MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 4 1.1. Tìm hiểu về cây ngò om ....................................................................................... 4 1.1.1. Tên gọi và phân loại khoa học .......................................................................... 4 1.1.2. Đặc tính thực vật ............................................................................................... 8 1.1.3. Phân bố .............................................................................................................. 8 1.2. Sử dụng rau ngò om trong các bài thuốc trị bệnh ................................................ 9 1.3. Sơ lược về các hợp chất quan trọng của cây ngò om ......................................... 10 1.3.1. Sơ lược về hợp chất steroid ............................................................................. 10 1.3.2. Hợp chất flavonoid .......................................................................................... 10 1.3.3. Sơ lược về hợp chất terpen .............................................................................. 11 1.4. Hoạt tính sinh học của một số hợp chất có trong rau ngò om ............................ 12 1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về cây rau om ...................... 17 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 17 1.5.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 18 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 20 2.1. Nguyên liệu ........................................................................................................ 20 2.1.1. Thu gom nguyên liệu ...................................................................................... 20 2.1.2. Xử lý nguyên liệu tươi .................................................................................... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 20 2.2.1. Phương pháp thu gom và xử lý mẫu ............................................................... 20 2.2.2. Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm nguyên liệu ............................. 20 2.2.3. Phương pháp tro hóa mẫu ............................................................................... 21 2.3. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................................ 21 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VẢ THẢO LUẬN ......................................................... 23 3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý ............................................................. 23 3.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của yếu tố thời gian đến quá trình chiết bằng phương pháp chiết soxhlet ........................................................................................ 26 3.3. Kết quả xác định thành phần hóa học trong các dịch chiết bằng phương pháp GCMS ...................................................................................................................... 31 3.3.1. Thành phần hóa học trong dịch chiết nhexane .............................................. 31 3.2.2. Thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl acetate ......................................... 35 3.2.3. Thành phần hóa học trong dịch chiết dichloromethane .................................. 38 3.2.4. Thành phần hóa học trong dịch chiết methanol .............................................. 43 3.3.5. Tổng hợp định danh thành phần các cấu tử trong các dịch chiết .................... 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 51
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA HOÁ
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG
1 Tên đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học của một số
