1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

Chủ đề tết trung thu trong trường mầm non

9 3,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

Trẻ phân biệt và kết nhóm lồng đèn có cùng chất liệu, màu sắc và kích thước, cùng nhóm con vật hoặc không phải... Biết sắp xếp các lồng đèn to – nhỏ. Biết sắp xếp tranh theo thứ tự và kể lại nội dung truyện qua tranh. Phát triển tư duy, óc quan sát, trí tưởng tượng và ngôn ngữ cho trẻ.

Trang 1

CHỦ ĐỀ: TẾT TRUNG THU

ĐỀ TÀI:

- Trẻ phân biệt và kết nhóm lồng đèn có cùng chất liệu, màu sắc và kích thước, cùng nhóm con vật hoặc không phải

- Biết sắp xếp các lồng đèn to – nhỏ

- Biết sắp xếp tranh theo thứ tự và kể lại nội dung truyện qua tranh

- Phát triển tư duy, óc quan sát, trí tưởng tượng và ngôn ngữ cho trẻ

II CHUẨN BỊ:

- Các loại lồng đèn

- Tranh minh họa truyện “ Sự tích đêm trung thu ”

III TIẾN HÀNH:

Hoạt động 1 : TC: “ AI NÓI ĐÚNG? ”

- Cho trẻ quan sát lớp xem hôm nay có gì lạ?

- Trẻ chọn và lấy lồng đèn của mình

- Cho trẻ cầm lồng đèn và chơi tự do với lồng đèn theo ý thích

- Cho trẻ kết nhóm lồng đèn có cùng loại:

• Nhóm lồng đèn hình con vật

• Nhóm không phải

• Hoặc nhóm có cùng màu sắc, kích thước to – nhỏ

Hoạt động 2:

Cho trẻ đi rước đèn xung quanh lớp theo nhóm trẻ vừa kết ( cô mở nhạc bài “ Chiếc đèn ông sao ” cho trẻ vừa đi vừa hát hoặc nhún nhảy theo nhạc )

Hoạt động 3 : TC: “ AI ĐOÁN ĐÚNG? ”

- Cho trẻ sắp xếp tranh theo thứ tự và đoán xem đây là truyện gì?

- Yêu cầu trẻ xem tranh và kể lại truyện “ Sự tích đêm trung thu ”

Trang 2

CHỦ ĐỀ: NOEL

ĐỀ TÀI:

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết được những đặïc điểm của cây thông ( hình dạng, kích thước, màu sắc của cây thông)

- Trẻ biết xếp tương ứng 1 - 1, đặt chồng các khối tam giác lại với nhau để tạo thành cây thông

- Phát triển óc quan sát, rèn luyện sự khéo léo cho trẻ

II CHUẨN BỊ:

- Một số cây thông có kích thước khác nhau

- Một số nguyên vật liệu

- Một số khối hình tam giác

- Một số khối hình bình hành có kích thước khác nhau

III TIẾN HÀNH:

Hoạt động 1 : BÉ BIẾT GÌ VỀ CÂY THÔNG?

- Tổ chức cho trẻ quan sát các cây thông trong lớp

- Trẻ trò chuyện với nhau về các cây thông đó ( đặc điểm, kích thước )

- Cô yêu cầu trẻ xếp cây thông theo quy luật: 1 cây cao – 1 cây thấp

Hoạt động 2 : LÀM ĐẸP CÂY THÔNG.

- Tổ chức cho trẻ trang trí cây thông theo nhóm

- Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để trang trí cây thông

Hoạt động 3 : BIẾN TẤU CỦA CÂY THÔNG.

- Cô hỏi trẻ có cách làm nào khác để tạo ra cây thông?

- Cô đưa ra các khối hình, trẻ quan sát và làm gì với các khối hình đó.

- Cô gợi ý trẻ tạo ra cây thông bằng cách xếp chồng các khối hình.

