TNLĐ có thể được hiểu là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm,độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thểNLĐhoặc gây tử vong trong q
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU v
1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài v
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài v
3 Phạm vi nghên cứu đề tài vi
4 Tình hình nghiên cứu đề tài vi
5 Kết cấu công trình nghiên cứu vi
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢNLÝ 1
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHÁCH SẠN 3 SAO 1
1.1.Khái luận vềquản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao 1
1.1.1 Khái niệm về khách sạn và tiêu chuẩn khách sạn 3 sao 1
1.1.2 Khái niệm an toàn và vệ sinh lao động 3
1.1.3 Khái niệm quản lý an toàn VSLĐ 4
1.2 Nội dung quản lý ATVSLĐtại các khách sạn 3 sao 4
1.2.1 Các tiêu chuẩn đánh giá an toàn VSLĐtại khách sạn 3 sao 4
1.2.2 Các phương pháp đánh giá an toàn vệ sinh lao động 5
1.2.3 Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao 11
1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quản lý an toàn vệ sinh lao động 18
1.3.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài 18
1.3.2 Nhân tố môi trường bên trong 19
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHÁCH SẠN 3 SAO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 22
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 22
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 22
2.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 23
2.2 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến quản lý an toàn vệ sinh lao động tại khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội 24
i
Trang 22.2.1 Tổng quan tình hình về các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội 24
2.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội 25
2.3 Kết quả nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội 30
2.3.1 Kết quả nghiên cứu quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội 30
2.3.2 Phân tích thực trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội 31
2.4 Đánh giá chung về hoạt động quản lý an tòan vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao trên địa bà Hà Nội 33
2.4.1 Ưu điểm và nguyên nhân 33
2.4.2 Nhược điểm và nguyên nhân 34
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHÁCH SẠN 3 SAO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 35
3.1 Dự báo xu hướng và quan điểm thực hiện quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội 35
3.1.1 Dự báo xu hướng quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội 35
3.1.2 Quan điểm quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội 35
3.2 Một sốgiải pháp nâng cao quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội 36
3.2.1 Tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức về an toàn vệ sinh lao động cho nhân viên 36
3.2.2 Thành lập bộ phận chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động 37
3.2.3 Tăng cường đầu tư chi phí cho công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động 38
3.3.Kiến nghị 38
3.3.1 Kiến nghị với sở Y tế Hà Nội 38
3.3.2 Kiến nghị với cục an toàn thuộc Bộ lao động - Thương binh và Xã hội 39
ii
Trang 3KẾT LUẬN 40 Tài liệu tham khảo 41
iii
Trang 4GHP : Good Hygiene Practice
GMP : Good Manufacturing Pratice
HACCP : Hazard Analysis Critical Control Point
ILO : International Labour Organization
NLĐ : Người lao động
NXB : Nhà xuất bản
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
UNWTO : United National World Tourist OrganizationTNLĐ : Tai nạn lao động
iv
Trang 5v
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
1 Sơ đồ 1.1 Bộ máy AT-VSLĐ tại các khách sạn 3 sao 12
2 Sơ đồ 1.2 Các nội dung quy định về công tác
AT-VSLĐ
14
4 Bảng 2.2 Kết quả điều tra tình hình quản lý
AT-VSLĐ tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội
35 vi
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được ngành dịch
vụ, lĩnh vực kinh doanh khách sạn quan tâm và đạt được những kết quả quan trọng,nhưng cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém Cùng với xu hướng của ngành các khách sạn
3 sao trên địa bàn Hà Nội cũng chú trọng hơn trong công tác an toàn vệ sinh lao động.Tuy nhiên, nhiều khách sạn sử dụng lao động chưa nêu cao trách nhiệm, vi phạm cácquy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động Phần lớn người lao động cònhạn chế về kiến thức, kỹ năng và thiếu chủ động trong phòng ngừa tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp; chưa thực hiện đúng quy định về khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.Tình trạng mất an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp,khu vực nông nghiệp, nông thôn, làng nghề xảy ra khá phổ biến; tai nạn lao động,người bị tai nạn, người mắc bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng Trong đó, cónhiều vụ nghiêm trọng, gây tổn thất lớn về người và tài sản, để lại hậu quả nặng nề, lâudài cho người lao động và xã hội Với sự phát triển không ngừng của xã hội, con ngườikhông chỉ muốn thoả mãn nhu cầu cá nhân mà họ còn chú ý tới việc đảm bảo an toàn
về sức khoẻ, tính mạng
Vấn đề ATVSLĐ ở các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội cũng còn nhiềubất cập Hầu hết các khách sạn 3 sao đều chưa có bộ phận chuyên trách về an toàn vệsinh lao động, công tác quản lý còn nhiều hạn chế Chính vì chưa có bộ phận chuyêntrách về ATVSLĐ nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, việc kiểm tra giám sátkhông chặt chẽ Các nhà quản lí trong khách sạn cũng đã đưa ra những yêu cầu về vấn
đề ATVSLĐ, yêu cầu các cấp quản trị, nhân viên thực hiện đúng theo quy định tuynhiên vẫn chưa thật sự hiệu quả Tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội, các nhàquản lý cũng đã mở các khoá học đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên,cung cấp các kiến thức cần thiết để đảm bảo ATVSLĐ Đối với mỗi bộ phận lại cónhững yêu cầu, quy định riêng, nhưng về công tác kiểm tra, quản lý các bộ phận thựchiện có đúng yêu cầu, quy định hay không thì vẫn chưa đạt được hiệu quả như mongmuốn
Chính vì những lý do đó, chúng tôi đưa ra đề tài: “Quản lý an toàn lao động tại
các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội” Chúng tôi hy vọng công trình nghiên cứu
sẽ đưa ra được những nhận xét chính xác và các giải pháp đưa ra sẽ khắc phục đượcnhững tồn tại trong các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội
vii
Trang 82 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiệncông tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội
- Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
+ Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý an toàn vệ sinh lao độngtrong khách sạn
+ Tìm hiểu, đánh giá, phân tích về thực trạng quản lý an toàn vẹ sinh lao độngtại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và xácđịnh nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế này để làm cơ sở cho việc đề xuất giảipháp nhằm nâng cao công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 saotrên địa bàn Hà Nội
+ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý an toàn vệsinh lao động tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội
3 Phạm vi nghên cứu đề tài
- Về nội dung: Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao
- Về không gian: Tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội
- Về thời gian: Các số liệu được lấy trong 2 năm 2012 – 2013 và phiếu điều trađược phát từ 06/11/2013-15/02/2014 Các giải pháp và kiến nghị được đề xuất chonăm 2014 và những năm tiếp theo
4 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, quản lý an toàn vệ sinh lao động là công việc hết sứcquan trọng Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn có rất ít tài liệu giáo trìnhviết về đề tài này mà chủ yếu là các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước về
an toàn vệ sinh lao động, ví dụ như:
- Bộ lao động - thương binh và xã hội, Cục an toàn lao động (12/2011), Tài liệuhuấn luyện an toàn - vệ sinh lao động
- Tập hợp các văn bản hiện hành về an toàn vệ sinh lao động (gồm cả Bộ luậtlao động) – NXB Lao Động Hà Nội - 2011
viii
Trang 9- Hướng dẫn hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ILO – OSH 2001 –NXB Lao Động Hà nội – 2011.
