*HĐ 2: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 3 Cô cho trẻ xem đĩa hình về các loài hoa.. So sánh chiều dài của các băng giấy .- cô cho trẻ nhận xét về chiều dài giữa các băng giấy - băng g
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN
PP CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TOÁN
Trang 2Câu 1: Lập kế hoạch giáo dục dạy trẻ 3 - 4 tuổi nhận biết, tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 4 theo chủ điểm "Tết và mùa xuân"
SOẠN GIÁO ÁN Chủ điểm: “ Tết và Mùa xuân”
- Trẻ biết tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 4
- Gọi đúng tên các loài hoa, quả mùa xuân
- Yêu quý các loài hoa, quả
2 Chuẩn bị
a Đồ dùng.
- Cho cô: Đĩa hình về các loài hoa, quả
- Cho trẻ: Lô tô về các loài hoa
b Nội dung:
- Nội dung tích hợp: Hát: “Hoa trường em”
3 Tiến hành
*HĐ 1: Trò chuyện với trẻ về các loài hoa , quả mùa xuân.
*HĐ 2: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 3 Cô cho trẻ xem đĩa
hình về các loài hoa
Đây là hoa gì? Có đặc điểm gì?
- Cho trẻ đi tham quan vườn hoa cô đã chuẩn bị
Hỏi trẻ đặc điểm của các loài hoa và đếm số lượng các loài hoa trong
vườn
Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các loài hoa mùa xuân
*HĐ 3: Tạo nhóm có số lượng 4 Chia rổ lô tô cho trẻ và cùng thao
tác với trẻ trên máy: Yêu cầu trẻ nhận biết trong rổ của mình có
- Trẻ trò chuyệncùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi thamquan cùng cô
Trẻ quan sát và
Trang 3những bông hoa nào?
Hãy xếp tất cả các bông hoa thành một hàng
1 2 3 4 ( Tất cả có 4 bông hoa)
Hãy xếp tất cả các lọ hoa theo hàng ngang từ trái qua phải phía dưới
những bông hoa Mỗi lọ hoa xếp thẳng dưới một bông hoa Cô cho
trẻ đếm lại số bông hoa 1.2.3.4 ( tất cả có 4 bông hoa và cho trẻ đếm
lại số lọ hoa) Cô quan sát và sửa sai cho trẻ
Số bông hoa và số lọ hoa số nào nhiều hơn? Số nào ít hơn?
- Muốn số lọ hoa bằng số bông hoa ta phải làm thế nào?
( Thêm một lọ hoa vào phía dưới bông hoa chưa có lọ)
- Cô cho trẻ xếp và đếm lại số lượng 2 nhóm 1.2.3.4 ( tất cả có 4
bông hoa và 4 lọ hoa)
- Cô gọi một số trẻ đếm lại số lượng 2 nhóm và nói kết quả
- Các con hãy quan sát xung quanh lớp và đếm số lượng hoa, quả cô
đã chuẩn bị ( Trẻ đếm 1.2.3 Tất cả có 3 bông hoa đào, 1.2.3.4 tất cả
có 4 quả bưởi )
*HĐ 4: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Về đúng số nhà
- Tìm đúng nhà của mình có SL tương ứng trẻ cầm trên tay
- Cô chia trẻ thành 3 đội: Đội 1,2 và 3 Hai đội có nhiệm vụ bật qua
các ô đưa các con vật về đúng nhóm của mình
Đội 1: yêu cầu trẻ về đúng ngôi nhà có số lượng 2 tương ứng với 2
bông hoa trẻ cầm trên tay
Đội 2: yêu cầu trẻ về đúng ngôi nhà có số lượng 3 tương ứng với 3
quả cam trẻ cầm trên tay
Đội 3: yêu cầu trẻ về đúng ngôi nhà có số lượng 4 tương ứng với 4
cây xanh trẻ cầm trên tay
Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi
- Cuối cùng cho trẻ về góc tạo hình vẽ tranh mùa xuân
- Trẻ quan sát vàđếm số lượng hoaĐào, quả bưởi…-Trẻ chơi
- Trẻ chơi vẽtranh
Trang 4Câu 2: Lập kế hoạch giáo dục dạy trẻ 4 - 5 tuổi đo nhiều đối tượng bằng một đơn vị đo theo chủ điểm tự chọn
Hoat động: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề: Đo các đối tượng khác nhau bằng một thước đo
Đối tượng: trẻ 4-5 tuổi
- Rèn luyện cho trẻ ký năng đo các đối tượng khác nhau bằng một thước đo
- Phát triển kỹ năng so sánh quan sát và diễn đạt kết quả sau khi thực hiện quá trinh đo
3 Thái độ
- Trẻ tham gia giờ học tích cực hứng thú
- Trẻ biết phối hợp các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
II Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô:
+ Một rổ đựng băng giấy màu xanh, nâu, vàng có độ dài khác nhau
+ Một băng giấy màu đỏ làm thước đo
+ Ba sợi giây có độ dài khác nhau
Trang 5sát thú vị để thể hiện sự xuất sắc toàn diện của lớp mình nhé.
