TP.Hồ Chí Minh 60 9.41 14.970 NN&PTNT, Đông Á

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở BHXH Việt Nam (Trang 42 - 52)

3 An Giang 2 163 259 Đông Á

4 Bà Rịa –Vũng Tàu 1 36 55 NN&PTNT

5 Đà Nẵng 2 255 407 Đầu tư và Phát triển

6 Đắc Lắc 5 1.400 1.307 NN&PTNT, Đông Á

7 Hải Phòng 29 5.388 7.352

NN&PTNT, Đầu tư và Phát triển, Đông Á

8 Lạng Sơn 2 269 410

NN&PTNT, Đầu tư và Phát triển

9 Nghệ An 2 1.478 2.035 Ngoại thương

10 Ninh Thuận 3 322 457 Đầu tư và Phát triển

11 Tiền Giang 1 113 175 Đông Á

Tổng 129 22.061 32.691 Số thẻ theo ngân hàng:

+ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) 11.874 + Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 2.051 + Ngân hàng Đông Á 6.658 + Ngân hàng Ngoại thương 1.478

Nguồn: Báo cáo của các BHXH tỉnh, thành phố

- Ưu điểm: Người hưởng chế độ không phải tập trung nhận tiền tại điểm chi trả và cũng không phụ thuộc vào ngày chi trả như 2 phương thức nêu trên, thuận tiện trong việc cất giữ và thanh toán bằng điện tử…; khắc phục được yếu tố mất an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả.

- Nhược điểm: Chỉ triển khai được ở những nơi có máy rút tiền tự động, với điều kiện hiện nay chưa thể triển khai ở diện rộng; việc quản lý đối tượng

hưởng khó khăn hơn phương thức chi bằng tiền măt; người già yếu, cao tuổi có khó khăn khi sử dụng thẻ ATM.

Chi qua thẻ ATM là phương thức mới có nhiều ưu điểm, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đặc biệt, phù hợp với chủ trương hạn chế thanh toán bằng tiền mặt của Chính phủ hiện nay. Đây sẽ là phương thức phát triển nhanh theo lộ trình triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

BHXH Việt Nam đã có chủ trương triển khai từ năm 2006 nhưng hiện nay chưa áp dụng được trên diện rộng, nguyên nhân chủ yếu là:

- Việc đầu tư trang bị máy rút tiền tự động của các ngân hàng còn hạn chế, chưa có sự kết nối, liên thông giữa các loại thẻ, hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Đây là nguyên nhân chủ yếu.

- Tập quán dùng tiền mặt và có cả sự thích ứng với phương thức chi “truyền thống” từ người hưởng chế độ và người làm đại diện chi trả.

3.2.2.2. Về đảm bảo an toàn tiền mặt

Đảm bảo an toàn tiền mặt là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu trong công tác chi trả. Thời gian qua, BHXH các cấp đã có nhiều nỗ lực, tìm các biện pháp đảm bảo an toàn tiền mặt. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề bất cập, thực tế một số nơi đã xảy ra mất tiền (Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh…), việc giải quyết hậu quả hết sức phức tạp. Với điều kiện hiện có, ngành BHXH phải đối mặt với khó khăn trong đảm bảo an toàn tiền mặt ở khâu vận chuyển và cả tồn quỹ cho số lượng tiền mặt lớn, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Bình quân cả nước mỗi xã, phường thực hiện chi trả dài hạn số tiền là 218 triệu đồng, tuy nhiên ở các địa phương có sự chênh lệch rất lớn (bình quân cao nhất 1,6 tỷ đồng/phường, xã và thấp nhất 31 triệu đồng/ xã);

mặt khác điều kiện khoảng cách, địa hình, cơ sở hạ tầng giao thông, tình hình an ninh trật tự xã hội… cũng không giống nhau.

Các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tiền mặt mà BHXH các tỉnh, thành phố đã áp dụng đó là:

- Trong khâu vận chuyển:

+ Sử dụng ô tô làm phương tiện vận chuyển tiền mặt phục vụ chi trả. Có 37 tỉnh, thành phố trong cả nước đã áp dụng biện pháp này, trong đó một số tỉnh, thành phố đã áp dụng từ khá lâu, có sự phối hợp của ngân hàng trong bố trí xe chuyên dùng như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hải Dương, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Yên, Tiền Giang, Vĩnh Phúc… Còn 27 tỉnh chưa đưa vào áp dụng hoặc chỉ mới áp dụng trên diện hẹp.

