- Người viết chuyển nghĩa từ không phù hợp với đối tượng được đề cậptrong câu.*/ Cách chữa lỗi: - Tra nghĩa của từ Hán Việt, các thuật ngữ khoa học, các từ gần nghĩahoặc các từ có cấu t
Trang 1CHƯƠNG 1
KỸ NĂNG DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN
1.3 Một số lỗi dùng từ trong văn bản
1.3.1 Về âm thanh và hình thức cấu tạo
a Nguyên nhân và cách khắc phục
*/ Nguyên nhân mắc lỗi:
- Người viết có sự nhầm lẫn giữa các từ gần âm hoặc những từ Hán Việtvới gốc nghĩa Hán được du nhập vào tiếng Việt từ lâu ít người biết đến Ví dụ :
thuỷ mặc/ thuỷ mạc; việt vị/ liệt vị; tham quan/ thăm quan; câu kết/cấu kết; phản ánh/ phản ảnh…
- Người viết nắm chưa chắc về chính tả
*/ Cách khắc phục: Tham khảo từ điển để:
- Sửa đúng với âm Hán Việt của từ
- Sửa lỗi chính tả
c/ Bài tập thực hành:
1 Tác phẩm Những người khốn khổ được viết theo cảm hứng lãng mạng
2 Tiếng xe chở rác kêu lanh chanh
3 Con sâu làm giầu nồi canh
1.3.2 Về nghĩa
a/ Nguyên nhân và cách khắc phục
*/ Nguyên nhân:
- Người viết nhầm lẫn nghĩa giữa các từ có yếu tố cấu tạo chung với nhau
hoặc các từ gần nghĩa (cổ nhân / cố nhân; văn chương/ văn học) Thậm chí, còn
không nắm được nghĩa của từ mà thông thường là nghĩa của các từ Hán Việt
(yếu điểm - điểm yếu) hoặc các thuật ngữ khoa học
- Người viết không phân biệt được nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm của từ
Ví dụ: hi sinh/ chết/ từ trần/ thiệt mạng/ tỏi/ nghẻo/ băng hà…
Trang 2- Người viết chuyển nghĩa từ không phù hợp với đối tượng được đề cậptrong câu.
*/ Cách chữa lỗi:
- Tra nghĩa của từ Hán Việt, các thuật ngữ khoa học, các từ gần nghĩahoặc các từ có cấu tạo chung trong từ điển để tìm ra từ có nghĩa phù hợp với nộidung thông báo của câu
- Căn cứ vào hoàn cảnh, đối tượng, mục đích của văn bản lựa chọn từđồng nghĩa mang sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung định thể hiện
- Chuyển nghĩa từ cho phù hợp với đối tượng đề cập trong câu
c/ Bài tập thực hành:
1.Công việc của những người thợ gác ngọn hải đăng là công việc thầm kín
2 Nhiều người dân vứt rác rất tự tiện ở nơi công cộng
3 Trong trận đánh này, quân đội ta có 30 đồng chí chết
*/ Nguyên nhân: - Người viết lựa chọn từ mang sắc thái biểu cảm không
phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp
- Dùng từ khẩu ngữ trong văn bản gọt giũa
Trang 31/ Hưởng ứng nhiệt thành lời kêu gọi của Bác Hồ, chúng tôi đã đi lính.
