Tập bài giảng Tiếng Việt Thực hành, dành cho sinh viên các trường cao đẳng Sư phạm. 1. Đối tượng sử dụng bài giảng Sinh viên ngành Tiểu học năm thứ hai học kỳ 2. 2. Mục đích yêu cầu đặt ra cho đối tượng sử dụng bài giảng Cung cấp cho sinh viên một tài liệu học tập phục vụ cho môn học. Sinh viên sử dụng tập bài giảng như một tài liệu học tập và tham khảo. Sau mỗi chương sinh viên cần giải quyết hết các câu hỏi và bài tập đã đề ra. 3. Cấu trúc cuốn tập bài giảng: Tập bài giảng gồm các phần, chương mục sau Phần A: mở đầu Phần B: Nội dung Chương 1: Rèn luyện kĩ năng đọc Chương 2: Rèn luyện kĩ năng viết chữ Chương 3: Rèn luyện kĩ năng nghe nói
Trang 1PHẦN A: MỞ ĐẦU
1 Đối tượng sử dụng bài giảng
Sinh viên ngành Tiểu học năm thứ hai học kỳ 2
2 Mục đích yêu cầu đặt ra cho đối tượng sử dụng bài giảng
- Cung cấp cho sinh viên một tài liệu học tập phục vụ cho môn học
- Sinh viên sử dụng tập bài giảng như một tài liệu học tập và tham khảo
- Sau mỗi chương sinh viên cần giải quyết hết các câu hỏi và bài tập đã đề ra
3 Cấu trúc cuốn tập bài giảng: Tập bài giảng gồm các phần, chương mục sau
- Phần A: mở đầu
- Phần B: Nội dung
Chương 1: Rèn luyện kĩ năng đọc
Chương 2: Rèn luyện kĩ năng viết chữ
Chương 3: Rèn luyện kĩ năng nghe nói
4 Sơ lược về các kiến thức chính sẽ trình bày trong tập bài giảng
Tập bài giảng bao gồm các kiến thức cơ bản như: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểuvăn bản và kĩ năng đọc thành tiếng Rèn luyện kĩ năng viết chữ và kĩ năng viết một sốkiểu loại văn bản Rèn luyện kĩ năng nghe nói (kể chuyện, trình bày một vấn đề)
5 Những đặc điểm mới của tập bài giảng
Tập bài giảng đi sâu phân tích, làm rõ những vấn đề quan trọng của môn học,
bổ xung thêm những kiến thức, quan điểm mới mang tính cập nhật, hiện đại
6 Hướng dẫn sử dụng tập bài giảng
Sinh viên đọc kỹ tập bài giảng trước khi lên lớp, kết thúc mỗi chương, bài cần
Trang 2Mục tiêu của chương
1 Kiến thức
- Xác định được những yêu cầu chung của việc đọc hiểu văn bản
- Trình bày và nhận xét được quy trình phân tích văn bản
- Chỉ ra đúng các bước trong hoạt động tóm tắt văn bản
- Trình bày và phân tích được quy trình tổng thuật văn bản
- Trình bày được những kiến thức về ngôn ngữ học và Tiếng Việt có liên quanđến kĩ năng đọc thành tiếng như: đọc là một trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết,các hình thức đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc đúng, đọc diễn cảm…
2 Kĩ năng
- Vận dụng được quy trình phân tích văn bản để đọc hiểu văn bản
- Biết cách tóm tắt một văn bản theo những hình thức khác nhau
- Sử dụng được quy trình tổng thuật văn bản
- Hình thành kĩ năng đọc thành tiếng và có thể đọc mẫu các bài tập đọc cho họcsinh ở Tiểu học
3 Thái độ
Trang 3- Tích cực rèn luyện thực hành để có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, kĩ xảođọc hiểu văn bản.
- Luôn luôn ứng dụng những điều được học tập và rèn luyện vào đời sống giao tiếpngôn ngữ thường ngày
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng đọc, đáp ứng một trong những yêu cầu nghiệp vụ đầutiên và tối thiểu để trở thành một giáo viên Tiểu học
1 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1.1 Phân tích văn bản
1.1.1 Tìm hiểu chung về phân tích văn bản
a Khái niệm văn bản:
Đọc và nhận xét các VD sau:
(1) Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
(2) Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
(3) Tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiềucâu, nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cáchtrọn vẹn
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xâydựng theo một kết cấu mạch lạc
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầubằng 1 nhan đề và kết thúc bằng những hình thức thích hợp với từng loại văn bản)
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định
b Các loại văn bản:
Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp phân biệt thành các loại văn bản sau:
- VB thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: thư, nhật kí…
- VB thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch…
Trang 4- VB thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học: SGK, tài liệu học tập, bài báo Khoahọc, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu…
- VB thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính: đơn, biên bản, nghị quyết, quyếtđịnh, luật…
- VB thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận: bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch,tuyên ngôn…
- VB thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí: bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn,tiểu phẩm…
c Phân tích văn bản
Hãy đọc văn bản dưới đây và trả lời các nhiệm vụ:
NGƯỜI ĂN XIN
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố Một ngườì ăn xin già lọm khọm đứng ngay trướcmặt tôi
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơithảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xíbiết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, Ông rên rỉ cầu xin cứugiúp
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả mộtchiếc khăn tay Trên người tôi chẳng có tài sản gì
Người ăn xin vẫn đợi tôi Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy
Tôi chẳng biết làm cách nào Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm Đôi môi tái nhợt nở nụcười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi – Ông lão nói bằnggiọng khản đặc
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão
Theo TUỐC – GHÊ – NHÉP
(SGK lớp 4 – tập 1)
- NV 1: Hãy cho biết văn bản trên viết về vấn đề gì?
Trang 5- NV 2: Văn bản đó nhằm hướng tới đối tượng bạn đọc nào?
- NV 3: Văn bản đó được viết ra nhằm mục đích cụ thể gì?
- NV 4: Văn bản được viết như thế nào?
Phân tích văn bản thực chất là quá trình đọc hiểu văn bản Đọc văn bản là mộthoạt động, hiểu văn bản chính là mục đích, là kết quả của hoạt động ấy Đọc là mộtcách giao tiếp giữa bạn đọc với người viết để hiểu về những điều người viết trình bàytrong văn bản Vì vậy hoạt động đọc văn bản là hoạt động người đọc tự phân tích vănbản để hiểu cho rõ những điều người viết thể hiện trong đó Quá trình viết văn bản làquá trình mã hoá ngôn ngữ, chuyển ý thành lời ở phía người viết, thì quá trình đọc lại
là quá trình giải mã ngôn ngữ chuyển lời thành ý trong nhận thức của người đọc.Muốn hiểu được văn bản, muốn biết những điều người viết “gửi gắm” trong văn bản là
gì, người đọc thường luôn luôn tự phân tích để làm rõ một số câu hỏi sau:
- Văn bản viết về vấn đề gì? (nội dung của văn bản )
- Văn bản viết ra nhằm đạt kết quả gì? (mục đích giao tiếp của văn bản )
- Văn bản nhằm tới hoạt động nào? (đối tượng giao tiếp của văn bản )
- Văn bản được viết như thế nào? (cách thức giao tiếp của văn bản )
1.1.2 Phân tích nội dung giao tiếp của văn bản
Thông thường, để phát hiện ra nội dung giao tiếp của văn bản – cũng là mảnghiện thực được tác giả phản ánh – người đọc có thể đọc kĩ hoặc đọc lướt nhanh toàn bộvăn bản để có được cảm nhận về nội dung cần tiếp nhận trong văn bản ấy
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các nhiệm vu bên dưới:
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên Conngười lao động, đánh cá, săn bắn Con người đánh trống, thổi kèn Con người cầm vũkhí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,
… Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc Bên cạnh xung
Trang 6quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chimLạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,… Đó đây, hình tượng ghép đôi muôngthú, nam nữ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.
