ thống hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống của toàn dân,
để ngăn chặn nguy cơ lũ lụt, sạt lở đồi núi đê điều, chống sa mạc hóa và điều hòa khí hậu, chất thải, khí thải, bảo vệ nguồn nước ngầm sinh sống”.
1.1.2 Vai trò của rừng
Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua việc giảm lượng nhiệtchiếu từ mặt trời xuống trái đất, do rừng có độ che phủ lớn, rừng còn có vai trò quantrọng trong việc duy trì và điều hòa lượng cacbon trên trái đất do vậy rừng có tácdụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu
Các loại thực vật sống có khả năng tích trữ lượng cacbon trong khí quyển, vì
sự tồn tại của thực vật rừng cũng như hệ sinh thái rừng có vai trò rất quan trọngtrong việc chống lại hiện tượng nóng dần lên của trái đất Theo thống kê thì trongđất (tính đến độ sâu 30m) cacbon trong sinh khối và trong toàn bộ hệ sinh thái rừng
là 638 Gt (Giga), lượng cacbon này lớn hơn nhiều so với lượng cacbon có trong khí
quyển, do đó trong Nghị định thư Kyoto nêu lên các giải pháp quan trọng trong tiếntrình cắt giảm khí nhà kính là tăng cường hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng vàquản lý bền vững các hệ sinh thái
Mối quan hệ giữa rừng và biến đổi khí hậu rất phức tạp Các khu rừng một mặt
có thể làm giảm biến đổi khí hậu bằng cách hấp thu cacbon, mặt khác rừng có thểgóp phần làm biến đổi khí hậu khi suy thoái hoặc phá hủy
Phát triển công ngiệp cùng với việc gia tăng dân số, vấn đề về sản xuất và chỗ
ở ngày càng được quan tâm Đất đai không sinh thêm, muốn có chỗ ở và làm việccon người phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất ở trựctiếp chuyển đổi mục đích của rừng, điều này đồng nghĩa với việc tài nguyên rừngđang suy giảm và kéo theo hậu quả nặng nề Theo FAO ( Tổ chức lương thực thếgiới) tính đến hết tháng 2/2011, cả thế giới đã mất hơn 13 triệu ha rừng, chủ yếu là
do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, rừng chỉ chiếm 31% diện tích các châu lụctoàn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ ha rừng Báo cáo đánh giá lần thứ tư của
Trang 13IPCC công bố năm 2007 cho thấy 20% lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính củathế giới được gây ra bởi việc sử dụng rừng cho mục đích khác bao gồm cả việc sửdụng rừng cho nông nghiệp đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho trái đất nóngdần lên.
Trong thế kỷ XX, nhiệt độ trái đất tăng dần từ 0,20c – 0,60c tiếp tục trong thế
kỷ XXI theo dự đoán của các nhà khoa học nhiệt độ của trái đất có thể tăng từ 1,10 c– 6,40c từ nay đến năm 2100, tuy nhiên theo khảo sát hiện tượng ấm dần lên của tráiđất vẫn tiếp tục sau năm 2100 dù cho con người có ngừng thải khí độc gây hiệu ứngnhà kính đi chăng nữa, những thay đổi của khí hậu đang diễn ra hàng ngày, hànggiờ bên cạnh chúng ong chúng ta là nạn nhân của hành động vô ý thức của chínhmình
Rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất, đất tốt chorừng hưng thịnh Ở những nơi có rừng đất được bảo vệ tốt, hạn chế hiện tượng bàomòn, sạt lở, nhất là những nơi có địa hình dốc, lớp đất mặt không bị mỏng khônggiữ được hệ thống vi sinh vật và các khoáng, chất hữu cơ có trong đất Cây cối lấychất dinh dưỡng từ đất và trả lại cho đất một lượng sinh khối rất lớn, đây là nguồnlàm cho đất rừng ngày càng trở lên màu mỡ
Rừng mất thì đất kiệt, đất kiệt thì rừng cũng suy vong Ở những nơi rừng bịphá hủy thì đất dần bị thoái hóa diễn ra mãnh liệt và nhanh chóng khiến cho cácvùng đất hình thành khu đất trống, đồi trọc, trơ sỏi đá, mất dần tính giữ nước, độchua tăng cao, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến các sinh vật Hiện tượng bàomón, rửa trôi cũng diễn ra nhanh đất không còn độ bám dễ bị sạt lở
Nếu đất rừng bị phá hủy, đất bị xói mòn, quá trình đất bị mất mùn và thoái hóa
sẽ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đấttrống mỗi năm bị rửa trôi khoảng 10 tấn mùn/ ha Đồng thời các quá trình feralitictích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, đá ong, lại tăng cường nên làm cho đất mấttính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu dinhdưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi và trơ sỏi đá
Trang 14Hình 1.1 Hình ảnh suy thoái rừng
Hiện nay, nguồn tài nguyên đất đặc biệt là đất rừng đang bị suy giảm do đócần phải có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn đất và rừng để bảo vệ vàphát huy tối đa tiềm năng của nguồn tài nguyên này
Một vai trò không kém phần quan trọng của rừng là điều hòa nguồn nước,giảm dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước ngầm, hạn chế hiện tượng lắng đọng, dòngong, ong hồ Tăng lượng nước vào mùa khô, hạn chế nước vào mùa lũ Một số nhàkhoa học cho rằng lưu lượng nước chảy bề mặt giảm đi ở những nơi có đất rừng sovới những khu vực đất trống đồi trọc đặc biệt là đất nông nghiệp Thông tin nàyđược chứng minh bởi các công trình nghiên cứu khác nhau có sử dụng hàng loạt kỹthuật khác nhau Nghiên cứu ở Việt nam cho rằng lưu lượng dòng chảy mặt tạinhững nơi có rừng thấp hơn từ 2,5 đến 27 lần so với các khu vực canh tác nôngnghiệp Thêm vào đó rừng tự nhiên có tác dụng tốt hơn so với rừng trồng trong việcdòng chảy mặt nguyên nhân là do rừng trồng có lớp thảm mục ít và đã bị cơ giớihóa Đây là yếu tố quan trọng của rừng trong việc ngăn chặn và làm giảm tác độngcủa các cơn lũ Rừng còn là một nhà máy xử lý nước thải và cung cấp không khítrong lành khổng lồ Rừng Sóc Sơn giữ một nhiệm vụ quan trọng là giảm tải ô
Trang 15nhiễm từ thành phố Hà Nội ra các vùng lân cận Hệ thống cây và thảm thực vật hấpthu CO2 thải oxy là “lá phổi xanh” của dân thành phố Rừng còn là một hệ thống ràochắn tự nhiên chống hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất.
