Do đó các doanh nghiệp muốn cạnh tranh thắng để tồn tại trên thị trường không còn ảnh hưởng nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để tăng uy tín của doanh nghiệp trê
Trang 1KHOA
ooo0ooo
Đề tài:
Phân tích tầm quan trọng của
quản trị chất lượng của các danh nghiệp
Việt Nam trong giai đoạn hiện tại
GVHD: Cô Hồ Anh
Lớp 13CĐ_CK3
Nhóm số 9
Trang 2Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, nhiều
cơ hội mới đã mở ra cho sự phát triển kinh tế nước nhà, đặc biệt là sự phát
triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước Song hành cùng với cơ
hội đó là những thách thức vô cùng lớn
Xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và xu hướng hội
nhập của các nền kinh tế quốc gia và khu vực đã đặt các doanh nghiệp
trước nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp nước ngoài
Chính sách cạnh tranh về giá sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao khi mà
đời sống của người dân tăng lên, lúc đó họ sẵn sàng trả giá cao để có được
sản phẩm có chất lượng cao Do vậy trong tương lai các doanh nghiệp sẽ áp
dụng hình thức cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch
vụ là chủ yếu Do đó các doanh nghiệp muốn cạnh tranh thắng để tồn tại
trên thị trường không còn ảnh hưởng nào khác là phải nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ để tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, việc
này chỉ có được thực hiện nếu như doanh nghiệp áp dụng tốt các hệ thống
quản lý chất lượng vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình.Chính vì ý
nghĩa thiết thực và vai trò quan trọng của đề tài đối với sự tồn tại của doanh
nghiệp mà nhóm số 9 đi vào nghiên cứu đề tài “Tầm quan trọng của việc
áp dụng phương pháp quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp Việt
Nam trong giai đoạn hiện tại” làm đề tài chính cho tiểu luận Quản trị chất
lượng của mình. Bài viết này được chia làm ba phần chính với nội dung như
sau:
-PHẦN MỞ ĐẦU: Khái quát tình hình hiện nay.
-PHẦN NỘI DUNG: Đưa ra những yếu tố dẫn đến thành công.
-PHẦN KẾT LUẬN: Tóm tắt.
Trang 3TÊN THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Phân Công Trong Nhóm
Phần Mở đầu I, Tên thành viên
Phần Nội dung I, Phần ý tưởng
Phần Nội dung II
Phần Nội dung I, Lời ngỏ
Phần Mở đầu II
Phần kết luận
Phần Nội dung II
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 4
Trang 5
Đề tài: Phân tích tầm quan trọng của
quản trị chất lượng trong các doanh
nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.
PHẦN Ý TƯỞNG
1.Lý do chọn đề tài.
Với nền kinh tế đất nước đang trong công cuộc đổi mới, một nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần cùng quá trình mở cửa kinh tế và sự phát triển
không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và xu thế hội nhập
khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế, sự cạnh tranh sản phẩm trên thị trường
sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối
đầu với những thử thách to lớn: sức ép của hàng ngoại nhập, sức ép của
người tiêu dùng cả trong và ngoài nước Một môi trường kinh doanh đầy
mới mẻ đem lại những cơ hội và cũng như những thách thức cho doanh
nghiệp Việt Nam Những thị trường quan trọng như: Châu Âu, Mỹ, Nhật
Bản lại hết sức nghiêm ngặt về quy trình, thủ tục kiểm tra tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm Vì vậy, vấn đề quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp
Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là vô cùng quan trọng và cấp bách, trở
thành ưu tiên hang đầu trong các doanh nghiệp
Vì thế nhóm chúng em đã chọn đề tài này để nghiên cứu để chúng
em hiểu thêm do đâu mà “Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành
một nhân tố cơ bản để quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định
sự tồn tại, thương vong trong từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự
Trang 6thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung” Và từ đó
chúng em có thể áp dụng vào thực tiễn sau này khi chúng em ra trường
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Từ những yêu cầu cấp thiết của xã hội.