(Theo Nguyễn Văn Huyên – SGK lớp 4 – tập 2)
- NV 1: Hãy cho biết văn bản trên viết về vấn đề gì?
- NV 2: Căn cứ vào những yếu tố nào để xác định nội dung của văn bản?
Nội dung giao tiếp của văn bản bao gồm:
- Nội dung khách quan: bao gồm các thông tin sự việc, sự kiện, hiện tượng… xảy
ra trong thực tế của thiên nhiên, xã hội Đây là những thông tin tương đối phổ cập(thông tin mở) mọi người đều có thể biết ở những mức độ khác nhau (phụ thuộc vàotrình độ, vốn sống, nghề nghiệp, thái độ quan tâm)
- Nội dung chủ quan: bao gồm những sự kiện, tâm trạng trong thế giới nội tâmcủa con người như: Buồn, vui, yêu, ghét, khinh trọng, nồng nhiệt hoặc lạnh lẽo…trong quan hệ với tự nhiên và xã hội => Đó là thái độ, tình cảm của nhân vật giao tiếpđối với ngoại cảnh hoặc người đối thoại
Để định hướng được nội dung tiếp nhận trong văn bản cần dựa vào những yếu tốsau:
- Đầu đề của văn bản: Nhìn chung, đầu đề trong các văn bản khoa học, chínhluận tự nó cũng chỉ ra được hiện thực và nhiều khi cả giới hạn của hiện thực đượcphản ánh trong văn bản đó
- Các đề mục trong văn bản đó: (Không phải văn bản nào cũng có đề mục)
+ Đối với văn bản có đề mục thì chính các đề mục đó sẽ góp phần cụ thể hoáthêm cho đầu đề văn bản, giúp người đọc xác định càng rõ ràng hơn nội dung, càngchính xác hơn hướng tiếp nhận văn bản Những đề mục lớn nhỏ này tự nó trở thànhnhững cái mốc định hướng cho việc giải mã nội dung của văn bản một cách có hiệuquả
+ Đối với văn bản không có đề mục: Người đọc có thể dựa vào những câu innghiêng hoặc những dòng chữ in đậm trong văn bản… Đây là những câu chứa thôngtin quan trọng mà người viết muốn người đọc chú ý
Đây chỉ là những dự cảm đầu tiên về nội dung văn bản Những dự cảm này sẽđược làm sáng rõ dần hoặc được khẳng định đúng hay sai trong quá trình chúng tatiếp tục tìm hiểu những yếu tố khác khi tiến hành đọc kĩ văn bản
Trang 7- Các từ ngữ then chốt: Sau khi đọc lướt nhanh các đề mục, các câu in đậm, innghiêng trong văn bản, để có được sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về nội dung củavăn bản, chúng ta phải đọc kĩ lưỡng, cẩn thận văn bản đó Để có được sự hiểu biết sâusắc, toàn diện về văn bản, khi đọc chúng ta cần chú ý đến các từ then chốt Đó lànhững từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong việc thể hiện đậm nét nhất đề tài vàchủ đề của văn bản Đây chính là những từ ngữ xuất hiện với tần số cao nhằm duy trì
đề tài, đảm bảo sự thống nhất nội dung cho văn bản
1.1.3 Phân tích mục đích giao tiếp của văn bản
Mỗi văn bản thường có những mục đích giao tiếp nhất định, mục đích giao tiếprất đa dạng và sẽ được người đọc xác định cụ thể khi tiếp xúc với văn bản Mục đíchcủa một văn bản có thể chia nhỏ thành mục đích tác động về nhận thức, mục đích tácđộng về tình cảm, mục đích tác động về hành động
Hiệu quả giao tiếp của văn bản sẽ được đánh giá bằng việc mục đích giao tiếp đãđạt đến chừng mực nào Hiệu quả giao tiếp của văn bản đã đạt đến chừng mực nào làtuỳ thuộc vào sự tác động của văn bản tới người nghe, làm cho họ thay đổi đến chừngmực nào của nhận thức, về tình cảm và về hành động theo hướng mà người viết mongmuốn Nhưng đích đó có đạt được hay không lại tuỳ thuộc vào cách xử lí hiện thựcđược đưa vào văn bản của tác giả Có thể cùng một hiện thực nhưng với cách xử líkhác nhau sẽ dẫn đến cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau ở người đọc đối với văn bản
và theo đó văn bản cũng sẽ đạt được đích ở những mức độ khác nhau
Đọc văn bản sau và trả lời các nhiệm vụ bên dưới:
“LỪA VÀ NGỰA”
Người nọ có một con lừa và một con ngựa Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡingựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá,liền khẩn khoản xin với ngựa:
- Chị ngựa ơi! Chúng ta là bạn đường Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôicũng được Tôi kiệt sức rồi
Ngựa đáp:
- Thôi, việc ai nấy no Tôi không giúp chị được đâu
Lừa gắng quá, kiệt lực, ngã gục xuống và chết bên vệ đường Người chủ thấy vậybèn chất tất cả đồ đạc từ lưng lừa sang lưng ngựa Ngựa bấy gjờ mới rên lên:
Trang 8- Ôi, tôi mới dại dột làm sao! Tôi đã không muốn giúp lừa dù chỉ chút ít, nên bâygiờ phải mang nặng gấp đôi.
(Theo Lép Tôn – Xtôi, Thúy Toàn dịch, SGK ớp 3, tập 1)
- NV1: Hãy xác định mục đích của văn bản trên?
- NV2: Tìm những cơ sở để giúp cho việc xác định được mục đích ấy?
