Quản lý chi trả

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở BHXH Việt Nam (Trang 36 - 42)

Phßng KHTC

3.2.2.Quản lý chi trả

3.2.2.1. Về phương thức chi trả

Hiện tại BHXH các tỉnh, thành phố tổ chức chi trả các chế độ BHXH dài hạn cho người hưởng chế độ theo 3 phương thức chủ yếu sau: thông qua đại diện chi trả xã, phường, thị trấn (gọi chung là chi qua đại diện chi trả); cán bộ BHXH trực tiếp chi trả (chi trực tiếp); thông qua ngân hàng cung ứng dịch vụ chi qua tài khoản thẻ ATM (chi qua thẻ ATM).

Theo báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố tại thời điểm tháng 06/2007 tình hình sử dụng các phương thức chi trả trong cả nước như sau:

+ Chi qua đại diện chi trả thực hiện ở 59,9% số xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) cho 70,9% số người hưởng chế độ (chiếm 70,4% số tiền chi trả). Như vậy, đây vẫn là phương thức chủ yếu được áp dụng chi trả trong cả nước.

+ Chi trực tiếp qua thực hiện ở 39,1% số xã, cho 28,4% số người hưởng chế độ (chiếm 28,7% số tiền chi trả), thực hiện chủ yếu ở các phường, xã, thị trấn có nhiều người hưởng chế độ.

+ Chi qua thẻ ATM thực hiện ở 1,1% số xã, cho 0,7% số người hưởng chế độ (chiếm 1,0% số tiền chi trả), là phương thức mới triển khai từ giữa

Bảng 2.1: Tình hình chi trảBHXH dài hạn ở Việt Nam theo phương thức chi trả

Phương thức chi

trả

Số đơn vị thực hiện Số đối tượng hưởng Số chi Số lượng (xã, phường) Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số tiền (trđ) Tỷ lệ % Chi trực tiếp 4.313 39,1 594.455 28,4 692.702 28,7 Chi qua ĐDCT xã 6610 59,9 1.843.673 0,7 23.290 1,0 Chi qua thẻ ATM 117 1,1 15.578 0,7 23.290 1,0 Cộng 11.040 100,0 2.093.706 100,0 2.415.411 100,0

Nguồn: Báo cáo BHXH các tỉnh, thành phố

( Chi qua tài khoản thẻ ATM đã thực hiên ở 117 xã, phường trên tổng số 10.935 xã, phường toàn quốc; trong đó có 12 phường thực hiện phương thức

chi qua TK thẻ ATM, 105 105 phường kết hợp với các phương thức khác)

- Phân loại theo số lượng phương thức chi trả các BHXH tỉnh, thành phố sử dụng:

+ 10 tỉnh, thành phố thực hiện kết hợp cả 3 phương thức chi trả (TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Lạng Sơn, Đà Nẵng, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu).

+ 46 tỉnh, thành phố thực hiện kết hợp 2 phương thức: chi trực tiếp và chi qua đại diện chi trả.

+ 5 tỉnh thực hiện 1 phương thức chi trực tiếp (Bình Thuận, Phú Yên, Vĩnh Long, Ninh Thuận, Đắk Nông).

+ 3 tỉnh thực hiện một phương thức chi trả qua đại diện chi trả (Hưng Yên, Bình Dương, Hậu Giang).

Nhìn chung BHXH các tỉnh, thành phố đã căn cứ vào đặc điểm tình hình và điều kiện cụ thể trên địa bàn để lựa chọn phương thức chi phù hợp. Bên cạnh việc kế thừa các phương thức đang thực hiện, một số BHXH tỉnh, thành phố đã có quyết tâm cao để điều chỉnh chuyển đổi phương thúc chi trả, thực tế cho thấy đây là việc làm gặp nhiều khó khăn.

Mỗi phương thức chi trả có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể những ưu, nhược điểm của những phương thức chi trả đang áp dụng như sau:

a. Phương thức chi trả thông qua đại diện chi trả xã

Ở phương thức này, BHXH huyện ký hợp đồng với Ủy ban nhân dân xã để cử người làm đại diện chi trả thực hiện chi trả trực tiếp cho người hưởng chế độ. Tại thời điểm tháng 06/2007 trong cả nước có 7.402 đại diện chi trả xã với 17.398 tổ chi trả bình quân 1 tháng 1 đại diện chi trả xã chi trả 200 đối tượng, với số tiền 230 triệu đồng.

- Ưu điểm: Trong cùng một thời điểm, việc chi trả được tiến hành ở nhiều xã, phường, thị trấn; đại diện chi trả xã là người hiểu biết kỹ địa bàn nên quản lý, theo dõi đối tượng giảm kịp thời; không phải sử dụng biên chế của cơ quan BHXH để thực hiện công tác chi trả; có sự phối hợp chỉ đạo và tạo điều kiện thường xuyên trong công tác quản lý, chi trả của chính quyền cấp xã; hình thành mạng lưới chi trả rộng khắp trên cả nước.