Việt Nam nằm ở phần đông bán đảo Đông dương trong vành đai nhiệt đới Bắcbán cầu tiếp cận với xích đạo, phần đất liền trải dài trên 15 vĩ độ từ Bắc xuống Namvới khoảng 1650 Km Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên đất liền là 329.241 km2
gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven bờ và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa
Về khí hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu nhiệt đới, ôn đớinúi cao Sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, và khí hậu đã tạo nên tính đadạng sinh học vô cùng phong phú và đặc sắc cửa Việt Nam, thể hiện ở các khu rừngrộng lớn về loài và nguồn gen
Đa dạng loài bao gồm 774 loài chim, 273 loài thú, 180 loài bò sát, 80 loàilưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển Rừngcung cấp nguồn gen về thực vật và động vật với 14000 nguồn gen được bảo tồn vàlưu giữ [8]
Để gìn giữ nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú này chúng ta đã đạt nhiềuthành tựu quan trọng như: độ che phủ của rừng liên tục tăng, mở rộng hệ thống cáckhu bảo tồn thiên nhiên, thực hiện các hình thức bảo tồn tại chỗ bước đầu được pháttriển, phát triển nhân nuôi các loài nguy cấp quý hiếm có giá trị kinh tế cao Tuynhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua công tác bảo tồn
đa dạng sinh học đã và đang có thách thức nhất định đó là các hệ sinh thái rừng tựnhiên bị tác động và số lượng loài bị nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa tăng lên.Nguyên nhân gây ra việc suy giảm đa dạng sinh học là khai thác trái phép quá mứctài nguyên sinh vật, buôn bán trái phép động vật hoang dã, chuyển đổi mục đíchrừng một cách thiếu khoa học, sự xâm lấn các giống mới và các sinh vật ngoại lai.Một số loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam: danh mục thực vật nằm trongsách đỏ Việt Nam thuộc diện rất nguy cấp như hoàng đàn rủ, hoàng đàn, bách vàng,bách tán Đài Loan; một số cây thuốc quý như ba gạc hoa đỏ, sâm vũ diêp, tam thấthoang; các loài thực vật đặc hữu của Việt Nam như giác đế Tam Đảo, sao lá cong;
Trang 16cây cảnh quý hiếm như lan hài đỏ, lan hài điểm ngọc, lan hài Tam Đảo, lan hài Hê –len.
Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trongsách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau Trong số đó là các loài độngvật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi khác trên thếgiới như: Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), gà lôi lam màu trắng(Lophura edwardsi), gà tiền mặt đỏ (polyplectron), gà trĩ sao (Rheinardia ocellata),Voọc ngũ sắt (Trachipithecus phayrei) và các loài lần đầu phát hiện trên thế giới tạiViệt Nam, hiện tại chưa thấy hoặc ít thấy chúng ở các nước khác: Mang TrườngSơn (Muntiacus truongsonensis), Mang lớn, Sao la ( Pseudoryx nghetinhensis), Bòrừng xoăn
Rừng vừa là yếu tố bảo vệ môi trường nhưng cũng là một thành phần kinh tếquan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuấtkhẩu Xuất khẩu gỗ là ngành chủ lực của Malaysia, mỗi năm đóng góp vào nền kinh
tế nước này khoảng 7 tỷ USD Trong những năm gần đây, tình hình xuất gỗ củaViệt Nam ngày một gia tăng đóng góp vào sự phát triển của đất nước [9]
Tùy vào đặc điểm tính chất của từng loại cây mà chúng ta có sản phẩm phùhợp Chẳng hạn gỗ huỳnh, săng le, sao nhẹ, bền, xẻ ván dài, ngâm trong nước mặnkhông bị hà nên được làm ván các loại thuyền đi biển.Gỗ Lim, Sến là loại gỗ bềnthiên nhiên nên được ong làm đình chùa, cung điện
Lâm sản ngoài gỗ giá trị mà chúng mang lại không nhỏ, theo ghi nhận cókhoảng 150 loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị buôn bán trên thị trường quốc tế, vàonhững năm 1990 trung bình giá trị trao đổi hàng năm lên từ 5 đến 10 tỷ USD ví dụmặt hàng mây của Indonesia trong các năm từ năm 1988 đến năm 1994 cho chúng
ta thấy giá trị ngày càng tăng của các loại lâm sản ngoài gỗ bảng sau:
Trang 17Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang thực hiện nhiều dự án pháttriển lâm sản ngoài gỗ như “Trình diễn năng lực phục hồi rừng bền vững ở ViệtNam” do APFNET tài trợ Dự án này đã thực hiện được hai năm tại huyện ThanhSơn và Tân Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ, nguồn vốn gần 600.000 USD, APFNET tài trợgần 500.000 USD.
Đây là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môitrường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cựccủa cộng đồng địa phương
Du lịch sinh thái gắn liền với các vuờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,những địa điểm cảnh quan đặc biệt Du lịch sinh thái là một dịch vụ góp phần nângcao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân địa phương Thông qua du lịchnhững người dân địa phương nhận thức được giá trị do rừng mang lại họ sẽ gắn bóvới rừng hơn, tích cực xây dựng và phát triển rừng bền vững
Trang 18Rừng đem lại một giá trị không hề nhỏ không những đối với người dânsống gần rừng mà còn với những người ở khu vực thành thị.