Trang 3

CHỦ ĐỀ : NGÀY 20-11 ĐỀ TÀI:

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết dùng ngón tay để chấm màu nước trang trí áo cho cô giáo

- Trẻ biết so sánh giữa áo thật và áo giấy, biết chất liệu của áo được may từ đâu

- Phát triển óc quan sát, tư duy, óc sáng tạo

II CHUẨN BỊ:

- Màu nước, một số mẫu áo bằng giấy cho trẻ chấm

- Áo dài

- Áo giấy

III TIẾN HÀNH:

Hoạt động 1 : TC “ KỂ TÊN ÁO CỦA CÔ GIÁO ”

- Cho trẻ kể các loại áo mà cô mặc

- Cho trẻ quan sát áo dài, trẻ nêu nhận xét về các loại hoa văn trên áo

- Cho trẻ quan sát áo cắt từ giấy, trẻ so sánh giữa áo giấy và áo thật, điểm giống và khác nhau

- Làm thế nào để cho áo đẹp ( cô hướng trẻ dùng màu nước để chấm trang trí áo )

Hoạt động 2 : TRANG TRÍ ÁO CHO CÔ.

- Cho trẻ vào bàn và thực hiện chấm màu theo sự sáng tạo và ý thích của trẻ

Hoạt động 3 : PHÂN LOẠI ÁO CỦA CÔ.

- Cho trẻ treo sản phẩm theo nhóm.

- Nhóm chấm bi.

- Nhóm vẽ hoa văn.

- Nhóm tô màu.

Trang 4

CHỦ ĐỀ: TẾT TRUNG THU

ĐỀ TÀI:

IV MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết sắp xếp tranh theo thứ tự và biết kể lại nội dung truyện qua tranh

- Biết chú ý nghe cô kể và dự đoán nội dung truyện

- Biết cắt dán tranh, ảnh để làm tranh truyện

- Phát triển óc quan sát, ngôn ngữ, luyện cơ tay, ngón tay cho trẻ

II CHUẨN BỊ:

- Tranh truyện “ Lau mặt trăng ” cho cô và trẻ

- Tranh ảnh sưu tầm từ sách báo, tạp chí về các hoạt động của lễ hội trung thu

III TIẾN HÀNH:

NHÓM ”.

- Yêu cầu các nhóm sắp xếp tranh theo thứ tự ( theo ý thích và có sự thỏa thuận của nhóm )

- Cô hướng dẫn, gợi ý để trẻ quan sát tranh

- Trẻ tập kể chuyện theo trình tự tranh mà trẻ đã sắp xếp

Hoạt động 2:

Cô sắp xếp trình tự truyện “ Lau mặt trăng ” và kể lại ( có lúc cô dừng lại cho trẻ đoán hoặc đặt câu hỏi để trẻ trả lời tiếp theo câu chuyện )

Hoạt động 3: TC: “ AI HAY NHẤT? ”

Cho trẻ cắt dán tranh ảnh từ các sách báo để dán thành câu chuyện theo ý thích và kể tưởng tượng theo các tranh

Trang 5

CHỦ ĐỀ: NOEL ĐỀ TÀI:

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết tên gọi của các loại đồ trang trí Noel

- Biết phân nhóm qua kích thước, màu sắc, hình dạng

- Biết cách trang trí cho cây thông

- Phát triển óc quan sát, rèn luyện sự khéo léo cho trẻ

II CHUẨN BỊ:

- Các đồ trang trí cho cây thông

- Cây thông, dây kim tuyến, đèn

III TIẾN HÀNH:

Hoạt động 1 : “ SIÊU THỊ HÀNG HÓA ”

- Cho trẻ đi siêu thị chọn mua các đồ trang trí Noel mà trẻ thích

- Cô và trẻ trò chuyện, gọi tên các đồ dùng mà trẻ đã chọn và nói về màu sắc, kích thước, hình dạng của các đồ dùng đó

Hoạt động 2 : KẾT NHÓM.