2/ Ngoài ra, chúng tôi còn qui định một chế độ ăn uống nghiêm ngặt nhằm giúpanh ta giảm từ 85 kg xuống 75 kg Thế là phải từ giã những buổi tiệc mà mỗithực khách ăn trung bình 1kg thịt thôi
Trang 4CHƯƠNG 2
KỸ NĂNG TẠO CÂU
2.3 Chữa lỗi về câu
Lỗi về câu là những trường hợp không đáp ứng yêu cầu về câu trong vănbản như yêu cầu về cấu tạo ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa, thông tin, dấu câu,phong cách của câu…Những câu chứa lỗi câu là những câu sai
* Thực hành chữa lỗi thiếu CN:
1 Cũng như nhiều tỉnh khác, trong những năm trở lại đây, do tác động của cơchế thị trường làm xuất hiện hiện tượng tập trung, tích ruộng đất một cách tự dođang có xu hướng gia tăng
2 Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy những điều kiện chungcủa các hộ canh tác trên ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải như sau: …
3 Bàn đến văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đa sắc màu
4 Trong tiềm thức của những người con xa quê luôn ước muốn trở lại với quêhương
- Thiếu Vị ngữ
* Thực hành chữa lỗi thiếu VN:
1 Văn học Việt Nam, cả văn học dân gian và văn học viết, sản phẩm tinh thầnquý báu của dân tộc, tâm hồn và tính cách Việt Nam với những nét bền vững đãthành truyền thống và có sự vận động trong trường kỳ lịch sử
2 Võ Nhai, một huyện vùng cao nằm phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên với trên90% dân số làm nông nghiệp
Trang 53 Truyện Kiều là thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của đại thi hàoNguyễn Du
- Thiểu nòng cốt câu
* Thực hành chữa lỗi thiếu NNC:
1 Trong một thế giới mạng, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kếtvới nhau trong một mạng in-tơ-nét và tính cộng đồng là một đòi hỏi không thểthiếu được
2 Dưới tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài, đặc biệt là những trận gió Lào
từ phía Tây Nam thổi sang
- Câu thiếu những thành phần phụ cần thiết
* Thực hành chữa lỗi sau:
1 Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là một gương mặt
2 Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, trong hai ngày trời sẽ có bão
b Câu không phân định rõ các thành phần
* Thực hành chữa lỗi câu không phân định rõ TP:
1 Quang Linh bằng giọng ca ngọt ngào đã chinh phục được trái tim của ngườinghe nhạc lâu nay
2 Tình hình hiện nay với sự bất ổn của nền kinh tế thị trường khiến các nhà đầu
tư lo ngại rút vốn đầu tư sớm hơn dự kiến đang diễn ra
c Câu sai vị trí các thành phần
* Thực hành chữa lỗi câu sai vị trí TP:
1 Nhà trường đã tổ chức hội thi “Nhà giáo tương lai” nhằm nâng cao nghiệp vụ
sư phạm của sinh viên từ ngày 06 đến 08/03/2009
2 Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống
nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn trả lại Bắc Hà cho vua Lê,diệt Trịnh
2.3.2 Về quan hệ ngữ nghĩa
Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa thường gặp gồm:
- Câu phản ánh sai hiện thực khách quan
Trang 6- Câu có quan hệ nghĩa giữa các thành phần, các vế câu không logic
- Câu có các thành phần cùng chức không đồng loại
* Thực hành chữa lỗi câu sai về phản ánh HTKQ:
1 Theo Báo cáo quy hoạch đất đai tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 thì đến năm
2012, Thái Nguyên vẫn có khoảng hơn 30% đất trồng cấy một vụ lúa, lúa màutrên một năm
