Xu thế hội nhập đã tạo nhiều thuận lợi để nước ta phát triển, nhưng bên cạnh những thuận lợi ấy cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn mà chúng ta gặp phải như : Mức sống của người dân còn thấp, chỉ trên 640 USD người năm. So với thế giới, mức thu nhập đó là rất thấp. Thêm vào đó, các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam ngày càng nhiều. Để thu hút lao động có trình độ, họ không ngại đưa ra chính sách tiền lương hấp dẫn. Gây khó khăn không nhỏ cho chính sách lao động của các doanh nghiệp trong nước. Mức thu nhập thấp cũng một là nguyên nhân gây nên vấn đề chảy máu chất xám những năm vừa qua, là vấn đề khá đau đầu với Đảng và Nhà nước Việt Nam. Để khắc phục tình trạng đó, Đảng và nhà nước ta đã và đang đưa ra nhiều chính sách đổi mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biết là về lĩnh vực tiền lương tiền công, một trong những công cụ kinh tế cực kỳ quan trọng và vô cùng nhạy cảm trong đời sống kinh tế chính trị và xã hội của bất cứ một quốc gia nào. Đồng thời, tiền lương cũng là một trong những vấn đề cực kỳ phức tạp trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Chính vì vậy, sự cần thiêt của việc nghiên cứu tiền lương nhất là về tiền lương tối thiểu phải luôn luôn được xã hội quan tâm trao đổi thường xuyên và liên tục .Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực, em đã được học về một số vấn đề liên quan tới tiền lương, đăc biêt là đã nhận thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của tiền lương tối thiểu vấn đề quan trọng bậc nhất đối với đời sống người lao động Việt Nam.
Trang 1BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CS 2)
HỌ VÀ TÊN : LÊ THỊ VÂN
LỚP : ĐH10NL1
TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ TIỀN LƯƠNG
TỐI THIỂU ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ
NĂM 2005 TỚI NAY.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12/2015
Trang 2Mục lục
PHẦN 1 : PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 1
PHẦN 2 : NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CẦN NGHIÊN CỨU 2
1.1 Một số khái niệm về tiền lương và tiền lương tối thiểu 2
1.1.1 Tiền lương 2
1.1.2 Tiền lương tối thiểu 3
1.2 Bản chất của tiền lương tối thiểu 5
1.3 Vai trò của tiền lương tối thiểu 5
1.4 Phân loại tiền lương tối thiểu 7
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG 9
2.1 Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 tới nay 9
2.2 Tác động của tiền lương tối thiểu tới đời sống người lao động 16
2.3 Tiền lương tối thiểu còn khoảng cách khá xa với mức sống của người lao động 18
2.4 Tiền lương tối thiểu không đủ sống là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc đình công của người lao động 21
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 24
PHẦN 3 : KẾT LUẬN 25
Tài liệu tham khảo 26
Phụ lục 27
Từ viết tắt
TLTT : Tiền lương tối thiểu
NLĐ : Người lao động
Cty : Công ty
LĐTBXH : Lao Động thương binh – Xã hội
LĐLĐVN : Liên đoàn Lao động Việt Nam.