dịch chiết cây ngò om
2 Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
a Nguyên liệu: Thân và lá cây ngò om
b Dụng cụ:
- Máy đo sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS
- Máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 100 Perkin Elmer
- Bộ chiết soxhlet, tủ sấy, lò nung, cân phân tích, bếp cách thủy, sinh hàn hồi lưu, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, bình tam giác, ống đong, bếp điện, phễu lọc, phễu chiết, các loại pipet, bình định mức, nhiệt kế, bình hút ẩm
3 Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu quy trình chiết các cấu tử và định danh một số thành phần hóa học từ một số dịch chiết của thân lá cây ngò om
- Xác định công thức cấu tạo của các cấu tử chính trong dịch chiết cây ngò
om
Trang 2- Đóng góp thêm những thông tin, tư liệu khoa học về cây ngò om, tạo cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu sau này
4 Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Đào Hùng Cường
5 Ngày giao đề tài: 01/10/2015
6 Ngày hoàn thành: 30/01/2016
Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)
Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 27 tháng 04 năm 2016 Kết quả điểm đánh giá:
Ngày…tháng…năm 20 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đào Hùng Cường đã hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và động viên em hoàn thành tốt bài luận tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa, cán bộ phòng thí nghiệm Hóa đại cương, Hóa phân tích và phòng thí nghiệm hóa hữu cơ 2 đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Em vô cùng biết ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng, Ban Chủ Nhiệm khoa Hóa cùng tất cả các thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường
Đà Nẵng, ngày 27 tháng 04 năm 2016
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4
1.1 Tìm hiểu về cây ngò om 4
1.1.1 Tên gọi và phân loại khoa học 4
1.1.2 Đặc tính thực vật 8
1.1.3 Phân bố 8
1.2 Sử dụng rau ngò om trong các bài thuốc trị bệnh 9
1.3 Sơ lược về các hợp chất quan trọng của cây ngò om 10
1.3.1 Sơ lược về hợp chất steroid 10
1.3.2 Hợp chất flavonoid 10
1.3.3 Sơ lược về hợp chất terpen 11
1.4 Hoạt tính sinh học của một số hợp chất có trong rau ngò om 12
1.5 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về cây rau om 17
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 17
1.5.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 18
CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Nguyên liệu 20
2.1.1 Thu gom nguyên liệu 20
2.1.2 Xử lý nguyên liệu tươi 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Phương pháp thu gom và xử lý mẫu 20
2.2.2 Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm nguyên liệu 20
2.2.3 Phương pháp tro hóa mẫu 21
2.3 Sơ đồ nghiên cứu 21
Trang 5CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VẢ THẢO LUẬN 23
3.1 Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý 23
3.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của yếu tố thời gian đến quá trình chiết bằng phương pháp chiết soxhlet 26
3.3 Kết quả xác định thành phần hóa học trong các dịch chiết bằng phương pháp GC-MS 31
3.3.1 Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane 31
3.2.2 Thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl acetate 35
3.2.3 Thành phần hóa học trong dịch chiết dichloromethane 38
3.2.4 Thành phần hóa học trong dịch chiết methanol 43
3.3.5 Tổng hợp định danh thành phần các cấu tử trong các dịch chiết 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 6DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 1.1 Đặc điểm nhận dạng phân biệt về rau ngổ và rau
3 Bảng 1.3 Hoạt tính sinh học của các cấu tử có trong 4 dịch