Đối với người dân sống gần rừng, giải quyết nạn thiếu lương thực làm ổn địnhtình hình xã hội, giữ an ninh và phát triển đời sống cho người dân; rừng mang lạinguồn thu nhập thường xuyên và thiết thực hơn các nguồn khác; rừng tạo ra một sốlượng việc làm lớn quanh năm cho người dân ở đây; bảo tồn những kiến thức bảnđịa của người dân về gây trồng, chế biến, chữa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên, cácngành nghề thủ công mỹ nghệ; giữ gìn các giá trị văn hóa của cộng đồng các dântộc Vì vậy, phát triển rừng là hướng tới người dân có thu nhập thấp ở ven rừng vàmiền núi
Đối với khu vực thành thị, tạo công ăn việc làm cho các nhà máy xí nghiệp sảnxuất, chế biến ong những sản phẩm có từ rừng; cung cấp các dịch vụ giải trí, vuichơi cho người dân thành thị; đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp cho các nhàmáy xí nghiệp; rừng là “kho” cung ứng nguyên liệu sẵn có và lâu bền, giảm chi phívận chuyển, nhập khẩu từ nước ngoài; tăng tính cạnh tranh thương mại trong vàngoài nước
1.2 Thực trạng tài nguyên rừng
1.2.1 Thực trạng tài nguyên rừng trên thế giới
Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng, trong đó 95% là
rừng tự nhiên và 5% rừng trồng Phá rừng nhiệt đới và suy thoái rừng ở nhiều vùngtrên thế giới đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các loại hàng hoá và dịch vụ
từ rừng Diện tích rừng ở các nước phát triển đã ổn định và đang tăng nhẹ, còn ở cácnước đang phát triển, phá rừng vẫn đang tiếp diễn Mức thay đổi ước tính hàng nămdiện tích rừng trên toàn thế giới (thập kỷ 90) là 9,4 triệu ha, là số liệu dựa trên mứcphá rừng hàng năm là 14,6 triệu ha và diện tích rừng tăng ước tính là 5,2 triệu ha.Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng
Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng Trái đất thay đổi theo thời gian sau:
- Ðầu thế kỷ 20: 6 tỷ ha
- Năm1958 : 4,4 tỷ ha
- Năm1973 : 3,8 tỷ ha
- Năm1995 : 2,3 tỷ ha
Trang 19- Hàng năm, trên thế giới mất đi trung bình 16,1 triệu ha rừng, trong đó rừng
nhiệt đới bị suy giảm với tốc độ lớn nhất 15,2 triệu ha
- Diện tích rừng bình quân thế giới trên đầu người 0,6 ha/người
- Phần lớn đất rừng rất thích hợp cho canh tác nông nghiệp
- Hiện nay rừng nhiệt đới chỉ còn khoảng 50% diện tích so với trước đây
1.2.2 Thực trạng tài nguyên rừng tại Việt Nam
Tính đến ngày 31/12/2014, diện tích rừng và cây lâu năm có tán che phủ và có
tác dụng phòng hộ trong toàn quốc như sau:
Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
1 Tổng diện tích rừng 13.796.506 2.085.132 4.564.537 6.751.923 394.9141.1 Rừng tự nhiên 10.100.186 2.008.254 3.938.689 4.059.302 93.9411.2 Rừng trồng 3.696.320 76.878 625.848 2.692.621 300.973
Nguồn: Quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/08/2015 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
Bảng 1.3 Phân theo cơ cấu loài cây chủ yếu và độ che phủ rừng.
Trang 20Nguồn: Quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/08/2015 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
* Mất rừng xảy ra phổ biến ở nhiều nơi
Mặc dù tổng diện tích rừng toàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diệntích rừng bị mất còn ở mức cao Thống kê năm đến hết ngày 31/12/2014, tổng diệntích rừng thay đổi là 346.979 ha Trong đó, diện tích rừng trồng mới 173.813 ha;diện tích rừng bị khai thác 67.572 ha; diện tích rừng bị cháy 1.385 ha; diện tíchrừng bị sâu bệnh 95 ha, diện tích rừng bị phá 2.170 ha, diện tích chuyển đổi mụcđích sử dụng đất có rừng là 59,172 ha;
Như vậy, diện tích mất chủ yếu do khai thác chuyển đổi mục đích sử dụng vàkhai thác theo kế hoạch chiếm 51.82%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi viphạm các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ởmức cao làm mất 2.170 ha rừng
* Tình trạng vi phạm pháp luật còn nghiêm trọng
Từ năm 2010 đến năm 2015, cả nước đã phát hiện, xử lý 254.654 vụ vi phạmcác quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Mặc dù tìnhtrạng vi phạm giảm qua các năm, nhưng số vụ vi phạm còn lớn, diễn ra phổ biến ởnhiều nơi, những cố gắng trong ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật chưa tạo đượcchuyển biến căn bản
Tình hình chống người thi hành công vụ diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt,hung hãn Hành vi chống đối có tổ chức (có nơi bầu người lãnh đạo, tổ chức canhgác, đặt bẫy chông, đá, đập phá phương tiện, tài sản…), ong các thủ đoạn trắng trợn
và côn đồ, như: đập phá phương tiện của các cơ quan và cán bộ có thẩm quyền, đedoạ xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ và ong nhân,gia đình họ, khi bị phát hiện hành vi vi phạm, chúng dùng nhiều phương tiện tấncông, kể cả việc đâm xe vào lực lượng kiểm tra, ong kim tiêm có máu nhiễm HIV
để tấn công…
Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái phép, nên tình hìnhdiễn ra phức tạp ở hầu khắp các địa phương Đầu lậu thường giấu mặt, thuê ngườinghèo vận chuyển, thu gom, tập kết gỗ, động vật hoang dã tại những điểm bí mậtrồi tổ chức vận chuyển đến nơi tiêu thụ Nhiều thủ đoạn tinh vi được chúng sử dụng
Trang 21để vận chuyển, tiêu thụ gỗ trái phép, động vật hoang dã trái phép như: ong xekhách, xe chuyên ong, xe cải hoán (hai đáy, hai mui, ong biển số giả…), giấu gỗdưới hàng hóa khác, kết gỗ chìm dưới bè, sử dụng giấy tờ quay vòng nhiều lần…Gần đây xuất hiện một số đường dây buôn bán gỗ, động vật hoang dã xuyên biêngiới, quá cảnh qua nước ta sang nước thứ ba.
* Tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng
Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, trong giai đoạn 10 năm 2011), cả nước đã xảy ra 7.380 vụ cháy rừng; diện tích rừng bị thiệt hại 49.837 ha.Bình quân 715 vụ/năm, diện tích rừng bị thiệt hại gần 5.000 ha/năm Thiệt hại giátrị kinh tế về tài nguyên rừng hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và ảnh hưởng nghiêmtrọng về môi trường sống
(2002-Rừng bị cháy trong những năm gần đây chủ yếu là rừng trồng, với các loài câychính là thông, ong, bạch đàn, keo; đối với rừng tự nhiên, chủ yếu là cháy rừngnghèo kiệt, rừng khoanh nuôi tái sinh mới được phục hồi Nguyên chủ yếu trực tiếpgây ra cháy rừng là: Do đốt dọn thực bì làm nương rẫy, đốt dọn đồng ruộng gâycháy, chiếm 41,80%; do người vào rừng ong lửa để săn bắt chim thú, đốt đìa bắt cá,trăn, rùa, rắn…, hun khói lấy mật ong, chiếm 30,9%; đốt dọn thực bì tìm phế liệu6,1%; cháy lân tinh 5,5%; hút thuốc 3%; đốt nhang 2%; cố ý 5%; nguyên nhân khác5,7%
* Phòng trừ sinh vật hại rừng
Những năm qua, trên diện tích rừng cả nước chưa xảy ra dịch bệnh làm mấtrừng với quy mô lớn ở một số địa phương như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có xảy ra hiện tượng dịch sâu róm hạirừng trồng loài cây thông, có năm diện tích rừng thông bị nhiễm bệnh lên đến hàngchục ngàn hécta, đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng xuất nhựa.Ngành lâm nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật phòng, trừ, như phun thuốcsâu, biện pháp sinh học… Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹthuật về phòng trừ sinh vật hại rừng còn rất hạn chế, chủ yếu mới thực hiện các giảipháp ứng phó khi dịch xảy ra, các biện pháp phòng sinh vật hại rừng chưa đượcquan tâm đúng mức, do vậy, sẽ rất ong túng nếu dịch xảy ra trên quy mô lớn Theoquy định hiện hành của pháp luật, công tác quản lý về phòng trừ sinh vật hại rừng
Trang 22được giao cho hệ thống cơ quan bảo vệ thực vật Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các
cơ quan này mới chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ cây trồng nông nghiệp, chưa cóđầy đủ năng lực để thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh vật hại rừng
* Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủthực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta (sovới diện tích dất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rấtquan trọng trong việc cân bằng sinh thái Đất có rừng phải được duy trì tối thiểu 50-60%, vùng đồi núi phải là 80-90%, vùng đầu nguồn ong suối phải là 100%
Rừng ngập mặn với diện tích 450 nghìn ha có tác dụng cung cấp gỗ và than.Đồng thời có tác dụng giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của các loài thuỷsinh Đất lâm nghiệp chiếm 30% diện tích đất tự nhiên(rừng tự nhiên 26%, rừngtrồng 4%) Tỉ lệ che phủ còn dưới tiêu chuẩn cho phép do uỷ ban Môi trường quốc
tế đưa ra và áp dụng cho toàn cầu là 33% Tỉ lệ che phủ ở tây bắc chỉ còn 13,5%,đông bắc còn 16,8%.Theo điều tra của năm 1993, nước ta còn khoản 8,631 triệu harừng (trong đó có 5.169 ngàn ha rừng sản xuất kinh doanh, 2.800 ngàn ha rừngphòng hộ, 663.000 ha rừng đặc dụng) Rừng phân bố không đồng đều, tập trung caonhất ở khu vực Tây nguyên (Đăk Lăk 1.253 ngàn ha, Gia Lai 838.6000 ha), kế tiếp
là miền trung du phía bắc (Lai Châu 229.000 ha) và thấp nhất ở đồng bằng ong CửuLong ( An Giang 100 ha)
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vàoloại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân củathế giới là 0,97 ha/người Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta cókhoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệuhecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lựctrong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và pháttriển tài nguyên rừng, “phủ xanh đất trống đồi núi trọc” nên nhiều năm gần đây diệntích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiêntăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàucòn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38% Sự
Trang 23suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầulớn về lâm sản và đất trồng trọt Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thànhđất hoang cằn cỗi Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữlượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.
Trang 24CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
đã được tiến hành trước đó có ong quan đến rừng
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp được thực hiện tại các phòng, ban chức năng củahuyện Sóc Sơn, UBND các xã có rừng (Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Minh Phú,Minh Trí, Phù Linh, Tiên Dược, Quang Tiến, Hiền Ninh, Tân Minh, Thị trấn ) ,thưviện trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thư viện Quốc gia và thôngtin từ sách, báo tạp chí, các tài liệu đã công bố
Số liệu thu thập bao gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện SócSơn; diện tích rừng của các xã; tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng; số liệukhí tượng từ 2010- 2015, diện tích đất đai
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực tế là một phương pháp quan trọng trong quá trìnhnghiên cứu khoa học, phương pháp này giúp người thực hiện đưa ra được các bằngchứng thực tế để đề tài có tính thuyết phục hơn Trong đồ án này phương pháp khảosát thực tế được sử dụng nhằm quan sát cái nhìn tổng thể, so sánh với nội dung củacác tài liệu thu được Từ đó có đánh giá sơ bộ: sự thay đổi cả diện tích rừng, độ chephủ và sinh khối rừng, sự phát triển và nâng cấp rừng…
Trang 25Khảo sát thực tế bằng các hoạt động tại cơ sở như: chụp ảnh, đánh giá thực tếtại 11 xã, nhưng đặc biệt là 3 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Trí ( có diện tích rừnglớn nhất)
2.3.4 Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học
Cũng như phương pháp điều tra thực tế, phương pháp điều tra xã hội học làmột phương pháp nhằm đưa ra các bằng chứng, đánh giá khách quan để báo cáothuyết phục hơn Chỉ tiêu điều tra gồm có: diễn biến của diện tích rừng; độ che phủcủa rừng; nguyên nhân của việc tác động tới diện tích rừng; thu nhập từ rừng,phương pháp quản lý và bảo vệ rừng;…
Trong đề tài này, phương pháp được sử dụng như sau:
Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi Chọn điểmnghiên cứu có diện tích rừng trồng lớn của huyện là 03 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn,Minh Trí mỗi xã 15 – 20 phiếu