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
DN : Doanh nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
CP : Chính phủ
Trang 4PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế giới đang ngày một phát triển nhanh như vũ bão,xu thế thế giới là hội nhập toàn cầu, là một nước đang trong thời kỳ phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế ấy Thời thế hội nhập tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Nền kinh tế những năm qua không ngừng tăng trưởng nhanh và rất nhanh, tốc độ tăng trưởng khá cao, vượt chỉ tiêu đề ra rất nhiều Bên cạnh đó, trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước cũng không ngừng tăng nhanh, bắt kịp với khoa họcthế giới
Xu thế hội nhập đã tạo nhiều thuận lợi để nước ta phát triển, nhưng bên cạnh những thuận lợi ấy cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn mà chúng ta gặp phải như : Mức sống của người dân còn thấp, chỉ trên 640 USD/ người/ năm So với thế giới, mức thu nhập đó là rất thấp Thêm vào đó, các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam ngày càng nhiều Đểthu hút lao động có trình độ, họ không ngại đưa ra chính sách tiền lương hấp dẫn Gây khó khăn không nhỏ cho chính sách lao động của các doanh nghiệp trong nước Mức thu nhập thấp cũng một là nguyên nhân gây nên vấn đề chảy máu chất xám những năm vừa qua, là vấn đề khá đau đầu với Đảng và Nhà nước Việt Nam
Để khắc phục tình trạng đó, Đảng và nhà nước ta đã và đang đưa ra nhiều chính sách đổi mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biết là về lĩnh vực tiền lương tiền công, một trong những công cụ kinh tế cực kỳ quan trọng và vô cùng nhạy cảm trong đời sống kinh tế - chính trị và
xã hội của bất cứ một quốc gia nào Đồng thời, tiền lương cũng là một trong những vấn đề cực kỳ phức tạp trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn Chính vì vậy, sự cần thiêt của việc nghiên cứu tiền lương nhất là về tiền lương tối thiểu phải luôn luôn được xã hội quan tâm trao đổi thường xuyên và liên tục
Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực, em đã được học về một số vấn đề liên quan tới tiền lương, đăc biêt là đã nhận thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của tiền lương tối thiểu - vấn đề quan trọng bậc nhất đối với đời sống người lao động Việt Nam
Với những lý do trên, em đã chọn đề tài “Thực trạng và tác động của tiền lương tối thiệu đối với đời sống người dân Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 tới nay” làm đề tài
nghiên cứu của mình Trong quá trình tìm hiểu do nhận thức còn yếu và tài liệu còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, rất mong sự chỉ bảo của thầy
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhận diện tiền lương và tiền lương tối thiểu
Hiểu được bản chất, vai trò,các loại tiền lương tối thiểu
Thực trạng tiền lương tối thiểu ở Việt Nam
Tác động của tiền lương tối thiểu tới đời sống người lao động Việt nam
Đưa ra một số giải pháp
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ năm 2005 tới nay
Phạm vi không gian: ở Việt Nam
Phạm vi nội dung: Thực trạng và tác động của tiền lương tối thiểu tới đời sống người lao động
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trang 5PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CẦN NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm về tiền lương và tiền lương tối thiểu
1.1.1 Tiền lương
Tiền lương có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội, nó luôn gắn với người lao động là nguồn sống chủ yếu của người lao động và gia đình họ Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động của người lao động đồng thời cũng là công cụ, phương tiện cho người sử dụng lao động dùng để kích thích người lao động nâng cao năng lực làm việc của mình, phát huy khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế Bên cạnh đó, tiền lương còn có tác động tích cực đến quản
lý kinh tế, quản lý lao động, kích thích sản xuất
Tiền lương không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của các chính sách xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội Có thể xem xét khái niệm tiền lương dưới nhiều góc độ
Mặt khác, tiền lương phải bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao động, là điều kiện để người hưởng lương hoà nhập vào đời sống xã hội
Dưới góc độ pháp lý
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO ) thì: “Tiền lương là sự trả công và sự thu nhập, bất luận tên gọi, cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động trả 5 cho người lao động theo một hợp đồng lao động
Trang 6viết hay bằng miệng, cho một công việc đã được thực hiện hay sẽ phải làm.”( Xem: Điều 1
Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương.)
Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng
và hiệu quả công việc Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối
thiểu do Nhà nước quy định.”(Xem: Điều 55 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung 2006)
Tóm lại, dưới góc độ pháp lý, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, điềukiện lao động thực tế của người lao động theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thoả thuận hợp pháp của hai bên trong hợp đồng lao động
1.1.2 Tiền lương tối thiểu
Trong cuộc sống, con người có những nhu cầu tối thiểu cần được đáp ứng là: ăn, ở, mặc, nhu cầu bảo vệ sức khoẻ và duy trì giống nòi Ngoài ra còn có những nhu cầu xã hội khác như: học tập, giải trí, giao tiếp, đi lại… Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà nhu cầu của mỗi cá nhân có sự khác nhau Tuy nhiên, để có thể duy trì cuộc sống thì con người cần phải có đủ điều kiện sinh hoạt ở mức tối thiểu, hay nói cách khác đấy là mức sống tối thiểu của mỗi người ở mỗi thời kỳ khác nhau, mức sống tối thiểu lại khác nhau Mức sống tối thiểu là mức độ thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của người lao động bao gồm cơ cấu chủng loại các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động giản đơn Mức sống tốithiểu của người lao động có liên quan chặt chẽ tới tiền lương tối thiểu, và nó được đảm bảo thông qua tiền lương tối thiểu và các phúc lợi công cộng
Vậy tiền lương tối thiểu là gì?