4 Bảng 3.1 Kết quả xác định độ ẩm trung bình của mẫu cây ngò
6 Bảng 3.3 Kết quả xác định hàm lượng kim loại nặng 25
7 Bảng 3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến
khối lượng sản phẩm đối với dung môi n-hexane 26
8 Bảng 3.5 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến
khối lượng sản phẩm đối với dung môi ethyl acetate 27
9 Bảng 3.6 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến
khối lượng sản phẩm đối với dung môi dichloromethane 28
10 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến
khối lượng sản phẩm đối với dung môi dichloromethane 29
11 Bảng 3.8 Thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane 31
12 Bảng 3.9 Thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl acetate 35
13 Bảng 3.10 Thành phần hóa học trong dịch chiết
14 Bảng 3.11 Thành phần hóa học trong dịch chiết methanol 44
15 Bảng 3.12 Tổng hợp định danh thành phần các cấu tử trong
Trang 7DANH MỤC HÌNH
1 Hình 1.1 Limnophila aromatica và Enydra fluctuans 4
2 Hình 2.1 Cây ngò om được làm sạch sau khi được thu hái 20
4 Hình 3.1 Bột cây ngò om sau khi được xử lý 23 Hình 3.2 Bột nguyên liệu khô sau khi được nung 25
3 Hình 3.3 Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học dịch chiết
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sỏi thận là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới Theo ước tính, có khoảng 50% số người bị bệnh sỏi thận thường hay tái phát với những cơn đau quặn thận đột ngột, nôn mửa, đổ mồ hôi, bí tiểu Những trường hợp nặng có khi còn bị xuất huyết và sốt (nếu nhiễm khuẩn) Thế nhưng, việc điều trị sỏi thận bằng ngoại khoa hay thuốc tây tuy có cải thiện tình trạng của bệnh nhân nhưng chi phí khá cao Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều cây thuốc có thể chữa được bệnh sỏi thận, có thể kể đến như cây ké đầu ngựa, kim tiền thảo, chuối hột, ngò om, bòng bong nhưng phần lớn các dược liệu này chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian mà chưa được nghiên cứu và tiêu chuẩn hóa để nâng cao giá trị về mặt điều trị cũng như giá trị kinh tế
Ngò om, từ xưa đã được dùng để điều trị sỏi thận nhưng không được phổ biến
Ở nước ta, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, ngò om tốt tươi, phát triển mạnh dưới các triền cát thấp ẩm, bên khe nước chảy hoặc men theo đầm hồ nhỏ, là “quà tặng thiên nhiên” ưu đãi cho vùng cát nóng ở miền Trung Đây chính là nguồn nguyên liệu dồi dào để nghiên cứu và phát triển giá trị về mặt dược học của loại cây này
Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu thành phần hóa học cũng như công dụng của các thành phần có trong dịch chiết ngò om sẽ góp phần vào việc sử dụng dược liệu này để làm thuốc một cách rộng rãi hơn, nâng cao hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh
Trang 9- Xác định công thức cấu tạo của các cấu tử chính trong dịch chiết cây ngò
om
- Đóng góp thêm những thông tin, tư liệu khoa học về cây ngò om, tạo cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu sau này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Thân và lá cây ngò om được thu hái tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
- Xác định hoạt tính sinh học của các hợp chất có trong dịch chiết ngò om
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học, tác dụng dược lý của cây ngò om
- Tổng hợp tài liệu về phương pháp nghiên cứu chiết tách và xác định các hợp chất thiên nhiên
- Xử lý các thông tin về lý thuyết để đưa ra các vấn đề cần thực hiện trong quá trình thực nghiệm
Trang 104.2 Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp hái, thu gom và xử lý mẫu cây ngò om tươi
- Phương pháp trọng lượng xác định các thông số vật lý của nguyên liệu
- Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS xác định hàm lượng một số kim loại nặng
