1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát khía cạnh kinh tế kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở giá rai – bạc liêu

47 444 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 681,22 KB

Nội dung

CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Nuôi trồng thủy sản NTTS ở Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL trong thời gian qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao,

Trang 1

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN HUỲNH LONG

MSSV: 1153040041 Lớp: NTTS K6

Cần Thơ, 2015

KHẢO SÁT KHÍA CẠNH KINH TẾ - KỸ THUẬT

MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH Ở

GIÁ RAI - BẠC LIÊU

Trang 2

CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời gian qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước Chất lượng và giá trị của các sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao trở thành nguồn nguyên liệu chính cho chế biến và đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung của cả nước

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi quan trọng của ngành

nuôi trồng thủy sản Tôm sú là loài có kích thước lớn, tăng trọng nhanh, thịt thơm ngon Nghề nuôi tôm sú mang lại nhiều lợi nhuận nên cần được quan tâm đầu tư Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ta tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2014 cả nước thả nuôi khoảng 676 nghìn ha, Sản lượng thu hoạch 569 nghìn tấn Trong đó diện tích nuôi tôm sú là 583 nghìn ha, sản lượng tôm sú đạt 241 nghìn tấn (Bộ NN & PTNT, 2014)

Vùng ĐBSCL có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước, đã giúp cho người dân vùng này cải thiện được đời sống rõ rệt Trong đó, tỉnh Bạc Liêu là một trong những tỉnh phát triển mô hình nuôi tôm sú thâm canh rất mạnh ở một số huyện như thành phố Bạc Liêu, Vĩnh Lợi, Đông Hải, Giá Rai, Phước Long Nhờ thế mạnh sẵn có về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi, người dân cần cù lao động nên các mô hình sản xuất kinh tế trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có nhiều bước phát triển mới, riêng các mô hình nuôi trồng thủy sản được người dân thực hiện mang lại kết quả khá tốt Nhiều người dân trên địa bàn có thu nhập bình quân khá cao, đời sống ngày càng được nâng lên

Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang gặp phải một số khó khăn và thử thách như rủi

ro cao, hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh còn bấp bênh Ngành thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết, xâm nhập mặn, mưa bão,

lũ lụt, dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi phải đối mặt giá thức ăn, giá giống tăng cao, khó tiếp cận nguồn vốn nên ảnh hưởng đến kết quả nuôi Nhằm tìm ra những

ưu điểm, khuyết điểm của đối tượng nuôi ở các khu vực khác nhau đồng thời tìm ra những giải pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi góp phần giúp

nghề nuôi tôm sú thâm canh phát triển bền vững Vì vậy đề tài “Khảo sát khía cạnh

kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở Giá Rai – Bạc Liêu” được

thực hiện là việc cần thiết

Trang 3

3

1.2 Mục tiêu

Mục tiêu chung của đề tài là khảo sát khía cạnh kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở Giá Rai – Bạc Liêu nhằm là cơ sở xác định các giải pháp để nâng cao hiệu quả cho mô hình nuôi tôm sú ở huyện Giá Rai

1.3 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh tại Giá Rai – Bạc Liêu

Phân tích khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở Giá Rai - Bạc Liêu Phân tích khía cạnh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở Giá Rai - Bạc Liêu

Trang 4

CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú

2.1.1 Vị trí phân loại và hình thái

Theo Hothuis (1980) và Barnes (1987) trích dẫn bởi Thạch Thanh và ctv., (2005) thì

tôm sú được định danh trong hệ thông phân loại như sau:

Trang 5

bố ở miền Nam, miền Trung và miền Bắc, tập trung nhiều nhất là vùng duyên hải miền Trung Tôm bột (PL), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ Khi tôm trưởng thành di chuyển ra xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn

Tôm sú thường sống ở môi trường có pH từ 7.5 – 8.5 Ngoài giới hạn pH này sẽ ảnh hưởng bất lợi đến đời sống của tôm (Đoàn Khắc Độ, 2008)

Oxy hòa tan là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình nuôi tôm, hàm lượng oxy thích hợp là 4 – 8 mg/l (Nguyễn Khắc Hường, 2007; Đoàn Xuân Diệp và csv., 2009) Tôm sú được xem là đối tượng nuôi phù hợp và truyền thống cho nghề nuôi tôm sinh thái, tôm - rừng kết hợp (Nguyễn Anh Tuấn và csv., 1997)

Hàm lượng H2S trong nước từ 0,01mg/l cũng đủ gây độc cho tôm, do đó cần hạn chế đến mức tối đa Thay nước hoặc bón vôi làm giảm H2S trong nước (Đoàn Khắc Độ, 2008) Khí H2S rất độc đối với tôm, khí này dù ở nồng độ này cũng ảnh hưởng bất lợi đối với tôm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009)

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm sú thuộc loại ăn tạp thiên về động vật (Dall, 1990) thức ăn chủ yếu là côn trùng, giáp xác, thực vật, giun nhiều tơ, mãnh vụn hữu cơ, qua kiểm tra thành phần thức ăn trong dạ dày cho thấy tôm sú thích ăn các động vật sống hơn là giáp xác thối rữa hay mãnh vụn hữu cơ Khi nuôi trong ao loại thức ăn tốt nhất cho tôm sú là thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi sống hoặc thức ăn tự chế biến (Đoàn Khắc Độ, 2008)

Tôm sú hoạt động bắt mồi ở giai đoạn tôm giống Cường độ bắt mồi vào ban đêm lớn hơn ban ngày Tôm sú bố mẹ nuôi trong bể nuôi hoạt động bắt mồi chậm chạp khi

Trang 6

buồng trứng đang phát triển Số lượng và chủng loại thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tuyến sinh dục của tôm sú

Chất đạm là thành phần quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi Theo Nguyễn Khắc Hường (2007) nhu cầu về chất đạm trong nuôi tôm sú thịt khoảng