+ Đại diện chi trả nhận tiền tại ngân hàng loại 3. Với phương thức này, rút ngắn khoảng cách vận chuyển tiền mặt cho đại diện chi trả, giảm chi phí vận chuyển (tiền thuê ô tô), tạo được sự chủ động cho đại diện chi trả. Tuy vậy, nếu chỉ áp dụng riêng giải pháp này thì một số xã vẫn còn có khoảng cách đáng kể; những nơi mạng lưới ngân hàng loại 3 chưa phát triển thì không thể áp dụng ở diện rộng. Hiện nay đã có 2 nơi thực hiện có hiệu quả là BHXH tỉnh Hà Tây (thực hiện từ năm 2002) và BHXH TP.Hải Dương.

+ Tổ chức phối hợp với lực lượng công an bảo vệ. Có 22 BHXH tỉnh, thành phố đã áp dụng (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Dương, Cao Bằn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Tây Ninh, Thanh Hóa, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái).

+ Bố trí các xã liền nhau được nhận tiền cùng một lúc nhằm hỗ trợ lẫn nhau trên đường vận chuyển về điểm chi trả; có công an xã áp tải tiền mặt; không để cả 2 cán bộ nhận tiền đi cùng một xe máy (đề phòng tai nạn giao

- Trong khâu giao nhận và bảo quản số tiền chưa chi trả: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực hiện giao nhận tiền “tay ba” ngay tại ngân hàng (gồm: ngân hàng, đại diện chi trả và cơ quan BHXH). Có 6 tỉnh, thành phố đã thực hiện là: Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Tây, Hưng Yên. + Ủy ban nhân dân xã, phường bố trí lực lượng bảo vệ trong thời gian chi trả.

+ Chi trả ngay trong ngày, không để lượng tiền mặt lớn tồn quỹ qua đêm với các biện pháp cụ thể: Tại những địa bàn xã có đông đối tượng hưởng, lượng tiền chi trả lớn thì tổ chức tạm ứng cho đại diện chi trả xã làm 2 đến 3 lần theo định mức trong một đợt chi trả để hạn chế số dư cuối ngày (Nghệ An, Bình Dương, Ninh Bình, Đà Nẵng…) tổ chức thêm bàn chi trả tại mỗi điểm chi trả hoặc tổ chức trên điểm chi trả; định mức tồn quỹ tiền mặt hàng ngày cho BHXH huyện (Bình Định, Lào Cai, Tuyên Quang…); phối hợp với ngân hàng bố trí cho đại diện chi trả nhận tiền vào đầu giờ buổi sáng để kịp chi trả trong ngày.

+ Tăng cường lực lượng bảo vệ trong thời gian còn số lượng tiền mặt tồn quỹ nhiều tại cơ quan BHXH.

Ngoài các biện pháp nêu trên, một số biện pháp khác cũng được BHXH tỉnh, huyện thực hiện: Xây dựng cụ thể tiêu chuẩn người làm đại diện chi trả, trong đó có điều kiện có thế chấp tài sản… theo yêu cầu nội dung của một hợp đồng kinh tế; tổ chức đôn đốc, kiểm tra vào cuối ngày chi trả; trang bị công cụ bảo vệ; thực hiện kiểm đếm tiền trước cho từng người nhận (theo từng phong bì cho từng người)… Đặc biệt, ở TP. Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố đã có văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ chi trả các chế độ BHXH dài hạn cho chính quyền cấp phường, xã. Đây là một hướng giải quyết có ý nghĩa lâu dài.

Như vậy, trong điều kiện cho phép có rất nhiều biện pháp được các BHXH tỉnh, huyện huy động, tìm tòi đưa vào áp dụng nhằm đảm bảo an toàn tiền mặt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không có biện pháp nào có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối, tùy vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương để vận dụng đồng thời một số các biện pháp phù hợp.

Những hạn chế trong công tác đảm bảo an toàn tiền mặt cần được khắc phục đó là:

- Một số nơi còn có biểu hiện sự chủ quan, thiếu quan tâm thường xuyên, thiếu kiểm tra kịp thời, chủ động có biện pháp ngăn chặn phòng ngừa.

