1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc

85 1,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 172,04 KB

Nội dung

Trong thực tế, hiện nay, ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp, mặc dù đã nhậnthức được tác dụng của Tài sản đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số cácdoanh nghiệp vẫn chưa có nh

Trang 1

Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần

thép và vật tư Hải Phòng

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòngcùng với sự giúp đỡ của các cô chú phòng hành chính – kế toán của công ty em đã tìmhiểu được tổng hợp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Em xin cảm ơn các cô ,chú phòng hành chính – kế toán của công ty cổ phầnthép và vật tư Hải Phòng cùng thầy giáo Trần Xuân Văn đã giúp đỡ em trong suốt quátrình thục tập tại công ty và viết khóa luận tốt nghiệp

Tuy nhiên,do thời gian thực tập không nhiều, nhận thức của bản thân còn hạn chế và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn.Nên việc thực hiện đề tài khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót,nhầm lẫn Kính mong các thầy cô giáo trong khoa kinh tế trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên đóng góp ý kiến và sửa chữa giúp em để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu luận văn 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN 3

CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh nghiệp 3

1.1.1.1 Doanh nghiệp 3

1.1.1.2 Kinh doanh cá thể 3

1.1.1.3 Kinh doanh góp vốn 3

1.1.1.4 Công ty 4

1.1.2 Tài sản của doanh nghiệp 4

1.1.2.1 Khái niệm tài sản của doanh nghiệp 4

1.1.2.2 Phân loại tài sản của doanh nghiệp 4

1.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 9

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 9

1.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản 9

1.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 10

1.2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 13

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 14

1.3.1 Các nhân tố chủ quan 14

Trang 4

1.3.1.1 Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân 14

1.3.1.2 Tổ chức sản xuất - kinh doanh 15

1.3.1.3 Đặc điểm sản xuất – kinh doanh 15

1.3.1.4 Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp 15

1.3.1.5 Công tác thẩm định dự án 21

1.3.1.6 Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn 21

1.3.2 Các nhân tố khách quan 21

1.3.2.1 Môi trường kinh tế 21

1.3.2.2 Chính trị - pháp luật 22

1.3.2.3 Khoa học – công nghệ 22

1.3.2.4 Thị trường 23

1.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh 23

1.3.2.6 Đơn vị cấp trên 24

Kết luận chương 1 24

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ HẢI PHÒNG 25

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ HẢI PHÒNG 25

2.1.1 Một vài nét khái quát về công ty CP Thép Và Vật Tư Hải Phòng 25

2.1.1.1 Giới thiệu về công ty 25

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 26

2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty CP Thép Và Vật Tư Hải Phòng 26

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 26

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận 28

2.1.3 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 31

2.1.4 Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty 32

2.1.4.1 Lực lượng lao động của công ty 32

2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua 33

Trang 5

2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

THÉP VÀ VẬT TƯ HẢI PHÒNG 38

2.2.1 Thực trạng tài sản của công ty 38

2.2.2 Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty 42

2.2.3 Thực trạng tài sản dài hạn của Công ty 48

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ HẢI PHÒNG 55

2.3.1 Kết quả đạt được 55

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 57

2.3.2.1 Hạn chế 57

2.3.2.2 Nguyên nhân 59

Kết luận chương 2 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ HẢI PHÒNG 63

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ HẢI PHÒNG 63

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ HẢI PHÒNG 63

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 64

3.2.1.1 Kế hoạch tài sản ngắn hạn: 64

3.2.1.2 Tăng cường công tác thu hồi công nợ 64

3.2.1.3 Tăng cường công tác quản lý Nguyên vật liệu và hàng tồn kho 65

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty 67

3.2.2.1 Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ 67

3.2.2.2 Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ 67

3.2.2.3 Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến 68

3.2.2.4 Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ 68

3.2.3 Một số giải pháp chung khác 69

3.2.3.1 Nâng cao năng lực quản lý tài sản thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ 69

3.2.3.2 tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường trong nước,tăng thị phần 70

Trang 6

3.2.3.3 Tăng cường huy động vốn, thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu 70

Tóm tắt chương 3 72

KẾT LUẬN 73

3.3 KIẾN NGHỊ 74

Kiến nghị đối với nhà nước 74

Kiến nghị đối với công ty 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của công ty 32

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty 34

Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng 36

Bảng 2.4 – Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Thép Và Vật Tư Hải Phòng 38

Bảng 2.5 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng 40

Bảng 2-6: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của một số công ty cùng ngành với công ty cổ phần thép và vật tư hải phòng trong năm 2011 41

Bảng 2.7 – Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần thép và vật tư Hải phòng 43

Bảng 2.8 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSNH tại công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng 46

Bảng 2.9 – Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty Cổ phần Thép và vật tư Hải Phòng 49

Bảng 2.10 – Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của công ty Cổ phần Thép và vật tư HP51 Bảng 2.11 - Hệ số hao mòn TSCĐHH của công ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng 52

Bảng 2.12: Hệ số hao mòn TSCĐ vô hình của công ty Cổ phần thép và vật tư HP 53

Bảng 2.13 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH tại công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng 54

Bảng 2.14: Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng 56

Bảng 2.15: Vốn ngắn hạn ròng tại Công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng 56

Bảng 2.16: Kế hoạch và thực hiện các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng 58

YSơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty

Trang 9

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ 31

Những nội dung cơ bản được để cập trong đề tài:

+ Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản trong nền kinh tế thịtrường

+ Đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần thép

và vật tư Hải Phòng trong ba năm qua, từ đó tìm ra những nguyên nhân gây ra hạn chếtrong công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty để tìm ra giải pháp hoàn thiện

+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tạiCông ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng

+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử sụng tài sản tại Công ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanhnghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đốitượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu Tư liệu laođộng trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người laođộng sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động Nó là một trong 3 yếu tố cơ bảncủa quá trình sản xuất mà trong đó tài sản là một trong những bộ phận quan trọng nhất Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì Tài sản được sử dụng rất phong phú, đadạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụkhó khăn

Trong thực tế, hiện nay, ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp, mặc dù đã nhậnthức được tác dụng của Tài sản đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số cácdoanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng

bộ và chủ động cho nên hiệu quả sử dụng chưa cao , chưa phát huy được hết hiệu quảkinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư

Nhận thức được tầm quan trọng của Tài sản cũng như hoạt động quản lý và sử dụng

có hiệu quả Tài sản của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trườngĐại học SPKT Hưng yên và thực tập tại Công ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng ,

em nhận thấy: Vấn đề sử dụng Tài sản sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn khôngchỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp Đặc biệt là đối với Công

ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng là nơi mà Tài sản được sử dụng rất phong phú,nhiều chủng loại cho nên vấn đề quản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp Nếu không cónhững giải pháp cụ thể thì sẽ gây ra những lãng phí không nhỏ cho doanh nghiệp

Từ thực tế đó, đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng” đã được lựa chọn nghiên cứu.