3.Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu cơ bản
4.Xác định khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu: trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: tầm quan trọng của quản trị chất lượng.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong các doanh
nghiệpViệt Nam
6 Phạm vi nghiên cứu.
Trong các doanh nghiệp Việt Nam
Thời gian nghiên cứu là 2 tuần
7 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu qua tài liệu
Phương pháp chuyên gia
Trang 79.Kế hoạch nghiên cứu
Người phối hợp
Sản phẩm mong đợi
Việt Nam trong
giai đoạn hiện
tại”
08/11/2013-10/11/2013
Đề tàinghiêncứu
4 Kiểm tra kết
quả nghiên cứu
(thực nghiệm)
11/11/2013-13/11/2013
THÀNHCÔNG
Trang 85 Viết báo cáo
chính thức
14/11/2013-17/11/2013
I Tổng quan về các phương pháp quản lý chất lượng trong
các doanh nghiệp hiện tại ở Việt Nam
Hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp rất rộng và bao gồm
nhiều bộ quản lý chất lượng khác nhau
Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 được thông qua lần đầu tiên vào năm
1987 (ISO 9000:1987), đến năm 2000 bộ tiêu chuẩn này đã được sửa đổi
bổ xung lần thứ ba với ký hiệu ISO 9000:2000 Đây là sự thay đổi về chất
đối với bộ tiêu chuẩn này, đó chính là sự thay đổi khái niệm “đảm bảo chất
lượng” bằng “quản lý chất lượng” Khái niệm “quản lý chất lượng” không
chỉ dành cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ,
mà còn cho tất cả các tổ chức khác như tổ chức sự nghiệp: Nhà trường,
bệnh viện, viện nghiên cứu…và cả các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ
chức chính trị Nghĩa là có thể áp dụng cho tất cả những tổ chức nào muốn
nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày
càng tăng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của mình Khái niệm sản
Trang 9phẩm ở đây theo đó cũng hết sức rộng: Kết quả của một quá trình hoạt
động của con người Đây cũng là hệ quả tất yếu quá trình quản lý chất
lượng của thế giới trước tác động của quá trình toàn cầu hóa nói chung và
tự do hóa thương mại đang ngày càng sâu rộng Các phương thức và công
cụ quản lý chất lượng cơ bản bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection) với mục tiêu để sàng lọc các sản
phẩm không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu, có chất lượng kém ra khỏi
các sản phẩm phù hợp, đáp ứng yêu cầu, có chất lượng tốt Mục đích là chỉ
có sản phẩm đảm bảo yêu cầu đến tay khách hàng
- Kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC) với mục tiêu ngăn ngừa
việc tạo ra, sản xuất ra các sản phẩm khuyết tật Để làm được điều này,
phải kiểm soát các yếu tố như con người, phương pháp sản xuất, tạo ra sản
phẩm (như dây truyền công nghệ), các đầu vào (như nguyên, nhiên vật
liệu…), công cụ sản xuất (như trang thiết bị công nghệ) và yếu tố môi
trường (như địa điểm sản xuất)
- Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control – TQC) với mục
tiêu kiểm soát tất cả các quá trình tác động đến chất lượng kể cả các quá
trình xảy ra trước và sau quá trình sản xuất sản phẩm, như khảo sát thị
trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng; và lưu
kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau khi bán hàng
- Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management – TQM) với
mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng
ở mức tốt nhất có thể Phương pháp này cung cấp một hệ thống toàn diện
cho hoạt động quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất
lượng và huy động sự tham gia của tất cả các cấp, của mọi người nhằm đạt
được mục tiêu chất lượng đã đặt ra
Trang 10Sự liệt kê các phương pháp quản lý chất lượng nêu trên cũng phản ảnh sự
phát triển của hoạt động quản lý chất lượng trên phạm vi thế giới diễn ra
trong hàng thế kỷ qua, thông qua sự thay đổi tư duy của các nhà quản lý
chất lượng trong tiến trình phát triển kinh tế, thương mại, khoa học và công
nghệ của thế giới
