1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI SP THPT(P2)

22 1,6K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 41,95 KB

Nội dung

Trả lời: Người thầy phải luôn hoàn thiện nhân cách của mình 1 Sản phẩm lao động của người thầy giáo là nhân cách của người học sinh, do yêu cầu khách quan của xã hội quy định: - Sản ph

Trang 1

ĐỀ 8

Câu 1 (6 điểm): Tại sao người thầy giáo phải luôn luôn hoàn thiện nhân cách của mình? Liên hệ với bản thân

Trả lời:

Người thầy phải luôn hoàn thiện nhân cách của mình

1) Sản phẩm lao động của người thầy giáo là nhân cách của người học sinh, do yêu cầu khách quan của xã hội quy định:

- Sản phẩm lao động của người thày giáo là nhân cách của học sinh, đó là quátrình thầy giáo giúp học sinh chuyển tinh hoa văn hóa xã hội thành tài sản riêngcủa mình, từ đó nhân cách học sinh được hình thành và phát triển Sản phẩm này làkết quả tổng hợp của thầy và trò

- Quá trình tác động đến nhân cách của học sinh phải xuất phát từ những yêu cầukhách quan của xã hội mà những yêu cầu này đặt ra ngày một cao đối với học sinh

Do đó thầy giáo phải luôn trau dồi nhân cách của mình để đáp ứng nhu cầu xã hội

và tạo chất lượng cao cho giáo dục, góp phần hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách học sinh

=> Vì vậy sự trau dồi nhân cách đối với người thầy giáo là yêu cầu cấp thiết trong

sự nghiệp giáo dục

2) Thầy giáo là người quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo:

- Trong nhà trường , thầy giáo là người trực tiếp thực hiện quan điểm giáo dụcthời đại, người quyết định phương hướng của việc giảng dạy, là lực lượng cốt cántrong sự nghiệp giáo dục văn hóa Vì vậy, chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vàongười thầy

- Trình độ tư tưởng, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, tư duy sáng tạo của họcsinh không chỉ phụ thuộc vào tài liệu SGK, khả năng nhận thức của học sinh màcòn phụ thuộc vào người thầy giáo:

+ Phẩm chất chính trị

+ Trình độ chuyên môn

+ Khả năng tay nghề

Trang 2

Như vậy, chất lượng giáo dục phụ thuộc phần lớn vào người thầy Hiện nay,phương tiện kĩ thuật dạy học có tinh vi, hiện đại đến đâu cũng không thể thay thếđược nhân cách người thầy.

Usinxki: “Trong giáo duc tất cả phải dựa vào nhân cách của người thầy, bởi vìsức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách người thầy giáo”

=> Vì vậy người thầy giáo phải trau dồi nhân cách

3) Thầy giáo là “dấu nối” giữa nền văn hóa nhân loại và dân tộc với việc tái tạo nền văn hóa đó trong chính thế hệ

- Nền văn hóa nhân loại chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội nềnvăn hóa xã hội ở thế hệ trẻ Quá trình lĩnh hội nền văn hóa phải nhờ có sự tổ chức,hướng dẫn điều khiển của thầy và trò thì tích cực hoạt động để chiếm lĩnh văn hóa

đó Như vậy, cả thầy và trò đều là chủ thể của hoạt động

- Nền văn hóa là phương tiện của hoạt động dạy của thầy, là mục đích của hoạtđộng học của trò Với tư cách là chủ thể của hoạt động dạy- học, thầy và trò đềuphải tích cực Hoạt động của thầy không có tính tư thân mà có mục đích tạo ra tínhtích cực hoạt động học của trẻ, trò hoạt động dưới sự tổ chức và điều khiển củathầy để tái sản xuất nền văn hóa nhân loại, phát triển tâm lý, hình thành nhân cáchhọc sinh Như vậy, thầy đã biến quá trình đào tạo thành quá trình tự giáo dục Vìthế, giáo dục và tự giáo dục thống nhất với nhau tạo nên sản phẩm giáo dục, đó lànhân cách học sinh