- Đầu tiên cả lớp sẽ cử ra một bạn mà chúng mình thấy khỏe nhất
để tham gia vào vòng 1” Bé khỏe mạnh”
- Bạn này sẽ phải bật xa sao cho vượt qua vạch kẻ sẵn trên sàn,
nếu vượt qua được thì lớp mình mới được đi tiếp vào vòng 2
- Cô cho trẻ lên thực hiện
- Cô hỏi bạn đã vượt qua chưa? Vượt qua vạch kẻ của cô bao
nhiêu
- để biết khoảng cách đó là bao nhiêu thì chúng mình phải làm
gì
- Ai biết đo rồi thì lên đo giúp cô và các bạn nào ( cô cho trẻ đo là
bàn chân) nêu kết quả
- Vậy là chúng mình đă vượt qua thử thách đầu tiên và bây giờ
- Thử thách của vòng 2 có tên là bé thông minh
- Cô cho trẻ lấy đồ chơi ra
+ chúng mình nhìn xem trong rổ có gì?
+ yêu cầu của vòng này là chúng mình sẽ phải sử dụng thước đo
màu đỏ để đo băng giấy để đo được chính xác chúng mình cùng
quan sát va lắng nghe cô hướng dẫn cách đo nhé
+ cô đo mẫu cho trẻ quan sát vừa đo cô vừa hỏi lại trẻ kĩ năng đo
+ cho trẻ đo lần lượt các băng giấy và đặt thẻ số tương ứng bên
cạnh băng giấy đó
+ Trong quá trình trẻ đo cô quan sát kĩ năng đo của trẻ, nếu trẻ gặp
khó khăn cô hướng dẫn lại cách đo cho trẻ
+ khi trẻ đo xong cô cho trẻ nêu kết quả của quá trình đo và kiểm
tra lại
lời của cô
- trẻ trả lời theohiểu biết củamình
Trang 62 Hoạt động 2 So sánh chiều dài của các băng giấy
- cô cho trẻ nhận xét về chiều dài giữa các băng giấy
- băng giấy nào dài hơn vì sao?
- Băng giấy nào ngắn hơn vì sao?
- băng giấy nào ngắn nhất vì sao ?
- Cô cho trẻ tự đưa ra kết luận.
- Cô kết luận chung khi đo các đối tượng khác nhau bằng một
thước đo, đối tượng nào dài hơn sẽ đo được nhiều lần hơn, đối
tượng nào ngắn hơn thì sẽ đo được ít lần hơn
- vậy là chúng mình đã vượt qua vòng 2 rồi
3.Hoạt động 3 ôn kĩ năng đo các đối tượng khác nhau bằng một
thước đo
- Bây giờ thử thách của vòng 3 mang tên bé hợp tác
- Cô chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ có một sợi dây và một
thước đo nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm là phải phối
hợp với nhau để đo chiều dài sợi dây bằng thước đo đã cho sẵn
sau đó xác định kết quả đo
- Cô chính xác hóa lại kết quả cho trẻ nhận xét kết quả vừa đo
được
- Cho trẻ nhắc lại kết quả
- Kết thúc vòng 3 xin mời đến vòng 4 bé nhanh tay
4 Luyện tập
- cô cho trẻ đo các đồ vật xung quanh lớp, bảng, sách, tủ
+ cô kết luận với trẻ tất cả các đồ vật có chiều dài và chiều rộng thì
chiều dài luôn luôn đo được nhiều lần hơn chiều rộng, chiều dài dài
hơn chiều rồng
+ cô cho trẻ đo chiều cao của các bạn trong lớp và đưa ra kết quả
5 nhận xét cô động viên khen ngợi trẻ chuyển hoạt động
- trẻ nhận xét về kếtquả đo
- trẻ nhắc lại kếtquả
Trẻ đo và xác địnhkết quả đo
- trẻ đo và tìm rachiều cao của cácbạn và so sánh
Trang 7Câu 3: Lập kế hoạch giáo dục dạy trẻ 4 - 5 tuổi đo một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo theo chủ điểm tự chọn
Hoat động: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề: Phương tiện giao thông
Đối tượng: trẻ 4-5 tuổi
- Trẻ biết các đối tượng đo khác nhau, đo nhiều đối tượng cùng một đơn vị đo.Biêt dùng các
thước đo để đo độ dài khác nhau
b.Kỹ năng.
