Thực trạng chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 45 - 47)

79, 15 Dễ tìm việc làm tại địa phương 3 3,9

4.1.2. Thực trạng chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ

Chăn nuôi vịt đẻ lấy trứng dưới hình thức chạy đồng là mô hình sản xuất dễ thực hiện, đơn giản và tương đối hiệu quả. Tất cả các khâu từ tuyển chọn và mua con giống đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm trứng cũng tương đối dễ dàng, ngoại trừ trường hợp vịt mắc bệnh hoặc có dịch cúm gia cầm xảy ra thì hoạt động chăn nuôi sẽ gặp một số khó khăn và xáo trộn.

Hoạt động chăn nuôi vịt đẻ của nông hộ tại huyện Gò Quao trong những năm qua cũng có một ít biến động do dịch cúm gia cầm gây ra. Tuy nhiên mức độ chỉ dừng lại ở tầm ảnh hưởng. Cũng chính vì đặc tính của loài vịt là loại gia cầm dễ nuôi nên cách bố trí và xây dựng chuồng trại của bà con nơi đây rất đơn giản. Nhìn chung chuồng trại tương đối thô sơ, không cầu kì, phức tạp. Nền chuồng được trải rơm, hoặc trấu (thậm chí có nông hộ còn sử dụng luôn mặt đất) để làm nơi trú ngụ và đẻ trứng về đêm của vịt. Chuồng được bao bọc bởi lưới xung quanh, khung sườn thường được làm bằng cây, gỗ nhỏ.

Để đảm bảo cho vịt phát triển tốt, chuồng trại còn được che chở nguyên liệu “tân”, một số nông hộ có nguồn vốn khá còn thay “tân” bằng tôn.

Mục đích của việc xây dựng chuồng trại tại nông hộ là để tập trung đàn vịt, cho ăn, chăm sóc và để lấy trứng khi vịt đẻ. Phần lớn thời gian trong năm, đàn vịt được chuyển đi nơi khác để chạy đồng, hoặc được chăn thả ở các nhánh sông, hay các con kênh nhỏ gần nhà. Vì vậy thời gian nhốt vịt thường là các tháng trong mùa lúa.

Kết quả khảo sát thực tế, thu thập số liệu về thực trạng và tình hình chăn nuôi vịt đẻ được tổng hợp thông qua bảng số liệu sau

Bảng 11:MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG CỦA NÔNG HỘ Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số đàn/ hộ Đàn 1,0 3,0 1,18 0,447 Số con/ đàn Con 150,0 2000,0 620,20 349,119 hộ Con 200,0 2000,0 676,45 353,451 Tổng số vịt/ Số vịt hao hụt/ đàn Con 10,0 500,0 98,58 105,182 đàn Con 190,0 1500,0 579,13 288,591 Số vịt còn lại/

Thời gian nuôi đến khi đẻ

(đối với dạng vịt con) Tháng 4,0 9,0 6,59 1,221

Trọng lượng vịt khi đẻ Kg 1,2 1,7 1,45 0,096

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2007

Kết quả điều tra cho thấy, số đàn vịt mà mỗi nông hộ chăn nuôi trong một năm bình quân là 1,18 đàn; trong đó hộ nuôi ít nhất là 1 đàn và hộ nuôi nhiều nhất là 3 đàn. Số con/ đàn bình quân là 620 con trong đó hộ nuôi ít nhất là 150 con/ đàn và hộ nuôi nhiều nhất lên đến 2000 con/ đàn. Qua đó, tính tổng số vịt trên mỗi hộ, tổng số vịt bình quân ở mỗi nông hộ là 676,45 con; trong đó thấp nhất là 200 con/ hộ và cao nhất là 2000 con/ hộ. Số vịt hao hụt trên mỗi đàn khá lớn, bình quân mỗi hộ mất khoảng 98,58 con/ đàn trong đó có hộ chỉ hao hụt khoảng 10 con nhưng cũng có hộ hao hụt lên đến 500 con. Nguyên nhân của sự hao hụt này trong những năm qua chủ yếu là do vịt mắc bệnh chết và bị mất trong quá trình chăn thả hay chạy đồng. Sau một chu kì chăn nuôi (thể hiện qua mỗi đàn vịt), số vịt còn lại bình quân là 579,13 con/ đàn, trong đó số con còn lại thấp nhất là 190 con/ đàn và cao nhất là 1500 con/ đàn.

Quá trình điều tra đã thấy được có hai dạng vịt nuôi để lấy trứng đó là vịt trưởng thành (hậu bị) có thể cho trứng ngay sau khi mua về và vịt con được nuôi dưỡng cho đến ngày cho trứng. Cả hai dạng vịt nuôi này đều có trọng lượng bình quân khi đẻ là 1,45kg, trong đó có loại vịt chỉ cần 1,2kg là có thể cho trứng, cũng có loại vịt có trọng lượng tới 1,7kg mới bắt đầu đẻ. Giống vịt mà bà con nơi đây thường nuôi đó là vịt siêu trứng, vịt Rằng, vịt Cỏ, và Hãn…(dùng theo từ ngữ phổ thông để chỉ giống vịt nuôi). Riêng đối với dạng vịt con được nuôi dưỡng để

Một thực trạng khá phổ biến đối với nông hộ chăn nuôi vịt đẻ là số lượng vịt qua các năm luôn biến động. Khi được hỏi về sự thay đổi của số lượng vịt nuôi trong những năm qua, có 37,5% số nông hộ trả lời là tăng; 22,5% số nông hộ cho rằng số lượng vịt nuôi của họ trong ba năm qua có xu hướng giảm; số còn lại là 40% trả lời là không thay đổi. Số nông hộ này giải thích nguyên nhân của sự ổn định số lượng đàn vịt là do nguồn thu từ vịt tương đối ổn định, phù hợp với quy mô gia đình họ và nguồn thu này ít chịu tác động, đảm bảo được đời sống của gia đình họ vì vậy họ không thay đổi quy mô đàn vịt đẻ.

Trong số 60% số nông hộ trả lời có thay đổi số lượng vịt nuôi, có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra và được tổng hợp qua bảng trả lời sau:

Bảng 12: BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN GIẢI THÍCH VỀ SỰ THAY

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng tại huyện gò quao, tỉnh kiên giang (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)