Ngoài các bộ tiêu chuẩn của ISO về hệ thống quản lý chất lượng
(ISO 9001), nhiều các hệ thống khác cũng đang được các doanh nghiệp
Việt Nam xem xét áp dụng, như ISO 14001 – hệ thống quản lý môi trường,
HACCP – Hệ thống Phân tích các nguy cơ và Kiểm soát các điểm trọng yếu
trong lĩnh vực nông sản thực phẩm, GMP – Quy chế thực hành sản xuất tốt
trong lĩnh vực dược và thực phẩm, OHSAS 18001 – Hệ thống quản lý an
toàn và sức khỏe nghề nghiệp, SA 8000 Hệ thống trách nhiệm xã hội và các
hệ thống quản lý chất lượng tích hợp hoặc đặc thù như ISO 22000 Hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm (food chain), ISO/TS 29001 Công nghiệp dầu
khí và hóa dầu – Hệ thống quản lý chất lượng trong các ngành công nghiệp
đặc thù- yêu cầu đối với các tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ
Mục tiêu của các phương pháp quản lý chất lượng
Mục tiêu của các phương pháp quản lý chất lượng là cải tiến chất
lượng sản phẩm và nâng cao sự thoả mãn khách hàng ở mức tốt nhất Đặc
điểm nổi bật của nó là cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản
lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự
tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề
ra
Trang 11PHẦN NỘI DUNG
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP QUẢN
TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN TẠI
I. Khái niệm, nhiệm vụ, chức năng của phương pháp quản lý chất
lượng
a. Khái niệm
Cũng giống như khái niệm về chất lượng sản phẩm, hiện nay có rất
nhiều định nghĩa khác nhau quản trị chất lượng tuy nhiên, những định
nghĩa này có nhiều điểm tương đồng và phản ánh được bản chất của quản
trị chất lượng
Quan niệm chung nhất, khá toàn diện và được chấp nhận rộng rãi
hiện nay do tổ chức tiêu chuẩn chất lượng thế giới đưa ra như sau: “quản trị
chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản trị chung
nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện
chúng bằng phương tiện như lập kế hoạch, điều kiện chất lượng, đảm bảo
chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệt thống chất
lượng”
Có thể hiểu quản trị chất lượng là việc ấn định mục tiêu, đề ra nhiệm
vụ và tìm con đường đạt tới, giải quyết nó một cách có hiệu quả nhất Mục
tiêu của quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp là đảm bảo chất lượng
sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chi phí tối ưu Đó chính là sự kết hợp
giữa nâng cao những đặc tính kinh tế, kỹ thuật hữu ích của sản phẩm đồng
thời giảm lãng phí và khai thác mọi tiềm năng để mở rộng thi trường
Trang 12b Bản chất
Thực chất của quản trị chất lượng là một tập hợp các hoạt động của
chức năng quản trị như hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điểu chỉnh Đó là
một hoạt động tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật và xã hội Chỉ khi nào toàn bộ
các yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ và tổ chức được xem xét đầy đủ trong
mối quan hệ thống nhất ràng buộc với nhau trong hệ thống chất lượng mới
có cơ sở để nói rằng chất lượng sàn phẩm sẽ được đảm bảo
Quản trị chất lượng phải được thực hiện thông qua một cơ chế nhất
định bao gồm hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đặc trưng về kinh tế kỹ thuật
biểu thị mức độ thỏa mãn về nhu cầu thị trường, một hệ thống tổ chức điều
kiện về hệ thống chính sách khuyến khích phát triển chất lượng chất lượng
được duy trì đánh giá thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê
trong quản trị chất lượng
Quan niệm hiện nay về quản trị chất lượng cho rằng vấn đề chất lượn
sản phẩm được đặt ra là giải quyết trong toàn bộ hệ thống bao gồm tất cả
các khâu, các quá trình từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo, phân phối và tiêu
dùng sản phẩm Quản trị chất lượng là một quá trình liên tục mang tính hệ
thống thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường bên
ngoài
c Nhiệm vụ quản lý chất lượng.