Để xác định được chính xác mục đích giao tiếp của văn bản chúng ta có thể dựa vào các yếu tố sau:
- Dựa vào đầu đề của văn bản
- Hệ thống những câu chủ đề chứa đựng trong các đoạn văn (không phải lúc nàocũng được nói thẳng ra, mà thường chỉ là sự suy ra, nhận ra đằng sau cách lựa chọnhiện thực, đằng sau cách dùng các từ ngữ, đằng sau cách sắp đặt lời lẽ được ghi trongvăn bản) Đó là chính kiến, quan điểm, thái độ… của tác giả bộc lộ qua đề tài Việctìm hiểu chủ đề trong văn bản chính là đi tìm cái đích chi phối việc lựa chọn nội dung,lựa chọn cách thức trình bày của tác giả Tìm hiểu chủ đề cần phải dựa vào đầu đề, dựavào những mục đề lớn nhỏ có trong văn bản
- Dựa vào phần mở đầu và kết thúc của chính văn bản ấy Tuỳ đặc điểm loại hìnhvăn bản và tuỳ đặc điểm của từng bài viết cụ thể mà phần mở đầu và kết thúc văn bảnnày có hoặc không có, có thể được viết ra một cách cụ thể, rõ ràng hay bị lược bỏ Tuyvậy, vẫn có thể nói rằng, đối với văn bản có phần mở đầu và phần kết thúc văn bản thìchính những phần này cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp chúng ta tìm hiểuhướng đích của văn bản
1.1.4 Phân tích đối tượng giao tiếp của văn bản (nhân vật giao tiếp)
- Người nói, người viết và người nghe, người đọc gọi chung là nhân vật giao tiếp,
là đối tượng mà văn bản hướng tới, họ có quan hệ một chiều hoặc hai chiều với nhau
Có khi là một nhưng có lúc lại là số đông, cũng có trường hợp mặc dù người nhận là
số đông song chỉ có một hoặc một số nhất định trong số đông đó là đối tượng giaotiếp nhất định mà người phát hướng tới
- Hiệu quả giao tiếp không chỉ phụ thuộc vào người phát mà còn cả ở ngườinhận Vì thế, việc hiểu biết về người tiếp nhận là điều không thể thiếu đối với ngườiviết (đó là những hiểu biết về thói quen sử dụng ngôn ngữ, kinh nghiệm, hoàn cảnhsống, nhu cầu, hứng thú, tâm lí….), từ đó lựa chọn phương tiện ngôn ngữ phù hợp với
Trang 9“khẩu vị” của họ và lựa chọn nội dung giao tiếp khơi gợi, duy trì được hứng thú củahọ…
Đọc lại ba văn bản và thực hiện các nhiệm vụ bên dưới:
- Người ăn xin
- Trống đồng Đông Sơn
- Lừa và ngựa
- NV1: Hãy cho biết những văn bản này hướng tới đối tượng bạn đọc nào?
- NV2: Tìm những cơ sở để xác định nhanh và đúng được những đối tượng ấy? Những cơ sở để xác định đối tượng giao tiếp của văn bản
- Dựa vào tên sách, loại sách hoặc tên bài viết
- Dựa vào hệ thống các danh từ chỉ người hoặc các đại từ nhân xưng, đại từ thaythế xuất hiện trong văn bản
- Dựa vào các chi tiết, các hình ảnh, các cách dẫn giải, so sánh được lựa chọn và
sử dụng trong văn bản
- Dựa vào hệ thống các từ ngữ mang tính chất đặc trưng khác
1.1.5 Phân tích cách thức giao tiếp của văn bản (hình thức tổ chức của văn bản)
Đọc và nêu nhận xét về hai cách viết dưới đây:
a “Từ giữa tháng 3 – 1945 trở đi, cách mạng đã chuyển sang cao trào, phong tràođấu tranh vũ trang và những cuộc khởi nghĩa từng phần lien tiếp nổ ra ở nhiều địaphương Ở khu căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
đã phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hang loạt xã, chân,huyện Ở nhiều địa phương, quần chúng cách mạng đã cảnh cáo bọn quân lại, tổng lícường hào cố ý chống lại cách mạng, trừng trị bọn việt gian Ở nhiều thị xã, thành phố
và ngay cả ở Hà Nội , các đội danh dự Việt Minhđã táo bạo trừ khử một số tên tay saiđắc lực của địch, kích thích tinh thần cách mạng của quần chúng ”
(SGK lịch sử lớp 9, T 90)
b “Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rungQuân đi điệp điệp trùng trùngÁnh sao đầu sung bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Trang 10Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay….”
(Việt Bắc – Tố Hữu)Tìm hiểu văn bản, nếu như ta chỉ xem xét nội dung mà không chú ý tới hình thức
tổ chức của văn bản thì đó là một thiếu sót lớn Bởi lẽ, nội dung bao giờ cũng có sựthống nhất với hình thức Nếu hình thức không phù hợp sẽ dễ dàng dẫn đến chỗ phá
vỡ nội dung Cùng một nội dung nhưng cách tổ chức khác nhau (ngôn ngữ khác nhau,
bố cục khác nhau, lập luận khác nhau…) sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp khác nhau Vìvậy, khi đọc hiểu một văn bản, việc xác định thể loại của văn bản, xác định phươngthức trình bày văn bản cũng sẽ góp phần giúp cho người đọc thấy rõ hơn cái hay trongnghệ thuật ngôn từ của văn bản, sự phù hợp giữa nội dung và hình thức trình bày vănbản và từ đó người đọc sẽ xác định được rõ ràng hơn cách hiểu như thế nào cho thậtchính xác những thông tin đưa ra trong văn bản đó
1.2 Tóm tắt văn bản
1.2.1 Tìm hiếu chung về tóm tắt văn bản
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các nhiệm vụ bên dưới:
VỊNH HẠ LONG
Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời Sóng nước
Hạ Long quanh năm trong xanh Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực Mùa hè của Hạ
Trang 11Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển
và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long Những ngày hè đi trên
bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại Những âm thanh của sự sống trăm ngả tựu về, theo gió ngân lên vang vọng
Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn
(Theo Thi Sảnh – SGK Tiếng việt 5, tập 1, T 71)
- NV1: Hãy tóm tắt lại văn bản trên
- NV2: Giải thích mục đích tóm tắt văn bản của mình
- NV3: Đối chiếu các chi tiết, lời văn, cách sắp xếp chi tiết, bố cục của văn bản tóm tắt với văn bản gốc
- NV4: Từ đó hiểu như thế nào là tóm tắt văn bản?
- Tóm tắt văn bản là ghi lại những nội dung chính, những thông báo chủ yếu của văn bản gốc dưới dạng dồn nén các thông tin theo một mục đích nào đó đã được định trước
- Yêu cầu của tóm tắt văn bản :
+ tóm tắt phải đảm bảo ngắn gọn, cô đọng so với bản gốc
+ Phản ánh trung thành những nội dung cơ bản, những hướng đích và cách thứclập luận, trình bày nd của văn bản gốc
+ Tuyệt đối không được làm sai lạc ý đồ của tác gỉa, không xuyên tạc hoặc thêmbớt bất kì một chi tiết nào vào bản tóm tắt
+ Cần phù hợp với mục đích đặt ra Bản tóm tắt càng ngắn, càng gọn mà vẫnthoả mãn được mục đích đặt ra thì càng tốt
- Mục đích của tóm tắt văn bản :
+ Lưu giữ tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất
+ Nhớ nhanh những thông tin về nội dung cơ bản, những ý cốt lõi, những luậnđiểm chủ yếu của văn bản gốc
+ Khi cần thiết có thể sử dụng bản tóm tắt để trích dẫn hoặc làm căn cứ để khôiphục lại nội dung thông tin của văn bản gốc
Trang 12+ Giúp việc nhìn bao quát lại toàn bộ nội dung cũng như quá trình lập luận, dẫndắt của văn bản gốc trở nên dễ dàng hơn.