Trước hết có thể hiểu: tiền lương tối thiểu chính là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm duy trì cuộc sống tối thiểu cho bản thân và gia đình người lao động đó Mức lương tối thiểu chính là mức lương nền móng được pháp luật quy định và bắt buộc các người sử dụng lao động phải thực hiện Các hành vi trả lương
cho người lao động cho dù là thoả thuận của hai bên mà thấp hơn mức lương tối thiểu sẽ bị
coi là bất hợp pháp và phải chịu một chế tài tương ứng
Theo quy định của Tổ chức lao động quốc tế, thì “Các mức lương tối thiểu được ấn định là bắt buộc với người sử dụng lao động và những người lao động hữu quan, mức lươngtối thiểu đó không thể bị hạ thấp bởi những người sử dụng lao động và những người lao động hữu quan dù là thoả thuận cá nhân hay bằng hợp đồng tập thể, trừ phi các nhà chức
trách có thẩm quyền cho phép chung hoặc cho phép đặc biệt.”( Xem: Điều 3 Công ước số
26 năm 1930 về tiền lương tối thiểu.)
“Lương tối thiểu có hiệu lực pháp luật không thể bị hạ thấp, nếu không áp dụng sẽ bị chế tài thích đáng, bao gồm cả những chế tài lịch sử hoặc những chế tài khác với những
người chịu trách nhiệm.”( Xem: Khoản 1 Điều 2 Công ước số 131 Năm 1972 về ấn định đặc
biệt đối với các nước đang phát triển)
Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam : “Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt bảo đảm cho người làm công việc giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao
động khác.”( Xem: Điều 56 Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung ngày 02/04/2002)
Nói tóm lại, tiền lương tối thiểu được hiểu là số tiền nhất định trả cho người lao động tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong điều kiện lao động bình thường Số tiền đó đảm bảo nhu cầu sinh hoạt ở mức tối thiểu cần thiết cho bản thân và gia đình người lao động
Trang 7Từ khái niệm về tiền lương tối thiểu, ta thấy tiền lương tối thiểu có những đặc điểm sau:
Tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất
Tiền lương tối thiểu được xác định theo công việc, yêu cầu trình độ lao động giản đơn nhất, nghĩa là “trình độ không qua đào tạo.” Điều đó được hiểu là người lao động chỉ yêu cầu trình độ lao động ở mức giản đơn nhất, lao động chân tay, chưa cần qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, không đòi hỏi về tính chất kỹ thuật phức tạp mà không phụ thuộc vào khả
năng lao động thực tế của người lao động đó.(Xem: Phần I Thông tư số 13 /2003/TT-
BLĐTB-XH.)
Tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng
nhất diễn ra trong điều kiện bình thường Năng suất lao động, sức khoẻ người lao động và
cường độ lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Cường độ lao động trực tiếp ảnh hưởngtới năng suất lao động và quyết định sức khoẻ người lao động Trong thực tế, hiện nay chưa
có quy định cụ thể nào về cường độ lao động khi xác định tiền lương tối thiểu Việc hiểu
“cường độ lao động nhẹ nhàng nhất” còn rất chung chung và trừu tượng
Không những tiền lương tối thiểu được xác định tương ứng với “cường độ lao động nhẹ nhàng nhất mà nó còn được xác định căn cứ điều kiện lao động, điều kiện lao động bìnhthường” Điều kiện lao động được hiểu căn cứ vào tổ chức công việc, ngành nghề, điều kiện
tự nhiên và điều kiện xã hội Điều kiện lao động bình thường chính là điều kiện lao động của một công việc không có tính chất khó nhọc trong môi trường tự nhiên bình thường và điều kiện xã hội ổn định nhất
Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết
Mục đích của lao động là nhằm đảm bảo nhu cầu tồn tại của bản thân và gia đình của người lao động Đó là nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu về vật chất và tinh thần để tồn tại và làm việc
Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động dưới sự tác động của các quy luật cung cầu trong nền kinh tế Mục đích của tiền lương nhằm bù đắp hao phí sức lao động thông quaviệc thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của con người: ăn, ở, mặc, học tập, sức khoẻ và những nhu cầu khác Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu chỉ đáp ứng nhu cầu của người lao động và người thân của họ ở mức tối thiểu cần thiết, nên những nhu cầu về an ninh, vệ sinh, đóng góp xã hội … không nằm trong cơ cấu tiền lương
-Tuy nhiên, qua từng thời kỳ, nhu cầu tối thiểu của bản thân và gia đình người lao động
là khác nhau, phụ thuộc vào mức sống chung của từng địa phương và giá cả sinh hoạt của thị trường và bản chất của những nhu cầu ấy cũng đang thay đổi theo điều kiện xã hội Nếu trước đây, nhu cầu cao nhất của 8 con người là ăn uống thì ngày nay, chi tiêu ăn uống thay vào đó là nhu cầu học tập, giao tiếp xã hội…
Như vậy, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo phát triển đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu thiết yếu để có thể duy trì cuộc sống và tái sản xuất sức lao động của bản thân người lao động và một phần cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình họ
Tiền lương tối thiểu phải tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá thấp nhất Nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động và gia đình họ cần được
xác định căn cứ vào giá cả tư liệu sinh hoạt thực tế của thị trường, nhưng phải xác định giá
cả tư liệu sinh hoạt như thế nào để hợp lý ở mỗi vùng khác nhau, mức giá sinh hoạt khác nhau Có nơi mức giá cao, cũng có nơi mức giá thấp Nếu lấy giá ở vùng thấp làm chuẩn mực để tính lương tối thiểu thì e rằng sẽ không đảm bảo nhu cầu của người lao động, đồng thời hạn chế hoạt động và hiệu quả của các doanh nghiệp Đồng thời nó cũng ảnh hưởng
Trang 8đến tổng cầu hàng hoá, giảm sức mua của dân cư, giảm khả năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp, đến giảm giá cả và nhất là làm cho nhu cầu cần thiết của người lao động và gia đình họ ở các vùng có giá cả sinh hoạt cao hơn sẽ không được đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng tái sản xuất sức lao động của người lao động.
Nhưng nếu lấy giá ở vùng cao làm chuẩn để tính tiền lương tối thiểu thì có tác dụng kích thích tăng cầu về hàng hoá, dịch vụ, khuyến khích phát triển sản xuất Nhưng nó lại là nguyên nhân tăng gánh năng trả lương cho người sử dụng lao động, cho Nhà nước, mà điều
1.2 Bản chất của tiền lương tối thiểu
Tiền lương trong sản xuất kinh doanh là yếu tố được tính vào chi phí sản xuất Nó phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường, giá cả sinh hoạt, tập quán tiêu dùng
và hiệu quả kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp
Về bản chất, tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động, thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người thuê mướn, sử dụng sức lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung -cầu Trong đó giá trị sức lao động là toàn bộ những chi phí về ăn, ở, đi lại, nhằm bù đắp mộtlượng nhất định những hao phí sức lao động: cơ bắp, trí tuệ, thần kinh, để duy trì sức khoẻ của bản thân người lao động trong trạng thái bình thường và tái sản xuất sức lao động cả về lượng và chất
Tiền lương tối thiểu là một bộ phận cấu thành tiền lương Về bản chất tiền lương tối thiểu là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động Tuy nhiên giá cảsức lao động ở đây được hiểu là giá cả thấp nhất của hàng hoá sức lao động Tiền lương tối thiểu không chỉ được áp dụng cho lao động giản đơn mà là khung pháp lý quan trọng do Nhà nước quy định, mang tính chất bắt buộc người sử dụng lao động phải trả thấp nhất là bằng chứ không được thấp hơn mức Nhà nước ấn định Tiền lương tối thiểu được quy định phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ nhằm bảo vệ người lao động Như vậy tiền lương tối thiểu không phụ thuộc sự thoả thuận của hai bên trong quan hệ lao động mà được quyết định bởi quyền lực nhà nước, tuy nhiên Nhà nước luôn khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng mức lương tối thiểu cho người lao động cao hơn mức Nhà nước quy định.Giá trị sức lao động được coi là cơ sở tính tiền lương tối thiểu bao gồm những chi phí cần thiết để duy trì sức khỏe và đảm bảo tái sản xuất sức lao động ở mức tối thiểu Nghĩa là tiền lương tối thiểu chỉ đáp ứng cho giá trị sức lao động có trình độ giản đơn nhất trong điềukiện lao động bình thường với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất Nó không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu cuộc 10 sống của người lao động và gia đình họ, mà chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống nhằm tái sản xuất sức lao động giản đơn và một phần tái sản xuất sức lao động mở rộng
1.3 Vai trò của tiền lương tối thiểu
Việc quy định tiền lương tối thiểu là cơ sở để xác định tiền lương thực tế của người laođộng được người sử dụng lao động trả cho dựa trên từng tính chất công việc, điều kiện laođộng nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểu cho con người khi tham gia quan hệ lao động Đồngthời tiền lương tối thiểu cũng góp phần điều hoà quyền lợi của các bên trong quan hệ lao
Trang 9động Tiền lương tối thiểu còn có tác động lớn đến điều kiện kinh tế - xã hội, đến cung, cầu,tình trạng lạm phát và quá trình công nghiệp hoá đất nước
Tiền lương tối thiểu có vị trí và vai trò rất quan trọng Hiện nay, chế độ tiền lương baogồm các nội dung cơ bản: tiền lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương, các chế độ phụcấp lương, chế độ tiền thưởng Trong đó tiền lương tối thiểu có vị trí đặc biệt, nó là mức
“sàn”, là cơ sở để xác định các nội dung khác trong chế độ tiền lương Vị trí đặc biệt quantrọng của tiền lương tối thiểu được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, tiền lương tối thiểu là cơ sở để Nhà nước và người sử dụng lao động xácđịnh các thang, bảng lương phù hợp với đơn vị mình
Thứ hai, tiền lương tối thiểu là cơ sở để tính toán các khoản phụ cấp và thưởng trả chongười lao động
Thứ ba, tiền lương tối thiểu là cơ sở để thực hiện một số chế độ bảo hiểm xã hội và chế
độ ưu đãi xã hội đối với người có công
Tiền lương tối thiểu có vai trò rất quan trọng, cụ thể:
Tiền lương tối thiểu là sự đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước đối với người laođộng trong mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động, đảm bảo đời sống tối thiểucho họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế
Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ người lao động khi tham gia quan hệ lao động, Nhànước quy định tiền lương tối thiểu như là một sự đảm bảo về mặt pháp lý đối với người laođộng
Trong quan hệ lao động, người lao động phải bỏ ra một lượng sức lực nhất định để tạo
