1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NHỮNG dược LIỆU có TIỀM NĂNG KHAI THÁC TINH dầu ở VIỆT NAM

24 2,7K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 865,5 KB

Nội dung

Hiện nay tinh dầu đang là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệptrên thế giới và ngày càng được ứng dụng trong nhiều sản phẩm từ những sản phẩmđắt tiền như các loại nước hoa cao cấp đến

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NHỮNG DƯỢC LIỆU CÓ TIỀM NĂNG KHAI

THÁC TINH DẦU Ở VIỆT NAM

Họ tên: Nguyễn Văn Thắng

Hà Nội – 03/2016

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tinh dầu xuất hiện và phát triển theo nền văn minh của nhân loại Từ xa xưa conngười đã biết sử dụng trực tiếp các loại cây cỏ, hoa lá có mùi thơm trong các nghi lễtôn giáo Đến thời kì cổ trung đại tại Châu âu, những hợp chất thiên nhiên mới được sửdụng rộng rãi Hiện nay tinh dầu đang là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệptrên thế giới và ngày càng được ứng dụng trong nhiều sản phẩm từ những sản phẩmđắt tiền như các loại nước hoa cao cấp đến những mặt hàng rẻ tiền như một nồi xôngtrị cảm ta đều bắt gặp sự hiện diện của tinh dầu Người ta xem tinh dầu như là “vànglỏng” và nó sẽ trở thành nguồn tài nguyên vô hạn nếu con người biết khai thác, sửdụng một cách hợp lý Một đặc điểm quan trọng không thể thay thế của tinh dầu vớicác hợp chất hữu cơ tổng hợp khác là nó không gây hại môi trường và dễ phân hủy

Do có những công dụng thực tiễn như vậy nên ngày càng có nhiều các nghiên cứucũng như khai thác tinh dầu trên toàn thế giới Hằng năm thế giới sản xuất ra khoảng20.000 tấn tinh dầu thiên nhiên chủ yếu từ thực vật

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việchình thành và phát triển các loài thực vật, đặc biệt là các loại cây tinh dầu có giá trịcao Do đó nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu có tiềm năng rất lớn Cho tới nay,chúng ta mới khai thác tự nhiên hoặc đưa vào gây trồng khoảng 20 loài (chiếm khoảng3% số loài tinh dầu đã biết) để lấy tinh dầu

Vấn đề đặt ra là phải khai thác, sử dụng và nuôi trồng các thực vật có tinh dầunhư thế nào cho hợp lý và hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng trongchữa bệnh ngày càng cao

Với mong muốn đó, bài tiểu luận “Những dược liệu có tiềm năng khai thác tinh dầu ở Việt Nam” sẽ tập trung vào các nội dung chính sau:

1 Tổng quan về tinh dầu và nguồn dược liệu chứa tinh dầu ở Việt Nam

2 Một số nguồn dược liệu chứa tinh dầu quý tại Việt Nam, giá trị sử dụng và tiềmnăng khai thác

3 Hướng khai thác, trồng trọt và thu hái nguồn dược liệu chứa tinh dầu ở ViệtNam

Trang 3

I Tổng quan về tinh dầu và nguồn dược liệu chứa tinh dầu ở Việt Nam:

1 Tổng quan về tinh dầu:

* Khái niệm về tinh dầu:

Tinh dầu là hỗn hợp của nhiều hợp chất thiên nhiên, có mùi đặc trưng gặp nhiềutrong thực vật, có trong động vật, bay hơi ngoài không khí ở nhiệt độ thường, không

để lại vết trên giấy, có thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước.Tinh dầu rất ít tan trong nước, tan tốt trong dầu béo và các dung môi hữu cơ

Tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế ra các chất thơm khác đáp ứng các nhu cầu

xã hội (Thuốc, chất thơm thực phẩm, nước hoa )

Concrete oil: Sản phẩm chiết xuất hương thơm thu được từ thực vật khi dùng phương

pháp chiết xuất với dung môi, sau khi bốc hơi dung môi phần còn lại được gọi làConcrete oil thường có chứa sáp và ở thể đặc

