1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng app “gimme” trong phân loại và thu hồi rác thải sinh hoạt tái chế trên địa bàn hà nội

89 29 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng app “Gimme” trong phân loại và thu hồi rác thải sinh hoạt tái chế trên địa bàn Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Mai Giang, Vũ Thị Duyên, Lê Hà My
Người hướng dẫn TS. Lục Thị Thu Hường, ThS. Nguyễn Khắc Huy
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Nghiên cứu khoa học
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN C Ứ U (9)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (9)
    • 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài (10)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 2: NHỮ NG LÝ LU ẬN CƠ BẢ N V Ề APP DI ĐỘ NG VÀ PHÂN LO Ạ I, (16)
    • 2.1 Tổng quan về ứng dụng di động (app di động) (16)
      • 2.1.1 Khái niệm app di động (16)
      • 2.1.2 Đặc điểm của app di động (16)
    • 2.2 Tổng quan về phân loại và thu hồi rác sinh hoạt tái chế (19)
      • 2.2.1 Khái niệm rác sinh hoạt tái chế (19)
      • 2.2.2 Hoạt động phân loại rác sinh hoạt tái chế (19)
      • 2.2.3 Hoạt động thu gom rác sinh hoạt tái chế (20)
      • 2.2.4 Lợi ích của phân loại và thu gom rác tái chế (21)
        • 2.2.4.1 Lợi ích kinh tế (22)
        • 2.2.4.2 Lợi ích môi trường (23)
        • 2.2.4.3 Lợi ích xã hội (24)
  • CHƯƠNG 3: THỰ C TR Ạ NG Ứ NG D ỤNG APP DI ĐỘ NG PHÂN LO Ạ I VÀ (24)
    • 3.1 Tổng quan thực trạng phân loại và thu gom RSHTC tại Hà Nội (24)
      • 3.1.1 Lực lượng phân loại và thu gom RSHTC tại Hà Nội (24)
      • 3.1.2 Hoạt động phân loại RSHTC trên địa bàn Hà Nội (26)
        • 3.1.2.1 Về động thái của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền (26)
        • 3.1.2.2 Về động thái của các công ty, đơn vị quản lý chất thải (27)
        • 3.1.2.3 Về động thái của người dân (28)
      • 3.1.3 Hoạt động thu gom RSHTC trên địa bàn Hà Nội (29)
    • 3.2 Thực trạng ứng dụng App di động vào phân loại và thu gom RSHTC tại Hà Nội (31)
      • 3.2.1 Ưu, nhược điểm của app mGreen (32)
      • 3.2.2 Ưu, nhược điểm của app Ralava (34)
    • 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng app di động vào phân loại và thu gom (37)
      • 3.3.1 Các yếu tố môi trường pháp luật và chính sách (37)
      • 3.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế (40)
      • 3.3.3 Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa, xã hội (41)
      • 3.3.4 Các yếu tố thuộc môi trường khoa học - công nghệ (44)
    • 3.4 Bài học về ứng dụng App di động vào phân loại và thu gom RSHTC cho Hà Nội từ kinh nghiệm trên Thế giới (48)
      • 3.4.1 Tại Hoa Kỳ (48)
      • 3.4.2 Tại Ấn Độ (51)
      • 3.4.3 Tại Brazil (53)
      • 3.4.4 Tại Anh, Ireland (54)
      • 3.4.5 Tại Úc (54)
      • 3.4.6 Tại Việt Nam (54)
      • 3.4.7 Bài học rút ra với việc ứng dụng app di động vào phân loại và thu gom (56)
  • CHƯƠNG 4: GIẢ I PHÁP PHÁT TRI Ể N HO ẠT ĐỘ NG PHÂN LO Ạ I, THU (57)
    • 4.1 Giải pháp chung cải thiện môi trường cho hoạt động quản lý chất thải (57)
      • 4.1.1 Giải pháp kiến nghị với Nhà nước và chính quyền địa phương (58)
      • 4.1.2 Giải pháp cho các các bên thu gom rác thải (61)
      • 4.1.3 Gi ả i ph á p nâng cao nghi ệ p v ụ c ủ a l ực lượ ng thu gom (62)
      • 4.1.4 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải (62)
      • 4.1.5 Nhóm giải pháp phát triển hoạt động marketing cho app di động trong hoạt động phân loại và thu gom rác thải (63)
    • 4.2 Đề xuất giải pháp cụ thể - App Gimme (65)
      • 4.2.1 Tổng quan giải pháp app Gimme (65)
      • 4.2.2 Chi tiết các tính năng của App (67)
        • 4.2.2.1 Tính năng Scan phân loại rác bằng công nghệ AR Filters (67)
        • 4.2.2.2 Tính năng thu gom - tích điểm Gpoint (69)
        • 4.2.2.3 Khả năng định vị, tối ưu hóa tuyến đường - sử dụng AI (72)
        • 4.2.2.4 Khả năng lưu trữ dữ liệu trên nền tảng Big Data (0)
      • 4.2.3 L ợ i ích c ủ a app Gimme (73)
      • 4.2.4 Những cải tiến của Gimme so với những giải pháp phân loại và thu gom khác (75)
    • 4.3. Kế hoạch triển khai app Gimme trong 5 năm (2024-2028) (76)
      • 4.3.1 Mục tiêu phát triển app Gimme (76)
      • 4.3.2 K ế ho ạ ch tri ể n khai app Gimme trên th ị trườ ng (76)
      • 4.2.3 Dự trù chi phí (78)
      • 4.2.4 Dự kiến doanh thu (79)
      • 4.2.5 Dự trù rủi ro (80)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI- - - -- - - - BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ỨNG DỤNG APP “GIMME” TRONG PHÂN LOẠI VÀ THU HỒI Trang 2 LỜI CẢM ƠN Để thực hiệ

NHỮ NG LÝ LU ẬN CƠ BẢ N V Ề APP DI ĐỘ NG VÀ PHÂN LO Ạ I,

Tổng quan về ứng dụng di động (app di động)

2.1.1 Khái niệm app di động

Theo Thông tư 59/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động: “Ứng dụng di động là ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm ứng dụng bán hàng và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử”

Hiểu một cách đơn giản, Ứng dụng di động, tên khác là App di động, đề cập đến các phần mềm ứng dụng được thiết kế để chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động cá nhân khác

2.1.2 Đặc điểm của app di động

Các ứng dụng thường được tải về từ các cửa hàng ứng dụng và cài đặt trực tiếp vào hệ điều hành của điện thoại di động

Có khả năng truy cập vào các chức năng, thông tin và các ứng dụng khác trên thiết bị, như dịch vụđịnh vị, lịch sử cuộc gọi, danh bạ, tài khoản email, hình ảnh và kho lưu trữ trên điện thoại để cung cấp thêm các tính năng bổ trợ

Có khả năng truy cập vào các ứng dụng truyền thông xã hội có sẵn trên thiết bị của người dùng, cho phép họ dễ dàng chia sẻ nội dung và thương hiệu trên các kênh truyền thông xã hội, đồng thời dễ dàng theo dõi nội dung ấy a Ưu điể m c ủa app di độ ng

Theo số liệu của Statista, thời gian sử dụng và lượt tải app điện thoại trong qua các năm tại nhiều quốc gia đều tăng lên đáng kể Lượt tải app di động trên toàn cầu tăng 63% từ năm 2016 đến 2021 Lưu lượng truy cập trên thiết bị di động cũng chiếm ưu thế ở hầu hết các nước, ví dụnhư 71% lưu lượng truy cập kỹ thuật sốở Hoa Kỳrơi vào thiết bị di động Sự phát triển này khiến cho việc phát triển app di động trở thành một khoản đầu tư tốt cho cả ngắn hạn và dài hạn App di động có 5 ưu điểm chính sau đây:

* Mobile App có tính cá nhân hoá:

Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng là việc đưa ra những thông tin hữu ích dựa trên sở thích, hành vi, thông tin khách hàng Mobile app mang đến cho người dùng những trải nghiệm cá nhân hoá một cách dễ dàng Ứng dụng di động cho phép người dùng thiết lập các mối quan tâm của họ, tra cứu và quan sát được những gì người dùng hay tìm kiếm, từ đó, đưa ra những gợi ý hữu ích cho khách hàng Ứng dụng có thể định vị được vị trí của người dùng để cung cấp cho họ những thông tin cần thiết vềđịa lý Sự hài lòng trong trải nghiệm cá nhân hoá của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, từ đó, tăng doanh thu nhanh chóng

* Mobile app dễ dàng gửi thông báo đến người dùng:

Thông báo trên Mobile app được chia làm 2 loại: Push và in-app Notifications

Cả 2 hình thức này đều mang đến hiệu quả cao hơn so với email marketing Bởi hiện nay, mọi người thường sử dụng email để liên lạc công việc Họ ít quan tâm đến các email quảng cáo, dẫn đến tỉ lệ khách hàng mở thư điện tử ngày càng sụt giảm

Push Notification là những thông báo hiện lên màn hình thiết bị di động của người dùng, bất kể họ có đang mở ứng dụng hay không

In-app Notification là loại thông báo mà người dùng chỉ có thể nhận khi họ mở ứng dụng

Doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức gửi thông báo với nội dung và tần suất hợp lý để đảm bảo người dùng không cảm thấy bị làm phiền, mà vẫn khắc ghi trong tâm trí họ về hình ảnh thương hiệu

* Kết nối với các tính năng của thiết bịdi động:

Lợi thế tuyệt đối của Mobile app là nó có thể tích hợp các tính năng của thiết bị di động hiện có như: truy cập vào camera, danh bạ, định vị, lịch sử cuộc gọi… (nếu khách hàng cho phép) Điều này khiến cho trải nghiệm của khách hàng trở nên thú vị hơn

App di động không cần có mạng Internet, ứng dụng của bạn vẫn hiển thị một số thông tin cần thiết như về thông tin sản phẩm, giá cả… Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng hết các tính năng của app, người dùng vẫn cần phải kết nối mạng

* Tạo sự khác biệt so với đối thủ:

Việc sở hữu một Mobile App sẽ giúp công ty trở nên khác biệt so với đối thủ và làm tăng giá trị thương hiệu Ngay cả khi người dùng không tích cực sử dụng ứng dụng di động, họ vẫn được nhắc nhở vềthương hiệu được liên kết với ứng dụng

Khách hàng cảm thấy tin tưởng công ty hơn, họ nắm rõ thông tin sản phẩm chương trình khuyến mãi của công ty so với đối thủ b Nhược điể m c ủa app di độ ng Ứng dụng di động bị giới hạn phát triển ứng dụng: Hiện có nhiều cửa hàng ứng dụng như iOS, Android, Windows Phone, Firefox OS, blackberry OS Do đó, nhà phát triển dụng phải làm nhiều phiên bản khác nhau dành cho các cửa hàng ứng dụng khác nhau Chưa kể, cửa hàng ứng dụng của Google cũng phân chia thành nhiều phiên bản khác nhau của hệ điều hành, với vô số biến thể trong phần cứng Các ứng dụng phải cập nhật thường xuyên, kèm theo đó là các chức năng mới và nội dung hấp dẫn hơn Nhà phá triển ứng dụng phải liên tục thay đổi, đồng thời hỗ trợ cho cả các thiết bị cũ và mới Điều này khiến chi phí thiết kế và vận hành app trở nên đắt đỏ

Tạo thêm áp lực về marketing Hiện nay có rất nhiều app, ở đa dạng lĩnh vực nên người dùng có nhiều sự lựa chọn thay thế Những người làm marketing không những phải lên kế hoạch để người dùng tải ứng dụng về thiết bị, mà còn phải nghĩ ra cách để người dùng tiếp tục sử dụng ứng dụng sau khi tải về

Các ứng dụng làm khách hàng lo ngại khi thâm nhập vào các thông tin đời tư của họ Điều này làm tăng đáng kểlượng người dùng không tải ứng dụng về hoặc xoá ngay ứng dụng khi nó đề cập đến nội dung riêng tư

Hiện nay, các cách để quảng bá ứng dụng trong các cửa hàng ứng dụng vẫn còn khá hạn chế, nhà phát triển khó quảng bá cho sản phẩm của mình.