ra giá trị thặng dư và nhận một khoản tiền công do người sử dụng lao động trả Trên cơ sởgiá trị sử dụng của mình, với khoản tiền lương đó, người lao động mới có thể duy trì đượccuộc sống của bản thân và gia đình Tiền lương tối thiểu là khoản tiền đáp ứng nhu cầu tốithiểu nhất cho người lao động Khi xác định tiền lương tối thiểu, Nhà nước đã căn cứ vàonhững thoả thuận của người lao động phù hợp với trên cơ sở nền kinh tế của đất nước, do đótiền lương tối thiểu luôn đảm bảo cho người lao động có cuộc sống phù hợp với điều kiệnkinh tế - xã hội ở từng thời kỳ
Tiền lương tối thiểu còn là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội vàtrong từng cơ sở kinh tế
Tiền lương tối thiểu loại bỏ sự bóc lột có thể xảy ra đối với người làm công ăn lươngtrước sức ép của thị trường Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sức lao động được coi làmột loại hàng hoá và cũng được tự do mua bán theo thoả thuận của người lao động và người
sử dụng lao động Hiện nay, tình trạng thất nghiệp còn cao, cung lao động nhiều hơn cầu laođộng, là điều kiện để người sử dụng lao động có cơ sở gây sức ép với người lao động, trảcho họ một mức lương thấp hơn mức lương họ đáng được hưởng Việc quy định tiền lươngtối thiểu giới hạn rõ hành vi của người sử dụng lao động trong việc trả lương, bảo đảm sựcân bằng và bảo vệ người lao động khỏi sự bóc lột trước sức ép của thị trường
Tiền lương tối thiểu bảo vệ sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạmphát và các yếu tố kinh tế khác
Tiền lương tối thiểu được xác định dựa trên cơ sở giá cả trung bình của thị trườngtrong nước, vì thế nó có sự cân bằng với giá cả thị trường, hạn chế được sự lạm phát Tiềnlương tối thiểu loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng của thị trường lao động Cạnh tranh
là quy luật chung của thị trường trong điều kiện hàng hoá sức lao động dư thừa, cung laođộng cao hơn so với cầu lao động cho nên cạnh tranh giữa người lao động với nhau là tấtyếu Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là khung pháp lý quan trọng, đảm bảo cho sự
Trang 10cạnh tranh này luôn ở trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo cho yếu tố cạnh tranh trên thịtrường lành mạnh hơn.
Tiền lương tối thiểu đảm bảo sự trả lương tương đương cho những công việc tươngđương, tiền lương tối thiểu ở một mức độ nào đó là sự điều hoà trong các nhóm người laođộng mà ở đó thường không được tính đúng mức
Tiền lương tối thiểu, là cơ sở tính các mức lương tiếp theo trong thang, bảng lương Vìthế, ở những công việc tương đương người lao động sẽ được trả mức lương tương đương.Tiền lương tối thiểu phòng ngừa xung đột, tranh chấp lao động Sự xác định thoả đángcác mức tiền lương tối thiểu có thể xoá bỏ một trong những nguyên nhân gây nên xung độtgiữa chủ và thợ để thúc đẩy kinh tế phát triển
1.4 Phân loai tiền lương tối thiểu
Việc phân loại tiền lương tối thiểu có ý nghĩa pháp lý quan trọng Thứ nhất, giúpchúng ta phân biệt được loại tiền lương tối thiểu này với loại tiền lương tối thiểu khác, từ đóđưa ra được các cơ chế điều chỉnh hợp lý tuỳ thuộc vào đặc trưng của mỗi loại Thứ hai,đảm bảo được sự công bằng trong việc trả lương cho người lao động khi điều kiện lao động
có những yếu tố khác nhau nhất định Hiện nay, có nhiều cách phân loại tiền lương tối thiểukhác nhau với những tiêu chí khác nhau cho thấy sự phong phú, đa dạng của tiền lương tốithiểu
a Căn cứ vào tính chất và phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu, chúng ta có: tiềnlương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương tối thiểu ngành và tiềnlương trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Cụ thể:
Tiền lương tối thiểu chung
Tiền lương tối thiểu chung là mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụngchung cho người lao động làm việc trong mọi ngành nghề, mọi khu vực trong cả nước.Tiền lương tối thiểu chung là loại tiền lương phổ cập được áp dụng thống nhất trêntoàn lãnh thổ quốc gia, không phân biệt vùng, ngành kinh tế cũng như quan hệ lao động.Mọi mức lương kể cả mức lương tối thiểu khác cũng không được thấp hơn mức lương tốithiểu chung Nói cách khác, lương tối thiểu chung phải đảm bảo là “lưới an toàn chung”, lànền thấp nhất để trả công cho lao động xã hội, là cơ sở để xây dựng hệ thống thang lương,bảng lương và các loại tiền tối thiểu khác