35 – 40% Đối với tôm giống và tôm bố mẹ nhu cầu này còn cao hơn nữa Tốc độ tăng trưởng khá nhanh sau 5 – 6 tháng tính từ postlarvae 10 – postlarvae 17 có thể thu hoạch (Nguyễn Thanh Phương và csv, 2009)

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên đến một mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên Sự lột xác thường diễn ra vào ban đêm

và thường đi đôi với sự tăng trọng Nhưng có trường hợp lột xác nhưng không thể tăng trọng Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này có thể điều chỉnh môi trường một cách kịp thời

Hormone hạn chế sự lột xác (MIH - molt – inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích lũy lại và truyền vào máu, nhằm kiểm soát chặt chẽ sự lột xác Các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng,

độ mặn cũng ảnh hưởng đến quá trình lột xác Chanratchakool (1994) cho biết tần số lột xác của tôm sú có khối lượng 2 – 5g là 7 – 8 lần/ngày Tôm có khối lượng 23 – 40g

là 14 – 16 ngày/lần Tác giả còn cho biết số tôm cái và tôm đực có số lần lột xác khác nhau Tôm cái có khối lượng 50 – 70g là 18 – 21 ngày/lần Tôm đực có cùng khối lượng là 23 – 30 ngày/lần

2.2 Tổng quan tình hình phát triển nghề nuôi tôm sú

2.2.1 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam và ĐBSCL

Việt Nam là nước có vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ dưỡng thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản Với bờ biển dài 3.260km trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang là tiềm năng lớn cho thủy sản nước mặn và lợ Diện tích nuôi tôm gia tăng nhanh chống

từ 50 nghìn ha năm 1985 lên đến 295.000 ha năm 1998 với 30 tỉnh có nuôi tôm sú (Bộ

thủy sản 1999)

Miền Bắc nước ta có những điều kiện khí hậu khắc nghiệt đối với tôm sú, nhiệt độ giữa các mùa lại có sự biến động khá lớn Năm 1999 tổng diện tích nuôi tôm sú ở Miền Bắc là 39.429 ha Tôm sú được nuôi thử nghiệm đầu tiên tại Hải Phòng nhưng đạt hiệu quả rất thấp

Khu vực miền Trung năm 1999 tổng diện tích nuôi tôm sú là 12.530 ha Miền Trung

có mực nước ven bờ sâu, nền đáy cát và có ít sông lớn, nước biển trong và ít bị ô

Trang 7

7

nhiễm, các chỉ tiêu thủy hóa thuận lợi cho sản xuất giống tôm sú Tỉnh Khánh Hòa là trọng điểm sản xuất giống tôm sú Năm 1998 toàn quốc sản xuất 2.200 triệu tôm giống thì riêng Khánh Hòa cung cấp 1.660 triệu con Năm 1996, một số mô hình nuôi công nghiệp ở Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh theo công nghệ của CP (Thái Lan) đã đạt được năng suất trên 5 tấn/ha/vụ Miền Trung là tỉnh đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ nuôi tôm ở nước ta Mùa vụ nuôi thuận lợi nhất ở miền Trung là từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 và kết thúc tháng 10 dương lịch

Năm 1999 tổng diện tích nuôi tôm sú ở miền Nam là 238.279 ha Miền Nam có điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nuôi tôm sú Bắt đầu từ năm 1980, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh, quảng canh cải tiến ở trong rừng ngập mặn

Các mô hình nuôi tôm ở ĐBSCL cũng rất đa dạng gồm nuôi quảng canh cải tiến đơn (trên 300.000 ha), tôm – lúa luân canh (hơn 100.000 ha), tôm rừng (hơn 29.000 ha mặt nước) và tôm bán thâm canh – thâm canh đang phát triển nhanh chóng về diện tích (Nguyễn Minh Niên, 2005) Sản lượng tôm năm 2009 cả nước đạt 413.132 tấn và sản lượng tôm của ĐBSCL là 312.415 tấn, còn sản lượng tôm của tỉnh Bạc Liêu là 65.700 tấn

Ngành hàng nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL giữ vai trò quan trọng trong việc NTTS của Việt Nam, năm 2011 ngành công nghiệp nuôi tôm ở ĐBSCL chiếm 92% tổng diện tích

và 75% sản lượng tôm trong cả nước Hệ thống các trạng trại nuôi cũng phát triển mạnh làm tăng diện tích và sản lượng tôm trong những năm gần đây Năm 2011 Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng là những tỉnh chủ lực trong phát triển nuôi tôm và đã đóng góp khoảng 50% tổng sản lượng tôm nuôi trong cả nước

Năm 2012 tình hình sản xuất thủy sản gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh trong nuôi tôm nước lợ vẫn tiếp tục xảy ra và chưa có biện pháp khắc phục triệt để chi phí đầu vào sản xuất tăng, ảnh hưởng bất lợi của thời tiết Trong những tháng đầu năm tôm nuôi phát triển tốt, tuy nhiên đến giữa năm tình hình dịch bệnh diễn ra khá nghiêm trọng tại khu vực ĐBSCL và các tỉnh duyên hải miền Trung, nơi chiếm tỷ trọng sản lượng tôm lớn nhất cả nước Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản đến cuối năm diện tích tôm sú bị thiệt hại lên đến 91.174 ha Diện tích nuôi tôm sú cả nước năm 2012 là 619 nghìn ha, đạt sản lượng 298 nghìn tấn giảm 7,1% diện tích và 6,5 % sản lượng so với năm 2011

Năm 2013 cả nước có trên 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ Trong đó diện tích nuôi tôm sú là 590 nghìn ha, sản lượng tôm sú là 232 nghìn tấn Giá trị xuất khẩu tôm đạt 2.5 tỷ USD tăng 33% so với cùng kì năm 2012 và chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong cả nước Cả nước có 12/30 tỉnh thành nuôi tôm trái vụ với tổng diện