Tổng quan về phân loại và thu hồi rác sinh hoạt tái chế

2.2.1 Khái niệm rácsinh hoạt tái chế

Rác thải hay các chất thải là các vật, chất con người không sử dụng và thải ra môi trường Rác thải sinh ra từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người Cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh Rác thải được phân thành nhiều loại, trong đó cách phân loại chủ yếu nhất là gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải chăn nuôi Ở bài nghiên cứu này, nhóm tập trung tìm hiểu về rác thải sinh hoạt

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/ 2016 Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại trong quá trình sống, sinh hoạt, sản xuất của con và động vật Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu bệnh viện, khu xử lý chất thải…

Rác sinh hoạt tái chế là loại rác thải sinh hoạt đã qua sử dụng nhưng vẫn còn khả năng tái chế, chúng sẽ được phân loại kỹ lưỡng và đưa vào các nhà máy tái chế để tạo thành nguyên liệu hoặc sản phẩm mới bán ra thị trường, đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng

Rác tái chế rất đa dạng, có thểphân thành các nhóm như sau:

- Giấy và carton: sách, vở, báo, tạp chí, thùng carton, bao bì đựng thức ăn bằng giấy…

- Nhựa: chai nhựa, bát nhựa, thùng nhựa, vỏ bút bi bằng nhựa,…

- Thủy tinh: chai, lọ thủy tinh,…

- Kim loại: Phế liệu sắt, thép, nhôm, inox; nồi, chảo, xoong làm bằng kim loại,…

- Vải: quần áo, rèm cửa,…

- Thiết bị điện: điện thoại, máy tính, máy sấy tóc, tủ lạnh, máy giặt,…

- Các loại rác tái chế khác: vỏ hộp sữa, pin,…

2.2.2 Hoạt động phân loại rác sinh hoạt tái chế Để tái chế được và tái chế một cách có hiệu quả các loại rác thải sinh hoạt, trước khi rác được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình Có thể chia hoạt động phân loại rác sinh hoạt tái chế thành 3 bước như sau:

* Bước 1: Phân biệt rác tái chế với các loại rác khác

- Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết ), vỏ trái cây,

- Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là: rác tái chế và không tái chế Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, ), các loại nhựa Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ

* Bước 2: Làm sạch rác tái chế

Các hộgia đình cần làm sạch chai, lọ, bao bì,…, ít nhất là không còn vật chất thừa trong bao bì (như nước, thức ăn) trước khi đưa cho bên thu gom Vì lượng rác này sẽ được tái chế, nên việc chúng được vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp khâu đầu vào cho tái chế rác chất lượng hơn, sản phẩm tái chếcũng đảm bảo an toàn hơn.

* Bước 3: Phân loại giữa các loại rác tái chế

Thông thường, người thu gom (người ve chai/vựa phế liệu) sẽ thu nhặt rác tái chế về rồi tự phân loại ra giấy, nhựa, thủy tinh,… Nhưng với lượng rác thu gom quá lớn, việc phân loại lại thực hiện thủ công bằng tay nên tốn nhiều thời gian và công sức Vì vậy, người dân nên chủ động phân chia trước ở nhà, chia ra các túi đựng riêng như: túi đựng giấy và carton, túi đựng chai nhựa, túi đựng thủy tinh,… Ngoài việc bán lại cho người thu gom phế liệu, người dân cũng có thể tái sử dụng các loại rác này tại nhà, ví dụnhư: dùng quần áo cũ làm giẻ lau, dùng hộp nhựa để đựng gia vị trong bếp,…

2.2.3 Hoạt động thu gom rác sinh hoạt tái chế

Nguồn rác sinh hoạt tái chế thu gom được sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau như: các sản phẩm đã được sử dùng từ cá nhân, nhà hàng, doanh nghiệp và các tổ chức

Bên thu gom có thể là các tổ chức địa phương, các công ty chuyên thu gom rác thải, những người ve chai tự do Ngoài ra còn một cách làm khác đơn giản hơn là người dân tựđem các rác thải nhựa đến điểm thu gom Các điểm thu gom có thể là các thùng rác tái chế hoặc cơ sở thu gom và tái chế tại địa phương

Phương thức thu gom rác tái chế rất đa dạng Trong đó có 4 cách thu gom phổ biến như sau:

Một là, thu gom qua các tổ chức địa phương: Các tổ dân phố, phường, quận,… hoặc các trường học tự tổ chức thu gom rác tái chế, sau đó bán lại cho các vựa/đại lý phế liệu Tại Việt Nam, có 2 ví dụ dễ thấy là: Chương trình “Kế hoạch nhỏ” thường niên tại các trường cấp 1,2,3; Mô hình “Tổ phụ nữ thu gom phế thải tiết kiệm giúp phụ nữ và trẻ em nghèo” của Hội LHPN Huyện Kim Bảng (Hà Nam)

Hai là, thu gom qua các công ty chuyên thu gom rác thải: Các công ty này thường thu mua rác tái chế số lượng lớn để xử lý và/hoặc tái chế thành sản phẩm mới Vì tính chất quy mô lớn, họ thường thu gom rác từ các đại lý phế liệu hoặc rác từ các công ty (rác công nghiệp, phế liệu xây dựng,…) Họ có sự đầu tư về nhân lực, trang thiết bị, hệ thống xử lý, tái chế rác thải phế liệu (như hệ thống súc rửa thùng phuy, sơ chế linh kiện điện tử, sơ chế bình ắc quy, tẩy rửa bavia dính dầu, hóa chất,…)

Ba là, thu gom qua người thu gom rác tái chế tự do: Tên thường gọi của lực lượng thu gom này là người ve chai Họ là những người hoạt động tự do, trực tiếp thu gom rác từ các hộ gia đình hoặc nhặt rác tái chế từ các khu chứa rác Đây là phương thức thu gom rác tái chế phổ biến nhất ở Việt Nam với ưu điểm là lực lượng thu gom đông, phù hợp với thu gom số lượng nhỏ của các hộ gia đình

Bốn là, thu gom qua các điểm thu gom: Điểm thu gom có thể là: các thùng rác tái chế; vựa/đại lý mua bán phế liệu; một số cửa hàng từ thiện nhận đồ không còn sử dụng như quần áo, đồ nội thất;…

Năm là, thu gom thông qua một bên thứ 3 cung cấp nền tảng kết nối các bên thu gom: Đây là hình thức mới và đang phát triển nhờ việc công nghệ thông tin phát triển Chính phủ, các tổ chức và cá nhân thiết lập website và/hoặc app di động để kết nối 2 chủ thể: Người có rác tái chế (người dân, tổ chức) – Người thu gom rác tái chế (người ve chai, vựa phế liệu, tổ chức địa phương) Qua nền tảng trực tuyến này, họ cung cấp các thông tin như: địa chỉ thu gom, lịch trình thu gom, phương thức liên lạc, giá mua bán phế liệu,…

2.2.4 Lợi ích của phân loại và thu gom rác tái chế

THỰ C TR Ạ NG Ứ NG D ỤNG APP DI ĐỘ NG PHÂN LO Ạ I VÀ

Tổng quan thực trạng phân loại và thu gom RSHTC tại Hà Nội

3.1.1 Lực lượng phân loại và thu gom RSHTC tại Hà Nội

Hiện nay, hệ thống phân loại, thu gom và xử lý rác thải của Hà Nội hoạt động theo hai hình thức tổ chức chính thức và phi chính thức

Thứ nhất, hệ thống thu gom và xử lý rác thải chính thức là Công ty Môi trường Đô thị (URENCO) do nhà nước quản lý; và các đơn vị, công ty tư nhân dựa trên cơ sở hợp đồng thu gom và xử lý chất thải (Công ty TNHH Môi Trường Phú Hà; Hợp tác xã Thành Công…)

Thứ hai, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn phi chính thức bao gồm các cơ sở thu mua, xử lý phế liệu, và lực lượng thu gom phế liệu tự do (lực lượng ve chai/ đồng nát) Họ có đặc điểm là nhỏ lẻ, tự phát, phân tán và không có hợp đồng pháp lý giữa các thành viên tham gia vào hệ thống

Rác tái chếchưa thực sựđược quan tâm đúng mức và đúng cách Thực tế tại Hà Nội, hệ thống chính thức chưa đáp ứng được yêu cầu thu gom và xử lý rác thải Các đơn vị vẫn xử lý rác bằng việc chôn lấp là chủ yếu (89%) Lượng rác từ thành phố gần 8 triệu dân được đổ dồn về hai khu xử lý chất thải chính: Nam Sơn và Xuân Sơn Cả 2 khu vực này đã hoạt động nhiều năm nhưng diện tích mở rộng không đáng kể, cộng thêm việc sử dụng phương pháp chôn lấp nên các ô chứa, chôn lấp rác của hai bãi đang trong tình trạng quá tải Đáng nói hơn, mặc dù nhận thấy chôn lấp không phải là giải pháp xử lý rác lâu dài nhưng công nghệ tái chế rác thải ở Hà Nội không đủ năng lực để tái chế rác Công nghệ ở các đơn vị tái chế đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải, đặc biệt là rác thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp

Trong khi đó, hệ thống phi chính thức với ưu thế có số lượng nhân lực đông đảo lại đang là nhân tố giải quyết bài toán phân loại, thu gom hiệu quả hơn Vì họ là lực lượng phi chính thức, không có ai quản lý nên chưa có số liệu thống kê được hiện ở Hà Nội có bao nhiêu người sinh sống bằng nghề này, nhưng ước tính cũng phải trên 1.000 người ve chai và đơn vị thu mua phế liệu Do đặc điểm nhỏ lẻ và khó quản lý mà hệ thống này cũng bộc lộ nhiều nhược điểm Một là, người thu gom tập trung chủ yếu vào những nguyên liệu có giá trị cao, số còn lại bị vứt bỏra môi trường, trong đó có không ít rác thải nguy hại Hai là, các khâu thu gom, phân loại và tái chế phế liệu là những công đoạn rời rạc, manh mún và thiếu sự gắn kết; dẫn đến nhiều trường hợp, các loại rác được vận chuyển không đến đúng các điểm tái chế Ba là, công nghệ tái chế rác ở

Hà Nội còn thiếu, còn yếu nên không tránh khỏi tình trạng rác thu gom được nhiều nhưng lại không có đầu ra Dẫn chứng có thể kể đến làng thu mua phế liệu ở thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, Hà Nội) Hơn 100 hộ gia đình ở đây thu mua và chế biến đến gần 70 tấn phế liệu các loại từ khắp các tỉnh thành lân cận, nhiều nhất là của Hà Nội Rác chất đống ở khắp làng nhưng đơn vị thu gom lại rất ít, dẫn đến vấn đề vệ sinh môi trường đang ngày càng trở nên nan giải khi không có đầu ra cho phế thải ở đây Ngoài ra còn rất nhiều hạn chế khác mà các cơ quan có thẩm quyền và Nhà nước cần lưu tâm để tận dụng lực lượng phi chính thức này hiệu quả hơn

3.1.2 Hoạt động phân loại RSHTC trên địa bàn Hà Nội

3.1.2.1 Về động thái của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền

Với mong muốn bảo vệ môi trường sống, trong những năm qua, chính quyền thành phố Hà Nội đã đặc biệt chú trọng về cách phân loại, quản lý rác thải tại nguồn và đạt được những kết quả bước đầu

* Chương trình phân loại rác thải tại nguồn: Trước đây, mô hình 3R đã được triển khai ở Hà Nội (giai đoạn 2006-2009) do cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ Theo đó, người dân được hướng dẫn phân rác thải thành 3 loại: Rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế Sau khi thu gom, rác vô cơ được chuyển đến bãi rác Nam Sơn; rác hữu cơ đưa đến Nhà máy Chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn để sản xuất phân bón; rác tái chế dành cho người thu gom phế liệu Dự án thí điểm tại 4 phường Phan Chu Trinh, Nguyễn Du, Thành Công, Láng Hạ Tuy nhiên, đến năm 2009, dự án đã kết thúc kết thúc do một số bất cập, người dân phân loại thêm một thời gian rồi cũng dừng lại Đại diện URENCO - đơn vị phối hợp thực hiện dự án - đánh giá cao mục tiêu của dự án Tuy nhiên, khi rác hữu cơ được đưa đi sản xuất phân bón, công nhân phải phân loại thêm, sau đó vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn, tốn kém chi phí Giá thành phân hữu cơ bán ra lại không bù đắp được chi phí đầu vào nên càng làm càng lỗ Vì thế, hiện Nhà máy Chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn đang tạm dừng hoạt động

* Hệ thống thùng rác công nghệ: Năm 2020, nhằm tạo lập thói quen cho người dân giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng, vứt rác đúng nơi quy định, đặc biệt là thay đổi nhận thức trong việc phân loại rác, TP Hà Nội đã chấp thuận cho đơn vị lắp đặt thí điểm những thùng rác công nghệ trên địa bàn Thùng rác công nghệ được thiết kế thông minh với 2 ngăn riêng biệt là rác tái chế và rác không tái chế, có sức chứa lên đến 240 lít và có thể tự phát sáng vào ban đêm nhờ vào lượng điện tích được ở tấm pin mặt trời Thùng rác được lắp đặt ở một số tuyến phố như Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, đã tạo ấn tượng tốt đối với người dân Thủ đô Hà Nội Tuy nhiên, việc lắp đặt những thùng rác công nghệ này chỉ mang tính hình thức bởi nhiều người dân chưa nhận thức được việc phân loại loại rác, dẫn đến vứt lung tung, rất mất mỹ quan Nhiều trường hợp, một số túi rác đã được phân loại nhưng người thu gom rác lại xé các túi bỏ lên xe và trộn lẫn với nhau Bên cạnh đó, nhiều thùng rác công nghệ bị xuống cấp, chiếc thì mất nắp, chiếc thì còn trơ lại vỏ, thùng chứa rác bên trong không có Vì vậy, để phương pháp này thật sự phát huy hiệu quả, Hà Nội cần thực hiện song song với các hoạt động kiểm tra, giám sát, bảo trì thùng rác và các biện pháp giáo dục người dân về cách phân loại rác thải, tránh đầu tư nhiều tiền lắp đặt thùng rác thông minh nhưng người dân lại không biết sử dụng đúng cách

* Luật Bảo vệ môi trường về xử lý chất thải: Một động thái khác cho thấy sự cứng rắn của Nhà nước về vấn đề phân loại rác thải đó là Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực từ 1/1/2022 sẽ bổ sung và áp dụng lần đầu liên quan đến phân loại rác tại nguồn Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định việc thu phí rác thải dựa trên khối lượng hoặc thể tích thay cho việc tính bình quân theo hộ gia đình hoặc đầu người Cơ chế thu phí này sẽ góp phần thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu rác thải phát sinh tại nguồn do nếu không thực hiện việc này thì chi phí xử lý rác thải phải nộp sẽ cao, thông qua quy định rác thải sinh hoạt phải được phân làm 3 loại: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác Tuy nhiên, cho đến nay, Luật này vẫn chưa thực sựđi vào cuộc sống người dân, nguyên nhân được nhóm nghiên cứu sinh phân tích ở mục 3.3.1

3.1.2.2 Về động thái của các công ty, đơn vị quản lý chất thải

Vấn đề nan giải nhất trong hoạt động phân loại của các công ty và đơn vị thu gom rác thải là thiếu cơ sở hạ tầng và trang thiết bị TS Hoàng Dương Tùng - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) cho biết: “Yêu cầu người dân phân loại rác nhưng bên phục vụ lại không đầu tư trang thiết bị phục vụ từ quá trình thu gom, phân loại, cho tới khâu xử lý, dẫn tới tình trạng dân phân loại xong, bộ phận thu gom lại đổ lẫn vào nhau” Kết quả dẫn đến một lượng lớn rác tái chế đã bị chôn lấp chung với rác không thể tái chế, vừa gia tăng áp lực cho các bãi chôn lấp, vừa lãng phí nguồn rác tái chế dồi dào

Tương tự với bộ phận thu mua ve chai tự do, họ thường mua lại phế liệu từ người dân hoặc lụm nhặt rác tái chế tại các khu tập trung rác công cộng Nguồn rác này sạch bẩn lẫn lộn, người ve chai chỉ phân loại rác theo chất liệu như giấy, nhựa, kim loại… chứ không tiện để rửa và làm sạch từng vật phẩm Các cơ sở thu mua cũng làm sạch qua loa, thậm chí không làm sạch rác mà cho tất cả vào máy ép Điều này khiến nguồn rác đầu vào không đảm bảo cho công đoạn tái chế về sau, rác tái chế sản xuất ra có chất lượng thấp và khó sử dụng trong đại trà

Mặt khác, ở Việt Nam, vì quy trình phân loại và tái chế rác chưa được hoàn thiện và thực hiện chuẩn chỉnh nên xảy ra tình trạng người dân tái chế thủ công Ví dụ như tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) mỗi ngày có khoảng 600 người đi nhặt rác thải nhựa và bán lại cho các làng nghề tái chế Đây là nguyên nhân gây ra ô nhiễm thứ cấp khi các công nghệ tái chế ở các làng nghề chủ yếu là thủ công Để khắc phục tình trạng này thì vấn đề nâng cấp công nghệ xử lý rác thải nhựa là vô cùng cấp thiết

Bên cạnh các công ty chuyên quản lý chất thải, các doanh nghiệp sản xuất, với cam kết trách nhiệm xã hội đã bắt đầu thực hành quản lý và hạn chế rác thải nhựa Đơn cử như Khách sạn Fortuna mỗi năm đã giảm được 238.860 chai nhựa, 73.000 ống hút nhựa, 36.648kg túi nhựa…; Tập đoàn Unilever Việt Nam đang nỗ lực cắt giảm 100 tấn nhựa trong sản xuất hàng năm, đã thông qua việc giảm thành phần sản xuất bao bì, tiến tới không dùng sản phẩm nhựa trong sản xuất… Nhiều doanh nghiệp cũng cung cấp sản phẩm thay thế để hạn chế rác thải trong tiêu dùng và thực phẩm sạch không chất độc hại như Xanh Shop, Sạp hàng chàng Sen, Trạm Refill Station Các phong trào hạn chế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần cũng đang được người dân hưởng ứng rộng rãi

3.1.2.3 Về động thái của người dân

Mặc dù các cơ quan, chính quyền Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình về phân loại rác tại nguồn nhưng vẫn chưa nhận được sự hưởng ứng đồng bộ của chính quyền, đơn vị thu gom chất thải rắn, cộng đồng dân cư nên hiệu quả không được như mong muốn Người dân ở nhiều nơi vẫn ngại, lười phân loại rác vì nhiều nguyên nhân như: tốn thời gian, không biết cách phân loại, bất tiện, không quen, Những người dân có ý thức phân loại hơn thì chán nản vì phân loại thành 2 túi riêng nhưng rác vẫn bị nhân viên thu gom đổ chung vào một xe rác, lâu dần khiến họ không muốn phân loại nữa Ở Hà Nội, dù các chương trình phân loại rác trong nội thành thất bại, nhưng tại các khu vực ngoại thành, vẫn có những mô hình phân loại rác thành công do địa phương hoặc người dân tự bỏ vốn đầu tư Ví dụ như đề án "phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn" (năm 2009) tại xã Đại Đồng (huyện Thạch Thất) đã thu hút 1.353 hộ tham gia Mô hình này được nhân rộng tại 5 xã khác của huyện này Cái được của đề án là 100% số hộ dân, cơ quan, đơn vị đã phân loại rác thải tại nguồn thành 2 loại: Rác phân hủy (có nguồn gốc thiên nhiên), rác không phân hủy (túi ni lông) và đã giảm được 30% lượng rác thải phải mang đi chôn lấp

Thực trạng ứng dụng App di động vào phân loại và thu gom RSHTC tại Hà Nội

với các thành viên khác Hiện nay, tất cảcác bên đều đang tiếp cận với nhau dưới góc độ mua bán phế liệu thông thường, ít trao đổi thông tin, không có sự tích hợp, cũng không có nhiều sự hỗ trợ nhau Điều này dẫn đến quy trình thu hồi rác thải tái chế trở nên cồng kềnh và rời rạc