- Rèn luyện cho trẻ biết đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau
- Biết thực hiện kỹ năng khi đo và thực hiện phép đo và nhận biết kết quả đo
- Giáo dục trẻ biết về phương tiện giao thông và cách sử dụng phươngtiện giao thông an toàn
- Trẻ biết so sánh sự khác biệt về chiều dài
- Mô hình ngôi nhà cô bé quàng khăn đỏ
- Hai băng giấy làm hai đoạn đường khác nhau
- Một số đồ chơi nhưa về phương tiện giao thông đoàn tàu, các chiếc xe ôtô
3 Hướng dẫn
Hoạt động 1.Luyện tập thao tác đo
- cô cho trẻ đo gậy tập thể dục dài bằng mấy nắm tay của trẻ
-Đầu tiên cô cho cả lớp hát bài “một đoàn tàu” Và sau khi hát
xong cô dạy cho trẻ biết đoàn tàu là phương tiện giao thông hữu
- Trẻ lăng nghe cô nói
- Trẻ hát cùng cô
Trang 8ích, và khi chúng ta ngồi trên tàu chúng ta phải giữ an toàn
không được thò đầu hay tay ra ngoài để tránh nguy hiểm
- sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi đi tìm nhà bà ngoại của cô bé
quàng khăn đỏ Cô chọn 2 nhóm trẻ ra chơi
- Cô ví dụ đằng kia là nhà bà ngoại của cô bé, giờ có 2 con
đường mà cô bé không biết đi đường nào nhanh nhất đến bà cô
bé, cô nhờ các con đo thử Và tìm ra cho cô con đường nào ngắn
hơn, cô làm 2 con đường với hai băng giấy có màu khác
nhau.Một đoạn đường màu đỏ và một đoạn đường màu xanh cô
mời các con nhóm một ra chơi trước và hãy nối gót chân với
nhau đến nhà bà ngoại Các con chú ý vừa đi vừa đo đoạn đường
dài bằng mấy lần bước chân của các con Trẻ đi nối gót chân rồi
tự đếm và tự đưa số ngón tay tương ứng lên cho cô xem, cô kết
luân và nhận xét kết quả
- Sau đó cô tiếp tục cho nhóm hai làm tương tự như nhóm một
và đi nối gót chân con đường vòng còn lại Xong cô kết luận và
nhận xét kết quả
- cô hỏi cả lớp các con thấy đoạn đường nào dài hơn và đoạn
đường nào ngắn hơn Rồi cô khen cả lớp à đúng rồi đoạn đường
màu đỏ ngắn hơn, còn đoạn đường màu xanh dài hơn đúng
không các con
Hoạt động 2 Đo một đối tượng bằng các vật đo có chiều dài
khác nhau
- Các con biết không bà của cô bé quàng khăn đỏ tặng cho các
con rất nhiều quà, bây giờ các con hãy lấy rổ ra đây
- Cô mời các con hãy chọn cho cô thước đo dài hơn màu đỏ
- Trẻ đo đoạn đường dài bằng bao nhiêu chiều dài thước đo màu
đỏ?
