Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
906,04 KB
Nội dung
Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Z Y LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG TẠI HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN HỮU ĐẶNG Sinh viên thực hiện: NGUYỄN CƯỜNG Mã số SV: 4031418 Lớp: KTNN&PTNT K29 Cần Thơ - 2007 GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 1 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp truyền thống và khoảng 76% dân số ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tham gia vào hoạt động sản xu ất nông – lâm – ngư nghiệp và thủy sản. Giá trị sản xuất từ hoạt động nông nghiệp nói chung đóng góp khoảng 25% vào tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) và chiếm khoảng 30% giá trị xuất khẩu của nền kinh tế. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngành nông nghiệp có vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cụ thể là giá trị xuất khẩu lương thực và thủy sản của ĐBSCL đóng góp hơn phân nữa giá trị xuất khẩu và thủy sản trên toàn quốc. ĐBSCL đạt được vị thế trên là nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên với một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng; một chế độ khí hậu ôn hòa, một vị trí địa lý, địa hình thuận lợi…rất thích hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Riêng tại huyện Gò Quao thuộc tỉnh Kiên Giang, nông nghiệp được xem là ngành kinh tế tối quan trọng và giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương với tỷ trọng đạt khoảng 60% tổng GDP. Phần lớn, người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Trong cơ cấu nông nghiệp của huyện Gò Quao, ngoài ngành thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người sản xuất. Trong đó, chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi vịt đẻ lấy trứng dưới hình thức chạy đồng là ngành sản xuất giữ vị trí khá quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu thu nhập của từng nông hộ; đối với một số hộ, đây còn là ngành sản xuất mang ý nghĩa quyết định sống còn đối với gia đình họ. Hơn nữa, trứng vịt còn là loại sản phẩm được ưa thích trên thị trường, đáp ứng nhu cầu xã hội về tiêu dùng thiết yếu hằng ngày; thêm vào đó phát triển các mô hình chăn nuôi nói chung sẽ góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, do việc áp dụng cũng như khả năng cập nhật, tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật về phương thức, kỹ thuật chăn nuôi của người dân còn nhiều hạn chế; khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cho những nông hộ chăn nuôi vịt đẻ là chưa cao; các cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 2 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Trong nông nghiệp, ngoài trồng trọt chăn nuôi được xem là ngành sản xuất quan trọng và có triển vọng phát triển. Nó góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và cải thiện bộ mặt nông nghiệp, đời sống người dân sống ở khu vực nông thôn. Trong các loại gia súc, gia cầm mà ĐBSCL chăn nuôi, sản phẩm trứng từ chăn nuôi vịt đẻ theo hình thức chạy đồng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được ưa chuộng trên thị trường và đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày. Ở phương diện thị trường, trứng vịt rất dễ tiêu thụ và được thu mua dưới nhiều hình thức, được bán lại ở khắp nơi. Riêng đối với người chăn nuôi vịt, vịt là loại gia cầm dễ nuôi, lớn nhanh có thể nuôi được số lượng lớn vì đó đạt được hiệu quả kinh tế tương đối khả quan; đồng thời thu nhập từ chăn nuôi vịt đẻ theo mô hình chạy đồng là một nguồn thu lớn và chủ yếu đối với một bộ phận không nhỏ nông hộ khu vực ĐBSCL. Trong những năm qua, mặc dù chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp như miễn thuế nông nghiệp đến năm 2010, chính sách 135 về xóa đói giảm nghèo ở nông thôn,…tuy đã có những chuyển biến tích cực bộ mặt nông nghiệp nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo đáng kể, giải quyết tốt một số điều kiện sinh sống thiết yếu cho một bộ phận dân cư ở nông thôn, nhưng vẫn còn GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 3 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Gò Quao là một huyện có số nông hộ chăn nuôi vịt đẻ và số lượng vịt đẻ rất lớn, do đó không thể tránh khỏi tầm ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Chính vì vậy, mà nhiều nông hộ nơi đây có tâm lý hoan man lo sợ không giám mở rộng quy mô sản xuất hoặc không giám tái đàn sau dịch cúm xảy ra. Một số nông hộ trong huyện lại ít đất, không biết kỹ thuật sản xuất canh tác mới, hoặc không đủ vốn để chuyển đổi sang hoạt động sản xuất khác trong khi cuộc sống của gia đình họ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ chăn nuôi vịt đẻ. Vì vậy, việc khảo sát thực trạng chăn nuôi, phân tích và đánh giá hiệu quả của mô hình chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng; kết hợp với những chính sách của chính quyền địa phương để tiến hành hình thành đề tài nhằm tìm ra giải pháp, định hướng cho bà con chăn nuôi vịt đẻ nơi đây là thật sự cần thiết và thiết thực. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Khảo sát, đánh giá thực trạng và hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ lấy trứng theo mô hình chạy đồng của nông hộ tại huyện Gò Quao; đồng thời kết hợp với ý kiến của nông hộ, các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương với mục đích tìm ra hạn chế, khó khăn hay thuận lợi và cơ hội của mô hình chăn nuôi này nhằm đề xuất một số giải pháp để tăng hiệu quả chăn nuôi và nâng cao thu nhập cho nông hộ nơi đây. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích, đánh giá thực trạng chăn nuôi vịt đẻ lấy trứng theo mô hình chạy đồng của nông hộ. (2) Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại huyện Gò Quao. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 4 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (3) Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả của hoạt động chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng. (4) Đề xuất một số giải pháp để cải thiện và nâng cao thu nhập cho nông hộ chăn nuôi mô hình này. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Một số câu hỏi được đặt ra nhằm xác định mục tiêu và phương hướng nghiên cứu, đó là: + Mô hình chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng là mô hình như thế nào? Tại sao nông hộ lại lựa chọn thực hiện mô hình chăn nuôi này mà không chọn ngành nghề sản xuất khác? Thực trạng chăn nuôi mô hình này ra sao? + Nguồn lực của nông hộ chăn nuôi mô hình vịt đẻ chạy đồng như thế nào? Bao gồm những nguồn lực gì ( yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động chăn nuôi)? + Mô hình chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng có hiệu quả không? Ở mức độ nào? + Hiệu quả của chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao có phụ thuộc vào dạng vịt nuôi ban đầu ( vịt hậu bị hay vịt con); quy mô đàn vịt hay tính chuyên môn hóa không? Ở mức độ nào? + Các tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi mô hình này? Điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội và đe dọa của mô hình chăn nuôi này tại địa phương? Giải pháp nào để tăng tính hiệu quả cho mô hình này và nâng cao thu nhập cho nông hộ chăn nuôi? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Không gian nghiên cứu của đề tài là huyện Gò Quao thuộc tỉnh Kiên Giang, cụ thể hơn là các nông hộ chăn nuôi vịt đẻ lấy trứng theo mô hình chạy đồng trên địa bàn huyện; và đề tài được hoàn thành tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 5 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang 1.4.2. Thời gian Đề tài này được thực hiện vào khoảng đầu tháng 2 năm 2007 đến giữa tháng 6 năm 2007. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là các nông hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao. Cụ thể hơn là các khoản mục doanh thu, chi phí, thu nhập và lợi nhuận của mô hình chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng. Trên cơ sở đó, đánh giá được hiệu quả của hoạt động chăn này. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu đó là: Mai Van Nam, 2003; “Economic inefficiency and its determinants in the pigs industry in south Vietnam”, UPLB, the Philippines; phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn hóa (normalized profit function), và hàm probit được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông và Tây Nam Bộ). Piyaluk Chutubtim, 2001; “Guidelines for conducting extended cost – benefit analysis of Dam projects in Thailand”, EEPSEA, chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á; phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách trợ giá đầu vào như điện, thủy lợi phí,…, có tác động tích cực đến nông dân, đặc biệt nông dân có thu nhập thấp, nhưng có tác động xấu đến xây dựng và hoạt động của hệ thống thủy nông trong vùng nghiên cứu. Nguyễn Trung Cang, 2004; “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan; phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo quy mô diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có quy mô diện tích lớn hơn 03 hecta. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 6 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Phước Minh Hiệp và nhóm nghiên cứu, 2005; “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và xác định nhu cầu vốn của nông hộ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh”; phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA), mô hình probit và so sánh mô hình sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu tín dụng và yếu tố thể chế chính sách ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, còn có một số đề tài luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu về hiệu quả sản xuất, hiệu quả tài chính…của hộ chăn nuôi gà thịt, vịt thịt trong những năm trước. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 7 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Lý thuyết về nông hộ và nguồn lực nông hộ 2.1.1.1. Khái niệm về nông hộ và đặc điểm nông hộ Nông hộ là những người nông dân sinh sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, hầu hết tham gia vào hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và thủy sản….hoặc kết hợp với các ngành nghề (trong đó phải có nông nghiệp); sử dụng lao động, vốn và những nguồn lợi sẵn có của gia đình là chủ yếu để sản xuất và kinh doanh. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp để tạo ra giá trị sản xuất, lúc này nông hộ được gọi là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất hiệu quả nhất về kinh tế xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp nông thôn. Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng, chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài ra, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện cũng xuất phát từ kinh tế nông hộ. 2.1.1.2. Nguồn lực nông hộ Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ một cá nhân, tổ chức hay đơn vị nào cũng phải có một nguồn lực đầu vào nhất định. Đối với nông hộ, do sống chủ yếu ở những vùng nông thôn, vùng xa xôi, hẻo lánh…nên việc tiếp cận các phương tiện truyền thông, thông tin khoa học kỹ thuật và dịch vụ còn nhiều hạn chế. Vì vậy để tiến hành sản xuất nông nghiệp, nguồn lực chủ yếu của nông hộ chỉ là những thứ có sẵn, bao gồm nguồn lực hữu hình và nguồn lưc vô hình. Nguồn lực hữu hình của nông hộ chủ yếu là diện tích đất canh tác, số lao động trong gia đình, số tiền sẵn có và tích lũy và một số tài sản khác như ghe, xuồng, máy cày, máy bơm nước…. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 8 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Nguồn lực vô hình của nông hộ là kinh nghiệm được tích lũy từ sản xuất nông nghiệp, trình độ văn hóa và sự hiểu biết riêng ở từng người, thời gian định cư, thâm niên sản xuất và khả năng tiếp cận vốn, tiếp cận khoa học kỹ thuật trong sản xuất…. Các yếu tố này không thể quy đổi ra thành giá trị bằng tiền. 2.1.1.3. Một số đặc trưng về nông bộ. Đặc trưng bao trùm của kinh tế hộ là là các thành viên trong gia đình làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình, đây là nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự túc, hoặc sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. - Về hình thức quản lý: Phần lớn các nông hộ đều có người quản lý chung một cách rõ ràng. Thông thường, người chủ hộ cũng là chủ gia đình ngoài việc trực tiếp quản lý mọi mặt của gia đình còn tham gia lao động, sản xuất với các thành viên khác trong gia đình. Mỗi nông hộ được xem là một chủ thể kinh tế, đa phần các chủ thể kinh tế này tiến hành sản xuất kinh doanh một cách độc lập. - Về ruộng đất: Nông hộ được nhà nước phân chia, giao cho ruộng đất để sử dụng lâu dài và ổn định. Đổi lại nông hộ phải đóng thuế ruộng đất cho nhà nước, thông thường mức thuế này rất thấp vì nhà nước có chính sách ưu đãi cho nông nghiệp. Trong những năm qua, nhà nước đã miễn luôn thuế nông nghiệp cho đến năm 2010. - Về quy mô ruộng đất: Ở nước ta bình quân/ nông hộ khoảng 0,59 ha. Trong đó mức biến động là khá lớn, một số vùng kinh tế mới quy mô ruộng đất bình quân/ nông hộ lên đến 3 ha. Vì vậy, nhà nước hạn mức đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, đối với cây hàng năm không quá 3 ha, đối với cây lâu năm không quá 10 ha. Một đặc trưng khác của nông hộ đó là sự tham gia của lao động trong sản xuất. Phần lớn, lao động trong gia đình, phần ít nông hộ có nhiều đất đai, nhiều ngành nghề, quy mô sản xuất lớn thường thuê mướn thêm lao động bên ngoài. - Về vốn và tài sản: Nông hộ thường có một số vốn tự có để phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống cho gia đình mình. Tùy theo điều kiện và quy mô gia đình mà số vốn là khác nhau. Nhưng nhìn chung, nông hộ đều thiếu vốn cho GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 9 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang - Về tài sản: Nhìn chung các nông hộ đã trang bị được những nông cụ thông thường, riêng đối với các nông hộ giàu có thì còn sở hữu thêm một số thiết bị, máy móc để phục vụ cho sản xuất hoặc cho thuê. 2.1.2. Lý thuyết về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế 2.1.2.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế Để hiểu rõ khái niệm “cơ cấu ngành kinh tế” trước hết cần làm rõ khái niệm “cơ cấu”. Cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu thị sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Nền kinh tế quốc dân được xem là một hệ thống phức tạp có rất nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành. Cơ cấu kinh tế quốc dân là tổng thể hợp thành của các bộ phận, các kiểu cơ cấu trong mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau cả về số lượng và chất lượng, trong không gian, thời gian và những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Cơ cấu nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu tái sản xuất xã hội, cơ cấu tổ chức – quản lý nền kinh tế quốc dân, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành tương quan tỉ lệ, biểu hiện quan hệ giữa các ngành đó của nền kinh tế quốc dân. Có nhiều cách phân loại cơ cấu ngành kinh tế: - Dựa theo tính chất tác động vào đối tượng lao động gồm có khối ngành khai thác (nông nghiệp, các ngành công nghiệp khai thác), khối ngành chế biến và khối ngành dịch vụ. - Dựa vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, bao gồm: công nghiệp – xây dựng, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. - Dựa vào vị trí, tầm quan trọng và xu thế vận động, gồm các ngành mũi nhọn, trọng điểm và các ngành khác. Ngoài các tiêu chí phân chia trên, còn có nhiều tiêu chí khác như dựa vào chu kỳ vận động, dựa trên cơ sở phân công lao động… GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 10 SVTH: Nguyễn Cường [...]