- Cho trẻ kết nhóm theo đặc điểm, hình dạng, màu sắc, kích thước của đồ trang trí

- Yêu cầu trẻ so sánh số lượng nhiều, ít của các nhóm

Hoạt động 3 : TRANG TRÍ CÂY THÔNG.

- Cho trẻ tự chọn treo các đồ trang trí lên cây thông theo ý thích của mình.

Trang 6

CHỦ ĐỀ: TẾT TRUNG THU ĐỀ TÀI:

- Trẻ biết hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát

- Trẻ biết các hoạt động của Tết Trung Thu: Tết Trung Thu là rằm Tháng Tám, là ngày tết dành cho thiếu nhi, ngày Tết Trung Thu có bánh, lồng đèn, chú Cuội, chị Hằng,

- Trẻ biết dùng ngôn ngữ diễn đạt, mô tả về ngày Tết Trung Thu

II CHUẨN BỊ:

- Mỗi trẻ một lồng đèn nhỏ

- Màu nước, giấy, hồ dán cho trẻ; cùng các vật liệu phụ

- Bài hát “ Tết Trung Thu ”, một số hình ảnh về các hoạt động của lễ hội Trung Thu

III TIẾN HÀNH:

Hoạt động 1 : TC: “ AI TINH MẮT? ”

- Cho trẻ quan sát tranh, ảnh các hoạt động của Tết Trung Thu

- Cho trẻ kể lại những hiểu biết của trẻ về Tết Trung Thu

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về hoạt động và phong tục của ngày Tết Trung Thu:

•Trung Thu là lễ hội của trẻ em, được tổ chức vào ngày rằm Tháng Tám

• Phong tục của Tết Trung Thu: ăn bánh, phá cỗ, rước đèn, có chị Hằng, chú Cuội

Hoạt động 2:

Cô mở nhạc bài “ Tết Trung Thu ” cho trẻ hát và vận động tự do theo nhịp bài hát

Hoạt động 3 : TC: “ XEM TAY AI KHÉO? ”

Chia trẻ thành bốn nhóm, trẻ tự do bàn bạc trang trí lồng đèn để tổ chức lễ hội Trung Thu

Trang 7

CHỦ ĐỀ: NGÀY 20-11 ĐỀ TÀI:

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết cách đập bóng, tung bóng, lăn bóng qua cổng

- Biết chơi với bóng một cách tự do, hứng thú

- Biết lắng nghe và thực hiện theo tiếng gõ của cô

- Phát triển cơ tay, chân, phát triển tai nghe cho trẻ

II CHUẨN BỊ:

- Bóng cho mỗi trẻ, cổng chui

- Nhạc

- Trống

III TIẾN HÀNH:

Hoạt động 1 : CHƠI TỰ DO VỚI BÓNG

Cô cho trẻ tự do lấy bóng và chơi với bóng theo ý thích của trẻ

Hoạt động 2 : CHƠI BÓNG CÙNG CÔ.

- Yêu cầu trẻ xoay bóng bằng tay, nghiêng đầu, lắc người đưa bóng lên xuống theo nhạc

- Cho trẻ tung bóng, đập bóng tự do, cô nhắc trẻ nhớ bắt bóng lại

- Cho trẻ lấy cổng xếp thành hàng ngang và lăn bóng qua cổng Yêu cầu trẻ cất bóng và dẹp cổng chui

- Cô yêu cầu trẻ lắng nghe tiếng trống của cô Cô gõ chậm trẻ nhấc chân lên xuống chậm, cô gõ nhanh trẻ thực hiện nhanh

Hoạt động 3 : THỰC HIỆN THEO CÔ.

- Cho trẻ thả lỏng tay chân tự do và xoa bóp người cùng cô.

