1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NHỮNG dược LIỆU có THỂ sử DỤNG làm NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHIẾT XUẤT các CHẤT TINH KHIẾT làm THUỐC ở VIỆT NAM

17 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Tên đề tài: NHỮNG DƯỢC LIỆU CÓ THỂ SỬ DỤNG LÀM NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHIẾT XUẤT CÁC CHẤT TINH KHIẾT LÀM THUỐC Ở VIỆT NAM Người thực hiện: Nguyễn Thanh Nga 12/2015... - Mục đích của việc ch

Trang 1

Tên đề tài:

NHỮNG DƯỢC LIỆU CÓ THỂ SỬ DỤNG LÀM NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHIẾT XUẤT CÁC CHẤT TINH KHIẾT LÀM THUỐC Ở VIỆT NAM

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Nga

12/2015

Trang 2

I – ĐẶT VẤN ĐỀ

- Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, thảm thực vật hết sức đa dạng và phong phú với khoảng 10.350 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo

- Theo tài liệu của Viện Dược liệu, tính đến năm 2004, chúng ta đã tiến hành điều tra

và thống kê được 3 948 loài cây, 52 loài tảo biển, 75 loại khoáng vật và 408 loài động vật làm thuốc

- Có một thực tế là trong khi sở hữu nguồn dược liệu vô cùng phong phú như vậy, nhưng ngành Dược Việt Nam lại phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu

Để phát triển mạnh công nghiệp Dược, nâng cao năng lực sản xuất các loại biệt dược, không có cách nào khác là phải đầu tư cho công nghệ chiết xuất tinh khiết các hoạt chất trong dược liệu

- Mục đích của việc chiết xuất các chất tinh khiết trong dược liệu để làm gì?

+ Chiết xuất dược liệu để tách hoạt chất tinh khiết, có tác dụng tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình bán tổng hợp một số thuốc mới nhằm làm tăng ưu điểm cho thuốc: tăng tác dụng điều trị của thuốc, hoặc giảm bớt các tác dụng không mong muốn của thuốc, hoặc để tạo ra những tác dụng mới

+ Thực tế có những thuốc chỉ được sản xuất bằng phương pháp chiết xuất dược liệu khi công nghiệp Hóa dược chưa tổng hợp được, hoặc có thể tổng hợp được nhưng giá thành lại quá cao, hoặc tác dụng điều trị của thuốc tổng hợp chưa thể thay thế được thuốc có nguồn gốc dược liệu VD: Morphin, Quinin, Berberin…

So với thuốc đi từ dược liệu, tác dụng chữa bệnh, hiệu quả điều trị, độc tính của thuốc chiết xuất hoạt chất từ dược liệu có thể thay đổi

+ Tỷ lệ hoạt chất có tác dụng điều trị mong muốn trong dược liệu rất thấp Để đạt được hiệu quả điều trị cần phải dùng dược liệu với số lượng lớn Do đó việc chiết xuất tinh khiết các hoạt chất trong dược liệu sẽ làm giảm số lượng dùng mà vẫn đảm bảo liều điều trị

- Để phát triển được công nghiệp chiết xuất tinh khiết các hoạt chất trong dược liệu, nguồn nguyên liệu sử dụng là một yếu tố vô cùng quan trọng Vì vậy tôi chọn đề tài này cho tiểu luận của mình Trong tiểu luận này, tôi xin được trình bày về một số dược

Trang 3

liệu có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu chiết xuất các chất tinh khiết làm thuốc ở Việt Nam

Trang 4

II – NỘI DUNG

1 Thanh hao hoa vàng

- Tên khoa học: Artemisia annua L., họ Cúc (Asteraceae)

- Tên khác: Thanh cao hoa vàng, thanh hao, ngải đắng

- Đặc điểm thực vật: Cây thuộc thảo, gốc hóa gỗ, sống lâu năm Toàn thân có mùi

thơm nhẹ Lá mọc cách, phiến lá xẻ lông chim 2 lần, thành những dải hẹp, có lông mềm bao phủ Cụm hoa hợp thành 1 chùy kép Mỗi cành nhỏ có 3 – 7 cụm hoa, mỗi cụm hoa có 25 – 35 hoa, trong đó có 20 – 25 hoa lưỡng tính ở giữa Hoa cái có 5 – 8 hoa xung quanh Kích thước hoa rất nhỏ, vỏ có rãnh dọc có các tuyến tinh dầu

Trong 15 loài thuộc chi Artemisia ở Việt Nam, có 4 loài rất giống nhau về ngoại hình là Artemisia apiaceae, Artemisia capillaris, Artemisia campetris và Artemisia

annua; trong đó chỉ có Artemisia annua có Artemisinin.