... tăng hiệu quả chăn nuôi và nâng cao thu nhập nông hộ GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 23 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1.Vị trí địa lý Huyện Gò. .. dụng đồng trống sau khi đã thu hoạch xong để chăn nuôi vịt để lấy trứng với mô hình chạy đồng Vì vậy, chăn nuôi vịt đẻ theo mô hình chạy đồng là một trong những ngành mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho nông hộ, có vai trò quyết định “sống còn” đối với một số nông hộ nơi đây GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 20 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên. .. 1 đồng chi phí bỏ ra để tiến hành chăn nuôi vịt đẻ thì nông hộ lời được bao nhiêu đồng (đã tính công lao động nhà) - Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Tỷ số này cho biết trong 1 đồng thu được từ chăn nuôi vịt đẻ thì nông hộ lời được bao nhiêu đồng (đã tính công lao động nhà) GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 17 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên. .. Giang Phương pháp phân tích mục tiêu (2): Phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tích thu nhập và lợi nhuận: + Thu thập từ chăn nuôi vịt đẻ = Doanh thu từ chăn nuôi vịt đẻ – Chi phí chăn nuôi vịt đẻ chưa tính công lao động nhà + Lợi nhuận chăn nuôi vịt đẻ = Thu nhập chăn nuôi vịt đẻ - Công lao động nhà quy ra tiền Phương pháp phân tích mục tiêu (3): Sử dụng phương pháp phân tích hàm thu thập theo... nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất Thường thì, hiệu quả phân phối xảy ra khi mà giá của sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng trả bằng với chi phí của các nguồn lực được dùng để sản xuất (P = MC) GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 14 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Hiệu quả phân phối đối... pháp phân tích số liệu Tùy theo từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể mà đề tài có những phương pháp phân tích sau: Phương pháp phân tích mục tiêu (1): Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tính trung bình các chỉ tiêu nghiên cứu nhờ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 21 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Phương pháp phân. .. nghiệp 4.757,43ha, chiếm 10,83% diện tích đất tự nhiên GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 24 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Bảng 1: DIỆN TÍCH, CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH ĐẾN CUỐI NĂM 2005 CỦA HUYỆN GÒ QUAO TỈNH KIÊN GIANG Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu ( %) 39.190,06 87,17 4.757,43 10,83 1.357,15 3,09 779,44 1,77 43.947,49 100,00 1 Nhóm đất... trọng chậm Tỷ trọng nghành chăn nuôi chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nghành sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 7,82% Trên địa bàn huyện, loại gia súc gia cầm đựợc chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, gà, vịt Trong GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 30 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang những năm qua, số lượng gia súc gia cầm trong huyện có sự biến động... của huyện Gò Quao có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và nuôi trồng thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 33 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Bảng 5: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỜI KỲ 1995 – 2005 HUYỆN GÒ QUAO – TỈNH... hiện nhiều mô hình hiệu quả trong sản xuất như 2 lúa + 1 vụ màu, 2 lúa + 1 vụ tôm……nâng cao giá trị bình quân trong huyện đạt 20 triệu đồng/ ha GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 29 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Mô hình kinh tế vườn phát triển mạnh, nhiều giống cây có khả năng tiêu thụ cao trên thị trường với diện tích khoảng 2.000 . SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Gò Quao là một huyện có số nông hộ chăn nuôi vịt đẻ và số lượng vịt đẻ rất lớn, do đó không. hình chạy đồng của nông hộ. (2) Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ tại huyện Gò Quao. GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Đặng Trang 4 SVTH: Nguyễn Cường Phân tích hiệu quả chăn nuôi. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (3) Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả của hoạt động chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng. (4) Đề xuất một số giải