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình, tài sản thực củadoanh nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Thép và vật

tư Hải Phòng giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình viết luận văn: Phương phápthống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra nghiêncứu, phương pháp chọn mẫu

5 Kết cấu luận văn

Đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng”

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần thép và vật tư

Hải Phòng

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần thép

và vật tư Hải Phòng

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanhnghiệp tư nhân

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh: Kinh doanh cá thể, Kinh doanh góp vốn, Công ty

1.1.1.2 Kinh doanh cá thể

Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải có điều lệ chính thức

và ít chịu sự quản lý của Nhà nước Doanh nghiệp này không phải trả thuế thu nhậpdoanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế thu nhập cá nhân Ngoài ra, chủ doanhnghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ, không có sựtách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp Thời gian hoạt động củadoanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của người chủ Tuy nhiên, khả năng thu hút vốn

bị hạn chế bởi khả năng của người chủ

1.1.1.3 Kinh doanh góp vốn

Việc thành lập doanh nghiệp này dễ dàng và chi phí thành lập thấp Theo hình thức kinh doanh này, các thành viên chính thức có trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ Mỗi thành viên có trách nhiệm đối với phần tương ứng với phần vốn góp Nếu như một thành viên không hoàn thành trách nhiệm trả nợ của mình, phần còn lại sẽ do các thành viên khác hoàn trả Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong các thành viên chính thức chết hay rút vốn Ngoài ra, lãi từ hoạt động kinh

Trang 14

doanh của các thành viên phải chịu thuế thu nhập cá nhân Khả năng về vốn của

doanh nghiệp này hạn chế.

1.1.1.4 Công ty

Là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: lợi ích của các

cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý Theo truyềnthống, cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt động của công ty

Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa chọn ban quản lý Cácnhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách thức mang lại lợi ích tốt nhất cho

cổ đông Việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho công ty các ưuthế so với kinh doanh cá thể và góp vốn:

- Quyền sở hữu có thể dễ dàng chuyển cho cổ đông mới

- Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông

- Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông góp vào công ty(trách nhiệm hữu hạn)

Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy

mô và trình độ phát triển nhất định Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tưcách là các công ty Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp

1.1.2 Tài sản của doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm tài sản của doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hìnhgồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó

1.1.2.2 Phân loại tài sản của doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp thường được chia thành 2 loại: Tài sản ngắn hạn và tàisản dài hạn

*Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyểntrong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Tài sản ngắn hạn gồm:

Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân

hàng và tiền đang chuyển Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạnkhông quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi

ro trong chuyển đổi thành tiền

Trang 15

Tài sản tài chính ngắn hạn: bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có thời

hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như: tín phiếu kho Bạc,

kỳ phiếu ngân hàng,…) hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) đểkiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá một năm

Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng,

phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặcthanh toán dưới một năm

Tồn kho: Bao gồm vật tư, hàng hoá, sản phẩm, sản phẩm dở dang.

Tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được

khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước, tài sản ngắn hạn khác

*Tài sản dài hạn

Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dàihạn Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất độngsản đầu tư, các khoản tài sản tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác

Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải

thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanhtoán trên một năm

Bất động sản đầu tư: là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà

hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữuhoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đíchthu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sảnxuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳhoạt động kinh doanh thông thường

Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời haiđiều kiện sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

- Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy.Nguyên giá của bất động sản đâu tư bao gồm giá mua và các chi phí liên quantrực tiếp, như: phí dịch vụ tư vấn luật pháp liên quan, thuế trước bạ và các chi phí giaodịch liên quan khác

Tài sản cố định: Là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho

các hoạt động của doanh nghiệp và phải thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

Trang 16

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

- Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên

Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định là một trong các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi vì:

- Tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất – kinh doanh của doanhnghiệp

- Nhờ đổi mới tài sản cố định mới có được năng suất cao, chất lượng sản phẩm

và dịch vụ tốt, chi phí tạo ra sản phẩm, dịch vụ thấp tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụsản phẩm, dịch vụ đó làm tăng doanh thu và do đó doanh nghiệp mới có đủ sức cạnhtrạnh trên thị trường Xét trên góc độ này, đầu tư đổi mới tài sản cố định kịp thời, hợp

lý trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp

- Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tư đổi mới tàisản cố định là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí như: Chi phí sửa chữa lớn tàisản cố định, hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí biến đổi để tạo ra sản phẩm và làbiện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện cách mạng khoahọc kỹ thuật phát triển nhanh, mạnh như hiện nay

Tài sản cố định được phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định nhằm phục vụcho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Thông thường có một số cách thức phânloại chủ yếu sau:

+ Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:

Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chiathành hai loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể

do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: Nhà cửa, vật kiến trúc, máymóc, thiết bị, phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn…

Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưngxác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sảnxuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêuchuẩn tài sản cố định vô hình Thông thường, tài sản cố định vô hình bao gồm: Quyền

sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, phần mềm máy vi tính,bản quyền, bằng sáng chế,…

Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào

Trang 17

điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tàisản cố định.

+ Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng:

Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làmhai loại:

Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định đangdùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanhphụ của doanh nghiệp

Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng:

Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và

sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh,quốc phòng

Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấu tàisản cố định theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý vàtính khấu hao tài sản cố định có tính chất sản xuất, có biện pháp quản lý phù hợp vớimỗi loại tài sản cố định

+ Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:

Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định, có thể chia toàn bộ tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp thành các loại sau:

- Tài sản cố định đang dùng

- Tài sản cố định chưa cần dùng

- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý

Dựa vào cách phân loại này, người quản lý nắm được tổng quát tình hình sửdụng tài sản cố định trong doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử dụngtối đa các tài sản cố định hiện có trong doanh nghiệp, giải phóng nhanh các tài sản

cố định không cần dùng và chờ thanh lý để thu hồi vốn

Tài sản tài chính dài hạn: Là các khoản đầu tư vào việc mua bán các chứng

khoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, bằng hiệnvật, mua cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trên một năm và các loại đầu

tư khác vượt quá thời hạn trên một năm Có thể nói tài sản tài chính dài hạn là cáckhoản vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh, ngoài hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm nhằm tạo ra nguồn lợitức lâu dài cho doanh nghiệp

Trang 18

Cụ thể, tài sản tài chính dài hạn bao gồm:

