Ngành chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở đồng bằng nói chung, ở Hậu Giang nói riêng mà cụ thể là ở huyện Phụng Hiệp có được thắng lợi là chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT
ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS MAI VĂN NAM VÕ THỊ HỒNG NGỌC
ThS PHAN ĐÌNH KHÔI MSSV: 4031073
Lớp:Kế toán 1 khóa 29
Cần Thơ – 2007
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Z Z
Bốn năm dưới mái trường Đại học là khoảng thời gian thật sự cần thiết và quý báu đối với bản thân của mỗi sinh viên Đây là thời gian để học tập và rèn luyện trang bị cho mình những kiến thức thật sự cần thiết, làm hành trang trong cuộc sống Sau 4 năm học, giờ đây em đã là một sinh viên sắp ra trường và đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang” Có được ngày hôm nay, bên cạnh sự cố gắng và tự lực của bản thân, còn có sự hướng dẫn và quá trình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu của thầy cô Em xin chân thành cám ơn:
Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung, quý thầy cô khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, đặc biệt là thầy Mai Văn Nam và thầy Phan Đình Khôi đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên môn để em có thể vận dụng và hoàn thành bài luận văn này
Quý bà con chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang
đã nhiệt tình cung cấp các thông tin cho chúng em trong quá trình phỏng vấn điều tra Các cô chú trong Phòng Nông Nghiệp và Phòng Thống Kê của Huyện Phụng Hiệp đã cung cấp cho chúng em các số liệu thực tế để em hoàn thành bài viết của mình
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Z Z
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày….tháng….năm…… Sinh viên thực hiện
Võ Thị Hồng Ngọc
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
- G F -
Sinh viên Võ Thị Hồng Ngọc (MSSV: 4031073), lớp Kế Toán 01 - Khoá 29 thực tập tại khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và đi lấy số liệu để làm luận văn tốt nghiệp tại huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang
Giáo viên hướng dẫn: TS Mai Văn Nam
Thời gian thực tập từ 05/03 đến 11/06/2007
Cần Thơ, ngày tháng năm 2007
Trưởng Khoa
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- G F -
Trang 6
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
- G F -
Trang 7
MỤC LỤC
- G F -
Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Phạm vi về không gian 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Phương pháp luận 5
2.1.1 Một số khái niệm 5
2.1.2 Những nhân tố tác động trong quá trình chăn nuôi 9
2.1.3 Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu 11
2.1.4 Một số vấn đề cơ bản về chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng 15
2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 19
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 19
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 19
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 20
3.1 Giới thiệu về tỉnh Hậu Giang 20
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
Trang 82006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 được xác định 23
3.2 Tổng quan về huyện Phụng Hiệp 24
3.2.1 Điều Kiện Tự Nhiên 24
3.2.2 Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội 24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP – TỈNH HẬU GIANG 31
4.1 Tổng quan về mẫu điều tra 31
4.2 Thông tin khái quát về các hộ chăn nuôi vit đẻ chạy đồng 31
4.2.1 Lao động tham gia chăn nuôi vịt 31
4.2.2 Về độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi 32
4.2.3 Trình độ văn hóa của người chăn nuôi 32
4.2.4 Mục đích chăn nuôi 33
4.2.5 Về qui mô nuôi vịt của hộ 34
4.2.6.Thời gian hộ chăn nuôi vịt để lấy trứng 35
4.2.7.Về giống vịt lấy trứng 36
4.2.8 Thời gian cho trứng của vịt 39
4.2.9 Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ vịt bị hao hụt khi nuôi 40
4.2.10 Về tình hình chạy đồng cho vịt 41
4.2.11 Diện tích và thời gian thuê đồng 42
4.2.12 Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến tình hình chăn nuôi 42
4.3 Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt lấy trứng 43
4.3.1 Phân tích chi phí chăn nuôi 43
4.4 Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng – phương pháp CBA 54
4.4.1 Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo hình thức mua con giống nhỏ – phương pháp CBA 54
4.4.2 Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng theo hình thức mua con giống hậu bị – phương pháp CBA 56
4.4.3 So sánh hiệu quả kinh tế nuôi vịt lấy trứng theo hình thức con giống nhỏ và con giống hậu bị 58
4.5.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi vịt 59
4.6 Cơ cấu thu nhập của hộ chăn nuôi 63
4.6.1 Thông tin về thu nhập của hộ chăn nuôi 63
4.6.2 Về diện tích đất canh tác của hộ chăn nuôi 64
Trang 94.6.3 Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng do
ảnh hưởng của cúm gia cầm 64
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG Ở PHỤNG HIỆP – HẬU GIANG 66
5.1 Về giống 66
5.2 Thức ăn 67
5.3 Giá cả 68
5.4 Tham gia tập huấn kỹ thuật và phát triển dịch vụ thú y 68
5.5 Chuyển đổi quy mô và hình thức chăn nuôi 69
5.6 Đẩy mạnh công tác phòng bệnh 69
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
6.1 Kết luận 70
6.2 Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC HÌNH
- G F -
Hình 1: Đồ thị phân biệt chi phí – sản lượng – lợi nhuận
Hình 2: Bản đồ tỉnh Hậu Giang
Trang 11DANH MỤC BIỂU BẢNG
- G F -
Trang Bảng 1: Tình hình chăn nuôi của huyện (2003 – 2006) 25
Bảng 2: Dân số huyện qua các năm (2003 – 2006) 27
Bảng 3: Số lượng mẫu phỏng vấn ở các xã 31
Bảng 4: Số lượng lao động của các hộ 31
Bảng 5: Độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi 32
Bảng 6: Trình độ văn hóa của người chăn nuôi 32
Bảng 7: Lý do chọn nuôi vịt 33
Bảng 8: Cơ cấu số lượng nuôi 34
Bảng 9: Lượng nuôi trên đợt 35