▪ Phỏng vấn nhóm những người am hiểu gồm cán bộ quản lý rừng; chủ nhiệmHTX; hộ dân tiêu biểu, những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệrừng…số lượng phiếu10 -15 phiếu
▪ Phỏng vấn người dân tại 3 xã có diện tích rừng lớn nhất: Nam Sơn, Bắc Sơn,Minh Trí mỗi xã 15 – 20 phiếu
Nội dung chính của phiếu hỏi:
+ Đối với nhóm người am hiểu: Xây dựng phiếu hỏi với nội dung công tácquản lý, những chính sách và kế hoạch về vấn đề quản lý và bảo vệ rừng, cácphương pháp để phát triển và bảo vệ rừng…Đối tượng là cán bộ quản lý rừng; chủnhiệm HTX; hộ dân tiêu biểu, những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo
vệ rừng 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Trí
+ Đối với người dân: Xây dựng phiếu hỏi liên quan tới các vấn đề khai thácrừng, các mục đích của sản phẩm khai thác được từ rừng, các nguyện vọng đượctham gia bảo vệ rừng tại địa phương…Đối tượng là nhân dân của 3 xã Nam Sơn,Bắc Sơn, Minh Trí
2.3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Trang 26Tổng hợp các số liệu và chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho việc làm đề tài, được xử lý như sau:
- Xử lý số liệu thu được bằng phương pháp thống kê
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
Trang 27CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Sóc Sơn là huyện ngoại thành thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô HàNội 40 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,30 ha, bao gồm 25 xã và
01 thị trấn, vị trí địa lý của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Nam giáp huyện Đông Anh;
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Tây giáp huyện Mê Linh và tỉnh Vĩnh phúc;
Huyện có vị trí là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội: cửa ngõ phía Bắc theo Quốc lộ
3, cửa ngõ phía Tây theo Quốc lộ 2, cửa ngõ phía Đông theo Quốc lộ 18 Đây là địabàn có vị trí thuận lợi với hệ thống giao thông đối ngoại khá phát triển, đặc biệt làcảng hàng không quốc tế Nội Bài, các trục quốc lộ Hà Nội- Thái Nguyên, Bắc Ninh– Hà Nội – Việt Trì, vì vậy nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế
ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây, Phía Tây Bắc và Tây Nam của huyện
- Vùng đồi gò của Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài
về phía Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 200-300 m so với mặtnước biển Đỉnh núi cao nhất là núi Hàm Lợn cao 485 m, Cánh Tay với đỉnh 332 m
- Vùng chuyển tiếp nằm trải dài từ phía Bắc đến vùng giữa huyện Sóc Sơn vớidiện tích khoảng 9.300 ha nằm trên địa bàn 9 xã Tân Minh, Quang Tiến, Tân Dân,Hiền Ninh, Phù Linh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và thị trấn Sóc Sơn Địahình của vùng chủ yếu là ruộng bậc thang
Trang 28- Vùng đồng bằng ven sông: nằm trải dài bao quanh huyện từ phía Đông Bắc,phía Đông đến Đông Nam qua địa bàn 12 xã là Thanh Xuân, Phù Lỗ, Việt Long,Kim Lũ, Xuân Giang, Phú Minh, Phú Cường, Đông Xuân, Đức Hoà, Tân Hưng,Xuân Thu và Bắc Phú với diện tích khoảng 88.510ha Địa hình của vùng khá bằngphẳng, trong đó có khoảng 1.000 ha đất thường xuyên bị ngập úng.
c Khí hậu
Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 4năm sau
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C Số giờ nắng trung bình năm khádồi dào với 1645 giờ Trung bình một ngày có 3-5 giờ nắng, tháng có giờ nắng caonhất là tháng 7 và tháng 10 (trung bình mỗi ngày có tới 7 giờ nắng) Bức xạ tổngcộng hàng năm của khu vực là 125,7 kcal/cm2, bức xạ quang hợp chỉ đạt 61,4kcal/cm2 Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8 500 – 9 0000C
Lượng mưa trung bình năm 1.600 – 1.700 mm (1 670 mm), lượng mưa năm ítnhất là 1.000 mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 2.630 mm Song lượng mưa phân
bố không đều trong năm, mùa mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 với lượng mưachiếm 80-85% lượng mưa của cả năm, mùa này thường có những trận mưa kéo dài,kèm theo gió xoáy và bão Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650mm Độ ẩmkhông khí trung bình 84%
Có 2 hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa Đông nam thổi vào mùa hè và giómùa Đông bắc thổi vào mùa Đông Hàng năm huyện Sóc Sơn nói riêng và Thànhphố Hà Nội nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5 – 7 cơn bão Bãothịnh hành từ tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất, bão thường trùngvới thời kỳ nước sông Hồng lên cao, đe dọa không chỉ sản xuất nông nghiệp mà cảđời sống nhân dân
Nhìn chung, khí hậu của Sóc Sơn có điều kiện lợi thế phát triển đa dạng cácloại cây trồng, vật nuôi Hạn chế của khí hậu ở đây là lượng mưa lớn tập trung vàokhoảng thời gian ngắn dễ gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi làm cho đất bịnghèo kiệt, nhất là đối với những diện tích đất không có thảm thực vật che phủ, độdốc lớn
Trang 29Lồ (phía Nam).
- Sông Cầu: là con sông lớn của miền Bắc nước ta, có diện tích lưu vực 6.030
km2, bắt nguồn từ độ cao 1.175 m của núi Van On tỉnh Bắc Kạn, có tổng chiều dài288,5 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài khoảng 15 km, với mật độ lưới sông0,95km/km2 Sông Cầu có rất nhiều sông nhánh và suối nhỏ chảy vào tạo nên mạnglưới sông suối dày đặc, trong đó có sông Công, sông Cà Lồ và suối Lương Phúc
- Sông Công: là một chi lưu của sông Cầu bắt nguồn ở độ cao 275m thuộchuyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đổ ra sông Cầu tại thôn An Lạc, xã Trung Giã.Sông Công có chiều dài 96 km, đoạn chảy qua huyện Sóc Sơn có chiều dài 9km
- Sông Cà Lồ: là một chi lưu của sông Cầu được chia làm hai đoạn bắt nguồn
từ độ cao 1.000m trên dãy núi Tam Đảo, nhưng có dòng chính từ Đầm Vạc thuộcthị xã Vĩnh Yên đổ ra sông Cầu Đoạn chảy qua huyện có chiều dài 7,5 km, đây làđoạn chảy từ Hương Canh đến nga ba sông Cầu (Phúc Lộc Phương)
- Suối Lương Phúc: bắt nguồn từ đầm Cầu Cốn chảy giữa lưu vực qua các khuđất bậc thang đổ ra sông Cầu qua cống Lương Phúc, đây là trục tiêu tự chảy quantrọng khu vực Đông Bắc của huyện
- Suối Đồng Đò: bắt nguồn từ núi Cánh Tay cao 332 m chạy dọc theo biêngiới phía Tây huyện, dài 10,5km đổ ra sông Cà Lồ tại cầu Khả Do Đây là trục tiêu
tự chảy cho khu Tây Nam của huyện
Trang 30- Suối Ngòi Soi: bắt nguồn từ núi Hàm Lợn, núi Chân Chim cao 469m chảyqua sông Cầu Ngăm, hồ Cầu Dọc, kênh Anh Hùng, chảy theo hướng Tây Nam, dài12,8km và đổ ra sông Cà Lồ tại đập Cầu Soi.