=> Vì vậy người thầy giáo cần thiết phải trau dồi nhân cách

*Tóm lại:

- Người thầy phải luôn trau dồi nhân cách để có đầy đủ phẩm chất và năng lựccần thiết, nắm được đặc điểm và trình độ phát triển tâm lý học sinh nhằm pháttriển nhân cách học sinh toàn diện

- Sự cần thiết trau dồi nhân cách người thầy là tất yếu, đó là yêu cầu khách quandựa trên đặc điểm của quá trình dạy học và vai trò, chức năng của người thầy.Đây là quá trình lâu dài, phức tạp, kiên trì và sáng tạo của người thầy về mọimặt: tư tưởng, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ để từng bước hình thành lýtưởng nghề nghiệp và tài năng sư phạm

Trang 3

-Câu 2 (4 điểm): V là một học sinh bướng bỉnh nhất lớp Trong giờ thầy giáo X đang giảng bài (về một vấn đề khó của chương trình), cả lớp đang chú ý lắng nghe Riêng V ngồi dưới, cứ khi thầy quay mặt lên bảng là lại trêu chọc mấy bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình Bất chợt thầy giáo quay xuống thấy V đang cười trêu bạn bàn trên Nét mặt thầy nghiêm nghị nhìn V thầy nói: " V em đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì ?”

- V đứng dậy và nhanh nhảu đáp: Thưa thầy, thầy vừa nói: " V em đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì?”

Cả lớp im lặng bỗng ồ lên cười, làm thầy X đỏ mặt tía tai

- Trong trường hợp trên là thầy giáo đó bạn xử lí tiếp thế nào? Tại sao?

- Việc V ngồi dưới trêu chọc mấy bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình

có phải là hành vi phi đạo đức không? Tại sao?

- Hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết

Trả lời:

1) Trong trường hợp trên nếu là thầy giáo đó em sẽ nói tiếp như sau: “ Xin lỗi vìcâu hỏi vừa rồi thầy hỏi chưa rõ ý “ Thầy vừa giảng gì?” Xử lý như vậy vì để tạo

ra mối quan hệ thầy trò gần gũi và hiểu nhau hơn

2) Đây không phải là hành vi đạo đức vì phạm vào tính có ích và tính không vụlợi của hành vi

3) KLSP:

- Người gv phải có sự khéo léo đối xử sư phạm

- Biết phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo những vấn đề xảy ra bất ngờ,không nóng vội, không thô bạo

- Biết biến cái bị động thành cái chủ động, giải quyết mau lẹ các vấn đề phức tạpđặt ra trong công tác dạy học và giáo dục

Trang 4

ĐỀ 9

Câu 1 (7 điểm):

Trình bày đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo Hãy cho biết

ý nghĩa của sự hiểu biết trên trong quá trình định hướng rèn luyện nhân cách bản thân.

Trả lời:

1) Đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo

a) Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người.

- Bất kỳ ngành nghề nào cũng có đối tượng quan hệ trực tiếp của mình Nghềthầy giáo có quan hệ trực tiếp với con người( hoc sinh)

- Sự khác biệt về đối tượng thể hiện ở chỗ:

+ Đối tượng mà thầy giáo tác động là nhân cách đang hình thành và phát

triển

+ Mỗi học sinh có những đặc điểm tâm, sinh lý khác nhau, cá tính khác

nhau điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có những phương pháp tác động khácnhau

+ Học sinh không chỉ là khách thể chịu tác động của GV mà còn là chủ

thể tiếp nhận tác động Trong quá trình này học sinh phải chiếm lĩnh hệ thốngkhái niêm, kinh nghiệm, tinh hoa văn hóa của loài người để làm tài sản riêng Đểthực hiện việc chiếm lĩnh phải kể đến vai trò, chức năng của người GV

b) Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình

- Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có công cụ tác động vào đối tượng để tạo rasản phẩm Công cụ có thể ở dạng vật chất hay tinh thần

