1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện trạng nuôi cá lóc đầu nhím ở huyện gò quao tỉnh kiên giang

30 574 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 560,48 KB

Nội dung

Chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú đang công tác tại Chi cục Thủy sản huyện Gò Quao cùng quý nông hộ hoạt động sản xuất ở thị Trấn gò quao đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trì

Trang 1

HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ LÓC ĐẦU NHÍM

Ở HUYỆN GÒ QUAO TỈNH KIÊN GIANG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

PGS.Ts Nguyễn Văn Kiểm Thị Mỹ Thu

MSSV:0953040035 Lớp: NTTS K6

Trang 3

iii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin cảm ơn đến gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi suốt thời học tập và thực hiện tiểu luận trong chương trình học Đại học Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học ứng dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và thực hiện đề tài trong thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Kiểm - Khoa sinh học ứng dụng đã tận tình hướng dẫn tôi suốt thời làm tiểu luận

Chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú đang công tác tại Chi cục Thủy sản huyện

Gò Quao cùng quý nông hộ hoạt động sản xuất ở thị Trấn gò quao đã nhiệt tình giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu, cung cấp những thông tin về mô hình nuôi cá lóc trong mùng cũng như truyền đạt và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô giảng dạy trong quá trình tôi học lớp Nuôi trồng Thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và tận tâm truyền đạt những kiến thức chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian học tập

Sau cũng tôi xin cảm ơn các thành viên tập thể lớp Nuôi trồng thủy sản K6 đã gắn

bó và giúp đỡ nhau trong suốt thời gian học tập

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành!

Trang 4

TÓM TẮT

Tiểu luận khảo sát “hiện trạng nuôi cá lóc đầu nhím ở huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang” Từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015 Kết quả khảo sát đã thu được Qua khảo sát cho thấy nghề nuôi cá lóc đầu nhím mùng trên sông đang được phát triễn mạnh ở thị trấn Gò Quao Diện tích trung bình mùng nuôi nhỏ nhất là 54m2 và lớn nhất là 180m2 Mật độ thả là từ 220 - 250 con/m2 với cở giống là từ 6 - 8 cm Năng suất dao động từ 7,836 ± 1,894 kg/m2

Lợi nhuận mật độ thả 220 con/m2 có trung bình dao động từ 186,237 ± 57,317 triệu đồng/vụ và mật độ thả 250 con/m2 trung bình dao động là 263,959 ± 90,5032 triệu đồng /vụ

Đề tài đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình là mật độ thả nuôi, kinh nghiệm nuôi, lượng thức ăn và kích cỡ thu hoạch Kết quả phân tích cho thấy khi tăng mật độ thả nuôi, kinh nghiệm, với mức bình quân hiện nay (các yếu tố khác không đổi) thì năng suất cũng tăng theo vì có mối tương quan thuận với năng suất Ngược lại, năng suất sẽ giảm khi tăng kích cỡ thu hoạch vì kích cỡ thu hoạch có mối tương quan nghịch với năng suất Để cải thiện năng suất cũng như lợi nhuận của mô hình người nuôi cần phải điều chỉnh các hoạt động kỹ thuật theo hướng thuận lợi nhất Cụ thể là người nuôi cá lóc nên điều chỉnh nuôi ở mật độ 250 con/m2, các hộ nuôi cá lóc cần sử dụng thức ăn và cách nuôi đúng đúng kỹ thuật để tránh sử dụng thức ăn dư làm chi phí thức ăn tăng dẫn đến lợi nhuận thấp, kích cỡ cá nên thu hoạch 30g/con, cần cập nhật chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn giữa các hộ nuôi ít kinh nghiệm với những hộ nuôi nhiều năm kinh nghiệm

Từ Khóa: Cá lóc đầu nhím mùng trên sông huyện Gò Quao, năng suất, lợi nhuận Kiên Giang

Trang 5

v

CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết tiểu luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ báo cáo cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày.….tháng.….năm 2015

(Ký tên)

Thị Mỹ Thu

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT ii

CAM KẾT KẾT QUẢ iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH HÌNH vi

DANH SÁCH BẢNG vii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Nội dung nghiên cứu 1

