1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý luận dạy học THPT

25 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 229 KB

Nội dung

 Mâu thuẫn bên trong − KN: Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các thành tố của QTDH với nhauhoặc mâu thuẫn giữa các yếu tố nằm trong thành tố − Mâu thuẫn giữa các thành tố của QTDH v

Trang 1

Mâu thuẫn bên ngoài:

− KN: Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các thành tố của QTDH với các nhân tố của môi trường XH: môi trường KT-XH và môi trường KH-CN

− Ở VN hiện nay đang tồn tại các mâu thuẫn:

+ Mâu thuẫn giữa yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển XH với mục tiêu đào tạo đặt ra chưa đáp ứng được

+ Mâu thuẫn giữa môi trường KT-XH, môi trường KH-CN phát triển rất mạnh mẽ trong khi nội dung dạy học chưa kịp đổi mới

+ Mâu thuẫn giữa môi trường KT-XH, môi trường KH-CN phát triển với phương pháp, phương tiện dạy học

+ Mâu thuẫn giữa môi trường KT0XH, môi trường KH-CN phát triển trong khi đó trình độ, năng lực tiếp cận thành tựu KH-CN mới còn hạn chế

 Việc phát hiện và giải quyết có hiệu quả mâu thuẫn bên ngoài tạo điều kiệnthuận lợi cho sự vận động và phát triển của QTDH

Mâu thuẫn bên trong

− KN: Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các thành tố của QTDH với nhauhoặc mâu thuẫn giữa các yếu tố nằm trong thành tố

Mâu thuẫn giữa các thành tố của QTDH với nhau

+ Mâu thuẫn giữa trình độ của thầy và trò

+ Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học với phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức

+ Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ dạy học với trình độ của hs…

Mâu thuẫn giữa các yếu tố nằm trog từng thành tố

+ Nhiệm vụ dạy học: mâu thuẫn giữa việc đề cao nhiệm vụ cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chưa quan tâm đúng mức tới nhiệm vụ giáo dục phẩm chất, nhân cách cho hs

+ Nội dung dạy học: mâu thuẫn về tri thức, chưa quan tâm tới hệ thống bài tập thực hành

+ Phương pháp dạy học: PPDH truyền thống >< PPDH hiện đại; việc sử dụng nhóm phương pháp dùng lời ><nhóm phương pháp trực quan

Trang 2

+ Trong bản thân giáo viên: mâu thuẫn giữa trình độ chuyên môn cao với năng lực

Mâu thuẫn cơ bản

+ Là mâu thuẫn giữa 1 bên là những yêu cầu, nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học

đề ra ngày càng cao với 1 bên là trình độ người học còn hạn chế

+ Khi mâu thuẫn nảy sinh, dưới sự chỉ đạo của người dạy, người học sẽ nỗ lực vươn lên giải quyết nó dẫn đến trình độ của người học được nâng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ DH

+ Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết có hiệu quả sẽ dẫn tạo động lực chủ yếu thúc đẩy QTDH vận động và phát triển không ngừng

 Điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực chủ yếu của QTDH

− Mâu thuẫn đó phải được người học ý thức đầy đủ và có nhu cầu giải quyết

− Mâu thuẫn phải vừa sức với người học

− Mâu thuẫn phải nảy sinh 1 cách tự nhiên do logic của QTDH mang lại

− Trong QTDH phải lực chọn và phối hợp các PPDH vì:

+ Các PPDH có mối quan hệ mật thiết với nhau, tồn tại trong mối quan hệ

hỗ trợ lẫn nhau, thâm nhập lẫn nhau, thể hiện sự tác động qua lại giữa thầy và trò Xuất phát từ đặc thù từng phương pháp, mỗi phương pháp có chức năng, nhiệm vụ riêng, ưu nhược điểm nhất định Không có phương pháp nào là toàn năng

Do đó, trong QTDH cần lựa chọn phối hợp các PPDH nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của từng phương pháp

Trang 3

VD, khi giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, đặt câu hỏi cho hs trả lời, sau đó giáo viên tổng kết tức là bằng phương pháp thuyết trình Hay trong phương pháp dạyhọc trực quan có kết hợp với PPDH bằng lời

+ Tuy nhiên trong tiết học giáo viên không bao giờ phối hợp tất cả các PPDH với nhau mà giáo viễn sẽ lựa chọn ra 1 số phương pháp để phối hợp chung với nhau trong đó có 1 hoặc 1 vài phương pháp chủ đạo và các phương pháp khác hỗ trợ

+ Việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp cần phải căn cứ vào:

 Mục đích, nhiệm vụ dạy học

 Nội dung cụ thể của từng bài

 Đặc điểm, trình độ của học sinh

 Khả năng, năng lực trình độ của giáo viên

 Điều kiện về thời gian, các phương tiện phục vụ cho dạy học

 Đảm bảo sự phối hợp của PPDH với nguyên tắc dạy học

+ Phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của hs

+ Dẫn dắt, điều khiển quá trình nhận thức ở

+ Bồi dường cho hs năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học 1 cách chính xác đầy đủ

Trang 4

+ Giúp cả thầy và trò thu được tín hiệu ngược ngoài và ngược trong để từ đó kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp

+ Tạo cơ hội cho hs trình bày sáng kiến riêng, hình thành tác phong trình bày bằng lời giúp các em tự tin hơn

 Nhược điểm:

Nếu sử dụng không khéo thì phương pháp vấn đáp sẽ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến trình dạy học; khiến 1 số hs ỷ lại, học 1 cách đối phó, không phát huy được tính sáng tạo của hs…

 Nếu sử dụng không khéo léo thì vấn đáp có thể trở thành cuộc tranh luận tay đôi, không có hiệu quả giữa giáo viên – học sinh và giữa các học sinh với nhau

− Yêu cầu

 Đặt câu hỏi

+ Câu hỏi phải chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, phù hợp với hs

+ Hệ thống câu hỏi được xây dựng và thiết kế theo hệ thống logic chặt chẽ, tuân theo quy luật nhận thức và khả năng nhận thức của hs

+ Câu hỏi phải chứa đựng nội dung cơ bản của bài học Không nên hỏi đơn thuần đòi hỏi hs tái hiện tri thức mà phải yêu cầu hs vận dụng tri thức vào việc giải quyết vấn đề mới

+ Câu hỏi phải giúp hs nhìn nhận sự vật hiện tượng theo 1 chỉnh thể

 Sử dụng PP vấn đáp

+ Giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp, sau đó dừng lại và giảng cho hs cả lớp suy nghĩ, chỉ định hs trả lời, gọi hs khác nhận xét bổ sung, đặt câu hỏi Cuối cùng giáo viên tiến hành tổng kết

+ Khi hs trả lời, giáo viên chú ý lắng nghe với thái độ tôn trọng, tránh cắt ngang Khi cần có thể gợi ý hoặc động viên kịp thời

+ Cần chuẩn bị thêm 1 số câu hỏi phụ

+ Giáo viên cần có thái độ bình tĩnh, tránh vội vàng nôn nóng

+ Khi vấn đáp, giáo viên không chỉ chú ý đến kết quả của câu trả lời mà còn sửa cách diễn đạt, uốn nắn sai sót cho hs

+ Giáo viên phải khuyến khích hs đưa ra câu hỏi thắc mắc đồng thời khéo léo đưa câu hỏi thắc mắc của hs thành 1 vấn đề cho cả lớp thảo luận

VD: Giờ học Hóa, kể tên các Kim loại Kiềm

dàn ý: - nêu tên bài học, thuộc chương trình lớp mấy

- xác định mục tiêu bài học:

+ về kiến thức+ về kỹ năng, kỹ xảo

Trang 5

+ về giáo dục thái độ

Câu 2 (4đ): QTDH là gì? Phân tích tính chất 2 mặt của QTDH.

− KN: QTDH là quá trình dưới sự tổ chức, điều khiển và hướng dẫn của giáo viên, hs tự giác tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học của mình nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ dạy học

− Tính chất 2 mặt của QTDH

− Trong QTDH bao gồm hoạt động Dạy (tổ chức, điều khiển, hướng dẫn) vàhoạt động Học (tự giác, tích cực, độc lập thực hiện hoạt động học) Hai hoạt động này tồn tại song song, thể hiện tính 2 mặt của QTDH

+ Hoạt động Dạy và hoạt động Học luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau

Cụ thể:

• Trong QTDH luôn phải tồn tại đồng thời và thống nhất cả 2 hoạt động Dạy và Học Nếu như thiếu hoạt động Học thì không thể tồn tại hoạt động Dạy và đồng thời thiếu hoạt động Dạy thì hoạt động Học sẽ diễn ra mò mẫm không định hướng

• Trong QTDH, giáo viên càng thực hiện tốt việc tổ chức, điều khiển và hướng dẫn càng phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của hs Ngược lại trong