- Phương pháp chiết nóng soxhlet bằng các dung môi methanol, ethyl acetate, n-hexane và dichloromethane
- Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) để định danh các cấu tử chính có trong các dịch chiết
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tìm hiểu về cây ngò om
1.1.1 Tên gọi và phân loại khoa học
1.1.1.1 Tên gọi
- Tên khoa học: Limnophila aromatica thuộc họ thực vật Scrophulariaceae
- Tại Việt Nam, trong dân gian, Limnophila aromatica được gọi theo các tên khác nhau: Các tỉnh miền Nam, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, được gọi là ngò om hay đơn giản là rau om; các tỉnh miền Trung, Limnophila aromatica được gọi là ngổ hương còn miền Bắc gọi là ngổ, nhưng thêm các tên khác ngổ thơm, ngổ om
- Ở Việt Nam nhất là tại miền Bắc, đã có những nhầm lẫn, lẫn lộn (thậm chí có bài viết xem 2 cây là một) giữa 2 cây Rau om (Limnophila aromatica) và cây Rau ngổ (Enydra fluctuans)
Dưới đây là hình ảnh phân biệt về 2 loại cây rau om và rau ngổ được thể hiện trong hình 1.1
Hình 1.1 Limnophila aromatica và Enydra fluctuans
Trang 12Sau đây là đặc điểm nhận dạng phân biệt về hai loại cây trên trong ‘Thuốc Nam trên Đất Mỹ’ tập 4, trang 169, được thể hiện trong bảng 1.1
- Tên khoa học: Limnophila
- Thuộc họ Hoa mõm sói
- Lá mọc đối, không cuống, gốc hơi rộng
và ôm lấy thân, mép có răng cưa
- Cụm hoa dạng đầu, không cuống bao
bởi hai lá bắc hình trái xoan tù, màu lục
Hoa cái và hoa lưỡng tính đều sinh sản
Quả bế không có mào lông
Trang 13Nơi sống và thu hái:
- Phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc,
Việt Nam tới Inđônêxia
- Ở nước ta cây mọc hoang trong các ao
hồ, mương máng và cũng được trồng
làm rau ăn sống hay nấu canh
Nơi sống và thu hái:
- Phân bố ở Ấn Ðộ, Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Inđônêxia, Philippin, Bắc úc, Niu Ghinê và Micronêdi
- Ở nước ta cây mọc hoang ở ao, rạch, mương và cũng được trồng làm gia vị Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, cắt từng đoạn, dùng tươi hay phơi khô dùng dần
Thành phần hoá học:
- Rau ngổ có các thành phần sau (tính
theo%) nước 92,2; protein 1,5; lipid 0,3;
collulose 2,0; dẫn xuất không protein
3,8; khoáng toàn phần 0,8 Còn có các
caroten, vitamin B và vitamin C Cây
khô chứa tinh dầu 0,2% stigmastero,
Vị đắng, tính mát, mùi thơm, không độc;
có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu
tiện, mát huyết, cầm máu
Tính vị, tác dụng:
Vị cay, hơi chát, tính mát, mùi thơm có tác dụng thanh nhiệt chỉ khái, giải độc, tiêu thũng Rễ có tác dụng làm dãn cơ phủ tạng như ruột, thận, do đó mất các cơn đau bụng Nó còn làm dãn mạch, tăng lực thận, tăng lượng nước tiểu, tạo thuận lợi cho việc tống sỏi ra ngoài
Trang 141.1.1.2 Phân loại khoa học
Dưới đây là phân loại khoa học của cây ngò om được trình bày trong bảng 1.2
Bảng 1.2 Phân loại khoa học cây ngò om
Ngò om ở họ Mã đề (Plantaginaceae) với danh pháp khoa học: Plantaginaceae Juss., là một họ thực vật có hoa trong bộ Hoa môi (Lamiales) Họ Plantaginaceae phổ biến toàn cầu, nhưng chủ yếu tại các khu vực ôn đới Nó bao gồm chủ yếu là các cây thân thảo, cây bụi và một ít cây thủy sinh có rễ mọc trong đất (chẳng hạn chi Callitriche) Do tính phổ biến đa dạng nên rất khó thiết lập giới hạn cho họ này
Lá của chúng mọc thành vòng xoắn hoặc mọc đối, các lá có dạng lá đơn hay lá kép Ngò om thuộc chi Limnophila, chi này thuộc họ thực vật Scrophulariaceae gồm khoảng trên 40 loài, phân bố tại vùng Đông Nam Á, Ấn độ, Trung Quốc, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Phi, Australia, vùng hải đảo Thái bình dương
Trang 15Tại Việt Nam, theo GS Võ Văn Chi (Sách Tra cứu tên Cây cỏ Việt Nam), chi Limnophila gồm 15 loài trong đó vài loài được dùng làm rau và làm thuốc như:
1.1.2 Đặc tính thực vật
Cây thảo sống nhiều năm, cao 15-30 cm, thân mập giòn, rỗng ruột, có nhiều lông Lá đơn, không cuống, có lông, mọc đối hoặc mọc vòng 3-5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa, mặt dưới lá có nhiều đốm tuyến màu xanh Hoa thường mọc đơn độc
ở nách lá, không đều, cuống dài 1,5cm Ðài hình chuông, chia 5 răng, dài 4-5 mm Tràng dài gấp đôi đài, chia 2 môi, cánh hoa màu tím nhạt Nhị 4, chỉ nhị ngắn Vòi nhuỵ nhẵn, đầu nhuỵ chẻ đôi Quả nang hình trứng, không lông, nằm trong đài, chứa nhiều hạt
1.1.3 Phân bố
Ngò om là loài phân bố tự nhiên tại vùng nhiệt đới Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Kampuchea, Thái, Philippines, Bắc Australia
Trang 16Ở nước ta cây mọc hoang ở ao, rạch, mương và cũng được trồng làm gia vị Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, cắt từng đoạn, dùng tươi hay phơi khô dùng dần
1.2 Sử dụng rau ngò om trong các bài thuốc trị bệnh
Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành
- Trị viêm tấy đau nhức: lấy 1 nắm cây ngò om tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu
- Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: lấy cây ngò om tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam) Sắc 2 thứ trên với 1000ml nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày
- Trị sỏi thận: lấy 20 - 30 gam rau ngò om tươi, rửa sạch, giã nát Cho nước sôi
để nguội vào lọc lấy nước uống hằng ngày Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt hoặc lấy 100 gam rau ngò om tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cất, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10- 15 ngày
- Trị ban đỏ: Rau ngò om 20 gam, dây vác tía 20 gam, măng sậy 10 gam, đọt tre mỡ 10 gam, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày
- Trị rắn cắn: lấy 15 - 20 gam rau ngò om tươi, 25 gam kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 - 30 ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết cắn Hoặc lấy 20 - 40 gam rau om khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 - 5 lần liều
- Trị ho, sổ mũi: lấy 15 - 30 gam rau om tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày
Lưu ý: phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngò om vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai
Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ
Trang 171.3 Sơ lược về các hợp chất quan trọng của cây ngò om
1.3.1 Sơ lược về hợp chất steroid
- Steroid là những hợp chất hữu cơ có chứa một sự sắp xếp đặc trưng của bốn vòng cycloalkane được nối với nhau
- Steroid có nhiều trong thiên nhiên như: các sterol; các nội tiết tố (hormon) như nội tiết tố sinh dục, acid mật, hormon tuyến thượng thận; các glycoside, đặc biệt là các glycoside trợ tim; các sapogenin…
1.3.2 Sơ lược về hợp chất flavonoid
- Flavonoid làmột nhóm hợp chất rất thường gặp trong thực vật, có trong hơn nửa các loại rau quả dùng hàng ngày, là chất có hoạt tính sinh học được đưa trực tiếp vào cơ thể từ nguồn thức ăn mà bản thân con người không có khả năng tổng hợp được
- Flavonoid là một chuỗi polyphenolic gồm có 15 nguyên tử cacbon gồm hai vòng thơm liên lết với một vòng pyran và có đính các nhóm OH tự do ở các vòng
- Trong thực vật flavonoid tồn tại chủ yếu ở hai dạng:
+ Dạng tự do (aglycol): thường tan trong các dung môi hữu cơ như ete, axeton, cồn nhưng hầu như không tan trong nước
+ Dạng liên kết với gluxit (glycosid): tan trong nước nhưng không tan trong các dung môi không phân cực như axeton, benzen, cloroform
* Hoạt tính sinh học của flavonoid
- Flavonoid là một nhóm các hợp chất được gọi là “những người thợ sửa chữa sinh hóa của thiên nhiên” nhờ vào khả năng sửa chữa các phản ứng cơ thể chống lại các hợp chất khác trong các dị ứng nguyên, virus và các chất sinh ung thư Nhờ vậy