- Điều kiện đảm bảo trách nhiệm vật chất đối với hợp đồng chi qua đại diện chi trả chưa đầy đủ.

- Chưa có giải pháp hữu hiệu cho việc chi trả ở vùng sâu, vùng xa. Ở đó, đa số các đối tượng hưởng ít, số tiền chi nhỏ nhưng khoảng cách đi lại xa, địa hình phức tạp…

- Chấp hành nguyên tắc quản lý tiền mặt có những lúc tại một số nơi chưa nghiêm.

3.2.2.3. Về phân bố và sử dụng lệ phí chi

Trên cơ sở quy định của BHXH Việt Nam, căn cứ điều kiện thực tế, BHXH tỉnh đã phân bố cụ thể lệ phí chi cho từng BHXH quận, huyện. Trong quá trình xây dựng đã có đầu tư phân tích, xem xét đến yếu tố quy mô và độ phức tạp của địa bàn để có sự cân đối, điều tiết mức thù lao đảm bảo công bằng, phù hợp nhằm khuyến khích mọi người hoàn thành nhiệm vụ.

Phân tích số liệu theo báo cáo 3 năm ( 2005 – 2007) của BHXH các tỉnh, thành phố cho thấy cơ cấu sử dụng lệ phí chi trong cả nước như sau:

- Chi cho vận chuyển, bảo vệ tiền mặt chiếm tỷ lệ binh quân gần 4% tổng số lệ phí chi được trích.

- Chi cho tổng kết, khen thưởng tỷ lệ bình quân trong khoảng 5% - 6% tổng số lệ phí chi được trích.

- Chi cho các nội dung quản lý đối tượng, phục vụ chi trả chiếm tỷ lệ bình quân trong khoảng 26% - 28,5% tổng số lệ phí chi được trích.

Như vây, lệ phí chi trong thời gian qua sử dụng chủ yếu vào chi thù lao cho cán bộ chi trả.

Hạn chế trong công tác này:

- Một số BHXH tỉnh chậm điều chỉnh lại lệ phí chi trên địa bàn để phù hợp theo quy định của BHXH Việt Nam (văn bản số 3491/BHXH-BC ngày 23/09/2005);

- Chưa áp dụng đầy đủ biện pháp vận chuyển tiền mặt bằng ô tô nên tỷ lệ trong cơ cấu chi còn thấp;

- Một số nơi chưa có cơ cấu đầy đủ chi phí cho công tác quản lý đối tượng hưởng;

- Xuất hiện một số yếu tố chưa hợp lý trong phân bổ chung cũng như giữa các đơn vị của một tỉnh;

- Cơ cấu tỷ lệ sử dụng trong từng đơn vị ở một số nội dung có sự bất hợp lý nhưng chậm phát hiện, hoặc được phát hiện nhưng chỉ đạo xử lý thiếu cụ thể, có nhiều nơi còn né tránh trong việc điều chỉnh lại tỷ lệ thù lao cho các đại diện chi trả… BHXH các cấp cần phải có sự xem xét, tính toán điều chỉnh kịp thời, hợp lý trong phân bổ, sử dụng lệ phí chi.

3.2.2.4. Về công tác quản lý đối tượng

Quản lý người hưởng chế độ là công việc quan trọng trong công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn nhằm đảm bảo thực hiện phương châm chi

“đúng”. Theo đó, người làm công tác chi trả có trách nhiệm theo sát mọi biến động tăng, giảm hàng tháng theo từng loại chế độ ở từng địa bàn.

Nhìn chung, công tác người hưởng chế độ trong cả nước thực hiện ngày càng tốt hơn. BHXH các tỉnh, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện, một số tỉnh đã kịp thời chấn chỉnh nghiêm túc các sai sót được phát hiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc quản lý người hưởng chế độ hết hạn hưởng, từ trần, đối tượng tạm dừng chi trả theo quy định vẫn còn những bất cập. Qua số liệu báo cáo giảm người hưởng chế độ 6 tháng đầu năm 2007 của BHXH các tỉnh, thành phố cho thấy: Tuy giảm được số trường hợp chậm cắt giảm kéo dài, nhưng thực tế việc cắt giảm vẫn chưa kịp thời và còn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố. Có trên 40 tỉnh, thành phố với tỷ lệ hơn 10% trong tổng số người hưởng chế độ giảm còn cắt giảm chậm trễ, bình quân mỗi trường hợp giảm chậm 2 tháng, cắt giảm chậm nhiều tháng tập trung ở đối tượng hưởng tuất hàng tháng (bình quân trên 6 tháng). Cá biệt, có nơi tình trạng cắt giảm chậm xảy ra trên diện rộng được phát hiện nhưng chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Mặc dù có 88% số tiền giảm chậm đã được thu hồi, nhưng phải xác định đây là một nội dung cần được chấn chỉnh.

