1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT LÁ CÂY BÒNG BONG

56 802 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA ĐINH THỊ THƯƠNG NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT LÁ CÂY BÒNG BONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

ĐINH THỊ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH

CHIẾT LÁ CÂY BÒNG BONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC

Đà Nẵng – 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH

CHIẾT LÁ CÂY BÒNG BONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC

CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC

Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Thươn Lớp : 12SHH

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS.NGND Đào Hùng Cường

Đà Nẵng – 2016

Trang 3

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIẸP

Họ và tên : ĐINH THỊ THƯƠNG

Lớp : 08-12SHH

1 Tên đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết lá cây bòng bong

2 Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị

- Nguyên liệu: lá cây bòng bong

- Dụng cụ, thiết bị: bộ chiết soxhlet, bếp cách thủy, cân phân tích, bình định mức, lò nung, tủ sấy, bếp điện,

3 Nội dung nghiên cứu

- Xác định độ ẩm, hàm lượng tro trong lá cây bòng bong

- Xác định hàm lượng kim loại trong lá cây bòng bong

- Chiết tách và xác định thành phần hóa học trong lá cây bòng bong bằng phương pháp chiết soxhlet

4 Giáo viên hướng dẫn: GS.TS.NGND Đào Hùng Cường

5 Ngày giao đề tài:

6 Ngày hoàn thành:

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày…tháng…năm……

Kết quả kiểm tra đánh giá

Ngày….tháng….năm 20… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên:

Ngành: Khoa:

Giáo viên hướng dẫn hoặc duyệt:

Ngày giao nhiệm vụ:

Ngày hoàn thành khóa luận tốt nghiệp:

Đề tài khóa luận tốt nghiệp:

Nội dung khóa luận tốt nghiệp: Số trang:

Số bảng biểu:

Bao gồm những nội dung chính sau:

Trang 5

Nhận xét:

Đánh giá:(điểm)

Đề nghị (câu hỏi):

Ngày / 5 / 2016

Giáo viên hướng dẫn hoặc duyệt

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiểu và học hỏi để hoàn thành luận văn Em đã gặp rất nhiều vướng mắc trong quá trình tìm hiểu, nhưng được sự giúp đỡ tận tình của giáo

viên hướng dẫn GS TS Đào Hùng Cường, các thầy cô quản lý phòng thí nghiệm

cùng một số anh chị cao học đã giúp em giải đáp những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các anh chị cao học đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Bước đầu làm quen với ngiên cứu khoa học nên khóa luận này không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô

để em thu nhận thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân sau này

Em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống cũng như sự nghiệp giảng dạy của mình Em xin chân thành cảm ơn