2 Trong vụ hè thu năm nay, sản lượng rau quả vụ đông tăng nhẹ
* Thực hành chữa lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần, các vế câu:
1 Nhân vật của “Lặng lẽ Sa Pa” được miêu tả ít hay nhiều, trực tiếp hay giántiếp, hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục
2 Nhiều mùa, nhiều đêm anh phải chống chọi với gió tuyết và lặng im nên anhrất yêu công việc của mình
3 Mấy tháng trở lại đây, sự bất ổn định về chính trị đã khiến hoạt động du lịch ởThái Lan phát triển rất mạnh mẽ
4 Theo tôi “Tiễn dặn người yêu” là tác phẩm của dân tộc Thái vì nó đã đượctrích giảng trong chương trình văn học lớp 10
* Thực hành chữa lỗi về câu có TTPĐCKĐL:
1 Những dòng sông trên khắp mọi miền Tổ quốc như sông Hồng, sông Mã,Hương giang, Đà giang,…hầu hết đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa và là nguồn cảmhứng vô tận cho sự sáng tạo của các nghệ sĩ
2 Văn học đương đại vẫn đang hướng tới những cách tân ở các thể loại thơ, tiểuthuyết, truyện ngắn, kịch nhỏ và vừa, bi kịch và hài kịch…
2.3.3 Về thông tin
Câu thiếu hay thừa thông tin cần được xem xét trong ngữ cảnh để nhậnxét chính xác hơn
* Thực hành xác định và chữa lỗi thiếu thông tin:
1 Mùa hè năm nay, “Nhật thực” là một bộ phim
2 “Ai là triệu phú” là một chương trình
Trang 72.3.4 Về dấu câu
Một số lỗi thông thường về dấu câu:
- Không đánh dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc hoặc đánh dấu ngắt câu ởchỗ câu chưa kết thúc
- Không đánh dấu câu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu
- Lẫn lộn chức năng các dấu câu
- Ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu
* Thực hành chữa lỗi dấu câu:
1 Hồ Chủ Tịch trong cuốn cách viết đã từng chỉ rõ khi viết cần đặt ra và xácđịnh rõ các vấn đề viết cho ai viết để làm gì viết cái gì viết như thế nào và viếtrồi phải thế nào
2 Các lỗi khi viết văn bản ở bình diện hình thức có thể gồm nhiều loại lỗi vềchính tả về dùng từ về đặt câu về cấu tạo đoạn văn, và văn bản
2.3.5 Về phong cách
Câu sai về phong cách là câu không dùng đúng với phạm vi lĩnh vực giaotiếp (hành chính công vụ, khoa học, sinh hoạt, …)
* Thực hành chữa lỗi phong cách của câu:
1 Theo dự báo của trung tâm khí tượng thuỷ văn trong hai ngày 15 và 16/08 trời
sẽ có nắng đấy Chúng mình đi picnic nhé!
2 Tôi làm đơn này xin Khoa và Nhà trường xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ Nếuđược như vậy, tôi rất cảm ơn!
Trang 8CHƯƠNG 3
KỸ NĂNG TẠO LẬP ĐOẠN VĂN
c2/ Các phương thức và phương tiện liên kết hình thức
(Nguyễn Thái Vận, Rừng cọ quê tôi) (2) Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ Luỹ tre thân mật làng tôi (…) Đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam) (3)Tôi ngồi bắt chân chữ ngũ, ngẩng đầu ngắm trăng Rõ hình cây đa thằng Cuội.
(Nguyễn Đức Thuận) (4) Trăng là cái liềm vàng trên đồng sao Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.
Trang 9(7) Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh Nhưng năm nào cũng vậy, Vị thần nước đánh mệt mỏi chán chê vẫn không thắng nổi thần núi để cưới Mỵ Nương, đành rút quân.
(Huỳnh Lý)
(8) Cho bò về là lúc vất vả nhất Vì lúc đi bò đang đói, ra khỏi chuồng, chúng cắm cổ chạy một mạch lên núi Lúc về là lúc chúng đã no, thích nhởn nhơ đú đởn, rẽ ngang rẽ ngửa.