Về nguyên nhân, ngoài việc quy định mốc thời gian báo giảm quá xa thời điểm lập danh sách chi trả dài hạn, thiếu cơ chế cụ thể về phối hợp với chính quyền cấp phường, xã thì việc chưa quan tâm đúng mức, thiếu biện pháp xử lý kiên quyết, thiếu kiểm tra để sớm phát hiện chấn chỉnh, phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng và đầy đủ tính pháp lý, nghĩa vụ chưa đi đôi với quyền lợi, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm vật chất khi để xảy ra cắt chậm… vẫn là nguyên nhân chủ yếu và thuộc về chủ quan của công tác quản lý.

3.2.2.5. Về vai trò chỉ đạo, quản lý và phối hợp thực hiện

Nhìn chung hệ thống BHXH các cấp đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành có liên quan trong việc tiếp tục triển khai thực hiện chỉ thị số 15/CT của Bộ Chính trị và các chỉ thị của cấp ủy về sự tăng cường sự lãnh đạo thực hiện công tác BHXH trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình tổ chức thực hiện, BHXH các tỉnh, thành phố đã có nhiều sáng tạo, tìm tòi nhằm khắc phục hạn chế phát sinh; tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành có liên quan trên địa bàn; xây dựng được mạng lưới đại diện chi trả rộng khắp hoạt động nề nếp; động viên được đội ngũ cán bộ công chức hăng hái phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, đã ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn, thực hiện kiểm tra, giám sát việc chi trả; tổ chức nề nếp việc sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác chi trả.

Những hạn chế:

- Một số nơi còn chưa quan tâm đúng mức và toàn diện các mặt của công tác chi trả các chế độ dài hạn.

- Công tác chỉ đạo thiếu cụ thể, các giải pháp đưa ra mang nặng tính định hướng.

- Thiếu kiểm tra thường xuyên, vì vậy chậm nắm bắt dược diễn biến cụ thể ở từng địa bàn để phát hiện kịp thời và uốn nắn những lệch lạc cũng như vướng mắc từ cơ sở.

- Chế độ thông tin, báo cáo chưa kịp thời, đầy đủ và có nề nếp.

Nhìn chung cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là Ủy ban nhân dân xã, phường đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan BHXH thực hiện tốt công tác chi trả tại địa bàn như: Ban hành văn bản chỉ đạo việc phối hợp thực hiện chi trả; giới thiệu, lựa chọn cán bộ của Ủy ban nhân dân xã, phường kiêm nhiệm hoặc cán bộ hưu trí là những người có phẩm chất đạo đức tốt, được đối tượng hưởng tín nhiệm, có điều kiện, trách nhiệm và nhiệt tình làm đại diện chi trả xã; bố trí địa điểm, két sắt; lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn trong vận chuyển tiền mặt và chi trả (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hải Phòng, Đà Nẵng…). Tuy nhiên, cũng có nơi còn chưa thực sự quan tâm, nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa công tác chi trả trong quan hệ chính trị - xã hội trên địa bàn. Từ đó, chưa tạo điều kiện cho đại diện chi trả xã thực hiện nhiệm vụ. Một số đại diện chi trả xã do ủy ban nhân dân xã giới thiệu tuổi cao, năng lực hạn chế, làm kiêm nhiệm nhiều việc, nên hiệu quả công việc chưa cao, quản lý đối tượng chưa chặt chẽ.

Đa số ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo đảm đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí và cung ứng đủ lượng tiền mặt cho kỳ chi trả hàng tháng. Ở một số địa bàn ngân hàng đã tạo điều kiện bố trí xe chuyên dùng chở tiền phục vụ chi trả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngân hàng không chuẩn bị được lượng tiền chi trả theo lịch cố định, cấp tiền cho cơ quan BHXH vào buổi chiều, cơ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở BHXH Việt Nam (Trang 42 - 52)