- Đối với nghề dạy học và giáo dục công cụ lao động của người thầy giáo lànhân cách chính mình.Thầy dùng nhân cách của chính mình Thầy dùng nhâncách tác động vào học sinh nhằm phát triển nhân cách học sinh

- Nhân cách người thầy gồm:

+ Kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử, tấm gương

+ Trình độ, phẩm chất, đặc điểm tương ứng nghề dạy học

- Mặt khác, nghề dạy học là nghề nghiêm túc không được phép tạo ra thứphẩm

Trang 5

c) Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội

- Sức lao động là toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần trong mỗi con người

để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần có ích cho xã hội

- Để có sức lao động trên thì phải nói tới vai trò của giáo dục nói chung vàngười thầy nói riêng Họ có vai trò tạo ra sức lao động theo phương thức tái sảnxuất mở rộng cụ thể: bằng lao động của mình giáo viên tạo ra sức mạnh tinh thần

ở học sinh đó là lòng yêu nước, tính cần cù chịu khó, tri thức, năng lực… để họcsinh có thể làm chủ tự nhiên, cuộc sống, xã hội

- Mặt khác, nghề dạy học là nghề truyền thụ tri thức theo quy luật kháchquan: đào tạo thế hệ sau phải hơn hăn thế hệ trước

d) Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sáng tạo cao

- Tính khoa học: Chức năng của người giáo viên là truyền tải tri thức khoahọc đến cho học sinh Những tri thức phải đảm bảo tính khoa học chính xác.Cáchtruyền thụ phải mang tính khoa học…

- Tính nghệ thuật: Quá trình giáo dục nhân cách học sinh phải khéo léo, tếnhị, ứng xử linh hoạt trong mọi tình huống sư phạm

- Tính sáng tạo: Thầy luôn sáng tạo trong mọi bài giảng của mình( trong quátrình thiết kế bài giảng và cách truyền thụ cho học sinh) Muốn có sự sáng tạongười giáo viên cần có sự uyên thâm, tính mềm dẻo, sự nhuần nhuyễn…

e) Nghề lao động trí óc chuyên biệt: lao động trí óc có 2 đặc điểm:

- Phải có thời kì khởi động, trước khi lên lớp hoặc giải quyết một tình huống

sư phạm phức tạp nào đó người thầy giáo phải suy nghĩ, trăn trở

- Tính có “ quán tính” của trí tuệ: Khi hoàn thành bài giảng, sau quá trìnhgiáo dục học sinh vẫn còn suy nghĩ về nó…

2) Từ những đặc điểm trên cho thấy lao động sư phạm có ý nghĩa rất lớn laotrong đời sống của xã hội loài người… Vì vậy, với tư cách là giáo viên, mỗichúng ta cần có phương hướng rền luyện nhân cách cho bản thân: Không ngừnghọc tập, nâng cao tri thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp…

Trang 6

Câu 2 (3 điểm): Trong lớp bạn chủ nhiệm có học sinh hay gây gổ với các bạn, học lực lại quá yếu Một hôm em đã dũng cảm cùng người khác bắt được kẻ gian

- Bạn đánh giá thế nào về hành động này? Tại sao?

- Hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết

Trả lời:

- Coi đây là hành vi đạo đức nên đã kịp thời khen em trước lớp, đề nghị nhàtrường khen thưởng và thông báo về gia đình

- Vì :

+ Đây là hành vi có tính tự giác chủ thể ý thức đầy đủ về mục đích, ý

nghĩa của hành vi Chủ thể tự mình hành động dưới sự thúc đẩy của chính lươngtâm

+ Đây là hành động có ích bắt kẻ gian để giữ gìn trật tự, ổn định xã hội

+ Đây là hành động vì người khác vì mục đích chung của mọi người

Tóm lại: Đây là việc làm thể hiện tính hiểu biết, có thái độ, có ý thức đạo đức.cần được khen và nêu gương