(Xuân Thu)
c2.2/ Các phương thức và phương tiện liên kết hình thức phổ biến
– Phương thức lặp: Lặp là sử dụng một số yếu tố ngôn ngữ ở các câu kế tiếp
nhau trong đoạn Các phương tiện ngôn ngữ dùng để thực hiện phương thức này là: các từ ngữ lặp lại, các hình thức ngữ âm, các kết cấu ngữ pháp lặp lại
– Phương thức liên tưởng: Phương thức biểu tưởng là cách thức sử dụng các từ
có mối quan hệ liên tưởng với nhau, nghĩa là các từ ngữ thể hiện những sự vật,hoạt động, tính chất, trạng thái, số lượng thuộc cùng một phạm trù Chính mốiliên hệ này có tác dụng liên kết giữa các câu với nhau
Các phương tiện liên kết liên tưởng:
+ Từ ngữ chỉ sự vật, tính chất, hoạt động cùng loại
+ Từ ngữ có ý nghĩa bao hàm (chung – riêng, toàn thể – bộ phận )
+ Từ ngữ liên tưởng định lượng (liên hệ số lượng)
+ Từ ngữ liên tưởng đặc trưng (từ ngữ này biểu hiện đặc trưng của sự vật, hoạtđộng, tính chất do từ ngữ kia biểu hiện) –
+ Từ ngữ liên tưởng nhân quả
– Phương thức thế: Đây là phương thức thay thế các từ ngữ đi trước bằng các
từ ngữ tương đương ở các câu sau Nhờ vậy, đối tượng vẫn được duy trì để triển
khai, phát triển nhờ đó mà các câu được liên kết với nhau Phương thức thế sử dụng một số phương tiện sau: đại từ, các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.
– Phương thức nối: Phương thức nối sử dụng các từ, ngữ nối kết giữa các câu
với nhau Mối quan hệ giữa các câu được thể hiện bởi ý nghĩa của từ ngữ dùng
Trang 10để nối Các từ ngữ này thường nằm ở các câu sau Các phương tiện thường gặp dùng để nối là: quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp, phụ từ.
+ Nối và nêu quan hệ nguyên nhân: vì, bởi, …/
+ Nối và nêu quan hệ kết quả: nên, cho nên, …/ bởi vậy, do đó, …
+ Nối và nêu quan hệ đối lập: nhưng, song, …/ trái lại, tuy vậy, …
+ Nối và nêu quan hệ liệt kê: trước tiên, một mặt, …
+ Nối và nêu quan hệ khái quát: tóm lại, nói tóm lại,
* Bài tập thực hành:
Chỉ ra các phương thức và phương tiện liên kết trong các đoạn văn sau:
1 Tài sản quý nhất của đất nước là con người Tài sản lớn nhất ở con người là trí tuệ.
(Dẫn theo Hà Thúc Hoan)
2 Từng ngày, mẹ thầm hỏi con đã đi đến đâu Từng giờ, mẹ thầm đoán con đang làm gì.
(Nguyễn Thị Như Trang)
3 Mỗi tiếng reo trở thành một nốt nhạc Mỗi ánh pháo là một hạt kim cương.
(Lưu Quý Kỳ)
4 Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người Nhà thơ đã có lần ca ngợi: Bóng tre trùm mát rượi.
Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.
Trang 11“Kim-Vân-Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc) nhưng đậm đà màu sắc Việt Nam.
10 Xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách
chết Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.
(Nguyễn Công Hoan)
3.3 Chữa lỗi về đoạn văn
Khi viết đoạn văn, chúng ta có thể mắc phải một số dạng lỗi cơ bản sau:
3.3.1 Mâu thuẫn ý
- Hiện tượng: các câu trong đoạn văn mâu thuẫn với nhau về ý nghĩa, phá vỡ
quan hệ logic thông thường cần phải có
- Nguyên nhân: Không tôn trọng logic khách quan
- Giải pháp: Sửa lỗi này, cần đảm bảo tôn trọng hiện thực khách quan, đảm bảo
trình bày đối tượng theo đúng quy luật của tư duy
thế, lần này cô bé nhận lời ngay.