Ngoài ra còn có các ngòi, suối như: suối Cầu Trắng, suối Bến Tre, suối CốngCái, suối Cầu Nai, suối Đa Hội, ngòi tiêu Cầu Đen, ngòi tiêu Xuân Kỳ,…
Chế độ thuỷ văn của các sông, suối chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưahàng năm Vào mùa mưa nước từ các sông đổ về uy hiếp hệ thống đê điều củahuyện Theo số liệu tại trạm Phúc Lộc Phương đo chế độ thuỷ văn trên sông Cầucho thấy: mực nước lũ lịch sử lớn nhất vào tháng 8 năm 1971 là Hmax= 9,37m ứngvới lưu lượng Qmax= 3490 m3/s Mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn choviệc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a Khái quát về tăng trưởng kinh tế chung của huyện Sóc Sơn
Thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TƯ và Kế hoạch 16/KH-UB của UBND thànhphố Hà Nội về thực hiện một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hộihuyện Sóc Sơn giai đoạn 2010-2015, trong những năm qua kinh tế trên địa bànhuyện có những bước tăng trưởng nhanh, liên tục
Về cơ cấu kinh tế: Thực tế trong những năm qua, quá trình chuyển đổi cơ cấukinh tế của huyện đã đi đúng hướng, từng bước giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp vàthuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên chuyển dịch còn chưađáp ứng được yêu cầu đặt ra
Giai đoạn 2010 – 2015 cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng : tăng tỷ trọngcủa khối ngành công nghiệp từ 62,7% năm 2010 lên 63,5% năm 2015, giảm tỷtrọng khối ngành nông nghiệp từ 18,1% năm 2010 xuống còn 16,9% năm 2015;khối các ngành thương mại và dịch vụ năm 2010 đạt 19,2% và đến năm 2015 đạt19,6%
Trang 31v ?
Hình 3.1 So sánh cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2010 -2015
Nguồn : Phòng thống kê huyện Sóc Sơn
Từ kết quả trên cho thấy tình hình phát triển kinh tế huyện Sóc Sơn đã đi đúnghướng theo Kế hoạch 61/KH-UB đặt ra là kinh tế Sóc Sơn phát triển theo hướngCông nghiệp – Dịch vụ - Nông Nghiệp
Tính đến ngày 31/12/2015 dân số huyện có 293.230 người, trong đó : Dân số
đô thị 4.099 người, chiếm 1,40%, dân số nông thôn 289.131 người chiếm 98,60%.Dân cư của huyện phân bố không đều, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân cư giữacác xã, thị trấn Mật độ dân số toàn huyện bình quân 957 người/km2 Ngoài ra còn
có hàng chục nghìn bộ đội, công nhân, học sinh và sinh viên hiện đang công tác vàhọc tập trên địa bàn huyện Mật độ dân số phân bố không đều, mật độ dân số cao ởthị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường 131, trong đó cao nhất ở Thị trấn
Trang 32Sóc Sơn (4999 nghìn người/km2), Phù Lỗ (2326 nghìn người/km2), Kim Lũ (1966nghìn người/km2), Đông Xuân (1942 nghìn người/km2).
Lao động toàn huyện có 173.014 chiếm 59.84% dân số Trong đó lao độngnông nghiệp có 102.775 người, chiếm 59,40%, tổng số lao động, lao động tronglĩnh vực phi nông nghiệp và trong các cơ quan hành chính chiếm khoảng 40,60%
Số lao động thời vụ hoặc thiếu việc làm là 31.142 (chiếm 29% tổng số lao động),theo ước tính hiện nay lao động khu vực nông nghiệp mới sử dụng khoảng 60-70%
số ngày công trong năm, còn lại là thời gian nông nhàn
Bảng 3.1 Dân số lao động của huyện Sóc Sơn
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Sóc Sơn
Có thể nói, nguồn lao động nông nghiệp của huyện khá dồi dào Tuy nhiên laođộng chủ yếu là phổ thông, phần lớn lao động việc làm trong các lĩnh vực nông lâmthuỷ sản chưa qua đào tạo, nên thu nhập thường không cao Đây là khó khăn lớncủa huyện trong việc quy hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nói chung và ngành công nghiệp nói riêng
Trong những năm gần đây do sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân ngày càng được nâng cao Thu nhập bình quân đầu người năm
2010 là: 10 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 17 triệu đồng Tuy nhiên, còn có sự chênhlệch tương đối lớn giữa khu vực đô thị, các xã ven thị trấn và các xã xa vùng trungtâm huyện; các xã vùng đồng bằng và các xã vùng trung du
Công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn16,98%, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 7,3%
Trang 33Dưới 750 750 - 1500 1500 - 3000 Trên 3 triệu 0%
Hình 3.2 Mức thu nhập của người dân ở các xã xa trung tâm
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2016
Hình 3.2 thể hiện mức thu nhập của người dân ở các xã xa trung tâm Kinh tếcủa người dân gặp khó khăn Với số nhân khẩu trung bình trong một hộ gia đình là
4 người, mà mức thu nhập chủ yếu từ 1 triệu 500 đồng tới 3 triệu thật sự rất vất vảcho sự lo toan trong gia đình
* Hệ thống thuỷ lợi và đê điều.
Năm 2015 toàn huyện hiện có 27 công trình hồ chứa nước, 119 công trình tiểuthuỷ nông, 119 trạm bơm và khoảng 73810 km kênh mương Hệ thống đê, kè cáctuyến sông được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm Mặc
dù vậy còn nhiều tồn tại, đến nay mới đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 60-70% diệntích đất canh tác, có những khu vực phải tưới 3 cấp Một số khu vực địa hình caogặp khó khăn về nước tưới như Đồng Mốc, Dược Hạ, Vệ Linh, Phù Mã, Xuân Dục,Phú Tàng, Bắc Giã, Xuân Bách, Bắc Thượng, Yên Ninh, Đan Hội, Đình Trại, LaiSơn, Chân Chim, Quảng Lạc, Thắng Trí, Trại Rừng,…dẫn đến tình trạng hàng nămdiện tích này phải chuyển sang trồng đậu tương, lạc hoặc bỏ hoang hoá Bên cạnh
đó cũng có một số khu vực còn bị úng lụt vào mùa mưa, do đặc điểm địa hình củahuyện (vùng Đông Bắc và Đông Nam của huyện), một phần do các trạm bơm tiêu
và hệ thống mương thoát, cống tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu
* Giao thông nông thôn.
