1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến THỜI GIAN tự học của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học

18 2,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 162,5 KB

Nội dung

Đề tài áp dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến và cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên bao gồm: độ tuổi, giới tính, đi làm thêm, s

Trang 1

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN TỰ HỌC CỦA SINH

VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

Nguyễn Hoàng Minh, Ngô Thị Thúy An 1 , Lương Văn Út 1

TÓM TẮT

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Trường Đại học Cửu Long Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là phỏng vấn 573 bạn sinh viên hiện đang học tại trường Đại học Cửu Long Đề tài áp dụng phương pháp phân tích hồi quy

đa biến và cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên bao gồm: độ tuổi, giới tính, đi làm thêm, số điểm đậu Đại học, số năm học tại trường, điểm trung bình tích lũy, tỷ lệ phần trăm các môn học có bài tập nhóm trong học kỳ, trang bị máy tính cá nhân và có sử dụng internet để phục vụ việc học tập Trên

cơ sơ đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao thời gian tự học của các bạn sinh viên trường Đại học Cửu Long trong thời gian tới.

Từ khóa: tự học, internet, trường Đại học Cửu Long.

1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đang trên đà phát triển, đi cùng với sự phát triển của nền giáo dục là chất lượng học tập của các bạn sinh viên cũng đang dần cải thiện Mà chất lượng học tập của các bạn sinh viên luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng của nó gắn liền với sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực cho đất nước trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa

Tuy nhiên, một thực trạng đang xảy ra là có một số bạn sinh viên có kết quả học tập ngày càng kém Nguyên nhân chủ yếu là do sinh viên phải đối mặt với môi trường học tập mới, môi trường này đòi hỏi các bạn sinh viên phải sáng tạo, tự học và tích cực cùng với các phương pháp học tập mới mà bản thân các bạn sinh viên chưa sẵn sàng

chuẩn bị tâm lý cho việc học tập Do đó, việc “nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Đại học Cửu Long” là hết sức cần thiết để góp phần vào

việc cải thiện chất lượng học tập của các bạn sinh viên và góp phần nâng cao vị thế của trường Vì vậy, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên sẽ giúp cho các bạn sinh viên có thể tự điều chỉnh các yếu tố để có được khoảng thời gian tự học và nghiên cứu một cách hiệu quả nhất từ đó sẽ nâng cao được chất lượng học tập của sinh viên

Trang 2

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, Khóa 12, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cửu Long

Trang 3

2 Giải quyết vấn đề

2.1 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Trường Đại học Cửu Long từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thời gian tự học của sinh viên trường Đại học Cửu Long

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các bạn sinh viên đang học năm 2 đến năm 4 tại Trường Đại học Cửu Long

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp song song với phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:

Nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám phá: Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận tay đôi với một chuyên gia được chọn

để thảo luận trong đó chuyên gia được chọn là Thầy Đặng Văn Phan và 15 bạn sinh viên

đang học tại trường Đại học Cửu Long để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian

tự học của sinh viên Sau đó, dựa vào bảng câu hỏi điều chỉnh để phỏng vấn thử 20 bạn sinh viên Từ kết quả đó dùng để thiết kế bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xem xét sự khác nhau về thời gian tự học trên tuần của 2 nhóm đối tượng sinh viên đào tạo theo 2 hình thức khác nhau: Sinh viên đào tạo theo hình thức tín chỉ và sinh viên được đào tạo theo hình thức niên chế Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xem xét những nhân tố ảnh hưởng (đã được xác định ở phần nghiên cứu định tính) đến thời gian tự học của sinh viên trong một tuần

Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp chọn mẫu

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.Tổng thể nghiên cứu là các bạn sinh viên đang học tại trường Đại học Cửu Long

Phương pháp xác định cỡ mẫu

Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để thực hiện phân tích các nhân tố ảnh

Trang 4

hưởng đến thời gian tự học của sinh viên trường Đại học Cửu Long Đối với mô hình hồi

Trang 5

quy tuyến tính thì kích thước cỡ mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu

và số lượng biến đưa vào mô hình phân tích Theo Mai Văn Nam (2008) cho rằng cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu để sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính là 8 lần số biến cộng với 50

Do đề tài có 13 biến được xây dựng trong mô hình hồi quy tuyến tính vì vậy cỡ mẫu ít nhất của đề tài phải là (8 x 13) + 50 = 154 mẫu Tóm lại, dựa vào phương pháp trên và nhằm tăng thêm tính khoa học cho nghiên cứu nên trong nghiên cứu này nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn 573 bạn sinh viên Cỡ mẫu được phân bổ như sau:

Bảng 1: Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn nghiên cứu

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015.