Trang 12+ Cách 1:Giữ lại câu chủ đề, viết lại các câu triển khai cho phù hợp cới câu chủ
đề đó
+ Cách 2: Thay bằng câu chủ đề khác cho phù hợp với các câu triển khai
3.3.3 Thiếu hụt chủ đề
- Hiện tượng: các bộ phận nội dung đã nêu trong câu chủ đề không được triển
khai đầy đủ trong đoạn văn
- Nguyên nhân: câu chủ đề gồm nhiều khía cạnh tương đương nhau mà người
viết không để ý hoặc không nắm bắt được
- Giải pháp: Xác định được các ý ngang hàng nhau được nêu trong câu chủ đề
và khai triển chúng đầy đủ; hoặc trong những trường hợp mà điêu kiện chophép, người viết nên giới hạn chủ đề ở những khía cạnh mà mình am tường hơn
cả
+ Cách 1: Bỏ bớt một nội dung hạn định ở câu chủ đề
+ Cách 2: Tiếp tục bổ sung nội dung thiếu vào phần sau
3.3.4 Thiếu sự chuyển tiếp
- Hiện tượng: thường gặp ở những đoạn văn mà trong đó tác giả đột ngột chuyển
từ một phạm vi quá rộng sang một phạm vi quá hẹp hoặc ngược lại, gây nên sựhụt hẫng cho người đọc
- Nguyên nhân: Người viết chưa nắm được tính liên kết trong đoạn văn.
- Giải pháp: Sử dụng các kiểu liên kết nội dung và các phương thức liên kết
hình thức để sửa lại cho phù hợp
* Bài tập thực hành;
Hãy chỉ ra kiểu lỗi và chữa lỗi trong đoạn văn sau
1 Muốn bảo vệ môi trường chúng ta phải hiểu môi trường là gì Môi trường là mọi thứ bao quanh cơ thể ta Nó gồm hai loại là : Môi trường trong cơ thể và môi trường ngoài cơ thể.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
2 Năm 19 tuổi, chị đẻ đứa con giai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong 2 năm rồi chết Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú
Trang 13mớm cho con Có những ngày ngắn nhủi căn bệnh lùi đi, chồng chị yêu thương chị như một người phát cuồng.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
3 Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện này có thể cắn thủng cả giày da Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất Hiện nay, người ta đang thử tìm cách bắt chúng để điều trị cho những người bị chúng cắn.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết)
4 Nam Cao viết nhiều về nông thôn Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói Anh
cu Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm ướt trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con Bà cái Tý chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói Lại có cả cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói…
(Theo Bùi Minh Toán)
Trang 14CHƯƠNG 4
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN
1 Bố cục Văn bản khoa học
a Mở đầu
- Lý do chọn đề tài : Nêu rõ tính cấp thiết của vấn đề và các đóng góp của đề
tài về lý luận và thực tiễn Nên chia rõ ràng hai phần:
+ Về lý luận: trên cơ sở tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, nêu đónggóp của đề tài này đối với chuyên ngành và mảng kiến thức sâu của chuyênngành
+ Về thực tiễn: Nêu những ứng dụng từ kết quả của đề tài đối với đời sống(chẳng hạn: việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu…)
- Lịch sử vấn đề: Là cách nhìn nhận, đánh giá các thành quả của người đi trước, đồng thời chỉ ra những giới hạn, hạn chế của từng tác giả, từ đó làm
nổi bật tính ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Nói cách khác, đây là phần
nêu rõ lai lịch vấn đề, chứ không dừng lại ở việc điểm tên các tác giả và quan
điểm cùng thời
Có 2 cách trình bày
+ Theo thời gian cho toàn bộ vấn đề hoặc từng mặt của vấn đề.
+ Theo hệ quan điểm cho toàn bộ vấn đề hoặc từng mặt của vấn đề.