1.2.2 Lựa chọn hình thức tóm tắt văn bản
Tùy theo mục đích, tùy theo phương thức trình bày của văn bản gốc mà ngườiđọc có thể chọn những hình thức tóm tắt khác nhau Bản tóm tắt có thể dài, có thểngắn, có thể chi tiết, có thể sơ lược, có thể trích dẫn lời văn của văn bản gốc, cũng cóthể chỉ là lời văn của người tóm tắt, có thể chỉ thuần túy tóm tắt nội dung văn bản,cũng có thể vừa tóm tắt nội dung văn bản vừa đưa cả những suy nghĩ, những cảm nhậncủa người tóm tắt
Như vậy, có thể khẳng định trong thực tế của việc tóm tắt văn bản, có nhiềuhình thức tóm tắt khác nhau Việc lựa chọn hình thức tóm tắt nào là có hiệu quả nhấtchỉ có thể được đánh giá một cách cụ thể tùy thuộc vào mục đích tóm tắt, tùy thuộcvào văn bản cụ thể
b Tóm tắt thành văn bản nhỏ (bố cục 3 phần)
- Phần mở đầu và kết thúc có thể được tóm tắt bằng cách đưa câu chủ đề có trongphần mở đầu và kết thúc của văn bản gốc vào văn bản tóm tắt Với những văn bản gốckhông có câu chủ đề, cần phải tìm cách tóm tắt các ý đó thành một hai câu để đưa vàobản tóm tắt
- Phần triển khai có thể được tóm tắt lần lượt bằng cách bám theo các luận điểmđược trình bày trong văn bản gốc
-> Khi sắp xếp các câu cần sử dụng các ph tiện ngôn ngữ thích hợp và chú ý sửdụng hệ thống thuật ngữ phù hợp liên kết các câu lại thành một thể thống nhất, mạchlạc
c Tóm tắt thành một câu
Trang 13Cách này đòi hỏi phải nắm được đề tài và chủ đề của văn bản (dựa vào câu chủ
đề trong các đoạn văn) rồi trên cơ sở suy luận để tự tóm tắt văn bản thành một câu.(dồn nén thông tin một cách tối đa)
- Bố cục của bản tóm tắt (phụ thuộc vào hình thức tóm tắt)
- Độ chính xác cảu các từ ngữ, câu chữ mượn từ văn bản gốc
- Kiểm tra câu chữ, văn phong của văn bản tóm tắt
- Kiểm tra các nd khác: chính tả, dấu câu, các chữ viết nghiêng dậm, các đềmục…
- NV: Tìm đọc một số văn bản thuyết minh, miêu tả, tự sự… sau đó tóm tắt lạicác văn bản đó theo những hình thức khác nhau
Trang 14-> Dù tổng thuật theo vấn đề nào người viết tổng thuật cũng phải cho bạn đọc rõtên tác giả, tên công trình khoa học, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn Khicần thiết, người viết tổng cũng có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổsung về cuộc đời tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, hoặc những thông tin khác đểgiúp bạn đọc hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về nội dung tổng thuật.
1.3.2 Tìm hiểu cách thức tổng thuật văn bản
a Định hướng tổng thuật
- Xác định mục đích và nội dung tổng thuật
- Xác định công trình lựa chọn sẽ tổng thuật
- Chọn cách tổng thuật: dựa vào mục đích tổng thuật và nội dung tổng thuật để có
sự lựa chọn cách tổng thuật theo vấn đề hay theo cách điểm lần lượt từng công trìnhsao cho phù hợp
- Dự kiến số trang định viết
b Lập đề cương tổng thuật
- Xắp xếp các ý lớn thành đề cương khái quát
- Bổ sung, sắp xếp các ý nhỏ vào mục trong đề cương khaí quát để có được đềcương chi tiết
c Viết văn bản tổng thuật (3 phần)
- Phần mở đầu: Giới thiệu chung về vấn đề tổng thuật
- Phần triển khai: Nêu lần lượt các vấn đề, hoặc điểm lần lượt các công trình cầntổng thuật Có thể đưa ra những nhận định, những ý kiến bàn bạc riêng của mình
- Phần kết thúc: Tóm tắt lại nội dung đã trình bày, đưa ra những đánh giá chunghoặc những đề xuất, những lưu ý cần thiết
Cuối bản tổng thuật cần lập một bản danh mục tất cả các tài liệu đã được tổngthuật với đầy đủ tên tác giả, tên tác phẩm, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang tríchdẫn…
d Kiểm tra lại văn bản tổng thuật
- Có phù hợp với mục đích đặt ra không
- Có sai sót gì về nội dung không
- Có bản danh mục tài liệu tham khảo không
- Có sơ suất gì về cách diễn đạt không
Nếu có cần điều chỉnh sửa lại văn bản cho phù hợp
Trang 15CÂU HỎI (BÀI TẬP)
Câu 1: Anh chị hiểu thế nào là phân tích văn bản? Hãy phân tích văn bản sautrong đó cần trả lời được các câu hỏi bên dưới:
- VB 1:
CON QUẠ THÔNG MINH
Một con quạ khát nước Nó tìm thấy một chiếc lọ có nước Song nước trong lọ
có ít, cổ lọ lại cao, nó không sao thò mỏ vào uống được Quạ liền nghĩ ra một kế Nólấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào lọ Nước dâng lên dần dần Thế là quạ tha hồ uống
(Theo La Phông – ten, SGK Tiếng việt lớp 1, tập 2, T79)
- Văn bản viết ra nhằm đạt kết quả gì?
- Văn bản viết ra nhằm tới người đọc nào?
- Văn bản được viết như thế nào?
Câu 2: Để định hướng được nội dung giao tiếp của văn bản, việc đọc kĩ, đọc lướtcần dựa vào những yếu tố nào?
Câu 3: Có những yếu tố cơ bản nào để xác định chính xác mục đích giao tiếp củavăn bản?
Câu 4: Tóm tắt văn bản cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Trang 16Câu 8: Việc tổng thuật văn bản khoa học cần phải đạt được những mục đích, yêucầu chủ yếu nào?
Câu 9: Những cơ sở chính nào để có thể lấy làm chỗ dựa cho việc xác định đốitượng giao tiếp của văn bản?
Câu 10: Hãy đặt nhan đề cho văn bản sau (yêu cầu đặt được 03 nhan đề khácnhau)
“Một hôm, chú bé Ép – xây - ca thấy mình rơi xuống đáy biển, nhưng chú chẳng
hề sợ hãi Chú ngồi lên một tảng đá có phủ lớp rong màu hung thật âm Chú nhìn xungquanh rồi thốt lên: “Ôi! Tuyệt đẹp!”
Một con sao biển đỏ thắm đang chậm chạp bò Những con tôm hùm mang bộ râudài đang bệ về bước trên các hòn đá Một con cua đang bò ngang choc nào cũng thấybao nhiêu vật lạ Đây là hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh dưới nước Đàn tôm conlao vun vút như ruồi Bác rùa biển khệnh khạng, có hai con cá xanh như đôi bướm đùagiỡn phía trên mai…”
(Theo M.Gori - ki)Câu 11
Xác định nội dung giao tiếp của văn bản sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.
(Trường Chinh)Câu 12
Xác định nội dung giao tiếp của văn bản sau:
Lời khuyên của bố
“Học quả là khó khăn gian khổ Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối đến trường sau một ngày lao động vất vả Cả đến những người lính vừa ở thao trường là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết Con hãy nghĩ đến các trẻ em câm điếc mà vẫn thích học.