- Nhược điểm: Khó khăn trong việc đảm bảo an toàn tiền mặt ở khâu vận chuyển và bảo quản số chưa chi hết trong ngày; về điều kiện đảm bảo trách nhiệm vật chất của đại diện chi trả trong hợp đồng chi trả; dễ phát sinh việc “ký thay, nhận hộ” không đúng quy định; ở địa bàn đông người hưởng

có số chi nhỏ, khoảng cách xa… khó trong tổ chức thực hiện. Mặt khác, ngân hàng cần phải chuẩn bị một lượng tiền mặt lớn đưa vào lưu thông trong thời gian ngắn.

Trong quá trình thực hiện, ở một số xã có số người hưởng chế độ đông, số chi lớn đã hình thành các tổ chi trả (Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Bình, Quảng Bình…). Thực chất, đó là việc hình thành các điểm chi trả nhỏ, đảm bảo việc chi trả nhanh thuận tiện cho người hưởng chế độ, hạn chế tồn quỹ tiền mặt. Tuy vậy, có nhược điểm là ràng buộc về pháp lý chưa được xác định đầy đủ, sẽ khó giải quyết nếu xảy ra tranh chấp; dễ phát sinh khoản thu “phí thù lao” từ người hưởng chế độ.

Một số nội dung cần phải chấn chỉnh, khắc phục trong tổ chức chi trả theo phương thức này là: chủ quan, thiếu biện pháp cụ thể, thiếu kiểm tra trong công tác đảm bảo an toàn tiền mặt; ký thay, nhận hộ không có giấy ủy quyền; hiện tượng “quá tải” làm cho người nhận chế độ phải đợi quá lâu tại các điểm chi trả; ký hợp đồng lao động làm công tác chi trả để giải quyết việc làm cho con, em trên địa bàn.

b. Phương thức cán bộ BHXH trực tiếp chi trả

Thực hiện phương thức chi trả trực tiếp, BHXH cử cán bộ công chức thực hiện việc chi trả cho người hưởng không qua khâu trung gian. Tại thời điểm tháng 6/2007 có 2.928 cán bộ BHXH tham gia chi trả trực tiếp tại 4.313 xã, bình quân mỗi tháng 1 cán bộ BHXH đảm nhận chi trả 203 đối tượng với số tiền 237 triệu đồng.

- Ưu điểm: Bảo đảm được an toàn tiền mặt do thực hiện hoàn ứng trong ngày; hạn chế trường hợp ký thay, nhận hộ không có giấy ủy quyền; chấp hành chế độ báo cáo kịp thời và đầy đủ; thông qua chi trả cán bộ BHXH nắm được tâm tư, nguyện vọng của đối tượng hưởng, truyền đạt và giải đáp những thắc mắc kịp thời.

- Nhược điểm: Không tiến hành đồng thời việc chi trả ở các xã, phường trong cùng một thời điểm; ảnh hưởng đến quỹ thời gian thực hiện công việc chuyên môn và giao dịch tại cơ quan BHXH, phát sinh trách nhiệm vật chất cho cán bộ công chức BHXH; khó khăn về phương tiện đi lại và an toàn trong vận chuyển tiền mặt; đối tượng phải đến lĩnh tiền đúng thời gian quy định. Ngoài ra còn một số hạn chế khác: Bố trí địa điểm chi trả, thông báo lịch chi trả, quan hệ phối hợp với chính quyền cơ sở… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tại có một số tỉnh sử dụng kết hợp phương thức chi qua đại diện chi trả với chi trực tiếp luân phiên (thực hiện chi trực tiếp lần lượt ở các điểm chi qua đại diện chi trả mỗi năm một lần) để đồng thời trực tiếp kiểm tra, tiếp xúc với người hưởng chế độ (Ninh Bình, Quảng Bình…)

Những nội dung cần chấn chỉnh khi sử dụng phương thức này: Lấy tăng thu nhập cho cán bộ công chức là mục tiêu chính khi lựa chọn phương thức chi này, huy động quá nhiều cán bộ công chức làm đình trệ hoạt động giao dịch, công tác nghiệp vụ; không phân định cụ thể trách nhiệm, thể chế bằng văn bản khi giao nhiệm vụ cho cán bộ công chức; chấp hành nguyên tăc quản lý tiền mặt trong cơ quan BHXH; hiện tượng cán bộ BHXH không trực tiếp chi trả mà chỉ “trực tiếp” giao tiền qua “người đại diện”.

c. Phương thức chi trả thông qua ngân hàng cung cấp dịch vụ chi qua tài khoản thẻ ATM

Cơ quan BHXH huyện ký hợp đồng với ngân hàng cung cấp dịch vụ chi trả qua tài khoản thẻ ATM cho từng người hưởng chế độ. Đây là phương thức mới, số lượng các tỉnh, thành phố triển khai chưa nhiều. Đến tháng 11/2007 cả nước có 11 tỉnh, thành phố thực hiện chi trả qua thẻ ATM ở tại 129 xã cho 22.061 người hưởng chế độ với số tiền 32.691 triệu đồng/ tháng, thông qua hệ thống các ngân hàng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đông Á, Đầu tư và Phát triển, Ngoại thương. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình chi BHXH qua tài khoản thẻ ATM (có tại thời điểm tháng 11/2007)

TT BHXH tỉnh, thành phố Số xã, phường Đối tượng hưởng

Số tiền (trđ) Chi qua Ngân hàng

1 Hà Nội 22 3.225 5.444 NN&PTNT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở BHXH Việt Nam (Trang 36 - 42)