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc 2

2.1.1 Đặc điểm phân bố của cá lóc 3

2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng của cá lóc 3

2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng của cá lóc 4

2.1.4 Đặc điểm sinh sản của cá lóc 4

2.2 Tình hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL 4

2.3 Sơ lược tổng quan về tỉnh Kiên Giang 5

2.4 Nguồn lợi và nuôi thủy sản ở Kiên Giang 6

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 7

3.2 Phương pháp nghiên cứu 7

3.2.1 Phương pháp thu số liệu thứ cấp 7

3.2.2 Phương pháp thu số liệu sơ cấp 7

3.3 Phương pháp phân tích số liệu 8

Trang 7

vii

4.1 Thông tin chung về huyện Gò Quao 9

4.2 Thông tin chung các hộ nuôi cá lóc đầu nhím mùng trên sông 10

4.2.1 Độ tuổi và giới tính của nông hộ tham gia nuôi cá lóc 10

4.2.2 Trình độ văn hóa của nông hộ tham gia nuôi cá lóc 10

4.3 Thông tin về kỹ thuật nuôi cá lóc 11

4.3.1 Kích thước mùng nuôi và vị trí đặt mùng nuôi 11

4.3.2 Nguồn giống và kích cở cá giống thả 12

4.3.3 Mùa vụ thả nuôi và thời thả 13

4.3.4 Mật độ thả, tỷ lệ sống và năng suất cá nuôi 13

4.3.5 Chăm sóc và quản lý 13

4.3.6 Quản lý mùng nuôi cá 14

4.4 Một số bệnh cá lóc thường gặp ở nuôi cá 15

4.5 Sơ bộ hạch toán kinh tế 16

4.5.1 Mức đầu tư cho nghề nuôi cá lóc đầu nhím mùng trên sông 16

4.5.2 Các khoản chi phí trong nuôi cá lóc đầu nhím mùng trên sông 16

4.5.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc đầu nhím 16

4.6 Khó khăn và thuận lợi nghê nuôi cá lóc 17

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ SUẤT 19

5.1 Kết luận 19

5.2 Đề suất 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 PHỤ LỤC A A PHỤ LỤC B E

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 4.1 Tuổi và giới tính của nông hộ 10

Bảng 4.2 Trình độ văn hóa và nguồn tiếp nhận thông tin 11

Bảng 4.3 Thông tin về kích thước mùng nuôi 12

Bảng 4.4 Nguồn giống và kích cở giống 12

Bảng 4.5 Mật đồ thả, tỷ lệ sống và năng suất cá nuôi 13

Bảng 4.6 Các khoảng chi phí trong nuôi cá lóc đầu nhím (đơn vị: đồng/mùng/vụ).16 Bảng 4.7 Chi phí và lợi nhuận vụ nuôi………17

Trang 10

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu

Nghề nuôi cá lóc đã có từ khá lâu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những năm gần đây nghề nuôi cá lóc đang phát triển ở tỉnh Kiên Giang là cá lóc bông, nhưng gần đây ở huyện Gò Quao đã phát triển rộng nghề nuôi cá lóc khác như (đầu nhím, môi trề/đầu vuông) với nhiều mô hình nuôi khác nhau Như nuôi ao đất nuôi trong vèo trên sông và ao nổi, Các mô hình nuôi đều khai thác cá tạp nước ngọt để sử dụng làm thức ăn cho cá lóc, nên nuôi cá lóc mang lại lợi nhuận khá thấp Cá lóc thương phẩm chủ yếu được bán ra thông qua thương lái và giá cá lóc thường tăng cao vào mùa khô Nhiều người nuôi cá lóc nhận thức được rằng việc sử dụng cá tạp có tác động xấu đến nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng tích cực đến nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên có nhiều nguồn thức ăn có thể thay thế cá tạp nước ngọt được các hộ nuôi cá lóc đề xuất như cá biển, ốc bươu vàng, cua đồng hay phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản

Hiện nay ngành nuôi cá lóc đang phát triển ở huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang Do vị trí thuận lợi về sông nước Tỉnh Kiên Giang có đủ điều kiện để phát triển ngành ngư nghiệp toàn diện trên cả ba vùng: ngọt, lợ - mặn Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang cũng có quy hoạch vùng nuôi cá lóc đầu nhím để cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh Bên cạnh những thuận lợi cho nghề nuôi cá lóc ở Kiên Giang nói riêng thì

còn có những vấn đề khó khăn nên đề tài “Hiện trạng nuôi cá lóc đầu nhím ở Huyện

Gò Quao tỉnh Kiên Giang” được thực hiện

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Cung cấp một số thông tin về kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi cá lóc ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, góp phần làm cơ sở để phát triển nuôi thủy sản của huyện đạt hiệu quả hơn

1.3 Nội dung nghiên cứu

Khảo sát khía cạnh kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang

Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi

Trang 11

2

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc

Cá lóc thuộc

Bộ cá Vược: Percifores

Họ: Ophicephalidae

Giống: Ophicephalus

Loài: Ophicephalus Bloch, 1972

Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài của cá lóc

(Nguồn: tự chụp)