Trang 8

CHỦ ĐỀ: TẾT TRUNG THU ĐỀ TÀI:

- Trẻ biết quan sát và thảo luận với nhau cách trang trí lồng đèn sao cho đẹp hơn

- Trẻ biết nói lên cảm xúc của mình về ngày Tết Trung Thu

- Hát và vận động nhịp nhàng bài “ Đêm trung thu ”, cảm nhận nhịp điệu vui tươi của bài “ Chiếc đèn ông sao ”

- Phát triển óc quan sát, tai nghe cho trẻ; nhanh nhẹn khi tham gia các hoạt động

II CHUẨN BỊ:

- Đàn, nhạc cụ gõ đệm

- 1 số lồng đèn trẻ đã trang trí

- Băng đĩa về lễ hội Tết Trung Thu

III TIẾN HÀNH:

Hoạt động 1:

- Cho trẻ xem đĩa hình một số hoạt động diễn ra trong ngày Tết Trung Thu

- Xem một số lồng đèn trẻ đã trang trí trong lớp Trẻ tự do bàn luận, trao đổi với nhau

Hoạt động 2:

- Cho trẻ nói lên cảm xúc của mình về ngày Tết Trung Thu

- Cô mở nhạc bài “ Đêm trung thu ” cho trẻ nghe và hát cùng nhau Cô chú ý trẻ hát đúng nhịp, đúng cao độ

- Cho trẻ hát kết hợp vận động tự do theo nhạc bài hát ( trẻ chọn nhạc cụ hoặc không chọn )

- Yêu cầu trẻ chọn lồng đèn Sau đó cho trẻ tự phân nhóm, phân loại lồng đèn:

• Nhóm có lồng đèn hình con vật thì qua bên tay trái của cô

• Nhóm có lồng đèn hình khác thì qua bên tay phải của cô

Hoạt động 3:

- Tổ chức cho trẻ đi rước đèn, cô mở nhạc bài “ Chiếc đèn ông sao ” ( có lời ) cho trẻ nghe, yêu cầu trẻ đi theo nhóm:

• nhóm lồng đèn hình con vật đi trước

• nhóm có hình khác đi sau

- Hoặc yêu cầu trẻ:

• Nghe câu đầu của bài hát thì nhóm có lồng đèn khác đi

• Đến câu thứ hai thì nhóm kia đi

Trang 9

CHỦ ĐỀ: NGÀY 20-11 ĐỀ TÀI:

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết ý nghĩa ngày lễ 20-11

- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với cô nhân ngày 20-11

- Luyện cơ ngón tay, bàn tay, sự khéo léo cho trẻ

- Biết dùng các nguyên vật liệu để trang trí tô màu, dán bông hoa

II CHUẨN BỊ:

- Giấy bút màu, vật liệu để dán, tô màu, dán bông hoa

- Băng hình về các hoạt động của ngày 20-11 cho trẻ xem

III TIẾN HÀNH:

Hoạt động 1: CÙNG NHAU THẢO LUẬN.

- Cho trẻ xem băng hình các hoạt động trong ngày 20-11

- Trẻ tự do quan sát, trao đổi, đàm thoại và nêu lên nhận xét theo sự hiểu biết của mình

- Cô gợi ý cho trẻ biết trong tháng 11 có ngày Nhà Giáo Việt Nam

- Trẻ thể hiện tình cảm của mình đối với cô giáo trong ngày 20-11

Hoạt động 2 : XEM AI KHÉO HƠN?

- Cho trẻ chọn các nguyện vật liệu để trang trí: dán hoa, tô màu theo từng khu vực: tô màu bó hoa, xé dán khảm, trang trí thiệp

- Trẻ tự do chọn vào bàn thực hiện

Hoạt động 3 : PHÂN LOẠI SẢN PHẨM.

- Cho trẻ phân loại tranh theo nhóm.

- Nhóm tô màu.

- Nhóm dán.

- Nhóm làm thiệp.

Ngày đăng: 11/06/2016, 13:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w