Bảng 10: Thời gian nuôi vịt theo hộ 35
Bảng 11: Lý do chọn giống 36
Bảng 12: Nguồn cung cấp giống 37
Bảng 13: Hình thức và giá mua vịt giống 38
Bảng 14: Giá con giống 39
Bảng 15: Thời gian cho trứng của vịt 39
Bảng 16: Tỷ lệ cho trứng và tỷ lệ hao hụt khi nuôi 40
Bảng 17: Nơi chuyển đồng cho vịt 41
Bảng 18: Chi phí chăn nuôi vịt nhỏ 45
Bảng 19: Chi phí chăn tính cho 1 trứng trường hợp vịt con 47
Bảng 20: Tỷ trọng các loại chi phí trong tổng chi phí tính cho một trứng trường hợp nuôi vịt con 48
Bảng 21: Chi phí trung bình tính cho một trứng trong trường hợp nuôi vịt con 49
Bảng 22: Thu nhập trung bình tính cho mỗi trứng 49
Bảng 23: Tổng chi phí chăn nuôi vịt hậu bị 50
Bảng 24: Chi phí chăn nuôi tính cho một trứng trường hợp vịt hậu bị 51
Bảng 25: Tỷ trọng chi phí chăn nuôi tính cho một trứng trường hợp vịt hậu bị 52
Trang 12vịt hậu bị 53
Bảng 27: Thu nhập trung bình tính cho mỗi trứng 54
Bảng 28: Kết quả chăn nuôi vịt 54
Bảng 29: Tập hợp các tỷ số tài chính 55
Bảng 30: Kết quả chăn nuôi vịt 56
Bảng 31: Tập hợp các tỷ số tài chính 57
Bảng 32: So sánh hiệu quả kinh tế khi nuôi vịt theo hình thức con giống nhỏ và giống hậu bị 58
Bảng 33: Tóm tắt kết quả phân tích mô hình hồi quy 60
Bảng 34: Kết quả các yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng của hộ chăn nuôi 61
Bảng 35: Thông tin thu nhâp cơ bản của hộ chăn nuôi 63
Bảng 36: Tình hình thu thập của hộ chăn nuôi 63
Bảng 37: Diện tích đất canh tác của hộ 64
Trang 13- CPLDN: chi phí công lao động nhà
- CLDN: chi phí chưa có công lao động nhà
- CPLV: Chi phí lãi vay
- CPLDT: Chi phí lao động thuê
- CPK: Chi phí khác
Tiếng Anh
- CBA: Cost Benefit Analysis (phương pháp phân tích lợi ích - chi phí)
Trang 14Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả hai hình thức con giống nhỏ và con giống hậu bị đều mang lại hiệu quả kinh tế với tỷ suất lợi nhuận của chăn nuôi con giống nhỏ là 73,92%, con giống hậu bị là 68,58% Các tỷ số tài chính ở cả hai hình thức đều lớn hơn 0, điều đó cho thấy chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng mang lại hiệu quả kinh tế
Nếu so sánh hiệu quả kinh tế của hình thức con giống nhỏ và hình thức giống nuôi hậu bị thì lợi nhuận tính trên mỗi trứng của hình thức con giống nhỏ cao hơn hình thức con giống hậu bị 31,71 đồng/trứng Nguyên nhân là do nuôi vịt theo hình thức con giống nhỏ tiết kiệm được một phần chi phí con giống thay
vì mua con giống hậu bị cao hơn về nuôi
Trang 15CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.4 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số là nông dân, với hai hình thức chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao Bên cạnh đó, Việt Nam lại có lợi thế về đất đai, lao động ngành nghề ở nông thôn Sản xuất lúa hàng năm với sản lượng tương đối cao tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi Song song với việc chăn nuôi bò, heo thì việc nuôi gia cầm, nhất là nuôi vịt lấy trứng lại có ưu thế hơn Bởi vì vịt lấy trứng là loại gia cầm dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, cho năng suất trứng cao, có thể tận dụng lợi thế về điều kiện
tự nhiên như kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, đồng thời phát huy những kinh nghiệm chăn nuôi đã được tích lũy lâu đời trong nông dân Ngoài ra, chăn nuôi vịt lấy trứng cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động ở các vùng nông thôn trong cả nước hiện nay
Ngành chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở đồng bằng nói chung, ở Hậu Giang nói riêng mà cụ thể là ở huyện Phụng Hiệp có được thắng lợi là chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, tận dụng được sản phẩm (đặc biệt là lúa…) rơi vãi sau thu hoạch, cũng như những nguồn phụ phế phẩm của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng lại là ngành đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ít tốn kém, nhưng lại đạt hiệu quả kinh tế cao
Dịch cúm gia cầm bùng phát ở các tỉnh trong khu vực Tây Nam bộ thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra thiệt hại khá nặng nề cho người chăn nuôi gia cầm, sức khỏe của nhân dân với môi trường trong khu vực, đến tình hình sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là các nông hộ chăn nuôi vịt lấy trứng chạy đồng Phần lớn lượng nuôi bị đem đi tiêu hủy, nhiều nông
hộ bị mất trắng và lâm vào cùng cực Điều đó khiến nhiều gia đình đã có ý định
từ bỏ nghề truyền thống của mình
Tóm lại, cùng với “vàng lùn, lùn xoắn lá”, dịch “lở mồm long móng” hiện
Trang 16xuất nông nghiệp của bà con ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và đặc biệt ở huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang nói riêng Việc bức thiết là đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm gây ra và giúp người dân khôi phục lại sản xuất Vì thế đề tài: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt
đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang” đã được em chọn để làm
Thông qua đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, đồng thời khắc phục những khó khăn cho hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang
1.6 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Từ mục tiêu đưa ra tìm hiểu về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang Từ đó đưa ra giả thuyết:
- Hoạt động chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm
- Có sự chuyển dịch ngành sang hướng khác của các hộ nuôi vịt lấy trứng
do ảnh hưởng của cúm gia cầm
Trang 17- Cúm gia cầm gây tổn thất và thiệt hại cho các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng
Để từ đó, chúng ta thu thập thông tin để kiểm định giả thuyết này có chính xác hay không, mức tin cậy là bao nhiêu?
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Việc chăn nuôi vịt lấy trứng của bà con đạt hiệu quả như thế nào?
- Việc tiêm phòng, kiểm dịch đã thực hiện tốt chưa?
