1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phương diện của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX – 1945

11 4,8K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 121 KB

Nội dung

Nêu các phương diện của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam từ đầu thếkỉ XX – 1945 Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa - Khái niệm “hiện đại hóa” được hiểu là quá trình làm cho v

Trang 1

Nêu các phương diện của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam từ đầu thế

kỉ XX – 1945

Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

- Khái niệm “hiện đại hóa” được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại (VHTĐ) và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học trên thế giới

- Cơ sở xã hội:

 Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp xâm lược và đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, làm cho xã hội nước ta có nhiều thay đổi: xuất hiện nhiều đô thị và nhiều tầng lớp mới, nhu cầu thẩm mĩ cũng thay đổi

 Nền văn học dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn học Trung Hoa và dần hội nhập với nền văn học phương Tây (cụ thể là nền văn học Pháp)

 Chữ Quốc ngữ ra đời thay cho chữ Hán và chữ Nôm

 Nghề báo in xuất bản ra đời và phát triển khiến cho đời sống văn hóa trở nên sôi nổi

1 Quan niệm văn học và lí tưởng thẩm mĩ.

a Quan niệm văn học

Văn học trung đại Việt Nam:

- Văn học trung đại Việt Nam bị chi phối bởi quan niệm sáng tác “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí” – tức xem văn chương là công cụ, phương tiện để thể hiện đạo đức thời phong kiến

- Nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục – giáo hóa của văn chương Văn chương có chức năng giáo hóa (giáo dục, làm thay đổi nhân cách của con người theo hướng tốt đẹp hơn) và di dưỡng tính tình (giúp bản thân nhà văn thanh lọc tâm hồn, bày tỏ tâm sự trung quân ái quốc, nuôi dưỡng nhân cách người quân tử)

Trang 2

- Độc giả đến với văn chương là để thấm nhuần tư tưởng đạo lý, tác giả sáng tác theo kiểu tâm truyền, dùng văn chương để giáo huấn đạo đức

- Văn chương nghệ thuật có sứ mệnh thiêng liêng, cao cả, thần thánh hóa

- Người sáng tác văn học coi văn chương là “nghiệp” chứ không phải là nghề

Văn học hiện đại

- Văn chương là một hoạt động nghệ thuật, đi tìm và sáng tạo cái đẹp, nhận thức và khám phá cuộc sống

- Từ đầu thế kỉ XX, văn chương được coi là một nghề để kiếm sống, sáng tạo nghệ thuật gắn với nhu cầu giải trí

- Xuất hiện khái niệm “nhà văn” và “nghề văn” với các quá trình được chuyên nghiệp hóa từ sáng tác, xuất bản, in ấn, phát hành

b Lí tưởng thẩm mĩ

 Cái đẹp gắn với đạo đức, thuộc

vào những khuôn mẫu định sẵn

(xuân – hạ – thu – đông, tùng –

cúc – trúc – mai, long – li – quy

– phượng…)

 Cái đẹp chỉ mang tính ước lệ,

tượng trưng

 Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực

cái đẹp, là thước đo mọi giá trị

của tạo vật Trong văn học trung

đại, hình tượng thiên nhiên

thường gắn với lí tưởng, đạo đức

 Cái đẹp đa dạng, phong phú, gắn với đời sống

 Đề cao vẻ đẹp của con người

Trang 3

thẩm mỹ của con người.

VD

Văn học trung đại

- Nhân cách của người quân tử xưa được ví như tùng, bách; vẻ đẹp của người giai nhân được ví với liễu, mai

- Người phụ nữ có sự hết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp về hình thức và cái đẹp về tâm hồn, họ là hiện thân của cái đẹp: đẹp người – đẹp nết Người phụ nữ có đức hạnh theo quan niệm của Nho gia (lễ giáo phong kiến) phải hội tụ đủ

“Tam tòng, tứ đức” (Tại gia tòng phụ – Xuất giá tòng phu – Phu tử tòng tử

và Công – Dung – Ngôn – Hạnh) Đó chính là vẻ đẹp đoan trang, mực thước, gắn với chuẩn mực đạo đức của thời đại

- Các nhà văn, nhà thơ lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, so sánh người phụ nữ với phong, hoa, tuyết, nguyệt nhằm tô thêm vẻ đẹp cao cả, tao nhã của họ

 Vẻ đẹp của Hạnh Nguyên trong “Nhị độ mai” được so sánh với “ngọc, nguyệt, mây”:

“Người đâu trong ngọc trắng ngà, Mặt vành vạnh nguyệt, tóc ngà ngà mây.”