=> KLSP: GV cần phải giúp học sinh nhận ra được mình có tính dũng cảm,

gan dạ, kiên cường…vượt qua khó khăn mà không phải ai cũng có đức tính đó

Em cần phát huy hơn nữa và không nên gây gổ với các bạn trong lớp hãy sốngtran hòa với các bạn, hãy tập trung nhiều hơn nữa vào việc học tập của mình.đểsau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

ĐỀ 10

Câu 1 (6 điểm): Hành vi đạo đức là gì? Phân tích các tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức, quan hệ giữa nhu cầu đạo đức và hành vi đạo đức? Cho ví dụ minh họa

Trả lời:

1) Hành vi đạo đức là hành vi tự giác được thúc đẩy bởi động cơ mang ý nghĩa về

mặt đạo đức(biểu hiện ở cách đối nhân xử thế, lời ăn tiếng nói trong phongcách…)

Trang 7

2)Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức:

Để đánh giá 1 con người có đạo đức hay không người ta căn cứ vào hành viđạo đức của người đó, giá trị đạo đức của hành vi được xét theo những tiêuchuẩn sau:

a) Tính tự giác của hành vi:

+ Để xét 1 hành vi xem nó là hành vi đạo đức hay phi đạo đức điều rấtquan trọng là phải xét tính tự giác của hành vi Nếu chủ thể của hành đông đóchưa ý thức về hành vi của mình, chưa tự giác hành động, hành đông còn cótính chất bắt buộc thì đó không thể coi là hành vi đạo đức

+ Hành vi chỉ được xem là hành vi đạo đức khi nó được chủ thể hành động

ý thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa về hành vi của mình Chủ thể tự mình hànhđộng dưới sự thúc đẩy của chính nội tâm( lương tâm) mình

+ Tính tự giác của hành vi thể hiện ở tính có hiểu biết, có thái độ, có ý chíđạo đức tức là có ý thức đạo đức cá nhân

b) Tính có ích của hành vi:

+ Tính có ích của hành vi đạo đức được nhìn nhận và đánh giá theo lợi íchcủa hành vi của chủ thể đem lại cho cộng đồng xã hội Vì vậy trong xã hội hiệnđại của chúng ta một hành vi được gọi là có đạo đức nếu nó thúc đẩy xã hộiphát triển trong công cuộc xây dựng con người mới, công nghiếp hóa hiện đạihóa đất nước Ngược lại những hành vi có hại cho xã hội không thúc đẩy xã hôiphát triển được coi là hành vi phi đạo đức Tính có ích của hành vi đạo đứcphụ thuộc vào thế giới quan và nhân sinh quan của chủ thể hành vi nhất là nhânsinh quan

c)Tính không vụ lợi của hành vi:

+ Hành vi đạo đức là hành vi có mục đích, vì người khác, vì xã hội

+ Người có hành vi đạo đức không bao giờ lấy lợi ích của cá nhân mình làtrung tâm

3)Quan hệ giữa nhu cầu đạo đức và hành vi đạo đức:

- Khái niệm: + Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của cơ thể cần được thỏa mãn để tồntại và phát triển

Trang 8

+ Nhu cầu đạo đức là hệ thống quan điểm đạo đức của cá nhân đan xenvào nhu cầu chung của cá nhân có biểu hiện cụ thể là: biểu định hướng giá trịcủa người đó.