- Bà con đã có những biện pháp ra sao để nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
- Những thông tin về số liệu sử dụng cho luận văn từ năm 2004 đến năm 2007
- Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ 05/03/2007 đến 11/06/2007
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Vì kiến thức tiếp thu ở nhà trường chỉ mới là các lý luận từ các thầy cô và sách vở, thời gian thực tập không được nhiều mà tình hình chăn nuôi vịt lấy trứng rất phức tạp nên em chỉ đề cập đến một số nội dung sau:
+ Đưa ra những lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài
+ Phân tích hiệu quả tài chính của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp - Tỉnh Hậu Giang
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng ở Huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang
+ Phân tích cơ cấu thu nhập của hộ nuôi vịt đẻ chạy đồng chuyên nghiệp
và hộ nuôi với quy mô nhỏ
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy
Trang 181.5 LƯƠC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- Mai Văn Nam (2003), “Economic inefficiency and its determinants in the pig industry in south Vietnam”, sử dụng phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn hóa (normalized profit function), và hàm probit trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu sản xuất và tiêu thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông và Tây Nam Bộ)
- Mai Văn Nam (2004), “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng Sông Cửu Long: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, sử dụng phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn quy mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
- Phạm Văn Trượng, Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ, Nghiêm Thuý Ngọc, “Hiệu quả kinh tế của vịt C.V Super M nuôi thịt theo phương thức chăn thả cổ truyền và phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp”; kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi vịt theo phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp có hiệu quả hơn phương thức chăn thả cổ truyền
Còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về chăn nuôi vịt, các công trình này đã tạo ra bước phát triển mới về giống, kỹ thuật chăn nuôi vịt ở nước ta
Trang 19CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm hộ
Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ
là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công Về phương diện thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”
Qua các điểm khác nhau về khái niệm hộ có thể nêu lên một số điểm cần lưu ý khi phân định hộ:
- Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc
- Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung
- Cùng tiến hành sản xuất chung
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về khái niệm hộ và các phương pháp nghiên cứu hộ Hầu như từ trước tới nay người
ta mặc nhiên thừa nhận “hộ” là “gia đình”, “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”
2.1.1.2 Về hộ sản xuất
Hộ sản xuất là những hộ làm những nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… Việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của hộ chủ yếu dựa vào các thành viên trong gia đình thực hiện, công lao động của các thành viên được xem là khoản thu nhập cho nông hộ
Quá trình sản xuất của hộ liên quan đến việc chuyển đổi các loại hàng hóa trung gian (vd: gạo, bột,…) thành hàng hóa hoàn hảo (vd: bánh tráng, rổ,…) Họ thường sử dụng vốn và các dụng cụ của gia đình để sản xuất cũng như lao động
Vì vậy, tổng giá trị hàng hóa tăng thêm của hộ được gọi là tổng sản phẩm của hộ
2.1.1.3 Vấn đề sử dụng vốn và lao động trong quá trình sản xuất kinh tế hộ
Theo thuật ngữ kinh tế, vốn và lao động là 2 nguồn lực sản xuất Lao động
Trang 20khoản tiền phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ, mua nguyên vật liệu trang trải chi phí trong quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là một quá trình được xem như việc sử dụng các nguồn lực để chuyển đổi vật liệu hoặc những sản phẩm dở dang thành những sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Quá trình chăn nuôi cũng diễn ra như vậy từ những yếu tố đầu vào như giống, thức ăn… Tạo ra những giá trị tăng thêm về trọng lượng hàng hóa, đó chính là những vật nuôi cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội
2.1.1.4 Vai trò của kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển
Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai trò hết sức quan trọng Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao - phần lớn nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ nông trại và các thành viên trong gia đình Động lực lớn nhất thúc đẩy sản xuất ở nông trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho
xã hội khoảng 90% sản lượng thịt và cá, khoảng 90% sản lượng trứng, 90% sản lượng rau quả, góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, trong đó đề tài “Thị trường nông sản và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long: trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ” (tháng 9/2002)
do tiến sĩ Mai Văn Nam - trưởng Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm là một điển hình
2.1.1.5 Chi phí là gì?
Chi phí sản xuất nuôi vịt lấy trứng là tất cả những chi phí bỏ ra để thu được sản phẩm là trứng vịt Đối với vịt lấy trứng nuôi theo hình thức chạy đồng
Trang 21bao gồm các chi phí sau: Chi phí con giống chia làm hai loại là chi phí con giống nhỏ hay chi phí con giống gần đến ngày đẻ trứng (con giống hậu bị), chi phí thức
ăn (chi phí thức ăn nhà, chi phí đổ lúa, chi phí thức ăn chế biến sẵn,chi phí thuê đồng, …), chi phí thú y cho quá trình chăn nuôi (bao gồm tiêm phòng và chi phí điều trị), chi phí chuyển đồng, chi phí chuồng trại, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mướn lao động và chi phí lao động nhà quy ra tiền và các khoản chi phí khác Trong đó chi phí lao động được tính như sau:
Chi phí lao động nhà được quy đổi tương đương với lao động có thuê mướn trên thị trường
Đối với chăn nuôi vịt lấy trứng, biến phí giống với chi phí nuôi vịt lấy trứng bao gồm: Chi phí mua vịt giống (con giống nhỏ hoặc con giống gần đến ngày cho trứng), chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí thuê mướn lao động và chi
X
Số lượng trứng thu hoach trong 1 năm
Số lượng Giá thuê Số tháng thuê x nhân công/tháng thuê x
=
Số lao động nhà tham gia nuôi vịt Tiền thuê mướn lao động/tháng X 12 tháng
Số trứng thu hoạch trong một năm
X
Trang 22phí lao động nhà quy ra tiền, chi phí vay ngân hàng, chi phí vận chuyển và các
khoản chi phí khác
2.1.1.7 Định phí là gì?
Định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức hoạt
động của một đơn vị Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược lại
nếu quan sát chúng trên một mức độ hoạt động thì định phí tỷ lệ nghịch với mức độ
hoạt động.Định phí trong chăn nuôi vịt lấy trứng bao gồm: chi phí chuồng trại, chi
phí mua công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc chăn nuôi như máng đựng thức ăn, bình