5 Kết cấu công trình nghiên cứu
Ngoài các phần như: lời cảm ơn; danh mục bảng, biểu; mục lục; danh mục sơ
đồ, mở đầu; danh mục từ viết tắt Nội dung chính của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý an toàn vệ sinh lao động tạicác khách sạn 3 sao
Chương 2: Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao
trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý an toàn laođộng tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn Hà Nội
ix
Trang 10CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢNLÝ
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHÁCH SẠN 3 SAO
1.1 Lý luận cơ bản về quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các khách sạn 3 sao
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm khách sạn và tiêu chuẩn khách sạn 3 sao
a Khách sạn
Khách sạn là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch Theo thông tư BVHTTDL, khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô mười buồng ngủ trở lên,đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ kháchlưu trú và sử dụng dịch vụ
88/2008TT-Khách sạn là loại hình kinh doanh có đặc điểm toàn cầu, dựa trên tiêu chuẩn vàthông lệ quốc tế Xu hướng phát triển của các khách sạn là không ngừng nâng cao chấtlượng dịch vụ lưu trú và tăng cường các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn cao nhất nhucầu của khách du lịch
Như vậy, khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu, đảm bảo tiêu chuẩn chấtlượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu củakhách về: nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác
b Tiêu chuẩn khách sạn 3 sao
Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch của Việt Nam được xây dựng trên cở sởtiêu chuẩn xếp hạng khách sạn tại phân vùng châu Á- Thái Bình Dương của UNWTO,kết hợp tham khảo quy định, tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn của một số nước Kháchsạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết
bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng chu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn uống,ngủ nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩnquốc tế, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:Vị trí, kiến trúc; trang thiết bị, tiện nghiphục vụ; dịch vụ và mức độ phục vụ; nhân viên phục vụ; vệ sinh
Bên cạnh những yêu cầu chung của khách sạn thì khách sạn 3 sao cần phải cónhững yếu tố sau:
Thứ nhất, yêu cầu về vị trí, kiến trúc bao gồm: vị trí giao thông thuận tiện, môitrường cảnh quan sạch đẹp; thiết kế kiến trúc xây dựng đẹp, vật liệu xây dựng tốt, nộingoại thất được thiết kế hợp lý; khách sạn có tối thiểu 50 buồng; có sân vườn câyxanh(không bắt buộc đối với các khách sạn ở trung tâm thành phố); có khu vực gửi xecho khách ngoài khu vực khách sạn; cócác phòng ăn, bar và cóphòng làm việc củaGiám đốc, Phó Giám đốc; phòng tiếp khách; các phòng nghiệp vụ, chuyên môn kí
Trang 11thuật; phòng trực tầng; phòng cho nhân viên phục vụ bao gồm phòng thay quần áoriêng chon nam và nữ và phòng tắm, vệ sinh riêng cho nam và nữ- khu giặt là; kho đểđồ; khu bếp, kho bảo quản thực phẩm; khu bếp tường phải ốp gạch men sứ, cao tốithiểu 2 m, sàn lát vật liệu chống trơn, khu vực chế biến thức ăn nóng, nguội được táchriêng, có hệ thống thông gió tốt.
Thứ hai, yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi bao gồm: chất lượng mỹ thuật các trangthiết bị trong các khu vực (tiếp tân, buồng, phòng ăn, bếp và các dịch vụ khác) thì phảiđồng bộ chất lượng tốt, bài trí hài hòa, trang trí nội thất hài hòa, đủ ánh sáng, trangthiết bị đồng bộ; có thảm trải toàn bộ trong buồng ngủ; có điều hòa nhiệt độ ở khu vựccông cộng;từ tầng 3 trở lên có thang máy riêng cho khách, cho nhân viên phục vụ vàhàng hóa; trang thiết bị buồng ngủ như 2 sao nhưng có thêm bàn salon, 2 ghế; bàntrang điểm, ghế vàti vi cho 100% tổng số buồng; điều hoà nhiệt độ cho 100 % tổng sốbuồng; tủ lạnh (mini bar) cho 100% tổng số buồng; thiết bị báo cháy kèm theo đó làtranh treo tường; bộ đồ ăn hoa quả, dụng cụ mở bia, rượu;mút đánh giầy Và trangthiết bị vệ sinh cũng như 2 sao nhưng có thêm bồn tắm nằm (hoặc phòng tắm kính)cho 50 % tổng số buồng;điện thoại;máy sấy tóc; màn che bồn tắm; mũ tắm; nước gộiđầu; dao cạo râu; bông ngoáy tai; túi ni lông để bỏ giấy vệ sinh phụ nữ
Thứ ba,yêu cầu các dịch vụ trong khách sạn và mức độ phục vụ Đối với phục vụbuồng cần đồng bộ, chất lượng tốt; bài trí hài hoà; đối với buồng ngủ trang trí nội thấthài hoà, đủ ánh sáng; trang thiết bị đồng bộ Còn với phục vụ ăn uống thì số giờ phục
vụ ăn, uống, giải khát từ 6 đến 24 giờ;phục vụ ăn uống tại buồng nếu khách có yêucầu; các dịch vụ ăn, uống (phục vụ các món ăn Âu, Á, tiệc với số lượng phong phú,chế biến được các món ăn có kỹ thuật cao, đảm bảo chất lượng tốt; phục vụ nước giảikhát các loại ) Ngoài ra còn có các dịch vụ bổ sung khácnhư 2 sao có thêm : cho thuêvăn hoá phẩm, dụng cụ thể thao; phòng họp; phòng khiêu vũ; dịch vụ xe taxi (có xe ô
tô của khách sạn);các dịch vụbán tem, gửi thư, fax, rửa ảnh, đánh máy, photocopy;dịch vụ thông tin; điện thoại trong buồng ; bể bơi (vùng biển); xe đẩy cho người tàn tật
Và cuối cùng là yêu cầu về nhân viên phục vụ cần cóchuyên môn, nghiệp vụ, hìnhthức và chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ tốt Cụ thể đối với cán bộ quản lý kháchsạn (Giám đốc) cần có trình độ Đại học và đã qua khoá học quản trị kinh doanh kháchsạn hoặc quản lý kinh tế du lịch tối thiểu 6 tháng (nếu không phải là đại học chuyênngành); đã tham gia công tác quản lý (từng phần) trong khách sạn tối thiểu 2 năm Phảibiết một ngoại ngữ thông dụng (bằng C), giao tiếp thông thạo và không có dị tật,phong cách giao tiếp lịch sự, sang trọng Còn đối với nhân viên phục vụ thì tỷ lệ đượcđào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (trừ những lao động đơn giản) là 100%, với nhân viên
Trang 12trực tiếp phục vụ biết 1 ngoại ngữ thông dụng ở mức độ thông thạo và có ngoại hìnhcân đối, không có dị tật, có khả năng giao tiếp (đặc biệt đối với nhân viên trực tiếpphục vụ)
1.1.1.2 Khái niệm an toàn-vệ sinh lao động(AT-VSLĐ)
Công tác AT-VSLĐ dựa trên các quy định pháp luật; thông qua việc thực hiệncác chế độ, chính sách, các biện pháp về khoa học kỹ thuật, về tổ chức, hành chính, vềkinh tế- xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạonên một điều kiện lao động(LĐ) tiện nghi, thuận lợi và môi trường LĐ ngày càng đượccải thiện tốt hơn nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động(NLĐ), góp phầntăng năng suất LĐ và giảm thiệt hại cho doanh nghiệp(DN) cũng như NLĐ đồng thờingăn ngừa tai nạn lao động(TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp(BNN), hạn chế ốm đau vàgiảm sút sức khỏe cũng như những thiệt hại khác đối với NLĐ
Trong khách sạn 3 sao, mục tiêu chủ yếu của AT-VSLĐ là cải thiện điều kiện
LĐ, phải xử lý ô nhiễm không khí, nước thải,…tại khu vực hoạt động của khách sạn.Công tác AT-VSLĐ, vì thế không chỉ là công việc của doanh nghiệp mà của toàn xãhội
Các yếu tố gây mất AT-VSLĐ chính là các nhân tố gây nguy hiểm hay còn gọi làtai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
a An toàn lao động(ATLĐ)
Việc đảm bảo ATLĐ trong khi làm việc chính là làm giảm các yếu tố gâyngauy hiểm trong quá trình làm việc hay còn gọi là tai nạn lao động(TNLĐ)
TNLĐ có thể được hiểu là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm,độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thểNLĐhoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc,nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ Luật Lao độngnhư: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, chocon bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc
TNLĐ xảy ra do hậu quả của sự tác động của các yếu tố nguy hiểm có hại, làmchết người hoặc làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một
bộ phận nào đó của cơ thể Khi NLĐbị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thểmột lượng lớn chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năngnào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là TNLĐ
Ngoài ra, những trường hợp sau được coi là TNLĐ: tai nạn xảy ra đối vớiNLĐkhi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc đến nơi ở vào thời gian và tại địa
Trang 13điểm hợp lý (trên tuyến đương đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn donhững nguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khácgắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng LĐLĐ Việt Nam
Từ khi tham gia lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng tác hạicủa nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp Các nhà khoa học đều cho rằngNLĐbị bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ bù đắp về vật chất, để có thể bù lạiphần nào sự thiệt hại của họ về thu nhập từ tiền công lao động do bị bệnh nghề nghiệp
đã làm mất đi một phần sức lao động Phải giúp họ khôi phục sức khoẻ và phục hồichức năng y học có thể làm được
Các quốc gia đều công bố danh mục các BNN được bảo hiểm và ban hànhcác chế độ đền bù hoặc bảo hiểm Tổ chức lao động quốc tế đã xếp BNN thành 29nhóm gồm hàng trăm BNN khác nhau
1.1.1.3 Khái niệm quản lý an toàn vệ sinh lao động
Quản lý AT-VSLĐ có thể được thực hiện ở cấp nhà nước cũng và ngay tại cáckhách sạn Nhưng do hạn hạn chế trong khả năng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu cầntập trung nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề thuộc quản lý củakhách sạn
Xuất phát từ các góc độ khác nhau mà có rất nhiều những quan điểm về quản lý
và chúng tôi xin đưa ra quan điểm chung nhất như sau: Quản lý là sự tác động có tổchức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sửdụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đạt
ra trong điều kiện môi trường luôn biến động
Từ đó ta có thể hiểu quản lý AT-VSLĐ là việc tác động có tổ chức, có hướngđích của chủ thể quản lý lên các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất,tạo nên một điều kiện LĐ tiện nghi, thuận lợi và môi trường LĐ ngày càng được cảithiện tốt hơn nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng NLĐ, góp phần tăng năng suất LĐ
Trang 14và giảm thiệt hại cho DN cũng như NLĐ Đồng thời ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạnchế ốm đau và giảm sút sức khỏe cũng như những thiệt hại khách đối với NLĐ.