 Vẻ đẹp khuôn mẫu của Thúy Vân, Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

“Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo, mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Trang 4

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”

Văn học hiện đại

- Các tác giả của nhóm Tự lực văn đoàn đã có những quan niệm thẩm mĩ mới

có tính thời đại về cái đẹp của con người, đặc biệt là con người đô thị Con người trong tác phẩm của nhà văn đã ý thức công khai rằng sắc đẹp tự thân

là một yếu tố giá trị cá nhân, là điều đáng tự hào của các nhân vật, vì thế con người luôn có ý thức làm đẹp cũng như phô diễn sắc đẹp của bản thân mình Phần lớn các cô thiếu nữ trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn đều có hình thức bề ngoài khá quyến rũ, hiện đại, không giống với vẻ đẹp mực thước của người phụ nữ trong các tác phẩm văn học trung đại nữa Cô đào

Mơ trong truyện ngắn “Dọc đường gió bụi” của Khái Hưng là một cô gái có

vẻ đẹp “muôn phần diễm lệ” “Hai đặc điểm của Mơ là cái giọng véo von bổng trầm đúng bậc và tấm nhan sắc diễm lệ Không phải là cái nhan sắc chín chắn, thùy mị kín đáo của phần nhiều các cô gái quê, nhưng là cái nhan sắc long lanh với đôi mắt hơi xếch, với cặp môi tươi thắm luôn nhích một nụ cười lẳng lơ, nồng nàn.”

- Nếu như các nhà thơ cổ lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp để làm nổi bật vẻ đẹp của con người thì nhà thơ Xuân Diệu lại lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên

“Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”

Điều đó đã thể hiện sự thay đổi về nhận thức , quan niệm về cái đẹp của Xuân Diệu – “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” Ông thấy mùa xuân với bao vẻ đẹp sinh động của nó giống như cặp môi đỏ mọng của thiếu nữ đang kề gần Đây là một cách so sánh rất riêng, rất táo bào, đầy tình yêu đời nồng nhiệt rất Xuân Diệu, chứa đựng bao rung động tận đáy lòng, vừa có sự khao khát, thèm muốn, háo hức rất thiêng liêng mà cũng rất trần tục

- Nguyễn Tuân có quan niệm rất mới về cái đẹp, cái đẹp không gắn liền với đạo đức Ông từng cho rằng “Mỹ học vốn không là bà con với luân lí của

Trang 5

thời đại Một thằng ăn cắp đã trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắp túi người

ta rất gọn và rất nhanh.”

c Cái “ta” và cái “tôi”

Văn học trung đại

- Cá tính nhà văn, nhà thơ chưa có điều kiện thể hiện đậm nét Trong xã hội phong kiến, cái tôi cá nhân không được coi trọng, các tác giả thường chỉ viết theo cái ta đạo lí trong hệ thống thi pháp của văn học trung đại Các tác giả đều khách thể hóa bản thân, không nói về cái tôi của mình

- Từ khoảng thế kỉ XVIII trở đi, tình trạng khủng hoảng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến đã thức tỉnh mạnh mẽ ý thức cá nhân Cái tôi xuất hiện rõ nét trong tác phẩm của các tác giả Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,

- Chỉ có ba tác giả xưng tên mình trong sáng tác trung đại: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

“Mời trầu” – Hồ Xuân Hương

“Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Thiên hạ ai khóc Tố Như chăng?)