đựng nước uống, dụng cụ thu hoạch trứng… và các định phí khác
Hình 1: ĐỒ THỊ PHÂN BIỆT CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN
2.1.1.8 Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội có thể định nghĩa là nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi hoặc
phải hy sinh để lựa chọn, thực hiện hành động này thay thế một hành động khác
2.1.1.9 Doanh thu là gì?
Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tất cả lợi
nhuận chăn nuôi nhận đựợc khi bán sản phẩm trứng vịt và số tiền thu được khi
bán vịt đã qua khai thác
2.1.1.10 Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động
chăn nuôi vịt lấy trứng nên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nó bao gồm cả
nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan
DHVO
Trang 23Thu nhập ròng (TNR) = tổng doanh thu – tổng chi phí chưa có công lao động nhà Lợi nhuận ròng (LNR) = tổng doanh thu – tổng chi phí có công lao động nhà
2.1.2 Những nhân tố tác động trong quá trình chăn nuôi
2.1.2.1 Nhân tố trực tiếp
a Chuồng trại
Chuồng trại phải được dựng ở những nơi gần ao, mương hay gần nguồn nước để tiện cho việc tắm rửa của vịt cũng như vệ sinh chuồng trại….Chuồng trại của vịt chỉ cần xây dựng đơn giản bằng các vật liệu địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền như tre,
lá, rơm, rạ… Nếu ta nuôi vịt chăn thả vào những mùa vụ có thời tiết thuận lợi, thì việc xây dựng chuồng trại cho vịt còn dễ dàng hơn nữa, thậm chí đơn giản đan bằng tre hoặc lưới nylon để nhốt vịt vào ban đêm sau khi vịt được cho ăn ở ngoài đồng về
b Chọn giống
Công tác chọn giống là việc rất quan trọng và cần thiết trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi vịt lấy trứng nói riêng Công tác chọn giống để nhằm mục đích biết được nguồn gốc của con giống, các đặc tính về sức sản xuất vượt trội, ngoại hình và thể chất có ưu thế hơn những con giống hiện tại ở địa phương Con giống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cho trứng, có rất nhiều loại: giống vịt lai, giống địa phương, giống vịt ngoại Người chăn nuôi phải biết nhiều loại giống để có thể lựa chọn con giống tốt, phù hợp với đặc điển chăn nuôi của mình, bên cạnh đó là điều kiện khí hậu nơi chăn nuôi, nhu cầu của người tiêu dùng… nhằm nâng cao năng suất vịt nuôi cũng như thỏa mãn yêu cầu về mặt kinh tế
c Thuốc thú y
Bao gồm các loại thuốc phòng, trị bệnh và thuốc bổ dưỡng Nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đàn gia cầm khi xảy ra dịch bệnh, kích thích vật nuôi mau lớn để rút ngắn hơn chu kỳ chăn nuôi so với việc không sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc thú y đúng cách là yêu cầu cần thiết cho chăn nuôi, do đó người nuôi trước khi dùng thuốc phải tham khảo qua những người có kinh nghiệm, tốt nhất là tham khảo qua ý kiến của cán bộ thú y địa phương để được chỉ dẫn thêm
d Cách chăm sóc
Việc chăm sóc, chăn thả cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ nuôi, cũng như năng suất thu hoạch trứng Trong điều kiện chăn nuôi kinh tế hộ với quy mô
Trang 24yếu là từ kinh nghiệm của họ có được, đôi khi đàn vịt nhiễm bệnh nhẹ thì người nuôi cũng tự mua thuốc về điều trị, ít khi thuê mướn cán bộ thú y chăm sóc Trường hợp tiêm phòng cúm gia cầm thì cán bộ thú y xuống tận nơi để tiêm phòng
e Nguồn nước
Nước rất cần thiết cho đàn vịt hàng ngày, nước có tác dụng vừa để uống, vừa để vịt tắm và rỉa lông Vì vậy, cung cấp đủ nước uống cho vịt, nhất là trong khi cho vịt ăn và khi trời nắng nóng là điều cần được quan tâm chú ý Ở nông thôn việc tiêu xài nước không tốn chi phí như ở thành thị Nguồn nước cho nuôi vịt chủ yếu là từ ao hồ, kênh rạch…Tuy nhiên, việc chăn nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, đặc biệt là làm đục và bẩn nguồn nước…
là thức ăn rơi vãi sau vụ thu hoạch Việc cho vịt chạy đồng, vịt ăn ngoài đồng là một trong những phương thức nuôi tiết kiệm được rất nhiều chi phí về thức ăn và tận dụng được nguồn lực dư thừa trong nông nghiệp Do vậy cần phát huy tối đa nguồn lực này
g Vệ sinh phòng bệnh
Điều kiện chăn nuôi ở nông thôn hiện nay còn kém phát triển, các cơ sở bán thuốc cũng như bác sĩ thú y chưa nhiều đã làm cho người chăn nuôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc phòng bệnh cho vịt Hơn nữa, việc chạy đồng ngày đây mai đó, phải thường xuyên thay đổi chỗ ở Việc tiếp xúc với môi trường mới, với những đàn gia cầm lạ là một trong những nguyên nhân lây lan của nhiều thứ bệnh, nhất là cúm gia cầm Đây là một trở ngại lớn cho các hộ chăn nuôi nói chung Vì vậy đòi hỏi các cơ quan thú y cấp xã cần phải nắm rõ số lượng gia cầm của từng hộ dân ở địa phương và những hộ chăn nuôi từ những địa phương khác chuyển đồng đến, từ đó cử cán bộ thú y xuống tiêm phòng cũng như hướng dẫn cách phòng bệnh cho vịt nhất là những bệnh có khả năng lây lan trên diện rộng như cúm gia cầm…
Trang 252.1.2.2 Nhân tố gián tiếp
a Các mầm bệnh ảnh hưởng
Bệnh dịch cúm gia cầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của vịt Bên cạnh đó, vịt còn gặp một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh tụ huyết trùng, bệnh Phó thương hàn, bệnh bạch lỵ đậu, viêm gân truyền nhiễm,… Các tác nhân gây bệnh ít nhiều thường có trong không khí khi chúng lây lan bùng phát thì gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi không chỉ riêng cho địa phương nào Biện pháp tốt nhất là phải phòng ngừa chúng theo chiều sâu như tổ chức các đợt tiêm phòng, phun thuốc khử trùng tiêu độc định kỳ, thông báo cho cơ quan thú y để kịp thời khống chế dịch bệnh lây lan
b Chính sách ưu đãi của địa phương
Trong bối cảnh dịch gia cầm thường xuyên tái bùng phát, ngành chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại lớn, giá cả của các sản phẩm từ gia cầm giảm sút nghiêm trọng, tiêu thụ khó khăn, lượng ứ đọng rất lớn… Các phương hướng phát triển của địa phương đối với ngành chăn nuôi là rất quan trọng Bởi vì, nó được tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân về mọi mặt như: vốn sản xuất, con giống sạch,
kỹ thuật trong chăn nuôi và thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm
c Thói quen chăn nuôi của người dân trong vùng
Thói quen chăn nuôi của người dân trong vùng có thể xem nó là văn hóa riêng về quan niệm chăn nuôi của nông hộ Tuy có sự khác biệt của từng hộ, từng vùng, từng địa phương khác nhau Có người cho rằng nuôi vịt chạy đồng là công việc rất cực nhọc, phải thường xuyên di chuyển, không có chỗ ở ổn định; có người lại cho rằng đây là công việc nhẹ nhàng, có thể tận dụng lúc nông nhàn, tận dụng nguồn lực dư thừa trong nông ngiệp góp phần tiêu diệt sâu bọ, gầy Đặc biệt là chống lại sự phá hại của ốc bưu vàng trên đồng ruộng Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc nuôi vịt chạy đồng sẽ làm bẩn nguồn nước, lở bờ, ao…
2.1.3 Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn
Trang 26Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng chăn nuôi vịt lấy trứng ở tỉnh Hậu Giang gồm các công cụ sau:
- Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã nghiên cứu
- Xếp hạng theo tiêu thức: sử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêu thức