Đà nẵng, ngày….tháng….năm 20…

Sinh viên

ĐINH THỊ THƯƠNG

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

4.1 Nghiên cứu lý thuyết 2

4.2 Nghiên cứu thực nghiệm 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY BÒNG BONG 4

1.1 Giới thiệu về cây bòng bong 4

1.1.1 Mô tả cây bòng bong 4

1.2 Phân loại thực vật 5

1.3 Phân bố và công dụng 5

1.3.1 Phân bố 5

1.3.2 Công dụng 6

1.4 Một số công trình nghiên cứu về cây bòng bong 7

1.4.1 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam 7

1.4.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 7

1.5 Thành phần hóa học của lá cây bòng bong [13] 8

1.5.1 Hợp chất 2-Propenal, 3-(2-furanyl)- 8

1.5.2 Hợp chất Bicyclo[3.1.1]heptane, 2,6,6-trimethyl-, (1α,2β,5α)- 9

1.5.3 Hợp chất Phytol 10

1.5.4 Hợp chất 9,12,15 - Octadecatrienoic acid, methyl ester , ( Z , Z , Z ) - 11

1.5.5 Hợp chất Squalane 11

1.5.6 Hợp chất gamma-Sitosterol 12

1.5.7 Hợp chất 4H-Pyran-4-one, 2,3-dihydro-3,5- dihydroxy-6-methyl- 13

1.5.8 Hợp chất Benzofuran, 2,3-dihydro- 14

1.5.9 Hợp chất 5-Acetoxymethyl-2-furaldehyde 14

Trang 8

1.5.10 Hợp chất Tridecane 15

1.5.11 Hợp chất Cholest-8-en-3-ol, 14-methyl-, (3.beta.,5.alpha.)- 16

1.5.12 Hợp chất Furfural 16

1.5.13 Hợp chất 2-Furanmethanol 17

1.5.14 Hợp chất n-Hexadecanoic acid 18

1.5.15 Hợp chất 9,12,15-Octadecatrienoic acid, (Z,Z,Z)- 18

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Nguyên liệu 20

2.1.1 Thu gom nguyên liệu 20

2.1.2 Xử lý nguyên liệu 20

2.2 Thiết bị, dụng cụ, hóa chất 21

2.2.1 Thiết bị, dụng cụ 21

2.2.2 Hóa chất 21

2.3 Phương pháp thực nghiệm 21

2.3.1 Phương pháp thu gom và xử lý mẫu 21

2.3.2 Phương pháp trọng lượng 21

2.3.3 Phương pháp tro hóa mẫu 23

2.4 Sơ đồ quy trình thực nghiệm 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

3.1 Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý và ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng chất tan 26

3.1.1 Xác định các thông số hóa lý của nguyên liệu 26

3.1.1.1 Xác định độ ẩm 26

3.1.1.2 Xác định hàm lượng tro 27

3.1.1.3 Xác định hàm lượng một số kim loại nặng 27

3.1.2 Khảo sát điều kiện chiết lá cây bong bong bằng các dung môi khác nhau 28

3.1.2.1 Khảo sát điều kiện chiết lá cây bong bong bằng dung môi n-hexane 28

3.2 Xác định thành phần, cấu tạo của một số hợp chất trong các dịch chiết khác nhau của lá cây bòng bong 33

Trang 9

3.2.1 Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết n-hexane 33

3.2.2 Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết Dichloromethane 35

3.2.3 Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết Ethyl acetate 37

3.2.4 Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết Methanol 39

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 10

Ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng chất tan thu được khi chiết với dung môi n-hexane

33

3.5 Ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng chất tan

thu được khi chiết với dung môi dichloromethane

34

3.6 Ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng chất tan

thu được khi chiết với dung môi ethyl acetate

35

3.7 Ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng chất tan

thu được khi chiết với dung môi methanol

36

3.8 Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết

n-hexane lá cây bòng bong

38

3.9 Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết

Dichloromethane lá cây bòng bong

40

3.10 Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết

etylaxetat lá cây bòng bong

42

3.11 Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết

methanol lá cây bòng bong

44

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

1.4 Hình ảnh cây bòng bong dùng để làm thuốc 6

n-hexane lá cây bòng bong

37

3.3 Dịch chiết lá cây bòng bong trong dung môi

dichloromethane

39

3.4 Sắc ký đồ biểu thị thành phần hóa học dịch chiết

dichloromethane lá cây bòng bong

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sỏi thận là một căn bệnh thuộc đường tiểu-sinh dục phổ biến thứ 3 sau bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt Nguyên nhân gây ra bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi

Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận,lâu ngày kết lại tạo thành sỏi Sỏi thận là một trong những nguyên nhân gây ra thận

Với những sỏi nhỏ, có thể uống nhiều nước, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết bài tiết, sỏi cũng theo đó

ra ngoài Những bài thuốc điều trị sỏi thận có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng

có chỗ đứng quan trọng Chúng không chỉ đem lại hiệu quả mà còn an toàn cho người sử dụng Trong đó, bòng bong được biết đến trong dân gian như vị thuốc lợi tiểu và điều trị bệnh sỏi thận

Bòng bong có ở khắp các vùng quê Việt Nam Với đặc tính thích nghi tốt những nơi có nước, chúng mọc nhiều trên các bờ ruộng, bờ kênh, trên thân cây khác,… Nếu tận dụng được đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc điều chế thuốc chữa sỏi thận rộng rãi trong tương lai

Do đó nghiên cứu chiết tách thành phần hóa học của cây bòng bong (chủ yếu

là lá) là việc rất có ý nghĩa

Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách thành phần hóa học của lá cây bòng bong” nhằm muốn gửi đến các bạn thêm tài liệu nghiên cứu về loại cây này