Nhiệm vụ của quản lý chất lượng là xây dựng hệ thống đảm bảo chất
lượng trong các doanh nghiệp Trong đó có:
− Nhiệm vụ đầu tiên là: xác định cho được yêu cầu chất lượng phải
đạt tới ở từng giai đoạn nhất định Tức là phải xác định được sự
Trang 13thống nhất giữa thỏa mãn nhu cầu về thị trường với những điều
kiện môi trường kinh doanh cụ thể
− Nhiệm vụ thứ hai là: quy trình chất lượng sản phẩm bao gồm toàn
bộ những biện pháp, phương pháp nhằm đảm bảo những tiêu
chuẩn đã được quy định trong hệ thống
− Nhiệm vụ thứ ba là: cải tiến chất lượng sản phẩm Nhiệm vụ này
bao gồm quá trình tìm kiếm, phát hiện, đưa ra tiêu chuẩn mới cao
hơn hoặc đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của khách hàng Trên cơ
sở đánh giá, liên tục cải tiến những quy định, tiêu chuẩn cũ để
hoàn thiện lại, tiêu chuẩn hóa tiếp khi đó chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao
Quản trị chất lượng phải được thực hiện ở mọi cấp, mọi khâu, mọi
quá trình Nó vừa có ý nghĩa chiến lược và mang tính tác nghiệp, ở cấp cao
nhất của doanh nghiệp thực hiện quản trị chất lượng các phân xưởng và
các bộ phận thực hiện quản trị tác nghiệp chất lượng và từng nơi l;àm việc
của mỗi người lao động thực hiện quá trình quản trị chất lượng tất cả các
bộ phận, các cấp đều có trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích trong
quản trị chất lượng của doanh nghiệp
d Các chức năng quản trị chất lượng trong doanh nghiệp.
* Hoạch định chất lượng
Đây là giai đoạn đầu tiên của quản trị chất lượng hoạch định chất
lượng chính xác, đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo vì
tất cả chúng đều phụ thuộc vào kế hoạch Đây được coi là chức năng quan
trọng nhất cần được ưu tiên hàng đầu hiện nay
Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu, phương tiện,
nguồn lực, và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm
Hoạch định chất lượng tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn
Trang 14các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn góp phần giảm chi phí cho chất
lượng; nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp cho các công ty chủ động thâm
nhập và mở rộng thị trường đồng thời còn tạo ra được một sự chuyển biến
căn bản về phương pháp quản trị chất lượng ở các doanh nghiệp
Nội dung chủ yếu của hoạch định chất lượng sản phẩm
− Xác lập những mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất
Thực chất đây là một quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp
thông qua các hoạt động, những phương tiện, kỹ thuật, phương pháp cụ thể
nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cần kề hoạch Tổ chức
thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các kế hoạch chất lượng
thành hiện thực
Mục đích, yêu cầu đặt ra với các hoạt động triển khai:
− Đảm bảo rằng mọi người có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch,
nhận thức một cách đầy đủ mục tiêu và sự cần thiết của chúng
− Giải thích cho mọi người biết chính xác các nhiệm vụ, kế hoạch
chất lượng cụ thể cần thiết phải thực hiện
− Tổ chức những chương trình đào tạo và giáo dục, cung cấp những
kiến thức, kinh nghiệm cần thiết đối với vie6tc thực hiện kế
hoạch
− Cung cấp đầy đủ các nguồn lực ở những nơi và lúc cần thiết kể cả
những phương tiện kỹ thuật dùng để kiểm soát chất lượng
Trang 15*Kiểm tra.
Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu nhập, phát hiện và
đánh giá những trục trặc, khuyết tật của quá trình của sản phẩm và dịch vụ
được tiến hành trong mọi khâu xuyên suốt đời sống của sản phẩm
Mục đích kiểm tra không chỉ tập trung vào việc phát hiện các sản
phẩm hỏng, loại cái tốt ra khỏi cái xấu mà là phát hiện những trục trặc
khuyết tật đó để tìm những biện pháp ngăn chặn kịp thời
Những nhiệm vụ chủ yếu của kiểm soát chất lượng là:
− Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mực độ chất
lượng đạt được trong thực tế của doanh nghiệp
− So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện cái sai lệch
đó trên các phương diện về kinh tế, kỹ thuật, xã hội
− Phân tích các thông tin về chất lượng làm cơ sờ cho cải tiến và
khuyến khích cải tiến chất lượng
− Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch
đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu ban đầu hoặc thay đổi
theo dự kiến
− Thông thường hiện nay có hai loại kiểm tra: kiểm tra thường kỳ
hàng tháng hoặc kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối kỳ cùng vào
cuối năm kinh doanh
* Hoạt động điều chỉnh và cải tiến
Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho các hoạt động của hệ thống
doanh nghiệp có khả năng thực hiện được các tiêu chuẩn chất lượng đề ra
đồng thời cũng là hoạt động đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tình
hình mới nhằm giảm giần khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và
thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở mức cao hơn
Các bước công việc chủ yếu là:
Trang 16− Xác định đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng từ đó xây dựng các
dự án cải tiến chất lượng
− Cung cấp nguồn lực cần thiết như tài chính, kỹ thuật lao động
− Động viên, đào tạo và khuyến khích quá trình thực hiện và dự án
cải tiến chất lượng
Khi cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu chất lượng thực chất đó
chính là quá trình cải tiến chất lượng cho phù hợp với điều kiện và môi
trường kinh doanh mới của doanh nghiệp Quá trình cải tiến được thực hiện
theo các bước sau
− Thay đổi quá trình nhằm giảm quyết tật
− Thực hiện công nghệ mới
− Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm
Trang 17II. Nội dung, phương pháp quản lý chất lượng đã sử dụng ở
các doanh nghiệp nước ta.