để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trứng gia cầm
2.1.3.2 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (Cost - Benefit Analysis ~ CBA)
Phân tích lợi ích chi phí là một kĩ thuật phân tích để đi đến quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án đã được đề xuất hay không Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau Hay phân tích lợi ích – chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội
Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ
bỏ để đạt được lợi ích đó Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn
ưu tiên kinh tế của mình
Nói rộng hơn, phân tích lợi ích – chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị kinh
tế Vì thế phân tích lợi ích – chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích
) Các bước phân tích lợi ích – chi phí:
- Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết
- Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án
- Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án
- Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm
- Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án
Trang 27- So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng
- Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu
- Đưa ra kiến nghị cuối cùng
Người ta tiến hành phương pháp CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi vịt chủ yếu chỉ dựa vào doanh thu thu được từ nuôi vịt và chi phí trong toàn bộ quá trình nuôi
để tính ra lợi ích chung của hoạt động nuôi vịt đối với hộ, không phân tích nhiều đến lợi ích và chi phí xã hội Phương pháp phân tích chi phí lợi ích là một kỹ thuật phức tạp nên trong chăn nuôi vịt lấy trứng phương pháp trên chỉ được áp dụng để xác định lợi ích cơ bản sau:
Lợi ích = Doanh thu – Chi phí > 0 @ Có hiệu quả Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí đã được nhóm tác giả Trương Quang Hải (Đại học Quốc gia Hà Nội), Ngô Trà Mai, Nguyễn Hồng Trang (Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam) ứng dụng trong đề tài “Phân tích lợi ích - chi phí khi sử dụng lò nung hộp Cải tiến trong làng nghề sản xuất gốm sứ” Qua phân tích đã đi đến kết quả: hiệu quả kinh tế và lợi ích về môi trường của lò nung cải tiến so với lò hộp nung truyền thống là căn cứ trợ giúp các nhà quản lý và người sản xuất lựa chọn đúng đắn giải pháp kỹ thuật thúc đẩy sản xuất và ngăn ngừa ô nhiễm trong các làng nghề sản xuất gốm sứ Ngoài ra phương pháp này còn được tác giả Nguyễn Trung Cang sử dụng trong đề tài “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có” (2004) kết hợp với so sánh kinh tế hộ theo quy mô diện tích; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có quy mô diện tích lớn trên 3 hecta
Bên cạnh đó để đánh giá hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi, trong đề tài có sử dụng các tỷ số tài chính:
- Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí công lao động nhà (TNR/CPLDN): nhằm biết thu nhập có bù đắp được chi phí công lao động nhà hay không
Trang 28- Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí chưa có công lao động nhà (TNR/∑CPLDN): cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập
- Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên chi phí công lao động nhà (LNR/CPLDN): lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chi phí công lao động nhà hay không
- Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đã có công lao động nhà (LNR/∑CP): một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Đây chính là tỷ suất lợi nhuận của việc nuôi vịt
- Tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng doanh thu (TNR/∑DT): trong một đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêu đồng thu nhập ròng
- Doanh thu trên chi phí:
Doanh thu/chi phí =
+ Doanh thu/chi phí: Cho biết rằng một đồng chi phí (1 đồng vốn đầu tư)
mà chủ đầu tư bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu
- Lợi nhuận trên chi phí:
Lợi nhuận/chi phí =
+ Lợi nhuận/chi phí: Cho biết một đồng chi phí bỏ ra thì chỉ thu được bao nhiêu phần lợi nhuận
2.1.3.3 Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính:
- Phương trình hồi quy tuyến tính:
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận ròng/trứng) chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu
Phương trình hồi quy có dạng:
Trang 29Xi: Là các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng)
Kết quả được in ra từ phần mềm Excel:
- Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi Hệ số tương quan bội R càng lớn thể hiện mối liên hệ càng chặt chẽ
- Hệ số xác định R2 (R square): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu
tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu R2 càng lớn càng tốt
- Hệ số xác định R2 đã điều chỉnh dùng để xác định xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy
- Số thống kê F:
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy F càng lớn càng có ý nghĩa vì khi đó Sig F càng nhỏ
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0
H0: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (α0= α1 =….= αk = 0)
Hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y
H1: αi ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y
+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao Bác bỏ khiF > F k, n-k, α
tra bảng
- Significace F: mức ý nghĩa F
Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt,
độ tin cậy càng cao Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết quả ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó
Giá trị xác suất p: là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ
2.1.4 Một số vấn đề cơ bản về chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng
Từ lâu vịt đã gắn với cây lúa ở nước ta một cách tự nhiên, vì ngoài con vịt
ra không có con vật nào có thể tìm mò ăn thóc rụng sau mỗi vụ gặt Điều đó xem
ra đơn giản nhưng đem lại lợi ích kinh tế to lớn Ngoài ra, vịt là loại ăn tạp dễ
Trang 30Điều quan trọng nữa là vịt ăn được nhiều rau cỏ, các loại bèo… kể cả thân cây chuối băm nhỏ, nên giải quyết thức ăn cho vịt dễ hơn gà
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều giống vịt đang được nuôi:
- Các giống vịt nội: vịt ta (vịt bầu), vịt tàu (vịt cỏ, vịt đàn), vịt xiêm (ngan)
- Các giống vịt ngoại: vịt KhaKi – Campbell, vịt Bắc Kinh, vịt Hà Lan…Trong các loại gia cầm thì vịt là loài có sức đề kháng rất tốt với bệnh tật, chịu đựng giỏi các điều kiện chăn nuôi khắc nghiệt, và yêu cầu kĩ thuật chăm sóc đơn giản hơn so với chăn nuôi gà Chỉ có một số ít bệnh mà vịt thường mắc là Dịch tả vịt (Duck Plague), Tụ huyết trùng vịt (Pasteurellose), Phó thương hàn vịt (Paratyphoid infection)
Phương thức nuôi vịt chăn thả đồng hiện nay vẫn là phương cách chăn nuôi phù hợp trong điều kiện chăn nuôi ở Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang Nguyên nhân là do huyện là có nguồn động vật thủy sinh dồi dào và có sản lượng lúa hàng năm khá lớn trong toàn tỉnh nên có điều kiện thuận lợi để phát triển đàn vịt Ngoài ra nuôi vịt chạy đồng có thể áp dụng cho cả các giống vịt cao sản, vịt lai, vịt địa phương và cho các mục đích sản xuất khác nhau như nuôi vịt làm giống, nuôi vịt lấy thịt mà đặc biệt là nuôi lấy trứng Điều quan trọng trong chăn nuôi vịt thả đồng là phải xác định đúng các thời điểm có thể chăn thả vịt trên đồng ruộng để giúp vịt có thể tìm thức ăn Xác định đúng thời điểm là để tận dụng đến mức cao nhất các loại thức