3.2 Thực trạng ứng dụng App di động vào phân loại và thu gom RSHTC tại Hà Nội

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có 2 app di động phục vụ phân loại và thu gom rác tái chế đang hoạt động, bao gồm: mGreen, Ralava, trong đó tính đến cuối năm 2021 app Ralava đã tạm dừng hoạt động nhưng nhóm nghiên cứu vẫn tìm hiểu những kết quả mà Ralava đã có được thông qua bảng thống kê sau đây:

Nội dung App mGreen App Ralava

Thời điểm bắt đầu hoạt động 1/1/2018 8/2019

Khu vực hoạt động chính TP Hà Nội TP Hà Nội

Mô hình hoạt động - Người dùng của mGreen có 2 cách để bán rác tái chế Cách 1 là đi đổi rác lấy quà tại các Greenhouse của mGreen vào 9- 11h sáng thứ 7 hàng tuần Cách 2 là đặt lịch bán qua app, nhân viên thu gom của mGreen sẽ qua lấy và người bán được tích điểm để đổi e- voucher

- mGreen hướng dẫn người dùng phân loại rác bằng các infographic đăng trên app

- Ralava có các bài viết và infographic hướng dẫn người dùng phân loại rác tại nhà

- Khi lượng rác tái chế tích được nhiều, người bán sẽ mang đến 4 điểm thu hồi – Wastebank (các cửa hàng, trường học, nhà dân muốn liên kết,…) tại Hà Nội của Ralava để tích điểm

Sơ đồ mô hình hoạt động

Kết quả đạt được - Có 5.000+ lượt tải app

- Giúp 20.000 kg rác được tái chế

- 10.000 người tham gia vào các chương trình về thu gom của mGreen

(số liệu tính đến hiện tại, theo website của mGreen)

- Thu gom được 4.000 kg rác tái chế.

(số liệu tính đến tháng 9/2021, theo website của Ralava)

B ả ng 3.1 T ổ ng quan 2 app phân lo ạ i và thu gom RSHTC ở Hà N ộ i – mGreen và Ralava

3.2.1 Ưu, nhược điểm của app mGreen

Tại Hà Nội, mGreen là app hoạt động lâu nhất, nhiều tính năng và thành công hơn so với các app khác

Hình 3.2 M ộ t s ố hình ả nh c ủ a app mGreen

(Ngu ồ n: App mGreen) a Ưu điể m c ủ a mGreen

App mGreen do Công ty mGreen quản lý, là đơn vị đầu tiên triển khai ý tưởng sử dụng app điện thoại đểhướng dẫn phân loại và thu gom rác tái chế từngười dân

Giao diện thân thiện, infographic hướng dẫn cách phân loại rác dễ hiểu, khiến người dùng có thể dễ dàng phân loại rác ngay tại nhà, không cần tổ dân phố hay chính quyền địa phương phải đi tuyên truyền nhiều như trước

Tạo sự thuận tiện cho người dùng khi muốn “bán” rác tái chế, thông qua 2 cách: đặt lịch hẹn và có nhân viên mGreen đến tận nơi lấy; hoặc đến các điểm Greenhouse của mGreen để đổi rác lấy quà, mở vào 9-11h sáng thứ 7 hàng tuần Cách thứ nhất giúp giảm bớt tâm lý “bán rác tái chế mất thời gian”, còn cách thứ 2 giúp nâng cao và khơi gợi tính thần “cả cộng đồng cùng đi đổi rác” Nhờ đó mà lượng rác mGreen thu hồi và tái chế được là tương đối đáng mừng mGreen có tính năng tích điểm, đổi e-voucher từ các đối tác cho người dùng khi họ bán rác tái chế cho mGreen Hoạt động này vừa thúc đẩy người dùng tải app và đổi, bán rác tái chế nhiều hơn, vừa giúp các đối tác bán hàng tăng doanh thu. b Nhược điể m c ủ a mGreen

Hình thức hướng dẫn phân loại bằng hình ảnh (infographic) có nhược điểm là thiếu linh động, khó chỉnh sửa, khó cập nhật và hạn chế thông tin Đồng nghĩa với việc, hướng dẫn phân loại của mGreen chỉ nêu ra các loại rác phổ biến nhất chứ không thể nêu hết tất cả các loại rác phát sinh trong cuộc sống hằng ngày của người dân

Số lượng điểm Thu gom - Đổi quà của mGreen là Greenhouse rất ít Hiện tại ở

Hà Nội chỉ có 9 điểm và phân bố tập trung ở quận Hoàn Kiếm (5 điểm ở quận Hoàn Kiếm, 2 điểm ở quận Hai Bà Trưng, 1 điểm ở quận Ba Đình, 1 điểm ở quận Đống Đa) Cộng thêm các điểm Greenhouse này chỉ mở một lần vào thứ 7 hàng tuần khiến độ phủ sóng của chúng không cao Những người dân ở các khu vực xa hơn như Hà Đông, Thanh Xuân… thường không tiếp cận được chương trình đổi rác lấy quà này của mGreen

Tại Hà Nội, mGreen liên kết với trên dưới 250 cơ sở nhận thu gom rác tái chế ở cả nội thành và ngoại thành (bao gồm các hộ dân, trường học, chung cư, công sở, ) Tuy nhiên, có 2 vấn đề Một là, các cơ sởnày phân tán không đồng đều, chúng vẫn tập trung chủ yếu ở các khu vực Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,…, dẫn đến tình trạng nơi thì rất nhiều cơ sở thu gom, nơi thì lác đác hoặc thậm chí không có Hai là, mặc dù có nhiều cơ sở thu gom như vậy nhưng mGreen vẫn chưa cập nhật định vị cho các điểm này trên bản đồ của app, mGreen chỉ hiển thị 1 danh sách dài tên các điểm này, chưa kể có những điểm ghi địa chỉ rất chung chung như “phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm” hay

“P Hàng Bạc” Với thành phố nhiều ngóc ngách, con hẻm và số nhà nhiều nơi bị lộn xộn như ở Hà Nội, việc mGreen để danh sách điểm thu gom như vậy sẽ gây khó khăn cho người dùng trong việc tìm kiếm các địa điểm

Sau hơn 3 năm hoạt động, số lượng nhân viên thu gom của mGreen trên địa bàn

Hà Nội chỉ nhỏ hơn hoặc bằng 20 người (do mGreen có 20 nhân viên thu gom toàn quốc) Số lượng người thu gom này quá ít để có thể thể đáp ứng nhu cầu thu gom ngày càng nhiều của thủ đô

Dịch vụ thu gom tận nơi của mGreen hiện mới chỉ phục vụ cho người dân ở các chung cư, hoặc các khu vực có khoảng 60 hộ dân đăng ký app trởlên Điều này đồng nghĩa với tập khách hàng của mGreen còn hạn chế Mặt khác, dịch vụ thu gom này có quy định khung thời gian thu gom với các khu vực khác nhau, kém linh hoạt với lịch rảnh của người dân Có thể nhận thấy nguyên nhân một phần đến từ lượng nhân viên thu gom có hạn, không thể thực hiện thu gom diện rộng hay theo thời gian hẹn của từng cá nhân/ hộ gia đình

3.2.2 Ưu, nhược điểm của app Ralava

(Ngu ồ n: App mGreen) a Ưu điể m c ủ a Ralava

Thu gom rác tái chế tại nguồn, ứng dụng Ralava còn kết nối người có nhu cầu thu gom ve chai và người có phế liệu giúp cộng đồng có thể giảm thiểu, phân loại, tái chế rác thải của mình

Ralava cung cấp danh sách những vật dụng có thể tái chế để người dùng từ đó có thể biết được những loại rác nào có thể tái chế và giá trị tương ứng của chúng Từ đó cũng giúp cho người thu gom dễ dàng phân loại, tiết kiệm thời gian nhờ việc xác định và phân loại tại nguồn Đặt những điểm thu gom tại các khu dân cư, chung cư, trường học, văn phòng, công viên… để người dùng có thể mang rác tái chế tới tích điểm Đây hầu hết là những đia điểm tập trung nhiều rác và nhiều người đi lại, hoạt động Tạo điều kiện cho việc thu gom đồng thời dễ dàng gây chú ý, thu hút sự quan tâm của người dân

Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng app di động vào phân loại và thu gom

3.3.1 Các yếu tố môi trường pháp luật và chính sách a Tác độ ng c ủ a y ế u t ố Pháp lu ật đế n các ứ ng d ụ ng trên thi ế t b ị di độ ng

Tại Việt Nam hiện nay, khuôn khổpháp lý đối với các hình thức kinh doanh thời đại số, trong đó có kinh doanh trên nền tảng di động vẫn chưa được hoàn thiện và đầy đủ, mặc dù sau khi các mô hình kinh doanh trên app như Grab, Uber, Bee, vướng phải nhiều rào cản pháp lý trong những ngày đầu mới bước chân vào Việt Nam, Bộ Công Thương đã nhận thấy hành lang pháp lý của Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ, và đã ban hành Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động, có hiệu lực từ ngày 31/3/2016 Trong đó bao gồm 24 Điều quy định về các nội dung như đối tượng đăng ký ứng dụng di động; quy trình đăng ký ứng dụng di động; trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng di động;…

Ngoài Thông tư 59 của Bộ Công thương, Việt Nam cũng có những quy định khác về kinh doanh trên ứng dụng di động tại Luật thương mại; Luật Giao dịch điện tử; Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/05/2013 vềthương mại điện tử; Nghị định số 08/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/01/2018 sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương

Nhìn chung, hoạt động mở app và hoạt động kinh doanh trên app di động tại Việt Nam còn đơn giản, thoải mái và có phần lỏng lẻo Dù điều đó phần nào tạo điều kiện phát triển và thúc đẩy mô hình kinh doanh đầy tiềm năng này nhưng mặt trái vẫn còn nhiều Điển hình như một hoạt động rất phổ biến trên app di động là giao dịch điện tử, bao gồm giao dịch mua bán rác tái chế của các app thu gom đang hoạt động hiện nay như Ralava và mGreen Tuy nhiên, sau hơn 16 năm thi hành, Luật Giao dịch điện tử

2005 đã không còn theo kịp thực tiễn phát triển Một số bất cập có thể kể đến như: Thiếu nhất quán trong quy định chi tiết đối với thông điệp dữ liệu về định dạng, thời gian gửi, nhận, lưu trữ, chuyển đổi, dẫn tới khó khăn khi liên thông, công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống; thiếu quy định về định danh, xác thực điện tử dẫn đến việc khó phân định trách nhiệm các bên khi xảy ra các sự cố liên quan đến xác thực và định danh điện tử, gây ảnh hưởng tới tính pháp lý và sự tin tưởng của các bên khi tham gia giao dịch điện tử, b Tác độ ng c ủ a y ế u t ố Pháp lu ật đế n phân lo ạ i và thu h ồ i rác th ả i sinh ho ạ t

Tại Việt Nam, nhằm khắc phục tình trạng rác thải chưa được phân loại dẫn đến khó khăn trong xử lý, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định: Từ 1/1/2022, phân loại CTRSH là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình CTRSH sẽ phải phân thành