- Các chứng khoán dài hạn: Phản ánh giá trị các khoản đầu tư cho việc mua báncác cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn trên một năm và có thể bán ra bất cứ lúc nào vớimục đích kiếm lợi nhuận Bao gồm:

+ Cổ phiếu doanh nghiệp: Là chứng chỉ xác nhận vốn góp của chủ sở hữu vàodoanh nghiệp đang hoạt động hoặc bắt đầu thành lập Doanh nghiệp mua cổ phần đượchưởng lợi tức cổ phần (cổ tức) căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, nhưng đồng thời chủ sở hữu vốn cũng phải chịu rủi ro khi doanh nghiệp đó bịthua lỗ, giải thể hoặc phá sản theo Điều lệ của doanh nghiệp và luật phá sản của doanhnghiệp Cổ phần doanh nghiệp có thể có cổ phần thường và cổ phần ưu đãi Mỗi cổđông có thể mua một hoặc nhiều cổ phần

+ Trái phiếu: là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn và có lãi do Nhà nước hoặc doanhnghiệp hay các tổ chức, cá nhân phát hành nhằm huy động vốn cho việc đầu tư pháttriển Có 3 loại trái phiếu:

Trái phiếu Chính phủ: là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tài chính pháthành dưới các hình thức: Trái phiếu kho Bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu xây dựng

- Các khoản góp vốn liên doanh: góp vốn liên doanh là một hoạt động đầu tư tàichính mà doanh nghiệp đầu tư vốn vào một doanh nghiệp khác để nhận kết quả kinhdoanh và cùng chịu rủi ro (nếu có theo tỷ lệ vốn góp) Vốn góp liên doanh của doanhnghiệp, bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp kể cả vốn vay dài hạn dùng vào việc góp vốn kinh doanh

Tài sản dài hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập

hoãn lại, tài sản dài hạn khác

Trang 19

1.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản là xem xét hiệu quả sử dụng của các loại tài sản lưu

động và tài sản lưu động của doanh nghiệp giữa kỳ này với kỳ trước.Cụ thể phân tích các vấn đề:

-Phân tích tình hình sử dụng tài sản để đáp ứng đủ ,kịp thời khả năng thanh toán,tăng tốc độ luân chuyển tài sản.Nếu doanh nghiệp dự trữ tài sản đáp ứng kịp thời kgar năng thanh toán đến hạn hoặc sắp đến hạn,tài sản không sinh lời ,không dự trữ ở mức hợp lý chứng tỏ việc sử dụng tài sản có hiệu quả và ngược lại

-Phân tích tốc độ luân chuyển của toàn bộ tài sản dựa trên các chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản và lợi nhuận trên tổng tài sản để có thể thấy được 1 đồng tài sản(vốn) doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận

-Phân tích khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản lưu động và tài sản cố định vì hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản cấu thành lên tổng tài sản.Vì vậy ,ta cần phân tích các chỉ tiêu:hiệu suất sử dụng tài sản lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản cố định để thấy được 1đồng tài sản lưu động hay 1 đồng tài sản cố định doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản

1.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản

-Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

- Hệ số sinh lợi tổng tài sản:

Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) =

= Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân trong kỳ

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản bình quân trong kỳ

Trang 20

Hệ số sinh lợi tổng tài sản phản ánh một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị lợinhuận trước thuế và lãi vay Chỉ tiêu này được sử dụng để đo hiệu quả của việc tài trợ cho các nhu cầu về tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay Nếu chỉ tiêu này lớn hơn chi phí nợ thì đầu tư bằng nợ có lợi cho doanh nghiệp hơn đầu tư

bằng vốn chủ.

1.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Trong đó: TSNH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSNH có ở đầu kỳ

và cuối kỳ

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị giá trị TSNH sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn

vị doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao

Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSNH Nó cho biết mỗi đơn vị giátrị TSNH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế

- Vòng quay tài sản ngắn hạn:

Giá vốn hàng bánVòng quay TSNH=

TSNH bình quânChỉ tiêu này cho biết trong một kỳ TSNH của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng, nếu vòng quay lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả TSNH cao

- Số ngày 1 vòng quay TSNH:

360

Số ngày 1 vòng quay TSNH =

Vòng quay TSNH Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để TSNH quay được một vòng.Thời

Trang 21

- Vòng quay hàng tồn kho

Là số lần hàng hàng hóa kho bình quân trong kỳ được bán ra trong kỳ kế

toán.Vòng luân chuyển này càng nhanh thì hiệu quả do một đồng tài sản mang lại càngcao, vòng quay hàng tồn kho cao thì doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệuquả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho thành hàng ứ đọng.Tuy nhiên , vòng quay hàng tồn kho quá cao có thể dẫn tới nguy cơ doanh nghiệp không đủhàng hóa cung cấp cho việc bán hàng, dẫn đến tình trạng cạn kho, mất khách hàng gây ảnh hưởng tới tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp trong lâu dài

Ngược lại, tỷ số quay vòng hàng tồn kho thấp thì cho thấy có sự tồn kho quá mức hàng hóa làm tăng chi phí một cách lãng phí Sự quay vòng tồn kho chậm có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai

quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết số ngày để số hàng tồn kho quay được một vòng.Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tỷ lệ nghịch với nhau.Vòng quay tăng thì số ngày giảm ngược lại

- Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu này cho biết khi tiêu thụ thì bao lâu doanh nghiệp thu lại được tiền.Chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng thu hồi vốn thanh toán tiền hàng của công ty thông qua các khoản phải thu và doanh thu thuần bình quân một ngày , từ đó xác định hiệu quả các khoản phải thu cũng như chính sách tín dụng thực hiện đối với khách hàng củacông ty

Công thức:

Các khoản phải thu bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = ×360 ngày

Doanh thu thuầnNếu chỉ tiêu này thấp thì doanh nghiệp ít bị ứ đọng trong khâu thanh toán

Trang 22

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

+ Chỉ số thanh toán hiện hành

Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt Chỉ số này càng thấp

ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì

nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao

Công thức tính :

Tài sản lưu độngChỉ số thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn+ Chỉ số thanh toán nhanh

Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn Chỉ những tài sản

có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp

Tiền mặt +các khoản phải thuChỉ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán nhanh thực sự của một doanh nghiệp, nó được

so sánh với các năm trước để thấy được sự tiến triển hay giảm sút của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn

- Mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và vốn ngắn hạn

+ Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn vốn ngắn hạn là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ cân đối giữa nợ ngắn hạn và vốn ngắn hạn, doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn

+ Nếu tài sàn ngắn hạn nhỏ hơn vốn ngắn hạn điều này chứng tỏ các doanh nghiệp không giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn vì doanh nghiệp đã sử dụng một phần vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn Đây cũng là dấu hiệu tài chính bất thường, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn tới hệ quả tài chính xấu hơn