Trang 8

tích nuôi tôm nước lợ trái vụ lên tới 12 nghìn ha Trong đó tôm sú là 5.614.3 ha, tôm thẻ chân trắng là 6.344,7 ha Khu vực nuôi tôm trái vụ chủ yếu ở ĐBSCL, tại Bạc Liêu diện thích nuôi thâm canh và bán thâm canh trái vụ tôm sú là 2.924 ha, Trà Vinh là 39,9 ha Nuôi tôm trái vụ thường có độ rủi ro cao và sản lượng thấp Tuy nhiên giá bán cao hơn người nuôi vẫn thu được lợi nhuận

Năm 2014 diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước khoảng 685 nghìn ha, sản lượng ước đạt

660 nghìn tấn Trong đó sản lượng tôm sú ước đạt 260 nghìn tấn, diện tích nuôi tôm sú

583 nghìn ha Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm, đã có sự chuyển dịch lớn về diện tích nuôi tôm

sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng Về phương thức nuôi tôm nước sú đã có xu thế tăng dần nuôi thâm canh, bán thâm canh và giảm dần diện tích nuôi quảng canh Giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 9 năm 2014 ước đạt 6,48 tỷ USD Trong đó xuất khẩu tôm đạt 2,93 tỷ USD chiếm 45,2%, bằng 117,2% so với cùng kì năm 2013 Giá trị xuất khẩu tôm năm 2014 ước đạt 3,8 tỷ USD (Tổng cục thủy sản, 2014)

ĐBSCL có lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có Sự tăng nhanh về diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL trong những năm qua chủ yếu theo chiều rộng, chưa có tính ổn định và bền vững Đến nay diện tích NTTS ở ĐBSCL đạt hơn một triệu ha Trong đó có hơn 600 nghìn ha nuôi tôm nước lợ chủ yếu là tôm sú Việc chuyển dịch diễn ra khá nhanh đã vượt dự tính quy hoạch, khả năng về cơ sở vật chất, công nghệ, kỹ thuật hiện có và trình độ quản lí Công tác quy hoạch và chỉ đạo quy hoạch thực hiện chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa gắn kết giữa các ngành kinh tế

Thực tế hiện nay vẫn có địa phương chưa có quy hoạch tổng thể hoặc chưa có quy hoạch chi tiết từng vùng nuôi tôm Ở một số tỉnh mặc dù diện tích nuôi tăng nhanh, nhưng công tác kiểm dịch, kiểm tra giống còn nhiều bất cặp, chưa chủ động sản xuất được giống sạch bệnh, thiếu công nghệ quản lý môi trường theo hướng bền vững Việc đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ yêu cầu về cấp nước và thoát nước Sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng, giữa yêu cầu thủy lợi nông nghiệp với thủy lợi thủy sản, bảo vệ rừng ngập mặn với NTTS, giũa ngành thủy sản với các ngành khác chưa chặt chẽ dẫn đến tranh chấp mặn - ngọt phục vụ nuôi tôm, sản xuất lúa Công nghệ nuôi nhìn chung còn lạc hậu, nuôi quảng canh truyền thống là chủ yếu, năng suất đạt thấp, chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho các nhà máy xuất khẩu

2.2.2 Sơ lược tình hình nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu

Ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của Bạc Liêu Ngày 10- 10 – 2008, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu phê diệt đề án phát triển kinh tế biển đến năm 2020

Trang 9

9

Theo đó đến năm 2020 kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu sẽ phấn đấu đạt các chỉ tiêu:

Tổng sản lượng thủy sản là 250.000 tấn, trong đó, sản lượng nuôi trồng là 130.000 tấn,

Năng lực sản xuất thủy sản: ổn định đội tàu khai thác hiện có, đến năm 2020 có 80% tàu có công suất 90 CV trở lên

Diện tích nuôi thủy sản là 62.823 ha Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ biển:

550 triệu USD.Kinh tế biển chiếm 50% GDP của tỉnh vào năm 2020.Giai đoạn 2014, tỉnh xác định thủy sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn tiếp đến là phát triển du lịch và dịch vụ ven biển Tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cảng cá khu neo đậu tránh trú bão; đầu tư phát triển sản xuất muối theo chiều sâu và công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo muối nguyên liệu cho công nghệ; phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương tiến hành khảo sát, điều tra tài nguyên biển, quy hoạch sản xuất vùng viển; đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển

Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết tổng sản lượng thủy sản thu được từ nuôi và khai thác biển của tỉnh Bạc Liêu năm 2013 đã đạt trên 179 nghìn tấn đạt trên 68% kế hoạch năm và tăng 5% so cùng kì năm 2012 Trong đó sản lượng nuôi trồng đạt trên 104 nghìn tấn, tăng 9% so với cùng kì, riêng sản lượng tôm nuôi năm 2013 vượt kế hoạch trên 2 nghìn tấn với tổng sản lượng thu được trên 54.770 tấn, bằng 115% so với cùng kì Sản lượng tôm thu hoạch nói trên giúp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Bạc Liêu có đủ nguyên liệu chế biến theo đơn đặt hàng tính đến tháng 8/2013 giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bạc Liêu trên 190 triệu USD Trong thời gian qua được sự giúp đỡ được các cấp các ngành về vốn, về giống và khoa học kỹ thuật các hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu đã duy trì sản xuất ổn định thực hiện các mô hình đa con trong vuông tôm nuôi áp dụng biện pháp nuôi tôm theo mô hình an toàn sinh học bền vùng đặc biệt là mô hình lúa – tôm được nhân rộng phá thế độc canh con tôm và độc canh cây lúa, mở ra hướng đi mới an toàn cho nghề nuôi tôm của Bạc Liêu trong thời gian tới