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng qui trình chiết tách thành phần hóa học của lá cây bòng bong

- Định danh thành phần hóa học trong dịch chiết từ là cây bòng bong

- Góp thêm những thông tin, tư liệu khoa học về cây bòng bong

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng chất tan

- Chiết tách các cấu tử hữu cơ trong lá cây bòng bong khô bằng các dung môi n-hexane, ethyl acetate, dichloromethane, methanol

- Định danh, xác định thành phần của các cấu tử trong lá cây bòng bong bằng phương pháp GC-MS

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu lý thuyết

- Thu thập, tổng hợp các tư liệu trong và ngoài nước về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học, công dụng của cây bòng bong

- Tổng hợp tài liệu về phương pháp nghiên cứu chiết tách và xác định các hợp chất thiên nhiên

4.2 Nghiên cứu thực nghiệm

Phương pháp vật lý

- Phương pháp thu gom, xử lý mẫu lá cây bong bong

- Phương pháp sấy đến khối lượng không đổi để xác định độ ẩm

- Phương pháp tro hóa mẫu để xác định hàm lượng tro

- Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác định hàm lượng một số kim loại nặng

- Phương pháp sắc ký khí (GCMS) để định danh thành phần hóa học trong dịch chiết

Phương pháp hóa học

- Phương pháp chiết soxlet bằng các dung môi n-hexane, Dichloromethane, Ethyl acetate, Methanol

Trang 14

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6 Bố cục của luận văn

Khóa luận gồm 56 trang, trong đó có 12 bảng và 16 hình Phần mở đầu 4 trang, kết luận và kiến nghị 2 trang, tài liệu tham khảo 4 trang Nội dung của khóa luận chia làm 03 chương:

- Chương 1: Giới thiệu chung về cây bòng bong 16 trang

- Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 24 trang

- Chương 3: Kết quả và thảo luận 16 trang

Trang 15

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY BÒNG BONG

1.1 Giới thiệu về cây bòng bong

Cây bòng bong thường gọi là dây thòng bong hay thạch vi dây Danh pháp khoa học: Lygodium japonicum , là một loài dương xỉ trong họ Lygodiaceae Bào

tử của cây, lá cây, cả cây đều thường được sử dụng để chữa sỏi thận trong dân gian

từ xưa đến nay [1]

1.1.1 Mô tả cây bòng bong

Cây bòng bong thuộc loại cây có sức sống tốt, mọc hoang, thành từng bụi rậm hay ở các bụi rào, leo bám trên cây khác Là loại dây leo, thân rễ bò, luôn xanh tốt Gân lá nhỏ, phiến lá mỏng màu xanh lá, lá dài xẻ 2 – 3 lần lông chim, có nhiều cặp lá chét, lá chét mang bào tử nang ở mép, bào tử là những hạt phấn nhỏ màu vàng nhạt hay nâu vàng, chất nhẹ, sờ nhẵn, cảm giác mát tay, nom tựa như cát biển,

có lẽ vì thế mà có tên là hải kim sa Bao tử hình 4 mặt trắng xám hơi vàng Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bào tử nang Khi rơi một nhánh xuống nước, bào tử tự rơi xuống đất và sinh sôi nảy nở ra cây khác

Hình 1.1 mô tả cây bòng bong ở trong tự nhiên

Hình 1.1 Một vài hình ảnh về cây bong bong

Trang 16

Hình 1.2 mô tả bào tử của cây bòng bong

Hình 1.2 Hình ảnh bào tử (hải kim sa)

nó được thấy nhiều ở các tỉnh như Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Bình, Gia Lai, Khánh Hoà và Đồng Nai

Trang 17

Ngoài Việt Nam, các loài bòng bong còn phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á như Singapore, Ấn Độ, Indonesia, Philippin, Trung Quốc… Dùng thân,

lá tươi, hoặc phơi khô thu hái quanh năm [3]

1.3.2 Công dụng

Cây bòng bong được sử dụng như một nguồn thức ăn gia súc ở miền tây Chitwan của Nepal Thân bòng bong có thể sử dụng để tết bện và dệt để làm nón, giỏ, hộp, túi xách hay sử dụng như một loại dây để buộc thay cho các loại dây nilon hay làm cây cảnh trang trí nhà [4] Hình 1.3 ứng dụng cây bòng bong trong trang trí