Trang 23

1.2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Trong đó: TSDH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSDH có ở đầu kỳ

và cuối kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vịdoanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao

- Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH Nó cho biết mỗi đơn vị giátrị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp ngày càng lớn.Hiệu suất TSCĐ được thể hiện qua công thức :

Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng TSCĐ=

TSCĐ bình quân

Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, một mặt phải nâng cao quy mô về kết quả đầu

ra, mặt khác phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm về cơ cấu của TSCĐ

- Mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và vốn dài hạn

+ Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp bởi vốnchủ sở hữu thì điều đó là hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích

nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt này được bù đắp bởi nợ ngắn hạn thì điều này sẽ làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

+ Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn , điều này chứng tỏ một phần nợ dàihạn đã chuyển vào tài trợ cho tài sản ngắn hạn Hiện tượng này vừa gây lãng phí chiphí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn Điều này có thểdẫn tới lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp

Trang 24

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, ngoài việc tính toán và phân tích cácchỉ tiêu trên, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ các nhân tố tác động tới hiệu quả sửdụng tài sản Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược và kế hoạch phùhợp với từng giai đoạn để có thể phát huy hiệu quả sử dụng tài sản một cách tối đagiúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân

Có thể nói, con người là nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt động nào Tronghoạt động sản xuất – kinh doanh cũng vậy, con người đóng vai trò quyết định đến hiệuquả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng, đặc biệt là trình độ cán

bộ quản lý và tay nghề người công nhân

Trước hết, về trình độ cán bộ quản lý: Trình độ cán bộ quản lý thể hiện ở trình độ

chuyên môn nhất định, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định

Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng tổ chức,quản lý tốt đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình củadoanh nghiệp và tình hình thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản cao, mang lại nhiềulợi ích cho doanh nghiệp Nếu khả năng tổ chức, quản lý kém, quyết định sai lầm thìtài sản sẽ không được sử dụng một cách hiệu quả dẫn đến doanh nghiệp có thể thua lỗ,thậm chí phá sản Như vậy, trình độ cán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng đốivới việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp Do đó, yêu cầu đối với

bộ phận này là rất cao, họ cần có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần tráchnhiệm cao, năng động, sáng tạo nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời chodoanh nghiệp

Thứ hai, về trình độ tay nghề của công nhân: bộ phận công nhân là bộ phận trực

tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên là nhân tố trực tiếp

sử dụng tài sản của doanh nghiệp Đối với công nhân sản xuất có tay nghề cao, có khảnăng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong công việc, có ýthức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụnghiệu quả hơn đồng thời sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu trình độ taynghề người công nhân thấp, không nắm bắt được các thao tác kỹ thuật, ý thức bảoquản máy móc kém sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, giảm tuổi

Trang 25

thọ của máy móc làm tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm Điều đó có thể làmgiảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản giảm.

1.3.1.2 Tổ chức sản xuất - kinh doanh

Một quy trình sản xuất – kinh doanh hợp lý sẽ khắc phục được tình trạngchồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, góp phần tiết kiệm nguồn lực,tăng năng suất lao động, giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, nâng caohiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có nhiều giải phápthực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp trong từngthời kỳ và phù hợp với nhu cầu thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản sẽ cao

Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò quan trọngtrong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp tiếpcận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trang thiết bị thì sẽgiảm được hao mòn vô hình của tài sản cố định, nâng cao chất lượng, đổi mới sảnphẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

1.3.1.3 Đặc điểm sản xuất – kinh doanh

Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghề kinh doanh sẽđầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau Tỷ trọng tài sản ngắn hạn

và tài sản dài hạn khác nhau nên hệ số sinh lợi của tài sản cũng khác nhau Doanhnghiệp có đặc điểm hàng hoá khác nhau và đối tượng khách hàng khác nhau nênchính sách tín dụng thương mại cũng khác nhau dẫn đến tỷ trọng khoản phải thukhác nhau Như vậy, đặc điểm sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tác độngquan trọng đến hiệu quả sử dụng tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tài sản,vòng quay và hệ số sinh lợi của tài sản

1.3.1.4 Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp

Quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sửdụng tài sản của doanh nghiệp

Quản lý tài sản của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu trong các nội dung sau:

* Quản lý tiền mặt

Quản lý tiền mặt là quyết định mức tồn quỹ tiền mặt, cụ thể là đi tìm bài toántối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phí đạt tối thiểu màvẫn đủ để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp

Trang 26

Việc xác định lượng tiền mặt dự trữ chính xác giúp cho doanh nghiệp đáp ứngcác nhu cầu về: giao dịch, dự phòng, tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinhdoanh do chủ động trong hoạt động thanh toán chi trả Đồng thời doanh nghiệp có thểđưa ra các biện pháp thích hợp đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuậnnhư đầu tư chứng khoán ngắn hạn Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có năng lực phântích và phán đoán tình hình trên thị trường tiền tệ, thực trạng tình hình tài chính củadoanh nghiệp, từ đó có sự lựa chọn để đưa các quyết định sử dụng ngân quỹ đúng đắn,làm giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái, tối ưu hoá việc đi vay ngắnhạn, tăng hiệu quả sử dụng tài sản.

Quản lý tiền mặt hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạnnói riêng và hiệu quả sử dụng tài sản nói chung cho doanh nghiệp

* Quản lý dự trữ, tồn kho

Trong quá trình luân chuyển vốn ngắn hạn phục vụ cho sản xuất – kinh doanh thìhàng hóa dự trữ, tồn kho có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động của doanh nghiệp, nó nhưtấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất – kinh doanh củadoanh nghiệp do các hoạt động này diễn ra không đồng bộ Hơn nữa, hàng hoá dự trữ,tồn kho giúp cho doanh nghiệp giảm thiệt hại trước những biến động của thị trường.Tuy nhiên, nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm tăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quản và gây ứđọng vốn Vì vậy, căn cứ vào kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, khảnăng sẵn sàng cung ứng của nhà cung cấp cùng với những dự đoán biến động của thịtrường, doanh nghiệp cần xác định một mức tồn kho hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng tài sản ngắn hạn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp

* Quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu hay còn gọi là tín dụng thươngmại là một hoạt động không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp Do đó, trong cácdoanh nghiệp hình thành khoản phải thu

Tín dụng thương mại giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm,thu hút khách hàng, tăng doanh thu bán hàng, giảm chi phí tồn kho của hàng hóa, gópphần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hạn chế hao mòn vô hình Tuynhiên, tín dụng thương mại cũng có thể đem đến những rủi ro cho doanh nghiệp nhưlàm tăng chi phí quản lý, chi phí đòi nợ, chi phí bù đắp cho vốn thiếu hụt, làm tăng chiphí nếu khách hàng không trả được nợ

Trang 27

Do vậy, các nhà quản lý cần so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm để quyếtđịnh có nên cấp tín dụng thương mại không cũng như phải quản lý các khoản tín dụngnày như thế nào để đảm bảo thu được hiệu quả cao nhất.

