hạn:
3.1. Cơ sở chi trả các chế độ BHXH dài hạn:
Trong thời gian 3 năm (2005 – 2007) BHXH Việt Nam đã áp dụng 2 văn bản pháp quy quy định về quản lý, chi trả các chế độ BHXH dài hạn là:
+ Quyết định số 1184/QĐ-BHXH-BC ngày 26/9/2003 của Tổng giám đốc BHXH Việt nam, có hiệu lực thi hành từ 2004-2006.
+ Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXH Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ năm 2007 đến nay.
Theo Nghị định số 43/CP của Chính phủ ngày 22/6/1993 và Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995, trong các văn bản này quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau:
- Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó, 10% để chi trả cho chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN
- Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động
- Các nguồn khác.
Lúc này, quỹ BHXH Việt Nam đã thực sự trở thành một quỹ tài chính riêng, được hạch toán độc lập, không phụ thuộc vào NSNN và được Nhà nước bảo hộ; có thể đảm bảo cho việc thực hiện chính sách BHXH của quốc gia.
chế độ BHXH ngắn hạn chỉ được chi trả từ một nguồn duy nhất là quỹ BHXH.
Sau khi Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, nguồn chi trả các chế độ BHXH dài hạn được phân ra như sau:
- Tất cả các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH dài hạn trước ngày Điều lệ BHXH có hiệu lực thi hành (01/01/1995) đều do NSNN chi trả.
- Còn tất cả các đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn từ sau ngày Điều lệ BHXH có hiệu lực thi hành (01/01/1995) sẽ do quỹ BHXH chi trả.
Hiện nay, quỹ BHXH bao gồm 3 quỹ thành phần là: Quỹ ốm đau và thai sản, Quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Quỹ hưu trí và tử tuất, được hạch toán, cân đối thu - chi độc lập với nhau.
Theo Điều 41 Mục 1 Nghị Định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính Phủ quy định rõ nguồn hình thành quỹ và quỹ thành phần. Sử dụng quỹ BHXH thì chi trả trợ cấp BHXH theo các chế độ là lớn nhất và quan trọng nhất. Khoản chi này được thực hiện theo Luật định và phục thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH. Về nguyên tắc, có thu mới có chi, thu trước chi sau. Vì vậy, quỹ chỉ chi cho các chế độ trong phạm vi có nguồn thu. Thu của chế độ nào thì chi ở chế độ đó. Theo đó, nguồn chi trả các chế độ BHXH dài hạn được lấy từ Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Quỹ hưu trí, tử tuất.
Để đảm bảo cân đối quỹ lâu dài, làm cơ sở chi trả các chế độ BHXH dài hạn, bên cạnh việc xác định mức đóng - mức hưởng các chế độ BHXH dài hạn hợp lý, việc thực hiện đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH dài hạn là hết sức cần thiết và yêu cầu hiệu quả.
3.2. Thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn:
3.2.1. Quy trình chi trả:
Để đảm bảo công tác chi trả trợ cấp các chế độ BHXH dài hạn cho đối tượng đầy đủ, kịp thời, an toàn và chính xác, BHXH Việt Nam đã tổ chức một bộ máy chi trả các chế độ BHXH dài hạn hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, quá trình chi trả các chế độ BHXH dài hạn cũng được phân cấp rõ ràng và được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và thống nhất trên toàn quốc.
Hiện nay, căn cứ vào Quy định ban hành kèm theo Quyết định 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đang tiến hành chi trả các chế độ BHXH dài hạn theo quy trình phân cấp thực hiện chi trả các chế độ BHXH, cụ thể:
a. Đối với BHXH tỉnh:
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý;
- Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ - BNN) và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu BHXH.
b. Đối với BHXH huyện:
- Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ - BNN), chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trường hợp BHXH tỉnh ủy quyền;
- Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi…).
* Quy trình chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng:
(1a) Chuyển C72a- HD (hoặc C72c- HD), C72b- HD, 2-CBH, 11-CBH, 12- CBH, 13-CBH, 16-CBH, danh sách đối tượng hết hạn hưởng, tuất đủ 15 tuổi trở lên, thẻ ATM.