“Độc Tiểu Thanh ký” – Nguyễn Du

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”

Trang 6

“Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ

Văn học hiện đại: đề cao cái tôi cá nhân, đề cao cá tính sáng tạo của người viết

- Nếu thơ ca trung đại gắn với hình ảnh con người phi ngã, con người trở thành phát ngôn của đạo lí, của tam cương ngũ thường, tàm tòng tứ đức thì con người trong thơ mới đã mở ra một thế giới nội tâm vô cùng phong phú với những cung bậc tình cảm, những khát vọng, những đắm say và có cả những buồn đau hạnh phúc

- Cái tôi tự do của Xuân Diệu như một “con ngựa trẻ không cương” cứ xông vào cuộc đời với những niềm hưng phấn, xúc cảm mãnh liệt Nhà thơ kêu gọi tuổi trẻ phải sống mạnh mẽ, có bản lĩnh, hãy hưởng thụ cuộc sống tràn đầy hương sắc thay vì giam mình trong cảnh sống im lìm, tẻ nhạt, đầy vô vị:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

Em vui đi răng nở ánh trăng rằm Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự”

(Giục giã)

- Cái tôi cá nhân tự do của Nguyễn Bính chính là sự rượt đuổi, kiếm tìm bằng một cốt cách đa tình, một đam mê không bờ bến trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc:

“Chiều nay … thương nhớ nhất chiều nay Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy

Tôi uống cả em và uống cả Một trời quan tái mấy cho say”

(Một trời quan tái)

Trang 7

- Cái tôi cá nhân của Thế Lữ là khao khát tự do, vẫy vùng giữa cảnh “núi non hùng vĩ”, thoát khỏi cảnh tù hãm sa cơ như tâm sự con hổ trong vườn bách thú:

“Có biết chăng trong những ngày ngao ngán

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta được phảng phất gần ngươi

- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

(Nhớ rừng)

d Tính quy phạm, sùng cổ

Văn học trung đại

- Có tính quy phạm chặt chẽ:

 Thể loại nào cũng tuân theo những luật lệ, quy định nghiêm ngặt từ đề tài, chủ đề, kết cấu, bố cục đến số câu, số chữ, cách ghép vần,…

 Người viết phải thông qua một hệ thống ước lệ dày đặc, nghiêm ngặt để phản ánh nội dung tác phẩm (dù phản ánh hiện thực hay bộc lộ tình cảm) Đây là điểm hạn chế khả năng phản ánh hiện thực của văn học song lại phù hợp với tâm lí nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ của người xưa

 Tính quy phạm, ước lệ, tượng trưng đã tạo cho tác phẩm văn học trung đại tính hàm súc cao, ít lời, nhiều ý, đồng thời có vẻ đẹp riêng: trang nhã và thâm thúy

- Sử dụng điển tích, điển cố

 Do quan niệm thời gian phi tuyến tính, nên trong văn chương trung đại, các nhà văn luôn có xu hướng tìm về quá khứ Họ lấy quá khứ làm chuẩn mực cho cái đẹp, lẽ phải, đạo đức Chân lý quá khứ là chân lý có sức sáng tỏa muôn đời Vì thế, văn chương thường lấy tiền đề là lý lẽ và kinh nghiệm của cổ nhân, của lịch sử xa xưa

 Văn học sử dụng nhiều điển tích, điển cố Các nhà văn đời sau thường “tập cổ” vay mượn văn liệu, thi tứ, hình ảnh nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn

Trang 8

đời trước mà không bị đanh giá là “Đạo văn” Ngược lại, họ được đánh giá

là một cây bút đạo đức, sang trọng, tác phẩm của họ rất giàu giá trị

Văn học hiện đại: đề cao tự do, tôn trọng tự do sáng tác, không lệ cổ

2. Hệ thống đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm

Khai thác đề tài quá khứ, lịch sử hoặc

lấy các điển tích, điển cố để bàn luận

VD “Hịch tướng sĩ”, “Truyện Kiều”

 “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa

đêm vỗ gối, ruột đau như cắt,

nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa

thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống

máu quân thù; dẫu cho trăm thân

ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây

ta bọc trong da ngựa, cũng

nguyện xin làm.”