… Con hãy tưởng tượng mà xem nếu phong trào học tập ấy mà ngừng lại thì nhân loại
sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt trong sự dã man Bố tin rằng con sẽ luôn cố gắng và
sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.”
Trang 17(A Mi Xi)Câu 13
Xác định mục đích giao tiếp của văn bản sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.
(Trường Chinh)Câu 14
Xác định mục đích giao tiếp của văn bản sau:
Lời khuyên của bố
“Học quả là khó khăn gian khổ Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối đến trường sau một ngày lao động vất vả Cả đến những người lính vừa ở thao trường là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết Con hãy nghĩ đến các trẻ em câm điếc mà vẫn thích học.
… Con hãy tưởng tượng mà xem nếu phong trào học tập ấy mà ngừng lại thì nhân loại
sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt trong sự dã man Bố tin rằng con sẽ luôn cố gắng và
sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.”
(A Mi Xi)Câu 15
Xác định nội dung giao tiếp của văn bản sau:
Tác dụng của sách
“Sách đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh,
về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra những vũ trụ vô tận với những quy luật của
nó, hiểu được Trái Đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau Những quyển sách xã hội học lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng…”
(NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000)
Câu 16
Xác định nội dung giao tiếp của văn bản sau:
Trang 18Bưởi Phúc Trạch
… “Chẳng mấy ai dùng bưởi cho người ốm ăn, mà thường dùng cam ấy thế
mà ở Hà Tĩnh, người ta cố mua cho được bưởi Phúc Trạch khi trong nhà có người ốm đau… Già nua tuổi tác, người mệt mỏi, miệng khô, được ăn múi bưởi Phúc Trạch cảm thấy tính táo, dễ chịu,… Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, thương binh được ưu tiên dành phần bưởi Có cô gái vượt núi hàng chục ki – lô - mét chỉ cốt mang cho được mấy quả bưởi đến một trạm quân y Các anh bộ đội qua làng, nghỉ chân dưới gốc đa, mấy bà mẹ gánh nước chè xanh và mang bưởi ra tiếp Vị ngọt thanh của bưởi làm tiêu tan nỗi mệt nhọc trên đường hành quân ”
(Võ Văn Trực)Câu 17
Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản sau (yêu cầu đặt được 3 nhan đề khácnhau):
“Một con cáo chẳng may bị kẹp đuôi vào bẫy, trong lúc giẫy giụa nó bị cụt cả đuôi, còn lại có độc một mẩu cuối Mới đầu nó xấu hổ quá không dám lộ diện trước những con khác cùng đàn Nhưng cuối cùng nó quyết ý, đã chẳng may thì đành phải sượng mặt và triệu tất cả các con cáo khác đến một cuộc họp toàn thể để cùng bàn một sáng kiến do nó đề xướng Khi cả đàn tụ họp đông đủ, cáo đề xuất ý kiến là tất cả đều nên vứt bỏ đuôi đi.
Nó chỉ ra rằng có đuôi quả là bất tiện khi bị kẻ thù, tức là chó, săn đuổi hoặc khi ngồi trò chuyện nó mới vướng làm sao Đi lại mà phải mang cái gánh nặng vô tích
sự ấy thật chẳng lợi lộc gì “Nghe hay đấy”, một con cáo già nói, nhưng tôi cho rằng nếu như không do tình cờ mà anh bị cụt mất đuôi thì chắc gì anh khuyên chúng tôi bỏ món đồ trang sức của chính mình.”
(Truyện ngụ ngôn )Câu 18
Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản sau (yêu cầu đặt được 3 nhan đề khácnhau):
“Một hôm cáo bị mấy người thợ săn rượt đuổi Trông thấy bác tiều phu, nó liền khẩn khoản xin bác che chở Bác tiều phu bảo cáo vào lều nhà mình để trốn Chẳng mấy lúc, toán thợ săn đến hỏi bác tiều phu xem có thấy cáo chạy qua đường này không Bác tiều phu nói: “không”, nhưng vừa nói bác vừa chỉ vào chỗ cáo trốn ấy thế
Trang 19nhưng những người thợ săn tin lời bác và không mảy may đến nơi cáo trốn Khi toán thợ săn đi rồi cáo ta mới mò ra bỏ chạy, không nói một lời Bác tiều phu trách cáo vì bác đã che giấu cho cáo ấy thế mà cáo không mảy may có lấy một lời cảm ơn Cáo nói: “Giá mà lời nói của ông đi đôi với việc làm và bản chất của ông thì tôi đã phải cảm ơn ông rồi”.
(Truyện ngụ ngôn)
2 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG
2.1 Tìm hiểu kĩ năng đọc thành tiếng, xác định kĩ năng đọc một bài tập đọc
cơ bản
2.1.1 Mục đích của việc rèn luyện kĩ năng đọc.
- Đọc là một hoạt động giao tiếp bằng chữ viết, là hành vi tiếp nhận thông tinqua văn bản Nhờ hoạt động đọc mà con người chuyển giao cho nhau những thông tin,hiểu biết, làm giàu thêm tri thức ở mỗi người và thúc đẩy xã hội không ngừng pháttriển
- Đối với học sinh – đọc là hoạt động học tập
- Đối với một nhà khoa học – đọc là hoạt động nghiên cứu
- đối với phát thanh viên, biên tập viên – đọc là một hoạt động quảng bá thôngtin đến hàng triệu công chúng
- Một người lúc nghỉ ngơi – đọc là một nhu cầu giải trí
- Đối với giáo viên – đọc nhằm mục đích để học tập, để tham khảo tài liệu, đọccòn là một hoạt động nghề nghiệp, một công việc thường xuyên diễn ra trong dạy học
2.1.2 Các hình thức đọc.
Ở bậc Tiểu học, học sinh được rèn luyện kĩ năng đọc thông qua môn Tiếng Việtvới các hình thức luyện đọc như: đánh vần, đọc trơn, đọc đồng thanh, đọc cá nhân, đọcnhẩm, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm… căn cứ vào mục đích và phương pháp đọc,chúng ta có thể chia thành hai hình thức đọc: Đọc thầm và đọc thành tiếng
a Hình thức đọc thầm
- Là để hiểu và tiếp nhận, khi đọc sử dụng thị giác và hoạt động tư duy của bộnão để tiếp nhận nd thông tin của văn bản
Trang 20- Là một hoạt động hướng nội không chuyển tới người nghe, hình thức này diễn
ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày
b Hình thức đọc thành tiếng
- Người đọc sử dụng thị giác và hoạt động tư duy của bộ não để tiếp nhận vănbản, đồng thời sử dụng bộ máy phát âm để đọc lên thành tiếng làm cho người nghe cóthể hiểu được nội dung của văn bản thông qua giọng đọc của mình
- Vừa là hoạt động nhận , vừa là hoạt động phát, người đọc là nhân vật trung giangiữa tác gỉa với người nghe, là người chuyển tải thông tin từ văn bản đến người nghe
2.1.3 Kĩ năng đọc thành tiếng
a Kĩ năng đọc đúng chữ cái và âm tiết tiếng Việt
- Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị phụ âm đầu trong Tiếng việt VD: l/n…
- Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị là nguyên âm giữa vần VD:Luá chiêm/ lúa chim, khoa học/ khoa họoc…
- Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các âm vị là âm cuối vần VD: son sắt/son sắc
- Đọc phân biệt được sự khác nhau giữa các thanh điệu VD: lọ mỡ/ lọ mớ…
b Kĩ năng biểu cảm thông qua ngữ điệu đọc
- Kĩ năng đọc ngắt giọng: Khi đọc, các chức năng ngữ pháp: dấu chấm, dấu
phẩy, dấu chấm phẩy… được thể hiện bằng ngữ điệu đọc, bằng cách đọc ngắt nhịpkhác nhau tại vị trí các dấu câu tạo nên giá trị biểu cảm đối với người nghe
VD: “Mùa nước nổi”
Mùa này/ người làng tôi gọi là mùa nước nổi/ không gọi là mùa nước lũ/ vìnước lên hiền hòa// Nước mỗi ngày một dâng lên// Mưa dầm dề/ mưa sướt mướt ngàynày qua ngày khác//
Rồi đến rằm tháng bảy// “Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ”// Dòng sông CửuLong đã no đầy/ lại tràn qua bờ// Nước trong ao hồ/ trong đồng ruộng của mùa mưahòa lẫn với nước dòng sông Cửu Long//
Đồng ruộng/ vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình/nước lại trong dần// Ngồi trong nhà/ ta thấy cả những đàn cá ròng ròng/ từng đàn/ từngđàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước/ vào tận đồng sâu//
(Theo Nguyễn Quang Sáng - SGK TV lớp 2, tập 2, T 19)
Trang 21Đối với thơ ca, vần điệu và tiết tấu là một đặc trưng nổi bật làm cho đọc thơ cakhác với đọc văn xuôi và rất gần với âm nhạc.