3 loại: Chất thải rắn có khảnăng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; CTRSH khác Việc không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 55/2021/NĐ-CP Theo đó, sẽ phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

Mặc dù quy định đã được ban hành nhưng trên thực tế vẫn chưa đi vào đời sống bởi còn tồn tại rất nhiều bất cập, điển hình như:

Một là, chưa giáo dục người dân về phân loại rác một cách đầy đủ Mặc dù trước đây đã có một số chương trình phân loại rác thành công nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, phạm vi mới chỉ gói gọn tại một số quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, nên người dân ở các khu vực khác ít có cơ hội tiếp cận Đồng thời thái độ của chính quyền địa phương cũng rất tắc trách và chậm trễ Vào giữa tháng 12/2021, khi quy định về không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom được công bố, nghĩa là chỉ còn nửa tháng nữa là quy định có hiệu lực, nhưng nhiều người dân vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo và hướng dẫn nào từ chính quyền địa phương

Hai là, cơ cở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn và chưa đồng bộ Một số hộ dân đã có ý thức tự phân loại rác tại nhà thành rác tái chế và rác hữu cơ, tuy nhiên mỗi nhà lại phân chia vào các màu túi nilon khác nhau và nhiều đồ vật phân loại chưa đúng, khiến người thu gom khi đi thu rác phải mở túi ra để kiểm tra mới biết trong túi có gì Đồng thời do thiếu xe chở rác và các xe này cũng chưa được thiết kế phù hợp để có thể thu rác tái chế và rác hữu cơ cùng lúc, nên người thu gom sẽ phải mất 2 chuyến đi để thu được đầy đủ 2 loại rác đã phân loại, tốn rất nhiều thời gian và công sức Lâu dần, rác dù được phân loại hay không cũng bị đổ chung vào cùng một xe như cũ, công sức phân loại tại nguồn của người dân trở nên vô nghĩa

Ba là, hệ thống chính sách, các quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý CTRSH còn chưa hoàn thiện Hiện nay còn thiếu các hướng dẫn lựa chọn công nghệ, thiếu hướng dẫn kỹ thuật phù hợp về thu gom, lưu giữ, xử lý CTRSH; thiếu các quy định bắt buộc về phân loại rác thải tại nguồn; thiếu chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trong quản lý CTRSH; các địa phương còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn mô hình công nghệ xử lý phù hợp dẫn đến việc lúng túng trong lựa chọn chủ đầu tư Chưa thống nhất trong một số quy định về khoảng cách an toàn môi trường của cơ sở xử lý CTRSH, dẫn đến việc lúng túng và gặp khó khăn do chưa nhận được sự đồng thuận của người dân trong lựa chọn vị trí xây dựng cơ sở xử lý CTRSH (bãi chôn lấp) tại các địa phương…

Vì vậy, về mặt pháp luật, các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức hoàn toàn đủ điều kiện để xây dựng và kinh doanh những ứng dụng di động trong lĩnh vực phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt Thậm chí, đây là một giải pháp cần thiết để hỗ trợ người dân dễ dàng hơn trong việc thực hiện quy định mới về phân loại rác tại nguồn Tuy nhiên, để có thể hoạt động hiệu quả và không đi vào con đường “thoi thóp” như các app phân loại, thu gom rác tại Việt Nam hiện nay thì còn rất nhiều vấn đề khác cần giải quyết

3.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế

Tại Hà Nội, tính chung cả năm 2021, GRDP của Thành phố ước tăng 2,92%, thấp hơn kế hoạch năm 2021 (7,5%) và thấp hơn mức tăng trưởng năm 2020 (4,18%); thu nhập bình quân lao động cũng tụt từ hạng 2 xuống hạng 3 cả nước (sau TP.HCM và Bình Dương) với 7,721 triệu đồng/tháng Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là trong quý III, khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, Thành phố và nhiều tỉnh, thành trong cảnước thực hiện giãn cách xã hội, các hoạt động của nền kinh tế hầu như dừng lại thì đây là kết quả tích cực Cùng với tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát tốt và mục tiêu tăng trưởng hơn 7% trong năm 2022 ở Hà Nội, người dân thủ đô sẽ có nhiều khả năng và điều kiện để tiêu thụ smartphone hơn, tạo cơ hội mở rộng các hoạt động trên nền tảng app di động Ở một khía cạnh khác, theo khảo sát từ IFM, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam sau đại dịch đã đạt mức thấp nhất từng thấy trong 20 năm trở lại đây Người tiêu dùng đã không còn lạc quan vào thu nhập cá nhân và tình hình nền kinh tế trong thời điểm hiện nay Điều này đã dẫn đến tâm lý tiết kiệm phòng tránh rủi ro và dè dặt chi tiêu Người dân dành phần nhiều chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, FMCG và giảm chi với các mặt hàng giải trí, du lịch, xa xỉ Đồng thời, việc giãn cách xã hội đã đẩy mạnh hoạt động đặt hàng online, làm gia tăng các đồ dùng một lần như đũa ăn một lần, ống hút nhựa, hộp xóp, Bởi vậy, lượng rác thải ra môi trường còn nhiều hơn so với thời kỳ trước dịch Đây là một bối cảnh tiềm năng để có thể phát triển các app cung cấp nền tảng mua bán phế liệu, vừa giúp giảm áp lực rác thải tăng đột biến của thành phố, vừa giúp người dân có thêm một khoản thu nhỏ từ những đồ bỏ đi

Hình 3.4 S ứ c mua và chi tiêu s ụ t gi ảm trong giai đoạ n cu ối năm 2020

3.3.3 Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa, xã hội a Thói quen phân lo ạ i và thu gom rác:

* Người dân không có thói quen phân loại rác:

Rác thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không dùng được thì vứt đi Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác

Mặt khác, thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi/ thùng rác mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thểđưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người Ngay cả khi ra ngoài đường, có các thùng rác được thiết kế 2 ngăn và trên thùng ghi rõ: "Chất thải hữu cơ dễ phân hủy" và "Chất thải còn lại" nhưng người dân vẫn tiện đâu bỏ đó, rác lẫn lộn và chồng chéo lên nhau

Hơn nữa, người dân Hà Nội nói riêng và toàn Việt Nam nói chung vẫn chưa thể hình thành thói quen phân loại rác vì nhiều lý do khác như “không biết phân loại”,

“không có tiền mua sọt rác với túi rác để phân loại”, “mất thời gian”, “mất công phân loại nhưng không được tiền”, “người khác không làm nên mình cũng không làm”, Qua đó có thể thấy việc tuyên truyền ý thức phân loại rác cho người dân là công tác khó khăn nhất trong toàn bộ chuỗi hoạt động quản lý chất thải

* Thói quen thu gom phế liệu của lực lượng phi chính thức:

Bài học về ứng dụng App di động vào phân loại và thu gom RSHTC cho Hà Nội từ kinh nghiệm trên Thế giới

Nội từ kinh nghiệm trên Thế giới

STT Tên App Chức năng Mặt hàng thu gom

Người dân có thể dễ dàng:

- Cập nhật lịch thu gom rác thải thay vì phải gọi điện hỏi chính quyền địa phương như trước

- Thiết lập lời nhắc về lịch thu gom

- Tìm hiểu cách tự tái chế rác thải

- Tra cứu nơi tái chế hoặc xử lý vật liệu uy tín

- Thanh toán hóa đơn thuận tiện

Rác sinh hoạt (rác hữu cơ, rác vô cơ, rác nguy hại,…)

7 iRecycle Giúp người dân tìm kiếm các địa chỉ tái chế và hướng dẫn các cách tái chế cho nhiều loại rác Điện tử, nhựa, kim loại, giấy, thủy tinh, gia dụng, nguy hiểm, ô tô, rác thải hữu cơ

8 RecycleNation Có một trong những cơ sở dữ liệu tái chế toàn diện nhất trên thế giới giúp xác định những gì chúng có thể và không thể tái chế; cung cấp cho người dùng bản đồ các địa điểm tái chế gần đó (chỉ đường, giờ hoạt động, thông tin liên hệ…); cập nhật những tin tức về môi trường; cho phép mọi người theo dõi tác động môi trường của họ thông qua tính năng ‘My Recycling Story’

9 Rubicon - Cung cấp phần mềm giúp các doanh nghiệp, chính quyền thành phố cải tiến hoạt động phân loại, thu gom, xử lý và tái chế rác thải

- Kết nối khách hàng thương mại với những người chuyên chở rác thải độc lập (lực lượng thu gom phi chính thức)

Các tông; bê tông/ vách thạch cao; kính; kim loại; giấy; gỗ; ắc quy; PPE; túi nhựa

Giúp khách hàng của Royal Rolloffs – một công ty chuyên cho thuê thùng chứa chất thải - có thể thuê thiết bị dễ dàng hơn

Rác công nghiệp, rác thương mại, rác sinh hoạt

Là app cùng tên của công ty thu gom chất thải tái chế Recycle Track Systems, cho phép người tiêu dùng (cá

Rác tái chế New York,

Hoa Kỳ nhân, hộ gia đình, tổ chức) bán rác tái chế và đặt lịch thu gom chúng

12 Happen Kết nối và xây dựng một cộng đồng quan tâm tới phát triển bền vững như tái chế, bảo tồn tài nguyên, giảm ô nhiễm và loại bỏ chất thải,…

- Giáo dục người dân về việc tái chế như: cách phân loại, cách tái chế, cách vứt bỏ các vật dụng một cách an toàn và nơi thu gom

- Cung cấp các tin tức và sự kiện tái chế tại địa phương để giúp mọi người luôn cập nhật những diễn biến mới nhất của ngành.

14 Grow recycling Là một app trò chơi về phân loại và tái chế rác cho trẻ mầm non; được sử dụng trong giáo dục bền vững bởi hàng nghìn trường học và mầm non ở Hoa

(Không có) Hoa Kỳ và các nước Châu Âu

Bảng 3.2 Danh sách app di động nổi bật trong phân loại và thu gom rác tại Hoa Kỳ

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)

Ngoài các app đã kể đến trong Bảng 1, thực tế còn nhiều app có mô hình tương tự app Boston Trash Schedule & Alerts được triển khai ở nhiều thành phố tại Hoa Kỳ như Denver, Austin, Phoenix, Vancouver,… Đa số các app này đều do ReCollect - một công ty công nghệ kết hợp chuyên môn sâu về chất thải rắn có thể tái chế thiết kế và phát triển.