- Phân bố: Cây được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc từ Cao Bằng đến Nghệ An, đặc biệt

ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam

- Bộ phận dùng: Lá Lá Thanh hao thu hoạch vào thời kỳ bắt đầu có nụ là lúc hàm

lượng Artemisinin cao nhất (1,6% trong lá khô), trong khi nếu thu lá trên cây còn xanh hàm lượng Artemisinin chỉ có 0,6%, cây đã nở hoa hàm lượng Artemisinin còn 1%

Trang 5

- Thành phần hóa học: Chứa Artemisinin và tinh dầu (0,3%), gồm chủ yếu là

Artemisia kenon, pinen, cineol, L – camphor

- Công dụng: Dược liệu được dùng chữa sốt nóng khát nước, phiền nhiệt ra mồ hôi,

tối nóng sáng mát, thận chưng lao nhiệt, sốt rét cơn, bệnh vàng da và bệnh ngoài da Dùng để chiết suất Artemisinin, sản xuất thuốc Artemisinin chống sốt rét

- Phương pháp chiết xuất Artemisinin ở Việt Nam:

Trang 6

- Một số chế phẩm:

+ Artemisinin: Viên: cho uống 2,5 - 3,2g

Tiêm bắp dịch dầu: 0,5 - 0,8g

Xăng công nghiệp

Trang 7

Tiêm bắp dịch nước: 0,8 - 1,2g.

+ Artemether: tiêm bắp dịch dầu 0,24 - 0,64g

+ Artesunat: tiêm bắp dịch nước 0,4g

2 Cây Hoa hòe

- Tên khoa học: Styphnolobium japonicum (L.) Schott = Sophora japonica L., họ Đậu

(Fabaceae)

- Đặc điểm thực vật: Cây gỗ, to, cao có thể đến 15m, thân thẳng có chỏm lá tròn, cành

cong queo Lá kép lông chim lẻ, có 9 – 13 lá chét hình trứng, đỉnh nhọn, nguyên, dài 3

cm rộng 1,5 – 3,5 cm Cụm hoa hình chùy ở đầu cành Tràng hoa hình bướm màu trắng nhỏ lại ở giữa các hạt

- Phân bố: Phân bố ở các tỉnh phía Bắc, trong đó có nhiều ở làng quê Thái Bình Ưu

điểm dễ trồng, hiếm khi nhiễm sâu bệnh và mất mùa

- Bộ phận dùng:

+ Nụ hoa chưa nở phơi hay sấy khô (Hoè hoa - Flos Styphnolobii japonici = Flos Sophorae japonicae = Flos Sophorae Immaturus)

+ Quả hoè (Hoè giác - Fructus Styphnolobii japonici)

Trang 8

- Thành phần hóa học:

+ Flavonoid, chủ yếu là Rutin

+ Ngoài Rutin, trong hoa Hòe còn có Betulin là dẫn chất Triterpenoid nhóm Lupan, sophoradiol là dẫn chất của nhóm Olean

+ Lá chứa 6,6% Flavonoid toàn phần, trong đó 4,7% Rutin

+ Vỏ quả chứa 10,5% Flavonoid toàn phần trong đó có 4,3% Rutin, sophoricosid, sophorabiosid và một số Flavonoid khác

- Công dụng:

+ Nụ hoa hoè sao đen chữa xuất huyết, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết Nụ hoa sống chữa cao huyết áp, đau mắt Ngày 8-16g dạng thuốc hãm hoặc sắc Chiết xuất rutin, bào chế theo y học hiện đại

+ Quả hoè có công dụng gần như hoa nhưng có thể gây sẩy thai.

+ Rutin có tác dụng làm bền thành mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, hạ thấp trương lực cơ nhẵn và chống co thắt Rutin có tác dụng chủ yếu phòng những biến cố của sơ vữa động mạch, điều trị các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, các trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, tử cung xuất huyết, phân có máu

- Phương pháp chiết xuất Rutin từ hoa Hòe: Có nhiều phương pháp :

+ Chiết bằng dung dịch kiềm: Hoa hòe giã dập Rửa bằng HCl 0,5% rồi rửa bằng

nước cho hết acid Chiết bằng dung dịch Na2CO3 1% hoặc Natri borat 1 – 3% Rutin sẽ tan nhiều do có chức phenol trong phân tử Rút dịch chiết ra và tiếp tục chiết cho đến khi hết Rutin (3 – 4 lần) Gộp các dịch chiết lại, dùng HCl điều chỉnh đến pH = 2 ta có Rutin kết tủa Lọc Tinh chế: Rửa tủa bằng nước đến pH = 4 – 5 Hòa tan, kết tinh lại trong cồn

