Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích được cơ bản cơ sở lý thuyết liên quan đến đầu tư phát triển tại doanh nghiệp nói chung, trong một số lĩnh vực cụ thể như ngân hàng, xăng dầu..
Trang 1NGUYỄN MAI HƯỜNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX
GIAI ĐOẠN 2010-2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 2NGUYỄN MAI HƯỜNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX
GIAI ĐOẠN 2010-2020 Chuyên ngành: Kinh tế Đầu tư
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS TRẦN THỌ ĐẠT
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 3DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 4CBCNV Cán bộ công nhân viên
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành dược là một ngành đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chămsóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế đất nước Ngành dược Việt Nam đanghội tụ rất nhiều tiềm năng hấp dẫn Tốc độ tăng trưởng dân số ổn định, sự nhận thức
về sức khỏe của tầng lớp trung lưu và khả năng tiếp cận thuốc ngày càng được cảithiện là những yếu tố giúp ngành dược Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng caotrong thời gian tới Theo ước tính của Bộ Y tế (BYT), doanh thu thị trường dượcphẩm Việt Nam đã tăng trưởng bình quân 16%/ năm trong 10 năm qua, và tổ chứcnghiên cứu thị trường Anh Quốc Business Monitor International (BMI) ước con sốnày là 17,1 % giai đoạn 2013-2017
Đi kèm với sự phát triển của thị trường dược phẩm là sự cạnh tranh khốc liệtgiữa các công ty dược trong nước với nhau và công ty dược trong nước với cáccông ty dược nước ngoài đặc biệt là hiện nay Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) Do cơ sở hạ tầng công nghệ trong nước còn lạc hậu vàngười dân vẫn ưa chuộng thuốc ngoại, nên thuốc nhập khẩu đã chiếm hơn 50% nhucầu tiêu thụ thuốc cả nước trong những năm gần đây Theo số liệu được cung cấpbởi BYT, doanh thu thị trường của ngành dược phẩm năm 2013 ước đạt 2.775 triệuUSD (trong đó chỉ có 1.300 triệu USD là thuốc được sản xuất trong nước)
Công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex là một trong những công tyđầu ngành trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dược phẩm Thương hiệu của công
ty đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến Tuy nhiên, trước tìnhhình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành cũng như tình hình giá thuốc ngàycàng leo thang khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng trở nên khókhăn hơn Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là Công ty phải tăng cường hoạt động đầu
tư phát triển để doanh nghiệp khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nângcao năng lực hoạt động, thúc đẩy sản xuất tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần Dược
Trang 7Trung ương Mediplantex giai đoạn 2010-2020” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ kinh
tế chuyên ngành Kinh tế Đầu tư để nghiên cứu, nhằm đưa ra các giải pháp góp phầnhoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Dược TW Mediplantex trong quátrình phát triển mới có thể tận dụng được thời cơ cũng như vượt qua các thách thức
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề đầu tư phát triển đã được nghiên cứu, phân tích dưới các góc độ khácnhau, với các doanh nghiệp, đơn vị khác nhau Trong đó, một số công trình nghiêncứu trước đã nghiên cứu về thực trạng và đã chỉ ra một số giải pháp nâng cao hiệuquả hoạt động đầu tư phát triển tại các lĩnh vực cụ thể, các đơn vị cụ thể, tiêu biểunhư:
Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Lan Anh năm 2008 với đề tài “ Đầu tư phát
triển tại Công ty cổ phần Orient Star”, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Quỳnh
Trang năm 2013 với đề tài “ Đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Việt Nam giai đoạn 2006-2020”, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng
năm 2014 với đề tài “ Đầu tư phát triển tại Tổng công ty Xăng dầu quân đội giai
đoạn 2009-2020” Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích được cơ bản cơ sở
lý thuyết liên quan đến đầu tư phát triển tại doanh nghiệp nói chung, trong một
số lĩnh vực cụ thể như ngân hàng, xăng dầu , đã phân tích thực trạng còn tồn tại
của hoạt động này trong từng đơn vị cụ thể, chỉ ra được các nguyên nhân, hạn chếtrong hoạt động đầu tư phát triển, từ đó đưa ra được các giải pháp đối với từng đơn
vị Tuy nhiên, trong mỗi một đơn vị, một lĩnh vực ngành nghề cụ thể thì có đặc thùriêng về nội dung đầu tư phát triển, các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạtđộng đầu tư phát triển và các yếu tố ảnh hưởng
Cũng đã có một số công trình nghiên cứu đầu tư phát triển tại một doanh nghiệp
dược cụ thể:
+ Năm 2009, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Đức Hà, với đề tài “Đầu tư phát
triển tại Công ty Dược phẩm Trung ương I thời kỳ 2002-2015” Tác giả cũng đã nêu
ra được những điểm lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp, vận dụng phântích thực trạng tại CT dược phẩm TW 1 giai đoạn 2002-2008 để từ đó đề xuất các
Trang 8giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại CT giai đoạn 2009-2015 Tuy nhiên hệthống lý luận trong luận văn này tác giả mới chỉ đưa ra lý luận đầu tư phát triển chodoanh nghiệp nói chung, cần nghiên cứu thêm về đầu tư phát triển gắn liền vớidoanh nghiệp dược hơn.
+ Năm 2010, luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Minh Chất, với đề tài “Đầu tư phát
triển tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang: Thực trạng và giải pháp” Năm 2011,
luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thị Thu Hà, với đề tài “ Đầu tư phát triển tại
Công ty Dược phẩm Trung ương 2- Thực trạng và giải pháp” Hai luận văn này đã
hệ thống hóa lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược, phân tích đánhgiá thực trạng đầu tư phát triển của CT và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy
và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của CT trong giai đoạn tiếp theo.Tuy nhiên, các luận văn này chưa làm rõ lý luận về công tác quản lý hoạt động đầu
tư tại doanh nghiệp dược, các nội dung đầu tư phát triển tại doanh nghiệp dượcđược phân chia để nghiên cứu khác nhau phù hợp với đặc thù của doanh nghiệpđược nghiên cứu, các giải pháp đề xuất chưa thực sự ăn khớp với phần hạn chế vànguyên nhân
+ Năm 2012, luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thị Thủy, với đề tài “ Đầu tư phát
triển tại Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2020” Luận văn đã hệ
thống lý luận về quy trình đầu tư trong doanh nghiệp, tiến hành phân tích đánh giáthực trạng ĐTPT tại Công ty Dược Hà Tính giai đoạn 2007-2011 Qua phân tíchtình hình vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư và các nguồn lực để xác định được nhữngkết quả, tìm ra những tồn tại và nguyên nhân cần được khắc phục Luận văn đã đềxuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển trong giai đoạntiếp theo Tuy nhiên, tác giả chưa làm rõ lý luận về công tác quản lý hoạt động đầu
tư tại doanh nghiệp dược, chưa hệ thống được hoạt động đầu tư phát triển của một
số công ty dược phẩm điển hình để rút ra kinh nghiệm cho doanh nghiệp nghiêncứu, các giải pháp để xuất còn chung chung Trong luận văn này, tôi sẽ cố gắng cụthể hoá, làm rõ hơn các vấn đề trên
Bên cạnh các luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu đề tài đầu tư phát triển tại doanh
Trang 9nghiệp nói chung và doanh nghiệp dược nói riêng, thì cũng có nhiều bài viết trên
các báo, tạp chí liên quan đến đề tài:
+ Bài viết “ Thúc đẩy phát triển bền vững ngành Dược liệu” được đăng trên trang
thông tin điện tử của Nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tháng 5/2010 Bàiviết đã đánh giá được thực trạng tình hình phát triển ngành Dược liệu của nước ta
và nêu lên được mặt hạn chế và đưa ra một số giải pháp về quy hoạch các vùngdược liệu quý, giải pháp quản lý thị trường, giải pháp về bảo tồn và phát triển tàinguyên dược liệu
+ Bài viết “ Tìm giải pháp cho nhân lực ngành y, dược” đăng trên báo Giáo dục
online tháng 8/2012 Bài viết đã đề cập đến khó khăn trong đào tạo nguồn nhân lựctrong ngành y, dược Việt Nam hiện nay Trên cơ sở những tồn tại, yếu kém, bài viết
đã đưa ra được một số giải pháp cho chương trình đào tạo nguồn nhân lực y, dượchiện nay
+ Bài viết “Thuốc Generic chất lượng cao- tương lai của ngành dược Việt Nam” đăng
trên website của Công ty cổ phần Chứng khoán FPT tháng 4/2014 Bài viết đã đềcập đến thực trạng ngành dược phẩm thế giới, ngành dược phẩm Việt Nam với cácchuỗi giá trị trong ngành dược và đưa ra đánh giá tổng quan về tương lai của ngànhdược Việt Nam
Các bài viết trên các báo, tạp chí mới chỉ dừng lại ở nội dung đề cập một khía
cạnh thực trạng nào đó của các doanh nghiệp Dược hay ngành Dược và đề xuất một
số giải pháp khắc phục hạn chế Các bài viết chưa thể hiện đầy đủ tính chất của mộtcông trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh (lý luận, thực trạng, giải pháp)
Như vậy, mặc dù đã có các công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển tại các