Tại Hoa Kỳ, app di động trong lĩnh vực quản lý rác thải được ứng dụng rất đa dạng, có thể tạm chia thành hai loại hình app theo người thành lập như sau: Một là app của chính quyền địa phương, cung cấp các thông tin cơ bản về việc thu gom rác tại địa phương đó như lịch trình thu gom rác, sự kiện về tái chế trên địa bàn, thanh toán phí môi trường online,… Hai là app của các doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ kết nối người bán rác và người thu mua rác, cho thuê phương tiện, thiết bị chuyên chở chất thải, phát triển phần mềm tối ưu hóa chuỗi hoạt động xử lý rác, giáo dục cộng đồng về phát triển bền vững… Từ đó phần nào cho thấy sự can thiệp sâu rộng của công nghệ vào việc thu gom rác hàng ngày của người dân Hoa Kỳ cũng như sự quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải của cả 3 chủ thể chính là chính quyền, doanh nghiệp và người dân Đây là những bước tiến tốt để Hoa Kỳ giải quyết tốt hơn bài toán phát triển bền vững của quốc gia

Tại Ấn Độ, người dân khi nhìn thấy chất thải trên đường phố đã quá tải nhưng chưa được xử lý, họ chỉ cần chụp ảnh lại và gửi nó đến chính quyền địa phương trên WhatsApp Để tiếp cận với nhiều người hơn, các cơ quan công dân của nhiều thị trấn và thành phố ở Ấn Độ đã cho phép công dân tiếp cận họ trực tiếp thông qua WhatsApp Ví dụ, ở Delhi, các quan chức chính phủ kêu gọi người dân báo cáo thông qua WhatsApp bất kỳ ai đốt chất thải và gây ô nhiễm Hay như Tổng công ty thành phố Navi Mumbai có năm quan chức chuyên giải quyết các vấn đề về quản lý chất thải mà người dân gửi đến họ thông qua ứng dụng Tương tự ở Goa, các quan chức thường xuyên nhận được khoảng sáu đơn khiếu nại mỗi tuần

Tuy nhiên, Một nghiên cứu từ Centre for Science and Environment (CSE) vào năm 2020, có trụ sở tại Delhi, phát hiện rằng có đến 3.159 núi rác nặng đến 800 triệu tấn rác trên khắp Ấn Độ Với lượng rác khổng lồ này, những nỗ lực như trên của Chính phủ vẫn còn nhỏ lẻ, chậm chạp và không hiệu quả Vì vậy, Ấn Độ đã có những chính sách mới nhằm khuyến khích sự tham gia tích cực, sâu rộng của phía tư nhân Trong đó có những sáng kiến tiềm năng liên quan đến ứng dụng các app di động vào phân loại, thu gom và tái chế rác thải Một số ví dụ điển hình được nhóm nghiên cứu tổng hợp trong bảng dưới đây:

STT Tên App Chức năng Năm ra đời

1 Hyperlokal App hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp thu gom phế liệu Với hộ gia đình, Hyperlokal giúp kết nối với các

“vựa” thu gom phế liệu gần nơi sinh sống để chuyển chất thải đến những nơi này Với các doanh nghiệp thu gom, hệ

2017 thống này kết nối đến những khách hàng lớn hơn, qua ứng dụng hậu cần (logistics) và một nền tảng cho phép quản lý rác thải ở tất cả các giai đoạn

App cho phép người dân tại Delhi bán bất kỳ rác tái chế nào bằng cách đặt lệnh bán trên app và lịch thu gom Sau đó, một đội của Pom Pom sẽ đến thu gom, cân rác bằng cân điện tử và thanh toán ngay Pom Pom gửi chất thải đến các công ty xử lý chất thải tương ứng để tái chế và tái sử dụng

3 Ecolekt Người dân được đặt lịch để thu gom rác thải điện tử và được giáo dục về mối nguy hại của việc vứt bỏ sai cách rác thải điện tử

4 Sellixo Thông qua ứng dụng này, người dân có thể bán chất thải rắn của mình như giấy, kim loại, nhựa,… và được trả tiền

Các đại lý thu mua phế thải cũng có thể mua thông qua app

5 Encashea App liên kết với các nhà thu mua phế liệu và niêm yết giá trên ứng dụng Đồng thời cung cấp dịch vụ tận nhà miễn phí ở một số khu vực nhất định của thành phố Bengaluru

Xe của họ đi khắp các khu vực này để thu gom phế liệu và chất thải và người dân có nhu cầu cần phải đặt lịch hẹn trước

Công dân có thể báo cáo các vấn đề về độ sạch của môi trường theo các danh mục khác nhau (nguồn nước, đất đai, không khí, các tòa nhà,…) trong app này và họ sẽ được cung cấp khung thời gian cụ thể để giải quyết vấn đề

App cho phép người dân có thể kết nối với những người khác để chung tay làm sạch một địa điểm cụ thể Hướng tới xây dựng ý thức chung tay bảo vệ môi trường của người dân

Bảng 3.3 Danh sách các app di động nổi bật trong phân loại và thu gom rác tại Ấn Độ

(Ngu ồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)

Qua từng năm, mặc dù có những app mới vẫn được phát triển theo mô hình cũ, ví dụ Hyperlokal và Pom Pom học theo mô hình kết nối người dân – vựa ve chai – cơ sở tái chế của Sellixo, nhưng điểm khác biệt lớn giữa các app là mức độ ứng dụng công nghệ Tận dụng thế mạnh về công nghệ thông tin, Ấn Độ đã đưa nhiều công nghệ hiện đại hơn vào các app thu gom để xây dựng nhiều tính năng hơn như: thiết lập bản đồ các điểm thu gom, tái chế lớn; theo dõi hành trình; truy xuất nguồn gốc; tối ưu tuyến đường vận chuyển;… Thay vì như trước, các app chỉ kết nối một cách giản đơn, tốn thời gian và tốn nhiều chi phí vận chuyển

GIẢ I PHÁP PHÁT TRI Ể N HO ẠT ĐỘ NG PHÂN LO Ạ I, THU

Giải pháp chung cải thiện môi trường cho hoạt động quản lý chất thải

Việc ứng dụng app di động vào phân loại và thu gom RSHTC ở Hà Nội nhìn chung còn khá mới mẻ, phần vì những app đi trước chưa tạo được ảnh hưởng nhất định, phần vì điều kiện môi trường như cơ sở vật chất, pháp luật, nhận thức của người dân và chính quyền địa phương, còn yếu

Bởi vậy, việc nhóm nghiên cứu sinh đề xuất một giải pháp app mới (được trình bày ở mục 4.2), trong đó mặc dù đã có nhiều cải tiến nhằm khắc phục những nhược điểm của các app trước đây, song vẫn khó có thể hiệu quả nếu môi trường vĩ mô, vi mô chưa đáp ứng kịp Vì vậy, ở mục 4.1 này, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản lý chất thải nói chung tại Hà Nội, từ đó tạo điều kiện cho việc ứng dụng hiệu quả các app di động trong phân loại và thu gom RSHTC sau này

4.1.1 Giải pháp kiến nghị với Nhànước và chính quyền địa phương

Vấn đề thu gom, tái chế chất thải rắn nói chung, nhựa nói riêng đã được các Bộ ngành Việt Nam nêu ra từ lâu nhưng cho đến nay kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn Để cải thiện được tình hình thu gom rác thải sinh hoạt hiện nay, Hà Nội có thể học tập từ các giải pháp đã thành công từ các quốc gia khác trên thế giới, về cả mô hình quản lý rác thải và quy định về quản lý rác thải. a Cải tiến và bổ sung các quy định về quản lý chất thải: Ở Đan Mạch, chính quyền các địa phương chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải Luật của Đan Mạch cấm đốt những chất thải có thể tái chế được Các địa phương có thể đổ chất thải có thể tái chế được ở những trung tâm tái chế, mà không phải trả lệ phí Tuy nhiên, họ sẽ bị phạt nặng nếu đưa chất thải có thể tái chế được vào lò đốt Đối với tổ chức quản lý nhà nước, phát triển thị trường dịch vụ chất thải sinh hoạt nên tập trung vào một đầu mối từ cấp Trung ương đến các địa phương

Theo đó, kiến nghị điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang

Bộ về quản lý chất thải sinh hoạt, giao Bộ TNMT là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về chất thải sinh hoạt, từ đó, làm cơ sở để thống nhất với các Sở/ngành quản lý nhà nước về chất thải sinh hoạt tại các địa phương Chính quyền các địa phương mang tính chủ trì trong thực hiện phân loại rác tại nguồn Cụ thể:

• Sớm ban hành những cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho mạng lưới thu gom phế liệu hoạt động, như bố trí diện tích đất các điểm thu gom, tập kết và phân loại phế liệu tại các địa phương, xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý nước thải, khí thải, trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn và giúp các cơ sở thu gom hoạt động hiệu quả

• Xử phạt những trường hợp vi phạm; khen thưởng, khuyến khích các trường hợp thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn

• Duy trì, giám sát hoạt động thực hiện phân loại rác tại nguồn

• Bố trí ngân sách thực hiện phân loại rác tại nguồn

• Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ môi trường Thành phố nói chung và hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải nói riêng

• Thông qua những công cụ tài chính như thuế, giá linh hoạt, vừa đảm bảo lợi ích kinh tế của các cá nhân, hộ gia đình tham gia trong lĩnh vực này, vừa có thể thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế rác b Chuẩn bị và kiểm nghiệm kỹ lưỡng các chính sách trước khi chính thức triển khai trên thực tế:

Học từ chính bất cập của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong việc chưa thực hiện được việc phân loại rác tại nguồn theo Luật Bảo vệ môi trường 2020

Về mô hình này, Hà Nội có thể học hỏi từ Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, việc thu phí xử lý chất thải theo khối lượng đã được áp dụng từ những năm thuộc thập niên 90 của thế kỷ XX Trước khi áp dụng thu phí xử lý chất thải theo khối lượng vào năm 1995, Hàn Quốc đã có giai đoạnchuẩn bị, nghiên cứu khả thi rất kỹ lưỡng từ các cơ quan chức năng và tổ chức các cuộc họp để thông báo cho người dân về chính sách mới này Hoạt động thí điểm đã được thực hiện vào năm

1994, một số quận ở Seoul đã thử nghiệm áp dụng việc thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng để xem liệu hệ thống này có hoạt động tốt hay không

Việc thu phí xử lý chất thải theo khối lượng được xác định là công cụ để phát triển thị trường thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải sinh hoạt Để việc thu phí xử lý chất thải theo khối lượng được thực hiện, đòi hỏi người dân phải mua một túi nhựa đặc biệt để đựng chất thải, nếu chất thải nhiều, bạn phải mua một túi nhựa lớn hơn với chi phí cao hơn, về cơ bản, nó cung cấp một động lực cho người dân để giảm phát sinh chất thải và thúc đẩy tái chế nhiều hơn Sự ra đời của việc thu phí xử lý chất thải theo khối lượng đã tạo ra 3 tác động rất quan trọng đối với việc quản lý chất thải:

(1) Thúc đẩy phân loại chất thải tại nguồn để giảm khối lượng chất thải trong túi rác, người dân phải phân loại rác thải, nếu chất thải là rác tái chế, họ sẽ bỏ vào thùng rác tái chế và được miễn phí; (2) Sau khi rác thải được phân loại đầu nguồn, lượng chất thải được gửi đến bãi rác đã giảm đáng kể, và quan trọng nhất là làm tăng tỷ lệ tái chế; (3) Để thúc đẩy tái chế, các chất thải có thể tái chế không yêu cầu sử dụng túi nhựa trả trước, người dân có thể loại bỏ các vật liệu tái chế miễn phí c Đầu tư vốn để phát triển cơ sở hạ tầng phân loại và thu gom rác thải: Ở Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải phức tạp hơn các quốc gia khác trên thế giới, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác tiến hành rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại.