+ Chiết bằng nước: Nước sôi: 1 lít hòa tan 5 g Rutin Nước ở 20oC: 1 lít hòa tan 0,13g Rutin Vì vậy có thể chiết Rutin từ hoa Hòe bằng nước nóng, sau đó để nguội, Rutin sẽ tủa Nhưng phương pháp này hiệu suất rất thấp

+ Chiết bằng cồn: Dùng cồn 90o để chiết Đun sôi cồn với hoa Hòe trong 2 giờ Rút dịch chiết, cất thu hồi cồn Ta sẽ thu được Rutin tủa, làm như vậy vài lần đến hết Rutin Kết tinh lại trong cồn, tẩy màu bằng than hoạt ta có Rutin tinh khiết Phương pháp chiết bằng cồn cho hiệu suất cao, tỷ lệ Rutin có thể lên đến 20 – 30%

Trang 9

- Một số chế phẩm: Các biệt dược như Vincarutine, Lifaton P, Rutinion, Rutascorbin,

Rutin C đang được lưu hành trên thị trường

3 Cây Dừa cạn

- Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G Don = Vinca rosea L; họ Trúc đào

(Apocynaceae)

- Tên khác: Trường xuân hoa, Hải đằng, Bông dừa

- Đặc điểm thực vật: Cây thảo, cao 0,4 – 0,8 m, phân thành nhiều cành Lá mọc đối,

hình thuôn dài, dài 3 – 8 cm, rộng 1 – 2,5 cm Hoa mọc đơn độc ở nách lá phía trên, màu hồng hay trắng; đài 5, hợp thành ống ngắn; tràng 5, dạng chén; nhị 5, thụt vào trong ống tràng; nhụy gồm 2 lá noãn hợp với nhau ở vòi Quả gồm 2 đại, mỗi cái chứa

Trang 10

- Phân bố:

+ Mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, châu Phi, châu Úc, Brazin…Tại châu Âu và châu Mỹ, ở những vùng nóng cũng trồng quanh năm, nhưng ở những vùng lạnh cây được trồng theo mùa vì không chịu được lạnh

+ Ở Việt Nam, gặp nhiều nhất ở các tỉnh gần biển, nhưng khắp nơi đều trồng được Lớn nhất có trang trại trồng dừa cạn 20ha ở Ninh Thuận

- Bộ phận dùng: Rễ, hoặc lá, hoặc cả cây Rễ Dừa cạn làm nguyên liệu chiết xuất

ajmalicin

- Thành phần hóa học: Hơn 10 loại Alkaloid được tìm thấy trong Dừa cạn, chủ yếu là

Vinblastin, Vincristin, Tetrahydroalstonin, Pirinin, Vindolin, Catharanthin, Vindolinin, ajmalicin…Trong đó, ajmalicin có hiệu quả tốt trong điều trị rối loạn thần kinh tim, còn Vinblastin và Vincristin có tác dụng làm nghừng sự phân chia tế bào ở pha giữa

do có khả năng liên kết đặc hiệu với Tubulin, Protein ống vi thể ở thoi phân bào

- Công dụng:

+ Cao lỏng toàn cây Dừa cạn có tác dụng hạ huyết áp, an thần, gây ngủ Thân, rễ Dừa cạn làm thuốc thông tiểu tiện, chữa chứng nước tiểu ít và đỏ, bế kinh, có thể làm thuốc

ra mồ hôi, tiêu hoá kém, chữa lỵ cấp và mạn tính

+ Viên Vinca chứa alcaloid toàn phần của thân, lá làm thuốc chữa cao huyết áp

+ Rễ Dừa cạn làm nguyên liệu chiết xuất ajmalicin

+ Vinblastin, vincristin chiết từ lá Dừa cạn dưới dạng muối sulfat để tiêm chữa ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu, ung thư biểu mô tinh hoàn, Hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô da đầu và ung thư biểu mô thận, u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư cổ tử cung…Một đặc tính của Vinblastin là chưa phát hiện sự đề kháng chéo với các loại thuốc chống ung thư khác

- Vài nét về vấn đề chiết xuất Vinblastin và Vincristin:

+ Năm 1958, Noble và cộng sự đã chiết được một alkaloid từ lá dừa cạn là

Vincaleucoblastine (còn gọi là Vinblastin) Sau đó 4 năm, Svoboda và cộng sự cũng tìm thêm một alkaloid nữa là Vincaleucocristin (còn gọi là Vincristin) Hàm lượng các alkaloid này trong dừa cạn rất nhỏ (khoảng 1 phần vạn trong lá dừa cạn khô đối với Vinblastin còn đối với Vincristin thì ít hơn 10 lần nữa) Người ta thường dùng hai

Trang 11

alkaloid này làm thuốc chữa ung thư dưới dạng muối sulfat Quá trình điều chế hai alkaloid này từ cây dừa cạn qua khá nhiều công đoạn với giá thành cao nên thuốc khá đắt Hiện nay người ta đã tìm cách sinh tổng hợp hoặc bán tổng hợp hai loại alkaloid trên để giảm giá thành của thuốc

+ 1 hecta thu được 1 – 1,2 tấn lá khô

- Một số chế phẩm:

+ Vinblastin sulfat: Là thuốc dùng trong liệu pháp phối hợp, được lựa chọn hàng đầu

để điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn và được lựa chọn hàng thứ hai trong liệu pháp trị bệnh Hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô da đầu và ung thư biểu mô thận Lựa chọn hàng thứ ba để điều trị u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư cổ tử cung

và ung thư dạng nấm da Nó cũng được dùng chữa bệnh sarcom lympho, sarcom chảy máu Kaposi và sarcom tế bào lưới

+ Vincristin sulfat: Là một trong những thuốc chống ung thư được dùng rộng rãi

nhất, đặc biệt có ích đối với các bệnh ung thư máu, thường được dùng để làm thuyên giảm bệnh bạch cầu lympho cấp Nó được dùng trong liệu pháp phối hợp thuốc, là lựa chọn hàng đầu để điều trị bệnh Hodgkin, u bạch huyết không - Hodgkin, ung thư biểu

mô phổi, u Wilm, bạch cầu tủy bào mạn (đợt cấp tính), sarcom Ewing và sarcom cơ vân Phối hợp thuốc chứa Vincristin là lựa chọn hàng thứ hai cho ung thư biểu mô vú, ung thư cổ tử cung, u nguyên bào thần kinh và bệnh bạch cầu lympho mạn tính Một

số chuyên gia ưa dùng Vincristin chỉ để làm thuyên giảm và không dùng trong điều trị duy trì vì việc sử dụng kéo dài sẽ gây độc hại thần kinh Sự kháng Vincristin có thể phát triển trong quá trình điều trị Vincristin gây giảm bạch cầu nên phải đếm số lượng bạch cầu trước mỗi liều

+ Chế phẩm phối hợp Vindesin, Navelbin: là những sản phẩm phối hợp những tính

năng của cả Vinblastin và Vincristin có nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực điều trị u thần kinh đệm mạn tính, u hắc sắc tố, u lympho bào, ung thư biểu mô trực tràng, đại tràng,

vú, thực quản

4 Cây Xoài

- Tên khoa học: Mangifera indica L., họ Đào lộn hột (Anacardiaceae)

- Đặc điểm thực vật: Cây to cao 15-20m Lá nguyên, mọc so le, đơn, thuôn dài, nhẵn,

Trang 12

Quả hạch khá to, hạch dẹt, hình thận, cứng, trên có những thớ sợi khi nẩy mầm thì hơi

mở ra Hạt có lớp vỏ mỏng, màu nâu, không phôi nhũ, lá mầm không đều

- Phân bố: Nguồn gốc ở các nước nhiệt đới châu Á, hiện đã được trồng phổ biến ở

khắp những nước nhiệt đới khác Tại miền Nam, xoài được trồng rất nhiều Tại miền Bắc, xoài cũng có trồng tại một số tỉnh, tuy nhiên cho quả nhỏ và chua hơn

- Bộ phận dùng: Ngoài quả ra, người ta còn dùng vỏ thân, nhựa thân, hạt và lá làm

thuốc

-Thành phần hóa học:

+ Trong quả Xoài tỷ lệ thịt quả chiếm 60 - 70%, thịt Xoài chứa rất nhiều chất bột (quả Xoài xanh chứa nhiều hơn Xoài chín), đường 16 - 20%, gôm, acid hữu cơ chủ yếu là acid citric, caroten 121 đến 363,8 mg trong 1000 g, Vitamin C, Vitamin B

