Đối với BHXH các tỉnh, thành phố

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở BHXH Việt Nam (Trang 58 - 59)

2. Giải pháp áp dụng trong công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở Việt Nam

2.3.2. Đối với BHXH các tỉnh, thành phố

- Tăng cường sự phối hợp chỉ đạo, quản lý cấp ủy, chính quyền các cấp trong tổ chức chi trả, quản lý đối tượng hưởng; tiếp tục thực hiện chỉ thị 15- CT/TW ngày 26/05/1997 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện

- Tổ chức rà soát lại việc áp dụng các phương thức chi trả (phạm vi, sự phù hợp) để có chỉ đạo điều chỉnh phù hợp cho từng địa bàn;

- Xây dựng quy định bảo quản, vận chuyển tiền mặt phục vụ chi trả; chế độ trách nhiệm vật chất; định mức lưu quỹ tiền mặt phù hợp với điều kiện của địa phương; trên cơ sở quy định của BHXH Việt Nam, tiến hành xây dựng phương án phân bổ lệ phí chi có căn cứ khoa học cho từng địa bàn quận, huyện phù hợp với các phương thức chi áp dụng;

- Soát xét việc thực hiện công khai hóa thủ tục, quy trình thực hiện trên địa bàn; tập hợp các vướng mắc nghiệp vụ kịp thời báo cáo BHXH Việt Nam;

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng những hiểu biết, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ làm công tác chi trả, trước hết cho đội ngũ đại diện chi trả xã;

- Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện công tác chi trả của BHXH các quận, huyện; đúc kết phổ biến kinh nghiệm; xử lý kịp thời và cụ thể các vướng mắc phát sinh; kỷ luật nghiêm minh với những hiện tượng tiêu cực lạm dụng quỹ BHXH, phiền hà sách nhiễu đối tượng; nhanh chóng chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính quan liêu sang phục vụ đối tượng hưởng;

- Đầu tư trang bị phương tiện, điều kiện làm việc và kỹ năng sử dụng vi tính cho cán bộ công chức nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý đối tượng và chi trả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở BHXH Việt Nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w