VD: “Mùa thu của em”
Mùa thu/ của em
Là vàng/ hoa cúcNhư nghìn /con mắt
Mở nhìn /trời êm//
Mùa thu /của em
Là xanh/ cốm mớiMùi hương /như gợi
Từ màu /lá sen//
Mùa thu/ của emRước đèn/ họp bạnHội rằm/ tháng támChị Hằng/ xuống xem.//
Ngôi trường/ thân quenBạn/ thầy mong đợiLật trang/ vở mới
Em vào/ mùa thu.//
(Quang Huy – SGK TV lớp 3, tập1, T 42)
- Kĩ năng đọc nhấn giọng: trong văn bản có những từ ngữ, những câu có giá trị
ngữ nghĩa nổi bật hơn trong câu, trong đoạn (những từ chủ chốt, câu chủ đề, “nhãntự”) Khi đọc cần thể hiện bằng ngữ điệu đọc nhấn giọng hơn (cường độ đọc mạnhhơn, âm lượng đọc to hơn)
VD: “Người mẹ”
“… Bà đến một hồ lớn Không có một bóng thuyền Nước hồ quá sâu Nhưng bà
nhất định vượt qua hồ để tìm con Hồ bảo:
- Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt Hãy khóc đi, cho đến khi đôi mắt rơi xuống!
Trang 22Bà mẹ khóc, nước mắt tuôi rơi lã chã, đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ,
hóa thành hai hòn ngọc Thế là bà được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết.”
(An – Đéc - Xen)Trong thơ ca, từ ngữ được đọc nhấn giọng hơn chính là “nhãn tự” của thơ (đó lànhững từ ngữ hay, có giá trị biểu cảm)
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò”
(Huy Cận)
- Kĩ năng điều chỉnh âm lượng và tốc độ đọc: âm lượng đọc cần đủ nghe, không
quá to, không quá nhỏ, nếu không phù hợp sẽ làm cho người nghe khó theo dõi hoặcgây tâm lí mệt mỏi Người đọc phải biết điều chỉnh giọng đọc của mình phù hợp cáctình huống giao tiếp khác nhau Tốc độ đọc: không đọc quá nhanh, không quá chậm,phải phù hợp với nội dung cụ thể của văn bản
VD: “Chiếc lá”
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Chưa Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả Suốt đời, tôi chỉ
là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường
Trang 23- Thế thì chán thật! bông hoa kia đã làm tôi thất vọng Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịachuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thườngnhư thế Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui màbạn vừa nói đến
(Theo Trần Hoài Dương, SGK 4 tập 2, T 98)
- Kĩ năng thay đổi ngữ điệu đọc: Mỗi loại câu có những đặc điểm ngữ nghĩa và
ngữ pháp khác nhau, được sử dụng các dấu câu khác nhau và ngữ điệu đọc cũng khácnhau Câu kể được đọc với ngữ điệu kể (cao độ và cường độ của giọng đọc không biếnđổi, âm lượng đọc vừa phải), câu hỏi được đọc với ngữ điệu hỏi (lên cao giọng ở cuốicâu và đọc nhấn giọng ở các từ để hỏi), câu cầu khiến được đọc với ngữ điệu cầu khiến(đọc nhấn giọng ở những từ ngữ để yêu cầu đòi hỏi), câu cảm thán được đọc với ngữđiệu cảm thán (đọc nhấn giọng ở các từ mang sắc thái cảm thán)
VD: “Mầm non”
Dưới vỏ một cành bàngCòn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ Còn nằm ép lặng im.
Mầm non mắt lim dim
Trang 24Chợt một tiếng chim kêu:
- Chiếp, chiu, chiu! Xuân tới!
Tức thì trăn ngọn suốiNổi róc rách reo mừngTức thì ngàn chim muôngNổi hát ca vang dậy…
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc.
VD: “Cuộc họp của chữ viết”
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp Bác chữ A dõng dạc mởđầu:
- Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng Hoànghoàn toàn không biết chấm câu Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầuchú Đội chiếc mũ sắt dưới chân Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.”
Có tiếng xì xào:
- Thế nghĩa là gì nhỉ?
- Nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào Đầu chú đội chiếc mũ sắt Dưới chân điđôi giày da Trên trán lấm tấm mồ hôi.”
Tiếng cười rộ lên Dấu Chấm nói:
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu Mỏi tay chỗ nào,cậu ta chấm chỗ ấy
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
- Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghi:
Trang 25- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàngđọc lại câu văn một lần nữa đã Được không nào?
(Theo Trần Ninh Hồ - SGK TV lớp 3, tập 1, T44)
d Kĩ năng đọc các loại thể văn bản khác nhau: Mỗi văn bản có những đặc trưng
riêng về nội dung và cấu trúc văn bản, việc đọc mỗi văn bản vì thế cũng có những đặcđiểm riêng: thơ ca có vần điệu, truyện có cốt truyện, nhân vật, văn nghị luận có luận
đề, luận điểm…
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Hãy nêu mục đích của việc rèn kĩ năng đọc
Câu 2: Phân biệt sự khác nhau của hình thức đọc thầm và hình thức đọc thànhtiếng?