Hình 1.3 Hình ảnh dây bòng bong để trang trí

Bòng bong vị ngọt, tính lạnh Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang

Có tác dụng làm thông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp Chủ trị các chứng viêm thận thủy thũng, sỏi niệu đạo, sỏi mật, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng hoặc thương tích chảy máu Liều dùng: 10 – 20g Dưới đây là vài cách chữa bệnh của bòng bong

- Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đau không chịu nổi, bụng dưới bí bách, tiểu tiện vàng, đục hoặc ra sỏi, dùng bòng bong 100g, mang tiêu 100g, hổ phách 40g, bằng

sa 20g Tán thành bột, uống ngày 5 – 8g, ngày 3 lần, uống với nước chín

- Trường hợp nhiệt chứng, niệu đạo nóng rát, tâm phiền, lưỡi đỏ, miệng đắng, dùng bòng bong 60g, kê nội kim 12g Đông quỳ tử 9g, sa tiền tử 15g, kim tiền thảo 60g thạch vi 12g, tiêu thạch 15g Sắc uống ngày một thang chia 3 lần

- Nếu ứ trệ, bụng dưới bí bách, sỏi và nhiệt ứ câu kết với nhau, dùng bòng bong 9g

hổ phách 9g, kim tiền thảo 60g, cù mạch 15g, biển súc 15g, trư linh 15g, hoạt thạch 18g, mộc thông 15g, sa tiền 15g, phục linh 15g, trạch tả 15g, ngưu tất 10g, cam thảo

Trang 18

3g Trường hợp khí hư gia hoàng kỳ 15g; huyết hư gia đương quy 12g, xuyên khung 8g, thục địa 16g, bạch thược 12g Nếu khí trệ ứ huyết thì thêm trần bì 10g mộc hương 8g, nga truật 12g, Sắc uống

- Chữa sỏi niệu đạo: dùng bòng bong 30g, biển súc 15g, mã đề 30g Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 – 2 tuần

- Tiểu tiện khó đau rát: dùng bòng bong 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g tán thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sắc mạch môn, ngày 2 – 3 lần

Hình 1.4 ứng dụng cây bòng bong trong làm thuốc

Hình 1.4 Hình ảnh cây bòng bong dùng để làm thuốc

1.4 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY BÒNG BONG

1.4.1 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Mặc dù cây bòng bong là một dược thảo được biết đến từ rất lâu tại Việt Nam nhưng cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về nó Hiện nay ở Việt Nam

có rất ít tài liệu nào nghiên cứu về cây bòng bong

1.4.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới có các công trình sau [14]:

Trang 19

- Zhang Guo-Gang, He Ying-Cui,- Liu Hong-Xia, Zhu Lin-Xia and Chen Li-Juan Khoa y học cổ truyền thuộc trường đại học Thẩm Dương, Trung Quốc đã xác định

và phân lập được 3 chất mới trong rễ cây Lygodium Japonicum :

lygodiumsteroside A, lygodiumsteroside B, 2- isopropyl -7- metyl - 6 – hydroxyl α – (1,4) naphthoquinon và phân tích dữ liệu của NMR, 2D –NMR, HR-MS để khái quát tác dụng dược lý lâm sàn của Lygodium

- Tháng 11/ 2011 Pallara Janardhanan Wills, Velikkakathu Vasumathi Asha có bài đăng trên tạp chí y học nhiệt đới, châu á thái bình dương đã đưa ra nghiên cứu chứng tỏ khả năng làm giảm đáng kể CCl4, tác nhân gây ra ngộ độc gan cấp tính của L.Flexuosum

- L flexuosum chiết xuất chứa antiproliferative có hoạt động kháng sinh và tự hủy

của tế bào ung thư L chiết xuất flexuosum ức chế khả năng tồn tại của tế bào và

apoptosis gây ra trong tế bào gan

- Tháng 8/ 2009 Lijuan Chen, Guogang Zhang Khoa Dược Đại học Thẩm Dương Trung Quốc và Jie He, Jin Guan, Chunyuan Pan, Wenzhen Mi, Qing Wang của trường cao đẳng hóa ứng dụng Viện công nghệ hóa học Thẩm Dương, Trung Quốc

từ cao chiết của rễ cây Lygodium.Japonicum với các dung môi chiết khác nhau và bằng phương pháp HPLC đã xác định và phân lập một hợp chất mới là propy- 6-hydroxy-2-ISO -7-methyl-1,4-naphthoquinone