Hệ thống phân loại rác của Nhật Bản tương đối phức tạp, mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn khác nhau Ví dụ, tại 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại rác riêng, tất cả rác có thể đốt cháy được yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dương, trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh,… đựng trong túi màu trắng Ở nơi công cộng, Chính phủ đặt nhiều thùng thu gom theo từng loại rác khác nhau trên đường phố và hầu hết số rác đó được tái chế Ở các khu dân cư, vấn đề rác thải được quản lý rất chi tiết và theo quy định riêng của mỗi khu phố Ở các ga tàu, thường thấy một dãy các thùng rác và trên mỗi thùng là chữ viết hoặc biểu tượng cho biết loại rác có thể vứt vào Thùng đựng rác có thể tái chế là loại thấy nhiều nhất, nhưng ở vài nơi cũng có loại thùng rác thông thường cho phép vứt cả nhựa có thể cháy và giấy bỏ đi Các cửa hàng tiện lợi cũng có nhiều loại thùng rác dành cho nhiều loại rác thải khác nhau và đây là lựa chọn tốt nhất Một lựa chọn khác để xử lý rác giống như hầu hết người Nhật bản địa là mang về nhà để có thể xử lý chính xác nhất

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa thể đầu tư hệ thống phân loại rác thải sinh hoạt hiện đại, vì liên quan đến nguồn lực tài chính và cần phải xem xét sự đồng bộ về công nghệ thu gom, vận chuyển so với hệ thống phân loại Nhưng kinh nghiệm từ các mô hình phân loại rác thải sinh hoạt vừa nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy sự thành công của hoạt động này và Hà Nội nên từng bước triển khai, nhưng phải triển khai song song với các giải pháp về quy định, công nghệ, nhân lực và giáo dục người dân. d Xây dựng hình thức phân loại và thu gom phù hợp với từng địa phương:

Tăng cường công tác phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn theo hướng: phân chia địa bàn các huyện thành nhiều vùng khác nhau để áp dụng các phương thức phân loại, thu gom phù hợp với công nghệ xử lý; kết hợp với việc phân loại tinh tại các trạm trung chuyển nhằm tăng hiệu quả xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt, giảm tỷ lệ chất thải phải vận chuyển đi chôn lấp, xử lý Đối với những loại rác, phế liệu mà các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân không thể xử lý hay những rác thải ở khu vực công công, chính quyền địa phương có trách nhiệm yêu cầu các công ty môi trường tham gia xử lý

Đề xuất giải pháp cụ thể - App Gimme

4.2.1 Tổng quan giải pháp app Gimme

Dựa vào những phân tích tổng quan về hoạt động thu hồi rác thải nói chung và hoạt động thu hồi rác tái chế nói riêng ở Hà Nội; đồng thời, dựa trên nền tảng các app thu hồi rác thải đã có, đặc biệt là mGreen, nhóm xin đề xuất một giải pháp mới, đó là

App GIMME - một ứng dụng trên điện thoại di động nhằm phân loại, thu gom rác với những tính năng được cải tiến và tối ưu hơn những giải pháp đi trước Cụ thể:

• Đối tượng thu hồi: Rác thải tái chế

• Hoạt động chính: Phân loại, thu gom rác thải tái chế

• Chủ thể tham gia tương tác với app: người tiêu dùng; người thu gom phế liệu tự do

(người ve chai); nhà bán lẻ (tạp hóa, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi; các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống)

• Định hướng tổng thể cho các tính năng của app:

- Ứng dụng AR để tạo trải nghiệm phân loại rác kiểu mới

- Phát triển nhiều hình thức thu gom để tạo sự thuận tiện cho người bán phế liệu và huy động được nguồn rác tái chế nhiều nhất có thể

- Sử dụng Big Data để lưu trữ thông tin về mạng lưới thu gom rộng lớn

- Sử dụng AI để tối ưu hành trình thugom và nhận biết các thông tin nhanh chóng.

Hình 4.1 Giao diện app Gimme (Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự thiết kế)

4.2.2 Chi tiết các tính năng của App

4.2.2.1 Tính năng Scan phân loại rác bằng công nghệ AR Filters

Như phần thực trạng nhóm đã nêu về tình hình phân loại rác của người dân Hà Nội, đến nay vẫn có rất nhiều người dân không phân biệt thế nào là rác tái chế và rác không thể tái chế Cộng thêm phương thức hướng dẫn phân loại bằng biển quảng cáo, banner và infographic rất hạn chế thông tin Vì vậy, app Gimme đã triển khai tính năng phân loại rác thải sinh hoạt bằng công nghệ AR Filter

AR là công nghệ sử dụng camera của thiết bị để nhận diện hình ảnh, mặt phẳng, chiều sâu trong không gian thực, từ đó xuất hiện những hình ảnh 3D hiển thị ngay trong không gian thực của chúng ta, giúp con người có thêm thông tin hoặc những trò chơi ngoài đời thực Riêng công nghệ AR Filter là những hiệu ứng và các đối tượng ảo được thiết kế đồ họa và thêm vào môi trường xung quanh mà chúng ta nhìn thấy khi sử dụng camera để chụp/quét a Cách hoạt động

Người dùng sẽ quét hình ảnh của các loại rác như: chai lọ, các loại giấy, pin, thủy tinh , sau đó hệ thống sẽ nhận diện và hiện lên tất cả những thông tin có liên quan về rác thải đó dưới dạng các filter, bao gồm 4 loại filter là:

* Filter 1: Rác thải đó thuộc loại rác nào: rác tái chế, rác không tái chế

* Filter 2: Rác thải đó phát thải ra bao nhiêu lượng CO2nếu thải bỏ ra môi trường

* Filter 3: Rác thải đó mất bao nhiêu lâu để phân hủynếu thải ra môi trường

* Filter 4: Chỉdẫn phân loại: để ở đâu, cảnh báo nguy hiểm,…

Hình 4.2 Tính năng Scan phân loại rác thải bằng công nghệ AR Filter

(Ảnh minh họa - Nguồn: Internet) b L ợ i í ch c ủa tính năng

Hình thức phân loại rác bằng cách scan trên điện thoại, sử dụng công nghệ AR có phần hiện đại, mới mẻ, nhanh gọn và thu hút người dùng hơn, thay vì các Infographic hướng dẫn phân loại truyền thống như trước đây

Tính năng này giúp người tiêu dùng có thể nhận biết nhiều thông tin về một loại rác thải chỉ qua một lần scan Từ đó xây dựng cho người dùng nhận thức đúng đắn về việc phân loại rác, mức độ nguy hiểm của nó khi thải ra môi trường, và hình thành trong họ thói quen phân loại rác thải tại nguồn

4.2.2.2 Tính năng thu gom - tích điểm Gpoint

* Tổng quan mạng lưới thu gom của app Gimme:

Hình 4.3 M ạng lướ i thu gom rác th ả i SHTC c ủ a app Gimme

(Ngu ồ n: Nhóm nghiên c ứ u t ự xây d ự ng )

Gpoint là điểm thưởng người dùng có được sau mỗi lần bán rác tái chế Chức năng của Gpoint là đổi điểm, lấy e-voucher từ các đối tác bán hàng trên Gimme: Người dùng sẽ dùng các e-voucher này để mua hàng giảm giá, hoặc đổi quà tại các đối tác đang bán hàng trên Gimme ở nhiều lĩnh vực như ăn uống, mua sắm, giáo dục, tiêu dùng a Đặ t bán rác trên app - tích điể m Gpoint t ận nơi

B1: Đặt lịch bán rác tái chế trên ứng dụng Gimme

Khi người dân dùng tính năng scan rác, đã phân loại và tích trữ được 1 lượng rác tái chế đủ lớn (>3kg) và muốn bán chúng đi Họ chỉ cần truy cập vào ứng dụng Gimme, vào mục đặt lịch Trong mục này sẽ có các nội dung như:

• Bạn muốn bán những loại rác gì: nhựa, thủy tinh không vỡ, giấy

• Số lượng rác tái chế của bạn là bao nhiêu?

B2: Người thu mua ve chai nhận được đơn hàng sẽ đến nơi gom rác theo đúng thời gian và địa điểm người bán đăng ký trên app

B3: Người thu gom đồng nát tiến hành kiểm tra hàng, xác nhận lại các thông tin người bán đã đăng ký trên app trước đó (xem loại rác và số lượng rác đã đúng hay chưa)

B4: Hai bên tiến hành thanh toán dựa trên bảng giá đã được quy định sẵn trên Gimme (Bảng giá được cập nhật thường xuyên theo giá thu mua trên thị trường)

B5: Nếu hàng đúng, người thu mua ve chai ấn nút xác nhận nhận hàng, Gpoint sẽ tự động được cộng vào tài khoản của người bán Nếu hàng không đúng miêu tả của người bán, người ve chai sẽ ghi chú lại để hệ thống tính toán điểm Gpoint phù hợp cho người bán

Nếu chờđợi có người rao mua đồng nát như trước kia, người dân sẽ phải tích một số lượng lớn rác ở trong nhà, gây mất vệ sinh, mỹ quan và chiếm diện tích không gian Chưa kể đến trường hợp, khi bà đồng nát đi qua, người dân lại không có ở nhà Và khi không thể bán phế liệu, người dân sẽ buộc phải vứt bỏ rác tái chế chung với rác hữu cơ ở các thùng rác/ điểm thu gom rác, gây khó khăn cho công tác phân loại, thu gom và tái chế về sau

Do đó, Gimme tạo cho người dân sự chủ động, thuận tiện khi không cần phải phụ thuộc vào lịch đi rao của bà đồng nát Giúp tiết kiệm không gian và vệ sinh trong nhà khi đổi, bán rác đúng lúc b Thu gom - tích điể m Gpoint t ạ i nhà bán l ẻ

Gimme có chức năng liên kết với các nhà bán lẻ bao gồm tạp hóa, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống để thu gom lại rác tái chế của một số mặt hàng và có tiêu chí nhất định Cụ thể:

Kế hoạch triển khai app Gimme trong 5 năm (2024-2028)

4.3.1 Mục tiêu phát triển app Gimme

- Trở thành ứng dụng phân loại và thu gom rác phổ biến nhất tại Hà Nội với 4 – 5 triệu người dùng, bao gồm cả người dân, người thu gom và vựa phế liệu (xấp xỉ 50 – 60 % dân số Hà Nội)