Phương pháp phân tích

Để thực hiên được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phần mềm thống kê kinh tế SPSS để hỗ trợ việc chạy mô hình hồi quy tuyết tính, thống kê mô tả, phân tích ANOVA

để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên Trường Đại học Cửu Long

Mô hình nghiên cứu

Mô hình hồi qui tuyến tính được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên Trường Đại học Cửu Long Mô hình phân tích có dạng:

Trang 6

TGTH = β0 + β1GT + β2SDDH + β3KHTH + β4PTDT + β5SNDH + β6DTB + β7DLT + β8SOTC

+ β9BTN + β10MT + β11INTER + β12NO

Trong đó: TGTH là biến phụ thuộc và các biến TGTH, GT,NO,SDDH, KHTH, PTDT, SNDH, DTB, DLT, SOTC, BTN, MT, INTER là các biến độc lập (biến giải thích) Các biến độc

lập trong mô hình được giải thích cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu

vọng TGTH Thời gian tự học

của sinh viên

Định lượng

Giờ/tuần

GT Giới tính Biến giả = 1 nếu là nam;

= 0 nếu là nữ

Anh, 2013; Đặng và ctv,

2014

trọ

= 0 khác

Đặng và ctv, 2014 +

SDDH Số điểm đậu Đại

học

Định lượng

PTDT Phương thức đào

tạo

Biến giả = 1 tín chỉ;

= 0 niên chế

Bộ GD&ĐT, 2007 +

SNDH Số năm học Đại

học

Định lượng

DTB Số điểm tích lũy

trung bình

Định lượng

KHTH Kế hoạch tự học Biến giả = 1 nếu có kế

hoạch

tự học;

= 0 nếu không

có kế hoạch tự

Trang 7

DLT Đi làm thêm Biến giả = 1 có đi làm

thêm;

= 0 không đi làm thêm

Đặng và ctv, 2014; Thu, 2014; Khoa, 2007; và

-SOTC Số tín chỉ trong

HK

Định lượng

Số tín chỉ Đặng và ctv, 2014

-BTN Tỷ lệ môn học

BT nhóm

Định lượng

MT Máy tính cá

nhân

Biến giả = 1 là có;

= 0 là không có

Đặng và ctv, 2014;

Lê Đình, 2003

+

INTE

R

Internet Biến giả = 1 là có;

=0 là không có

Đặng và ctv, 2014; Anh, 2013; Lê Đình, 2003

+

2.2 Kết quả nghiên cứu và bình luận

Tác động của phương pháp tự học đến thời gian tự học của sinh viên

Kiểm định giả thuyết Ho1: Có sự khác nhau về thời gian tự học giữa các bạn

sinh viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học.

Bảng 3: Kết quả kiểm định sự khác nhau về thời gian tự học của sinh viên có trang bị

phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học

Trang 8

Trang bị phương pháp tự học Giá trị trung

bình

Kết quả kiểm định

phương sai

Phân tích ANOVA

Mức ý nghĩa Mức ý nghĩa

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015.

Trang 9

Theo bảng 3, ta thấy kết quả kiểm định Levene biến thời gian tự học có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05 có thể nói phương sai thời gian tự học đối với biến phương pháp tự học có mức ý nghĩa lớn hơn 5%, do đó phương sai của các nhóm so sánh là bằng nhau từ

đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được

Với độ tin cậy 95%, phân tích ANOVA có kết quả như sau: biến phương pháp tự học có mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 5% (0,015 < 0,05) nên có sự khác biệt về thời gian

tự học giữa sinh viên có trang bị phương pháp tự học và sinh viên không trang bị phương pháp tự học Cụ thể là sinh viên có trang bị phương pháp tự học sẽ có thời gian tự học nhiều hơn so với sinh viên không có trang bị phương pháp tự học (do giá trị trung bình của sinh viên có phương pháp tự học = 14,97 lớn hơn giá trị trung bình của sinh viên không có phương pháp tự học = 13,01) Từ đó, ta đã có đủ bằng chứng để kết luận kiểm

định giả thuyết H o1: Có sự khác nhau về thời gian tự học giữa các bạn sinh viên có

trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học được chấp

nhận

Tác động của phương pháp tự học đến kết quả học tập

Kiểm định giả thuyết Ho2: Có sự khác nhau về kết quả học tập giữa các bạn sinh

viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học.