2.3 Khái quát điều kiên tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu

2.3.1 Vị trí địa lí và địa hình

Bạc Liêu là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, diện tích tự nhiên 2.594 km2 nằm phía Đông Bắc của bán đảo Cà Mau Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau Đông và Đông Nam giáp biển Đông

Trang 10

Địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2m so với mặt nước biển Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh gạch lớn như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai Địa hình cơ bản là đồng bằng rộng mênh mông, sông gạch và kênh đào chằng chịt

2.3.2 Đặc điểm khí hậu

Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt mùa khô (mùa nắng) bắt đầu từ tháng 10-11 năm trước đến tháng 4 -5 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 -5 đến tháng 10 -11

Nhiệt độ trung bình 28,50C Lượng mưa bình quân là 2.000 – 2.300 mm Độ ẩm trung bình mùa khô là 80%, mùa mưa là 85% Vùng này ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, nhưng lại chịu tác động mạnh của thủy triều biển Đông và một phần chế độ nhật triều của biển Tây

2.3.3 Đặc điểm tài nguyên

Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 258.247 ha Chia thành nhiều nhóm: Nhóm đất mặn chiếm 32,6% quỹ đất; nhóm đất phèn chiếm 59,9%; nhóm đất cát chiếm 0,18%; bãi bồi và đất khác chiếm 4,4%, sông rạch chiếm 2,9% quỹ đất Trong đó, đất nông nghiệp 98.309 ha; đất nuôi trồng thủy sản và đất muối 120.714 ha; đất chuyên dùng 11.323 ha; đất ở là 4.176 ha; còn lại là đất chưa sử dụng (Bộ NN & PTNT,2014)

Tài nguyên rừng: diện tích rừng và đất rừng chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là rừng phòng hộ Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn, úng phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường

Tài nguyên biển: Bờ biển dài 56km, biển Bạc Liêu có trữ lượng hải sản lớn, chủng loại hải sản phong phú, với khoảng 661 loài cá Nhiều loài trong đó có giá trị kinh tế cao như cá hồng, cá gộc, cá thu, cá chim Tôm biển có trên 30 loài, có thể thể khai thác khoảng 10 nghìn tấn/năm Ngoài tôm và cá, vùng biển Bạc Liêu còn có nhiều loại hải sản khác như mực, nghêu, sò huyết.

Trang 11

11

CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Hình 3.1 Bản đồ huyện Giá Rai (www.tracdiaviet.vn)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được gồm được thu thập tại các cơ quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, phòng Nông nghiệp về các vùng nuôi, diện tích nuôi, thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Giá Rai - Bạc Liêu

Trang 12

3.2.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập bằng phiếu phỏng vấn đã soạn sẵn, đến phỏng vấn trực tiếp 20 hộ nuôi tôm sú thâm canh ở 2 xã Tân Phong và Tân Thạnh của huyện Giá Rai - Bạc Liêu để tìm hiểu về tình hình, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi sú thâm canh (Phụ lục B)

Thông tin từ các hộ nuôi

Thông tin chung: Họ và tên chủ hộ, địa chỉ chủ hộ, trình độ học vấn, kinh nghiệm

nuôi, mức tiếp thu khoa học kỹ thuật

Thông tin về kỹ thuật

Thông tin thiết kế, xây dựng công trình

Thông tin về con giống: nguồn giống, mật độ thả giống, chất lượng giống

Thông tin về thức ăn và quản lý cho ăn: nguồn thức ăn, cách cho ăn, chất lượng thức

ăn

Thông tin về chăm sóc quản lý: cách chăm sóc và quản lý thời gian nuôi, bệnh thường gặp, cách xử lý

Thông tin về thu hoạch: cỡ tôm thu hoạch, tỷ lệ sống, trọng lượng, cách thu hoạch

Thông tin về kinh tế

Năng suất/vụ nuôi, tổng chi phí, tổng thu nhập, tổng lợi nhuận, giá tôm thương phẩm Thuận lợi, khó khăn

3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

3.3.1 Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích số liệu kỹ thuật

Mật độ thả giống = số giống thả/diện tích mặt nước (con/m2)

Tỉ lệ sống (%) = (số cá thể sống/số cá thể ban đầu)*100(%)

Hệ số chuyển hóa thức ăn FCR = khối lượng thức ăn/ khối lượng tôm thu hoạch

Năng suất thu hoạch = sản lượng/diện tích (đvt/ha)

Phân tích số liệu kinh tế

Theo Lê Xuân Sinh (2010), các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu được tính theo các công thức sau:

Tổng chi phí (TC): TC = TFC + TVC (3.1)

Trong đó: TFC: Tổng chi phí cố định

Trang 13

Phân tích chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là những chi phí biến đổi theo số lượng sản phẩm làm ra: Chi phí giống, thức ăn, thuốc, hóa chất phòng trị bệnh

Tổng chi phí biến đổi (TVC): TVC = AVC x Q (3.3)

Trong đó:

AVC: Chi phí biến đổi bình quân

Q: Tổng sản lượng

Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí

Doanh thu = giá bán * sản lượng thu hoạch

Hiệu quả chi phí = (Tổng thu/Tổng chi phí)*100 (3.4)

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí (3.5)

Tỷ lệ số hộ nuôi lỗ = Số hộ lỗ/Tổng số hộ nuôi (theo số hộ khảo sát)*100 (3.6)

Tỷ lệ số hộ nuôi lời = Số hộ lời/Tổng số hộ nuôi (theo số hộ khảo sát)*100 (3.7)

Trang 14

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng nuôi tôm sú tại huyện Giá Rai – Bạc Liêu

Nuôi tôm nước lợ là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Bạc Liêu nói chung và huyện Giá Rai nói riêng Năm 2014 toàn tỉnh Bạc Liêu có 20,300 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 53 ha (bảng 4.1)

Bảng 4.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm sú ở huyện Giá Rai – Bạc Liêu