doanh nghiệp, lĩnh vực khác nhau cũng như trong doanh nghiệp dược nói riêng, cáctác giả đã đề cập đến hoạt động này trên nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, phùhợp với mục tiêu nghiên cứu, tuy nhiên các công trình nghiên cứu này vẫn còn tiềm
ẩn một vài thiếu sót đã chỉ ra ở trên Mặt khác, chưa có đề tài nào nghiên cứu vềhoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần Dược Trung ương (TW)Mediplantex và những luận văn nghiên cứu trên được nghiên cứu trước năm 2012
Trang 10thị trường dược phẩm cũng như công tác quản lý, cơ chế trong ngành Dược cũng đã
có sự biến đổi, em mong muốn đề tài nghiên cứu của mình sẽ đưa ra những kiếnnghị, góp ý phù hợp với tình hình thực tế của Công ty Dược TW Mediplantex hiệnnay, nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trong giai đoạn tới
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận về đầu tư pháttriển trong doanh nghiệp dược tạo khung lý thuyết cho nghiên cứu đề tài
- Phân tích thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty cổ phẩn Dược TWMediplantex giai đoạn 2010-2014 Đánh giá những kết quả đạt được cũng nhưnhững hạn chế còn tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty từ đó tìm ranhững nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển tại công ty
cổ phần Dược TW Mediplantex
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần Dược
TW Mediplantex trong giai đoạn 2010-2014 và đề xuất các giải pháp hoàn thiệnhoạt động đầu tư phát triển trong thời gian tới (2015-2020)
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, thông tin
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu, đánh giá được thu thập từ nguồn sốliệu thứ cấp: Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố của công ty nhưBáo cáo thường niên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm
2010 – 2014, cơ cấu tổ chức nhân sự, văn bản họp hội đồng cổ đông Ngoài ra,các báo cáo khoa học, tạp trí, trang mạng, các văn bản pháp quy…, được sử dụnglàm nguồn tài liệu thu thập
1.5.2 Cách thức xử lý và phân tích dữ liệu
Sau khi có được dữ liệu thì tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu, sử dụng cácphương pháp:
Trang 11- Phương pháp thống kê, dự báo: Đây là phương pháp được sử dụng nhằm thuthập và xử lý số liệu về quá khứ để nêu lên thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tạiCông ty Dược TW Mediplantex giai đoạn 2010-2014, sự ảnh hưởng của các yếu tốmôi trường đến hoạt động đầu tư phát triển tại công ty trong thời gian tới.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạtđộng đầu tư phát triển, tìm ra nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động này củacông ty, phân tích ma trận SWOT về đầu tư phát triển tại công ty
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trongphân tích hoạt động đầu tư phát triển để xác định xu hướng, mức độ biến động củacác chỉ tiêu phân tích Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh (số liệu củanăm trước), xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh
1.6 Các đóng góp của luận văn
Về giá trị khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về đầu tư phát triểntrong doanh nghiệp dược bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguồn vốn, và cácnội dung, chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư đối với doanh nghiệp dược Bên cạnh
đó, tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề về công tác quản lý hoạt động đầu tư pháttriển trong doanh nghiệp dược và một số kinh nghiệm của hoạt động này tại một sốcông ty dược Đây là tiền đề lý luận cho những nội dung được nghiên cứu trongluận văn
Về giá trị thực tiễn: Tác giả phân tích thực trạng, những kết quả và hạn chếtrong hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex giaiđoạn 2010-2014, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quảđầu tư phát triển tại công ty trong giai đoạn tiếp theo, góp phần cho công ty có thểcủng cố và giữ vững vai trò là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất vàphân phối dược phẩm
1.7 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời cam kết, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 4 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược
Trang 12Chương 3: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần DượcTrung ương Mediplantex giai đoạn 2010-2014
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty
cổ phần Dược Trung ương Mediplantex
Do thời gian hạn chế và hiểu biết còn hạn hẹp, luận văn không thể tránh khỏinhững thiếu sót nhất định nên em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của tất cảthầy cô và các bạn Em xin cảm ơn thầy giáo GS.TS Trần Thọ Đạt, các thầy cô giáokhoa Kinh tế Đầu tư trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các anh chị trong Công ty
CP Dược TW Mediplantex đã giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Nguyễn Mai Hường
Trang 132 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP DƯỢC
2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư phát triển trong doanh
nghiệp dược
2.1.1 Khái niệm của Đầu tư phát triển
2.1.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là quá trình sử dụng phối hợpcác nguồn lực trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặctạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ mới, gia tăng năng lực sản xuất, tạothêm việc làm và vì mục tiêu phát triển
Nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển bao gồm tiền vốn, đất đai, lao động,máy móc thiết bị, tài nguyên
Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng,máy móc thiết bị, …), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹthuật ) và tài sản vô hình ( những phát minh sáng chế, bản quyền ) Các kết quảđạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội Hiệu quảcủa đầu tư phát triển là sự so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được và chi phíchi ra để đạt kết quả đó
Do bản chất đầu tư phát triển là làm tăng thêm hoặc tạo ra giá trị tài sản vậtchất và tài sản trí tuệ Do đó, mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bềnvững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư
2.1.1.2 Khái niệm đầu tư phát triển tại doanh nghiệp dược
Khái niệm về đầu tư phát triển tại doanh nghiệp dược có thể hiểu là hoạt động
sử dụng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì tiềm lực hoạtđộng của doanh nghiệp dược và làm tăng thêm tài sản mới, tiềm lực mới cho doanhnghiệp dược, nâng cao đời sống các thành viên trong đơn vị và vì mục tiêu pháttriển của doanh nghiệp dược
Trang 142.1.2 Đặc điểm đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược có những đặc điểm sau:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh dược có đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏecủa người tiêu dùng, đòi hỏi quá trình sản xuất sản phẩm dược phải đảm bảo tuyệt
đối về chất lượng, nên doanh nghiệp cần phải đầu tư vào quá trình kiểm nghiệm
chất lượng dược phẩm chặt chẽ, tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng như tiêu
chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice- Tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt), GLP(Good Laboratory Practice- Tiêu chuẩn kiểm nghiệm thuốc tốt), GSP (GoodStorage Practice- Tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt) và GPP (Good Pharmacy Practice-Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc) Mặt khác, dược phẩm là ngành đòi hỏi hàm
lượng chất xám cao và trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nên tài sản, thiết bị
đầu tư trong các doanh nghiệp dược phẩm là những tài sản, thiết bị có công nghệ cao như dây chuyền máy móc sản xuất thuốc, dây chuyền máy móc điều chế và
kiểm nghiệm chất lượng thuốc, xây dựng hệ thống nhà máy, nhà xưởng, nhà kho,
văn phòng, và các chuỗi nhà thuốc đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế Vì
vậy, hoạt động đầu tư phát triển doanh nghiệp dược cần tỷ trọng vốn lớn, nằm khe đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư Đặc điểm này của hoạt động đầu
tư bắt buộc các nhà đầu tư phải suy nghĩ, cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra các quyếtđịnh đầu tư vì nếu vốn nằm khê đọng quá dài cho hạng mục được chọn đầu tư thì sẽ
bỏ lỡ các thời cơ khác và các cơ hội cạnh tranh
- Quy mô vốn cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn nên chu kỳ đầu
tư thường kéo dài, thậm chí gần như suốt đời Chẳng hạn trong việc cải thiện môitrường làm việc, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên cần liên tục đượcthực hiện; trong công tác đầu tư nghiên cứu và phát triển thuốc mới thời gian trungbình để phát minh ra một thuốc mới và đưa vào sử dụng khoảng 10 năm, thuốc mới
cần được thử lâm sàng trên khoảng 40.000 người Vì vậy vốn đầu tư bỏ ra và thời
kỳ đầu tư thường kéo dài, liên tục
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài, thậm chí trong một số trường hợp
có thể tồn tại vĩnh viễn Một nhà máy, nhà xưởng, nhà kho xây dựng thì sử dụng
Trang 15trung bình khoảng 15 đến 20 năm; Thời gian sử dụng các thiết bị máy móc dây
chuyền sản xuất kéo dài từ 12 đến 20 năm Các kết quả đầu tư được sử dụng vào
mục tiêu phát triển đưa lại sự tăng trưởng mạnh mẽ cho doanh nghiệp dược.