1.1.2 Một số lý thuyết liên quan
1.1.2.1 Các tiêu chuẩn đánh giá an toàn vệ sinh lao động tại khách sạn 3 sao
Mỗi khách sạn có các tiêu chuẩn đánh giá khác nhau nhưng nhìn chung đều cócác tiêu chuẩn như sau:
Đối với nhân viên: Phòng làm việc của người quản lý và các bộ phận chức năngphải có bảo vệ; phòng trực buồng cần đảm bảo an toàn và các vật dụng luôn đượckiểm tra; phòng thay quần áo đảm bảo tính riêng tư; phòng vệ sinh nam và nữ riêngtránh tình trạng quấy rối tình dục; phòng tắm phải kín đáo, phòng tắm nữ cần có nhữngngăn riêng cho mỗi người; đồng phục chất liệu phải tốt, mát về mùa hè ấm về mùađông và không quá gợi cảm
Đối với môi trường, an ninh, phòng chống cháy nổ và an toàn thực phẩm: anninh trật tự phải đảm bảo an toàn tính mạng cho các nhân viên và đảm bảo, can thiệpkịp thời nếu có sự gây rối của khách hàng; phòng chống cháy nổ phải đảm bảo có hệthống báo động, các dụng cụ PCCC đầy đủ; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩmđược cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định; vệ sinh môitrường xung quanh đảm bảo không bị ô nhiễm nguồn nước, không khí đảm bảo sứckhỏe cho nhân viên; vệ sinh trang thiết bị đảm bảo hoạt động theo đúng chức năng
Đối với nhà bếp: dụng cụ và chất tẩy rửa vệ sinh; thiết bị chắn lọc rác, mỡ chocác chậu rửa trong bếp; thùng rác có nắp; hệ thống thoát nước chìm đảm bảo vệ sinh;
hệ thống hút mùi, thông gió đúng tiêu chuẩn và hoạt động tốt; ánh sáng hoặc chiếusáng tốt
Đối với kho chứa: có kho bảo quản nguyên vật liệu, thực phẩm và thiết bị dựphòng; có các kho lạnh theo loại thực phẩm; kho cần có hệ thống PCCC tốt, lối thoáthiểm nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho nhân viên kho
1.1.2.2 Các phương pháp đánh giá an toàn vệ sinh lao động
Để có thể biết được mức độ thực hiện công tác ATVSLĐ các nhà quản lý cầnphải có những phương pháp đánh giá Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm vànhược điểm khác nhau vì vậy mà nhà quản lý cần dựa vào điều kiện thực tiễn củakhách sạn để có thể áp dụng một cách tối ưu nhất
a Các phương pháp chung
` * Đánh giá TNLĐ
Trang 15TNLĐ là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong LĐgây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể NLĐ hoặc gây tử vongtrong quá trình LĐ gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụLĐ, kể cả trongthời gian khác theo quy định của Bộ Luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ănbồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gianchuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc.
TNLĐ xảy ra do hậu quả của sự tác động của các yếu tố nguy hiểm có hại, làmchết người hoặc làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một
bộ phận nào đó của cơ thể Khi NLĐ bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thểmột lượng lớn chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năngnào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là TNLĐ
Ngoài ra, những trường hợp sau được coi là TNLĐ: tai nạn xảy ra đối với NLĐkhi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc đến nơi ở vào thời gian và tại địa điểmhợp lý (trên tuyến đương đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do nhữngnguyên nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắnliền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụLĐ
Theo tình trạng chấn thương, TNLĐ được phân ra là chết người, TNLĐ nặng,TNLĐ nhẹ Viên phân loại TNLĐ nặng, nhẹ là căn cứ tình trạng thương tích được banhành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày8/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên đoànLao động Việt Nam
Để đánh giá tình hình TNLĐ, người ta sử dụng hệ số "tần suất TNLĐ K" tínhtrên 1000 lao động
K= n 1000 N
Trong đó:
n: Số người bị TNLĐ;
N: Tổng số người lao động;
K: Được tính cho đơn vị, địa phương hay cho một ngành hoặc chung cho cả nước, nếu
n và N được tính trong đơn vị, địa phương, ngành hoặc trên phạm vi cả nước
K: là hệ số tần suất TNLĐ chết người, nếu n là số người bị chết do TNLĐ
Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thểđánh giá được tình hình TNLĐ ở một doanh nghiệp, một ngành hoặc một quốc gia,
Trang 16cao hay thấp, tăng hay giảm Hiện nay có một số nước trên thế giới đang đề ra chiếndịch "K = 0", nghĩa là phấn đấu tiến đến không để xảy ra TNLĐ.