- Quan hệ giữa nhu cầu đạo đức và hành vi đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhautrong đó nhu cầu đạo đức quy định hành vi, ngược lại hành vi đạo đức cũng tácđộng trở lại nhu cầu đạo đức và làm nó thay đổi

+ Nhu cầu đạo đức nằm trong hệ thống nhu cầu của cá nhân trong 1 điều kiệnnhất định sẽ nổi lên và dần dần xác định được đối tượng để thỏa mãn nhu cầu đó.Khi đối tượng được xác định ta có động cơ đạo đức mà hành vi đạo đức được thúcđảy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức Như vậy, động cơ đạo đức bắt nguồn

từ nhu cầu đạo đức được hiện thực hóa trong hành vi quy định và thúc đẩy hành viđó

+ Ngược lại khi có hành vi đạo đức cụ thể diễn ra trong 1 hoàn cảnh cụ thể tạo

ra ảnh hưởng làm thay đổi nhu cầu đạo đức và có tác dụng hoàn thiện hoặc suythoái nhu cầu đạo đức

=> KLSP: + Nhu cầu đạo đức quy định hành vi đạo đức nhưng hành vi đạo đức

cũng tác động trở lại nhu cầu đạo đức và làm nó thay đổi

+ Trong việc giáo dục đạo đức xét đến cùng là phải tổ chức hoạt độnghoc tập trong những hoàn cảnh biểu hiện cụ thể mà ở đó có cơ hội để bộc lộđông cơ và ý thức đạo đức hoặc để cải tạo những hành vi vô đạo đức

+ Đối với trẻ nhỏ phải cung cấp cho trẻ những hiểu biết để giúp trẻ thấyđược thế nào là hành vi đạo đức

Câu 2 (4 điểm): Trong quyển sổ của Liên đã dày cộp lên những câu danh ngôn của các nhà hiền triết Không hiểu sao Liên rất thích chép những câu danh ngôn và suy nghĩ rất lâu về chúng Tối ngồi vào bàn học, Liên tự hỏi: mình 18 tuổi rồi ư? Mình đã làm được gì rồi nhỉ? Không, trước hết phải học thật tốt đã rồi mới tính đến việc khác

Việc làm và suy nghĩ của Liên phản ánh đặc trưng nào trong tâm lí tuổi đầuthanh niên? Hãy phân tích đặc trưng đó

Trả lời:

Việc làm và suy nghĩ của Liên phản ánh đặc trưng trong tâm lí tuổi đầu thanh

Trang 9

niên: tự ý thức

- Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách củathanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lí của lứa tuổithanh niên

- Sự phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT diển ra mạnh mẽ sôi nổi và cótính đặc thù riêng:

+ Nhu cầu tự ý thức được phát triển mạnh mẽ thanh niên học sinh có nhu cầutìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đíchđời sống, hoài bão của mình khiến các em quan tâm đến đời sống tâm lý, phẩmchất, nhân cách, năng lực riêng của mình

+ Các em tiếp tục chú ý đến hình dáng của mình, hình ảnh thân thể là mộtthành tố quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên mới lớn

- Nguồn gốc: Sự tự ý thức của thanh niên học sinh xuất phát từ yêu cầu cuộc sống,

hoạt động Vì vậy các em ý thức đạo đức nhân cách của mình

+ Thanh niên học sinh có thể ý thức rõ hơn về cá tính của mình về nhữngkhác biệt của mình so với người khác có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạptrong mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách

+ Thanh niên học sinh không chỉ đánh giá những hành vi, cử chỉ riêng lẻ màcòn biết đánh giá nhân cách mình trong toàn bộ

+ Thanh niên học sinh không chỉ có nhu cầu đánh giá mà có khả năng đánhgiá sâu sắc hơn thiếu niên về những mặt mạnh, mặt yếu của chính mình và ngườikhác

+ Các em có khuynh hướng độc lập hơn trong việc đánh giá, phân tích bảnthân, Tuy nhiên thanh niên mới lớn có xu hướng, cường điệu khi tự đánh giá, đánhgiá thấp cái tích cực tập trung phê phán cái tiêu cực, đánh giá cao bản thân coithường người khác

Trang 10

+ Trên cơ sở tự ý thức phát triển mạnh, nhu cầu tự giáo dục của thanh niênhọc sinh cũng được phát triển Tự giáo dục của các em không chỉ hướng vào việckhắc phục những thiếu xót trong hành vi mà còn hướng vào việc hình thành nhâncách nói chung phù hợp với quan điểm khái quát đang được hình thành ở các em.