Hoạt động Dạy Hoạt động Học

Chủ thể Là giáo viên, người hướng vào

hoạt động Học của hs, tổ chức điều khiển và định hướng cho hoạt động Học

Là hs, người chủ động, tự giác, tích cực tìm tòi, khám phá dưới

sự định hướng của giáo viên

Nội dung Hệ thống tri thức khoa học, các

kỹ năng, kỹ xảo cần trang bị cho hs

Phương pháp học, cách học

Hệ thống tri thức về các môn họcCác phương pháp nhiên cứu

Kĩ năng, kĩ xảo

Phương

pháp

Vận dụng phối hợp các PPDH+ Phương pháp dạy là cách thức của giáo viên truyền đạt tri thức, nội dung dạy học đến cho hs+ Phương pháp dạy bao giờ cũng chi phối và ảnh hưởng đến

phương pháp học

Phương pháp học là cách thức chiếm lĩnh tri thức, nội dung dạy học

Phương pháp học chịu sự chi phối và ảnh hưởng bởi phương pháp dạy của giáo viên

Mục tiêu Phát triển trí truệ, phát triển năng

Trang 6

QTDH, hs càng tự giác, tích cực học tập càng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt vai trò tổ chức, điều khiển và hướng dẫn

 Hoạt động Dạy và Hoạt động Học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

ĐỀ 3

Câu hỏi: Hình thức tổ chức dạy học là gì? Phân tích hình thức tổ chức học tập theo nhóm tại lớp Vận dụng vào việc thiết kế một hoạt động dạy học có sử dụng hình thức học tập theo nhóm tại lớp.

Hình thức tổ chức dạy học là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động dạy

học của giáo viên và hs ở thời gian và địa điểm nhất định đối với các phương tiện dạy học cụ thể nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ dạy học

* Hình thức học tập theo nhóm tại lớp

− KN: là hình thức dạy học có sự kết hợp giữa tính tập thể và tính cá nhân trong

đó dưới vai trò chỉ đạo của giáo viên, hs trong nhóm trao đổi ý tưởng, nguồn kiếnthức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức hình thành kĩnăng kĩ xảo Từng thành viên trong nhóm không những có trách nhiệm với việc học của mình mà còn có trách nhiệm giúp đỡ các bạn khác trong nhóm

− Đặc trưng:

+ Luôn diễn ra sự tác động qua lại trực tiếp giữa hs với nhau cùng phối hợp hoạt động Vai trò của giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển, vạch ra yêu cầu, quan sát việc thực hiện yêu cầu và chỉ hỗ trợ khi cần Tính tích cực của hsđược đẩy lên cao

+ Công tác với toàn lớp có tính chất hoàn toàn khác: công tác có tính tập thể như là hình thức công tác độc lập

+ Việc học tập cá nhân chuyển từ phương hướng học tập cá nhân sang phươnghướng xã hội nhiều hơn

− Ý nghĩa

+ Tạo ra môi trường học tập tích cực trong đó có sự hợp tác trao đổi, giúp đỡ tương trợ giữa các thành viên trong nhóm

+ Tạo không khí cởi mở, cảm thông, tự do trao đổi vấn đề

+ Hình thành ở hs tinh thần trách nhiệm đối với tập thể

+ Hình thành ở hs thói quen làm việc tự giác, không cần kiểm soát, hình thành

kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp, thói quen tự đánh giá

+ Cho phép giáo viên nhận thức được đầy đủ trình độ nhận thức và mức độ lĩnh hội tri thức của tất cả hs trog lớp

Trang 7

 Hạn chế: Nếu không sử dụng khéo léo sẽ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến trình dạy học

- Các dạng hình thức học tập theo nhóm

+ Nhóm thống nhất: Tất cả các nhóm giải quyết chung 1 nhiệm vụ

+ Nhóm phân hóa:Mỗi nhóm giải quyết 1 nhiệm vụ khác nhau trong khuôn khổ đề tài chung của cả lớp

- Các yêu cầu cơ bản

+ Yêu cầu đối với bài học:

/ Độ khó, độ trừu tượng tương đối cao

/ Bài học đó phai có khả năng chia thành các đơn vị tri thức tương đối độc lập với nhau và mỗi đơn vị tri thức đó được xây dựng thành các nhiệm vụ để giao cho mỗi nhóm

/ Nội dung bài học phải được khai thác ở nhiều nguồn khác nhau

+ Yêu cầu khi chia nhóm:

/ yêu cầu về mặt số lượng thành viên trong nhóm: nhiều hay ít phụ thuộc vào độ khó của bài học: độ khó càng cao, số lượng thành viên càng đông

kỹ năng hợp tác nhóm của các thành viên trong nhóm

thời gian cho phép của quá trình hợp tác nhóm

/ yêu cầu về các thành viên trong nhóm:

trình độ học lực: nên chia nhóm có sự chênh lệch nhau về trình độ học lực phải xem xét mối quan hệ các thành viên trong nhóm và trong mối quan hệ hàng ngày

- Quy trình thực hiện:

+ Bước 1: giáo viên phải tiến hành làm việc với cả lớp

/ giới thiệu bài mới (tiêu đề)

/ giới thiệu mục đích, yêu cầu của bài học

+ Tổ chức, làm việc với nhóm

/ chia nhóm và bố trí cho các em ngồi theo nhóm

/ giao nhiệm vụ cho nhóm

/ tổ chức cho các nhóm làm việc

bầu nhóm trưởng, thư kí mối thành viên sẽ làm việc cá nhân sau đó tiến hành trao đổi, thảo luận, hợp tác theo nhóm, nhóm trưởng điều hành, thư kí ghi chép

/ đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổsung, đặt câu hỏi

Trang 8

/ giáo viên tổng kết

- Vai trò của giáo viên

+ trong hình thức học tập theo nhóm tại lớp, giáo viên đóng vai trò là cố vấn

/ giáo viên đi khắp các nhóm để quan sát, theo dõi các nhóm làm việc

/ giáo viên không tham gia trực tiếp điều hành 1 nhóm nào, cũng không tham gia điều hành cũng 1 nhóm nào

/ giáo viên chỉ có giúp tháo gỡ những vướng mắc mà bản thân nhóm không thẻ giải quyết được

/ Sự tương tác giữa giáo viên và hs chỉ mang tính chất cá nhân (không liên quan đến nội dung thảo luận của từng nhóm)

Bản chất của QTDH

 Cơ sở xác định

• Dựa vào mối quan hệ giữa nhận thức và dạy học

+ Trong XH, luôn tồn tại 2 hoạt động nhận thức : hoạt động nhận thức của nhà khoa học và hoạt động dạy học cho thế hệ trẻ Trong đó hoạt động nhận thức của nhà khoa học luôn đi trước hoạt động dạy học và nó khó khăn phức tạp hơn so với QTDH

+ Trong QTDH, hoạt động nhận thức của người học dễn ra trong môi trường sư phạm, có sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của người dạy

• Xuất phát từ mối quan hệ giữa dạy – học, thầy – trò

Trong giáo dục, người dạy – người học có mối quan hệ thống nhất tác động qua lại với nhau

Trang 9

 Bản chất

• Bản chất của QTDH chính là quá trình nhận thức của người học sinh QT này diễn ra theo quy luật nhận thức của loài người

+ Quá trình nhận thức của người hs diễn ra theo 2 con đường :

 Con đường quy nạp

 Con đường diễn dịch

+ Trong QTDH, người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể có ý thức Do đó hoạt động nhận thức không diễn ra 1 cách thụ động mà diễn ra 1 cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong điều kiện sư phạm nhất định

+ Trong quá trình nhận thức của mình, người hs không phải đi tìm ra cái mới cho nhân loại như các nhà khoa học mà tìm ra cái mới cho chính bản thân mình

+ Con đường đi tìm chân lí của người hs diễn ra theo con đường thẳng chứ khôngphải đường vòng, theo phương thức thử - sai của các nhà khoa học

• Bản chất của QTDH là quá trình tâm lí

Vì :

+ DH là quá trình huy động mọi tiềm năng, trí tuệ, hứng thú, tình cảm vào việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và hình thành các phẩm chất nhân cách Do đó khía cạnh tâm lí có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành công của QTDH

+ Để đảm bảo cho QTDH đạt kết quả cao đòi hỏi :

 Đảm bảo đi trước sự phát triển của hs 1 bước và luôn đảm bảo tính vừa sức, nghĩa là QTDH phải luôn đi trước trình độ phát triển tâm lí hiện tại của hs 1 bước

để luôn tạo khó khăn, đòi hỏi hs phải cố gắng, nỗ lực nhưng cái khó khăn ấy phải vừa sức với hs