+ Hạt Xoài có vị đắng và chát, chứa rất nhiều Acid Garlic tự do

+ Vỏ thân chứa Mangiferin (hợp chất Flavonoid) tới 3%, Tanin

+ Lá Xoài chứa khoảng 1,6% Mangiferin

+ Nhựa Xoài là một loại gôm nhựa với 16% Gôm và 81% nhựa Nhựa tan trong đa số dung môi hữu cơ và tinh dầu thông Gôm gồm 22% Pentoza, 38% Hexose, 24,1%

Trang 13

anhydrit uronic, 2,8% Metoxyl, D – Galactoza, L – Arabinoza, L – Ramnoza, Acid Glucuronic

- Công dụng:

+ Quả Xoài là một thứ quả ngon, có giá trị lớn

+ Vỏ quả Xoài chín cũng như quả Xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khái huyết, chảy máu ruột dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120 ml nước rồi cứ cách một đến hai giờ cho uống một thìa cà phê

+ Nhân Xoài sấy khô tán bột được nhân dân Malaixia, Ấn Độ và Braxin dùng làm thuốc giun với liều 1,5 đến 2g Tại Malaixia nhân dân còn dùng chữa chảy máu tử cung, trĩ Tại Philipin người ta còn dùng chữa ỉa chảy

+ Vỏ thân Xoài dùng tươi hay khô Tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả,

vỏ khô dùng dưới dạng thuốc sắc Nhân dân Campuchia dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hoặc rửa khí hư bạch đới của phụ nữ Tại miền Bắc, vỏ Xoài dược dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng (ngậm và nhổ đi)

+ Nhựa vỏ cây Xoài chảy ra có màu đen không mùi, vị đắng hắc, ra không khí đặc lại, hòa vào nước chanh dùng bôi ghẻ

+ Lá Xoài dùng chiết Mangiferin

- Vài nét về vấn đề chiết Mangiferin từ lá Xoài: Quy mô sản xuất Mangiferin nếu tính

theo sản lượng thì hiện đạt mức từ 20 – 30 tấn/năm

- Một số chế phẩm:

+ Viên nén 0,1g - dùng để uống như một thuốc kháng virus dạng hấp thụ

+ Mỡ 5% - dùng bôi da ở người lớn

+ Mỡ 2% - dùng bôi da cho trẻ em và bôi lên màng nhầy niêm mạc ở cả ngừơi lớn lẫn trẻ em

+ Viên nang: dùng uống kết hợp với dạng điều trị ngoài da

5 Cây Vàng đắng

- Tên khoa học: Coscinium fenestratum (Gaertn) Colebr (=C usitatum Pierre), Họ

Tiết dê (Menispermaceae)

- Đặc điểm thực vật: Cây Vàng đắng là một loại dây leo to, có phân nhánh, mọc bò

trên mặt đấy hoặc leo lên những cây gỗ cao Thân hình trụ, đường kính 5 – 10 cm

Trang 14

thân có hình bánh xe với những tia tủy như nan hoa bánh xe, màu vàng, giữa có vòng lõi tủy xốp Lá mọc so le, mặt trên xanh, mặt dưới màu trắng nhạt, dài 15 – 30 cm, rộng 10 – 20 cm, có 5 gân (3 gân nổi rõ) Mặt dưới có phủ lông tơ.Hoa màu trắng, phớt tím, mọc thành xim ở kẽ lá Cuống hoa rất ngắn Rễ hình trụ, đầu thuôn hình nón, mặt ngoài màu trắng nhạt, mặt trong màu vàng, cắt ngang có hình bánh xe với những tia tủy hình nan hoa Vị đắng

- Phân bố: Cây mọc hoang phổ biến ở vùng núi miền Đông Nam Bộ, nam Trung Bộ,

Tây Nguyên Còn thấy mọc nhiều ở trung và hạ Lào, Campuchia Trữ lượng khá nhiều

- Bộ phận dùng: Thân và rễ cây.

- Thành phần hóa học:

+ Trong Vàng đắng có nhiều Alcaloid dẫn xuất của izoquinolein, chủ yếu là Berberin

Tỷ lệ Berberin chiếm từ 1,5% đến 2 – 3%

+ Ngoài ra còn có ít Palmatin, jatrorizin

Ngày đăng: 16/06/2016, 10:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Tất Lợi (1991) - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Nhà xuất bản Y học Hà Nội Khác
2. Bộ môn Dược liệu (2011) – Bài giảng Dược liệu – Tập 1 – Trường Đại học Dược Hà Nội Khác
3. Bộ môn Dược liệu (1998) – Bài giảng Dược liệu – Tập 2 – Trường Đại học Dược Hà Nội Khác
4. Viện Dược liệu (2004) – Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập 1 – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Khác
5. Viện Dược liệu (2004) – Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập 2 – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w