ăn tựnhiên sẵn có trên đồng ruộng, kể các sản phẩm nông nghiệp còn sót lại sau thu hoạch mà vịt có thể tự kiếm được, nhằm giảm bớt chi phí cho người chăn nuôi
Ngoài việc chăn nuôi vịt để sản xuất thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thì nhìn chung phương thức nuôi vịt chăn thả kết hợp với trồng lúa như vậy đã góp phần tích cực làm cho môi trường trong sạch, hạn chế
sự lạm dụng quá mức các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp và thường tập trung vào 2 thời điểm chính của vụ lúa, là thời kì lúa đang sinh trưởng và thời kỳ thu hoạch Thời kỳ lúa đang sinh trưởng, nuôi vịt với mục đích là dùng vịt con để trừ sâu rầy và loại trừ cỏ dại trên ruộng lúa Đàn vịt đóng vai trò như thiên địch trong việc bảo vệ mùa màng và đặc biệt là góp phần ngăn chặn sự tàn phá tai hại của ốc bưu vàng Điều này sẽ giúp người trồng lúa sẽ giảm được chi phí mua thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ - những loại thuốc gây độc hại môi trường con người, gia súc và các sinh vật khác Nuôi vịt đang thời kì thu hoạch sẽ có nhiều
Trang 31ưu thế hơn,vì lúc này trên đồng ruộng có nhiều thức ăn, không những thức ăn tự nhiên mà còn có lúa rơi rụng khi thu họach.Vì vậy, ở những nơi có nguồn thức ăn dồi dào, vịt có thể tự tìm kiếm đủ thức ăn trên đồng chăn mà không cần bổ sung thêm thức ăn màvịt vẫn phát triển tốt Vịt chăn thả mùa gặt thường có chất lượng thịt tốt cũng như cho số lượng trứng cao vì có đủ thức ăn và giá cả hợp với túi tiền người tiêu thụ, do lượng vịt được nuôi nhiều và chi phí sản xuất thấp
Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh việc thâm canh cây lúa, những cánh đồng lúa rộng lớn lại là môi trường chăn nuôi rất thuận lợi để phát triển đàn vịt nếu được chăn nuôi đúng cách Đây cũng là ngành sản xuất mang đặc tính khai thác tài nguyên theo hệ sinh thái học đem lại hiệu quả kinh tế cao Góp phần tăng thu nhập làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở nông thôn Việc phát triển ngành chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi vịt sẽ làm tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn Việc phát triển đàn vịt không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm hàng ngày mà còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn,giảm tỷ lệ thất nghiệp và các tệ nạn xã hội ở địa phương, hạn chế nạn đổ xô ra các thành phố lớn tìm việc, giúp người dân gắn
bó làm giàu tại địa phương mình Mặt khác, nó còn phát huy được những kinh nghiệm chăn nuôi đã được tích lũy lâu đời trong nhân dân
Người nông dân vốn cần cù, chịu khó và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong chăn nuôi vịt thịt, vịt đẻ với các phương thức khác nhau Bên cạnh những thuận lợi này, người chăn nuôi còn tiếp thu được nhiều thành tựu tiến bộ khoa học kĩ thuật từ những nước có nền chăn nuôi tiên tiến, như sử dụng những con giống mới cho năng suất cao và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt, các loại thức ăn bổ sung đáp ứng khả năng sản xuất cao, cùng với các loại vaccin và dược phẩm có khả năng phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả… là những yếu tố quan trọng để giúp duy trì và hỗ trợ việc phát triển nghề chăn nuôi vịt
Điều kiện chăn nuôi vịt đơn giản hơn nhưng vịt lại mau lớn hơn gia cầm khác Vịt trứng thì cho năng suất trứng cao, tỷ lệ đẻ tập trung cũng cao, có khi lên tới 85% hay 90% và thời gian khai thác trứng kéo dài có khi tới 2-3 năm đẻ mà vẫn có lợi
Chuồng trại của vịt chỉ cần xây dựng đơn giản bằng các vật liệu địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền như tre, lá, rơm, rạ… Nếu vịt được nuôi tập trung cao
Trang 32vẫn còn đơn giản hơn so với việc xây dựng chuồng trại cho gà nhiều Nếu ta nuôi vịt chăn thả vào những mùa vụ có thời tiết thuận lợi, thì việc xây dựng chuồng trại cho vịt còn dễ dàng hơn nữa, thậm chí đơn giản đan bằng tre hoặc lưới nylon
để nhốt vịt vào ban đêm sau khi vịt được cho ăn ở ngoài đồng về Bản chất của vịt có tính hợp đàn cao, rất phù hợp cho việc chăn thả, nhất là phải di chuyển phạm vi chăn thả từ cánh đồng này sang cánh đồng khác nhưng vịt rất ít khi lạc bầy Tuy nhiên viêc chăn nuôi vịt cũng gặp không ít khó khăn như:
Chúng ta thực sự chưa có những nhà sản xuất vịt lớn và chưa tạo ra được loại con giống cho năng suất cao mang tính thương mại rộng rãi Thị trường vịt của ta chưa có sức cạnh tranh trong kinh doanh với thị trường vịt của một số nước khác trên thế giới Các sản phẩm hàng hóa từ con vịt, hiện tại cũng chỉ được tiêu thụ phổ biến trong nội địa mang tính khu vực và với giá cả rất thấp nên chưa kích thích được các nhà chăn nuôi tập trung đầu tư lớn để phát triển ngành sản xuất hàng hóa này
Hiện nay một số dịch bệnh của vịt thường xảy ra như dịch tả, tụ huyết trùng vịt, gần đây nhất là đại dịch cúm gia cầm… giết hại nhiều vịt và gây tổn thất cho người chăn nuôi, đặc biệt là những người nông dân chăn nuôi thiếu vốn, thiếu những điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất Vì vậy người chăn nuôi vẫn còn có thể bị thất bại nếu không có khả năng đầu tư đúng mức và áp dụng những biện pháp kĩ thuật chăn nuôi hữu hiệu, cả trong phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng và trong phòng ngừa dịch bệnh
Thực tế hiện nay những vùng trồng lúa thường có đàn vịt lớn, người trồng lúa đã canh tác đến 3 vụ lúa trong 1 năm Do khâu phải chuẩn bị đất cho vụ mới trong một giai đoạn ngắn nên thời gian chăn thả vịt trên đồng bị thu hẹp lại Hơn nữa, hiện nay ở một số nơi bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã gây ảnh hưởng đáng kể cho bà con nông dân, nhà nước khuyến cáo bà con không được canh tác lúa vụ
ba, điều này giảm nguồn thức ăn trên đồng ruộng buộc người chăn nuôi phải tốn thêm chi phí để mua thêm thức ăn cho vịt Để khắc phục tình trạng này, người chăn nuôi cũng phải giảm số đầu vịt nuôi trong đàn và phải áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật chăn nuôi thích hợp, và đặc biệt đòi hỏi đầu tư nhiều hơn để duy trì ngành sản xuất thực phẩm này Nuôi vịt chăn thả ngoài yêu cầu đòi hỏi phải có vốn đầu tư, nhưng cũng cần phải có những kinh nghiệm nhất định và lao động có sức khỏe thì mới đáp ứng được các yêu cầu chăn nuôi để đi đến thành công
Trang 332.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
- Huyện Phụng Hiệp là huyện có đàn gia cầm chiếm số lượng khá lớn trong toàn tỉnh Hậu Giang và là địa phương nơi em sinh sống nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu nên em chọn huyện Phụng Hiệp làm địa bàn nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp bằng cách thiết kế bảng câu hỏi, tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang về chi phí, số lượng nuôi, về những thuận lợi