Nội dung chủ yếu của chính sách quản lý các khoản phải thu bao gồm: Phân tíchkhả năng tín dụng của khách hàng, phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị,theo dõi các khoản phải thu

* Quản lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động đầu tư tài chính dài hạn chính là tổngmức lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổngchi phí hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Ngoài việc so sánh theo hướngxác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối chỉ tiêu tổng mức lợinhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn, còn phân tích sự biến động tổngmức lợi nhuận do ảnh hưởng của 3 nhân tố:

- Tổng doanh thu hoạt động đầu tư tài chính dài hạn

- Mức chí phí để tạo ra một đồng doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn

- Mức lợi nhuận được tạo từ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính dài hạn

Từ mối quan hệ trên, có thể xây dựng phương trình kinh tế sau:

Tổng mức lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính dài hạn = Tổng doanh thu hoạt độngđầu tư tài chính dài hạn*Mức chi phí cho một đồng doanh thu từ hoạt động đầu tư tàichính dài hạn*Mức lợi nhuận được tạo ra từ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tàichính dài hạn

Vận dụng phương pháp loại trừ có thể phân tích sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân

tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn củadoanh nghiệp Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đánh giá, phân tích và xem xét trong sốcác hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động nào mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, nhằmlựa chọn hướng đầu tư, loại hình đầu tư, quy mô đầu tư, danh mục đầu tư hợp lý nhất

và đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp

* Quản lý tài sản cố định

Để đạt được các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp phảixác định quy mô và chủng loại tài sản cần thiết cho quá trình sản xuất – kinh doanh.Đây là vấn đề thuộc đầu tư xây dựng cơ bản, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹcàng các quyết định về đầu tư dựa trên cơ sở các nguyên tắc và quy trình phân tích dự

án đầu tư Nếu mua nhiều tài sản cố định mà không sử dụng hết sẽ gây ra sự lãng phívốn, song nếu phương tiện không đủ so với lực lượng lao động thì năng suất sẽ giảm

Trang 28

Trên cơ sở một lượng tài sản cố định đã mua sắm, một mặt doanh nghiệp phải tậndụng tối đa thời gian và hiệu suất của máy, thực hiện an toàn, tiết kiệm trong vận hànhmáy, cố gắng khấu hao nhanh để sớm đổi mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật tiên tiến, hiện đại Điều đó sẽ tạo tiền đề cho doanh nghiệp luôn luôn được đổimới theo hướng tích cực, hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhucầu của thị trường, mang tính cạnh tranh cao.

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho thấy khấu hao có tác động lớnđến các chỉ tiêu Do đó, doanh nghiệp cần xác định phương pháp tính khấu hao tài sản

cố định cho thích hợp

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh, do chịu nhiều tácđộng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định bị giảm dần về giá trị, haycòn gọi là hao mòn Có hai loại hao mòn TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn vôhình

- Hao mòn hữu hình là loại hao mòn do quá trình sử dụng và do tác động của môitrường, hình thái vật chất của TSCĐ bị mài mòn, biến dạng, gãy, vỡ, hỏng…

- Hao mòn vô hình là loại hao mòn do tiến bộ của khoa học công nghệ, một loạimáy móc, thiết bị mới ra đời ưu việt hơn làm TSCĐ bị giảm giá hoặc lỗi thời

Do TSCĐ bị hao mòn như vậy, doanh nghiệp cần tạo lập quỹ để thu hồi, tái đầu

tư vào tài sản mới, doanh nghiệp cần trích khấu hao cho TSCĐ Trích khấu hao TSCĐ

là việc tính chuyển một phần giá trị của TSCĐ tương ứng với phần hao mòn vào giáthành sản phẩm và sẽ thu hồi được phần giá trị đó thông qua tiêu thụ sản phẩm

Việc xác định mức trích khấu hao là công việc tương đối phức tạp Trước tiên,doanh nghiệp phải xác định tốc độ hao mòn của tài sản Điều này rất khó khăn do xácđịnh hao mòn hữu hình đã khó, xác định hao mòn vô hình còn khó hơn, nó đòi hỏi sựhiểu biết, khả năng dự đoán của doanh nghiệp Khi đã xác định được mức độ hao mòn,doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến các yếu tố sau:

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm do TSCĐ đó chế tạo trên thị trường Do tình hìnhtiêu thụ tác động trực tiếp đến giá bán sản phẩm đồng thời cho biết lượng cầu sảnphẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu và hoạt động của TSCĐ sẽ ở mức công suất nào

và kéo theo nó hao mòn ở mức độ nào

- Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ là vốn chủ sở hữu hay vốn vay

- Ảnh hưởng của thuế đến việc trích khấu hao Do việc trích khấu hao ảnh hưởngtrực tiếp đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và ảnhhưởng đến thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp

Trang 29

- Quy định của Nhà nước trong việc tính khấu hao: Nhà nước có quy định quản

lý trong việc trích khấu hao TSCĐ như phương pháp tính khấu hao, thời gian sử dụngđịnh mức của TSCĐ, tác động trực tiếp đến mức trích khấu hao hàng kỳ của doanhnghiệp

Việc lựa chọn được phượng pháp tính khấu hao TSCĐ thích hợp là biện phápquan trọng để bảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quan trọng để xác định thờigian hoàn vốn đầu tư vào tài sản cố định từ các nguồn tài trợ dài hạn Thông thường cócác phương pháp khấu hao chủ yếu sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng:

Phương pháp này có ưu điểm là cách tính đơn giản, dễ hiểu Mức khấu hao đượctính vào giá thành sản phẩm ổn định, tạo điều kiện ổn định giá thành sản phẩm Nhưngphương pháp này không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vàogiá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng TSCĐ khác nhau, khả năng thu hồi vốnđầu tư chậm, làm cho TSCĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vôhình

Μ kh=

NG

Τ

Trong đó:

Mkh: Số khấu hao hàng năm

NG: Nguyên giá của TSCĐ

T: Thời gian sử dụng định mức của TSCĐ

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Thực chất của phương pháp này là đẩy nhanh mức khấu hao TSCĐ trong nhữngnăm đầu sử dụng và giảm dần mức khấu hao theo thời hạn sử dụng Phương pháp này

có ưu điểm là phản ánh chính xác hơn mức độ hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm,nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắm TSCĐ trong những năm đầu sử dụng, hạnchế ảnh hưởng của hao mòn vô hình Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp cóTSCĐ chịu ảnh hưởng nhiều của hao mòn vô hình như thiết bị tin hoc, thiết bị điệntử…

Mn = Tk * (NG – Mn-1)Trong đó:

Mn-1 :Số khấu hao năm n-1 Tk : Tỷ lệ khấu hao năm

Trang 30

Tóm lại, mục đích của việc tạo lập quỹ khấu hao là để tái đầu tư, thay thế, đổimới TSCĐ Khi TSCĐ chưa được khấu hao hết, chưa được thay thế bằng TSCĐ mớithì khấu hao được tích luỹ và doanh nghiệp có quyền sử dụng số khấu hao luỹ kế chohoạt động sản xuất – kinh doanh của mình Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước,việc sử dụng số khấu hao luỹ kế cần tuân thủ đúng các quy định về chế độ quản lý tàichính hiện hành của Nhà nước.

Đối với TSCĐ, bên cạnh việc xác định phương pháp khấu hao thích hợp thì đểnâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên tiến hànhđánh giá, kiểm kê TSCĐ Điều này giúp cho nhà quản lý nắm được chính xác sốTSCĐ của doanh nghiệp, tình hình sử dụng cũng như giá trị thực tế của tài sản đó

Đánh giá TSCĐ là việc xác định lại giá trị của TSCĐ tại một thời điểm nhấtđịnh Việc đánh giá chính xác giá trị của TSCĐ là căn cứ để tính khấu hao nhằm thuhồi vốn Qua đánh giá và đánh giá lại TSCĐ còn giúp cho người quản lý nắm đượctình hình biến động về vốn của doanh nghiệp để có biện pháp điều chỉnh thích hợpnhư: chọn hình thức khấu hao phù hợp, thanh lý, nhượng bán tài sản để giải phóngvốn…

Đánh giá TSCĐ gồm những nội dung sau:

- Xác định giá ban đầu của TSCĐ: giá ban đầu của TSCĐ là giá mua và nhữngchi phí khác kèm theo

Cách đánh giá này giúp cho doanh nghiệp thấy được số tiền vốn đầu tư muasắm TSCĐ ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền phải khấu hao để tái sảnxuất giản đơn TSCĐ

- Xác định giá đánh giá lại TSCĐ: giá đánh giá lại TSCĐ là giá của tài sản tạithời điểm kiểm kê đánh giá Giá đánh giá lại của TSCĐ có thể cao hơn hoặc có thểthấp hơn giá ban đầu của nó

Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình cụ thể như: tình hình biến động giá trênthị trường, quan hệ cung cầu trên thị trường về loại tài sản đó, xu hướng về tiến bộ kỹthuật trong ngành… người quản lý đưa ra quyết định xử lý tài sản một cách chuẩn xácnhư điều chỉnh mức khấu hao hoặc phương pháp khấu hao, thanh lý, nhượng bán đểđổi mới TSCĐ, hiện đại hoá TSCĐ thông qua sửa chữa lớn…

Trang 31

1.3.1.5 Công tác thẩm định dự án

Công tác thẩm định dự án và đặc biệt là thẩm định tài chính dự án có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả

sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Nếu công tác thẩm định tài chính dự án được thực hiện theo một quy trình chặtchẽ với đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn vững vàng thì dự án sẽ đượcđánh giá một cách chính xác về mức độ cần thiết của dự án đối với doanh nghiệp, quy

mô của dự án, chi phí, lợi ích của dự án mang lại và cả những rủi ro có thể gặp phảitrong tương lai Điều này giúp cho doanh nghiệp có những quyết định đầu tư đúngđắn góp phần nâng cao sức mạnh cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanhthu và tăng lợi nhuận làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số sinh lợi tổng tàisản tăng Ngược lại, công tác thẩm định tài chính dự án không hiệu quả sẽ dẫn đếnnhững quyết định đầu tư sai lầm hoặc doanh nghiệp có thể bỏ qua các cơ hội đầu tư do

dự án bị đánh giá sai Quyết định đầu tư sai lầm sẽ dẫn đến hiệu quả nghiêm trọng.Nếu đầu tư quá nhiều, không đúng hướng, hoặc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tìnhtrạng lãng phí vốn, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu đầu tư quá ítkhông đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, từ đó có thể bị mất thị trường, giảm khả năngcạnh tranh Tất cả các đều này đều dẫn đến tài sản không được khai thác một cách triệt

để và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản

1.3.1.6 Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập vàtiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh Vốn là nguồn hình thành nên tài sản

Vì vậy, khả năng huy động vốn cũng như vấn đề cơ cấu vốn sẽ có ảnh hưởng lớn đếnhiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn sẽ là cơ hội để mở rộng quy môsản xuất – kinh doanh, đa dạng hoá các hoạt động đầu tư làm tăng doanh thu chodoanh nghiệp và từ đó làm tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản Bên cạnh đó, nếudoanh nghiệp duy trì được cơ cấu vốn hợp lý thì chi phí vốn sẽ giảm, góp phần làmgiảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận và do đó hệ số sinh lợi tổng tài sản sẽ tăng

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Môi trường kinh tế

Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các doanhnghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh như: chu kỳ phát triển kinh tế, tăngtrưởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, cácchính sách tài chính – tín dụng của Nhà nước

Trang 32

Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởngkinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạtđộng sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hệ thống tài chính - tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá củachính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất – kinh doanh và kết quảhoạt động của doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản thựccủa doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền Ngoài ra, chínhsách tài chính - tiền tệ cũng tác động lớn đến hoạt động huy động vốn cũng như hiệuquả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thịtrường quốc tế Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nềnkinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnhđến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp nhữngthuận lợi đồng thời cả những khó khăn Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dựbáo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tranh thủnhững cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinhtế

1.3.2.2 Chính trị - pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng Sự canthiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanhnghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung như: duy trì sự ổn định kinh tế, chínhtrị; định hướng phát triển kinh tế, kích thích phát triển kinh tế thông qua hệ thống phápluật; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

1.3.2.3 Khoa học – công nghệ

Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất laođộng và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nóiriêng Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệpnâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh Tuy nhiên,tiến bộ khoa học – công nghệ cũng có thể làm cho tài sản của doanh nghiệp bị haomòn vô hình nhanh hơn Có những máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉnằm trên các dự án, các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểmđó

Trang 33

Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc – công nghệ là hết sứccần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạt được hiệuquả cao nhất trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình.