Tổng sản lượng thủy sản (tấn) 34,409 32,241 29,510

(Nguồn: Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2014)

Từ bảng 4.1 Cho thấy diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Giá Rai – Bạc Liêu mỗi năm đều tăng lên, nhưng tổng sản lượng thủy sản của năm 2013 và 2014 đều giảm xuống Nghề nuôi tôm vài năm trở lại đây trở nên bấp bênh, môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra thường xuyên và lây lan trên diện rộng Nguyên nhân của việc bùng phát dịch bệnh và năng suất thấp xuất phát từ việc phát triển nuôi tôm một cách

tự phát, quy hoạch vùng nuôi không hợp lý, không đảm bảo cho sự phát triển bền vững Nhiều hộ nuôi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng nên diện tích tôm sú mỗi năm đều giảm, năm 2012 đến năm 2014 diện tích nuôi tôm sú từ 58 ha giảm xuống 53

ha

Sở NN và PTNT của tỉnh đã chỉ đạo đến các ngành chuyên môn, xây dựng lịch thời vụ phù hợp với từng loại mô hình nuôi trồng thủy sản, tăng cường công tác kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh cho tôm nuôi

4 2 Thông tin kỹ thuật mô hình nuôi tôm sú thâm canh

4.2.1 Độ tuổi, kinh nghiệm

Qua kết quả khảo sát ở bảng 4.2 thì độ tuổi trung bình của các hộ nuôi tôm sú thâm canh ở Giá Rai là 45 ± 8 tuổi, chủ hộ nuôi có độ tuổi thấp nhất là 29 tuổi và chủ hộ có

độ tuổi cao nhất là 58 tuổi Có thể thấy rằng đa số chủ hộ là trung niên trở lên có thuận lợi về mặt kinh nghiệm nuôi tôm Hầu hết chủ hộ nuôi là nam giới và có đất sở hữu Đây là thuận lợi lớn vì nếu là đất sở hữu giúp cho người nuôi tôm an tâm đầu tư vào con giống, thức ăn cũng như kỹ thuật nhiều hơn nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh

tế cao, tăng lợi nhuận nâng cao đời sống người dân

Trang 15

15

Bảng 4.2 Cơ cấu về độ tuổi và kinh nghiệm nuôi của chủ hộ

Kinh nghiệm nuôi là yếu tố quan trọng đối với người nuôi tôm, điều đó ảnh hưởng lớn đến năng suất nuôi Kinh nghiệm nuôi được tích lũy qua nhiều năm từ những vụ nuôi, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, càng trải qua nhiều vụ nuôi thì người dân sẽ càng hiểu rõ đối tượng nuôi của mình Những kinh nghiệm đó sẽ giúp cho người dân nắm bắt kịp thời và xử lý một cách hiệu quả trong vụ nuôi, biết được mùa vụ nuôi thích hợp, thời điểm thả giống, cách thả giống và quản lý chăm sóc ao Kinh nghiệm nuôi bình quân 6 ± 2 năm Trong đó, người có kinh nghiệm nuôi ít nhất là 3 năm, người có kinh nghiệm nuôi cao nhất là 10 năm (bảng 4.2)

Trình độ chuyên môn

Ở mô hình nuôi tôm sú thâm canh, các nông hộ có trình độ chuyên môn khá cao, do có

sự quản lý kỹ thuật của kỹ sư (qui mô công ty) đó cũng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất Phần lớn người nuôi tôm ở đây có chuyên môn từ các cán bộ khuyến ngư trong huyện

Qua kết quả khảo sát 60% người nuôi được đào tạo qua lớp tập huấn Số hộ không tham gia tập huấn còn cao 40%, có nhiều nguyên nhân do người dân không biết được chương trình tập huấn, điều kiện nơi tập huấn và cũng có người dân đánh giá thấp chương trình tập huấn Vì vậy, chính quyền địa phương cần kết hợp với cán bộ khuyến ngư mở nhiều lớp tập huấn, hội thảo để truyền bá cho người dân tiếp cận những tiến

bộ kỹ thuật, cập nhật thông tin mới và đưa vào sản suất nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của người nuôi tôm

4.2.2 Công trình ao nuôi

Xây dựng ao nuôi nằm trong vùng nuôi đã quy hoạch Nền đất ao nuôi phải là đất thịt, đất pha cát, ít mùn hữu cơ, có kết cấu chặt chẽ, giữ nước tốt thuận tiện cho việc cấp và thoát nước Chủ động nguồn nước cấp không bị ô nhiễm nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt

Trang 16

Bảng 4.3 Công trình nuôi tôm sú thâm canh

Diện tích ao nuôi

Dựa vào bảng 4.3 cho thấy diện tích nuôi thâm canh tôm sú bình quân 0,37 ± 0,14ha, diện tích nuôi lớn nhất là 0,7 ha, thấp nhất 0,2 ha Diện tích nằm trong khoảng 0,3 –0,35 ha chiếm nhiều nhất 50%, kế đến diện tích nhỏ hơn 0,2 – 0,3 ha chiếm 15% và diện tích lớn hơn 0,35 – 0,7 ha chiếm 35% Phần lớn người nuôi tôm sử dụng ao nuôi

có diện tích 0,3 – 0,35 ha với diện tích này người nuôi tôm dễ quản lý cả về môi trường ao nuôi lẫn dịch bệnh Ta có thể thấy rõ diện tích nuôi tôm càng lớn năng suất bình quân càng thấp và khó quản lý Đối với diện tích nuôi từ 0,3 – 0,35 năng suất đạt cao nhất 5,25 ± 4,97 tấn/ha/vụ (bảng 4.4) Do đó, những ao nuôi có diện tích lớn hơn người nuôi nên có kế hoạch phân chia nhỏ để thuận lợi cho việc chăm sóc và quản lí nhằm đạt năng suất cao