Chẳng hạn như việc đầu tư phát triển vào dây chuyền công nghệ, thì công nghệ mớisau khi được mua sẽ sử dụng cho cả hệ thống sản xuất dược, tạo lợi thế cho doanhnghiệp và có một số công nghệ sẽ được sử dụng trong thời gian dài Hay là việc đầu
tư hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu thì kết quả mang lại là giúp người sửdụng thuốc biết đến thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó có thể
sẽ tồn tại lâu dài trong người tiêu dùng Đặc biệt khi công ty có các sản phẩm thuốcmới đặc trị lưu hành trên thị trường thường sẽ giúp cho công ty thu được lợi nhuậnsiêu ngạch lâu dài do tính sở hữu độc quyền và ưu việt của sản phẩm thuốc, bù lạichi phí đầu tư nghiên cứu lớn đã bỏ ra
- Do quy mô vốn lớn, thời gian đầu tư kéo dài và thời gian vận hành kết quả đầu tư
kéo dài nên hoạt động đầu tư phát triển mang tính rủi ro cao Rủi ro đầu tư do
nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư quản
lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu, không đúng theo quy định, hoặc
do các nguyên nhân khách quan như biến động của nguyên vật liệu đầu vào, biếnđộng tỷ giá, sự thu hẹp của thị trường đầu ra, công suất sản xuất không đạt côngsuất thiết kế Một nguyên nhân khách quan khác dẫn đến rủi ro trong đầu tư tại cácdoanh nghiệp là sự thay đổi, điều chỉnh của Nhà nước về hệ thống pháp luật, chínhsách cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, những sự thay đổi này có thểảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp dược
Vì vậy, các doanh nghiệp phải có phương án dự phòng khác nhau để có thểứng phó với các biến động bất lợi, cũng như tận dụng được các tác động tích cực
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược mà là các nhà máy, văn phòng, dây chuyền sản xuất, thì sẽ phát huy tác dụng tại nơi
mà nó được tạo dựng nên, do đó quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận
hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về địa lý, địa hình, kinh
Trang 16tế xã hội tại nơi đó Vì vậy, cần phải có chủ trương và quyết định đầu tư đúng, lựachọn địa điểm, quy mô đầu tư hợp lý.
- Hoạt động đầu tư cần đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, đặc biệt là hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp dược Do đặc điểm quan trọng của các doanh nghiệp
dược phẩm là sản xuất và cung ứng thuốc cho con người sử dụng nên sức khỏe conngười được đặt lên hàng đầu và điều kiện bắt buộc cho mọi công cuộc đầu tư Cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược phẩm không chỉ phải đáp ứng mục tiêu lợinhuận mà phải đáp ứng cả mục tiêu y tế và mục tiêu xã hội Do vậy, chi phí đầu tưcho máy móc kiểm định chất lượng thuốc, chi phí nghiên cứu thuốc mới, chi phícho đào tạo nguồn nhân lực là những yếu tố rất quan trọng của công cuộc đầu tưcủa doanh nghiệp dược, quyết định cho sự thành bại của quá trình đầu tư
2.1.3 Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược
2.1.3.1 Vai trò của ngành dược phẩm
a. Vai trò của ngành dược phẩm đối với nền kinh tế quốc dân
Dược phẩm là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có chức năngsản xuất các loại thuốc phục vụ cho việc chữa bệnh, phục hồi và tăng cường sứckhỏe của con người Trong khi khủng hoảng kéo theo sự đi xuống của hầu hết cácngành kinh tế, ngành dược phẩm vẫn ghi nhận tăng trưởng ngược dòng với tổngdoanh thu đạt 3,31 tỷ USD, tốc độ trung bình 18,8%/năm trong giai đoạn 5 năm2009-2013 BMI dự báo ngành dược phẩm vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trungbình 15,5%/năm trong vòng 5 năm tới, và tỷ lệ đóng góp của ngành cho GDP của cảnước sẽ từ 2,07% năm 2013 cho đến 2,19% vào năm 2017 với xu hướng tăng liêntục
Ngành dược còn góp phần đáng kể vào lĩnh vực hoạt động ngoại thương củađất nước Nhập khẩu dược phẩm và nguyên liệu dược có tác động một cách trựctiếp đến sản xuất và toàn nền kinh tế Nhập khẩu dược phẩm theo chính sách quốcgia về thuốc đã bổ sung phần lớn các mặt hàng dược phẩm mà trong nước khôngsản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu hoặc để thay thế các loại thuốctrong nước không có lợi bằng nhập khẩu Tuy nhiên, tỷ lệ nhập khẩu dược phẩm
Trang 17đang còn quá cao, chiếm đến hơn 60% tổng nhu cầu của người tiêu dùng nội địa.Trong khi đó, dù cung cấp được 50% nhu cầu nhưng thị trường nội địa chỉ đáp lại38%, các doanh nghiệp trong nước chuyển sang hướng xuất khẩu Kim ngạch xuấtkhẩu còn quá thấp, do sản phẩm của doanh nghiệp nội địa mới chỉ là những côngthức thuốc thông thường mà nguồn cung trên thị trường quốc tế vẫn đang rất dồidào, cộng với việc 90% nguồn dược liệu phải nhập khẩu, khiến mặt hàng của ViệtNam thiếu tính cạnh tranh Kim ngạch nhập khẩu trong ngành dược khá cao đã thểhiện một nhược điểm yếu kém của ngành dược để dòng tiền chảy ra nước ngoài.Nhưng bên cạnh đó việc nhập khẩu trong ngành dược cũng mang một ý nghĩa to lớn
về khắc phục sự lạc hậu của ngành trong thời gian qua theo đúng chính sách nhậpkhẩu quốc gia nhằm: Nhập khẩu toàn bộ thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩmdược tiên tiến, hiện đại; nhập khẩu công nghệ kỹ thuật mới để sản xuất thuốc theothế hệ mới; nhập khẩu kỹ nghệ máy chuyên ngành dược phẩm
Xuất khẩu dược phẩm ở Việt Nam vẫn còn chưa mạnh, cán cân thương mạingành dược phẩm vẫn luôn âm trong những năm vừa qua Tuy nhiên, tình hình xuấtkhẩu đang tốt dần, khi doanh thu từ xuất khẩu đã tăng qua các năm Tính đến năm
2013, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước như Myanma, Lào,Campuchia, Ấn Độ, Hồng Kông, Philippin, Malaysia, và hơn 20 nước ở Châu Phi.BMI dự báo tình hình xuất khẩu còn tăng trưởng nhanh và đạt khoảng 250 triệu đô
la Mỹ vào năm 2017
Ngành dược trong nền kinh tế quốc tế đã thu hút rất nhiều lao động, đã gópphần lớn trong chính sách lao động của Nhà nước
b. Vai trò của ngành dược đối với đời sống xã hội
Ngành dược ở bất kỳ quốc gia nào cũng giữ một vị trí quan trọng trong đờisống nhân dân Bảo vệ sức khỏe, chăm sóc sức khỏe con người luôn là hướng đếncủa ngành dược
Ngày càng nhiều mối đe dọa, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như những cănbệnh thế kỷ, căn bệnh do ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, chất thải sinhhoạt, chất thải công nghiệp, tiếng ồn,…cả đến những căn bệnh do lối sống buông
Trang 18thả, tệ nạn xã hội như nghiện hút, ma túy, mại dâm đem đến Ngành dược thể hiệnvai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất và cung ứng thuốc trị liệu mớinhất cho những căn bệnh mới nhất, nhằm ngăn chặn hậu quả lan tràn của bệnh tật
và giảm bớt nguy cơ hủy hoại con người
Vai trò của ngành dược đối với đời sống xã hội còn thể hiện qua việc ngànhdược tích cực cung ứng hầu hết các loại thuốc chống các bệnh nhiễm trùng, ký sinhtrùng, bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường Đặc biệt đã cung ứng đủ vắc xin chohơn 90% trẻ em dưới 1 tuổi đẩy lùi rõ rệt việc mắc các chứng bệnh uốn ván, bại liệt,dịch hạch, dịch tả Bên cạnh việc cung ứng thuốc đa dạng, ngành dược còn có cáchoạt động làm thanh khiết môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung ứng thuốctrong mọi tình huống kể cả thiên tai, bão lụt