1.3.2.4 Thị trường

Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào, thị trường đầu ra và thị trườngtài chính

Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm tăngchi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán gây khó khăn cho việctiêu thụ sản phẩm Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tăngcủa giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự sụt giảm về số lượng sản phẩm tiêu thụ

sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm của doanhnghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽlàm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thị trường tài chính là kênh phân phối vốn từ nơi thừa vốn đến nơi có nhu cầu.Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền và thị trường vốn Thị trường tiền là thịtrường tài chính trong đó các công cụ ngắn hạn được mua bán còn thị trường vốn là thịtrường cung cấp vốn trung hạn và dài hạn Thị trường chứng khoán bao gồm cả thịtrường tiền, là nơi mua bán các chứng khoán ngắn hạn và thị trường vốn, nơi mua báncác chứng khoán trung và dài hạn Như vậy thị trường tài chính và đặc biệt là thịtrường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, mở rộng quy môsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu thị trường chứng khoán hoạt động hiệuquả sẽ là kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu cácdoanh nghiệp tập trung quá nhiều vào đầu tư chứng khoán sẽ dẫn đến tình trạng cơ cấutài sản mất cân đối làm gián tiếp giảm hiệu quả sử dụng tài sản

1.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh

Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ ngành sản xuất cóảnh hưởng trực tiếp đến quá trình – kinh doanh của doanh nghiệp như khách hàng, nhàcung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế…Các yếu tố này sẽ quyết địnhtính chất, mức độ cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 34

1.3.2.6 Đơn vị cấp trên

Đơn vị cấp trên cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụngtài sản của doanh nghiệp thông qua những định hướng, chính sách phát triển Nếu cácchiến lược, quy hoạch định hướng đầu tư phát triển dài hạn của đơn vị cấp trên đượcxây dựng một cách nhất quán, đúng hướng sẽ tạo cho doanh nghiệp thành viên nhữngthuận lợi trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình Từ đó gópphần thực hiện hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả

Kết luận chương 1

Tài sản là một trong ngững yếu tố quan trọng đóng vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy sử dụng hiệu quả tài sản là một vấn đề quan trọng trong bất kì doanh nghiệp nào Để sử dụng sử dụng hiệu quả tài sản thì cần phải hiểu được nó là như thế nào Phần cơ sở lý luận trên đã trình bày một cách khái quát về nội dung tài sản,tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, hiệu quả sử dụng, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của doanh nghiệp

Cơ sở lý luận trên cũng là tiền đề, là cơ sở để tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng ở Chương

2 dưới đây

Trang 35

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ HẢI PHÒNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ HẢI PHÒNG

2.1.1 Một vài nét khái quát về công ty CP Thép Và Vật Tư Hải Phòng

2.1.1.1 Giới thiệu về công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng

Tên tiếng anh : HAIPHONG STEEL AND METERIAL JOINT STOCK

COMPANY

Tên viết tắt: HPSAM JSC CO

Trụ sở: Km 92 - Đường 5 mới - Phường Hùng Vương – Quận Hồng Bàng – TP.Hải Phòng;

ĐT: +84-031-527283; Fax: +84-031-3749017; Website: htchaiphong.com.vnGiấy phép thành lập doanh nghiệp số 0203000060 do UBND thành phố Hải Phòng cấp ngày 27 tháng 11 năm 2001

Ngành nghề kinh doanh chính là:Công ty chuyên kinh doanh Phôi thép; Kinhdoanh các sản phẩm sắt thép phế liệu; Kinh doanh các phụ tùng phụ kiện ,nguyên vậtliệu,vật tư thiết bị phụ tùng phục vụ ngành sản xuất thép; Sản xuất và kinh doanh thépxây dựng.; Sản xuất các loại que hàn và các khung thép phục vụ cho ngành xây dựng;Kinh doanh vận tải và dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu; Sản xuất các loại sản phẩmnhư:dây cáp thép,thép cường độ cao,thép dự ứng lực,thép nan hoa,que hàn thép kếtcấu,dây hàn FCT

Trang 36

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Kể từ ngày thành lập 08/12/2002 và đi vào hoạt động sản xuất đến nay, Công ty

đã không ngừng phát triển và cải tiến dây truyền công nghệ và từng bước khẳng định

vị thế của mình trên thị trường cụ thể từng giai đoạn phát triển doanh nghiệp như sau:

08-12-2002 Thành lập công ty CP thép và vật tư Hải Phòng với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng

22 08/2004 Thành lập VPĐD tại Quảng Ninh, thực hiện chức năng như một

Chi nhánh

33 2005 Áp dụng thành công quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

quốc tế ISO 9001:2000 cho toàn hệ thống

44 02/2007 Mở đại lý tại TP Hồ Chí Minh để mở rộng mạng lưới phân phối

sản phẩm

55 2008 Công ty áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001-2000NQA của

Vương quốc Anh để đánh giá đạt tiêu chuẩn

66 2010 Được Hiệp hội Ngân hàng và Hiệp hội Doanh Nghiệp vừa và

nhỏ xét tặng Cúp Doanh nhân Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam Vàng

2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty CP Thép Và Vật Tư Hải Phòng

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Trang 37

P Kế hoạch Kinh Doanh

Ban Kiểm Soát

Phó TGĐ Kỹ thuật sản xuất

Xưởng sản xuất que hàn

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Tổng Giám Đốc

Phó TGĐ Tài chính

Phòng Nhân Sự Hành ChínhP Quản lý chất lượng vật tưPhòng Kỹ Thuật Công nghệP Kế Toán Tài Chính

Xưởng sản xuất chế tạo cơ khíXưởng Cán ThépXưởng Cơ Điện Năng Lượng

(Nguồn: Phòng Hành chính)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty

Mô hình theo kiểu trực tuyến - chức năng: Công ty cổ phần thép và vật tư hải phòng là một doanh nghiệp liên doanh sản xuất và cung cấp các sản phẩm thép với các chủng loại, kích cỡ khác nhau cho ngành xây dựng và vừa sản xuất vừa kinh doanh

do đó công tác quản lý hết sức được coi trọng Có thể nói, chất lượng công tác quảnlý ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận

Tổng Giám đốc: Nguyễn Kim Tỉnh :người đại diện về mặt pháp lý của công ty

trước Pháp luật và cơ quan nhà nước, chịu mọi trách nhiệm về tất cả mọi hoạt động

Trang 38

của công ty Người có quyền cao nhất có quyền quyết định về mọi vấn đề liên quanđến hoạt động sản xuất kinh doanh như: phê chuẩn chính sách kế hoạch tài chính, kếhoạch sản xuất kinh doanh, phê duyệt báo cáo tài chính, bổ sung sửa đồi điều lệ củacông ty, quyết định thành lập, giải thể các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.