và khó khăn trong quá trình nuôi Tổng số mẫu phỏng vấn là 35 mẫu, những mẫu này được thu thập một cách ngẫu nhiên, mặc dù số mẫu không nhiều nhưng mang tính đại diện nên số liệu thu thập được có độ chính xác cao
- Số liệu thứ cấp: được thu thập qua sách, báo, internet, Niên giám thống
kê huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang năm 2006, qua các đề tài khoa học của các thầy, các cô ở Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh
* Nội dung phỏng vấn:
+ Thông tin tổng quát về đặc điểm nông hộ, về tình hình chăn nuôi vịt lấy trứng theo hình thức chạy đồng
+ Thông tin về chi phí nuôi vịt lấy trứng như chi phí giống, chi phí thức
ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí chuồng trại, chi phí chuyển đồng, chi phí lao động thuê mướn, chi phí lao động nhà quy ra tiền, chi phí khác
+ Thông tin khác như: Trình độ học vấn, phương thức chăn nuôi, lý do tham gia ngành, ảnh hưởng dịch cúm gia cầm đến các hộ chăn nuôi, tình hình tín dụng trong chăn nuôi, những thuận lợi và khó khăn khi nuôi vịt lấy trứng, đề xuất của các nông hộ nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài được áp dụng các phương pháp cơ bản để phân tích, đánh giá, tổng hợp, cụ thể là các phương pháp sau:
(1) Mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê mô tả
(2) Mục tiêu 2: Dùng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA)
(3) Mục tiêu 3: Dùng phương pháp hồi quy tuyến tính
Trang 34CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Hình 2: BẢN ĐỒ TỈNH HẬU GIANG 3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh cần Thơ để trở thành một tỉnh trực thuộc Trung Ương theo Nghị Định số 22/2003/QH ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị Định số 05/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ Tỉnh Hậu Giang là một trong mười ba đơn
vị hành chính cấp tỉnh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nằm tại khu vực trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, có vị trí trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu, có vị trí trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu (An Giang, Thành Phố Cần Thơ) với vùng ven biển Đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu) và cũng là vùng nằm giữa hệ thống sông Hậu chịu ảnh hưởng triều biển Tây Với diện tích tự nhiên là 1.608 km2 chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam Địa hình
Trang 35của Hậu Giang mang đặc điểm chung của đồng bằng sông Cửu Long là khá bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi
Hệ thống sông ngòi và kênh rạch của tỉnh rất đa dạng, lượng nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu và lưu chuyển giao thông đường thủy Nhìn chung, với vị trí địa lí trung tâm của tiểu vùng Tây Nam Sông Hậu Tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực trung chuyển giao lưu giữa các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang với đo thị trung tâm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là Thành Phố Cần Thơ bằng giao thông thủy bộ Trong đó, ngoài các tuyến quốc lộ 1A, kênh xáng Xà No
đã phát triển, còn các tuyến quốc lộ 61, kênh Nàng Mau Đây là điều kiện thuận lợi
để tỉnh phát huy vị trí của mình trong hướng phát triển chung của các tỉnh tiểu vùng Tây nam sông Hậu phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, dân cư đô thị tương ứng với nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.1.1.2 Về ranh giới hành chính
Phía bắc giáp Thành Phố Cần Thơ, phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang Tính đến năm 2007, Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, có 67 xã phường và thị trấn bao gồm: Thị xã Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy; huyện Châu Thành; huyện Châu Thành A; huyện Phụng Hiệp; huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ
Từ trung tâm tỉnh (Thị Xã Vị Thanh) đến các trung tâm lớn khác như sau: Thành Phố Hồ Chí Minh 240 km, Thành Phố Cần Thơ 60 km, Thị Xã Rạch Giá
60 km, Thị Xã Sóc Trăng 90 km, Thị Xã Bạc Liêu 75 km Ngoài ra, một đô thị quan trọng của tỉnh Hậu Giang nằm trên quốc lộ 1 là Thị Xã Ngã Bảy hiện nay, chỉ cách Thành Phố Cần Thơ 32 km và Thị Xã Sóc Trăng 28 km
3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với nền nhiệt độ cao và ổn định, biên nhiệt độ ngày đêm nhỏ, các chế độ quang năng, vũ lượng, bốc hơi, ẩm độ không khí phân hóa thành 2 mùa tương phản: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ trung bình trong năm 26,7 – 270C lượng mưa trên địa bàn thuộc loại trung bình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trung bình năm ở tỉnh Hậu Giang là
Trang 36mùa, mùa mưa ẩm độ không khí cao, mùa khô ẩm độ thấp Số giờ nắng cao, bình quân năm khoảng 2.600 giờ Ngoài ra, chế độ gió có hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam
3.1.1.4 Thủy văn và sinh vật
Tỉnh Hậu Giang có sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km Hậu Giang có 3.604,62 ha rừng tràm, hơn 71 loài động vật cạn và 135 loài chim
Hệ thực vật của vùng đất ngập nước ở Hậu Giang rất đa dạng, nhưng chủ yếu là trồng cây lúa và cây ăn trái
Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống các kênh rạch chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với các kênh chính là kênh xáng Xà No, kênh Nàng Mau, Kênh Cái Côn – Quản Lộ - Phụng Hiệp, hệ thống các kênh song song với sông Hậu đáng kể nhất là trục Bốn Tổng – Một Ngàn Bún Tàu và hệ thống các sông rach tự nhiên ảnh hưởng triều khác, khiến chế độ thủy văn của tỉnh khá phức tạp, nhất là trong mùa ngập lũ Hậu Giang nằm trong vùng đồng lũ nửa mở, đồng bằng châu thổ chiếm gần 95% diện tích, có địa hình phẳng, thấp dần theo hướng xa sông với một số vùng trũng cục Địa bàn được hình thành chủ yếu qua qua trình bồi lắp trầm tích biển và phù sa của Sông Cửu Long trên nền đá cổ với tài nguyên đất đai khá đa dạng chế độ tương đối dễ điều tiết, địa hình bằng phẳng, địa bàn tỉnh Hậu Gang thuận lợi cho việc bố trí hệ thống canh tác nông nghiệp
Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại Đặc sản nông nghiệp có: Khóm Cầu Đúc (Vị Thanh), Bưởi Năm Roi (Châu Thành), Cá thát lát mình trắng (Long Mỹ)
Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc
3.1.1.5 Về cơ cấu đất
Theo thống kê đất đai năm 2006, toàn tỉnh Hậu Giang có diện tích đất tự nhiên là: 160.058,69 ha (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2007 có biến động tăng
04 xã, phường, thị trấn, hiện nay có 67 xã, phường, thị trấn)
Trong đó: đất nông nghiệp: 139.177,3 ha, chiếm 86,95%; đất phi nông nghiệp: 20.185,93 ha, chiếm 12,61% và đất chưa sử dụng: 695,46 ha, chiếm
Trang 370,43% Nếu so sánh với năm 2005, cơ cấu các loại đất như sau: Nhóm đất nông nghiệp giảm 315,81 ha, nhóm đất phi nông nghiệp tăng 387,44 ha và nhóm đất chưa sử dụng giảm 71,63 ha
Nhìn chung, cơ cấu ba loại đất năm 2006 so với năm 2005 thay đổi chủ yếu là: diện tích đất phi nông nghiệp (tăng 387,44 ha so năm 2005 do tăng đất chuyên dùng như: đất trụ sở, cơ quan; công trình sự nghiệp; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; công trình công cộng; đất quốc phòng, an ninh ) và diện tích đất nông nghiệp (do giảm 1.044,8 ha đất trồng lúa chuyển sang đất trồng mía theo Quy hoạch vùng mía nguyên liệu cho nhà máy đường Phụng Hiệp)
