Trong đó, hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất trong các ngôn ngữ là chuyển nghĩa ẩn dụ và chuyển nghĩa hoán dụ.. • Trong tiếng Việt, từ “chân” có một nghĩa là: bộ phận dưới cùng c
Trang 1Phương thức chuyển nghĩa của từ
Để xây dựng, phát triển thêm nghĩa của từ, trong ngôn ngữ có nhiều cách
Trong đó, hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất trong các ngôn ngữ
là chuyển nghĩa ẩn dụ và chuyển nghĩa hoán dụ
1 Chuyển nghĩa ẩn dụ.
Ẩn dụ là phương thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh
những mặt, thuộc tính,… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên
Sự vật 1 Nghĩa 1
Từ
Sự vật 2 Nghĩa 2 (nghĩa chuyển của nghĩa 1)
Tức là:
Giả sử có một từ là tên gọi của SV1, khi đó từ mang nghĩa 1 Nếu cần gọi
tên cho SV2, mà SV1 tương đồng với SV2 thì có thể dùng từ đó để gọi tên
luôn cho SV2 Khi đó nghĩa 2 tương ứng của từ sẽ được bộc lộ và nghĩa 2
chính là nghĩa chuyển của nghĩa 1
VD
• Trong tiếng Việt, từ “chân” có một nghĩa là: bộ phận dưới cùng của
cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng Trên cơ sở so sánh nhiều
sự vật khác có vị trí tương tự, người ta đã chuyển “chân” sang gọi tên
cho phần dưới cùng của một số vật: chân giường, chân bàn, chân núi,
…
• Từ cùng ý nghĩa biểu vật với từ “chân” như “foot” trong tiếng Anh
cũng có nghĩa phụ trên
Trang 2∗ So sánh ẩn dụ và so sánh:
So sánh Ẩn dụ
Giống nhau Đều dựa vào nét tương đồng giũa các sự vật, hiện tượng
Khác nhau
- Là biện pháp tu
từ, không phải là
hiện tượng
chuyển nghĩa,
không thay thế
khái niệm này
bằng khái niệm
khác
- Có từ so sánh
- Cả hai vế so sánh
đều hiện diện
- Là phương thức
chuyển nghĩa, tạo
ra nghĩa mới hoặc
từ mới
- Không có từ so
sánh
- Thực chất là so
sánh ngầm, chỉ
còn lại một vế
được so sánh
- Làm giàu từ vựng
Trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, tác giả Đỗ Hữu Châu đã qui ẩn
dụ về những phạm trù nhất định như:
• Ẩn dụ hình thức: dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật
VD “Lòng” là bộ phận bên trong của con vật (lòng lợn, lòng gà,…) nên
được dùng để gọi tên cho phần ở giữa hay ở trong một số sự vật (lòng
đất, lòng chảo,…)
• Các ẩn dụ hình thức khác như “mũi” trong “mũi tàu”, “mũi kim,
“răng” trong “răng bừa”, “răng lược”,…
• Ẩn dụ cách thức: dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa
hai hoạt động, hiện tượng
VD “Nắm kiến thức”, “nắm tình hình”: cách thức tiếp thu, nhận thức
“Cắt điện”, “cắt suất ăn”,…
• Ẩn dụ chức năng: dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự
vật
VD “Phao” là vật thả nổi trên mặt nước để làm mục tiêu hoặc để giúp
cho vật khác cùng nổi (phao bơi, phao cứu hộ,…) Nó cũng được dùng để
gọi tên cho tài liệu sử dụng trái phép khi làm bài thi, coi như vật cứu
giúp
Trang 3• Ẩn dụ kết quả: dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối
với con người
• Trong ẩn dụ kết quả, có một loại đáng chú ý đặc biệt đó là ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác
VD Cười giòn tan, giọng chua, nói năng ngọt nhạt,…
Trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Thiện Giáp lại chia ẩn
dụ thành tám kiểu dựa vào sự giống nhau về một số tiêu chí như:
• Sự giống nhau về hình thức
• Sự giống nhau về màu sắc: là cơ sở ẩn dụ của các từ chỉ màu tiếng
Việt như màu xanh da trời, xanh lá cây, vàng chanh,…⇨ Hệ thống
các từ chỉ màu trong tiếng Việt trở nên phong phú
• Sự giống nhau về chức năng
• Sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó
VD Lời nói đường mật, câu chuyện nhạt,…
• Sự giống nhau về một đặc điểm, một vẻ ngoài nào đó
VD Người đàn ông chuyên gạ gẫm, lừa gạt phụ nữ được gọi là sở khanh
• Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng
VD Suy nghĩ chin, nắm kiến thức,…
• Chuyển tên các con vật thành tên người
VD Cún con của mẹ, đồ rắn độc, đồ thỏ đế,…
• Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật, hiện tượng khác (thường
được coi là hiện tượng nhân cách hóa)
