Định nghĩa Tanin là hợp chất phenolic có trọng lượng phân tử cao, có chứa các nhóm hydroxyl và các nhóm chức khác như carboxyl, có khả năng tạo phức với protein và các phân tử lớn khác t
Trang 1NHỮNG NGUYÊN LIỆU CÓ KHẢ NĂNG CHIẾT XUẤT TANIN Ở VIỆT NAM
1 Tổng quan về tanin
1.1 Định nghĩa
Tanin là hợp chất phenolic có trọng lượng phân tử cao, có chứa các nhóm hydroxyl và các nhóm chức khác (như carboxyl), có khả năng tạo phức với protein và các phân tử lớn khác trong điều kiện môi trường đặc biệt
Khái niệm tanin không bao gồm những chất phenol đơn giản hay gặp cùng với tanin như: acid gallic, các catechin, acid clorogenic… Chúng được gọi là pseudotanin
1.2 Phân loại tanin
1.2.1 Tanin thủy phân được (tanin pyrogallic)
Tanin thủy phân được là các ester của các đường (hoặc polyol) với nhiều phân tử acid phenolic.Phân tử đường thường là glucose Acid phenolic có thể là acid gallic (galotaunin) hay acid hexahydroxydiphenic (HHDP) và dẫn xuất oxy hóa của nó là acid dehydrohexahydroxydiphenic (DHHDP), acid chebulic (elagitannin) Tanin thủy phân được thường có hàm lượng thấp trong cây Khi thủy phân chúng tạo thành acid gallic, epigallic và đường
Một số tác giả chia tanin thủy phân được thành 2 nhóm: Taragallotanin (nhân là acid gallic và acid quinic) và Caffetanin (nhân là acid caffeic và acid quinic)
1.2.2 Tanin ngưng tụ (Proanthocyanidin-PA)
Tanin ngưng tụ là các oligomer hay polymer của các đơn vị flavonoid (flavan-3-ol) nối với các dây nối C-C không bị cắt khi thủy phân, như catechin, epicatechin hoặc các chất tương tự
Khái niệm “proanthocyanidin” là do phản ứng xúc tác acid oxy hóa tạo anthocyanidin màu đỏ khi đun nóng PA trong dung dịch cồn acid
PA có thể chứa từ 2-50 hoặc nhiều hơn đơn vị flavonoid Các PA polimer có cấu trúc phức hợp vì các đơn vị flavonoid có thể khác nhau một số nhóm thế và vì bề mặt thay đổi của các liên kết giữa các flavin
1.3 Chiết xuất
Trang 2Tanin thường được chiết với hỗn hợp nước hay aceton (thích hợp nhất là 70% aceton- 30% nước vì aceton hạn chế tanin tủa với protein) Thường tránh dùng methanol do gây ra methanol hóa galoyl Hiệu suất tối đa thu được khi chiết tanin trong dược liệu tươi hoặc dược liệu bảo quản lạnh, hay làm khô ở áp suất thấp vì khi dược liệu khô, một phần tanin kết hợp không thuận nghịch với các polymer khác Sau khi cất loại aceton, loại sắc tố và lipid khỏi dung dịch nước bằng cách chiết dung môi (như diclomethan) Sau đó dung dịch nước được chiết bằng ethyl acetat để tách các proanthocyanidin dimeric và hầu hết các galotanin Các proanthocyanidin polymeric và các galotanin có trọng lượng phân tử cao còn lại trong pha nước Sử dụng các phương pháp sắc ký thích hợp để thu được các hợp chất tinh khiết Kỹ thuật hay được sử dụng nhất ở đây là kỹ thuật lọc gel, sau đó dùng phương pháp sắc ký lỏng cao áp pha ngược