Câu 3: Trình bày ngắn gọn các kĩ năng đọc thành tiếng
Câu 4: Xác định vị trí ngắt giọng bằng cách gạch chéo (/, //) trong văn bản sau:
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
a “Ở xã Đồng Tháp huyện Đan Phượng có làng Đồng Vân bên dòng sông Đáynhân dân sinh sống bằng cấy lúa trồng màu và có nghề đan lát rổ rá hàng năm cứ đếnngày rằm tháng giêng làng Đồng Vân thường mở hội rước nước hát chèo và thổi cơmthi hội thổi cơm thi ở đây có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấuđậm màu sắc hài hước dân gian”
(Theo Minh Nhương)b
“Súng nổ kìa Giặc Tây lại đến lùngTừng cái lán nó đốt đi trơ trụi
Nó vét hết áo quần trong túi
Mẹ địu em chạy tót lên rừngLần đi trước mẹ vẫy con sau lưngTay dắt bà vai đeo đầy tay nải
Bà bị lòa mắt không biết lối bước đi”
Trang 26(Dọn về làng – Nông Quốc Chấn)Câu 5: Xác định vị trí ngắt giọng bằng cách gạch chéo (/, //) trong văn bản sau:
a “Vào cuối thế kỉ XIX bánh xe đạp còn làm bằng gỗ nẹp sắt do đó đi rất xócngười đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là Đân - lớp một học sinh nướcAnh từ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước Đân – lớp đã nghĩ ra cáchcuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắtphát minh của Đân – lớp được đăng kí chính thức vào năm 1880 về sau lốp xe đạp cóthêm chiếc săm bơm căng hơi nằm bên trong”
(Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp – theo Vũ Bội Tuyền)
b “Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồiNhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
…Không có kính ừ thì ướt áoMưa tuôn mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay lái trăm cây số nữaMưa ngừng gió lùa mau khô thôi”
(Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)Câu 6: Xác định vị trí ngắt giọng bằng cách gạch chéo (/, //) trong văn bản sau:
a “Ngay giữa sân trường sừng sững một cây bàng mùa đông cây vươn dài nhữngcành khẳng khiu trụi lá xuân sang cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơnmởn hè về những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường thu đến từng chùmquả chín vàng trong kẽ lá”
(Cây bàng – theo Hữu Tưởng)
b
… “- Mình đi có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
Mình về rừng núi nhớ ai
Trang 27Trám bùi để rụng măng mai để giàMình đi có nhớ những nhàHắt hiu lau xám đậm đà lòng sonMình về có nhớ núi nonNhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mìnhTân Trào Hồng Thái mái đình cây đa”
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)Câu 7: Xác định vị trí ngắt giọng bằng cách gạch chéo (/, //) trong văn bản sau:
a “Đêm trung thu càng về khuya đám rước đèn càng đông các bạn nhỏ mỗingười cầm trong tay một chiếc đèn đèn lồng đèn ông sao… tiếng nói cười ríu rít làmrộn rã cả xóm làng đám rước đi chậm rãi trên đoạn đường làng khúc khuỷu trông nhưmột con rồng lửa bò ngoằn ngoèo”
(Rước đèn – Theo Nguyên Tùng)
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùaNhư đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữaChiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)Câu 8: Xác định vị trí ngắt giọng bằng cách gạch chéo (/, //) trong văn bản sau:
a “Nhà tôi ở Hà Nội cách Hồ Gươm không xa từ trên cao nhìn xuống mặt hồ nhưmột chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng long lanh cầu Thê Húc màu son cong như contôm dẫn vào đền Ngọc Sơn mái đình lấp ló bên gốc đa già rễ lá xum xuê xa một chút làTháp Rùa tường rêu cổ kính tháp xây trên gò đất giữa hồ cỏ mọc xanh um”
(Hồ gươm – Theo Ngô Quân Miện)
Trang 28“Ôi phải chi lòng được thảnh thơiNăm canh bớt nặng nỗi thương đờiBác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người
Bác chẳng buồn đâu Bác chỉ đauNỗi đau dân nước nỗi năm châuChỉ lo muôn mối như lòng mẹ Cho hôm nay và cho mai sau…”
(Trích Bác ơi – Tố Hữu)
Luyện tập phân tích nội dung giao tiếp của văn bản
- “Chuyện bốn mùa” SGK TV lớp 2, tập 2, T 4
- “Ông Mạnh thắng Thần gió” SGK TV lớp 2, tập 2, T 12
- “Chim sơn ca và bông cúc trắng” SGK TV lớp 2, tập 2, T 23
- “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” SGK TV lớp 2, tập 2, T 31
- “Chim sơn ca và bông cúc trắng” SGK TV lớp 2, tập 2, T 23
- “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” SGK TV lớp 2, tập 2, T 31
- “Chim sơn ca và bông cúc trắng” SGK TV lớp 2, tập 2, T 23
- “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” SGK TV lớp 2, tập 2, T 31
- “Cò và Cuốc” SGK TV lớp 2, tập 2, T 37
Trang 29- “Bác sĩ Sói” SGK TV lớp 2, tập 2, T 41
Luyện tập phân tích cách thức giao tiếp của văn bản
- “Chuyện bốn mùa” SGK TV lớp 2, tập 2, T 4
- “Ông Mạnh thắng Thần gió” SGK TV lớp 2, tập 2, T 12
- “Chim sơn ca và bông cúc trắng” SGK TV lớp 2, tập 2, T 23
- “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” SGK TV lớp 2, tập 2, T 31
- “Cò và Cuốc” SGK TV lớp 2, tập 2, T 37
- “Bác sĩ Sói” SGK TV lớp 2, tập 2, T 41
Luyện tập tóm tắt văn bản trong SGKTH + TPVH
- “Ở lại với chiến khu” SGK TV lớp 3, tập 2, T 13
Trang 30Chương 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ
Mục tiêu của chương
1 Kiến thức
- Trình bày được những kiến thức liên quan đến rèn luyện kĩ năng viết chữ ở TH
- Trình bày được nhữg kiến thức liên quan đến việc rèn luyện viết đúng chính tả ở TH
- Xác định được những yêu cầu chung của việc viết văn bản
- Mô tả được các đặc điểm chính của các loại vb: Mtả, kể chuyện, tường thuật, ng.luận
- Thấy rõ những nét đồng nhất và những nét khác biệt trong việc viết các loại vb
2 Kĩ năng
- Thuộc lòng bảng chữ cái TV, viết lại bảng chữ cái đày đủ và chính xác
- Viết mẫu các con chữ, các bài tập viết cho hs TH một cách chính xác, đều và đẹp
- Viết đúng chuẩn chính tả, biết cách sửa lỗi chính tả và hd hs viết đúng chính tả
- Vận dụng được những lí thuyết về vb để tạo lập vb theo đúng y.cầu của việc làm văn
- Biết cách viết một vb theo đúng với phong cách mà vb đòi hỏi
3 Thái độ
- Có thói quen rèn luyện các kĩ năng về chữ viết, về viết chính tả
- Có ý thức rèn luyện các đức tính cần thiết của một gv TH
- Tích cực rèn luyện thực hành để có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, kĩ xảo tạolập vb
- Luôn luôn ứng dụng những điều được học tập và rèn luyện vào việc tạo lập vb trongđời sống thường ngày
B Phương tiện thực hiện
- Sách giáo trình, tài liệu tham khảo
Trang 31C Phương pháp thực hiện
- Kết hợp các thao tác: nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, luyện tập
1 RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ
1.1 Tìm hiểu bảng chữ cái và mẫu chữ dạy tập viết ở Tiểu học
1.1.1 Mục đích của việc rèn kĩ năng viết
Đọc văn bản sau và thực hiện các nhiệm vụ bên dưới:
Cao Bá Quát là một nhân vật lịch sử đầu thế kỉ XIX, ông không những nổi tiếnggiỏi thơ văn (người xưa đã có câu “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”, nghĩa là nhữngngười giỏi văn chương như các ông Nguyện Văn Siêu, Cao Bá Quát thì trước đời nhàHán chưa có) mà còn là người viết chữ đẹp
Chuyện kể rằng: Thuở đi học, Cao Bá Quát hay viết quoáy, “chữ xấu như gàbới” nên chính đoạn văn ông viết ra, ông cũng không đọc được nữa Nhiều bài văn củaông rất hay, vẫn bị thầy cho điểm kém
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình bà có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhừ thầy viết giúp cho láđơn
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Ngỡ việc gì, chứ viết lá đơn đưa lên cửa công, tôi xin sẵn lòng ngay
Lời lẽ trong đơn rõ rang Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét oan cho bà cụ Nàongờ chữ ông xấu quá, quan đọc không ra nên lính thết đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường
Về nhà, bà cụ kể lại, Cao Bá Quát rất buồn và ân hận Ông thấy dù rằng văn hay đếnđâu mà chữ xấu không ai đọc được thì cũng chẳng ích gì Từ đấy ông ra sức luyện viếtchữ sao cho đẹp
Sáng sáng, ngay lúc ngủ dậy, ông cầm que vạch lên cột nhà một nét sổ thẳngcho thật cứng cáp Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ Chữviết đã tiến bộ, ông còn mượn những cuốn sách viết chữ đẹp để làm mẫu tập viết nhiềukiểu chữ khác nhau
Kiên trì tập luyện như thế suốt mấy năm liền, chữ ông ngày một đẹp, và ông đãtrở thành người có tài viết đủ các kiểu chữ Kiểu chữ nào ông viết cũng đẹp và rõ ràng
(Theo truyện đọc lớp1, 1995)
* NV1: Nêu ý nghĩa câu chuyện?