-Cô hưỡng dẫn kỹ năng đo cho trẻ: Tay trái các con cầm thước
đo, tay phải cầm bút , đo chiều dài đoạn đường từ trái sang phải
Đặt thước đo để chiều dài sát mép và trùng với mép đoạn
- Trẻ chơi theo sựhưỡng dẫn của côgiáo
- Trẻ thích thú chơi
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ quan sát vàphán đoán
- Trẻ quan sát và trảlời cô
- Trẻ lắng nghe vàlàm theo chỉ dẫn của
Trang 9đường sau đó vạch một vạch bút sát với đàu phải của thước đo ,
nhấc thước đo lên rồi lặp lại cách đo cho đến hết
- Các con cùng cô đo lại con đường bằng bao nhiêu thước đo
nhé?( cô nhắc lại thao tác đo)
+ so sánh đoạn đường dài bằng mấy lần chiều dài thước đo màu
xanh(đoạn đường dài bằng 4 lần chiều dài thước đo màu xanh)
+ Trẻ dùng thước màu vàng (ngắn hơn)đo chiều dài một lần nữa
+ Đếm xem trên đoạn đường có bao nhiêu đoạn? (1.2.3.4 tất cả
là 4 đoạn chọn thẻ số tương ứng đặt cạnh thước màu vàng)
+ Đoạn đường dài bằng mấy lần chiều dài thước đo màu vàng?
( đoạn đường dài bằng 4 lần chiều dài thước đo màu vàng
_Nhắc lại Đoạn đường dài bằng mấy lần chiều dài thước đo
màu xanh? ( 4 lần chiều dài thươc đo màu xanh)
+ cô hỏi tại sao không bằng nhau? ( vì 2 thước đo không dài
bằng nhau)
- Cô cho trẻ đo chiều rộng của một cái hộp quà khác bằng 2
thước đo rồi nói kết quả
Hoạt động 3: Luyện tập
-Cô cho trẻ chơi trò chơi dán tạo thành các con đường đi đến
nhà bà ngoại của cô bé
-Con đường dùng để đi lại, có các phương tiện gi để đi lại
- cô ôn lại Lần lượt các trẻ lên đo đoạn đường dài bằng mấy
bước chân, trẻ trả lời và về chô lấy xe ô tô kéo xe đi trên con
đường mình vừa làm được
-Cô hướng dẫn trẻ các phương tiên xe đi đúng bên phải và chấp
Câu 4: Lập kế hoạch giáo dục dạy trẻ 3 - 4 tuổi xác định phía phải phía trái của bản thân theo chủ điểm tự chọn
Trang 10Giáo án Làm quen với Toán
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Phân biệt phía phải – phía trái của bản thân
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ
Người dạy:
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được tay phải – tay trái của bản thân trẻ
- Trẻ xác định được phía phải – phía trái cuả bản thân
- Trẻ nhận biết được các đồ vật xung quanh ở phía nào của mình
2 Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng nhận biết tay phải tay trái của bản thân trẻ
- Có kỹ năng phân biệt phía phải- phía trái bản thân trẻ
3 Thái độ:
- Trẻ có ý thức trong giờ học
- Biết sử dụng đồ dùng, lấy – cất đúng nơi quy định
- Biết yêu quý bản thân mình và những người xung quanh
II Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một đồ chơi cầm tay
- Các đồ dùng để xung quanh lớp
- 1 chiếc khăn tay
- Một số đồ chơi đặt xung quanh lớp
- Đài, đĩa nhạc ghi một số bài hát ở chủ điểm bản thân: “Bàn tay xíu xíu”
III Tiến hành hoạt động:
Các bước tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1 Ổn định tổ chức
2 Nội dung chính
Phần 1:
Ôn tập phần xác định
- Hát bài hát: “Bàn tay xíu xíu”
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bàihát, về chủ đề
- Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh
Hát cùng cô và đithành vòng tròn
Trang 11tay phải – tay trái của
bản thân trẻ
Phần 2:
Dạy trẻ xác định và
phân biệt phía phải –
phía trái của bản thân
Tay trái sẽ làm gì đây?
+ Sau mỗi lần trẻ giơ tay cô kiểm traxem trẻ giơ đúng chưa?