và hỗ trợ lẫn nhau trong việc giáo dục đạo dức cho hs

- Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức

+ Là cung cấp cho hs những chi thức đạo đức, đó là những hiểu biết về chuẩnmực đạo đức, quy tắc đạo đức, thái độ, nhiệm vụ, bổn phận….của hs nói riêng, củangười công dân nói chung.Vốn tri thức này có tác dụng có hs có cơ sở nhận ra vàphân biệt giữa cái đạo dức và phi đạo đức, giúp các em định hướng trong các hiệntượng ấy, giúp các em tăng thêm tính tự giác trong hành vi đạo đức của mình

+ Biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức Đây là một khâu quan trọngtrong việc giáo dục đạo đức trong nhà trường

- Các hình thức giào dục đạo đức trong nhà trường:

+ Thông qua các giờ học đạo đức, giờ công dân sẽ trang bị cho hs các tri thứckhái quát có hệ thồng về đạo đức Ngoài các môn đạo đức, gdcd ra các môn khác

Trang 11

cũng giúp trẻ có hệ thống các môn học, giúp hs có quan điểm duy vật biện chứng

về tự nhiên, xã hội, tư duy, có được quan điểm duy vật lịch sử về xã hội, về móiquan hệ giữa con người vs con người, trên cơ sở đó tạo nền tảng đạo đức cho hs + Để biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức thong qua việc tác độngbằng tình cảm, lý trý Trong lĩnh vực này những câu chuyện sống động được minhhọa trong tiết học đạo đức, gdcd Những tác động đạo đức của văn hóa nghệ thuật

sẽ là biện pháp hữu hiệu góp phần hình thành thái độ, tình cảm đạo đức, hành viđạo đức, đồng thời chuyển tri thức đạo đức thành hành vi đạo đức

+ Nhưng quan trọng hơn cả là thông qua tiếp xúc với người thực tập, vớichính chủ thể của những nhà hoạt động đạo đức có thật và những hoạt động đạođức của họ sẽ có tác dụng đi thẳng vào niềm tin của mỗi người, của nhóm, của tậpthể và những hành vi đạo đức nhu vậy sẽ trở thành những hành vi mẫu mực trongnhững hoàn cảnh như vậy đòi hỏi cách xử sự như vậy

=> KLSP: - Nhà trường cần cung cấp cho hs hệ thống tri thức đạo đức biến tri

thức đạo đức thành niềm tin đạo đức

- Nhà trường cần tổ chức cho các em được tiếp xúc với những gươngngười tốt việc tốt

- Giáo viên phải luôn luôn tu dưỡng, hoàn thiện mình để trở thành những tâmgương sáng cho các em hs noi theo

Câu 2 (4 điểm): Khi trả bài kiểm tra, Đạt ngồi ở cuối lớp đập tay lên bàn nói to:

"

Thầy không công bằng" Tôi bình tĩnh gọi em lên: " Sao không công bằng, em nói cho thầy nghe" Đạt trả lời: " Bài của em và của bạn Hiệp làm đúng như nhau nhưng bài của Hiệp được 7 điểm còn của em chỉ có 6 điểm" Tôi bảo: " Hai em đưa bài cho thầy xem" Tôi đọc kĩ hai bài và ân cần chỉ ra chỗ thiếu trong bài của Đạt Lúc này, em bắt đầu tái mặt rồi xin lỗi thầy Tôi nhẹ nhàng nói:" Khi muốn nói điều gì, em phải suy nghĩ cho kĩ Lần này thầy tha lỗi cho em."

Tình huống trên thể hiện năng lực nào là chủ yếu của giáo viên? Anh (chị)hãy chỉ ra những biểu hiện và phương hướng bồi dưỡng năng lực đó

Trả lời:

Tình huống trên thể hiện sự khéo léo ứng xử sư phạm

- Năng lực này được biểu hiện :

Ngày đăng: 18/06/2016, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w