Theo đó, nếu trình bày theo thời gian cho toàn bộ vấn đề, cần chỉ ra các giaiđoạn chủ đạo (có sự thay đổi của phương pháp nghiên cứu hoặc lực lượngnghiên cứu) chi phối sự thay đổi của toàn bộ các khái niệm
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Trả lời câu hỏi “đề tài nghiên cứu cái gì” Yếu
tố này thường được nhắc đến ngay trong tên đề tài Ví dụ: “Hình tượng ngườiphụ nữ trong ca dao của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ” có đối tượngnghiên cứu là “hình tượng người phụ nữ”
Trang 15+ Phạm vi nghiên cứu: Quy mô đối tượng nghiên cứu (đối tượng đượcnghiên cứu ở những khía cạnh cụ thể nào, trong vùng tư liệu nào) và/ hoặckhoảng thời gian (với các đối tượng nghiên cứu là một hiện trạng, hiệntượng), khoảng không gian (với các đối tượng là mẫu vật chất) mà đối tượngtồn tại Nói cách khác, đây là thao tác khoanh vùng đối tượng, giúp việcnghiên cứu được tiến hành chính xác và kỹ lưỡng, tránh bỏ sót, sai lạc.
c Kết luận
d Phụ lục và tài liệu tham khảo
- Phụ lục: Gồm toàn bộ các bảng biểu, tranh ảnh, phiếu điều tra, kết
quả xử lý số liệu…phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
* Lưu ý: Đánh số thứ tự bảng biểu:
+ Đánh theo số chương và thứ tự của bảng trong chương (VD: Bảng 2.3 làbảng thứ ba trong chương 2)
+ Sau số bảng là tên của bảng (VD: Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩugiữa Việt Nam và Trung Quốc) Chú ý ghi đầy đủ đơn vị tính (nếu có)
+ Phải ghi nguồn của thông tin trong bảng Cách ghi giống như tríchdẫn tài liệu; ghi ở cuối bảng
Trang 16-Tài liệu tham khảo: Nêu xuất xứ của toàn bộ các sách, ấm phẩm, tạp
chí…đã được trích dẫn hoặc được sử dụng về ý tưởng trong đề tài
Theo cách thức trình bày cập nhật nhất hiện nay, tài liệu tham khảođược trình bày như sau:
- Xếp theo từng ngôn ngữ, tiếng Việt đầu tiên, rồi đến các ngôn ngữ khác(Anh, Nga…)
- Xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC
+ Tác giả người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ
+ Tác giả người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên
+ Tài liệu không có tác giả, coi tên cơ quan ban hành như tác giả và xếp
theo chữ đầu của cơ quan đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam xếp theo chữ Đ)
- Đánh số thứ tự liên tục cho toàn bộ tài liệu tham khảo mọi thứ tiếng
- Trật tự trình bày tài liệu tham khảo là sách:
STT Tên tác giả (năm công bố), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản Lưu ý:
1 Ngôn từ trong văn bản khoa học
a Từ ngữ
- Có nhiều thuật ngữ chuyên ngành
- Sử dụng lớp từ khoa học chung VD: cấu trúc, hệ thống, yếu tố, chức năng, phương pháp…
- Từ ngữ đơn nghĩa Thật hạn chế và thận trọng khi dùng từ đa nghĩa
b Ngữ pháp
- Câu có cấu tạo hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ, đặc biệt là các loại câuphức, câu ghép có các liên từ thích hợp
-Cho phép sử dụng câu vô nhân xưng, khuyết chủ ngữ, câu có chủ ngữ
phiếm chỉ VD: Thiết nghĩ…, Có thể thấy rằng, Từ điểm A bất kỳ, kẻ 1 đường thẳng…; đồng thời cho phép dùng những đại từ ngôi thứ nhất số nhiều như người ta, chúng tôi… ở câu danh xưng.
- Thường dùng câu trần thuật và câu nghi vấn chính danh
Trang 17- Phổ biến dùng các từ ngữ liên kết, chuyển đoạn giữa các đoạn văn đểtăng tính mạch lạc cho văn bản.