3.1.2 Các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 được xác định
a Tập trung đầu tư để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong thời kỳ
2006 – 2010 là 10 – 11%, 2011 – 2015 là 11 – 12% Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản phẩm GDP bằng 1,5 – 2 lần và đến năm 2015 bằng 2,5 – 3,5 lần so với năm 2005
b Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng công nghiệp và các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP Đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 45 – 46 %; các ngành dịch vụ 29 – 30%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 24 – 25% Phấn đấu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp – xây dựng chiếm 49 – 50%; các ngành dịch vụ 33 – 34%; nông – lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 16 – 17%
c GDP bình quân đầu người 12 triệu đồng vào năm 2010, gấp 1,9 lần; 25 triệu đồng vào năm 2015, gấp 4 lần năm 2005
d Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2010: 300 triệu USD, năm 2015: 500 triệu USD Kim ngạch nhập khẩu 100 triệu USD
e Tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động trên địa bàn thời kỳ 2006 – 2015
là 30.000 tỷ đồng (giai đoạn 2006 – 2010: 14.000 tỷ, giai đoạn 2011 – 2015: 16.000 tỷ), chiếm 35 – 40% GDP
f Thu ngân sách phấn đấu đạt từ 15% GDP trở lên vào năm 2015
g Giải quyết việc làm hàng năm 18.000 – 20.000 lao động Tỷ lệ lao động qua đào tạo 25%, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề 20% Cơ cấu lao động: Khu vực I chiếm 50%, khu vực II chiếm 20%, khu vực III chiếm 30% tổng số lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân vào năm 2015
Trang 38h Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm còn dưới 10% theo tiêu chí hiện tại vào năm 2015
i Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20% vào năm 2015
j Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 95% số hộ, trong đó hộ nông thôn đạt 90% vào năm 2015
k Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 85% tổng số hộ, trong đó khu vực nông thôn 75% vào năm 2015
3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP
3.2.1 Điều Kiện Tự Nhiên
Huyện Phụng Hiệp có diện tích 48.481,05 ha, dân số 205.460 người Huyện ở phía đông nam tỉnh Hậu Giang Địa hình bằng phẳng, đất phù sa ngọt ven Sông Hậu, phèn nhẹ ở xa sông Nhiều kênh rạch, nhận nước từ Sông Hậu: kênh Phụng Hiệp, kênh Xáng chảy qua Trồng lúa, mía, dừa, cây ăn quả Chăn nuôi: lợn, vịt, trâu, cá, bò; chế biến đường, xay xát Quốc lộ 4, tỉnh lộ 31 chạy qua
Huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Phụng Hiệp, Tân Phước Hưng, Tân Bình, Hoà An, Phương Bình, Phương Phú, Hoà Mỹ, Hiệp Hưng, Thạnh Hoà, Bình Thành, Tân Long, Long Thạnh và các thị trấn Cây Dương, Kinh Cùng
Năm 2005, thị trấn Phụng Hiệp, huyện lị cũ của huyện Phụng Hiệp, được nâng cấp, tách khỏi huyện và trở thành thị xã Tân Hiệp nay là Thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang
3.2.2 Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội
Trong đó, diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân đạt 23.870 ha so với năm
2005 giảm 0,32% bằng 77 ha, vụ Hè Thu tăng 4,67 % bằng 860 ha Riêng vụ Thu Đông giảm 2,24% bằng 256 ha
Trang 39Cây mía huyện đã chỉ đạo mạnh dạn chuyển đổi diện tích mía ngoài vùng nguyên liệu sang các loại cây khác nên năm 2006 diện tích mía có 7.914 ha tăng
309 ha so với cùng kỳ, trong đó có 1.000 ha giống mới lưu gốc
Về diện tích cây lâu năm đạt 1.453 ha, so với năm 2005 giảm 0.95% bằng
14 ha chủ yếu là giảm diện tích dừa
- Về chăn nuôi:
Bảng 1: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA HUYỆN (2003 – 2006)
Đvt: con CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006
45
465 40.890 413.680
70
773 37.800 298.280
10
432 47.357 869.066
(Nguồn: Niên Giám Thống Kê huyện Phụng Hiệp năm 2006)
Năm 2006 đàn heo của huyện được 47.357 con tăng 25,28% bằng 9.557 con so với năm 2005
Về đàn trâu, bò giảm 52,43% tương đương 401 con so với năm 2005
Về đàn gia cầm có 869.066 con so với cùng kỳ năm 2005 tăng 29,68% Mặc dù dịch cúm gia cầm đang xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi trong huyện nên lượng gia cầm tăng hơn so với cùng kỳ năm trước
Về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm: Huyện kịp thời chỉ đạo việc theo dõi diễn biến dịch cúm gia cầm trên địa bàn, đã tổ chức tiêm phòng văc xin phòng dịch, kết quả tiêm được gà: 174.748 con, vịt: 726.672 con
Nhìn chung tình hình chăn nuôi của huyện có tốc độ phát triển chậm và có
xu hướng giảm sút qua các năm Nguyên nhân chủ yếu là do giá thức ăn khá cao, chất lượng con giống cũng như vấn đề đầu tư chuồng trại vẫn còn hạn chế Hơn nữa tình hình dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm vẫn thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn tình hình chăn nuôi chung trong toàn huyện
- Lâm nghiệp:
Về giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2006 giảm 3,99% tương đương 635 trệu
Trang 4078,48% tương đương 868 ha Bên cạnh đó thì diện tích rừng tập trung tăng 10 ha, sản lượng gỗ khai thác tăng 0,11% so với năm 2005
- Về thủy sản: Sản lượng nuôi trồng năm 2006 tăng 29,10% tương đương
1.758 tấn so với năm 2005 Trong đó chủ yếu là sản lượng cá nuôi tăng 29,29% tương đương 1.764 tấn so với 2005 Tuy nhiên bên cạnh đó thì sản lượng tôm giảm 6,5 tấn tương đương 46,21% so với năm 2005
b Về sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh
Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 760.525 triệu đồng đạt 87,42% kế hoạch, tăng 0,5% so với cùng kì năm trước Nguyên nhân không đạt
kế hoach do mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu giảm mạnh do thiếu nguồn liệu cho sản xuất những tháng đầu năm
Về thủy lợi hoàn thành 25 công trình với tổng chiều dài 30.625 m khối lượng đào đắp được 144.943/106.000 m3 đạt 136,74% kế hoạch Tổng kinh phí
810 triệu đồng ngân sách, 53 triệu đồng còn lại nhân dân đóng góp
c Về thương mại dịch vụ
Tình hình giá cả diễn biến trong năm 2006 phức tạp mía cây đầu vụ tăng nhẹ đến cuối vụ xuống thấp, các mặt hàng còn lại tương đối bình ổn về giá cả Huyện tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh một số chợ
Dịch vụ Bưu chính viễn thông từng bước phát triển, tỉ lệ sử dụng điện thoại bình quân 2,7 máy/100 dân (máy cố định), đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, kể cả nông thôn của huyện
d Công tác thu ngân sách
Thu ngân sách đạt 144,035 tỷ đồng vượt 175,72% kế hoạch
Huyện tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác thu thuế năm 2006 được 15.496 triệu đồng đạt 112,62% chỉ tiêu pháp lệnh
3.2.2.2 Đặc điểm xã hội
a Nguồn nhân lực
Năm 2006 dân số toàn huyện là 209.528 người, trong đó nam chiếm 49,32%, còn lại nữ chiếm 50,68% Dân số tập trung nhiều nhất ở xã Tân Bình 20.203 người, thấp nhất là ở xã Phụng Hiệp 6.624 người
- Thành thị là 19.320 người chiếm 9,22%
- Nông thôn là 190.208 người chiếm 90,78%