cấp
Trong thời kỳ này, các doanh nghiệp nước ta chủ yếu là các doanh
nghiệp quốc doanh và hợp tác xã Hoạt động quản lý chất lượng trong thời
kỳ này chịu sự chi phối của cơ chế kế hoạch hóa tập trung Quản lý chất
lượng của các daonh nghiệp được tiến hành trên tinh thần của quyết định
159/TTg về công tác quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hóa
a. Nội dung quản lýNội dung quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp là cụ thể hóa
các chỉ tiêu pháp lệnh về chất lượng của mình thành các kế hoạch sản xuất
sau đó áp đặt xuống các phân xưởng Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về ý
nghĩa của chất lượng sản phẩm nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, tư
tưởng của người lao động Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản
phẩm Thành lập các phòng KCS trong các doanh nghiệp Cuối cùng là xây
dựng và đăng ký các tiêu chuẩn chất lượng
b. Phương pháp quản lýPhương pháp quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam
thời kỳ này là sử dụng các mệnh lệnh hành chính và kết hợp phương pháp
tuyên truyền giáo dục
c. Kết quả của nội dung và phương pháp quản lý Nội dung và phương pháp quản lý trên dẫn đến tình trạng thực tế
trong các doanh nghiệp sau:
• Cơ quan chỉ đạo của các doanh nghiệp thường chỉ nêu lên yêu
cầu mong muốn, có khi áp đặt về chất lượng nhưng thường
Trang 18không đầu tư thích đáng, không tạo được những yêu cầu về mặt
kỹ thuật tương ứng để có thể giải quyết những vấn đề tồn tại của
chất lượng
• Người lãnh đạo các doanh nghiệp chỉ đạo cho cán bộ kỹ thuật
hoặc bộ phận kiểm tra chất lượng tiến hành công tác quản lý chất
lượng vớ tinh thần được đến đâu hay đến đó, ít quan tâm chỉ đạo
công tác
• Công tác đăng lý chất lượng đã phát huy tốt tác dụng ban đầu
nhưng do thiếu thường xuyên cải tiến nên ngày càng kém hiệu
quả
Mặt khác trong điều kiện nền sản xuất lạc hậu, sản xuất không đủ đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng Vấn đề chính của sản xuất là đáp ứng được số
lượng còn chất lượng chưa được đưa lên hàng đầu Người sản xuất và
người tiêu dùng không có mối liên hệ chật chẽ với nhau Người sản xuất
không phải chịu trách nhiệm cho sản phẩm mình sản xuất ra cũng như
không hưởng được những lợi ích tương xứng khi sản xuất ra những sản
phẩm tốt Chủ nghĩa bình quân đó đã triệt tiêu động lực cần thiết để cải tiến
nâng cao chất lượng sản phẩm
Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm như trên dẫn tới kết quả là tình
trạng suy giảm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa một cách phổ biến và
trầm trọng vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 Hàng hóa có
giá thành cao, mặt hàng đơn điệu, nghèo nàn về chủng loại, thô kém về
hình thức mẫu mã Chất lượng lại thường xuyên biến động Người tiêu
dùng thiếu tin tưởng vào hàng hóa trong nước Thực trạng này là một trong
những nguyên nhân làm nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng cuối
thập kỷ 80