* Đánh giá an toàn thực phẩm
Chế độ kiểm tra định kỳ như sau: 01 lần/03 năm đối cơ sở được cấp chứng chỉGMP, GHP, HACCP hoặc hệ thống tương đương Còn 01 lần/năm và Giấy xác nhậncủa các cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng của các lô hàng thực phẩm đặc biệtnhập khẩu
Phương thức lấy mẫu kiểm tra định kỳ Lấy mẫu hàng hóa nhập vào, thức ăn, đồuống đến các phòng phân tích hoặc trung tâm nghiên cứu của Bộ Y tế, sở Y tế của tỉnhthành phố.Mẫu các sản phẩm để kiểm nghiệm có thể tiến hành tại khách sạn hoặckhách sạn gửi mẫu đến các phòng thử nghiệm nhưng phải chịu hoàn toàn tính đại diệncủa mẫu tự lấy như sau:Đối với các sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước do Bộ Y
tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) quản lý cấp số chứng nhận, Trung tâm Y tế dựphòng tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra định kỳ tại cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn cóthể tự lấy mẫu đối với sản phẩm cần bảo quản đặc biệt hoặc niêm phong mẫu đểthương nhân chịu trách nhiệm gửi đi kiểm nghiệm.Sở Y tế phân công, phân cấp kiểmtra các cơ sở sản xuất trong nước đóng trên địa bàn cho các đơn vị y tế dự phòng tỉnh
và huyện.Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chịu trách nhiệm kiểm nghiệm, nếu vượt quákhả năng thì mẫu phải được gửi đến Viện chức năng khu vực hay phòng thử nghiệmđược công nhận để kiểm nghiệm
Kiểm tra, thanh tra đột xuất Bộ phận quản lý thanh kiểm tra đột xuất các khâunhập hàng, chế biến thức ăn, đồ uống để xem xét về việc vi phạm các quy định về chấtlượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm hay không Để có thể khắc phục và kiểm điểm từng
cá nhân có liên quan
* Đánh giá việc kiểm tra sức khỏe cho NLĐ
Đánh giá xem khách sạn 3 sao hiện nay có thực hiện việc chăm sóc sức khỏecho NLĐtheo quy định tạiThông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 05/6/2011 của Bộ Y tếhướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe NLĐvà bệnh nghề nghiệp, cuthể như sau:
Kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng như khám, phân loại sức khỏe trước khituyển và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động và lập hồ sơ quản lýsức khỏe tuyển dụng của người lao động
Kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm: Khám sức khỏe định kỳ hằng năm chonhân viên khách sạn, kể cả người học nghề, thực tập nghề Khám sức khỏe định kỳ 6tháng 1 lần cho nhân viên khách sạn,quy trình khám sức khỏe định kỳ và việc ghi chép
Trang 17trong Sổ khám sức khỏe định kỳ, quản lý và thống kê tình hình bệnh tật của NLĐhằngquý và lập hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động.
Nếu các khách sạn 3 sao thực hiện việc kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng cũngnhư kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên theo đúng quy định của bộ Y tế như đãnêu trên thì việc kiểm tra sức khỏe cho NLĐđược đánh giá là tốt và ngược lại
* Đánh giá hệ thống quản lý môi trường theo bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14001:2004 Hệ thống quản lý môi trườnglà tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000quy định cụ thể yêu cầu cho một hệ thống quản lý môi trường để cho phép một tổ chứcphát triển và thực hiện chính sách và các mục tiêu môi trường đáp ứng được các yêucầu pháp lý và các yêu cầu khác Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chứcsản xuất / dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thốngquản lý môi trường của mình để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và tạo môi trườnglàm việc tốt hơn.Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môitrường một cách toàn diện;Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu củapháp luật về môi trường;Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường Vì vậyviệc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 rất có lợi đối với doanh nghiệp.Đánh giá hệ
thống quản lý môi trường của khách sạn: thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản lý
môi trường và các hoạt động của khách sạn nhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ thốngquản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO 14001 Cần báo cáo kết quả đánh giá tớilãnh đạo cấp cao Thông thường chu kỳ đánh giá là một năm/ 1 lần nhưng tần suất cóthể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các hoạt động
* Đánh giá theo quy định quản lý của luật
Các khách sạn 3 sao có quy mô lao động nhỏ hơn 300 người Theo quy định củaluật thì các khách sạn này phải có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách về AT-VSLĐ và cóhợp đồng chăm sóc sức khỏe với cơ quan y tế địa phương Bộ phận AT-VSLĐ cónhiệm vụ lập kế hoạch AT-VSLĐ và phối hợp với các bộ phận có liên quan để tổ chứcthực hiện các công việc về AT-VSLĐ Và đề xuất với người sử dụng lao động các biệnpháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động Đề xuất tham gia kiểm tra việc chấp hànhcác quy định về AT-VSLĐtrong phạm vi cơ sở lao động Đề xuất với người sử dụnglao động biện pháp khắc phục các tồn tại về AT-VSLĐ Như vậy dựa vào đây chúng ta
có thể đánh giá AT-VSLĐ tại các khách sạn 3 sao dựa vào việc các khách sạn này cótuẩn thủ theo quy định của luật hay không
b Phương pháp WISE(Work Improvement in Small Enterprises)
Dựa trên thựa trạng của các khách sạn 3 sao để cải thiện điều kiện lao động,tăng năng suấtlao động và hiệu quả sản xuất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông
Trang 18qua việc triển khai một số giải pháp hiệu quả với chi phí thấp, dựa trên những kinhnghiệm của địa phương và của doanh nghiệp Chúng tôi xin được đưa ra phương phápWISE với nội dung như sau:
Nội dung kỹ thuật của phương pháp WISE định huớng tới những giải pháp hơn
là chú ý đến bản thân của vấn đề, đưa ra những kinh nghiệm hay (bằng hình ảnh) làmđiển hình tốt để áp dụng rộng rãi, không có những vấn đề tồn tại được đưa ra để phêphán
Nội dung kỹ thuật của WISE được phân theo các chủ đề có liên quan đếnnhững vấn đề chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ về điều kiện lao động và năng suấtlao động Những chủ đề về kỹ thuật bao gồm:
Thứ nhất, các nguyên tắc về sắp xếp và vận chuyển vật liệu bao gồm: Cải tiếnsắp xếp, vận chuyển vật liệu các trang thiết bị, đồ dùng chất tẩy rửa của các nhân viênphục vụ buồng được sắp xếp trên các xe đẩy giúp nhân viên có thể mang theo đượcnhững vật dụng cần thiết và làm việc một cách hiệu quả hơn Đồng thời cũng cần hạnchế và thu ngắn sự vận chuyển như đối với các nguyên liệu thực phẩm được bảo quảngần ngay khu vực bếp để có thể tiện cho việc chế biến và thu hẹp thời gian vận chuyểncác nguyên liệu Hạn chế và tăng hiệu quả cho các thao tác di chuyển ở khách sạn vớicác bộ phận khác nhau lại có kho chứa riêng để thuận tiện cho việc phục vụ
Thứ hai an toàn máy móc là việc bảo đảm an toàn máy móc thiết bị nhằm hạnchế nguy hiểm do sử dụng máy, không phải là tốn kém mà thông thường có thể còntăng năng suất lao động Những nguy hiểm do sử dụng máy thường tồn tại ở nhiều vị
trí khác nhau khi làm việc.Các giải pháp đảm bảo an toàn máy, thiết bị gồm:.Chọn
mua máy thật an toàn về khả năng hoạt động và sự phù hợp của máy móc đối với việc
sử dụng như máy pha chế cà phê có bị bắn nước ra ngoài không.Sử dụng đúng loại chechắn đối với các đầu bếp để tránh các loại dầu mỡ thì họ luôn được trang bị mũ, gangtay, tạp dề Và thường xuyên bảo trì các trang thiết bị như máy hút bụi, máy thông gió
để máy có thể hoạt động hiệu quả tránh gây lãnh phí
Thứ ba, thiết kế nơi làm việc phù hợp Hầu hết các công việc được thực hiện tạinơi làm việc mà ở đó NLĐ lặp đi, lặp lại một công việc hàng trăm lần mỗi ngày Vìvậy, chỉ một sự cải thiện nhỏ sẽ mang lại lợi ích gấp nhiều lần Vị trí và tư thế làmviệc không hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm kém hơn và NLĐ làmviệc sẽ chóng bị mệt mỏi Các cải thiện đơn giản, sẽ góp phần cải thiện điều kiện laođộng, sức khoẻ người lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Đểvật liệu, dụng cụ, nút điều khiển ngay tầm với của công nhân để tiết kiệm thời gian vàcông sức như tại quầy lễ tân thì các dụng cụ văn phòng phẩm cũng như máy quẹt thẻ,