1.5 Thành phần hóa học của lá cây bòng bong [13]

1.5.1 Hợp chất 2-Propenal, 3-(2-furanyl)-

- Cấu tạo:

Trang 20

- Tính chất :

Độ hòa tan : không tan trong nước

Sự an toàn : độc vừa phải do ăn phải , khi đun nóng để phân hủy nó phát ra khói cay và hơi khó chịu

Độ hòa tan trong nước : 6,01 mg / L ở 25 oC

Các triệu chứng của việc tiếp xúc với hợp chất này bao gồm kích ứng da và mắt Nó có thể gây ra buồn nôn nếu hít phải Nó cũng có thể gây tổn thương mắt Hóa chất này có thể gây hại nếu nuốt phải Nó có thể gây kích ứng da và mắt Khi

Trang 21

đun nóng thì dễ cháy phân hủy nó phát ra khói độc carbon monoxide và carbon dioxide

- Công dụng :

Sản xuất và sử dụng như một chất hóa học trung gian để sản xuất hương vị

và mùi thơm hóa chất và sử dụng trong ngành công nghiệp môi trường thông qua các dòng chất thải khác nhau

- Công dụng :

Bệnh Refsum, một rối loạn lặn NST thường là kết quả của sự tích tụ của các cửa hàng lớn axit phytanic trong các mô, thường xuyên biểu hiện đa dây thần kinh ngoại biên, thất điều tiểu não, viêm võng mạc sắc tố, bệnh giảm khứu giác và thính giác Mặc dù con người không thể lấy được axit phytanic từ chất diệp lục, họ có thể chuyển đổi phytol miễn phí thành axit phytanic Do đó, bệnh nhân có bệnh Refsum nên hạn chế ăn họ axit phytanic và phytol miễn phí trong nhiều sản phẩm thực phẩm

Phytol có khả năng phong phú nhất hiện hợp chất isoprenoid mạch hở trong sinh quyển và các sản phẩm phân hủy của nó đã được sử dụng như là chất đánh dấu sinh hóa trong môi trường nước

Trang 22

Phytol được sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa và dùng trong mỹ phẩm, dầu gội, xà phòng vệ sinh, tẩy rửa gia dụng, và các chất tẩy rửa của nó sử dụng trên toàn thế giới đã được ước tính là khoảng 0,1-1,0 tấn mỗi năm

1.5.4 Hợp chất 9,12,15 - Octadecatrienoic acid, methyl ester , ( Z , Z , Z ) -

- Cấu tạo:

- Công dụng : 9,12,15 - Octadecatrienoic acid, methyl ester , ( Z , Z , Z ) – là chất có hoạt tính sinh học mạnh và có nhiều ứng dụng mạnh cho y học như chống viêm, giảm tercholesterol, ngăn ngừa ung thu, chống dị ứng, điều chế dược phẩm khác,

độ cao trong dầu dạ dày của loài chim theo trình tự bộ hải âu Tất cả các loài động thực vật sản xuất squalene như một trung gian hóa sinh , kể cả con người

Squalene là một hydrocarbon và một triterpene Nó là thành phần tự nhiên

và cực kỳ quan trọng trong việc tổng hợp các sterol ở thực vật và cả động vật Bao gồm: cholesterol, hormon steroid, và vitamin D trong cơ thể con người

Trang 23

- Công dụng :

Squalane là một chất dưỡng ẩm

Mặc dù là dầu nhưng cảm giác nhờn do nó mang lại khi thoa lên da hoàn toàn không có Và sản phẩm này cũng hoàn toàn không mùi, không chứa comedonal vì thế nó sẽ hoàn toàn không làm tắc nghẽn lỗ chân lông Sử dụng Squalane cho các vấn đề về da