Các nhà nghiên cứu phân loại ẩn dụ dựa trên các nét tương đồng, nhưng do
tiếp cận từ các tiêu chí, phạm trù khác nhau nên có các cách gọi tên và phân
loại không giống nhau
2 Chuyển nghĩa hoán dụ.
Hoán dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ logic giữa các
đối tượng được gọi tên
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, căn cứ vào tính chất của các quan hệ có
thể chia hoán dụ thành các loại sau:
• Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận: gồm có 2 kiểu
- Lấy bộ phận thay cho toàn thể
VD Tay trống cừ khôi - người chơi trống
Tay vợt, chân sút,…
- Lấy toàn thể thay cho bộ phận: một ngày công, ngày hội
hiến máu,…
• Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó
Trang 4VD Nhà tôi chỉ vợ/ chồng tôi.
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”: “thôn Đoài” và “thôn Đông”
chỉ những người sống ở hai thôn đó
• Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng
VD “Cả lớp trật tự”: “cả lớp” ở đây ý chỉ tất cả các học sinh ở trong
lớp
• Lấy quần áo, trang phục nói chung thay cho con người
VD “Áo nâu liền với áo xanh”: “áo nâu” chỉ người nông dân còn “áo
xanh” chỉ người công nhân
• Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận quần áo: cổ áo, tay áo,…
• Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm được sản xuất ở đó
• Lấy địa điểm thay cho sự kiện xảy ra ở đó
• Lấy tên tác giả thay cho tác phẩm
• Lấy tên chất liệu thay cho tên sản phẩm
• Lấy âm thanh thay cho đối tượng
Thực chất, mối quan hệ giữa các sự vật rất đa dạng nên cũng có thể phân
chia hoán dụ thành các loại khác nữa
Trong một từ có thể vừa có nghĩa chuyển ẩn dụ, vừa có nghĩa chuyển hoán
dụ Tức là, phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ có thể ở trong cùng
một từ
VD Từ “chân” có các nghĩa:
1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng
2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ các bộ phận
khác: chân đèn, chân giường,…
3) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền:
chân núi, chân tường, chân răng,…
4) Chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, tư cách hay phận sự
nòa đó trong một tổ chức: chân tổ tôm, chân sút,
⇨ Các nghĩa phụ 2, 3 là nghĩa chuyển ẩn dụ, nghĩa 4 là nghĩa chuyển
hoán dụ từ nghĩa 1
Chúng ta cũng cần phân biệt ẩn dụ và hoán dụ tu từ học với ẩn dụ, hoán dụ
từ vựng học
Ẩn dụ, hoán dụ tu từ học Ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học
Trang 5• Không tạo ra nghĩa mới của
từ, chỉ sử dụng hình ảnh diễn
đạt chính xác các sắc thái khác
nhau của tư tưởng, tình cảm
• Không được ghi trong từ điển,
không cố định, chỉ là những
nghĩa ngữ cảnh hoặc cách
dùng từ có tính cách cá nhân
• Tạo ra nghĩa mới thực sự của
từ
• Cố định hóa trong hệ thống
ngôn ngữ, được đưa vào trong
từ điển
Phân tích nghĩa của từ
Có nhiều phương pháp phân tích nghĩa của từ, nhưng thường gặp và dễ dùng
nhất là phương pháp sử dụng ngữ cảnh
Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta sẽ nói những câu, những phát ngôn
chứ không phải những từ rời rạc Trong các câu đó, các từ sẽ kết hợp với
nhau theo những quy tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ Nếu không có ngữ
cảnh, tình huống giao tiếp cụ thể thì chúng ta không thể xác định được nghĩa
của từ
VD Khi chúng ta nghe thấy chỉ một từ “nhà” trong tiếng Việt thì không thể
biết được người nói muốn nói tới nghĩa nào của từ Tuy nhiên khi đi vào
trong các phát ngôn, ngữ cảnh thì từng nghĩa của từ “nhà” sẽ được bộc lộ và
xác định: “Tôi đến nhà bạn chơi”; “Nhà tôi có 5 người”; “Nhà tôi đang ở
trong bếp nấu cơm”,…
Định nghĩa về ngữ cảnh: Ngữ cảnh của một từ là toàn bộ những từ đi kèm
xung quanh nó để làm xác định nghĩa của từ/ đủ để làm cho từ rõ nghĩa.
