Sơ lược tình hình dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ởng ười trong những năm qua

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 35)

trong những năm qua

Bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong lịch sử virut cúm gia cầm đã từng gây ra đại dịch ở nhiều nước trên thế giới, đại dịch cúm năm 1918-1919, chỉ sau một thời gian ngắn đã làm tử vong gần 40 triệu người.

Từ cuối 2003 đến nay, tại nhiều nước đã xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1. Theo cảnh báo của tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức thú y thế giới (OIE), tổ chức nông lương thế giới (FAO), thế giới đang đứng trước nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch ở người.

Ở nước ta, dịch cúm gia cầm H5N1 và cúm A (H5N1) trên người xảy ra từ cuối năm 2003 với 3 đợt chính vào các tháng đầu năm 2004 và đầu năm 2005, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi với khoảng 50 triệu con gia cầm bị thiêu hủy; đồng thời thiệt hại lớn về người với 91 người bị mắc bệnh; trong đó 41 trường hợp đã tử vong ảnh hưởng đến 33/64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Hiện nay, chưa có văcxin và thuốc đặc hiệu để phòng cúm A (H5N1) ở người.

Từ 8-2005 đến nay, dịch cúm gia cầm trên phạm vi toàn quốc đã có vài lần bùng phát trở lại, cụ thể là giữa năm 2006, nhưng do đã được dự báo và được lường trước tình hình, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong các đợt dịch cúm trước đó nên đã giảm thiệt hại đáng kể về tài sản và người.

Để giảm thiệt hại cho nông dân, nhà nước đã trích ngân sách hỗ trợ kinh phí chống dịch cúm với mức bình quân từ 10.000-15.000đ/ con gia cầm bị tiêu hủy và kinh phí phòng là 3.000đ/ con gia cầm.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)