2 Trình bày văn bản khoa học
- Tên người hướng dẫn
- Nơi thực hiện và năm thực hiện (Nguyễn Minh Thuyết, 2001;146)
b Trình bày mục lục
- Mục lục thường được để phần đầu đề tài, sau trang đề từ (ghi lời cảmơn); các quy tắc viết tắt (nếu có), trước phần MỞ ĐẦU của đề tài
- Ghi rõ các phần (MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN), tên chương và một vài mục
ở cấp độ dưới chương (thuộc phần NỘI DUNG), chú kèm số thứ tự của trang
Trang 18+ Các văn bản hành chính thông dụng là những văn bản mang tính thôngtin quy phạm nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc dùng để thựchiện các tác nghiệp hành chính trong hoạt động của các cơ quan quản lý hànhchính nhà nước, các tổ chức khác
+ Đây là hình thức văn bản được sử dụng phổ biến để truyền đạt, trao đổicác thông tin quản lý; hướng dẫn thực hiện những tác nghiệp cụ thể về chuyênmôn báo cáo, phản ánh tình hình; giao dịch, trao đổi công việc; ghi chép và theodỗi những vấn đề cần quản lý trong nội bộ cơ quan
- Văn bản hành chính cá biệt : Quyết định cá biệt và chỉ thị cá biệt
- Văn bản hành chính thông thường có tên loại: thông cáo, thông báo,
chương trình, kế hoạch, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng
- Văn bản hành chính thông thường không có tên loại : Các loại công
văn hành chính: Là loại văn bản không có tên loại dùng làm phương tiện giao
dịch hành chính giữa các cơ quan, tổ chức hoặc giữa cơ quan, tổ chức với côngdân Phạm vi sử dụng của công văn rất rộng, liên quan đến các lĩnh vực hoạtđộng thường xuyên của cơ quan, tổ chức
VD: Mẫu Quyết định cá biệt (Ban hành hoặc phê duyệt văn bản khác)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : QĐ Thái Nguyên, ngày tháng năm 200
Trang 19QUYẾT ĐỊNH
Ban hành (Phê duyệt)……(1)…………
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Căn cứ Quyết định
số ;
Căn cứ quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng được quy định tại Điều
lệ trường đại học, ban hành theo quyết định
số ;
Căn cứ ………(2)……….Xét đề nghị của các Ông (Bà) Trưởng phòng
Nơi nhận : HIỆU TRƯỞNG
- Như điều ….; Hoặc KT HIỆU
(3) Nội dung văn bản
Trang 20a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồmcác thành phần sau:
1 Quốc hiệu;
2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
3 Số, ký hiệu của văn bản;
4 Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
5 Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
6 Nội dung văn bản;
7 Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
8 Dấu của cơ quan, tổ chức;
9 Nơi nhận;
10 Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).
b) Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếuchuyển, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổsung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-mail; số điện thoại, số Telex, số Fax
c) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộtrưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định
4.2.2.3 Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
Trang 21Kỹ thuật trình bày văn bản quy định tại Thông tư 55 bao gồm khổ giấy,kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức,phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối vớivăn bản được soạn thảo trên máy vi tính sử dụng chương trình soạn thảo văn bản(như Microsoft Word for Windows) và in ra giấy; có thể áp dụng đối với vănbản được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặcđối với văn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn; không áp dụng đối với văn bảnđược in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác
a Khổ giấy, kiểu trình bày và định lề trang văn bản
- Khổ giấy : Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày
trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm) Các loại văn bản như giấy giới thiệu,giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển có thể được trình bày trên giấykhổ A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn
- Kiểu trình bày : Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được
trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiềudài) Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làmthành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng củatrang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng)
- Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
Trang mặt trước Trang mặt sau Lề trên cách mép trên từ 20-25 mm từ 20-25 mm; Lề dưới cách mép dưới từ 20-25 mm từ 20-25 mm Lề trái cách mép trái từ 30-35 mm từ 15-20 mm Lề phải cách mép phải từ 15-20 mm từ 30-35 mm
- Đánh số trang văn bản