* NV2: Mục đích của việc rèn kĩ năng viết chữ?
Trang 32- Rèn kĩ năng viết đúng chuẩn chính tả.
- Hình thành nhân cách cho bản thân vì nét chữ là nết người
- Rèn đức tính: cẩn thận, kiên trì, thẩm mĩ và lòng tự trọng
a Chữ cái Tiếng Việt
- Để ghi âm tiếng Việt, chữ quốc ngữ đã sử dụng 29 chữ cái (a, ă, â, b, c, d, đ, e,
ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y) được sắp xếp theo một thứ tự cốđịnh, 10 tổ hợp chữ cái ghi phụ âm (ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr), 5 dấu thanh
để ghi thanh điệu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng)
Tên gọi các chữ cái
Trang 33Tên gọi 10 tổ hợp chữ cái ghi phụ âm (ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr)
Chữ cái Tên gọi
Trang 36- Các nguyên tắc:
+ Khu biệt về hình dáng, kích cỡ giữa các chữ, tránh lẫn lộn với nhau và phảinằm trong cùng một hệ thống (Tính khoa học, tính hệ thống)
+ Chữ dễ viết, viết được liền mạch, có thể viết nhanh, đều
+ Có hình dáng đẹp, hài hoà, cân đối, có tác dụng giáo dục thẩm mĩ
- Kích cỡ của chữ
- Về chữ thường:
+ 17 con chữ có chiều cao 1 đơn vị (a, ă, â, o, ô, ơ, e, ê, i, u, ư, c, m, n, v, x)+ 2 con chữ có chiều cao 1,25 đơn vị (r, s)
+ 1 con chữ có chiều cao 1,5 đơn vị (t)
+ 4 con chữ có chiều cao 2 đơn vị (d, đ, p, q)
+ 6 con chữ có chiều cao 2,5 đơn vị (b, g, h, k, l, y)
- Kiếu dáng của chữ
Trang 37Mẫu chữ chuẩn trọn bộ 29 chữ cái và chữ số viết theo hai dạng chữ đứng và chữ nghiêng nét thanh nét đậm:
Hì
nh 1: Mẫu chữ đứng nét thanh nét đậm
Trang 38H ình 2: Mẫu chữ nghiêng nét thanh nét đậm
Trang 391.1.2 Luyện tập kĩ năng viết chữ
a Tên gọi các nét viết
- Nét móc hai đầu ( ) trong các chữ h, m, n, p, v
- Nét cong trái ( ) trong các chữ c, e, ê, x và các số 6, 8, 9
- Nét cong phải ( ) trong các chữ số s, x, các số 5, 8, 9
- Nét cong kín ( 0 ) trong các chữ a, ă, â, d, đ, g, o, ô, q các số 0, 6, 9
- Nét khuyết xuôi ( ) trong các chữ b, h, k,l
- Nét khuyết ngược ( ) trong các chữ g, y
- Nét hất ( ) trong các chữ i, t, u, ư, y và số 1
- Nét thắt ( ) trong các chữ b, v, r, s, k
- Nét dấu mũ ( ^) nét gãy trên các con chữ â, ê, ô
- Nét dấu á ( ) nét cong nhỏ trên con chữ ă
- Nét râu ( ’) dấu phụ trong các con chữ ơ, ư
- Nét dấu chấm ( ) dấu phụ trên chữ i
Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát từ quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ
Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x
Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g
Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt:r,v,s
Về cơ bản, cách sắp xếp này cũng theo sát các nhóm bài luyện tập viết trong vở
b Cách viết liền mạch
- Rê bút
Trang 40Rê bút chì là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nétviết trước hoặc tạo ra việt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên.
Từ rê được hiểu theo nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt của giấy, dovậy giữa đầu bút chì và mặt giấy không có khoảng cách
- Lia bút
Lia bút chì là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác,không chạm vào mặt giấy Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang điểmkhác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút chì và mặt giấy
c Cách ghi dấu thanh
- Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /a/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặtdấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó Ví dụ: á, tã, nhà,nhãn, gánh, ngáng
- Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âmchính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âmchính Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt
- Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi:
+ Nếu là âm tiết [-khép] (nguyên âm được viết là: "iê, yê, uô, ươ"; âm cuối đượcviết bằng: "p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i") thì bỏ dấu lên chữ cái thứ hai trong tổ hợphai chữ cái biểu diễn cho âm chính Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn,thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường
+ Nếu là âm tiết [+khép] (nguyên âm được viết là: "ia, ya, ua, ưa") thì nhất loạt
bỏ dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính Vídụ: tủa, cứa, thừa, khứa
- Phân biệt vị trí đặt dấu thanh điệu ở tổ hợp "ua" và "ia":
+ Với "ia" thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "g" ở đầu âmtiết Có "g" thì đặt vào "a" (già, giá, giả ), không có "g" thì đặt vào "i" (bịa, chìa,tía ) Trường hợp đặc biệt: "gịa" (trong từ "giặt gịa", có nghĩa là "giặt giũ", cách viếtphổ biến hơn là "giặt gỵa") - cách đọc: ghép phụ âm "gi" với nguyên âm kép "ịa".+ Với "ua" thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "q" Có "q"thì đặt vào "a" (quán, quà, quạ ), không có "q" thì đặt vào "u" (túa, múa, chùa ).Hoặc để giản tiện cho việc làm bộ gõ, có thể coi "qu" như là một tổ hợp phụ âm đầu