Bảng 4: Kết quả kiểm định sự khác nhau về kết quả học tập giữa các bạn sinh viên có

trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học

Trang 10

Trang bị phương pháp tự học Giá trị trung bình

Kết quả kiểm định

phương sai

Phân tích ANOVA

Mức ý nghĩa Mức ý nghĩa

Có phương pháp tự học

7,13

Không có phương pháp tự học

7,04

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015.

Theo bảng 4, ta thấy kết quả kiểm định Levene biến kết quả học tập có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05 có thể nói phương sai kết quả học tập đối với biến phương pháp tự học có mức ý nghĩa lớn hơn 5%, do đó phương sai của các nhóm so sánh là bằng nhau từ

đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được

Với độ tin cậy 90%, phân tích ANOVA có kết quả như sau: Biến phương pháp tự học có mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 10% (0,085 < 0,1) nên có sự khác biệt về kết quả học tập giữa sinh viên có trang bị phương pháp tự học và sinh viên không trang bị

Trang 11

phương pháp tự học Chi tiết hơn là sinhviên có trang bị phương pháp tự học sẽ có kết quả học tập tốt hơn so với sinh viên không có trang bị phương pháp tự học (do giá trị trung bình của sinh viên có phương pháp tự học = 7,13 lớn hơn giá trị trung bình của sinh viên không có phương pháp tự học = 7,04) Từ đó, ta đã có đủ bằng chứng để kết

luận: Kiểm định giả thuyết H o2: Có sự khác nhau về kết quả học tập giữa các bạn sinh

viên có trang bị phương pháp tự học và không có trang bị phương pháp tự học được

chấp nhận

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Trường Đại học Cửu Long

Thời gian tự học của sinh viên trường Đại học Cửu Long bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả yếu tố bên trong và bên ngoài Nhưng để xác định một cách khoa học những nhân tố nào thực sự có ảnh hưởng như thế nào thì cần phải được kiểm định bằng các mô hình kinh tế lượng Dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

đã được thiết lập ở phần phương pháp nghiên cứu, sử dụng phần mềm thống kê kinh tế SPSS để hỗ trợ phân tích, kết quả như sau:

Bảng 5: Kết quả hồi qui tuyến tính đa biến

Trang 12

DLT -4,971 -0,262 0,000 1,577

Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính từ số liệu điều tra thực tế, 2015.

Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 5 ta thấy, hệ số Sig.F của mô hình = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê, phù hợp với tập dự liệu và có thể sử dụng được, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (thời gian tự học) Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình là 74,2%, tức là sự biến thiên của thời gian tự học được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào mô hình là 74,2%

Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,523 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Trọng và Ngọc, 2008).Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10 nên ta kết luận rằng các biến đưa vào mô hình không

có hiện tượng đa cộng tuyến (Trọng và Ngọc, 2008)

Qua kết quả phân tích còn cho thấy, trong 13 biến đưa vào mô hình thì có 3 biến

không có ý nghĩa thống kê đó là nơi ở, phương thức đào tạo và số tín chỉ vì có mức ý nghĩa lớn hơn 10% Điều này cho thấy, không đủ cơ sở để kết luận rằng Nơi ở, Phương thức đào tạo, Số tín chỉ có ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên trường Đại học

Cửu Long

Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi qui còn cho thấy trong 10 biến có ý nghĩa thống kê (Sig < 5%) thì có 7 biến tác động cùng chiều với thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên Cụ thể: số năm học Đại học, số điểm đậu Đại học, điểm trung bình tích lũy học kỳ, tỷ lệ phần trăm môn học có bài tập nhóm trong học kỳ, kế hoạch tự học, trang

bị máy tính cá nhân và kết nối internet để phục vụ học tập tương quan thuận với thời gian

tự học trong tuần của các bạn sinh viên, hay nói cách khác là số năm học Đại học, số điểm đậu Đại học, điểm trung bình tích lũy học kỳ, tỷ lệ môn học có bài tập nhóm trong học kỳ cao hơn; các bạn sinh viên có kế hoạch tự học, có trang bị máy tính cá nhân và có kết nối internet để phục vụ học tập thì thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên sẽ tốt hơn