- Trò chơi 2: Làm theo hiệu lệnh:
+ Cô nói: “Tay phải” Trẻ nói: “Taycầm thìa, cầm bút, cầm bàn chải đánhrăng”…
+ Cô nói: “Tay trái” Trẻ nói: “Cầm bát,giữ vở, cầm cốc….và ngược lại
+ Cô nói: “Tay cầm bát” Trẻ nói: “Taytrái”…
*Cho trẻ xác định các bộ phận (tay,chân, mắt) trên cơ thể cùng phía với tayphải – tay trái của trẻ bằng cách chơi tròchơi:
- Cô và các con cùng làm các chú Thỏ
( Cô và trẻ để tay cạnh tay giả làm taiThỏ), sau đó vừa nói vừa làm các độngtác sau:
Trang 12+ Nghiêng người sang phải – sang trái
+ Quay đầu sang phải – sang trái
Cho trẻ đi lấy đồ chơi và về đội hình 3
hàng ngang
- Các con hãy cầm đồ chơi bằng tay phải
giơ lên
- Các con đặt đồ chơi xuống cạnh mình
+ Đồ chơi ở phía tay nào của con ?
+ Đồ chơi ở phía nào cuả con ?
- Các con cầm đồ chơi bằng tay trái giơ
lên
(Làm tương tự như phía tay phải)
* Cho trẻ quan sát vùng không gian về
bên tay phải, tay trái trẻ xem có ai hoặc
- Các con hãy quay đầu sang phải (sang
trái) xem có những đồ vật gi ở bên phải (
bên trái) cuả trẻ
- Cô chính xác hóa kết quả của trẻ và kết
luận :
+ Phía phải là phía bên tay phải
+ Phía trái là phía bên tay trái
* Trò chơi 1 : Tai ai tinh
- Cô cho trẻ lên đội mũ chóp kín, 1 bạn
lên gõ xắc xô Bạn đội mũ chóp kín sẽ
đoán xem bạn kia gõ xắc xô theo hướng
- Trẻ lấy đồ dùng vàngồi theo hàngngang
- Trẻ thực hiện theoyêu cầu của cô
- Trẻ làm và tự kiểmtra
- Trẻ làm theo cô đặtxuống bên phải
Trang 13Phần 3:
Luyện tập
3 Kết thúc
nào của mình
* Trò chơi 2 : Chèo thuyền
+ Cô cho trẻ ngồi xuống 2 tay đặt lên vaibạn, 2 chân mở rộng Khi có hiệu lệnh « chèo thuyền » trẻ sẽ làm người chèothuyền Cô nói : « Sóng xô, sóng xô »
Trẻ hỏi : « Xô về phía nào ? »
Cô nói phía nào trẻ xoay người về phíađó
- Cho trẻ đọc đồng dao : « Vuốt ve »
Câu 5: Lập kế hoạch giáo dục dạy trẻ 3 - 4 tuổi nhận biết, tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 5 theo chủ điểm "Thực vật".
Giáo án Làm quen với Toán
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đề tài: Nhận biết, tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 5
Lứa tuổi: Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)
Thời gian: 20-25 phút
Giáo viên:
Ngày dạy:
I.Mục đích, yêu cầu
1.Mục đích: dạy trẻ đếm đến 5, nhận biết chữ số 5, nhận biết nhóm có số lượng là 5, trẻ biếttạo nhóm vật có số lượng 5
2.Yêu cầu
Trang 14-Kiến thức:
+ trẻ biết đếm đến 5, nhận biết nhóm có 5 đối tượng, nhận biết số 5
+ trẻ biết tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 5
-Mô hình vườn hoa
-Cô và trẻ mỗi người có 5 lô tô bông hoa, 5 lô tô con bướm
-Cô và trẻ hát bài hát “Màu hoa”
-Các con vừa hát bài gì?
-Trong vườn hoa các con thấy có những loại hoa gì?
Hoạt động 2: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 4
-Cô có một vườn hoa, cô mời các con cùng tham quan Khi tham quan
các con chú ý quan sát xem các loại hoa trong vườn cô trồng có số
lượng như thế nào?
-Các con có nhận xét gì về vườn hoa này?
-Cô mời một bạn lên chỉ cho cô xem loại hoa nào có số lượng 1,2,3,4
bông nào?
-Tại sao các con biết loại hoa này có số lượng như thế?
-Bây giờ các con chú ý nghe xem cô gõ mấy tiếng xắc xô nhé (cô gõ
từ 1-4 tiếng để cho trẻ đếm nhẩm trong miệng và trả lời cho đúng)
Hoạt động 3: Nhận biết, tạo nhóm có số lượng trong phạm vi 5
-Lấy rổ đồ chơi xem có gì?