Bảng 4.4 Cơ cấu diện tích ao nuôi tôm sú thâm canh

Trang 17

Qua khảo sát tình hình sử dụng ao lắng trong nuôi tôm là rất phổ biến Diện tích ao lắng lớn nhất là 0,25 ha nhỏ nhất là 0,08 ha Diện tích ao lắng bình quân 1465 ± 560

m2 Khi sử dụng ao lắng sẽ hạn chế được dịch bệnh lây lan từ nguồn nước giữa các hộ nuôi Cho nên việc sử dụng ao lắng là rất cần cho việc nuôi tôm, giúp cho người nuôi giảm được rủi rỏ và tăng năng suất

4.2.3 Thời gian cải tạo và mùa vụ

Việc tẩy dọn ao nuôi trước khi thả nuôi là rất cần thiết trong quá trình nuôi nhằm loại

bỏ mầm bệnh, dịch hại, các chất hữu cơ hay chất bẩn Tất cả các hộ nuôi được khảo sát đều có chung cách cải tạo là cải tạo khô (sên cạn) đó là nuôi tôm được tiến hành tát cạn và phơi khô trước khi bắt đầu cải tạo ao, sau khi phơi khô nền đáy, lớp mùn bã và chất thải của vụ trước được máy ủi chuyển ra khỏi ao Sau đó đáy ao được bón vôi và rửa nước 2 – 3 lần trước khi lấy nước vào ao nuôi để xử lý diệt tạp và gây màu nước Thời gian cải tạo trung bình khoảng 30 ngày Thời gian cải tạo ngắn nhất là 10 ngày và dài nhất là 60 ngày trong khi đó thời gian cải tạo từ 10 – 15 ngày thì mùa vụ thả nuôi bình quân 2 ± 1 vụ/năm còn thời gian cải tạo 60 ngày thì mùa vụ nuôi bình quân 1 ± 1 vụ/năm Kết quả khảo sát 100% hộ nuôi tôm đều cải tạo một vụ đầu trong năm để rút ngắn thời gian cải tạo và nhằm giảm chi phí cải tạo

4.2.4 Thuốc và hóa chất trong khâu chuẩn bị ao nuôi trước khi thả giống

Các loại hóa chất hộ nuôi sử dụng ở bảng 4.5 đa số người nuôi tôm dựa vào kinh nghiệm qua các vụ nuôi Một số loại hóa chất thường dùng để chuẩn bị ao nuôi trước khi thả giống như Saponin, Vôi CaCO3, Chlorin

Trang 18

Bảng 4.5 Thuốc và hóa chất trong khâu chuẩn bị ao nuôi trước khi thả giống

Qua khảo sát cho thấy có nhiều loại thuốc và hóa chất dùng để cải tạo ao trước khi thả giống Trong đó saponin chiếm 85% được hộ nuôi sử dụng nhiều nhất công dụng là để diệt tạp và ổn định màu nước trước khi thả nuôi, kế đến là vôi CaCO3 chiếm 65% hóa chất được sử dụng với mục đích sử dụng là xử lý đất trong giai đoạn cải tạo do vôi có tính sát khuẩn cao làm tăng pH đất, được sử dụng nhiều ở những vùng đất bị nhiễm phèn, Chlorine chiếm 45% cũng được sử dụng nhiều nhằm mục đích diệt khuẩn trong quá trình lấy nước vào ao nuôi Một số khác cũng được sử dụng phổ biến nhằm mục đích cải tạo, diệt khuẩn và diệt tạp như vôi CaO, iodin, vôi dolomit, vôi Ca(OH)2, TCCA Nhìn chung, hóa chất chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản như vôi, saponin, chlorin, iodin được các hộ nuôi sử dụng nhiều (Nguyễn Quốc Huy, 2012) Trong điều kiện môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp việc sử dụng hóa chất chuẩn bị ao nuôi trước khi thả giống đây cũng là khâu quan trọng quyết đến hiệu quả kinh tế và sản lượng nuôi tôm

4.2.5 Phương pháp gây màu nước trong nuôi tôm sú thâm canh

Thực hiện gây màu nước sau khi đã diệt khuẩn từ 3 - 7 ngày Đây là khâu quan trọng nhằm tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi Gây màu nước tốt giúp ổn định môi trường nước hạn chế được tôm bị sốc và giúp tăng tỉ lệ sống Vì vậy, người nuôi tôm cần nắm vững quy luật thay đổi màu nước và những hóa chất để gây màu nước mà không ảnh hưởng đến tôm Kết quả khảo sát cho thấy 100% hộ nuôi đều gây màu nước trước khi nuôi Đa phần các hộ nuôi gây màu nước bằng cách kết hợp nhiều hóa chất với nhau hoặc kết hợp một loại hóa chất với phụ phẩm nông nghiệp, trong đó nhóm chất kết hợp được người nuôi sử dụng là dolomit + men và thức ăn tôm + cám chiếm

Trang 19

19

20% số hộ sử dụng Tuy nhiên, trong số các hộ sử dụng dolomit + men có hộ gặp trường hợp thiệt hại 100% khi tôm hơn 30 ngày tuổi kèm theo đó là chi phí cải tạo và chi phí hóa chất khá cao vì men sử dụng ở đây là men vi sinh bán ngoài thị trường Các hóa chất sử dụng gây màu nước thì nhóm men chiếm tỷ lệ cao nhất 25% năng suất nuôi bình quân 3,90 ± 5,67 tấn/ha/vụ tương đối cao so với các loại hóa chất kết hợp khác Men thường được sử dụng đơn như men ủ, BZT, Focus Ngoài ra, người nuôi còn sử dụng một số hợp chất khác như thức ăn tôm + cám, dolomit + khoáng + men, cám + bột cá + bột đậu nành

Bảng 4.6 Các chất gây màu nước trong nuôi tôm sú thâm canh

Chất gây màu nước Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%) Năng suất (TB±ĐLC)