Khi tinh chế tanin cần loại các hợp chất phenolic có trọng lượng phân tử thấp và các sắc tố trong dịch chiết thô; cũng có thể tinh chế nhiều loại tanin dựa vào sự hấp phụ trên Sephadex LH-20
1.4 Tính chất của tanin
1.4.1 Tính chất chung
Tanin là hợp chất ologomeric với nhiều đơn vị cấu trúc và nhiều nhóm phenolic tự
do Trọng lượng phân tử từ 500 tới hơn 20000
Tanin tan trong nước tạo dung dịch keo Tan được trong cồn và aceton
Tanin phản ứng với sắt (III) clorid Tanin tạo tủa với muối kim loại nặng và gelatin
và dựa vào tính chất này để tách tanin
Tạo phức với: protein, tinh bột, cellulose, muối khoáng
1.4.2 Tính chất của tanin thủy phân được
Bị thủy phân trong môi trường kiềm nhẹ, acid nhẹ, nước nóng hay enzym (tanase) tạo thành carbohydrat và acid phenolic
1.4.3 Tính chất của tanin ngưng tụ
Khó tan trong nước hơn tanin thủy phân được
Dưới tác dụng của acid hoặc enzym dễ tạo thành chất đỏ tanin hay phlobaphen Phlobaphen rất ít tan trong nước là sản phẩn của sự trùng hiệp hóa kèm theo oxy hóa Phlobaphen là đặc trưng của 1 số dược liệu như canh ki na, vỏ quế…
Trang 3 Khi cất khô, thì cho pyrocatechin là chủ yếu; cho tủa màu xanh đậm với muối sắt III,
và tủa bông với nước brom
Các sắc tố anthocyanidin có màu thay đổi từ hồng, đỏ tươi, đỏ, màu hoa cà, tím, màu xanh da trời trong hoa, lá, quả, nước quả và rượu vang Chúng cũng tạo nên vị se của quả và rượu vang
Không bị thủy phân trong điều kiện acid nhẹ, kiềm nhẹ, enzym hay nước nóng
Có thể tan hay không tan trong dung môi hữu cơ- nước tùy thuộc cấu trúc hóa học và bậc polymer hóa
1.5 Phương pháp phân tích tanin
1.5.1 Định tính
Với muối sắt, galotanin và elagitanin cho màu đen và tạo tủa
Tanin ngưng tụ cho màu hồng với kali iodua
Elagitanin cho màu hồng rồi chuyển sang màu tía và sau là xanh da trời với hỗn hợp thuốc thử acid nitric và acid acetic
Tanin ngưng tụ màu đỏ với vanilin và HCl
1.5.2 Định lượng
Có thể thực hiện theo một trong 3 phương pháp sau:
Phương pháp so màu với thuốc thử Folin
Phương pháp trọng lượng: Đo trọng lượng với Ytebi (Yb)
Phương pháp bột da
Phương pháp oxy hóa
Phương pháp tạo tủa với đồng acetat, protein hoặc PVP
Phương pháp khuếch tán ánh sáng của gốc tự do
1.6 Tác dụng và công dụng
1.6.1 Tác dụng sinh học
Khả năng tạo tủa với protein đóng góp vào tác dụng chữa tiêu chảy, cũng như tác dụng chống chảy máu của các thuốc có hàm lượng tanin cao
Tanin có thể kết tủa với kim loại nặng và alcaloid nên dùng để chữa ngộ độc kim loại nặng và alcaloid
Tác dụng ức chế sinh ung thư của tanin chủ yếu do khả năng kết hợp của tanin với các chất gây ung thư
Tanin ở nồng độ cao ức chế hoạt động của các enzym, nhưng ở nồng độ thấp lại kích thích hoạt tính enzym
Tanin tham gia vào quá trình trao đổi chất và các quá trình oxy hóa khử của cây Tanin có tác dụng kháng khuẩn nên có tác dụng bảo vệ cây
Trang 4 Các hợp chất tanin có tác dụng giảm đau tại chỗ do làm giảm tác dụng ở đầu dây thần kinh trung ương (ức chế và diệt vi khuẩn); cầm máu do tác dụng làm se hệ mao mạch;