Trang 19máy in được bố trí ngăn lắp thuận lợi cho các nhiên viên lễ tân khi làm việc Cải tiến
tư thế làm việc để đạt hiệu quả cao hơn như đối với các nhân viên phục vụ buồngtrước kia họ phải dùng khăn lau nhưng bây giờ mọi khách snaj đã thay thế bằng cáccây lau nhà để tránh đau lưng cho các nhân viên cũng như giúp công việc trở nên hiệuquả hơn Sử dụng các thiết bị để tiết kiệm thời gian và sức lực như các loại xe đẩytrong việc vận chuyển các loại hàng hóa, dụng cụ Và nguyên tắc dễ phân biệt để hạnchế sai sót tại các quầy bar có rất nhiều các loại đồ uống khác nhau để có thuận tiệntrong việc pha chế thì các loại đồ uống này được phân ra các loại có cồn, không cồnrồi theo từng loại khác nhau nếu không gian quầy bar rộng
Thứ tư,tổ chức công việc là việc lập kế hoạch và tổ chức cách thức sản xuất phùhợp có thể tác động lớn đến năng suất lao động, làm cho công việc tiến hành có hiệuquả và thuận lợi hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn, độ linh hoạt cao, giảm thời gianchết của máy móc, thiết bị; giảm bớt khâu kiểm tra, giám sát Tổ chức công việc tốt
sẽ tăng sức cạnh tranh của khách sạn, giúp cho các khách sạn nhỏ hơn tồn tại và pháttriển.Nội dung bao gồm: Loại bớt những thao tác hoặc công đoạn thừa.Tránh đơn điệu
để NLĐluôn tỉnh táo như các nhân viên phục vụ bàn có thể tiếp đón khách hoặc thudọn bát đĩa đi lại làm cho nhân viên cảm thấy đỡ nhàm chán trong công việc.Thiết lậpngăn tồn trữ để công việc được thực hiện một cách trôi chảy Phân công công việc thậtphù hợp, linh hoạt và gắn với trách nhiệm đối với lịch làm việc trong tuần thì các giámsát nhà hàng lập chúng trước thứ 5 hàng tuần mỗi người có nhiệm vụ riêng và từ đólàm căn cứ quyết định tới trách nhiệm Xây dựng các nhóm làm việc theo hình thức tựquản trong khách sạn sẽ chia thành các bộ phận tới các tổ để có thể tự quản lý Tổchức sản xuất phù hợp với mục tiêu kinh doanh đối với khách sạn 3 sao thì chủ yếukinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác nhưmassage
Thứ năm là kiểm soát các chất độc hại.Môi trường làm việc bị ô nhiễm sẽ gâycản trở cho sản xuất, hơn nữa việc tiếp xúc với nhiều chất hoá học có thể gây ra mệtmỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, sưng tấy mắt dẫn đến suy giảm sứckhoẻ người lao động, giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.Có nhiều biện pháp đơngiản, không tốn kém có thể áp dụng để kiểm soát phần lớn các chất gây nguyhiểm:Thay thế một chất gây nguy hiểm bằng chất ít gây nguy hiểm hơn ví dụ thaybằng các chất tẩy rửa thông thường thì khách sạn có thể sử dụng các sản phẩm củaAway tốt cho da tay người dùng.Đảm bảo vệ sinh đối với các loại tẩy rửa trước trong
và sau khi sử dụng để tránh mất vệ sinh an toàn cho nhân viên cũng như khách hàng
Sử dụng hệ thống quạt gió trong nhà bếp, phòng ở cũng như hành lang trong kháchsạn Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như khẩu trang, gang tay, để giúp nhân viên
Trang 20tránh các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe Không ăn uống tại nơi làm việc tránhnhững rủi ro đáng tiếc và hợp vệ sinh.
Thứ sáu là điều kiện chiếu sáng Chúng ta biết 80% thông tin được thu nhận qua
mắt ánh sáng kém sẽ làm giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cũng nhưgây căng thẳng mắt, mệt mỏi và đau đầu cho người lao động Việc cải thiện điều kiệnchiếu sáng ở doanh nghiệp sẽ làm tăng 10% năng suất lao động và giảm 30% các saisót Sử dụng ánh sáng bên ngoài có thể làm tăng ánh sáng và giảm chi phí về điện.Cácnguyên tắc giúp cải thiện ánh sáng bao gồm:ánh sáng đầy đủ bằng việc tăng cường sửdụng ánh sáng tự nhiên và sử dụng màu sáng cho tường và trần nhà.Tìm vị trí thíchhợp cho nguồn sáng;tránh chói từ cửa sổ và ánh đèn Đồng thời thường xuyên bảo trìnguồn sáng thông qua việc thay và sửa các bóng đèn ở mọi nơi
Thứ bảy là nơi làm việc có các biện pháp cải thiện ít tốn kém mà vẫn đảm bảohiệu quả để tạo ra nơi làm việc tốt hơn sau: Làm tốt thông khí bằng các hệ thống thônggió; loại trừ hoặc cách ly nguồn ô nhiễm như khu chất rác thải của khách sạn phải ở xatầm nhìn của khách và đảm bảo vệ sinh cho khách sạn; xây dựng nơi làm việc thuậntiện như tại các nhà hàng trong khách sạn có khu vực bếp phục vụ khách tại nhà hàngvàphòng chống tai nạn do hoả hoạn và điện có thể lắp đặt các bình cứu hỏa tại một số
vị trí trong khách sạn
Cuối cùng là các dịch vụ và phúc lợi tại nơi làm việc Các phương tiện phúc lợi
là một phần thiết yếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào Trong mỗi một ngày làmviệc, NLĐcần nước uống, có chỗ giải khát, ăn giữa ca, rửa tay, đi vệ sinh hay nghỉngơi để phục hồi sức khoẻ tránh mệt mỏi Đảm bảo các dịch vụ và phúc lợi xã hội làcần thiết ngay cả khi các điều kiện khác chưa thoả mãn và năng suất lao động chưacao Các dịch vụ và phúc lợi xã hội là điều kiện cơ bản để tăng sức khoẻ, tinh thần,động lực và sự hài lòng của người lao động; thể hiện văn minh, đạo đức và động lựccủa doanh nghiệp.Nội dung bao gồm:Đảm bảo các phương tiện phúc lợi phục vụ đúngmục tiêu; sẵn sàng cho việc cấp cứu và thu hút lưu giữ công nhân giỏi bằng phươngtiện phúc lợi
1.2 Nội dung quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các khách sạn 3 sao
Cũng giống như việc quản lý trong các doanh nghiệp khác các nhà quản trịtrong khách sạn cũng tiến hành quy trình quản lý ATVSLĐ theo 5 bước: chính sách,lập kế hoạch thực hiện, tổ chức triển khai kế hoạch, đánh giá va hành động cải thiện
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm tại các khách sạn 3 sao được thể hiệntheo sơ đồ dưới đây:
Trang 22Sơ đồ 1.1 Bộ máy AT-VSLĐ tại các khách sạn 3 sao
Quan hệ giữa công đoàn với chuyên mônQuan hệ chỉ đạo trực tiếp
Hội đồng BHLĐ kiểm tra khối trực tiếp sản xuất
Tư vấnHội đồng BHLĐ ở các khách sạn 3 sao là tổ chức tư vấn về các hoạt động AT-VSLĐ ở cơ sở LĐ và để bảo đảm quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về côngtác BHLĐ, AT-VSLĐ của tổ chức công đoàn Đối với khách sạn có tổng số lao độngtrực tiếp trên 1.000 người thì phải thành lập Hội đồng BHLĐ Đối với các khách sạnkhác thì có thể thành lập Hội đồng BHLĐ, nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạtđộng
Số lượng thành viên Hội đồng BHLĐ tuỳ thuộc vào số lượng LĐ và quy môcủa khách sạn nhưng không quá 09 người và phải bảo đảm các quy định sau: đại diệnngười sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện của Ban chấp hành công đoàn
cơ sở hoặc đại diện NLĐ nơi chưa có tổ chức công đoàn làm Phó chủ tịch Hội đồng;trưởng bộ phận hoặc cán bộ AT-VSLĐ của cơ sở là uỷ viên thường trực kiêm thư kýHội đồng; nếu cán bộ AT-VSLĐ là hợp đồng thuê từ tổ chức khác thì ủy viên thườngtrực kiêm thư ký Hội đồng sẽ do người sử dụng LĐ chỉ định
Hội đồng BHLĐ tham gia, tư vấn với người sử dụng LĐ và phối hợp các hoạtđộng trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch AT-VSLĐ và các biện pháp AT-VSLĐ, cải thiện điều kiện LĐ, phòng ngừa tai nạn LĐ vàBNN của cơ sở LĐ; Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác AT-VSLĐ ở cơ sở
LĐ theo định kỳ 6 tháng và hằng năm Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ mất
an toàn, có quyền yêu cầu người sử dụng LĐ thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơđó
1.2.2 Tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong các khách sạn 3 sao
Cũng giống như việc quản lý các yếu tố khác việc quản lý ATVSLĐ trongkhách sạn được các nhà quản trị tiến hành theo 5 bước: chính sách, lập kế hoạch thựchiện, tổ chức triển khai kế hoạch, đánh giá và hoạt động cải thiện
1.2.2.1 Chính sách quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các khách sạn 3 sao
Công tác vệ sinh, an toàn lao động là một trong những tiêu chí rất quan trọng vàtiên quyết trong hoạt động của khách sạn Với tiêu chí đó các khách sạn luôn có kếhoạch cụ thể để đánh giá về những điều kiện an toàn, VSLĐ và chăm sóc sức khỏe cho
Trang 23người lao động cũng như có các giải pháp kịp thời để có thể giải quyết những vấn đềgặp phải.
Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý AT-VSLĐ thông thường các khách sạncăn cứ theo các yếu tố sau:
Thứ nhất là chi phí công tác AT-VSLĐ năm trước, nhiệm vụ, phương hướng kếhoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch, mục tiêu của côngtác quản lý AT-VSLĐ Các nhà quản lý cần xác định chính xác các chi phí và kếhoạch thực hiện công tác AT-VSLĐ để có thể đem lại hiệu quả cao với chi phí thấpnhất
Thứ hai là những thiếu sót tồn tại trong công tác AT-VSLĐ được rút ra từ các
sự cố, vụ tai nạn LĐ, cháy nổ, BNN, các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tácAT-VSLĐ năm trước Từ đó có thể giảm thiểu được các yếu tố nguy hiểm trog quátrình làm việc của người lao động
Thứ ba là các kiến nghị của NLĐ, của tổ chức công đoàn và các đoàn thanh trakiểm tra Họ chính là những người hiểu rõ nhất tình hình về AT-VSLĐ trong kháchsạn và cũng là đối tượng mà nhà quản lý cần quan tâm chăm sóc đến đời sống vật chất
và tinh thần của họ
Cuối cùng là các quy định của pháp luật hiện hành về AT-VSLĐ, BHLĐ Cácquy định nhằm bảo đảm và thúc đẩy thực hiện công tác ATVSLĐ: Phân công tráchnhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ Hướng dẫn việc tổ chức thựchiện công tác ATVSLĐ cấp cơ sở (bao gồm cả trách nhiệm và quyền hạn của NSDLĐ,NLĐ) Chương trình, nội dung cụng tỏc huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ Thanh tra,kiểm tra về ATVSLĐ Khai bổ, Điều tra, thống kê, bỏo cỏo TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.Thông tin về ATVSLĐ Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ Khenthưởng việc thực hiện tốt công tác ATVSLĐ
Trang 24QUY ĐỊNH Về ATVSLĐ
Thanh tra, kiểm tra
Trách nhiệm quản lý nhà
nước
Tổ chức thực hiện tại doanh nghiệp, cơ sở
Tuyên truyền, Huấn luyện
Trang 251.2.2.2 Lập kế hoạch thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong các khác sạn 3 sao
Kế hoạch AT-VSLĐ phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, thời gianhoàn thành, phân công tổ chức thực hiện Đối với các công việc phát sinh trong năm kếhoạch phải được xây dựng kế hoạch bổ sung phù hợp với nội dung công việc Kinh phítrong kế hoạch AT-VSLĐ được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sảnxuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nội dung của kế hoạch AT-VSLĐ ít nhất phải có các thông tin sau:
a Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ
Chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ nhằm mục đích che,chắn, hãm, đóng, mở các máy, thiết bị, bộ phận, công trình, khu vực nguy hiểm, cónguy cơ gây sự cố, TNLĐ; Các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm; Hệ thống chốngsét, chống rò điện; Các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động; Đặt biểnbáo;Mua sắm, sản xuất các thiết bị, trang bị phòng cháy, chữa cháy;Tổ chức lại nơilàm việc phù hợp với người lao động; Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa cácchất độc hại, dễ cháy nổ ra xa nơi có nhiều người qua lại; Kiểm định máy, thiết bị, vật
tư có yêu cầu nghiên ngặt về AT-VSLĐ; Các biện pháp khác phù hợp với tình hìnhthực tế của cơ sở
b Các biện pháp về kỹ thuật VSLĐ phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động,bảo vệ môi trường
Lắp đặt các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc; Nâng cấp, hoàn thiệnlàm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, ồn và các yếu tố độc hại lan truyền;Xây dựng, cải tạo nhà tắm; Lắp đặt máy giặt, máy tẩy chất độc; Đo đạc các yếu tố môitrường lao động; Thực hiện việc xử lý chất thải nguy hại; Nhà vệ sinh;Các biện phápkhác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở
c Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân
Dây an toàn; mặt nạ phòng độc; tất chống lạnh; tất chống vắt; ủng cách điện; ủngchịu xít; mũ bao tóc, mũ chống chấn thơng sọ não; khẩu trang chống bụi; bao taichống ồn; quần áo chống phóng xạ, chống điện từ trường, quần áo chống rét, quần áo
chịu nhiệt v.v .
Các trang thiết bị khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở
d Chăm sóc sức khoẻ người lao động
Trang 26Khám sức khoẻ khi tuyển dụng; Khám sức khoẻ định kỳ; Khám phát hiện bệnhnghề nghiệp; Bồi dưỡng bằng hiện vật; Điều dưỡng và phục hồi chức năng cho ngườilao động;
e Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về AT-VSLĐ
Tổ chức huấn luyện về AT-VSLĐcho người sử dụng lao động, người lao động;Chiếu phim, tham quan triển lãm AT-VSLĐ; Tổ chức thian toàn vệ sinh viên giỏi; Tổchức thi viết, thi vẽ đề xuất các biện pháp tăng cờng công tác AT-VSLĐ; Kẻ pa nô, ápphích, tranh ATLĐ; mua tài liệu, tạp chí AT-VSLĐ; Phát các bản tin về AT-VSLĐtrêncác phương tiện truyền thông của cơ sở lao động; Các biện pháp, hình thức tuyêntruyền giáo dục, huấn luyện về AT-VSLĐ khác phù hợp với tình hình thực tế của cơsở
1.2.2.3 Tổ chức triển khai kế hoạch
Nhiệm vụ tổ chức triển khai kế hoạch phải được phân định rõ cho các bộ phậnchức năng theo kế hoạch Ngay sau khi kế hoạch AT-VSLĐ được phê duyệt cán bộphòng, ban được người sử dụng lao động giao nhiệm vụ phải phối hợp với bộ phậnAT-VSLĐ và bộ phận y tế để tổ chức triển khai, đồng thời đôn đúc kiểm tra việc thựchiện Vấn đề tổ chức triển khai chính là nhiệm vụ quản lý theo quá trình của các nhàquản trị Trong đó lãnh đạo doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu kế hoạch để phânđịnh theo tháng, quý, năm hay là kỳ tổ chức Việc thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ phảiđược kiểm điểm, đánh giá và thông báo kết quả cho NLĐtrong cơ sở lao động biết.Theo đó các cấp quản trị cũng như các phòng ban cần làm tốt các nhiệm vụ sau đây:
a Đối với nhà quản trị cấp cao
Đôn đốc các bộ phận triển khai kế hoạch AT-VSLĐ
Xây dựng và hoàn chỉnh các chính sách AT-VSLĐ áp dụng phương pháp quản
lý theo quá trình để thiết lập các biện pháp kiểm tra hoạt động của các bộ phận
Điều phối các nguồn lực một cách hợp lý đảm bảo cho việc thực hiện VSLĐ đạt hiệu quả
AT-Tổ chức tốt dòng thông tin từ dưới cơ sở, các bộ phận phòng ban để để nắm bắtkịp thời và xử lý những sự cố trong AT-VSLĐ
b Đối với nhà quản trị cấp cơ sở, các phòng ban chức năng
Tổ chức triển khai hoạt động của bộ phận mình phụ trách theo đúng kế hoạch
về thời gian và đảm bảo chất lượng Trưởng các bộ phận phòng không trực tiếp quản
lý AT-VSLĐ cần kiểm tra đôn đốc trong triển khai các công việc phục vụ kế hoạch
Trang 27AT-VSLĐ Trưởng các bộ phận trực tiếp phụ trách AT-VSLĐ cẩn kiểm tra, đôn đốcgiám sát chất lượng làm việc của nhân viên.