Pomade: Chất béo thơm được lấy từ các loại hoa bằng phương pháp chiết lạnh hay

chiết nóng

Absolute oil: Khi hoà tan Concrete oil, Pomade trong cồn nồng độ cao, để lạnh phần

sáp bị đông đặc, lọc loại bỏ phần này, phần còn lại đem cất kéo hơi nước, sản phẩmthu được có tên Absolute oil

Water absolute oil: Một số trường hợp khi cất kéo hơi nước một lượng đáng kể tinh

dầu nằm trong nước ở dạng nhũ dịch Tinh dầu này được chiết ra bằng dung môi, saukhi bốc hơi thu được "Water absolute oil"

Rhodinol, Rhodinal: Rhodinol là hỗn hợp các thành phần có nhóm chức alcol trong

tinh dầu, Rhodinal là hỗn hợp các thành phần có nhóm chức aldehyd trong tinh dầu

* Phân loại:

- Tinh dầu có thành phần là các hợp chất aliphatic

- Tinh dầu có thành phần là các terpen và những dẫn chất của chúng

- Tinh dầu có thành phần là các dẫn chất có nhân thơm

- Tinh dầu có thành phần pha tạp

* Tính chất lý, hoá của tinh dầu

Thể chất: Ða số là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn: Menthol,

borneol, camphor, vanilin, heliotropin

Trang 4

Màu sắc: Thường không màu hoặc màu vàng nhạt

Mùi: Ðặc biệt, đa số có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc, khó chịu (tinh dầu

giun) Vị: cay, một số có vị ngọt: Tinh dầu quế, hồi

Tỷ trọng: Ða số nhỏ hơn 1 Một số lớn hơn 1: Quế, đinh hương, hương nhu

Ðộ tan: Không tan, hay đúng hơn ít tan trong nước, tan trong alcol và các dung môi

hữu cơ khác

Ðộ sôi: Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, có thể dùng phương pháp cất phân đoạn để

tách riêng từng thành phần trong tinh dầu

* Phân bố tinh dầu trong tự nhiên.

Tinh dầu có trong tất cả các bộ phận của cây: Lá: Bạc hà, Tràm, Bạch đàn Bộ phậntrên mặt đất: Bạc hà, Hương nhu Hoa: Hoa hồng, Hoa nhài, Hoa bưởi Nụ hoa: Ðinhhương Quả: Sa nhân, Thảo quả, Hồi Vỏ quả: Cam, Chanh Vỏ thân: Quế Gỗ: Longnão, Vù hương Rễ: Thiên niên kiện, Thạch xương bồ Thân rễ: Gừng, Nghệ Tinh dầuthường được tạo thành trong các bộ phận tiết của cây

* Các phương pháp chiết xuất tinh dầu: Có 4 phương pháp được áp dụng để chế tạo

tinh dầu:

- Phương pháp cất kéo hơi nước

- Phương pháp chiết xuất bằng dung môi

- Phương pháp ướp

- Phương pháp ép

* Ứng dụng tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu

Một số tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu được dùng làm thuốc Tác dụng của tinhdầu được thể hiện:

- Tác dụng trên đường tiêu hoá: Kích thích tiêu hoá (Gừng, Riềng, Tía tô, Kinh giới ),lợi mật, thông mật

- Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: Tác dụng trên đường hô hấp như tinh dầu bạchđàn, bạc hà Tác dụng trên đường tiết niệu như tinh dầu hoa cây Barosma betulina

- Một số có tác dụng kích thích thần kinh trung ương: Dược liệu chứa tinh dầu giàuanethol: Ðại hồi

- Một số có tác dụng diệt ký sinh trùng: Trị giun, sán

Trang 5

- Rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ v.v khi sửdụng ngoài da (Tinh dầu Tràm)

Một số dùng làm thuốc.vừa ở dạng dược liệu vừa sử dụng dạng tinh dầu như Quế, Hồi,Đinh hương, Tiểu hồi, Bạc hà, Hạt mùi, Bạch đàn Nhưng cũng có những dược liệu chỉ

sử dụng tinh dầu như: Long não, Màng tang, Dầu giun v.v Và cũng có rất nhiều dượcliệu chứa tinh dầu chỉ sử dụng dược liệu để làm thuốc mà không sử dụng tinh dầu nhưĐương qui, Bạch truật, Thương truật, phòng phong v.v

Kỹ nghệ thực phẩm:

- Một lượng lớn dược liệu chứa tinh dầu được tiêu thụ trên thị trường thế giới dướidạng gia vị: Quế, Hồi, Đinh hương, Hạt cải, Mùi, Thì là, Thảo quả, Hạt tiêu v.v Tácdụng của những dược liệu này là bảo quản thực phẩm, làm cho thực phẩm có mùithơm, kích thích dây thần kinh vị giác giúp ăn ngon miệng Ngoài ra còn kích thích tiếtdịch vị giúp cho sự tiêu hoá thức ăn dễ dàng

- Một số tinh dầu và thành phần tinh dầu được dùng làm thơm bánh kẹo, các loại mứt,

đồ đóng hộp : vanilin, menthol, eucalyptol v.v

- Một số dùng để pha chế rượu mùi: Tinh dầu hồi, Tinh dầu đinh hương

- Một số được dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống: Tinh dầu vỏ cam, chanh

- Một số tinh dầu được dùng trong kỹ nghệ sản xuất chè, thuốc lá: Tinh dầu Bạc hà,hoa nhài, hạt mùi

2 Nguồn dược liệu chứa tinh dầu ở Việt Nam.

Theo thống kê của Phan Kế Lộc ( 1998) thì số loài thực vật bậc cao có mặt trong

hệ thực vật nước ta hiện có 10.386 loài thuộc 2.257 chi và 305 họ Theo số liệu của LãĐình Mỡi ( 2001) thì số loài có chứa tinh dầu trong hệ thực vật nước ta gồm 657 loàithuộc 357 chi và 114 họ ( Chiếm 6,3% tổng số loài, 15,8% tổng số chi, 37,8% số họ) Tinh dầu được phân bố rất rộng ở trong hệ thực vật, đặc biệt tập trung nhiều ở một số

họ: Họ Cần Apiaceae, họ Cúc Asteraceae, họ Bạc hà Lamiaceae, họ Long não Lauraceae, họ Sim - Myrtaceae, họ Cam - Rutaceae, họ Gừng - Zingiberaceae v.v

-Một số động vật cũng có chứa tinh dầu: Hươu xạ, cà cuống

Theo luận án nghiên cứu sinh bảo vệ ở Liên Xô năm 1969, Phan Kế Lộc thống

kê tập hợp điều tra bằng cách vò, ngửi, thấy nước ta có khoảng 500 cây có tinh dầuthuộc 93 họ

Trang 6

Lê Văn Giai thống kê được 77 cây có tinh dầu trong tài liệu “Sơ khảo danh mục

đặc sản Việt Nam” do Tổng cục Lâm nghiệp công bố năm 1962

Năm 1969, Lâm Quang Thanh thống kê được 135 cây có tinh dầu trong cuốn

“Cơ sở sản xuất tinh dầu ở địa phương” do Nhà xuất bản Công nghiệp xuất bản

Đến 1969, Viện Dược liệu có công bố công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn

Đàn và Lê Hồng, thống kê được 97 cây có tinh dầu trong số các cây thuốc

Tại Hội nghị nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Y Dược (1963), Vũ

Ngọc Lộ báo cáo đã điều tra 50 cây có tinh dầu, có ghi hàm lượng cho từng cây

Trong nhiều công trình tốt nghiệp dược sỹ đại học bảo vệ các năm từ

1970-1971, Nguyễn Bảo Cường, Nguyễn Thị Chắt, Trần Thị Phương tiếp tục điều tra các

cây thuốc có tinh dầu, có ghi hàm lượng cho từng cây và sơ bộ xác định bằng sắc ký

lớp mỏng với 162 cây thuốc, thuộc 30 họ thực vật

Với thống kê, điều tra ở từng địa phương, báo Dược học số 4 năm 1972 có đăng

công trình của kỹ sư Đặng Minh báo cáo có trên 79 loài cây chứa tinh dầu riêng ở

miền Trung Trung Bộ,…

Những dược liệu có tinh dầu đã được trồng và khai thác ở Việt Nam

họ Thymeleaceae)

Năm 1980-1990 khaithác tự nhiên 32 tấn/năm

Hiện nay đang có dự ánxây dựng Nhà máychưng cất tinh dầu Trầmhương Chính phủ chophép xuất khẩu trầm (câyxóa đói giảm nghèo, gópphần bảo vệ môi trường)