Ngoài tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc

thứ nhất phụ trách về tài chính Phó tổng giám đốc phụ trách về kỹ thuật sản xuất

Giám đốc nhà máy :Giúp việc Tổng Giám Đốc điều hành toàn bộ các hoạt động

của sản xuất ở nhà máy

Đào tạo cán bộ kỹ thuật trẻ, đội ngũ công nhân trẻ nhanh chóng tiếp cận với côngnghệ và thiết bị tiên tiến,

Sản xuất gắn liền với hiệu quả để cải thiện điều kiện cho người lao động Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo công việc, báo cáo thực hiện nhiệm vụsản xuất, vận hành bảo trì thiết bị, an toàn vệ sinh công nghiệp trình Tổng Giám Đốc

Phó giám đốc nhà máy: giúp viêc cho giám đốc trong công việc bảo hộ lao động Nhiệm vụ:

Kiểm tra công việc vận hành cung cấp điện ở trạm 35KV, các biến áp trung gian, các tủ phân phối, điện trung thế và hạ thế

Giám sát công việc vận hành các động cơ AC cao thế, các thiết bị DC và các thiết

bị điện trên đường công nghệ

Theo dõi chế độ bảo trì theo lệnh bảo trì, bổ xung hoàn thiện các hướng dẫn bảo trì các thiết bị điện và máy điện

Nắm vững nguyên lý cấu trúc mạch điều khiển tự động theo hệ điều hành PLC

Có biện pháp sửa chữa, giải trừ sự cố khi các thiết bị bảo trì có lỗi

Bao quát được hoạt động của toàn bộ các thiết bị trong nhà máy, lập được bản kếhoạch phụ tùng dự phòng và thay thế thường xuyên cho các thiết bị điện và các máy điện

Trang 39

Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty gồm 4 bộ phận thực hiện những nhiệm

vụ riêng đồng thời có quan hệ mật thiết với nhau trong quy trình quản lý Đứng đầu mỗi bộ phận là một giám đốc bộ phận Các giám đốc bộ phận nhận lệnh từ Tổng giám đốc lên kế hoạch cụ thể, đệ trình Tổng giám đốc xét duyệt, từ đó triển khai, giám sát chặt chẽ các hoạt động trong phòng ban của mình, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công việc được giao

Bộ phận Kinh doanh:Là bộ phận tham mưu chính cho Ban lãnh đạo về hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty Bộ phận có nhiệm vụ tìm hiểu chung về nhucầu thị trương, thu nhập kịp thời những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích những dữ liệu thông tin cầnthiết cho việc lập và quản lý kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phối hợp với bộphận marketing xúc tiến việc bán hàng Cân đối kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu vậtliệu, phụ tùng bị kiện phục vụ cho sản xuất

Bộ phận kế toán tài chính: Trợ giúp cho lãnh đạo công ty công tác quản lý, sử

dụng vốn và nguồn vốn để đạt được hiệu quả đề ra, phù hợp với chủ trương, chínhsách quy định của nhà nước

Tổ chức tốt công tác thu thập, sử lý thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinhtế- tài chính phát sinh của công ty

Lên kế hoạch tài chính cho từng tuần, tháng, năm, quý

Báo cáo các thông tin kế hoạch kế toán tài chính cho lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý chức năng, kế toán kho hàng

Bộ phận Nhân Sự- Hành chính :Tham mưu và lập kế hoạch, quy trình tuyển dụng

nhân sự trình lãnh đạo công ty

Quản lý lương, thưởng, các khoản thuộc bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Quản trị văn phòng

Quản lý và lưu trữ hồ sơ, chứng từ, văn thư

Thư ký văn phòng giám đốc

Vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, an toàn lao động

Quản lý xây dựng cơ bản

Quản lý tổ bảo vệ bếp ăn tập thể

Bộ phận kỹ thuật- công nghệ :Tổ chức quản lý viêc thực hiện quy trình công

nghệ, tổ chức quản lý theo dõi việc quản lý bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, lên kế hoạch

dự toán các hạng mục đại tu, trùng tu dây chuyền thiết bị

Tổ chức theo dõi, bảo dưỡng kiểm định định kỳ các thiết bị cân kiểm, thiết bị phải kiểm định theo quy định hiện hành của nhà nước

Đăng ký theo định kỳ chất lượng sản phẩm sản xuất tại nhà máy

Trang 40

Cán thụ

Cán

tinh

306x2

Sàn nguội

Cắt phân đoạn

Cán tinh 280x2

Kiểm tra

Nhập kho

Máy cuộn

Cán 260x4

Sàn nguội

Bộ phận quản lý vật tư: Lập và quả lý hệ thống chất lượng của công ty

2.1.3 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp

Ngày đăng: 16/03/2014, 01:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1:  Cơ cấu tổ chức của công ty - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 33)
Sơ đồ 2.2:  Quy trình công nghệ - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ (Trang 39)
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty (Trang 41)
Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng (Trang 42)
Bảng 2.4 – Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Thép Và Vật Tư Hải Phòng - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2.4 – Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Thép Và Vật Tư Hải Phòng (Trang 46)
Bảng 2.5 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản  tại Công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2.5 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng (Trang 48)
Bảng 2-6: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của một số công ty cùng ngành với công ty cổ phần thép và vật tư hải phòng trong năm 2011 - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2 6: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của một số công ty cùng ngành với công ty cổ phần thép và vật tư hải phòng trong năm 2011 (Trang 49)
Bảng 2.8 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSNH tại công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2.8 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSNH tại công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng (Trang 54)
Bảng 2.10 – Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của công ty Cổ phần Thép và vật tư HP - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2.10 – Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của công ty Cổ phần Thép và vật tư HP (Trang 59)
Bảng 2.11 - Hệ số hao mòn TSCĐHH của công ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2.11 Hệ số hao mòn TSCĐHH của công ty Cổ phần thép và vật tư Hải Phòng (Trang 60)
Bảng 2.12: Hệ số hao mòn TSCĐ vô hình của công ty Cổ phần thép và vật tư HP - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2.12 Hệ số hao mòn TSCĐ vô hình của công ty Cổ phần thép và vật tư HP (Trang 61)
Bảng 2.13 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH tại công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2.13 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH tại công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng (Trang 62)
Bảng 2.14: Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2.14 Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng (Trang 64)
Bảng 2.16: Kế hoạch và thực hiện các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng - Luận văn: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần thép và vật tư Hải Phòng doc
Bảng 2.16 Kế hoạch và thực hiện các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Thép và vật tư hải phòng (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w