Đặc điểm hình thái:

Cá lóc có đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng, dẹp bằng, mõm ngắn, miệng to, hướng lên, rạch miệng xiên và kéo dài qua đường thẳng đứng kể từ bờ sau của mắt Răng bén nhọn, cá không có râu, mắt lớn, lỗ mang lớn Thân dài, hình trụ, tròn ở phần trước và dẹp bên ở phần sau Vảy lược lớn, phủ khắp thân và đầu Đường bên hoàn toàn gãy khúc ở hai nơi khoảng vảy 15 – 20 và thụt xuống 2 hàng vảy, phần sau của đường bên chạy liên tục khoảng giữa thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)

Cũng theo tác giả trên lúc cá sống có màu xanh đen, nâu đen đến đen ở phần lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa Ở cá nhỏ hai bên hông có từ 10-14 sọc đen lợt vắt xéo ngang thân, các sọc này lợt dần và mất hẳn ở cá lớn Vi lưng, vi hậu môn, vi đuôi có các đốm đen vắt ngang qua các tia vi

Cá lóc đen: Cơ thể hình lăng trụ, đầu dẹp, đuôi tròn Lưng và hai bên hông sậm màu

với những đốm đen và màu gạch, bụng màu trắng; đầu to như đầu rắn, gãy khúc, miệng có đủ răng, vảy rất lớn

Cá lóc môi trề: Cá lóc môi trề có bề ngoài tương tự như cá lóc đen nhưng đuôi có

màu phớt xanh, đặc biệt môi dưới trề ra, đặc điểm này lộ rõ ở những cá thể trưởng thành

Trang 12

Cá lóc đầu nhím: Những người nuôi cá lóc ở ĐBSCL cho rằng cá lóc đầu nhím là con

lai giữa cá lóc môi trề và cá lóc đen, đây là loài hình cá lóc được nuôi phổ biến và được

ưa chuộng trên thị trường

2.1.1 Đặc điểm phân bố của cá lóc

Cá lóc sống ở nước ngọt, có thể sống được ở nước lợ với nồng độ muối nhỏ hơn 15‰, chúng sống ở sông suối, ao đìa và đồng ruộng Vùng phân bố rộng từ Trung Quốc đến Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippin (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngoài bốn loài cá lóc đã được phát hiện từ lâu là: cá lóc

thường (Ophicephalus striatus Bloch, 1972), cá lóc bông (Ophicephalus micropeltes Cuvier và Valenciennes), cá chành dục (Ophicephalus gachua Hanmilton) và cá dày (Ophicephalus lucius Cuvier và Valencienne) thì còn có cá lóc môi trề Channa sp),

được tìm ra ở tỉnh Đồng Tháp và vùng ĐBSCL vào năm 1997 Loài cá này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh nên người dân rất thích nuôi Hiện nay cá lóc môi trề được nuôi nhiều hơn cả cá lóc thường và cá lóc bông và có sinh khối lúc thu hoạch nuôi nhiều nhất trong các loài cá lóc Một số nơi còn nuôi cá lai giữa cá lóc thường và cá lóc môi trề (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004)

2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng của cá lóc

Cá lóc là loài cá dữ, phàm ăn (miệng rộng, răng sắc), có tính ăn rộng, cỡ cá dài 3 cm

ăn giáp xác, ấu trùng… Cỡ cá dài 3 – 8 cm ăn ấu trùng côn trùng, tôm non, nòng nọc, các loại cá nhỏ khác, thân dài hơn 20 cm ăn cá tạp, ếch,… (Ngô Trọng Lư; Thái Bá

Hồ, 2003) Ngoài ra cá lóc có thể ăn được thức ăn chế biến (Đại học An Giang, 2003; Huỳnh Thu Hòa, 2004)

Cá mới nở sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàng trong 3 ngày Từ ngày thứ 4 – 5, khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài là các loài động vật phù du kích cỡ nhỏ vừa với cỡ miệng chúng (luân trùng, trứng nước) hay lòng đỏ trứng 5 – 7 ngày sau cá có thể ăn trùn chỉ hay thức ăn tổng hợp dạng bột (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)

Khi cá lóc đạt chiều dài khoảng 5 – 6 cm thì có thể rượt bắt các loại cá, tép con có kích

cỡ nhỏ hơn Khi cá có chiều dài trên 10 cm thì khả năng rình bắt mồi rất tốt và có tính