 Điển tích “nghìn thây ta

bọc trong da ngựa” lấy từ câu nói của viên tướng khét tiếng Mã Viện đời Hán chép trong Hậu Hán Thư: “Đại trượng phu dương tử ư cương trường,

dĩ mã cách khỏa thi nhĩ”

(bậc đại trượng phu nên chết ở giữa chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây),

Lấy từ đời sống hiện thực đương đại

Trang 9

ý nói làm trai phải đánh Đông dẹp Bắc, xả thân nơi chiến trường vì nghĩa lớn

Thường ảnh hưởng, vay mượn của văn

học Trung Quốc

Nhân vật trung tâm là người anh hùng

cứu quốc, liệt nữ, tráng sĩ, chinh phu

chinh phụ, chủ yếu là tầng lớp trên

Nhân vật đa dạng, phong phú, là con người ở mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đương đại, ai cũng có thể trở thành nhân vật trung tâm

3. Hệ thống thể loại

Tính nguyên hợp rõ nét

- Một số thể loại có tính chức năng

rõ nét nhưng vẫn được coi là văn

học như cáo, tấu, sớ, biểu, chiếu,

chỉ

- Văn tế, hịch

- Văn – sử – triết bất phân

- Thơ, phú, văn (truyện lí chữ Hán,

truyện thơ Nôm)

Chỉ những thể loại thuần túy văn học mới gọi là văn chương

- Thơ trữ tình

 Thơ ca gắn liền với tên tuổi của Tản Đà, ông là người đầu tiên phá vỡ cách viết chịu ảnh hưởng của lối Đường luật

 Thời kì Thơ mới là đỉnh cao của

sự phát triển thơ Việt Nam

 Một số nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn Thơ mới là Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Bính,…

- Tự sự hư cấu (tiểu thuyết, truyện ngắn, kí)

 Người đầu tiên có công trong

Trang 10

việc hiện đại hóa tiểu thuyết là

Hồ Biểu Chánh Ngoài ra, còn có nhiều tiểu thuyết gia tiêu biểu trong thời kì này như Nguyễn Chánh Sắc, Nhất Linh – Khái Hưng – Hoàng Đạo (ba tác giả trong nhóm Tự lực văn đoàn)

 Những cây bút xuất sắc như Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài… đã nâng truyện ngắn lên một tầm cao mới

- Kịch bản văn học

4. Ngôn ngữ

- Văn học chữ Hán phát triển song

song với văn học chữ Nôm

- Văn học chữ Nôm nói về những

vấn đề phi chính thống chốn

quan trường, nói lên tâm tư, tình

cảm của đại đa số quần chúng

- Chữ Quốc ngữ dần trở thành phương án duy nhất ghi âm ngôn ngữ dân tộc theo kí hiệu Latinh

và dần trở thành ngôn ngữ duy nhất trong sáng tác văn học

- Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học hiện đại ngày càng trở nên uyển chuyển, phong phú, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày hơn

5 Sự du nhập của các phương pháp sáng tác phương Tây vào văn học Việt

Nam

- Chủ nghĩa lãng mạn

Trang 11

 Ở Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn với tư các là 1 trào lưu văn học xuất hiện những năm 30 của thế kỉ XX Tiêu biểu cho trào lưu này là văn xuôi của Tự lực văn đoàn và thơ ca của phong trào Thơ Mới

 Chủ nghĩa lãng mạn đã tạo được một giai đoạn thơ ca giàu hương sắc với nhiều phong cách và cá tính sáng tạo phong phú

 Văn chương lãng mạn đậm nét cái tôi cá nhân, khẳng định cái tôi một cách tích cực, xem cái tôi là chủ thể sáng tạo được khai thác không hề vơi

- Chủ nghĩa hiện thực

- Chủ nghĩa tượng trưng

- Chủ nghĩa tự nhiên

Ngày đăng: 26/06/2016, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w