Qua những vấn đề đã nêu trên đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan về ngànhdược, tính chất đặc thù của ngành dược cũng như vai trò, hiệu quả do ngành dượcmang lại Từ đó, chúng ta cần phải có mối quan tâm đến ngành dược, điều này làmnảy sinh những vẫn đề nghiên cứu và có hướng đi thiết thực cho sự phát triển ngànhdược nước ta nói chung và của doanh nghiệp dược nói riêng
2.1.3.2 Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược
Đầu tư phát triển là nhân tố quyết định đến sự ra đời, tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp dược nói riêng, thể hiện trên các mặtsau:
- Đầu tư tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật mới cho doanh nghiệp:
Hoạt động đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong việc đầu tư phát triểntạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật mới bao gồm văn phòng, nhà máy, nhà xưởng, khohàng, hệ thống cửa hàng thuốc, các dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất, kiểmnghiệm chất lượng, dây chuyền máy móc bốc dỡ thuốc, hệ thống máy làm lạnh bảoquản chất lượng thuốc, hệ thống máy móc phục vụ cho việc nghiên cứu sản phẩmmới, cơ sở hạ tầng, các loại thiết bị máy móc phục vụ cho công tác quản lý… vàthực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sởvật chất vừa tạo ra
Trang 19- Đầu tư phát triển góp phần đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị và duy trì hoạt động bình thường của cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có:
Trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt, để cóthể thay thế các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu bằng máy móc công nghệ mới, hiệnđại cho năng suất và chất lượng tốt hơn, các doanh nghiệp phải tiến hành đầu tư đổimới công nghệ, máy móc thiết bị để thích ứng với điều kiện mới của sự phát triểnkhoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắmnhững trang thiết bị mới thay thế cho những trang thiết bị cũ đã lỗi thời đặc biệt làtrong khâu sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản chất lượng thuốc Để những mụctiêu đó trở thành hiện thực thì yêu cầu bắt buộc là phải bỏ vốn vào đầu tư phát triển.Khi đó đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanhdịch vụ
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, sau một thời gian các cơ sở vật chất, kỹthuật hao mòn, hư hỏng để duy trì được sự hoạt động bình thường, cần định kỳ tiếnhành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất đã hư hỏng Tất cả những hoạtđộng và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư
- Đầu tư giúp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp thông qua đầu tư cho khoa học công nghệ kết hợp với việc đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý và vận hành sẽ tạo ra được đội ngũ lao động có vănhóa, có trình độ tay nghề cao từ đội ngũ quản lý đến kỹ sư, dược sỹ, trình dược viêntrực tiếp cung cấp thuốc cho người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Bên cạnh đó, giúp nâng cao trình độ tổ chức quản lý sản xuất,quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ, Cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp tớihiệu quả hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh và cả các cơ quan điều hànhnền kinh tế
Trang 202.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược
Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phốivốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng cho nhu cầu chung của nhà nước và xãhội
Nguồn vốn đầu tư chủ yếu được tạo lập từ vốn chủ sở hữu (vốn tự có); vốnvay tín dụng thương mại; vốn huy động từ phát hành cổ phiếu và vốn tài trợ từ ngânsách của Chính phủ (đối với doanh nghiệp nhà nước); vốn liên kết, vốn liêndoanh…
Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược bao gồm nguồn vốn bêntrong và nguồn vốn bên ngoài, cụ thể như sau:
2.2.1 Nguồn vốn bên trong
Nguồn vốn này có ưu điểm là đảm bảo tính độc lập, chủ động, không phụthuộc vào chủ nợ, hạn chế rủi ro về tín dụng Dự án được tài trợ từ nguồn vốn này
sẽ không làm suy giảm khả năng vay nợ của đơn vị Nguồn vốn bên trong bao gồm:
- Nguồn góp vốn chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn được hình thành từ vốn góp
của chủ sở hữu doanh nghiệp Nguồn vốn này có vai trò đặc biệt quan trọng, có tínhquyết định đến hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp Cơ cấu vốn chủ sởhữu càng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển càng lớn, càng tăng tính tự chủ củadoanh nghiệp, đồng thời giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư Vốngóp chủ sở hữu không chỉ là nguồn tài trợ trực tiếp cho hoạt động đầu tư phát triểncủa doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồnvốn khác Trong quá trình hoạt động, vốn chủ sở hữu có thể tăng, giảm tùy theo tìnhhình hoạt động kinh doanh Vốn chủ sở hữu có thể tăng dưới hình thức yêu cầu các
cổ đông sáng lập góp thêm vốn, huy động thêm cổ đông mới hoặc thông qua hìnhthức phát hành cổ phiếu
- Nguồn huy động từ lợi nhuận giữ lại:
Là phần lợi nhuận giữ lại ban đầu cộng với thu nhập thuần sau khi trừ đi cổtức cho các cổ đông Lợi nhuận giữ lại sau khi đã trích vào các quỹ còn lại sẽ quyết
Trang 21định chuyển sang thành vốn chủ sở hữu Đây cũng là nguồn bổ sung quan trọng vàovốn chủ sở hữu mà có chi phí huy động vốn thấp, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơntrong các quan hệ tín dụng, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.
- Nguồn huy động từ quỹ khấu hao:
Quỹ khấu hao là nguồn vốn được hình thành từ việc trích khấu hao tài sản cốđịnh Quỹ khấu hao gồm hai phần: Quỹ khấu hao cơ bản và quỹ khấu hao sửa chữalớn Quỹ khấu hao được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích duy trì hoạt động của cơ
sở vật chất, kỹ thuật hiện có
- Cổ phiếu: Cổ phiếu là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp và là
nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng của doanh nghiệp
2.2.2 Nguồn vốn bên ngoài
Nguồn tài trợ từ bên ngoài bao gồm: nguồn vốn tài trợ của Nhà nước đối vớicác Công ty dược phẩm có vốn của Nhà nước, nguồn tài trợ gián tiếp thông qua cáctrung gian tài chính như các ngân hàng, tổ chức tín dụng… và nguồn tài trợ trực tiếpthông qua thị trường tài chính dài hạn như thị trường chứng khoán, thị trường tíndụng thuê mua Mỗi nguồn vốn và phương thức tài trợ vừa có ưu điểm những cũng
có nhược điểm nhất định Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà doanh nghiệp
có thể lựa chọn nguồn và phương thức huy động vốn phù hợp Đồng thời, tùy thuộcvào từng đơn vị cụ thể mà cơ cấu và đặc trưng của các nguồn vốn có thể khác nhau
Trái phiếu công ty
Trái phiếu là công cụ nợ do các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp đanghoạt động phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường, trong đó các trái chủ đượccam kết sẽ thanh toán cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định Trái phiếu là loạichứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn nợcủa tổ chức phát hành
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Vốn vay ngân hàng là một nguồn vốn tín dụng quan trọng đối với sự phát triểncủa doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đủ vốn cho hoạt động đầu tư phát triển
Trang 22Nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng có ràng buộc về điều kiện tín dụng, điều kiệnđảm bảo tiền vay, và chịu sự kiểm roát của ngân hàng.