Trang 13

Ngược lại, giới tính của các bạn sinh viên, độ tuổi của các bạn sinh viên và các bạn sinh viên đi làm thêm có tác động nghịch chiều với thời gian tự học trong tuần hay nói cách khác nếu các bạn sinh viên là nam, sinh viên có đi làm thêm và độ tuổi của các bạn sinh viên càng cao thì thời gian tự học trong tuần của các bạn sinh viên sẽ giảm Điều này được giải thích thực tế là các bạn sinh nữ có nhận thức đúng đắn hơn về việc tự học hơn các bạn sinh viên nam và khi các bạn sinh viên có đi làm thêm thì họ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho công việc từ đó thời gian tự học trong tuần sẽ giảm là phù hợp

2.3 Một số giải pháp nâng cao thời gian tự học cho sinh viên Trường Đại học Cửu Long

2.3.1 Giải pháp về vấn đề thay đổi cách nghĩ, cách học của sinh viên

Để có thể thay đổi cách nghĩ, cách học tập của các bạn sinh viên thì giảng viên đóng vai trò rất quan trọng, vì giảng viên sẽ là người hướng dẫn, giải thích cho các bạn sinh viên về vai trò của tự học và cách thức để việc thực hiện việc tự học một cách tốt nhất Giảng viên nên tập trung vào việc định hướng và tổ chức cho các bạn sinh viên tự đi tìm mài mò kiến thức thay vì truyền đạt những kiến thức trong bài giảng Cụ thể, giảng viên nên tạo cho sinh viên phong cách học tập mới như: Giảng viên sẽ giới thiệu sách và

ra yêu cầu về học phần đó còn các bạn sinh viên thì phải tự tìm sách, tự nghiên cứu các vấn đề để có thể nắm vững kiến thức đó Từ đó, các bạn sinh viên sẽ có thể phát huy được năng lực tự học của mình thì những kiến thức mà các bạn sinh viên thu thập được sẽ nhớ tốt hơn

2.3.2 Giải pháp về kỹ năng lập kế hoạch cho sinh viên

Đầu tiên, các bạn sinh viên cần phải biết cách bố trí, sắp xếp công việc các công

việc một cách hiệu quả, đưa ra các dự định về kế hoạch sẽ thực hiện của cá nhân sao cho phù hợp về thời gian, sức khỏe và các điều kiện khác cho phép Để làm được điều này thì cần phải có sự hỗ trợ của nhà trường thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm,

Tiếp theo, để xây dựng được kế hoạch tự học thì các bạn sinh viên cần phải biết

quy trình sau: Thứ nhất, các bạn sinh viên phải thống kê ra các công việc cần làm trong một tuần, một tháng, một học kỳ hoặc một năm,… Thứ hai, các bạn sinh viên cần phải xác định chính xác thời gian tự học ở nhà, ở trường, ở thư viện, … Thứ ba, là các bạn sinh viên cần phải xác định được chính xác các yêu cầu cần đạt được trong một công việc như mốc thời gian, mức độ hoàn thành một bài tập quản trị sản xuất, … Thứ tư, các bạn sinh viên sẽ sắp xếp và phân phối thời gian hợp lý cho từng công việc Cuối cùng, là các bạn sinh viên sẽ kiểm tra lại tính hợp lý của kế hoạch tự học mà mình đã đặt ra Sau đó,

sẽ đánh giá lại những gì mà mình đã làm được và những gì chưa làm được để tìm cách

Ngày đăng: 16/06/2016, 15:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Hữu Đặng và ctv (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên khoa kinh tế Đại học Cần Thơ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên khoa kinh tế Đại học Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Hữu Đặng và ctv
Năm: 2014
4. Nguyễn Hồ Anh Khoa (2007), Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng quỹ thời gian đến kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng quỹ thời gian đến kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Hồ Anh Khoa
Năm: 2007
5. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình Kinh tế lượng (Econometrics), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng (Econometrics)
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
Năm: 2008
6. Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
7. Dương Thị Minh Thu, Nguyễn Hoàng Minh, Lê Trường Khanh và Nguyễn Thị Kim Ngân (2014), Đánh giá sự tác động từ việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Cửu Long, Tạp chí Khoa học, Đại học Cửu Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sự tác động từ việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Cửu Long
Tác giả: Dương Thị Minh Thu, Nguyễn Hoàng Minh, Lê Trường Khanh và Nguyễn Thị Kim Ngân
Năm: 2014

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w