4.2.6 Nguồn giống và giá con giống

Qua kết quả khảo sát ở bảng 4.7 cho thấy nguồn con giống được các hộ nuôi thả có ba nguồn chủ yếu là Miền Trung, Bạc Liêu và Cà Mau Trong đó, nguồn con giống từ Miền Trung chiếm tỷ lệ 25%, con giống từ Bạc Liêu chiếm 55% và con giống từ Cà Mau chiếm 20% Giá con giống bình quân 87,6 ± 9,05 đồng/con, giá cao nhất là 120 đồng/con và thấp nhất là 80 đồng/con

Bảng 4.7 Nguồn giống tôm nuôi

Nhìn chung, giá con giống giữa các vùng cũng không có sự chênh lệch nhiều Tôm giống Miền Trung giá có giá bình quân 88,4 ± 6,34 đồng/con, giá cao nhất là 97 đồng/con và giá thấp nhất là 80 đồng/con Giá tôm giống nguồn Bạc Liêu bình quân 89,09 ± 11,13 đồng/con, giá thấp nhất là 80 đồng/con và giá cao nhất 120 đồng/con Giá tôm giống nguồn Cà Mau bình quân 82,5 ± 2,88 đồng/con, giá thấp nhất 80 đồng/con và giá cao nhất là 85 đồng/con Nguyên nhân người nuôi sử dụng tôm giống

Nguồn Tỷ lệ (%) Giá giống (TB±ĐLC)

(đồng/con) Dao động (NN –LN)

Trang 20

có nguồn gốc từ Bạc Liêu nhiều hơn mặc dù giá tôm cao hơn những nơi khác là do thuận tiện trong việc vận chuyển vận, mua bán Bạc Liêu cũng là nơi cung cấp con giống chất lượng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tôm giống có nguồn gốc từ Bạc Liêu được sử dụng gấp 2 lần nguồn tôm giống Miền Trung

4.2.7 Cách kiểm tra con giống

Kết quả khảo sát có 60% người nuôi khi mua giống về không mang giống đi xét nghiệm chỉ có một số 40% hộ mang giống đi xét nghiệm ở một số điểm như Bạc Liêu, Đại học Cần Thơ Qua đó cho thấy các hộ nuôi chưa chú trọng trong việc lựa chọn con giống, chủ yếu mang tâm lý là các trại giống đã xét nghiệm nên không cần kiểm tra lại

và một phần là do sợ tốn kém thêm chi phí

4.2.8 Mật độ thả giống và kích cỡ thả giống

Mật độ thả giống có tác động rất lớn đến khả năng tăng trưởng của tôm Mật độ thả giống là các yếu tố rất quan trọng trong nuôi tôm vì nó ảnh hưởng đến các chi phí như thức ăn, con giống, trang thiết bị và nhiên liệu

Bảng 4.8 Mật độ và kích cỡ con giống trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh

Bảng 4.9 Mật độ và năng suất của mô hình nuôi tôm sú thâm canh

Mật độ (con/m 2 ) Tỷ lệ (%) Năng suất (TB±ĐLC)

Trang 21

21

Trong đó, hộ nuôi có mật độ thả cao nhất là 40 con/m2 và mật độ thấp nhất 20 con/m2 Những hộ thả tôm với mật độ 40 con/m2 năng suất thu hoạch bình quân là 3,35 ± 0,21 con/m2, thường xảy ra bệnh nên tỷ lệ sống thấp (dưới 50%) Khi thả với mật độ từ 20 con/m2 cho hiệu quả cao nhất vì tôm có tỷ lệ sống khá cao (66,1%) và năng suất là 7,89 ± 5,09 con/m2 do tận dụng diện tích mặt nước để tăng năng suất Những phân tích trên chứng tỏ mật độ nuôi có mối liên hệ chặt chẻ với năng suất (bảng 4.9)

Kích cỡ giống

Kích cỡ con giống trung bình là PL13 ± 1,12 trong đó kích cỡ con giống lớn nhất là PL15 và kích cỡ con giống nhỏ nhất là PL12 Tuy nhiên, kích cỡ con giống được người nuôi chọn thả nuôi phổ biến là PL12 và PL13 chiếm 40%, số hộ thả nuôi, kích

cỡ con giống ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khả năng chống chịu của tôm trong môi trường mới, vì vậy con giống có kích cỡ lớn thường có tỷ lệ sống cao hơn trong cùng điều kiện, tuy nhiên giá thành cũng cao hơn và đây cũng là vấn đề quan tâm của người nuôi được

4.2.9 Chăm sóc và quản lý

Cách cho ăn và quản lý khẩu phần ăn

Tất cả hộ nuôi cho tôm ăn 4 lần/ngày Có 3% hộ nuôi cho ăn thêm lúc ban đêm ở giai đoạn tôm sú nhỏ, thời gian cho ăn là từ 20 – 21h cho đến khi tôm lớn thì ngưng cho ăn ban đêm Khi cho ăn 4 lần có 27% hộ nuôi cho ăn ngay giai đoạn mới thả từ 2 – 10 ngày cho đến suốt vụ nuôi nhưng 63% hộ nuôi đều cho ăn ở giai đoạn tôm lớn 15 – 20 ngày Khi đặt sàn ăn quản lý được lượng thức ăn cho tôm và sức ăn của tôm, các hộ nuôi đặt sàn ăn khi tôm được 20 ngày tuổi Mỗi ao trung bình khoảng 2 sàn ăn, thức ăn

bỏ vào sàn ăn từ 5g – 100g/kg thức ăn

Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)