 Để QTDH đảm bảo tính vừa sức cần phải tiến hành kiểm tra đầu vào để đo trình độ xuất phát của hs, sau đó mới tiến hành thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp và đề ra mục tiêu dạy học cao hơn so với trình độ học sinh 1 bước

 QTDH không diễn ra giống nhau ở mỗi bậc học hay mỗi lứa tuổi mà mỗi giai đoạn mỗi cá nhân sẽ có đặc điểm phát triển riêng, do đó cần chú ý đến đặc điểm tâm lí học sinh

 Nhưng trong 1 tập thể lớp bao giờ cũng có sự phân hóa về trình độ ở từng loạiđối tượng học sinh Vì vậy QTDH muốn đạt kết quả cao đòi hỏi vừa phải chú ý đến đặc điểm trình độ nhận thức chung của cả lớp, vừa phải chú ý đến đặc điểm trình độ nhận thức của từng loại đối tượng hs

• QTDH là 1 quá trình xã hội

+ Mục tiêu dạy học : là do XH đề ra, căn cứ vào yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triểnXH

Trang 10

+ Nội dung dạy học : được xây dựng từ kho tàng văn hóa nhân loại, đồng thời nó luôn được phát triển và hiện đại hóa cùng với sự phát triển ngày càng hiện đại của

XH loài người

+ Phương tiện dạy học : là những sản phẩm của Xh, bao gồm những kinh nghiệmXH

+ QTDH luôn diễn ra sự tác động qua lại giữa giáo viên và hs, giữa hs và hs

=> QTDH luôn diễn ra các tương tác XH

+ Chủ thể của QTDH : trong đó có giáo viên, mà giáo viên là người được XH phân công, đảm nhiệm chuyên trách trong công tác giáo dục hs

 KLSP :

QTDH là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất vừa nghiên cứu, vừa thực hành của người học dưới sự hướng dẫn,tổ chức, điều khiển của người dạy thông qua việc lựa chọn nội dung, phương pháp và các hình thức dạy học phù hợp

Việc nhận thức đầy đủ bản chất của QTDH là 1 việc làm cần thiết ở mọi thời đại Nhà giáo dục nói chung, người giáo viên– người trực tiếp đứng lớp – nói riêng cần nhận thức đầy đủ bản chất dạy học hiện đại để có quan điểm dạy học phù hợp Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy học hôm nay

Câu 2 (4đ) : Phân tích nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học Liên hệ thực tiễn ở trường phổ thông

Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản của lí luận dạy học, mang

tính quy luật, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và dạy học phù hợp với mục tiêu dạy học nhằm thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ dạy học

• Cơ sở xác định : Xuất phát từ mục đích-nhiệm vụ dạy học và xuất phát từ việc tổng kết kinh nghiệm

• Nội dung

Nguyên tắc này đòi hỏi trong QTDH, giáo viên phải cung cấp, trang bị cho hs các tri thức khoa học chính xác, chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hóa hiện đại, các kĩ năng, kĩ xảo Mặt khác phải cho hs dần dần làm quen với phương pháp NCKH giúp hs có thói quen suy nghĩ và làm việc 1 cách khoa học, thông qua đó hình thành ở hs thế giới quan khoa học, giáo dục cho hs những phẩm chất nhân cách cần thiết của người lao động mới

• Biện pháp : Để thực hiện nguyên tắc này, cần phải :

+ Giáo viên cần tổ chức, điều khiển hs nắm vững tri thức về bộ môn mình giảng dạy đồng thời giúp cho hs có cách nhìn, thái độ, hành động đúng

Trang 11

+ Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, bồi dưỡng các phẩm chất đặc điểm, ý thứcdân tộc, ý thức nhân văn rồi từ đó hình thành cho hs ý thức trách nhiệm đối với đất nước

+ Bồi dưỡng cho hs năng lực phân tích và phê phán vừa sức các hiện tượng phản khoa học

+ Giúp hs làm quen với phương pháp NCKH theo mức độ tăng dần

+ Tôn trọng và phát huy năng lực độc lập tự chủ, tính sáng tạo của hs trong quá trìnhhọc tập

• Liên hệ

+ Thực tiễn ở các trường phổ thông hiện nay chưa thực hiện được nguyên tắc này Giáo viên mới chỉ cung cấp, trang bị cho hs các tri thức khoa học mà chưa hình thành được cho các em những phẩm chất nhân cách cần thiết của người lao động mới

