PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 66 - 69)

79, 15 Dễ tìm việc làm tại địa phương 3 3,9

4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG

NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG

Hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ được thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như giá cả vật tư, giá bán trứng, tình hình biến động kinh tế xã hội…Mức tác động giữa các nhân tố này là khác nhau, bao gồm tác nhân hữu hình và các tác nhân vô hình. Tuy nhiên khi xét về các mối tương quan giữa thu nhập và các khoản mục chi phí chăn nuôi vịt đẻ thì thu nhập chịu phụ thuộc vào một số khoản mục chi phí như: chi phí con giống; chi phí chuồng trại; chi phí thuốc thú y; chi phí dụng cụ, thiết bị chăn nuôi và thu

Bảng 26: KẾT QUẢ TƯƠNG QUAN GIỮA THU NHẬP VÀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG

Mô hình Hquy (R) ệ số hồi Hđịệnh (R số xác 2) R2điều chỉnh F Sig.F

1 0,862 0,785 0,704 1,894 0,001

Nhân tố tác động Hệ số hồi quy

(Coefficients) P – Value

Hệ số 14.854.616,50 0,002

Chi phí con giống -0,62 0,219

Chi phí chuồng trại 2,42 0,006

Chi phí thức ăn 0,61 0,043

Chi phí thuốc thú y - 6,76 0,250

Chi phí dụng cụ, thiết bị chăn nuôi và thu hoạch 0,62 0,078

Chi phí thuê lao động chăm sóc 3,23 0,006

Chi phí vận chuyển con giống và trứng -5,11 0,294

Chi phí hao hụt - 0,75 0,141

Chi phí chạy đồng 6,25 0,005

Kết quả phân tích cho thấy Sig.F = 0,001 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5% (quy ước trong thống kê), điều này chứng tỏ phương trình hồi quy có ý nghĩa về mặc thống kê. Với R2 = 78,5% có nghĩa là trong 100% sự thay đổi của thu nhập từ chăn nuôi vịt đẻ thì có 78,5% là do sự tác động của các khoảng chi phí nói trên, còn lại 21,5% là do ảnh hưởng của các yếu tố khác không được đưa vào mô hình phân tích. Ngoài ra, R = 86,2% thể hiện mối quan hệ chặc chẽ giữa các yếu tố được phân tích trong phương trình.

Để đảm bảo tính xác thực của mô hình, ta tiến hành kiểm định mối tương quan hồi quy giữa thu nhập từ chăn nuôi vịt đẻ và các yếu tố chi phí chăn nuôi.

Giả thuyết:

H0: b1 = b2 = b3 = … = b9 = 0

Không có mối liên hệ nào giữa thu nhập và các khoản chi phí của hoạt động chăn nuôi vịt đẻ.

H1: ∃ bi ≠ 0

Tồn tại ít nhất một yếu tố chi phí có liên quan và tác động đến thu nhập từ hoạt động chăn nuôi vịt đẻ của nông hộ.

Kết quả mô hình cho biết, Sig.F = 0,001 < α = 5%, do đó ta bác bỏ giả thuyết H0, hay nói cách khác là có sự tương quan giữa thu nhập và các khoản chi phí chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng. Sự tương quan này biểu hiện qua công thức sau với mức ý nghĩa 5%:

Y = 14.854.616,50 + 2,42 X2 + 0,61 X3 + 3,23 X6 + 6,25 X9

Trong đó:

+ X2 là chi phí chuồng trại + X3 là chi phí thức ăn

+ X6 là chi phí thuê lao động chăm sóc + X9 là chi phí chạy đồng

Giải thích ý nghĩa của mối tương quan giữa thu nhập và chi phí

-Chi phí chuồng trại: Khi tăng khoản chi phí này lên 1 đồng thì thu nhập từ chăn nuôi vịt đẻ trên mỗi đàn sẽ tăng lên được 2,42 đồng/ 100 con, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Thực tế cũng cho thấy, nếu chuồng trại được xây dựng tốt thì sức khỏe và sức sinh sản của đàn vịt cũng tốt và dĩ nhiên thu nhập sẽ tăng lên.

-Chi phí thức ăn: Khi tăng tăng 1 đồng chi phí thức ăn thì thu nhập sẽ tăng lên 0,61 đồng/ 100 con với điều kiện cố định các yếu tố khác. Điều này chứng tỏ thức ăn có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của mô hình chăn nuôi này.

-Chi phí thuê lao động chăm sóc: Khi tăng khoản chi phí này lên 1 đồng thì thu nhập từ chăn nuôi vịt đẻ trong năm qua sẽ tăng lên được 3,23 đồng/ 100 con, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

-Chi phí chạy đồng: Khi tăng khoản chi phí này lên 1 đồng thì thu nhập từ chăn nuôi vịt đẻ trong năm qua sẽ tăng lên được 6,25 đồng/ 100 con, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Như vậy, với mức ý nghĩa 5% thu nhập của nông hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy động tại huyện Gò Quao phụ thuộc vào chi phí chuồng trại, chi phí thức ăn, chi phí thuê lao động chăm sóc, và chi phí chạy đồng. Các khoản mục chi phí còn lại như: chi phí thuốc thú y, chi phí dụng cụ, thiết bị chăn nuôi và thu hoạch, chi phí vận chuyển con giống và trứng, chi phí hao hụt cũng tác động đến thu nhập của nông hộ nhưng ở mức ý nghĩa cao hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)