-Trẻ hát cùng cô-Trẻ trả lời-Trẻ trả lời-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời-Trẻ lên chỉ
-Trẻ trả lời-Trẻ nghe và đếm
-bướm và hoa
Trang 15-Lấy tất cả bướm ra xếp thành hàng ngang
B B B B B
-Lấy 4 bông hoa ra xếp dưới mỗi bướm 1 hoa
B B B B B
H H H H
-Đếm xem có bao nhiêu bông hoa?
-Số hoa và số bướm như thế nào với nhau?
-Số lượng nhóm nào nhiều hơn?
-Số lượng nhóm nào ít hơn?
-Nhóm bướm nhiều hơn nhóm hoa là mấy?
-Nhóm hoa ít hơn nhóm bướm là mấy?
-Làm thế nào để số hoa nhiều bằng số bướm?
(Lấy 1 hoa đặt dưới bướm còn thiếu hoa)
-Đếm xem có bao nhiêu bông hoa (cô và trẻ đếm 2-3 lần)
-4 hoa thêm 1 hoa là mấy?
-Vậy 4 thêm 1 là mấy?
-Cô kết luận 4 hoa thêm 1 hoa là 5 hoa
-Vậy 4 thêm 1 là 5
-Gọi 2-3 trẻ nhắc lại
-Đếm số bướm
-Số bướm và hoa như thế nào với nhau? Nhiều bằng mấy?
-Đếm xem có bao nhiêu quả táo, quả dâu tây, quả dứa
-Số bướm, số hoa, số táo, số dâu, số dứa như thế nào so với nhau?
Nhiều bằng mấy?
Cô kết luận: Số bướm, số hoa, số táo, số dâu, số dứa nhiều bằng nhau
và cùng bằng 5 Vậy số 5 dùng để chỉ nhóm có số lượng là 5
-Gọi 3-4 trẻ nhắc lại
-Cô giới thiệu chữ số 5, cho trẻ chọn thẻ số 5 giơ lên, đọc 2-3 lần
-Cho trẻ đặt chữ số 5 vào nhóm bướm và nhóm hoa
-Gọi 3 trẻ lên chọn thẻ số 5 đặt vào các nhóm táo, dâu, dứa
-Cho trẻ so sánh các thẻ số 5, đưa ra kết luận các thẻ chữ số 5 giống
-trẻ lấy bướm ra
và xếp
-lấy 4 hoa và xếptương ứng dướimỗi bướm 1 hoa
-trẻ đếm-trẻ trả lời-trẻ trả lời-trẻ trả lời-trẻ trả lời-trẻ trả lời-lấy hoa đặt dướibướm còn thiếu
-trẻ đếm-4 hoa thêm 1 hoa
là 5 hoa-4 thêm 1 là 5
-trẻ nhắc lại-1,2,3,4,5 Tất cả
có 5 con bướm-nhiều = nhau, =5
-trẻ đếm-nhiều = nhau, =5
Trang 16-Cho trẻ tìm nhóm có số lượng là 5 xung quanh lớp, đếm, lấy thẻ số
-Phát thẻ số 4,5 cho trẻ Yêu cầu trẻ lấy đồ dùng tương ứng với số thẻ
-trẻ thực hiện-trẻ thực hiện-trẻ lắng nghe-trẻ cất
-trẻ thực hiện
Câu 6: Lập kế hoạch giáo dục dạy trẻ 4 - 5 tuổi phân biệt hình trò với hình vuông, hình tam giác , hình chữ nhật theo chủ điểm " Giao thông"
Đề tài: Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật
Chủ điểm: Phương tiện giao thông
Độ tuổi: 4-5
Lớp: mầm
I Mục đích yêu cầu:
Dạy trẻ phân biệt các hình cơ bản theo đặc đường bao (nhìn và sờ)
Nhận biết các hình theo đặc điểm riêng của từng hình
Trẻ nhận biết tên các vật theo hình dạng
Phát triển khả năng nhận thức của trẻ (tư duy, so sánh, trí nhớ )
Trang 17 Đồ của cô to hơn đồ của con.