Nguồn vốn tín dụng thuê mua
Tín dụng thuê mua là một kênh quan trọng huy động vốn trung và dài hạn chocác nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp thông qua việc đi thuê mua tài chínhđối với các tài sản thay vì trực tiếp mua thiết bị, doanh nghiệp yêu cầu một tổ chứctài chính mua thiết bị mình cần và thuê lại thiết bị đó Sau khi hết thời gian thuêtheo hợp đồng doanh nghiệp có thể mua lại với giá ưu đãi Tổ chức tài chính có thể
là công ty cho thuê tài chính của các ngân hàng
Loại hình cho thuê tài chính rất thích hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ Với
ưu điểm không phải thế chấp tài sản, doanh nghiệp có thể hiện đại hóa sản xuất theokịp tốc độ phát triển của công nghệ mới trong khi nguồn vốn tự có còn có hạn Tuynhiên chi phí sử dụng hình thực này cao hơn so với các hình thức tín dụng khác
Nguồn vốn tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hìnhthức mua bán chịu hàng hóa Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất – kinhdoanh được thực hiện dưới hình thức mua, bán chịu hàng hóa Đây là một hình thứctài trợ quan trọng nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp; nó được hìnhthành khi doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ từ nhà cung cấp song chưa phải trảtiền ngay Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng các tài sản mua được từ nhà cungcấp như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn củadoanh nghiệp Chi phí sử dụng vốn tín dụng thương mại thường cao hơn so với chiphí sử dụng vốn tín dụng thông thường của ngân hàng thương mại, mặt khác nócũng làm tăng hệ số nợ, tăng nguy cơ rủi ro về thanh toán đối với doanh nghiệp.Mỗi nguồn vốn và phương thức tài trợ vừa có ưu điểm nhưng cũng có nhượcđiểm nhất định Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựachọn nguồn và phương thức huy động vốn phù hợp Đồng thời, tùy thuộc vào từngđơn vị cụ thể mà cơ cấu và đặc trưng của các nguồn vốn có thể khác nhau
Trang 232.3 Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược
Đầu tư phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệpnói chung và doanh nghiệp dược nói riêng, hoạt động này là nhân tố quan trọng đểdoanh nghiệp tồn tại, phát triển và khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tếquốc dân Các doanh nghiệp dược phẩm tập trung vốn cho các hoạt động đầu tưphát triển bao gồm các nội dung cơ bản sau:
2.3.1 Đầu tư công nghệ và đổi mới phương tiện, máy móc thiết bị
Đầu tư công nghệ và đổi mới phương tiện, thiết bị máy móc là một nội dungđầu tư quan trọng trong doanh nghiệp dược do máy móc thiết bị, dây chuyền sảnxuất đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệuquả kinh doanh, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp
Hoạt động đầu tư này nhằm tạo thêm tài sản cố định của doanh nghiệp, baogồm các hoạt động chính như mua mới các công nghệ sản xuất thuốc; sửa chữa thaymới các máy mọc thiết bị cũ đã lạc hậu, hết khấu hao bằng hệ thống máy móc thiết
bị tiên tiến hiện đại phục vụ cho nghiên cứu dược phẩm, phục vụ hoạt động sản xuất
và kiểm nghiệm chất lượng thuốc; hệ thống dây chuyền máy móc trong công tácbốc dỡ và bảo quản thuốc; hệ thống máy móc thiết bị trong công tác quản lý như hệthống mạng máy tính kết nối giữa các phòng ban trong công ty cũng như các chinhánh trên toàn quốc Doanh nghiệp nào sở hữu được công nghệ, máy móc, thiết
bị mới hiện đại sẽ là một lợi thế rất lớn vì công nghệ, máy móc, thiết bị đóng vai tròcốt lõi trong mọi quá trình, quyết định mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tàinguyên làm nên sự thay đổi của doanh nghiệp dược Và nó cũng là yếu tố quyếtđịnh đến chất lượng sản phẩm, tạo sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác Chính vì vậy, trong điều kiện hiện nay, hoạt động này cần được các doanhnghiệp đặc biệt chú trọng
Trang 242.3.2 Đầu tư nhà xưởng, vật kiến trúc
Đầu tư nhà xưởng và vật kiến trúc là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cốđịnh của doanh nghiệp Đầu tư vào nhà xưởng và vật kiến trúc gồm nhà máy, nhàxưởng, kho bãi, hệ thống các cửa hàng thuốc, trung tâm phân phối dược phẩm, vănphòng và các công trình cơ sở hạ tầng, hệ thống đường thoát nước, hệ thống phòngcháy chữa cháy, đường giao thông, Đầu tư mở rộng các chi nhánh phân phối dượcphẩm trên toàn quốc bao gồm kho hàng, văn phòng làm việc và hệ thống các nhàthuốc đạt tiêu chuẩn
Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và thường chiếm tỷ trọng khá cao trongtổng vốn đầu tư phát triển của đơn vị Chúng tạo ra không gian sản xuất, vận hànhquản lý và lưu trữ hàng hóa, nguyên vât liệu cho doanh nghiệp dược Nhà xưởng,vật kiến trúc là tài sản cố định có thời gian khấu hao dài, có thể lên đến 30-50 năm
vì vậy tầm quan trọng trong hoạt động đầu tư này càng lớn
2.3.3 Đầu tư cho hoạt động Marketing
Hoạt động marketing trong doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng Marketingtham gia vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, trở thànhcầu nối gắn kết hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, góp phần tạo vị thế cạnhtranh của doanh nghiệp Thông qua hoạt động marketing mà doanh nghiệp có thểnắm bắt nhu cầu để cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mong muốn của kháchhàng, giúp cho uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp được nhiều khách hàng trên thịtrường biết đến
Trên thị trường dược phẩm, các công ty dược thường sản xuất ra các loạithuốc có cùng tính năng, mặt khác trong từng giai đoạn công ty thường tập trungđầu tư vào một vài loại sản phẩm chính nhưng mỗi loại thuốc chính chỉ có thể duytrì sự canh tranh của mình trong một thời gian nhất định do các công ty khác luônkhông ngừng cố gắng đưa ra các sản phẩm thuốc có tính năng vượt trội hơn, tăngsức cạnh tranh của mình Vậy các doanh nghiệp dược cần phải làm gì để có thểdành ưu thế trong cuộc đua đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với dược sĩ, bác sĩ
và người tiêu dùng Đó là doanh nghiệp cần phải chú trọng đúng mức vào đầu tư
Trang 25hoạt động marketing nhằm xây dựng thương hiệu, khẳng định được vị trí các sảnphẩm của doanh nghiệp mình trong tâm trí của khách hàng , nâng cao thương hiệucủa doanh nghiệp.
Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu, nâng caonăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, một trong những vấn đề cốt lõi là phải tăngcường và thường xuyên đầu tư cho hoạt động tìm kiếm, tiếp thị, khai thác và mởrộng thị trường, hay doanh nghiệp phải xác định chiến lược marketing cho riêngmình
Marketing là việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng để tạo ra sản phẩm thỏa mãnnhu cầu đó và đem lại lợi nhuận cho công ty Thay vì chỉ chú trọng đến việc sảnxuất, doanh nghiệp phải quan tâm đến yêu cầu của khách hàng, thị trường và phảiđược xem xét trước quá trình sản xuất Hoạt động marketing cần tạo ra các giá trịcho khách hàng, thực hiện các cam kết, đem lại sự hài lòng và xây dựng thói quencủa khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty Mặt khác, marketing còn đóng vaitrò rất quan trọng trong việc đưa các sản phẩm mới của công ty đến gần khách hànghơn
Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm:
Đầu tư hoạt động quảng cáo: đây là chiến lược ngắn hạn trong mục tiêu xây dựng
thương hiệu dài hạn, là cách thức truyền tải thông tin tới người tiêu dùng bằng cácphương tiện truyền thông như báo, tạp chí, truyền hình
Đầu tư xúc tiến thương mại: bao gồm đầu tư hoạt động khuyến mại, quảng cáo,
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại Mục đíchcủa hoạt động này là nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán thuốc và cung ứngdịch vụ
Đầu tư phát triển thương hiệu: bao gồm đầu tư xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo
hộ thương hiệu sản phẩm thuốc trong và ngoài nước
2.3.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làmviệc trong tổ chức đó có sức khoẻ và trình độ khác nhau, họ có thể tạo thành một
Trang 26sức mạnh hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức nếu được động viên, khuyến khíchphù hợp.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm:
- Đầu tư cho hoạt động giáo dục đào tạo
- Đầu tư cho công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ
- Đầu tư cho tiền lương (đảm bảo trả lương phù hợp với mức đóng góp, công hiếncủa người lao động, có tính cạnh trạnh với các doanh nghiệp khác)
- Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động
Nguồn nhân lực là yếu tố cho sự phát triển bền vững Nhân lực là nguồn lựcquan trọng của doanh nghiệp, là tác nhân chính vận hành và quyết định chọn lựacông nghệ Còn công nghệ lại tạo điều kiện cho nguồn nhân lực có thể phát triển,nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu lao động chân tay
Doanh nghiệp dược muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có đội ngũ lãnh đạo
và đội ngũ nhân viên có trình độ cao Để xây dựng được một đội ngũ nhân lực đủkhả năng làm chủ công nghệ, đội ngũ quản lý giỏi, thích ứng trong môi trường cạnhtranh quyết liệt đòi hỏi doanh nghiệp dược phải đầu tư thích đáng và có bước đi phùhợp
Tùy theo mục đích khác nhau mà các doanh nghiệp dược có thể lựa chọnnhững phương án đầu tư khác nhau cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của mình Nếu đầu tư phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả, năng suất lao động được cảithiện, trình độ quản lý và khả năng áp dụng công nghệ mới được nâng cao, tạo ra sựgắn bó lâu dài giữa người lao động với doanh nghiệp Từ đó tạo nền tảng vững chắccho doanh nghiệp dược trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt Vì vậy, để tồn tại vàphát triển các doanh nghiệp dược cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúngđắn, có hiệu quả
2.3.5 Các hoạt động đầu tư khác
Đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm mới
Hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm mới ngày càngđóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh
Trang 27nghiệp, quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Hoạt động này
có tác dụng nâng vị thế của doanh nghiệp dược trên thị trường trong và ngoài nướckhi doanh nghiệp có nhiều sản phẩm ưu thế, độc quyền, được người tiêu dùng tintưởng lựa chọn sử dụng
Đầu tư vào hàng dự trữ
Đầu tư vào hàng dự trữ giúp cho doanh nghiệp dược đảm bảo sự ổn định chosản xuất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên nhiên vật liệu, bán thànhphẩm và thành phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp Tùy theo loạihình doanh nghiệp mà quy mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ cũng khác nhau Đầu
tư hàng tồn trữ trong doanh nghiệp dược bao gồm việc đầu tư hàng hóa (thuốcthành phẩm, y cụ, mỹ phẩm…); đầu tư nguyên vật liệu và một số công cụ dụng cụphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc xác định quy môđầu tư hàng tồn trữ tối ưu để đảm bảo cho kinh doanh được tiến hành liên tục, đồngthời đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường là điều rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư trong các doanh nghiệp dược phẩm
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
Đây là hoạt động của doanh nghiệp góp vốn thực hiện liên doanh, liên kết vớicác doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác để đầu tư sản xuất kinh doanh với mục tiêu
là làm gia tăng tài sản cho doanh nghiệp và hoạt động đầu tư tài chính như mua bán
cổ phiếu, trái phiếu Thông qua việc liên doanh, liên kết để sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp có thể cải tiến máy móc thiết bị, học tập được kinh nghiệm quản lý vànhận được chuyển giao công nghệ của đối tác, từ đó nâng cao được năng lực sảnxuất kinh doanh cũng như tài sản của mình
2.4 Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại doanh nghiệp dược
Quản lý đầu tư tại doanh nghiệp dược là sự tác động liên tục, có tổ chức, địnhhướng mục tiêu vào quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiệnđầu tư và vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư, bằng hệ thống đồng bộ các
Trang 28biện pháp kinh tế- xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kếtquả đầu tư cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạonhững quy luật khách quan và quy luật đặc thù của doanh nghiệp dược.