ăn như cá trưởng thành

Cá lóc là động vật ăn thịt, có tập tính rình bắt mồi Trong điều kiện nuôi, cá quen dần với việc ăn thức ăn tĩnh, cá ăn được nhiều loại thức ăn: cá biển, phụ phế phẩm của nhà máy chế biến, phế phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm và thức ăn viên tổng hợp

Trang 13

4

2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng của cá lóc

Giai đoạn nhỏ, cá tăng chủ yếu về chiều dài Cá càng lớn thì sự tăng trọng càng nhanh Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ thuộc vào thức ăn sẵn có trong thủy vực, do vậy tỉ lệ sống trong tự nhiên của cá thấp

Trong ao nuôi, có thức ăn đầy đủ và chăm sóc tốt thì tỉ lệ sống của cá cao và đạt trọng lượng trung bình 0,5 – 0,8 kg/con sau 6 – 8 tháng (cá lóc đen và lóc bông); 0,6 – 0,7 kg/con sau 3,5 – 4 tháng (cá lóc môi trề và đầu nhím) (Phạm Văn Khánh, 2000)

2.1.4 Đặc điểm sinh sản của cá lóc

Cá thành thục sớm, 10 – 12 tháng tuổi đã có thể sinh sản Mùa sinh sản tự nhiên từ tháng 4 – 7, tập trung vào tháng 4 – 5, cá có thể đẻ 5 lần/năm Số lượng trứng tuỳ theo trọng lượng thân, cá nặng 0,5kg số lượng trứng 8.000 – 10.000 (cái), cá nặng 0,25kg

số lượng trứng 4.000 – 6.000 (cái)

Trong tự nhiên, cá lóc thường làm tổ đẻ trứng ở khu vực nước yên tĩnh, có nhiều cây

cỏ thực vật thủy sinh Tổ hình tròn, được làm từ cây cỏ, thực vật trong nước, đường kính khoảng 30 – 40cm Ở nhiệt độ 25 – 30°C sau ba ngày nở thành con (Ngô Trọng

Lư, 2003) Cá đẻ vào sáng sớm, sau những trận mưa rào Sau khi đẻ trứng xong, cả cá đực và các cái sẽ ở quây quần bên tổ để bảo vệ trứng cho tới khi trứng nở thành cá con Khi cá con đạt kích thước 3 – 4cm sẽ tách đàn sống độc lập

Hiện nay lượng cá con trong thiên nhiên không đủ cung cấp cho nhu cầu của người nuôi, vì vậy người nuôi cá đã cho sản xuất giống nhân tạo để nâng cao hiệu quả khi nuôi và chủ động thời gian nuôi

2.2 Tình hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL

Nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức (Lê Xuân Sinh, 2005) nên sản lượng cá tạp nước ngọt có thể sử dụng làm thức ăn cho NTTS nói chung và nuôi cá lóc nói riêng ngày càng khan hiếm Có nhiều giải pháp thay thế nguồn thức ăn từ cá tạp nước ngọt được các hộ nuôi cá lóc đề xuất, trong đó biện pháp thay thế hàng đầulà thay thế bằng cá tạp biển được 84,8 % số hộ đề nghị Các biện pháp khác là chuyển sangnuôi đối tượng khác (3,8%) hoặc không nuôi cá lóc nữa (3,5%) Có 3,3% số hộ nuôi cho rằng nên giảm nuôi cá lóc và nuôi theo qui hoạch cùng với việc tăng cường quản lý khai thác và BVNLTS nhằm đáp ứng được nguồn thức ăn cho cá lóc nuôi Các hộ nuôi cá lóc còn có thể tận dụng ốc bươu vàng, cua đồng hay đầu, xương cá tra để thay thế nguồn cá tạp nước ngọt (3,3% số hộ) Tuy nhiên, các giải pháp này cần lưu ý sự cạnh tranh nguồn thức ăn từ pháttriển nuôi các đối tượng khác (cá tra, cá trê lai, tôm càng xanh, lươn,…), nguy cơ khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng như ảnh hưởng xấu tới việc cung cấp thực phẩm giá

rẻ của một bộ phận lớn dân cư địa phương

Trang 14

Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng – vật nuôi – thủy sản TP Cần Thơ, Công ty Cổ phần EWOS Việt Nam đánh giá kết quả dự án nuôi

cá lóc trong vèo sử dụng thức ăn viên EWOS tại một số hộ dân trên địa bàn TP Cần Thơ Từ thực tế đó, Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ rất quan tâm việc hỗ trợ nông dân

có hướng chuyển từ nuôi cá lóc sử dụng nguồn cá mồi truyền thống sang các loại thức

ăn công nghiệp Mô hình này tạo thuận lợi hơn cho người nuôi cá lóc, đồng thời giảm các tác động xấu đến môi trường