Mọc nhiều ở Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình,…Hiện nay :trồng ở QuảngTrị, Quảng Nam, KhánhHòa, Gia Lai, Bình Phước,Kiên Giang,…Với khoảng20.000 hecta và mỗi năm

cả nước tăng thêm gần2.000 hecta

22 Pơ mu Fokienia hodginsii Khai thác tự nhiên Mọc tự nhiên ở các tỉnhBắc Giang, Hà Giang, Hà

Tĩnh, Hòa Bình, Sơn La

33 Hoàng đàn Uniperus virginiana Có sản phẩm tinh dầuhoàng đàn trên thị trường

44 Xá xi parthenoxylon Cinnamomum Khai thác tự nhiên hàngngàn tấn Lâm Đồng, Đồng Nai

Đà Nẵng (6.000 ha) Quếcho tinh dầu tốt nhất là ởTrà My ( Quảng Nam)

66 Đại hồi Illicium verum 5.000-6.000 tấn hồi Trồng nhiều ở Lạng Sơn

Trang 7

Họ Hồi (Illiciaceae) khô/năm Giá xuất 200-400 USD/kg hạt quả hồi (50.000 ha), Quảng Ninh,Cao Bằng, Bắc Cạn.

77 Màng tang Litsea cubeba

Họ Bạc hà Lauraceae

Có sản phẩm tinh dầuMàng tang trên thị trường

Khai thác tự nhiên tại YênBái, Lào Cai, Vĩnh Phúc

88 Bạc hà

Mentha arvensis

Họ Hoa môi Lamiaceae

Năm 2000 xuất cho Nhất

10 tấn tinh dầu x 15USD/kg

Sản lượng 50 tấn/năm

Trồng nhiều ở Hưng Yên(60 ha), Nam Định, LâmĐồng

99 Húng quế Ocimum basilicum Họ Hoa môi

Lamiaceae

Năm 2000 xuất cho Pháp

10 tấn tinh dầu x 15USD/kg

Trồng nhiều ở Hưng Yên

100 ha

110 Sả Java

Cymbopogon winterianus

Họ lúa Poaceae.

Năm 2000 xuất khẩu 150tấn Năm 2002 xuất 250tấn x 4,5 USD/kg

Trồng nhiều ở TuyênQuang

111 Sả chanh Cypbopogon citratus Họ lúa Poaceae. 9-10 USD/kg Hàng trăm ha được trồng ởphía Bắc

112 Sả hoa hồng Cymbopogon martinii Họ lúa Poaceae. 10-15 USD/kg Trồng ở Lào Cai 10 ha

113 Tràm Melaleuca cajuputi Họ Sim Myrtaceae

Giai đoạn từ 1997-2003Long An trồng mới đến4.000-5.000 ha/năm CàMau 4.000 ha/năm, SócTrăng 2.000 ha/năm Chưa

kể, con số không nhỏ từnhiều địa phương khác

114 Thông đo Taxus wallichiana

Lâm Đồng chỉ còn khoảng

300 cây thông đỏ tự nhiênTrung tâm Nghiên cứutrồng và chế biến câythuốc Đà Lạt đã trồngđược 100.000 cây

II Một số dược liệu cho tinh dầu tại Việt Nam và tiềm năng khai thác.

Nước ta hiện có nhiều loại tinh dầu nổi tiếng và quý không những được sử dụng

trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài

Theo thống kê có một số tinh dầu sau: Trầm hương, hồi, bạc hà, tràm, sả, quế, màng

tang, pơ mu, hương nhu, hoàng đàn, húng quế, xá xị

2.1 Trầm hương

Trang 8

TINH DẦU TRẦM HƯƠNG Trầm hương là phần gỗ của cây Gió bầu Một số loại Gió (tên khoa học là

Aquilaria) trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những tổnthương/nhiễm bệnh, lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làmbiến đổi các phần từ gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám,…), nhiều tínhchất (cứng, mềm, dẻo, giòn,…), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt,…), nhiều hìnhdáng (tròn, xoắn, nhọn, dài,…) ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó Đó chính làtrầm hương, có tên giao dịch thương mại Quốc tế là Agarwood oil hay Eaglewood oil