Quy mô, tính chất của mỗi dự án, hạng mục đầu tư tại doanh nghiệp dược làkhác nhau và điều đó sẽ quyết định đến việc xây dựng, lựa chọn hình thức quản lý
là doanh nghiệp sẽ trực tiếp quản lý toàn bộ dự án hay thuê nhà thầu, tổ chức tư vấntham gia quản lý điều hành dự án
Trình tự cơ bản trong quản lý đầu tư tại doanh nghiệp dược, bao gồm 3 giai
đoạn chính là:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Nội dung công việc của giai đoạn này phải hoàn thành bao gồm:
+ Nghiên cứu, phát hiện, đánh giá các cơ hội đầu tư
Xây dựng ý tưởng đầu tư là việc xác định bức tranh toàn cảnh về mục tiêu, kếtquả cuối cùng và phương pháp thực hiện kết quả đó Quản lý đầu tư cần đến ngaykhi ý tưởng đầu tư bắt đầu hình thành Tập hợp số liệu, xác định nhu cầu, đánh giá
độ rủi ro, dự tính nguồn lực, so sánh lựa chọn hạng mục đầu tư là những công việcđược triển khai và cần được quản lý trong giai đoạn này Quyết định lựa chọn dự án
là những quyết định chiến lược dựa trên mục đích, nhu cầu và các mục tiêu lâu dàicủa doanh nghiệp dược
+ Quản lý quá trình lập dự án đầu tư:
Để nâng cao hiệu quả công tác lập dự án, đòi hỏi ngay từ công tác tổ chức lập
dự án phải lựa chọn được các thành viên tham gia có trình độ chuyên môn phù hợpvới nội dung của dự án đầu tư tại doanh nghiệp dược; quá trình này cần lập báo cáonghiên cứu đầu tư (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi) trên
cơ sở nghiên cứu, phân tích cơ hội đầu tư, sự phù hợp sản phẩm được đầu tư vớiyếu tố môi trường trong và ngoài của doanh nghiệp dược
+ Quản lý quá trình thẩm định dự án đầu tư:
Trang 29Người có thẩm quyền quyết định đầu tư trong doanh nghiệp dược tổ chứcthẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư, xem xét các yếu tố đảm bảo tínhhiệu quả của dự án.
- Giai đoạn thực hiện đầu tư:
Quá trình này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là lập kế hoạch, điều phối thựchiện và thực hiện giám sát các công việc trong dự án nhằm đảm bảo cho dự án đầu
tư hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyêt và đạt được cácyêu cầu, mục tiêu đã đặt ra
Trong giai đoạn này nảy sinh rất nhiều khó khăn khiến nhiều hạng mục, dự ánđầu tư không đảm bảo được tiến độ thời gian và chi phí dự kiến do giải pháp kỹthuật không thích hợp hay do thiếu vốn khiến hạng mục, dự án đầu tư phải thay đổi
so với ban đầu
- Giai đoạn khai thác vận hành
Giai đoạn này cần quản lý việc nghiệm thu dự án, hạng mục đầu tư; đưa kếtquả thực hiện đầu tư vào sử dụng; thanh quyết toán vốn đầu tư; và thực hiện tổngkết rút kinh nghiệm cho các quyết định đầu tư khác trong tương lai
Để đạt được mục tiêu cơ bản của hoạt động đầu tư, các nhà quản lý cần tập trung quản lý 9 nội dung sau:
+ Quản lý hoạt động cung ứng và mua bán
Do sản phẩm của doanh nghiệp dược là sản phẩm đặc thù ảnh hưởng trực tiếpđến sức khỏe của con người vì vậy trong hoạt động đầu tư các doanh nghiệp dược
Trang 30cần đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý chất lượng, đảm bảo sản phẩm sản xuất
kinh doanh đạt chất lượng cao Cần triển khai giám sát chặt chẽ tiêu chuẩn chấtlượng trong việc thực hiện, vận hành kết quả đầu tư, doanh nghiệp dược phải đầu tưvốn vào hệ thống quản lý chất lượng, thường xuyên đào tạo đội ngũ quản lý lànhnghề, có thể quản lý được công nghệ tiên tiến và đầu tư nâng cấp, đầu tư mới hệthống quản lý ISO của doanh nghiệp mình
2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược
2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển
2.5.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạtđộng của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phícho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý dự án và chi phí khác theoquy định của pháp luật
Chỉ tiêu vốn đầu tư thực hiện có vai trò quan trọng trong công tác quản lý đầu
tư, chỉ tiêu này giúp chủ đầu tư, các nhà quản lý biết được mức độ đạt được trongquá trình thực hiện đầu tư, đánh giá được mức độ hoàn thành của từng hạng mục,đối tượng đầu tư Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, chỉ tiêu này là cơ
sở để nhà nước thanh quyết toán tiền tài trợ cho dự án
2.5.1.2 Tài sản cố định huy động
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượngxây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặctiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kếtthúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thểđưa vào hoạt động được ngay
Các tài sản cố định được huy động là kết quả đạt được trực tiếp của quá trìnhđầu tư, chúng có thể được biểu hiện bằng hiện vật như số lượng kho thuốc và vănphòng làm việc được xây dựng, số lượng các phương tiện vận tải và máy móc thiết
bị kiểm nghiệm chất lượng hàng dược phẩm, hoặc bằng giá trị Chỉ tiêu biểu hiện
Trang 31bằng hiện vật là số lượng các tài sản cố định được huy động, chỉ tiêu biểu hiện bằnggiá trị là giá trị các tài sản cố định được huy động Chúng được tính theo giá dựtoán hoặc giá trị thực tế Giá trị dự toán được sử dụng là cơ sở để tính toán giá trịthực tế của tài sản cố định, để lập kế hoạch về vốn đầu tư và tính khối lượng vốnđầu tư thực hiện.