- Phát triển 200.000 đối tác ưu đãi, liên kết với điểm Gpoint của app Gimme trên địa bàn Hà Nội trong tất cảcác lĩnh vực: Ẩm thực, mua sắm, du lịch, giáo dục, sức khỏe,…

- Hợp tác với chính quyền thành phố Hà Nội để thành lập các hợp tác xã ve chai, tiến tới hợp thức hóa khu vực phi chính thức

4.3.2 Kế hoạch triển khai app Gimme trên thị trường

B ả ng 4.2 K ế ho ạ ch tri ể n khai app Gimme trên th ị trường (năm 2024 -2028)

(Ngu ồ n: Nhóm nghiên c ứ u t ự xây d ự ng) Đội ngũ sáng lập của dự án cần dành ít nhất 2 năm (2022, 2023) để làm việc với các bên liên quan, nhằm thực hiện được tương đối các mục tiêu đã đề ra ở mục 4.1, từ đó tạo môi trường đủ điều kiện để có thể triển khai app

Từ năm 2024 – 2028, app sẽ bắt đầu được triển khai theo Bảng 4.2

STT Loại chi phí Chi phí ước tính

1 Chi phí thiết kế app 250 triệu

2 Chi phí nhân sự 2.5 tỷ

4 Chi phí vận hành 500 triệu

5 Chi phí nâng cấp, bảo trì app 82 triệu

B ả ng 4.3 Chi phí d ự ki ến cho 12 tháng đầ u phát tri ể n app Gimme (T4/2022 – T4/2023)

(Ngu ồ n: Nhóm nghiên c ứ u t ự xây d ự ng)

Bảng dự trù trên chỉ mang tính chất tham khảo, trên thực tế có thể sai khác Ở bảng trên có một số vấn đề chú thích riêng như sau: a Chi phí thi ế t k ế app

Giá 250 triệu được tham khảo tại Website của công ty LetDiv [1] dành cho Hybrid app, loại ứng dụng On-Demand, mất 5-7 tháng để hoàn thành b Chi phí nhân s ự

Vị trí công việc được nhóm nghiên cứu đề xuất dựa theo Bảng…, mức lương TB được tham khảo tại Vietnamsalary (Thuộc Career Builder) Từ đó, nhóm có được chi phí phân tách như Bảng…

STT Vị trí tuyển dụng Sốlượng

3 Nhân viên quản lý dự án (*)

4 Nhân viên truyền thông – marketing

5 Nhân viên phát triển đối tác (*)

8 Tình nguyện viên cho các chiến dịch

Chi phí hỗ trợ(đăng bài trên các trang tuyển dụng, đào tạo, phỏng vấn…) x 15

B ả ng 4.4 Chi ti ế t chi phí tuy ể n d ụ ng nhân s ự cho app Gimme

(Ngu ồ n: Nhóm nghiên c ứ u t ự xây d ự ng)

Trong đó, các vị trí có dấu (*) là các công việc yêu cầu ứng viên phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm c Chi phí khác

Chi phí khác bao gồm các chi phí liên quan đến cơ sở vật chất (văn phòng, máy tính, bàn ghế, điều hòa, máy in,…); phần mềm quản lý doanh nghiệp; đãi ngộ khác ngoài lương (thưởng, hỗ trợ hiếu hỉ)…

STT Nguồn doanh thu Doanh thu dự kiến Chú thích

1 Phí kết nối các đối tác thu gom (người ve chai, vựa phế liệu)

160 triệu Miễn phí trong 6 tháng đầu

2 Phí bán hàng trên app từ các đối tác NBL 50 triệu Bao gồm phí cố định, phí dịch vụ, phí giao dịch

3 Kêu gọi vốn đầu tư 5 tỷ Kêu gọi từ cộng đồng, công ty, tổ chức vì cộng đồng,…

B ả ng 4.5 D ự ki ến doanh thu trong 12 tháng đầ u phát tri ể n app Gimme Để xây dựng bảng 4.5, nhóm đã đặt ra một số giả thiết như sau: a V ớ i phí k ế t n ối các đố i tác thu gom

- Phí kết nối người ve chai – người dân: 2% giá mua ve chai (Thu người ve chai)

- Phí kết nối người ve chai – vựa phế liệu: 3% giá mua ve chai (Thu vựa phế liệu)

- Một giao dịch giữa người ve chai và người dân có giá TB = 20.000đ; một tháng có

- Một giao dịch giữa người ve chai và vựa phế liệu có giá TB = 150.000đ; một tháng có TB 400 giao dịch b Phí bán hàng trên app t ừ các đố i tác NBL

Các loại phí này được nhóm tham khảo từ mức phí áp dụng với người bán hàng trên Shopee, từ đó đặt được giả thiết sau:

- Phí cố định: 1% / ĐH thành công

- Phí dịch vụ: 5% / ĐH thành công

- Phí giao dịch: 2% / ĐH thành công

- Trong vòng 12 tháng đầu, app có được 50 đối tác NBL, mỗi NBL có 10 sản phẩm

- Mỗi tháng app bán được 200 sản phẩm, trong đó có:

Nhìn vào thực tế từ các app đi trước và những tính năng nhóm nghiên cứu đã xây dựng cho app Gimme, có thể thấy app sẽ gặp phải nhiều khó khăn từ khâu tiếp cận người dùng, xây dựng mạng lưới thu gom, vốn hoạt động, vấn đề thanh toán và bảo mật, cải tiến và cập nhật để giữ chân người dùng,… Tuy nhiên, có 3 rủi ro mà nhóm đánh giá là dễ xảy ra nhất và tác động của chúng đến sự tồn tại, phát triển của app là cao nhất Cụ thể: a Rủi ro 1: Không xây dựng được mạng lưới thu gom đủ lớn

Lực lượng thu gom chủ lực của app Gimme là những người thu mua ve chai tự do Tuy nhiên thực tế, việc kết nối và tập hợp lực lượng này không dễ dàng bởi nhiều nguyên nhân như: (1) Tính chất phân tán, nhỏ lẻ của họ; (2) Người ve chai không có smartphone; (3) Họ lo ngại việc phải trả phí và bị quản lý; (4) Họ lo ngại việc phải tuân hành một bảng giá mua bán cố định, không được đàm phán tự do với người dân;…

Phương hướng giải quyết rủi ro này bao gồm:

• Coi trọng và đầu tư hơn cho các hợp tác xã ve chai

• Hợp tác với các đối tác cung cấp smartphone để mua số lượng lớn và cung cấp cho những người ve chai

• Nếu không tập hợp được lượng người ve chai đủ lớn, có thể thiết lập các điểm thu gom tại các nơi đông dân cư như trường học, các nhà dân còn diện tích dư,… b Rủi ro 2: Không thu hút được vốn đầu tư

Ngoài vốn chủ sở hữu, Gimme cần một lượng lớn vốn đầu tư để duy trì hoạt động Nhưng việc thu hút đầu tư là không dễ dàng do 2 nguyên nhân chính: (1) Nhà đầu tư nghi ngờ về tính khả thi của app Gimme khi trước đó những mô hình tương tự không quá thành công; (2) Lĩnh vực về môi trường chưa phải lĩnh vực được quan tâm hàng đầu tại một nước đang phát triển như Việt Nam

Phương hướng giải quyết rủi ro này bao gồm:

• Chứng minh Gimme đã có những cải tiến gì vượt trội so với những dự án trước đó

• Tìm nhà đầu tư phù hợp, theo đó, họ là các doanh nghiệp: Quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, logistics ngược, muốn gây dựng hình ảnh xanh; Khả năng tài chính lớn => Ví dụ như các doanh nghiệp thuộc Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (TH, Nestle, Coca-cola,…) c Rủi ro 3: Không có được sự hưởng ứng của người dân

Mặc dù các dự án phân loại trước đây từng được người dân ủng hộ nhưng đó chỉ là một lượng người dân nhỏ ở các quận trung tâm thành phố, còn các khu vực khác, người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác tại nguồn và ít được tiếp xúc với các mô hình phân loại này Rủi ro này có thể xảy ra khi: (1) Những người dân từng trải nghiệm mô hình app như Gimme không còn mặn mà với ý tưởng này, Họ lo ngại dự án chỉ nổi lên một thời gian rồi sẽ chết, giống như các chương trình và hoạt động phân loại rác thải trước đây; (2) Những người dân chưa từng hoặc rất ít khi phân loại rác lại sợ phí thời gian, phí công sức, không muốn chi tiền để mua các công cụ phân loại tại nguồn; (3) Sự hời hợt của chính quyền địa phương cũng có thể khiến người dân không tiếp cận được thông tin về app, cũng như không được giáo dục, hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

Bởi vậy, nhóm đề xuất một số phương hướng để phòng ngừa và khắc phục rủi ro này như sau:

• Làm việc chặt chẽ trước với chính quyền địa phương, đảm bảo người dân được phổ cập kiến thức đầy đủ về phân loại và thu gom rác thải Đặc biệt nhấn mạnh về Luật phân loại rác tại nguồn có hiệu lực từ 1/1/2022

• Cung cấp sọt rác miễn phí cho người dân

• Thực hiện các chiến dịch marketing trên đa nền tảng, đặc biệt là Tik Tok để tạo ra trend phân loại tại nguồn

• Hợp tác với các đối tác có lượng người dùng lớn như Shopee (ví dụ: đổi điểm Gpoint lấy voucher Shopee,…)

Rác thải sinh hoạt đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của Việt Nam Là một đất nước đang phát triển, chúng ta thường quan tâm đến lợi nhuận, đến những tòa nhà chọc trời, đến mức GDP cao mà quên đi những gì ta đã làm với môi trường sống Phải đến khi sống chung với nguồn nước bẩn, với khói bụi, với mùi rác dọc khắp các con đường, Việt Nam mới đẩy mạnh các giải pháp bảo vệ môi trường Đồng thời, dưới sức ép của thị trường hướng đến tiêu dùng xanh, các doanh nghiệp cũng bắt đầu đầu tư chuỗi cung ứng khép kín, sản xuất các bao bì có thể tái chế và tăng cường thu gom bao bì từ khách hàng Đối với Hà Nội nói riêng, mặc dù lượng người quan tâm đến phân loại, thu gom và tái chế rác đã gia tăng, nhưng các hoạt động này vẫn diễn ra rất nhỏ lẻ, manh mún và không hiệu quả chưa cao Giải pháp app Gimme sẽ góp phần đơn giản hóa hoạt động phân loại tại nguồn, kết nối hiệu quả giữa bên cần bán rác với bên cần mua rác tái chế; hướng tới cải thiện ý thức của xã hội về phân loại, thu hồi và tái chế rác thải sinh hoạt – đây là gốc rễ của mọi giải pháp bảo vệ môi trường; góp phần xây dựng một nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w