+ Trong bộ môn khoa học tự nhiên, giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc cug cấp tri thức mà không hướng các em tới việc hiểu đúng bản chất và quy luật của các hiện tượng trong thế giới tự nhiên Hs chưa có khả năng tư duy, phê phán, suy nghĩ, thái

độ và hành động đứng đắn với hiện thực xung quanh

+ Chưa hình thành cho hs biết có lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước, có tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đới với việc giữ gìn và góp phần làm phát triển bản sắc dân tộc Việt Nam trong các

bộ môn xã hội, khoa học nhân văn

+ Hs chưa có ý thức và thói quen tự giác học tập, học tập thường xuyên và suốt đời

ĐỀ 5

Anh (chị) hãy phân tích các nhiệm vụ của quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng Vận dụng vào việc xác định nhiệm vụ dạy học cụ thể thuộc môn học mà anh chị sẽ giảng dạy.

1) Tổ chức điều khiển học sinh nắm vững tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn của đất nước, từ đó tổ chức cho học sinh hình thành kỹ năng,

kỹ xảo tương ứng.

− Nắm vững: hiểu – ghi nhớ - vận dụng

− Tri thức phổ thông cơ bản : là tri thức khoa học, là tri thức tối thiểu nhất cần thiết, là nền tảng để hs tiếp tục học lên cao, học nghề hoặc đi vào cuộc sống, lao động phổ thông

Trang 12

− Tri thức hiện đại: là tri thức được lấy ra từ những thành tựu khoa học mới phù hợp với thực tiễn Đất Nước, với đặc điểm trình độ hs, giúp hs biết vận dụng linh hoạt những tri thức đó vào thực tiễn.

− Hình thành cho hs kỹ năng, kỹ xảo tương ứng gồm:

+kỹ năng, kỹ xảo chung; kỹ năng đọc sách, kỹ năng tự học nghiên cứu

+kỹ năng, kỹ xảo môn học: VD: môn hóa học- kỹ năng làm thí nghiệm, môn văn học-kỹ năng biểu cảm

− Trong quá trình dạy học, bên cạnh hệ thống tri thức cơ bản, cần phải trang bị cho

hs những tri thức nghiên cứu khoa học (NCKH) giúp hs biết tự tìm những phương pháp học tập sáng tạo, tổ chức cho hs rèn luyện hình thành kĩ năng, kĩ xảo

2) Tổ chức , điều khiển hs phát triển trí tuệ ,nâng cao năng lực nhận thức đặc biệt là kỹ năng lực nhận thức đặc biệt là năng lực tư duy độc lập , sáng tạo

− Sự phát triển trí tuệ : là sự biến đổi về chất trong hoạt động nhận thức được đặc trưng bởi sự biến đổi về cái được phản ánh và phương thức phản ánh chúng

+ cái được phản ánh : tri thức ,kỹ năng , kỹ xảo

+ phương thức phản ánh : phương pháp học ,cách học

− Sự phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi vốn tri thức, ở việc nắm vững các thao táctrí tuệ, khả năng tư duy sáng tạo và đặc biệt là khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn

− Trong QTDH, dưới sự hướng dẫn tổ chức điều khiển của gv, người hs tự rèn luyện các thao tác trí tuệ dần dần hình thành cấc phẩm chất trí tuệ

+ Tính định hướng: người gv giúp hs xác định được mục tiêu, đối tượng, phương pháp học tập

+ Bề rộng tri thức: hs nắm vững các tri thức liên quan đến các lĩnh vực tự nhiên, xã hội

+ Chiều sâu: hs nắm được bản chất cụ thể của 1 vấn đề

+ Tính mềm dẻo, tính linh hoạt: hs biết linh hoạt vận dụng tri thức vào thực tiễn+ Tính phê phán: hs cần phải biết phê phán 1 cách vừa sức đối với các vấn đề liên quan đến nội dung tri thức đã học

+ Tính độc lập, nhất quán

− Gv cung cấp cho hs các tri thức, kỹ năng , kỹ xảo vừa hướng dẫn cho hs phương pháp học, cách học Việc truyền đạt tri thức và hướng dẫn hs cách học phải được tiến hành đồng thời

− Sự phát triển trí tuệ có mối quan hệ biện chứng với hoạt động dạy học do đó để dạy học thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cần chú ý:

+ Trong DH cần chú ý tác động đến vùng phát triển gần của hs Dạy học phải đi trước đón đầu sự phát triển

+ Tạo điều kiện để hs nỗ lực không ngừng vươn lên

VD:

Ngày đăng: 18/06/2016, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w