Đặc điểm và phân loại:

Đặc điểm nổi bật của trầm hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưađốt Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương có thể chìm trong nước Loại trầmhương cao cấp của thể đạt hàm lượng dầu 60-80% Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màusắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ,…mà trầm hương có các tên gọi khácnhau như: Trầm mắt tử, trầm mắt đào, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp

lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục, trầm sanh,…Theo phẩm cấp,trầm hương được xếp thành 3 hạng và mỗi hạng chia thành nhiều loại, như sau:

Hạng nhất là kỳ nam hay còn gọi là kỳ:

Là loại trầm hương có phẩm cấp cao nhất, cho nhiều dầu, nhẹ, mềm, dẻo,nhuyễn, khi nếm có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt, tỏa mùi thơm tự nhiên, khi đốt cóhương thơm đặc biệt, khói xanh, bay thẳng và dài lên không trung Kỳ nam được chialàm 4 loại:

Trang 9

Bạch kỳ: sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng quý hiếm, ít khi có, giá thành đắtnhất.

Thanh kỳ: sắc xanh xám, ánh lục, rất quý hiếm, đắt giá sau bạch kỳ

Huỳnh kỳ: sắc vàng sẫm, vàng nâu, quý hiếm, và đắt giá sau thanh kỳ

Hắc kỳ: sắc đen chàm, hắc ín, quý và đắt giá sau huỳnh kỳ

Hạng hai là trầm:

Là loại trầm hương ít dầu, nặng, vị đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm,khói màu trắng bay quanh rồi tan ngay Theo phẩm cấp, trầm được xếp thành 6 loại:

Loại 1: sức sáp trắng, giá trị cao nhất trong 6 loại trầm

Loại 2: sắc xanh đầu vịt, giá trị sau loại 1

Loại 3: sắc sáp xanh, giá trị sau loại 2

Loại 4: sắc sáp vàng, giá trị sau loại 3

Loại 5: sắc vằn lông hổ, giá trị sau loại 4

Loại 6: sắc vàng đốm dầu, giá trị thấp nhất trong 6 loại trầm

Hạng ba là tốc:

Phần lớn tốc có mức nhiễm dầu ít hơn trầm, chủ yếu là từ bên ngoài và dài theothớ gỗ Có khoảng vài chục loại tốc, với các tên gọi như: tốc kiến, tốc đá, tốc cá ngừ,tốc hương, tốc lọn, tốc dây, tốc đỉa,….Tuy nhiên, có thể xếp các dạng tốc thành 4nhóm như sau:

Tốc đỉa: có mức độ nhiễm dầu nhiều trong các thớ gỗ, dạng nhỏ, cờ ngón tay,đầu đũa con hoặc như con đỉa

Tốc dây: mức độ nhiễm dầu xen, tạo nhiều vòng giữa các thớ gỗ, thường códạng tròn, dài, dáng rễ cây

Tốc hương: mức độ nhiễm dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội hơn các loại tốckhác

Tóc pi: mức độ nhiễm dầu mỏng, bao quanh bên ngoài các thớ gỗ theo dạnghình tháp, hình ống lớn

Trong 4 nhóm tốc, thì tốc đỉa được đánh giá cao hơn về chất lượng, tuy nhiênviệc xếp nhóm tốc không nhất thiết tuân theo thứ bậc phẩm cấp

Tính chất đặc biệt của trầm hương:

Trang 10

Tinh dầu được chiết xuất từ trầm hương hoặc từ gỗ cây dó đã tạo trầm hương,

là chất lỏng sánh, nhớt, dẻo, màu vàng hoặc màu hổ phách, có mùi thơm đặc trưng.Tinh dầu tốt được chiết xuất từ trầm hương loại tốt và ngược lại

Công dụng của trầm hương:

Theo Đông y: trầm hương là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính ôn, quy vào 3kinh: tỳ, vị, thận Có tác dụng giáng khí, nạp thận, bình can, tráng nguyên dương, chữacác bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt,cấm khẩu, thổ huyết, khỏ thở, kích dục,…