Trang 34Trên địa bàn huyện đã xây dựng được hệ thống giao thông khá thuận lợikhông chỉ phục vụ đầy đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp mà cả các lĩnh vựckinh tế khác Hiện tại huyện có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua với chất lượngkhá tốt, ngoài ra còn có khoảng 30 tuyến đường liên xã, đường đô thị với tổng chiềudài khoảng 170 km, nền rộng 5 – 6m.
Trong năm vừa qua, toàn huyện chủ trương tích cực thực hiện xây dựng nôngthôn mới Do vậy, Hệ thống giao thông của huyện được quan tâm đầu từ kịp thời,chất lượng và số lượng các trục đường giao thông khá tốt là điều kiện thuận lợi chogiao lưu kinh tế nói chung và lưu thông nông sản hàng hoá nói riêng Tuy nhiênchưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá vì vậy trong những năm tớiđòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa
* Hệ thống điện
Nguồn năng lượng quan trọng của huyện và khu vực là điện năng, đượccung cấp bởi Trạm 220kV Chèm bằng các tuyến đường dây 110kV Chèm- ĐôngAnh, Đông Anh- Thái Nguyên và Đông Anh- Gò Gầm
Các nguồn này nhìn chung đảm bảo cung cấp điện năng cho phụ tải khu vực.Bên cạnh đó là 05 trạm trung gian với tổng dung lượng 14.400KVA, gồm: Phù Lỗ,
Đa Phúc, Trung Giã, Phú Cường và Bắc Sơn
Hiện trên địa bàn huyện 100% các xã đã có mạng lưới điện ổn định phục vụnhu cầu sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp của các hộ dân
* Cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, chế biến sau thu hoạch.
Hiện tại, khâu làm đất cơ bản đã được cơ giới hoá bằng máy móc nhỏ quy mô
hộ gia đình, việc chăn nuôi trâu bò chủ yếu là lấy thịt
Về chế biến sau thu hoạch: hầu hết chỉ thực hiện sơ chế Các cơ sở chế biếnhầu hết có quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, tính cạnh tranh kém
* Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
Trong giai đoạn2010-2015, công tác chuyển giao đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất được chú trọng tăng cường:
Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và tăng vụ đối với sản xuất lúa đều có sự chuyểnbiến rõ rệt Các chương trình khuyến nông, ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa vào sảnxuất có hiệu quả như: chương trình giống lúa lai đạt trên 117ha/năm với năng suất
Trang 35là 50 tạ/ha, các giống lúa thuần (Khang dân, Q5, thuần thơm, thuần khác) đạt trên
17 nghìn ha/năm với năng suất trung bình 41,3 tạ/ha
3.1.3 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn ảnh hưởng tới rừng phòng hộ.
a Thuận lợi
Ranh giới tự nhiên trên địa bàn huyện được phân định rõ ràng, thuận lợi chocông tác phân chia ranh giới và tổ chức quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của các cơquan chức năng
Huyện Sóc Sơn có diện tích đất tự nhiên lớn Đây là tiềm năng để phát triểnrừng một cách thuận lợi và tốt nhất Các cơ quan chức năng xây dựng các kế hoạchkhai thác và phát triển rừng phù hợp với nền kinh tế của huyện
Giao thông trên địa bàn huyện rất thuận lợi cho việc tuần tra bảo vệ rừngthường xuyên
b Khó khăn
Diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện khá lớn cũng là một trở ngại trong việcquản lý Các cơ quan chức năng như Ban quản lý, hạt kiểm lâm, ủy ban các xã córừng sẽ gặp khó khăn do số lượng các chuyên viên, kỹ thuật chuyên môn khôngnhiều, không thể bao quát được hết các vấn đề xảy ra đối với rừng trên địa bàn mìnhquản lý
Sóc Sơn là một huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô nhiệt độ lên caonhất khoảng 32oC rất dễ gây cháy rừng; mùa mưa thì thường có mưa lớn tập trungvào một khoảng thời gian ngắn dễ gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi
Các công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng chưađược tổ chức nhiều nên người dân vẫn thờ ơ trong công tác bảo vệ rừng
3.2 Thực trạng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn
3.2.1 Thực trạng tài nguyên rừng và đất rừng
a Vị trí rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Rừng huyện Sóc Sơn nằm trên địa bàn 10 xã, thị trấn ở phía Tây Bắc củahuyện Sóc Sơn, cách Thủ đô Hà Nội 40 km
+ Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên
Trang 36+ Phía Nam giáp các xã Tân Dân, Thanh Xuân, Phú Cường…sân bay quốc tếNội Bài
+ Phía Đông giáp các xã Trung Giã, Bắc Phú, Xuân Giang, Đức Hoà…
+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc
b Địa hình, địa thế
Địa hình rừng Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài vềphía đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình từ 200m-300 m so với mặtbiển Có đỉnh núi cao nhất là: Hàm Lợn (485m), Cánh Tay( 332m), núi Đền Sóc(308m) Điểm thấp nhất là: 20m Nhìn chung địa hình của khu vực rừng thấp dầntheo hướng Tây Bắc-Đông Nam Địa hình ở đây chia cắt tương đối mạnh, sườn dốclưu vực ngắn Độ dốc trung bình từ 20o – 25o , có nơi dốc > 35o
Địa hình đất đồi gò Sóc Sơn có thể chia thành 2 vùng:
- Vùng núi thấp và đồi: Tập trung diện tích tại các xã Minh Trí, Minh Phú,Nam Sơn