Để có mô hình điểm làm cơ sở hướng dẫn và nhân rộng, tháng 4 – 2013, Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng – vật nuôi – thủy sản TP Cần Thơ và Công ty cổ phần EWOS Việt Nam (thuộc Tập đoàn EWOS – NA Uy) thực hiện Dự án mô hình trình diễn nuôi cá lóc thâm canh trong vèo sử dụng thức ăn công nghiệp EWOS Mô hình chính thức triển khai thả nuôi cá từ tháng 5 – 2013, với

sự tham gia của 6 hộ dân thuộc các quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ và một điểm nuôi tại Trung tâm Giống cây trồng – vật nuôi – thủy sản TP Cần Thơ

Tham gia dự án, Công ty cổ phần EWOS Việt Nam hỗ trợ con giống và 50% chi phí tiền thức ăn cho các mô hình nuôi trình diễn Kết quả cho thấy, tại các hộ dân và 1 điểm nuôi trình diễn tại Trung tâm Giống cây trồng – vật nuôi – thủy sản TP Cần Thơ,

cá lóc nuôi tăng trọng khá nhanh, khoảng 4 tháng 20 ngày (đối với cá lóc đầu nhím) là

có thể xuất bán, tỷ lệ cá bị dị tật rất ít, hệ số thức ăn chỉ ở mức 1,1 – 1,3kg thức ăn/kg

Cho kết quả cao so với cách nuôi truyền thống (sử dụng cá bổi làm mồi) và hứa hẹn cơ hội phát triển nghề nuôi cá lóc, tạo thêm thu nhập cho các nông hộ ở nông thôn… Thời gian qua, cá lóc được nông dân tại nhiều quận, huyện của TP Cần Thơ theo các

mô hình nuôi ao, hầm, nuôi vèo đặt trong ao, vèo đặt trên sông,… Tuy nhiên, người dân chủ yếu sử dụng các loại cá tạp tươi sống để làm mồi nuôi cá lóc, nên việc phát triển mô hình gặp khó do nguồn thức ăn thường bị thiếu hụt và không ổn định về chất lượng

Chính vì vậy, các mô hình nuôi cá lóc, nhất là nuôi cá lóc trong vèo chỉ được nông dân phát triển mạnh vào mùa lũ – thời điểm mà nguồn cá tạp trong tự nhiên dồi dào nhất trong năm Song, việc khai thác đánh bắt quá mức các loại thủy sản trong tự nhiên thời gian qua khiến lượng cá tạp mùa lũ giảm dần, nguồn cung hạn chế, giá bán cao, lợi nhuận của người nuôi cá cũng giảm theo

2.3 Sơ lược tổng quan về tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài, nhiều sông núi và hải đảo, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh

Trang 15

6

Ngoài ra, với vị thế là cửa ngõ ở phía tây nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế

2.4 Nguồn lợi và nuôi thủy sản ở Kiên Giang

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang phát triển nuôi thủy sản ven biển – đảo bền vững, từ

đó tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cư dân ven biển, hải đảo

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, tỉnh hiện đang tập trung đầu tư các hướng khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước các bãi triều, eo vịnh ven biển, quanh các đảo vào nuôi thủy sản mặn, lợ trên cơ sở tổ chức nhiều mô hình quản

lý cộng đồng gắn với sinh kế người dân địa phương

Đồng thời phát triển nuôi thủy sản lồng bè trên biển, nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển, bãi triều theo hướng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, quảng canh cải tiến gắn với tham quan du lịch; quản lý tốt môi trường nguồn nước, thức ăn, con giống đảm bảo sản xuất sản phẩm sạch

Mục tiêu đến năm 2015 toàn tỉnh Kiên Giang đạt 1.500 lồng bè, với thể tích nuôi 150.000m3, sản lượng 3.000 tấn và năm 2020 là 3.000 lồng bè, thể tích nuôi 300.000m3, sản lượng 6.000 tấn

Để đạt mục tiêu, tỉnh Kiên Giang thực hiện chính sách giao đất, mặt nước khu vực ven biển, ven đảo cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuê nuôi thủy sản ổn định, lâu dài; đầu tư đường giao thông, lưới điện, đặc biệt là cơ sở sản xuất giống thủy sản chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu nguồn giống thả nuôi, nhằm giúp ngư dân chủ động trong nuôi thủy sản ven biển, hải đảo

Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ ngư dân vay vốn nuôi thủy sản, tỉnh Kiên Giang đã huy động nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế trên cơ sở tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cơ chế chính sách ưu đãi ổn định và lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững

Ngày đăng: 13/06/2016, 11:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w