chúng có đặc tính kháng viêm, kháng dị ứng, chống virus và chất sinh ung thư
Trang 18- Các chất flavonoid là những chất oxy hóa chậm hay ngăn chặn quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây ra, đây có thể là nguyên nhân làm cho tế bào hoạt động khác thường Các gốc tự do sinh ra trong quá trình trao đổi chất thường là các gốc
tự do như OH*, ROO* (là các yếu tố biến dị, huỷ hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh
- Các flavonoid còn được ứng dụng rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm trùng như chống viêm loét dạ dày, viêm mật cấp tính và mãn tính, viêm gan, thận Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan
- Trên hệ tim mạch, nhiều flavonoid như quercetin, rutin, myciretin, hỗn hợp các catechin của chè có tác dụng làm tăng biên độ co bóp tim Các flavonoid có tác dụng củng cố, nâng cao sức chống đỡ và hạ thấp tính thẩm thấu các hồng huyết cầu qua thành mạch thông qua tác dụng lên các cấu trúc màng tế bào của nó Hay nói cách khác nó duy trì độ mềm dẻo của thành mạch, ứng dụng vào điều trị các rối
loạn chức năng tĩnh mạch, giãn hay suy yếu tĩnh mạch
1.3.3 Sơ lược về hợp chất terpen
- Terpen là một lớp lớn và đa dạng của các hợp chất hữu cơ Sự khác biệt giữa terpenes và terpenoids là terpen là hydrocacbon, trong khi terpenoids chứa thêm các nhóm chức Khi terpen được biến đổi về mặt hóa học, chẳng hạn như bằng cách oxy hóa, sắp xếp lại bộ xương carbon, các hợp chất dẫn thường được gọi là terpenoids
- Terpen và terpenoids là thành phần chính của các loại tinh dầu của nhiều loại cây và hoa Tinh dầu được sử dụng rộng rãi như là mùi hương nước hoa, và trong y
Trang 19học và thuốc thay thế như hương liệu Biến thể tổng hợp và các dẫn xuất của terpen thiên nhiên và terpenoids cũng có rất nhiều mở rộng sự đa dạng của các hương liệu được sử dụng trong nước hoa và hương vị được sử dụng trong các chất phụ gia thực phẩm
Terpen có nguồn gốc biosynthetically từ các đơn vị isoprene, trong đó có công thức phân tử C5H8 Các công thức phân tử cơ bản của tecpen là bội số của đó, (C5H8)n trong đó n là số lượng các đơn vị isoprene liên kết Điều này được gọi là quy tắc isoprene Các đơn vị isoprene có thể được liên kết với nhau "đầu đến đuôi"
để hình thành chuỗi tuyến tính hoặc có thể được sắp xếp để tạo vòng
1.4 Hoạt tính sinh học của một số hợp chất có trong rau ngò om
Trong thành phần rau ngò om có nhiều cấu tử có hoạt tính sinh học cao được ứng dụng rộng rãi trong dược phẩm, mỹ phẩm Dưới đây là hoạt tính sinh học của một số hợp chất có trong rau ngò om được trình bày trong bảng 1.3
Bảng 1.3 Hoạt tính sinh học của các cấu tử có trong rau ngò om
STT Tên hợp chất Công thức cấu tạo Hoạt tính sinh học
1 Limonene
- Giảm cân
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm
- Ức chế sự phát triển của nấm
- Giảm viêm
- Ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư
- Làm giảm sự lo lắng
- Giảm axit trào ngược
- Kích thích hệ thống miễn dịch
Trang 202 Pulegone - Hương liệu, làm thuốc trừ
- Dùng làm thuốc trừ sâu
- làm hương vị
4 Phytol
- Sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa và dùng trong mỹ phẩm, dầu gội, xà phòng vệ sinh, tẩy rửa gia dụng, và các chất tẩy rửa
- Là một cồn lỏng được sử dụng trong quá trình tổng hợp vitamin E và K
5 Stigmasterol
- Phòng ngừa một số bệnh ung thư, bao gồm buồng trứng, tuyến tiền liệt, vú, và ung thư ruột kết, ức chế sự hấp thu cholesterol và cholesterol huyết thanh thấp hơn, chống oxy hóa,
hạ đường huyết
Trang 216 Vitamin E
- Giảm đau
- Chống lão hóa, chống viêm khớp, xơ vữa động mạch
- Kích thích hệ thống miễn dịch làm việc bình thường,
- Có tác dụng bảo vệ mắt,
da, giữ ẩm cho màng tế bào
