Giải pháp về vốn phục vụ cho sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 74 - 75)

2. Ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ

5.2.3. Giải pháp về vốn phục vụ cho sản xuất

Giải quyết tình trạng thiếu vốn phục vụ sản xuất đang là vấn đề đặt ra đối với người chăn nuôi vịt đẻ nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. Đặc biệt trong điều kiện mà tình hình thu nhập của nông hộ phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu từ vịt đẻ, thì vốn để sản xuất càng trở nên cần thiết hơn. Tuy nhiên, tình trạng nông hộ thiếu vốn sản xuất trên địa bàn huyện còn quá nhiều, trong khi số nông hộ được vay chính thức từ Ngân hàng Nông Nghiệp còn quá ít (35%). Nguyên tắc thế chấp tài sản hay thủ tục vay khó khăn phải qua nhiều khâu trung gian đang là nhức nhói và bức súc đối với nông hộ chăn nuôi nơi đây. Vì vậy, giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này là:

- Nhà nước, cụ thể là Ngân hàng Nông Nghiệp và một số tổ chức tài chính – tín dụng trên địa bàn huyện cần có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất cho

nông hộ đặc biệt là những nông hộ có điều kiện sản xuất khó khăn và không có tài sản thế chấp.

- Rà soát và hạn chế tình trạng vay vốn qua trung gian giảm thủ tục rườm rà trong tiến trình tín dụng.

- Hệ thống Ngân hàng cần ưu đãi hơn về lãi suất, tăng thời hạn cho vay đối với nông hộ chăn nuôi gia cầm cụ thể là vịt đẻ.

Ngoài ra, các nông hộ còn phải biết tự thành lập các tổ, các nhóm hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất và cùng nhau phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, liên kết với các công ty vật tư, thức ăn chăn nuôi nhằm tìm các nguồn tài trợ đầu vào sản xuất thông qua hình thức mua thiếu hay ứng trước vật tư nông nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)