- Vùng núi bát úp gồm các xã : Hiền Ninh, Quang Tiến, Tiên Dược, HồngKỳ Xen kẽ các vùng núi, đồi, gò là những cánh đồng nhỏ hẹp Chính vì vậy, hệthống rừng rất quan trọng trong việc giữ nước, điều tiết nước cho nông nghiệp, nếunhư độ che phủ của rừng đảm bảo và ngược lại nếu độ che phủ của rừng không đảmbảo hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệptrong vùng
c Diện tích đất rừng phân theo các đặc trưng chính
* Diện tích phân theo độ cao
+ Độ cao < 100 m, diện tích: 3.565,2 ha, chiếm 61,2% tổng diện tích
+ Độ cao từ 100- 200 m, diện tích: 1.110,8 ha, chiếm 19,1%
+ Độ cao từ 200-300 m, diện tích: 667,7 ha, chiếm 11,4%
+ Độ cao > 300 m, diện tích: 482,8 ha, chiếm 8,3%
Như vậy, đất đồi gò của Sóc Sơn tập trung chủ yếu ở độ cao < 200 m, chiếm80,3%
* Diện tích phân theo cấp độ dốc
+ Độ dốc < 70, diện tích: 2.029,0 ha, chiếm 34,8% diện tích
+ Độ dốc từ 8 – 15o, diện tích: 1.307,5 ha, chiếm 22,4%
Trang 37+ Độ dốc từ 16 – 25o, diện tích: 1.360,5 ha, chiếm 23,3%
+ Độ dốc từ 26 -35o, diện tích : 767,6 ha, chiếm 13,3%
+ Độ dốc > 35o, diện tích : 361,9 ha, chiếm 6,2%
Như vậy, đất đồi gò của Sóc Sơn tập trung chủ yếu ở độ dốc < 250, chiếm80,5%
* Diện tích phân theo độ dầy tầng đất
+ Tầng đất mỏng < 50 cm, diện tích: 2.241,8 ha, chiếm 38,5%
+ Tầng đất trung bình từ 50-100 cm, diện tích: 2.779,7 ha, chiếm 47,7%
+ Tầng đất dầy > 100 cm, diện tích: 805,0 ha, chiếm 13,8%
Như vây, đất đồi gò của Sóc Sơn có độ dầy tầng đất chủ yếu từ mỏng đếntrung bình 86,2%
d Đặc điểm các loại rừng trên địa bàn huyện
* Rừng thông: Tổng diện tích là: 1.062 ha, được trồng hầu hết tại các xã trongvùng, tập trung nhiều ở các xã Nam Sơn, Phù Linh, Minh Phú, Tiên Dược và MinhTrí Nhìn chung, thông phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng nên cây sinhtrưởng và phát triển tốt
* Rừng trồng bạch đàn: Tổng diện tích là: 195,33 ha, bao gồm bạch đàn chồi
và bạch đàn trồng mới, phân bố ở hầu hết các xã Nhìn chung cây sinh trưởng vàphát triển chậm, kém hiệu quả kinh tế, không phù hợp với điều kiện tự nhiêntrong vùng, đối với diện tích bạch đàn chồi đã qua nhiều thế hệ kinh doanh chồi cầnphải cải tạo để trồng mới các loài cây khác có hiệu quả hơn
* Rừng trồng keo : Tổng diện tích : 416,01 ha, keo được trồng hầu hết ở các
xã, tập trung nhiều ở các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Trí, Phù Linh … Cây sinhtrưởng và phát triển tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng và có chứcnăng cải tạo đất tốt
Để có giải pháp quản lý và bảo vệ rừng tốt nhất, nhà quản lý cần có sự phânloại các giống cây ở rừng, xét đến mức độ phù hợp hay không phù hợp với điềukiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn Trong đề tài này,
đã có sự khảo sát ý kiến của các cán bộ kiểm lâm, cán bộ trong ban quản lý và cán
bộ quản lý rừng của các xã về sự phù hợp – không phù hợp đó Cụ thể như sau :
Trang 38Bạch đàn Keo Thông 0%
Hình 3.3 Loại cây không phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Sóc Sơn
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2016
Theo kết quả điều tra cán bộ môi trường trên địa bàn huyện, ta có thể thấy con
số rõ rệt về tỷ lệ giống cây không phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện SócSơn Với con số 100% phiếu trả lời là Bạch đàn, ta thấy cần có sự thay đổi nhanhchóng về giống cây trồng tại rừng trên địa bàn huyện để tránh các ảnh hưởng vềkinh tế cũng như ảnh hưởng tự nhiên
e Đặc điểm sinh khối rừng và độ che phủ
Đặc điểm sinh khối rừng
Trang 39Đơn vị: Diện tích (ha), Trữ lượng: (m3)
Nguồn: Báo cáo quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn năm 2015
Trong tổng diện tích rừng trồng các loại: 4387,36 ha, chỉ có 3420,64 ha rừng
từ cấp tuổi II trở lên có trữ lượng, còn 966,74 ha rừng các loại cấp tuổi I chưa có trữlượng gồm:
Trang 40Rừng hỗn giao: 632 ha; Thông: 100 ha; Keo: 148,5 ha và Bạch đàn: 86,24ha
Tổng diện tích các loại rừng trồng có trữ lượng là: 4387,36ha, với tổng trữlượng là: 224.468,1 m3, trong đó:
- Rừng thông 117.490,5 m3, chiếm 52,4%, tập trung nhiều ở các xã Nam Sơn,Phù Linh, Minh Phú, Tiên Dược, Minh Trí
- Rừng bạch đàn: 9.047,8 m3, chiếm 4,0%, tập trung nhiều ở Nam Sơn, BắcSơn, Tiên Dược, Hồng Kỳ
- Rừng keo: 21.907,8 m3, chiếm 9,8%, tập trung nhiều ở Nam Sơn, Minh Trí,Bắc Sơn, Quang Tiến, Phù Linh
- Rừng hỗn giao các loài cây: 76.022,0 m3, chiếm 33,8%, tập trung nhiều ởMinh Trí, Nam Sơn, Phù Linh, Minh Phú
Nguồn: Ban quản lý rừng huyện Sóc Sơn
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy xã Minh Trí có độ che phủ rừng lớn nhất củahuyện chiếm 43.7% độ che phủ rừng thấp nhất xã Tân Minh 0.6% Chính quyền ở 2
xã Minh Trí và Tân Minh đang có sự khác nhau về công tác quản lý Trong khi xãMinh Trí đang thực hiện các biện pháp nhằm tăng độ che phủ rừng thì xã Tân Minhlại không quan tâm, bỏ mặc cho chủ rừng và người dân Hơn nữa, giống cây trên địa