Theo Tây y: Trầm hương có tính kháng sinh, tạo ra kháng thể mạnh (diệtkhuẩn, làm lành vết thương), có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (suy tim, đaungực), bệnh về hô hấp (hen suyễn), bệnh về thần kinh (an thần, mất ngủ, giảm đau,trấn tĩnh,…), bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về tiết niệu (bítiểu tiện) Đặc biệt có thể dùng trầm hương để chữa ung thư tuyến giáp

2.2 Đại hồi (Oleum Anisi stellati)

Tinh dầu hồi lấy từ quả hồi (Illicium verum Hook.f), họ Hồi (Illiciaceae), bằng

phương pháp cất kéo hơi nước

Trang 11

Phân bố:

Là đặc sản của nước ta, mọc hoang và trồng nhiều ở Lạng Sơn Ngoài ra ở Caobằng, bắc cạn, quảng ninh cũng trồng nhiều

Trồng trọt, thu hái:

Trồng bằng hạt Thích nghi với đất thịt pha cát, nhiều mùn tơi xốp, độ cao

200-700 m so với mặt biển, nhiệt độ bình quân 21-230C

Thu hoạch sau khi trồng 7-8 năm, tới năm thứ 15 đạt sản lượng cao Thu hoạch

2 vụ: tháng 9-10 và tháng 4-5

Thành phần hóa học: Chủ yếu của tinh dầu hồi là trans – anethol ( 80 – 90%),

ngoài ra còn có trên 20 hợp chất khác ( limonene, α – pinen, α – terpinen); cis –anethol thường chỉ có hàm lượng rất nhở ( Vết – 0,1%) nhưng lại rất độc và độ độcgấp 15 – 30 lần so với trans – anethol

Chiết xuất acid shikimic – Thành phần hóa học quan trọng của thuốc Tamiflu

Cứ 100 kg quả hồi khô có thể chiết được 6,5 – 7.0 kg acid shikimic

Trang 12

2.3 Tràm

TINH DẦU TRÀM

Tràm là một chi trong họ sim (Myrtaceae) Trên thế giới có hơn hai trăm loài, tậptrung ở úc và một số nước vùng Ðông Nam á có 3 loại tràm được xác định có tiềmnăng để phát triển ngành công nghiệp chưng cất tinh dầu là: Melaleuca alternifolia, Mcajeputi và M quinquinervia, trong đó M cajeputi tỏ ra có tính ưu việt nhất vì vùngphân bố rộng và đặc điểm tạo dầu

Phân bố:

Tràm (Melaleuca) là loài cây được trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, đặcbiệt là ở những vùng đất ngập phèn Tiêu biểu là rừng tràm ở U Minh Thượng và ở UMinh Hạ trước đây có hàng vạn hécta rừng tràm nguyên sinh, trải qua những cuộccháy rừng, trong thời gian qua diện tích tràm trên bị hao hụt nhiều tuy nhân dân vàchính quyền địa phương đã phấn đấu trồng trọt, khôi phục lại

Đặc điểm thực vật: Cây tràm cajeputi là loài cây một thân, mọc thẳng, cao khoảng

25m lá màu xanh đục, vỏ cây từ màu xám đến màu trắng

Bộ phận dùng: Lá và phần ngọn.

Thành phần hóa học: Tinh dầu, flavonoid.

Người ta thường chưng cất tinh dầu từ lá Dầu cajuput chủ yếu ở thể lỏng, màu vàng nhạt, thành phần bao gồm:

- Cineol từ 3% đến 60%, giá bán phụ thuộc vào tỷ lệ % chất này

- Cồn terpen globulol (9%), vidiflorol (16%) và spathulenol (30%), các hợp chất khác thường có với khối lượng lớn là: limonen (5%) B caryophylen (4%) humulen (2%)

Ngày đăng: 16/06/2016, 10:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. Vũ Ngọc Lộ và cộng tác viên, Những cây tinh dầu Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây tinh dầu Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bảnKhoa học và kỹ thuật Hà Nội 1996
2. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 1999
4. "Dược liệu học" tập II, chủ biên PGS.TS. Phạm Thanh Kỳ. Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược liệu học
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
5. "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam", Viên Dược liệu (2004), Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Tác giả: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam", Viên Dược liệu
Nhà XB: Nhà xuấtbản Khoa học kỹ thuật
Năm: 2004
3. Lã Đình Mỡi (2001-2002) Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam Tập I.II Nhà xuất bản Nông nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w