có tác dụng chữa trĩ, viêm miệng và họng
Tanin được uống để trị đi ngoài nhưng phải loại trừ ngay khỏi đường tiêu hóa bằng cách dùng thuốc nhuận tràng
Một số tác dụng của các dược liệu chứa tanin:
- Quả hồng (Nhật Bản): Nước ép điều trị cao huyết áp và ngăn ngừa chứng đột quỵ Quả hồng chín có tác dụng làm săn se Uống dịch chiết tanin thô quả hồng làm ức chế đáng kể các cơn đột quỵ bất ngờ
- Tanin chiết xuất từ vỏ cây tống quán sủi đỏ ức chế 1,2-dimethylhydrazin gây khối u ở ruột kết
- Tanin chiết xuất từ vỏ cây Terminalia arjuna có tác dụng ức chế virus HSV-2
in vitro
- Tanin có trong thành phần cây chó đẻ răng cưa (Geraniin) được dùng để điều trị viêm gan virus do ức chế tín hiệu điều khiển proteinkinase, hay ức chế tương tác giữa HBVenhacer I và các yếu tố dịch mã tế bào
- Thành phần polyphenol có tác dụng chống oxy hóa chính trong cây chè xanh
có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào khác nhau có liên quan đến quá trình sinh ung thư
Đối với động vật nhai lại, tanin có một số tác dụng nhất định như ức chế hấp thu thức
ăn của động vật Tác dụng này thay đổi phụ thuộc vào hàm lượng và loại tanin hấp thu, khả năng của động vật và cơ chế thải độc
1.6.2 Hoạt tính sinh học của tanin và sản phẩm phân hủy của tanin
Tanin thủy phân được có hoạt tính sinh học thấp theo đường uống do có khả năng tạo phức với protein nên có độ tan thấp trong chất béo
Tanin thủy phân được tồn tại trong ruột ở độ pH trung tính và kiềm hơn là pH acid Mức độ thủy phân phụ thuộc hoàn toàn vào hệ vi sinh vật trong ruột Acid gallic và epigallic có tác dụng độc với gan Do vậy, dùng tanin với liều cao trong thời gian dài
có thể gây tổn thương cho gan
1.6.3 Tương tác sinh dược học của tanin
Một số tác giả đã chứng minh, tác dụng chống oxy hóa của chè xanh và chè đen bị mất hoàn toàn khi thêm sữa vào chè
Trang 5 Tuyệt đối tránh đồ uống có hàm lượng tanin cao trong khi dùng các thuốc chữa bệnh
là alcaloid
Không nên kê đơn thuốc có hàm lượng tanin cao cùng với vị thuốc có alcaloid cao, đặc biệt là ở dạng cao lỏng hỗn hợp
2 Một số dược liệu chứa hàm lượng tanin cao
2.1 Cau (Areca catechu): 220- 500000 ppm Hạt cau non tỷ lệ tanin 70% nhưng khi chín
còn 15- 20%
2.2 Long nha thảo (Agnmonia eupatona): 50000- 80000 ppm
2.3 Chè (Camelia sinensis): 20% tanin có tác dụng làm săn da, sát khuẩn mạnh
Tanin trong chè là hỗn hợp của các catechin và dẫn xuất có tác dụng như vitamin P
Lá chè: 90000-130000 ppm
2.4 Sồi (Quercus infectoria): 400000- 700000 ppm.
2.5 Sồi trắng (Quercus alba): 78500- 200000 ppm.
2.6 Ngũ bội tử: Ngũ bội tử Âu: 50- 70% tanin
2.7 Ổi (Psidium guyava): Búp và lá non chứa 8- 9% tanin.
2.8 Măng cụt (Garcinia mangostana): Vỏ quả chứa 8% tanin
2.9 Một số cây khác chứa tanin: Chiêu liêu (Terminalia nigrovenunosa), Cây bàng
(Terminalia catappa), Cây sim (Rhodomyrtus tomentosa)…