Thường xuyên nắm bắt tình hình của các tổ/ quầy để báo cáo với lãnh đạodoanh nghiệp về tình hình và kết quả của bộ phận mình phụ trách
Thứ nhất, đối với nhà quản trị cấp cơ sở (an toàn vệ sinh viên) cần đôn đốc,nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng, khoa chấp hành nghiêm chỉnh cácquy định về AT-VSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân;nhắc nhở tổ trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa chấp hành các quy định về AT-VSLĐ.Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy AT-VSLĐ,phát hiện những thiếu sót, vi phạm về AT-VSLĐ của NLĐtrong tổ, phòng, khoa; pháthiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị Tham gia xây dựng kế hoạchAT-VSLĐ, các biện pháp, phương án làm việc AT-VSLĐ trong phạm vi tổ, phòng,khoa; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với NLĐ mới đến làm việc ở
tổ, phòng, khoa Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo
hộ lao động, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐvà khắc phục kịp thời những hiện tượngthiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc Được dành một phần thời gianlàm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an ATVS viên; riêng đối với ATVS trong tổsản xuất được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấptrách nhiệm như tổ trưởng sản xuất Yêu cầu NLĐ trong tổ ngừng làm việc để thựchiện các biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố,TNLĐ;
Thứ hai,nhiệm vụ của bộ phận AT-VSLĐ là phối hợp với các bộ phận có liênquan trong cơ sở lao động tiến hành các công việc sau:Xây dựng nội quy, quy chế, quytrình, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động.Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêucầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ.Xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ hằng năm và đôn đốc,giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩncấp Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về AT-VSLĐ của Nhà nước, của cơ sở lao động trong phạm vi cơ sở lao động Tổ chức huấnluyện về AT-VSLĐ cho NLĐ Kiểm tra về AT-VSLĐ theo định kỳ ít nhất 1 tháng/1lần các bộ phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm.Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăncông nghiệp); theo dõi tình hình bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp Đồng thời cũng đềxuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ laođộng.Đề xuất tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về AT-VSLĐtrong phạm
Trang 28vi cơ sở lao động Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại
về AT-VSLĐ
Cuối cùng lànhiệm vụ của bộ phận Y tế Thực hiện cung cấp dịch vụ khámchữa bệnh thông thường tại cơ sở lao động và sơ cứu, cấp cứu các trường hợp TNLĐ.Quản lý tình hình sức khoẻ của người lao động, bao gồm: Tổ chức khám sức khoẻđịnh kỳ; khám bệnh nghề nghiệp; lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe tuyển dụng, hồ sơkhám sức khỏe định kỳ, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có) Quản lý cơ số trang thiết bị,thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu theo ca sản xuất (nếu có) và theo phân xưởng sảnxuất Xây dựng các nội quy về VSLĐ, các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp vàcác biện pháp dự phòng để NLĐtham gia phòng tránh Xây dựng các tình huống sơcấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng các phương án và tình huống cấp cứuTNLĐ tại cơ sở nhằm bảo đảm sơ cấp cứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố,tai nạn Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo antoàn vệ sinh thực phẩm cho NLĐ tại cơ sở lao động; phối hợp với bộ phận ATVSLĐthực hiện đo, kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động, hướngdẫn các phân xưởng và NLĐ thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động Xây dựng kếhoạch điều dưỡng và phục hồi chức năng cho NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hạihoặc có kết quả khám sức khỏe định kỳ là loại IV loại V hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.Định kỳ hằng năm tổ chức huấn luyện cho NLĐ về ảnh hưởng của các yếu tố có hạiphát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và các biện pháp dự phòng cácbệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu TNLĐ thôngthường tại nơi làm việc Hằng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ
sơ VSLĐ của cơ sở; đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện điều kiện lao động
và nâng cao sức khỏe cho người lao động Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồidưỡng bằng hiện vật (cơ cấu định lượng hiện vật, cách thức tổ chức bồi dưỡng) chonhững người làm việc trong điều kiện lao động có hại đến sức khỏe Tham gia hoànchỉnh các thủ tục để giám định tổn hại sức khỏe, thương tật cho NLĐ bị bệnh nghềnghiệp, TNLĐ Phối hợp và nhận sự chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ,ngành (nếu có) để quản lý sức khỏe của người lao động; tiếp nhận và thực hiện đầy đủchỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của y tế địa phương và y tế Bộ, ngành Thực hiệncác báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của NLĐ đối với cơ quan
y tế địa phương và y tế Bộ, ngành (nếu có)
1.2.2.4 Đánh giá
Mục đích chính của quá trình đánh giá việc quản lý AT-VSLĐ là giúp nhânviên cải thiện kết quả thực hiện công việc và trau dồi, phát huy khả năng của bản thân,
Trang 29đóng góp vào hoạt động của tổ chức và nhằm cung cấp một công cụ định hướng chonhững nỗ lực của cá nhân/bộ phận vì mục tiêu chung của tổ chức
Quản lý AT-VSLĐ không phải là một sự kiện hàng kỳ đánh giá, mà nó là mộtquá trình liên tục đòi hỏi những mục tiêu, yêu cầu thực hiện công việc rõ ràng, nhậnxét hoặc phản hồi kịp thời, chỉ dẫn/đào tạo, công nhận sự tiến bộ và cống hiến.Quản lýAT-VSLĐ hiệu quả được xây dựng dựa trên mối quan hệ trung thực, cởi mở hai chiềugiữa người quản lý và nhân viên Kết quả đánh giá AT-VSLĐ hàng kỳ là một bản báocáo tới người lãnh đạo, tóm tắt nội dung các cuộc thảo luận về quản lý AT-VSLĐ giữanhân viên và người quản lý trong giai đoạn trước đó Việc quản lý AT-VSLĐ có hoànthành kế hoạch hay không, nếu không thì đâu là nguyên nhân chủ yếu, bộ phận và cánhân nào chịu trách nhiệm về những yếu kém dẫn đến không hoàn thành kế hoạch.Ngoài ra doanh nghiệp cần xem xét khả năng hoàn thành công việc trong thời gian kếhoạch hay không, nếu không thì vì sao và giải pháp khắc phục là gì Những điểmmạnh, hạn chế của doanh nghiệp là gì, so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp có nhữngđiểm gì yếu hơn và giải pháp chủ yếu để khắc phục Thông tin này được sử dụngnhằm giúp người lãnh đạo có quyết định cơ bản như giao việc, đào tạo, cơ hội thăngtiến của nhân viên và các khuyến khích khen thưởng/tuyên dương
1.2.2.5 Hành động cải thiện
Trong trường hợp có những biến động của môi trường kinh doanh dẫn đếndoanh nghiệp không thể hoàn thành kế hoạch thì cần điều chỉnh lại mục tiêu cho phùhợp với năng lực của doanh nghiệp cho phù hợp với năng lực của doanh nghiệp hoặcngược lại Khách sạn có thể điều chỉnh việc quản lý AT-VSLĐ trong các trường hợpkhi có những biến đổi bất thường không dự đoán trước được ảnh hưởng tới tình hìnhAT-VSLĐ và khi chính sách của công ty thay đổi về việc quản lý AT-VSLĐ.Hoạtđộng cải thiện có thể được tiến hành nhiều lần sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất chokhách sạn nhằm đưa ra các hoạt động cải thiện những vấn đề còn tồn tại trước đây và
có những đổi mới trong công tác quản lý AT-VSLĐ
1.2.3 Tổ chức điều hành công tác an toàn vệ sinh lao động trong các khách sạn 3 sao
Việc tổ chức điều hành công tác AT-VSLĐ được thực hiện bởi ban AT-VSLĐ,
bộ phận y tế và tổ chức công đoàn của khách sạn
1.2.3.1 Ban an toàn vệ sinh lao động trong khách sạn 3 sao
Từng khách sạn phải có bộ phận làm công tác an toàn - vệ sinh lao động Về tổchức, tùy vào đặc điểm của cơ sở, mức độ nguy hiểm của nghề, số lượng lao động, màphân công cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động theo quy định tối thiểu sau:
Trang 3001 nhân viên y tế có trình độ trung học chuyên ngành y.