- Giúp tế bào não thu nhận chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã
7 Squalene
- Kích thích hệ thống miễn dịch
- Ngăn ngừa ung thư
- Dưỡng ẩm cho da
8 Campesterol
- Chống viêm, ức chế một
số chất gây viêm
- Ức chế quá trình thoái hóa xương khớp
-Giảm LDL và cholesterol
Trang 229 beta.-Sitosterol
- Phòng ngừa bệnh về tim mạch, giảm cholesterol và cải thiện triệu chứng ở mức
độ nhẹ đến trung bình lành tính tuyến tiền liệt phì đại, kiểm soát của các bệnh viêm mãn tính., tăng cường
hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa ung thư ruột kết, cũng như đối với sỏi mật, giảm đau và sưng, điều trị vết thương và vết bỏng
10 alpha.-Pinene
- Làm giảm cơn đau
- Làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn
-Giảm viêm có hệ thống
- Ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư
- Ngăn chặn quá trình oxy hóa thiệt hại cho các phân
tử khác trong cơ thể
11 Caryophyllene
- Làm giảm cơn đau
- Làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm
- Giảm viêm có hệ thống
- Ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư
Trang 23- Ngăn chặn quá trình oxy hóa thiệt hại cho các phân
xơ vữa động mạch,
- Cải thiện chức năng nội
mô mạch máu, hạ huyết áp nhẹ
- Giảm viêm
Trang 24-Ngăn ngừa ung thư
-Ức chế quá trình oxi hóa
1.5 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về cây rau om
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu dược học về Limnophila thường chú trọng đến Limnophila rugosa và L heterophilla, rất hiếm nghiên cứu về L aromatica (tại VN, đầu thập niên 1990 Viện ĐH Cần Thơ có được một nghiên cứu rất sơ lược về Rau ngò om)
- Trong tạp chí “dược học” (1985,4,8-10): Thu Cúc và Phó Đức Thuần đã nghiên cứu dược lý, thấy rau ngò om có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn lớn, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt Nhờ tác dụng giãn cơ nên thuốc có thể làm mất cơn đưu bụng, giãn mạch, tăng độ lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu giải nên có thể làm viên sỏi tống ra ngoài- trong nước tiểu có những viên sỏi bị vỡ nhỏ
- Nghiên cứu về rau om tác dụng làm tan sỏi thận:“Nghiên cứu tác dụng trà rau om (rau ngổ) chữa sỏi thận”: Đây là đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Trúc Giang, Huỳnh Thanh Hải điều trị bệnh nhân bị sỏi thận được chuẩn đoán xác
Trang 25định qua lâm sàng và siêu âm tại bệnh viện Đa khoa huyện Giồng Riềng, Kiên Giang năm 2005
1.5.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Một số nghiên cứu tại Thái Lan được ghi nhận:
- Hoạt tính kháng sinh và chống oxy-hóa:
+ Dịch chiết bằng ethanol 80 % thân và lá L aromatica có hoạt tính kháng sinh trên Staphylococcus aureus, S epidermitis, Streptococcus pyogenes và
Propionibacterium acnes (các vi khuẩn gây mụn trứng cá) (Pakistan Journal of Biological Sciences Số 15-2012)
+ Dịch chiết này có các khả năng chống oxy hóa và thu nhặt các gốc tự do khi thử trên các hệ thống DPPH, và trong thử nghiệm khả năng khử ferric
oxyd (Biology and Pharmacy Bulletin Số 4-2007)
- Hoạt tính kháng viêm:
+ Dịch chiết bằng ethanol có hoạt tính ức chế sự tạo NO (IC50 = 11.4
microg/mL); ức chế sự tạo TNF-alpha nơi các tế bào RAW 264.4 kích khởi do
LPS.( đây là các diễn tiến sinh học trong tiến trình sưng viêm (Journal of Medicinal Food Số 12-2009)
- Hoạt tính chống oxy hóa:
+ Nghiên cứu phối hợp giữa hai ĐH Mahidol University, Bangkok (Thái Lan) và ĐH y dược Toyama (Nhật) ghi nhận nước chiết L aromatica (Ngò om) bằng methanol và các tinh dầu của L aromatica có khả năng thu các gốc tự do, các gốc NO và chống được phản ứng per-oxy hóa lipid Hoạt tính chống oxy hóa của nước chiết bằng methanol mạnh hơn các tinh dầu Hoạt tính ức chế lipid peroxydation của nước chiết methanol (IC50 = 133 microg/ml) được so sánh với Trolox (thuốc dùng làm tiêu chuẩn, có IC50 = 6,57 microg/ml) Hoạt tính thu nhặt