Các thẻ bài là các hình các đồ vật dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữnhật
III Cách tiến hành
*Hoạt động 1: Ổn định lớp
Cô và trẻ cùng hát bài “1 con vịt”
Bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn biêt về chiếc ô tô thì
như thế nào?
Các bạn nghe cô tả về chiếc ô tô nhé: chiếc ô to của cô gồm
có 1 hình vuông làm đầu xe, 1 hình chữ nhật làm thân xe, 1
hình tam giác làm nóc xe, và 2 hình tròn là bánh xe
Hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu xem các hình tạo
ra chiếc ô tô như thế nào nhé
*Hoạt động 2: Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác,
hình chữ nhật
Bây giờ cô và các ban cùng chơi 1 trò chơi thú vị đó là trò
chơi: ô cửa bí mật nhé
Cô mời 1 trẻ lên chọn ô cửa có màu mà trẻ thích
Cô mời 1 bạn khác lên chọn ô cửa màu vàng nào?
Cô gọi tiếp trẻ lên để chọn và đoán hình
Cô gọi trẻ lên và đoán hình tiếp theo
*Hoạt động 3: Dạy trẻ phân biệt hình tron, hình vuông, hình tam
giác, hình chữ nhật
Bây giờ cô lại cho chúng mình thử tài: “đố bạn hình gì?”
Cô giơ chiếc ô tô và chỉ vào bánh xe của ô tô và hỏi đây là
hình gì?
Đặc điểm của hình tròn thì như thế nào?
Bây giờ cô mời 1 bạn lên lăn thử cho cô và các bạn xem
Trẻ giơ lên vànói đó là hìnhtròn
Trẻ giơ lên vànói đó là hìnhtam giác
Trẻ nói tên hìnhchữ nhật
Trẻ đoán hìnhvuông
Trang 18-> Cô chính xác hóa lại kết quả: hình tròn được tạo bởi 1 đường
cong khép kin và lăn được Vì hình tròn là mặt bao cong nên lăn
được dễ dàng
*Cô cho trẻ tiếp tục quan sát bộ phận khác tren chiếc ô tô
Cô hỏi trên nóc xe là hình gì?
Bạn nào nêu được đặc điểm của hình tam giác
Cô cho trẻ lấy hình tam giác và cùng đếm số cạnh
Cô cho trẻ lăn hình và hỏi hình tam giác có lăn được k?
- Cô chính xác hóa lại KQ: Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc vì
hình tam giác là mặt bao thẳng nên k lăn được
* Cô lại tiếp tục cho trẻ quan sát chiếc ô tô và chỉ vào đầu xe ô tô
và hỏi:
Đây là hình gì?
Đếm số cạnh hình vuông
Nhận xét đặc điểm của các cạnh
*Cô lại chỉ vào thân xe của chiếc ô tô và hỏi các con có thấy thân
xe ô tô rất dài không?
Đố các bạn biết đây là hình gì?
Bạn nào nêu được đặc điểm của hình chữ nhật
Cùng đếm số cạnh hình chữ nhật, và nhận xét các cạnh hình
chữ nhật như thế nào nhé?
Cô cho trẻ lăn thử và hỏi vì sao hình chữ nhật k lăn được
Cô chính xác hóa lại KQ: Hình chữ nhật có 4 cạnh, 2 cạnh
dài và 2 cạnh ngắn Vì hình chữ nhật có mặt bao là đường
thẳng nên k lăn được
*Luyện tập:
Cô cho trẻ lắp lại chiếc ô tô bằng các hình đã học
Cô phát cho trẻ mỗi rổ đựng nhiều thẻ có những hình đồ vật
là các hình đã học: hình tròn, hình vuông, hình tam giác,
hình chữ nhật Trẻ sẽ lấy theo yêu cầu của cô
Nhận xét tuyên dương trẻ hôm nay tiếp thu bài tốt
Trẻ trả lời hìnhtròn
Trẻ trả lời có 1vòng tròn khépkín ạ
Trang 19+8 rổnhỡ, 4 loạihìnhvuông,tròn, tam giác ,chữnhật, mỗiloại 2 rổ
Đồdùngcủatrẻ: Mỗitrẻ 1 rổcóđủhìnhvuông, tròn, tam giác, chữnhật
Chú ý: 2 hìnhchữnhậtvàvuôngkhácnhauvềmàusắc.