phòng ban BHLĐ
Trạm y tế hoặc ban y tế có ít nhất 01 y
sĩ hoặc 01 bác sỹ đa khoa
Cán bộ AT-VSLĐ phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ về kỹthuật an toàn, kỹ thuật phòng, chống cháy nổ, kỹ thuật môi trường, vệ sinh lao động và
có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ của cơ sở.Trường hợp khách sạn không thành lập được bộ phận AT-VSLĐ thì phải có hợpđồng với tổ chức có đủ năng lực để giúp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ về AT-VSLĐquy định của Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT
a Nhiệm vụ của bộ phận AT-VSLĐ
Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ sở lao động tiến hành các công
việc sau: Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ; Xây dựng kế
hoạch AT-VSLĐ hằng năm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi
ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên
truyền, phổ biến các quy định về AT-VSLĐ của Nhà nước, của cơ sở lao động trong
phạm vi cơ sở lao động; Tổ chức huấn luyện về VSLĐ cho NLĐ; Kiểm tra về
AT-VSLĐ theo định kỳ ít nhất 1 tháng/1 lần các bộ phận sản xuất và những nơi có các
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực
phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăn công nghiệp); theo dõi tình hình bệnh tật phát sinh donghề nghiệp;
Đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻLĐ
Trang 31Đề xuất tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về AT-VSLĐ trongphạm vi cơ sở lao động;
Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại về VSLĐ
AT-b Quyền hạn của bộ phận an toàn - vệ sinh lao động
Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc cóthể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiệncác nguy cơ xảy ra TNLĐ để thi hành các biện pháp bảo đảm ATLĐ, đồng thời phảibáo cáo NSDLĐ về tình trạng này
Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảrn an toàn hoặc đã hết hạn sửdụng
Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theoquy định pháp luật hiện hành
Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuấtkinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch A-TVSLĐ
Tham gia góp ý về lĩnh vực AT-VSLĐ tại các cuộc họp xây dựng kế hoạch sảnxuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, trongviệc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị
Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết các đề xuất, kiếnnghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người laođộng
Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử
lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác BHLĐ, AT-VSLĐ
1.2.3.2 Bộ phận y tế trong khách sạn 3 sao
Trong tất cả khách sạn phải tổ chức bộ phận y tế hoặc cán bộ y tế tuỳ theo sốlượng lao động và đặc điểm tổ chức phục vụ của khách sạn và được quy định như ở
bảng 1.1 Công tác y tế trong khách sạn phải đảm bảo thường trực theo ca làm việc sơ
cứu, cấp cứu có hiệu quả cho NLĐ
Trường hợp khách sạn không thành lập được bộ phận y tế hoặc là khách sạn cótổng số lao động trực tiếp dưới 500 người thì phải có hợp đồng chăm sóc sức khỏe vớimột trong các cơ quan y tế địa phương bao gồm : trạm y tế xã, phường, thị trấn; Phòngkhám đa khoa khu vực và bệnh viện huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh hoặc trung tâm
y tế huyện
a Nhiệm vụ của bộ phận Y tế
Trang 32Thực hiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở lao động
và sơ cứu, cấp cứu các trường hợp tai nạn lao động;
Quản lý tình hình sức khoẻ của người lao động, bao gồm: Tổ chức khám sứckhoẻ định kỳ; khám bệnh nghề nghiệp; lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe tuyển dụng,
hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có);
Quản lý cơ số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu theo ca sảnxuất (nếu có) và theo phân xưởng sản xuất;
Xây dựng các nội quy về VSLĐ, các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp vàcác biện pháp dự phòng để người lao động tham gia phòng tránh;
Xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng cácphương án và tình huống cấp cứu TNLĐ tại cơ sở nhằm bảo đảm sơ cấp cứu có hiệuquả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn;
Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo antoàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở lao động; phối hợp với bộ phậnATVSLĐ thực hiện đo, kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong môi trường laođộng, hướng dẫn các phân xưởng và người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinhlao động;
Xây dựng kế hoạch điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao động làmcông việc nặng nhọc, độc hại hoặc có kết quả khám sức khỏe định kỳ là loại IV loại Vhoặc mắc bệnh nghề nghiệp;
Định kỳ hằng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng củacác yếu tố có hại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và các biện pháp
dự phòng các bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứutai nạn lao động thông thường tại nơi làm việc;
Hằng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ sơ vệ sinh laođộng của cơ sở; đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện điều kiện lao động vànâng cao sức khỏe cho người lao động;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu định ượng hiện vật, cách thức tổ chức bồi dưỡng) cho những người làm việc trong điều kiệnlao động có hại đến sức khỏe;
l-Tham gia hoàn chỉnh các thủ tục để giám định tổn hại sức khỏe, thương tật chongười lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
Trang 33Phối hợp và nhận sự chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ, ngành(nếu có) để quản lý sức khỏe của người lao động; tiếp nhận và thực hiện đầy đủ chỉđạo về chuyên môn nghiệp vụ của y tế địa phương và y tế Bộ, ngành;
Thực hiện các báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của
ngư-ời lao động đối với cơ quan y tế địa phương và y tế Bộ, ngành (nếu có)
b Quyền hạn của bộ phận Y tế
Được các quyền hạn tương tư như bộ phận an toàn lao động và tham gia cáccuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ, ngành đểnâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác
1.2.3.3 Tổ chức công đoàn trong khách sạn 3 sao
Công đoàn là tổ chức đại diện cho NLĐ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ
về bảo hộ lao động theo pháp luật hiện hành và Luật Công đoàn, cụ thể là:
Công đoàn cơ sở thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể vớiNSDLĐ, trong đó có nêu rõ các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm antoàn và vệ sinh lao động;
Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách về BHLĐ.Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, NSDLĐ thực hiện đúng pháp luật,quy chuẩn, quy định về BHLĐ, có quyền yêu cầu người có trách nhiệm tạm ngừnghoạt động ở những nơi có nguy cơ gây TNLĐ;
Tham gia với cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền xây dựng các văn bản phápluật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, kế hoạch biện pháp về bảo hộ laođộng;
Cử đại diện tham gia vào các đoàn điều tra TNLĐ;
Tham gia với chính quyền xét khen thưởng và xử lý vi phạm về BHLĐ, xemxét thưởng và xử lý kỷ luật trong hệ thống công đoàn;
Tham gia với Nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về BHLĐ, tham gia
và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ,xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về BHLĐ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trựctiếp quản lý Viện nghiên cứu khoa học và kỹ thuật Bảo hộ lao động quốc gia;
Tuyên truyền giáo dục và tham gia tổ chức huấn luyện BHLĐ cho NLĐ, vậnđộng họ làm tốt nghĩa vụ trong công tác BHLĐ;
Tổ chức, chỉ đạo hoạt động phong trào quần chúng làm BHLĐ và quản lý, chỉđạo hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên
1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quản lý an toàn vệ sinh lao động
1.3.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài
1.3.1.1 Quản lý nhà nước.