Như vậy, đây là một chỉ tiêu cho biết với một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo rathêm bao nhiêu giá trị tài sản cố định huy động Hệ số tài sản cố định huy động trênvốn đầu tư phản ánh việc đồng vốn đầu tư bỏ ra có hiệu quả hay không chứ khôngthể hiện khả năng sinh lời của đồng vốn đó như hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận
2.5.1.3 Năng lực sản xuất, phục vụ tăng thêm
Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng và các hoạt động đầu tưvào nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học có kết quả, chúng đã làm gia tăng nănglực sản xuất, phục vụ cho doanh nghiệp dược, cho ngành, địa phương, vùng và nềnkinh tế Ngoài ra, huy động các tài sản cố định vào hoạt động trong các lĩnh vực củadoanh nghiệp dược đã kéo theo sự gia tăng về số lượng và chất lượng của đội ngũlao động để vận hành các tài sản cố định do hoạt động đầu tư phát triển tạo ra Cụthể:
Sự gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động
dịch vụ theo mục đích của quyết định đầu tư
Tăng đội ngũ người lao động và trình độ lao động
Tăng cường đầu tư phát triển của doanh nghiệp thông qua đầu tư phát triểnnguồn nhân lực đã làm cho quy mô sử dụng lao động tăng lên, chất lượng lao độngcũng được nâng lên, cụ thể là số lượng dược sĩ đại học, dược sĩ trên đại học, sốlượng trình dược viên chuyên nghiệp đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp dược Đây chính là kết quả từ hoạt động đầu tư phát triển đem lại.Doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có đội ngũ lãnh đạo và đội ngũnhân viên có trình độ, tay nghề cao
Trang 32Lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách điều khiển,kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp Do vậy, đội ngũ lãnh đạo phải có trình
độ tốt
Đội ngũ cán bộ công nhân viên là lực lượng chiếm đa số trong doanh nghiệp.Đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năngsuất lao động, rút ngắn tiến độ thực hiện, hoàn thành giá trị sản lượng, doanh thucao, từ đó nâng cao được năng lực hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
Thông qua đầu tư phát triển mà trực tiếp là đầu tư vào mua sắm công nghệ,máy móc hiện đại đã làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng đượccải thiện từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tăng hiệu quả sảnxuất của doanh nghiệp
2.5.1.4 Khả năng chiếm lĩnh thị phần
Đây là kết quả có được từ hoạt động đầu tư phát triển đem lại thông qua uy tín
và chất lượng sản phẩm được nâng lên từ việc đầu tư vào máy móc công nghệ vànguồn nhân lực Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp dược bán được sảnphẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển Thị phần cànglớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng ưu chuộng Thị phần củadoanh nghiệp dược được thể hiện qua các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanhthu, lợi nhuận thu được hàng năm so với tổng sản lượng, doanh thu toàn ngànhdược Thị phần được tính ra đơn vị phần trăm, nó nói lên sức cạnh tranh cũng như
vị thế của doanh nghiệp dược trên toàn thị trường
2.5.1.5 Vị thế và uy tín của doanh nghiệp
Đây là chỉ tiêu quan trọng và mang tính chất bao trùm từ hoạt động đầu tưphát triển mang lại Nó là chỉ tiêu có được do quá trình phấn đầu bền bỉ theo địnhhướng chiến lược đầu tư phát triển của doanh nghiệp dược, nó phản ánh chiến lượckinh doanh đúng đắn và hợp lý của doanh nghiệp Vị thế và uy tín của doanh nghiệpthể hiện qua văn hóa doanh nghiệp, bao gồm: cách ứng xử, giao tiếp, trang phục, tácphong, hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao Ngoài ra, còn thể hiện ở
Trang 33thương hiệu của doanh nghiệp Để có được thương hiệu lớn trên thị trường, doanhnghiệp phải thường xuyên chăm lo chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khácbiệt về chất lượng sản phẩm
2.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển
2.5.2.1 Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư phát triển doanh nghiệp
dược
Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dượcđược đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Sản lượng tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên
cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được tính cho các doanh nghiệp dược chuyên
sản xuất, được xác định bằng việc so sánh sản lượng thuốc, dược phẩm sản xuấttăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp dược với tổng mức vốn đầu tưphát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu Nó cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huytác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu mức tăng củasản lượng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp dược
- Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên
cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng
thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp dược với tổng mức vốn đầu tư pháthuy tác dụng trong kỳ nghiên cứu Đó là doanh thu kinh doanh các mặt hàng dượcphẩm, nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất thuốc phòng chữa bệnh, bao bì và các sảnphẩm y tế khác, thông qua việc bán hàng, các khoản doanh thu từ các hoạt độngdịch vụ khác như thuê kho hàng
- Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi
nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp dược với tổng vốn đầu tưphát huy tác dụng trong kỳ Trị số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp càng cao
- Hệ số huy động tài sản cố định: Chỉ số này được xác định bằng việc so sánh
giá trị tài sản cố định mới tăng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp dược với tổngmức vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kỳ hoặc so với tổng mức vốn đầu tư xây
Trang 34dựng cơ bản thực hiện (gồm thực hiện ở kỳ trước chưa được huy động trong kỳ).
Đó là số lượng các trung tâm phân phối dược phẩm, hệ thống các nhà thuốc, chinhánh phân phối, các máy móc thiết bị phục vụ bán hàng, dự trữ hàng, phương tiệnvận tải Trị số này càng cao thì phản ánh doanh nghiệp đang thực hiện thi công dứtđiểm, nhanh chóng huy động các công trình vào hoạt động, giảm tình trạng ứ đọngvốn
2.5.2.2 Hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động động đầu tư phát triển trong
doanh nghiệp dược
Hệ thống chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động đầu
tư trong doanh nghiệp dược như sau:
- Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu so với vốn đầu
tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được xác
định bằng việc so sánh tổng mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳnghiên cứu với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu củadoanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong
kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách với mức tăng thêm làbao nhiêu
- Mức thu nhập (hay tiền lương của người lao động) tăng thêm so với vốn đầu
tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được xác
định bằng việc so sánh tổng thu nhập hay tiền lương của người lao động tăng thêmtrong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụngtrong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳnghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức thu nhập hay tiền lương của người laođộng tăng thêm là bao nhiêu
- Số việc làm tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh tổng số chỗ
việc làm tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp so với tổng mức đầu tưphát huy trong kỳ nghiên cứu Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huy
Trang 35tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra số chỗ việc làm tăng thêm
là bao nhiêu
Các chỉ tiêu hiệu quả trên còn có thể được xác định cho bình quân năm trong
kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp Trị số các chỉ tiêu hiệu quả xem xét càng cao,chứng tỏ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hộingày càng cao
- Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hộicủa hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như:
+ Mức độ đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu, ngoại tệ của đất nước; + Đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân;
+ Mức độ đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại doanh
nghiệp dược
2.6.1 Nhân tố khách quan
- Tình hình kinh tế - xã hội
Các yếu tố kinh tế xã hội liên quan mật thiết tới tình hình sản xuất kinh doanh,
có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp dược.Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp cũng như có thể ảnhhưởng tích cực hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệpdược
Tốc độ phát triển kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăngtrưởng của nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó bao gồm lĩnh vực kinh doanhdược phẩm, dược liệu
Sự biến động của lãi suất tiền vay sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư, hiệu quảđầu tư của doanh nghiệp
- Sự quản lý của Nhà nước và môi trường pháp lý
Ngoài chịu sự quản lý của cơ quan quản lý kinh tế nói chung (Bộ Côngthương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Cục quản lý giá Bộ Tài chính),
Trang 36ngành dược còn chịu sự quản lý của cơ quan điều tiết ngành, cụ thể là Cục quản lýdược- Bộ Y tế.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược chịu sự điều chỉnhcủa Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan, đặcbiệt là các quy định liên quan đến sản xuất và kinh doanh dược phẩm Ngoài ra, đốicác công ty đại chúng và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, hoạt độngcủa Công ty sẽ phải tuân thủ theo Luật Chứng khoán, các văn bản pháp luật vềchứng khoán và thị trường chứng khoán
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn đang trong quá trìnhhoàn thiện, vì thế các luật và văn bản dưới luật trên có thể còn được điều chỉnh chophù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, những sự thay đổi của hệ thống pháp luật,chính sách trong nước có thể ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp dược
- Các yếu tố khác: Như tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật, sự biến động của giá nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào cũng có ảnh hưởng tới kết quả đầu tư.
Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật là tiền đề tốt để doanh nghiệp tăng năng suấtlao động và chất lượng sản phẩm Sự biến dộng về giá nguyên vật liệu, giá thuốc sẽảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dược Để hạn chếrủi ro, bên cạnh chính sách nhập khẩu, dự trữ hàng tồn trữ hợp lý, doanh nghiệpdược cũng cần có kế hoach chủ động cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩucác nguyên liệu đầu vào và dược phẩm hàng hóa
2.6.2 Nhân tố chủ quan
- Chiến lược phát triển kinh doanh, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp
Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kế hoạch tổng thể xácđịnh mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, các chính sách và giải pháp sử dụng cácnguồn lực để thực hiện mục tiêu phù hợp với môi trường kinh doanh Chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp quyết định đến chiến lược đầu tư, do vậy đây là điềukiện tiền đề, tiên quyết đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
Trang 37Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh có vai trò định hướng cho sự pháttriển của doanh nghiệp, là căn cứ để xác định chiến lược đầu tư và các kế hoạch đầu
tư cụ thể Một chiến lược phát triển đúng đắn, cùng với sự lựa chọn phương án đầu
tư phù hợp sẽ khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của doanhnghiệp nhằm duy trì và tạo ra các nguồn lực lớn hơn Ngược lại, chiến lược địnhhướng đầu tư sai, bất hợp lý sẽ gây ra thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quảđầu tư của doanh nghiệp
- Năng lực quản lý trong hoạt động đầu tư
Chất lượng quản lý hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp bao gồm:
+ Chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư:
Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mụctiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao thì trước khi bỏ vốn doanhnghiệp phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn
đề chất lượng, vấn đề chính xác của kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán làquan trọng nhất Trong quá trình lập dự án đầu tư phải dành đủ thời gian và chi phítheo đòi hỏi của các nghiên cứu Đồng thời, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ đẩymạnh được tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư, cũng như nâng cao hiệu quả hoạtđộng trong giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư
+ Quản lý quá trình thực hiện đầu tư:
Năng lực quản lý quá trình thực hiện đầu tư tốt sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độthực hiện đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tránh hiện tượng
Trang 38thất thoát lãng phí, đồng thời đảm bảo chất lượng các công trình, máy móc, thiết bịthi công, xây dựng, lắp đặt
+ Quản lý quá trình khai thác vận hành:
Khai thác, vận hành là quá trình trực tiếp tạo ra doanh thu, lợi nhuận, vì vậyđây là khâu quan trọng, có tính quyết định đến kết quả và hiệu quả hoạt động đầu
tư Chất lượng công tác quản lý, khai thác vận hành tốt sẽ có tác dụng giảm chi phívận hành, nâng cao công suất hoạt động của máy móc thiết bị, khai thác có hiệu quả
và mở rộng thị trường đầu ra, từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đẩy nhanhtốc độ quay vòng của vốn đầu tư, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư Ngược lại,
sẽ có tác động tiêu cực, làm giảm hiệu quả hoạt động đầu tư
- Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư
Một trong những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là sử dụng nguồnvốn lớn Một cơ cấu sử dụng vốn đầu tư hợp lý sẽ góp phần khai thác có hiệu quảcác nguồn lực với chi phí thấp nhất Vì vậy, cơ cấu sử dụng vốn đầu tư hợp lý sẽ cótác dụng nâng cao kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển
- Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò xuyên suốt đến tất cả các khâu, các giaiđoạn của quá trình đầu tư phát triển, do đó đây là nhân tố có tính quyết định đến kếtquả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển Việc sử dụng đúng, hợp lý nguồnnhân lực ở từng khâu, từng giai đoạn của quá trình đầu tư góp phần khai thác hợp lý
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhằm tạo ra kết quả lớn hơn nguồn lực đã bỏra
Trang 392.7 Kinh nghiệm của một số công ty dược phẩm trong hoạt động đầu tư phát triển
Cả nước hiện có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó có khoảng
100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đôngdược, ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược) Các nhà sản xuất dượcphẩm có thể chia thành 3 nhóm với tiêu chí phân loại theo chiến lược đầu tư:
Nhóm tăng trưởng nhanh nhờ đầu tư mạng lưới và marketing: Dẫn đầu nhóm
này là Dược Hậu Giang (doanh nghiệp sản xuất tân dược lớn nhất Việt nam) vàTraphaco (doanh nghiệp sản xuất đông dược lớn nhất Việt Nam): Trọng tâm củachiến lược này là tập trung vào một nhóm sản phẩm chủ lực với các đặc điểm chính:
dễ sản xuất, phổ thông, giá rẻ, dễ sử dụng, chủ yếu bán ở kênh thương mại, vòngquay sản phẩm nhanh… đi kèm với một chiến lược marketing, quảng bá sản phẩmtrên diện rộng với kinh phí đầu tư lớn nhằm tăng độ phủ, độ nhận diện sản phẩmtrên phạm vi lớn Với chiến lược đầu tư trên, các công ty đã có các kết quả sau:
Công ty CP Dược Hậu Giang là doanh nghiệp đầu ngành xét về quy mô doanh
thu và mạng lưới hoạt động tại Việt Nam, quy mô sản xuất lớn (9 tỷ đvsp/ năm),nguồn lực tài chính dồi dào, mạng lưới bao phủ cả nước, chiến lược marketing bàibản, chuyên sâu Tuy nhiên, định hướng phân khúc thị trường bình dân giá rẻ vàchiến lược phát triển theo chiều rộng dường như không còn phù hợp với tầm vóccủa một doanh nghiệp đầu ngành của quốc gia trong bối cảnh yêu cầu về chất lượngthuốc ngày càng cao Doanh nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe vềchất lượng thuốc, nguồn nguyên liệu theo chuẩn quốc tế như EU-GMP và vẫn phụthuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
Công ty CP Traphaco đã tạo được thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị
trường với các sản phẩm đông dược (thực phẩm chức năng) như Boganic, Hoạthuyết dưỡng não Doanh nghiệp đã chủ động được 90% nguồn nguyên liệu, cómạng lưới phân phối rộng, năng lực sản xuất lớn tuy nhiên hàm lượng đầu tư chấtxám cho các sản phẩm chủ lực của công ty là không cao, dựa trên các bài thuốc cổ
Trang 40truyền có sẵn do đó dễ dàng bị sao chép bởi các đối thủ cạnh tranh khác và sự cạnhtranh gay gắt với các loại thực phẩm chức năng được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam.
Nhóm tăng trưởng ổn định và bền vững nhờ đầu tư có chiều sâu vào chất lượng sản phẩm: Dẫn đầu nhóm này các doanh nghiệp FDI như: Sanofi Aventis Việt
Nam, United Pharma (Philippines)…và các doanh nghiệp nội địa như: Imexpharm(doanh nghiệp sản xuất thuốc chất lượng cao chuyên về kháng sinh tiêm), Domesco(doanh nghiệp mạnh về sản xuất thuốc tim mạch, tiểu đường, béo phì ),Pymepharco (doanh nghiệp sản xuất tân dược chất lượng cao), Stada, Bidiphar(doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất thuốc ung thư), Mekophar (doanh nghiệpdược đầu tiên tại Việt Nam phát triển hệ thống ngân hàng tế bào gốc Mekostemcung cấp các dịch vụ về thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào, bảo quản các tế bàogốc từ máu và cuống dây rốn)…
Cụ thể:
Công ty Sanofi Aventis Việt Nam có hơn 1000 nhân viên trên toàn quốc, có
trung tâm phân phối tại khu công nghiệp Tân Bình đạt chuẩn GSP, có hai nhà máytại Việt Nam và đạt tiêu chuẩn WHO - GMP đặt tại quận 4 và Thủ Đức (Tp.HCM).Các sản phẩm chủ lực của công ty là: Calcium Corbiere (bổ sung dưỡng chất),Plavix (chống đông máu), Taxotere (ung thư), Enterogermina (tiêu hóa), Amaryl(tiểu đường), Acemuc (thuốc ho)… và các dòng thuốc tim mạch, bệnh truyềnnhiễm, ung thư, các bệnh nội khoa khác Ngoài ra, tập đoàn Sanofi còn có phânnhánh vaccine Sanofi-Pasteur tại Việt Nam chuyên cung cấp những vaccine vàhuyết thanh cho thị trường vắc-xin tiêm theo dịch vụ và vaccine cho chương trìnhtiêm chủng mở rộng của Việt Nam đối với một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ởtrẻ em như: sởi, bạch hầu, uốn ván, ho gà và thương hàn…Trong năm 2013, SanofiAventis Việt Nam cũng đã chính thức công bố dự án xây dựng nhà máy dược phẩmthứ 3 tại khu công nghệ cao Hồ Chí Minh với tổng đầu tư 75 triệu USD, nhà máynày sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2015 với công suất nhà máy ban đầu là 90triệu hộp/năm và có thể tăng lên 150 triệu hộp/năm