Hệ số chuyển hóa thức ăn có ý nghĩa rất quan trọng trong nuôi thương phẩm, đặc biệt trong mô hình nuôi thâm canh vì trong nuôi trồng thủy sản với bất kỳ hình thức nào, thức ăn luôn đóng vai trò quan trọng đối với thành công và lợi nhuận (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009) Hệ số chuyển hóa thức ăn của các hộ nuôi khảo sát trung bình 1,15 ± 0,08, hệ số chuyển đổi thức ăn cao nhất là 1,26 và thấp nhất là 1 Với

hệ số FCR bằng 1,15 thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv

(2008) (FCR = 1,59) Nguyên nhân các hộ nuôi sử dụng ít thức ăn là do giá tôm giảm nên các hộ tận dụng thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu và chỉ cho ăn hạn chế trong thời gian chờ bán Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong nuôi sú thâm canh Trong nuôi tôm thâm canh, người nuôi luôn muốn hạ thấp FCR để giảm chi phí sản xuất bằng cách chọn thức ăn có chất lượng tốt và quản lý thức ăn tốt nhất trong quá trình nuôi

Trang 22

Kiểm tra chất lượng nước

Quản lý chất lượng nước là khâu vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự thành công trong nuôi trồng thủy sản Trong hình nuôi tôm sú thâm canh một lượng lớn vật chất dinh dưỡng được đưa vào trong ao nuôi thông qua con đường thức ăn cho tôm Thức ăn dư thừa sẽ tích tụ trong ao và sẽ làm cho chất lượng nước xấu đi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và tăng nguy cơ bệnh trong ao nuôi

Chất lượng nước trong môi trường ao nuôi không ổn định sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất và tiến trình sinh lý khác của vật nuôi, làm gia tăng stress đối với vật nuôi đưa đến dễ mẫn cảm với mầm bệnh gây chết vật nuôi và làm chậm tăng trưởng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng Qua kết quả khảo sát các hộ nuôi tôm sú thâm canh đều kiểm tra chất lượng nước mỗi ngày đối với các chỉ tiêu như ôxy hòa tan (DO), pH,

độ mặn, độ trong, nhiệt độ và 3 – 5 ngày/lần đối với các chỉ tiêu như độ kiềm, NH3, H2S

Cách xử lý nước đầu vào

Khi mực nước ao xuống thấp trong quá trình nuôi, người nuôi cấp nước chủ yếu là nước ngầm (nước giếng khoan) nên không xử lý nước chiếm 70% hộ nuôi, còn khoảng 30% hộ nuôi thì vẫn xử lý nước bằng các hóa chất như tetra, men vi sinh, chlorin, BKC, saponin, TCCA, iodin Cho nước qua rổ có kích thước lỗ nhỏ rồi bơm vào ao Trong quá trình nuôi có 50% hộ nuôi vẫn gặp trường hợp tảo tăng Trong đó có 35%

hộ nuôi xử lý tảo bằng dùng các hóa chất như men, khoáng, phân urê, dolomit, vôi CaO, CaCO3, BKC và có 20% hộ nuôi dùng cách thay nước để hạn chế tảo phát triển

Các bệnh thường gặp ở tôm nuôi

Bệnh tôm là vấn đề lớn và khó khăn nhất trong quá trình nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là

mô hình nuôi tôm thâm canh Qua kết quả khảo sát cho thấy trong 20 hộ thì có 16 hộ

có tôm bị bệnh và những bệnh xuất hiện phổ biến như cong thân, đốm trắng, đường ruột, gan và một số bệnh khác thể hiện ở bảng 4.10

Bảng 4.10 Một số bệnh trên xuất hiện tôm trong quá trình nuôi

Trang 23

Trong các loại bệnh trên thì bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, đầu vàng, đỏ thân là các bệnh gây thiệt hại nặng cho người dân (Nguyễn Thị Thu Trâm, 2014) bệnh xuất hiện thường ở tháng đầu từ 20 – 25 ngày kéo dài trong vòng từ 3 - 4 ngày gây thiệt hại 100% cho các hộ nuôi

Thuốc, hóa chất trong quản lý và phòng trị bệnh

Qua thống kê cho thấy, 100% ao nuôi đều sử dụng các hóa chất trong xử lý ao và nước trong suốt quá trình nuôi như vôi nung, vôi nông nghiệp, vôi đá, chế phẩm vi sinh như

EM, Bokashi để ổn định pH nước, tăng độ kiềm trong ao và cải thiện đáy ao Trong quá trình nuôi người nuôi thường bổ sung vào thức ăn các loại thuốc tăng sức đề kháng như các loại vitamin tổng hợp, C, B, D Trong đó vitamin C được sử dụng nhiều nhất và các loại khoáng ăn, khoáng tạt định kỳ giúp tôm cứng vỏ, mau lột xác như For Aquaculture, Somix, Canxi milk, BiO, Eco-Mix, Vina Glucan, Bestot No.1, Canmac, Solamis, Haninora, Minomis, khoáng nguyên liệu, Đất Việt, Nova – mix 99, Supperlic, Suppervita Trong đó khoáng Canxi milk được nhiều hộ nuôi sử dụng (35%) cùng với các loại men tiêu hóa như Vita, Biolact, Đất Việt, Over Big, Marine labs, Oxytra 80, Zymos, Biurit, Pro – Biozyme, Sorbitol, Top – Bac

4.2.10 Thu hoạch

Qua thực tế khảo sát nhận thấy rằng một vụ nuôi tôm sú thâm canh dao động từ 110 –

125 ngày/vụ Thời điểm thu hoạch còn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của tôm và giá cả thị trường Thông thường hình thức thu hoạch chỉ một lần bằng cách tháo cạn nước và kéo lưới, thời gian thu hoạch tốt nhất vào lúc trời mát

Từ bảng 4.11 cho thấy năng suất của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở Giá Rai bình

quân 4,60 ± 4,19 tấn/ha, kích cỡ tôm bình quân 38,06 ± 6,61 con/kg Giá thành trung

bình 189,37 ± 29,09 nghìn đồng/kg dao động từ 120 – 220 nghìn đồng/kg

Ngày đăng: 13/06/2016, 11:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w