Cần phải dựa vào ngữ cảnh để phân tích nghĩa của từ vì chỉ khi đi vào trong
ngữ cảnh, từ mới bộc lộ hết nghĩa của nó, thể hiện khả năng kết howpsjtuwf
vựng và khả năng kết hợp ngữ pháp của mình
• Khả năng kết hợp ngữ pháp: là khả năng từ đó có thể tham gia vào
những cấu trúc ngữ pháp nhất định nào
VD Trong tiếng Việt, danh ngữ có cấu trúc:
Lượng từ + Số từ + Danh từ + Chỉ từ
(Tất cả bốn mươi sinh viên ấy)
⇨ Động từ và tính từ không đứng trong cấu trúc này
Trang 6Các từ thuộc các từ loại khác nhau sẽ có khả năng kết hợp ngữ pháp khác
nhau, đứng vào vị trí nhất định trong cấu trúc ngữ pháp
• Khả năng kết hợp từ vựng: là khả năng kết hợp giữa một nghĩa của từ
này với một nghĩa của từ khác để tạo ra một tổ hợp từ phù hợp logic
và thói quen sử dụng ngôn ngữ của người bản ngữ
Khi hai từ kết hợp với nhau thì một nghĩa của từ này kết hợp với một nghĩa
của từ kia, chứ không phải tất cả các nghĩa của chúng kết hợp với nhau
VD “Nóng đầu”: nghĩa (1) + nghĩa (a)
Nóng: (1) Có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ trung bình
(2) Dễ tức giận, khó kìm giữ được phản ứng thiếu suy nghĩ
Đầu: (a) Bộ phận cơ thể người , động vật nằm ở vị trí trên cùng
hoặc trước nhất
(b) Phần trước của một số sự vật (đầu tàu)
Khi phân tích nghĩa của từ theo ngữ cảnh, chúng ta thực hiện một số thao tác
cơ bản sau:
1) Tập hợp ngữ cảnh: Trước hết chúng ta phải xác định được các ngữ
cảnh có chứa từ cần phân tích trong các văn bản thành văn, sau đó
trích xuất các ngữ cảnh đó ra và tập hợp lại Cứ khi nào còn thấy trong
ngữ cảnh còn xuất hiện nghĩa mới của từ thì còn thu thập, khi các
nghĩa của từ lặp đi lặp lại thì chúng ta mới dừng lại, không thu thập
nữa
2) Phân loại ngữ cảnh: Những ngữ cảnh mà từ bộc lộ các nghĩa như nhau
thì xếp vào cùng một nhóm Nếu việc phân loại ngữ cảnh càng chính
xác thì càng thuận lợi cho việc tách nghĩa của từ đa nghĩa
3) Căn cứ vào nhóm ngữ cảnh đồng nhất, chúng ta miêu tả nghĩa các từ
dưới dạng tập hợp các nét nghĩa khác nhau (các nét nghĩa cần yếu)
4) Lựa chọn, sắp xếp, diễn giải các nét nghĩa cần yếu đó bằng lời miêu tả
ngắn gọn, đầy đủ
5) Phân tách thành các nghĩa khác nhau