Trang 26các gốc NO dùng Curcumin làm chất chuẩn (Thai Journal of Phytopharmacy số 2004)
-Hoạt tính kháng khuẩn:
+ Flavonoid trong Ngò om: nevadensin và isothymusin ly trích từ Ngò
om, có những hoạt tính diệt khuẩn khi thử trên các vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus (MIC = 250 microg/ml), E coli (MIC = 200 microg/ml), Salmonella typhimurium Hoạt tính diệt khuẩn được giải thích là do tác động ức chế các men phophofructo kinase, dehydrogenase cần thiết cho sự tạo tế bào nơi vi khuẩn (Chemistry & Biodiversity số 8-2011) (Như vậy Ngò om sát trùng đường ruột và đường tiểu rất tốt)
+ Nevadensin và isothymusin cũng ngăn chặn được sự tăng trưởng của vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis chủng H37-Ra, tuy nhiên hoạt tính này tương đối yếu (MIC = 200 microg/mL) khi so sánh với rifampicin (MIC = 0,003 - 0,0047)
và isoniazid (0,025 - 0,5), kanamycin (1,25 - 2,5)
-Hoạt tính diệt tế bào ung thư:
+ Nevadensin có hoạt tính diệt tế bào khi thử trên các tế bào ung thư Dalton lymphoma, và ung thư Ehrlich nơi chuột (Swiss albino) Hoạt tính diệt tế bào lên đến 100% ở nồng độ 75 microg/mL (International Journal of Pharmacology
số 29-1991)
Trang 27CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu
2.1.1 Thu gom nguyên liệu
- Cây ngò om được thu mua tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Hình 2.1 Cây ngò om sau khi làm sạch
2.1.2 Xử lý nguyên liệu tươi
- Cây ngò om sau khi được mua về được làm sạch, loại bỏ những phần không đạt chất lượng sau đó rửa sạch bằng nước
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu gom và xử lý mẫu
- Nguyên liệu tươi sau khi làm sạch sẽ được sấy khô ở 1050C, nghiền nhỏ và bảo quản trong bình thủy tinh kín
2.2.2 Phương pháp trọng lượng để xác định độ ẩm nguyên liệu
- Nguyên tắc: Dựa trên nguyên tắc sấy đến khối lượng không đổi
- Cơ sở của phương pháp: Nguyên liệu ẩm có thể xem như hỗn hợp cơ học gồm chất khô tuyệt đối và nước tự do: m = mo + w
Trong đó: m: khối lượng chung của nguyên liệu (g)
mo: khối lượng của chất khô tuyệt đối (không có H2O) (g) w: khối lượng H2O chứa trong nguyên liệu (g)
Trang 28- Độ ẩm tương đối (ω %) của nguyên liệu ẩm: là tỷ số giữa khối lượng nước (w) trên khối lượng chung (m) của nguyên liệu ẩm, tính bằng phần trăm:
ω = 100%
2.2.3 Phương pháp tro hóa mẫu
- Phương pháp tro hóa mẫu được dùng để xác định các nguyên tố vô cơ có trong cơ thể động, thực vật Hàm lượng tro có trong mẫu cho phép ta dự đoán hàm lượng kim loại nặng có trong cơ thể động, thực vật
- Nguyên tắc: Dựa trên nguyên tắc tro hóa hoàn toàn mẫu bằng cách nung mẫu trong lò nung ở nhiệt độ 500oC khoảng 6 giờ
- Thông thường phương pháp này được tiến hành như sau: Cân mẫu nguyên liệu cho vào chén sứ (có nắp đậy) đã được làm sạch và sấy khô, đem nung ở nhiệt
độ 500-5500
C Các hợp chất hữu cơ bị phân hủy, trong thành phần tro thu được chỉ còn các hợp chất vô cơ khó bay hơi Trong quá trình nung sẽ bị mất một số nguyên
tố do bay hơi như halogen, thủy ngân, lưu huỳnh…
Hàm lượng tro được xác định bằng công thức:
H = 100%
Trong đó: m : khối lượng nguyên liệu trước khi sấy (g)
m1 : khối lượng tro (g)
H : hàm lượng tro trong mẫu nguyên liệu (%)
2.3 Sơ đồ nghiên cứu
Sơ đồ quy trình thực nghiệm được mô tả trong hình 2.1
Trang 29- Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết tách các cấu tử hữu cơ trong cây ngò om bằng phương pháp chiết nóng soxhlet với các dung môi hữu cơ Phần dịch chiết thu ở thời gian chiết tách tốt nhất được đem đi đo GC-MS để định danh một số thành phần hóa học có trong cây ngò om
Làm sạch Sấy khô Nghiền nhỏ
Khảo sát thời gian chiết