(1b) Chuyển 2-CBH, 3a-CBH, 3b-CBH, 5-CBH, C72c-HD, 16-CBH (1c) Chuyển dữ liệu chi
(2) Cấp tiền chi BHXH
(3) Chuyển C72a-HD (C72c-HD), C72b-HD, tạm ứng kinh phí C73-HD (4) Tổ chức chi trả
(5) Quyết toán kinh phí C74-HD, tiền đối tượng chưa nhận (6a) Đối tượng hưởng mới, từ tỉnh khác nộp 17-CBH (6b) Nộp 20-CBH, giấy xác nhận của nhà trường
Ng.hµng cung Ng.hµng cung øng øng dÞch vô dÞch vô §.d chi tr¶ §.d chi tr¶ x· x· Phßng C§CS Phßng C§CS Bhxh huyÖn Bhxh huyÖn (6c) (6c) §èi §èi tîng tîng hëng hëng Phßng CNTT Phßng CNTT Phßng KHTCPhßng KHTC (6a) (6a) (6b) (6b) (7) (7) (8) (8) (9) (9) (1a) (1a) (1b) (1b) (1c) (1c) (2) (2) (5) (5) (4) (4) (3) (3) (4) (4)
(6c) Nộp 17-CBH, 19-CBH, 20-CBH, 21-CBH, giấy xác nhận của nhà trường (7) Nộp 9a-CBH, 20-CBH, giấy xác nhận của nhà trường
(8) Nộp 8a-CBH, 9b-CBH, 10-CBH, đăng ký tổ chi trả, xác nhận của nhà trường, số tài khoản ATM
(9) Cấp C77-HD cho đối tượng di chuyển trong tỉnh (chuyển ngoại tỉnh), 14a,b-CBH.
(Hệ thống chứng từ, sổ kế toán và mẫu biểu sử dụng trong chi trả các chế độ BHXH - Phụ lục 1)
- Trách nhiệm cúa BHXH tỉnh:
+ Phòng Chế độ chính sách (CĐCS) lập và in danh sách chi trả gồm 3 mẫu (C72a-HD, C72b-HD, C72c-HD); lập các mẫu 2-CBH, 3a,b-CBH, 5-CBH và 11-12-13-CBH.
+ Chuyển 11-12-13-CBH cho BHXH huyện.
+ Đối tượng chưa xác định được tổ chi trả đưa vào tổ trung gian, điều chỉnh vào tháng tiếp theo.
+ Giải quyết các trường hợp (nếu có nhu cầu):
(1) Đối tượng hưởng mới, tỉnh khác chuyển đến có tháng chưa nhận (2) Đối tượng đã ra khỏi danh sách chi trả nhưng còn tiền chế độ BHXH (16-CBH), chi trả cho đối tượng (1).
- Trách nhiệm của BHXH huyện:
+ Giải quyết, theo dõi, thông báo, chi trả cho đối tượng, tạm dừng in danh sách chi trả (đối tượng > 6 tháng không nhận tiền, thiếu chữ ký).
Chi trả truy lĩnh nếu có yêu cầu được nhận tiền
+ Trong tháng, chi trả cho đối tượng chưa nhận tiền trên danh sách chi trả trước khi lập 8a-CBH (nếu đối tượng có yêu cầu)
+ Tổ chức cấp tiền thông qua ngân hàng loại 3, hoặc thuê phương tiện vận chuyển tiền mặt đến xã, cụm xã.
+ Đầu năm và tại thời điểm ký hợp đồng sao mẫu số C72a-HD, hàng tháng sao mẫu số 11-CBH, 12-CBH, 13-CBH chuyển đại diện chi trả xã (chi qua tài khoản thẻ ATM và cán bộ BHXH chi trực tiếp)
+ Xác nhận chữ ký của đối tượng hưởng nhận qua ATM do địa phương khác quản lý chi trả (21-CBH)
* Quy trình chi trả chế độ BHXH một lần:
(1) Chuyển 21A-HSB, 21B-HSB, quyết định hưởng chế độ BHXH một lần (2) Chuyển 21A-HSB, 21B-HSB, quyết định hưởng chế độ BHXH một lần, 22-CBH
(3) Cấp kinh phí
(4) Chi trả cho đối tượng