Tại Nhật, khi nghiên cứu về dưỡng chất này, các nhà khoa học đã khẳng định được một số tác động tích cực của nó về mặt sắc tố da không đồng đều, sẹo, các đốm nốt ruồi,… Giống như retinol, squalane được cho là để chống lại các gốc tự do trong da gây ra bởi các tia cực tím của ánh nắng mặt trời Đây là một cơ sở rất quan trọng khẳng định tác dụng dưỡng da của Squalane.[5]

 Squalane là một chất chống oxy hoá mạnh

Theo các nghiên cứu gần đây, Squalane không chỉ giúp làm mềm da, dưỡng

ẩm cho da như đã kể trên, nó còn là một sản phẩm chống oxy hoá hiệu quả

 Squalane thích hợp cho mọi loại da

Squalane là một lipit được sản xuất tự nhiên trong da, squalane có tính tương

đồng và gần gũi nhất với da

1.5.6 Hợp chất gamma-Sitosterol

- Cấu tạo:

- Đặc điểm:

Trang 24

Có cấu trúc hóa học tương tự như cholesterol Có màu trắng , bột sáp với một mùi đặc trưng Họ là kỵ nước và hòa tan trong rượu được phân phối rộng rãi trong giới thực vật và được tìm thấy trong dầu thực vật, các loại hạt, bơ và các loại thực phẩm đã chế biến, chẳng hạn như salad

Được sử dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị arteriosis, thối mục, ung thư

da và ung thư tử cung và theo nghiên cứu sơ bộ có tiềm năng ức chế ung thư phổi,

dạ dày, buồng trứng và ung thư vú

1.5.7 Hợp chất 4H-Pyran-4-one, 2,3-dihydro-3,5- dihydroxy-6-methyl-

- Cấu tạo:

- Công dụng:

2,3-dihydro-3,5-dihydroxy-6-methyl-4H-pyran-4-one được chứa trong các loại thực phẩm khác nhau và có thể được tổng hợp từ các vi sinh vật, có tác dụng ức chế tyrosinase, melanogenesis

Tác dụng chống oxy hóa nó có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, mà làm cho nó đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh béo phì và các biến chứng liên quan…

Sau đó, họ đã tìm thấy rằng hợp chất này có tác dụng của hạ huyết áp, mặc

dù nó có tác dụng tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm của thận và rằng nó có

Trang 25

một tác dụng tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm của các mô mỡ trắng và mô

mỡ nâu Hợp chất này vẫn có một tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng

- Trong tự nhiên:

Nó có trong một số thành phần dược liệu tự nhiên, thực phẩm hoặc đồ uống

và sản phẩm phân hủy của một số vi sinh vật…

Trang 26

n – tridecane có trong cá da trơn, cá trê trắng, cua, cá trê biển …

Lặp đi lặp lại hoặc kéo dài tiếp xúc với da có thể gây kích ứng da hoặc da đỏ lên, tiến triển đến viêm da Tiếp xúc với nồng độ cao của hơi có thể gây nhức đầu

và sốc

Trang 27

Sản xuất n-Tridecane được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ, nghiên cứu nhiên liệu máy bay phản lực, sản xuất các sản phẩm dầu hỏa, các ngành công nghiệp cao su, công nghiệp chế biến giấy, dầu thô, khí thải ô tô và các vấn đề môi trường

1.5.11 Hợp chất Cholest-8-en-3-ol, 14-methyl-, (3.beta.,5.alpha.)-

- Cấu tạo:

- Công dụng:

Trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính của tuyến tiền liệt, phòng ngừa

và điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Furfural tan ít trong nước, độ nhớt thấp, chịu nhiệt tốt, tan được trong những dung môi hữu cơ có tính chọn lọc, chỉ tan ít trong các hidrocacbon no

Trang 28

cỏ xâm nhập vào cấu trúc lá

Furfural được sử dụng để các furan hóa chất khác, chẳng hạn như axit furoic, thông qua quá trình oxy hóa, furfural cũng là một dung môi hóa học quan trọng Nhưng furfural là một chất gây kích thích da và tiếp xúc với da đủ lâu có thể dẫn đến dị ứng cũng như một bất thường nhạy cảm với nắng

Ngày đăng: 16/06/2016, 18:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w