Việc tính toán tiền lương tối thiểu chung dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, bao gồmcác nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ, mức sống chung đạt được và sựphân cực giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, khả năng chi trả của các cơ sản xuất kinhdoanh hay mức tiền lương, tiền công đạt trong từng lĩnh vực ngành nghề, khả năng pháttriển kinh tế của đất nước, mục tiêu và nội dung cơ bản của các chính sách lao động trongtừng thời kỳ Trong quá trình xác định tiền lương tối thiểu chung phải tính đến chênh lệchmức sống giữa các vùng, các ngành nghề khác nhau, khả năng chi trả của người sử dụng laođộng, các mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước trong thời kỳ tiếp theo
Tiền lương tối thiểu theo ngành
Tiền lương tối thiểu theo ngành là loại tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định để ápdụng cho người lao động trong một ngành hoặc một nhóm ngành có tính chất kỹ thuật tươngđồng trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung và có tính đến các yếu tố lao động đặc thù củatừng ngành nghề đó sao cho tiền lương tối thiểu theo ngành ít nhất cũng phải bằng hoặc phảicao hơn tiền lương tối thiểu chung
Trên thực tế, các ngành nghề khác nhau thì có những yếu tố đặc trưng không giốngnhau áp dụng chung cùng một mức lương là không hợp lý Mục tiêu của tiền lương tối thiểu
Trang 11theo ngành là nhằm đảm bảo khả năng tái sản xuất lao động giản đơn cho người lao động vàgia đình họ với yêu cầu mức độ phức tạp và trình độ tay nghề thấp nhất trong một ngành màcác yếu tố này chưa thể hiện ở mức lương tối thiểu chung.
Như đã nói ở trên, tiền lương tối thiểu chung cần phải quy định thống nhất trên phạm
vi cả nước Không giống như vậy, tiền lương tối thiểu ngành được quy định tùy theo điềukiện của từng ngành và khả năng thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao độngtrong từng ngành Thông thường, mức lương tối thiểu ngành được xác định cho lao độnggiản đơn nhất của ngành đó, nói cách khác đó chính là mức lương nền của một ngành Mứclương nền của một ngành chịu ảnh hưởng bởi mức lương tối thiểu chung
Tiền lương tối thiểu vùng
Tiền lương tối thiểu vùng là mức lương tối thiểu được áp dụng cho từng vùng lãnh thổnhất định, căn cứ trên mức lương tối thiểu chung và có tính đến những yếu tố đặc thù vùnglãnh thổ đó như điều kiện kinh tế của vùng, trình độ phát triển kinh tế của vùng, mức thunhập bình quân trên đầu người của từng vùng, mức chi tiêu tối thiểu chung của vùng và cácyếu tố có liên quan khác như điều kiện làm việc, ăn ở, đi lại, yếu tố địa lý…
Phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu vùng hẹp hơn so với tiền lương tối thiểuchung vì nó chỉ áp dụng cho một vùng lãnh thổ nhất định đặc trưng bởi những yếu tố địa lýnhư đồng bằng, miền núi, trung du, miền biển khác nhau… do đó, ảnh hưởng khác nhau đếnquá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt của người lao động và gia đình họ Mục tiêu củatiền lương tối thiểu theo vùng là đáp ứng sự khác biệt về không gian của các yếu tố chi phốitiền lương tối thiểu chung, nhấn mạnh yếu tố đặc thù của từng vùng cũng như chiến lượcphát triển trong từng vùng đó
Việc quy định mức lương tối thiểu theo vùng không chỉ đảm bảo sức mua của mứctiền lương tối thiểu chung tại các vùng với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị đặc biệthơn để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động mà còn góp phần điều tiết cung- cầulao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tạo ra dòng di chuyển lao động và dân cưhợp lý giữa các vùng, góp phần điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp giữa các vùng Đồng thời nócòn tiến tới hoàn thiện hệ thống trả công lao động, loại bỏ một số phụ cấp trong tiền lươngnhư phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút lao động
Việc xây dựng các mức tiền lương tối thiểu theo từng vùng là rất phức tạp bởi nó vừatrên cơ sở tiền lương tối thiểu chung sao cho tiền lương tối thiểu chung phải nhỏ hơn hoặcbằng tiền lương tối thiểu vùng, đặc biệt vừa trên cơ sở các chỉ số chênh lệch giữa các vùngnhư: chênh lệch về thu nhập và mức chi tiêu bình quân giữa các vùng, chênh lệch về chỉ sốphát triển con người giữa các vùng và quan hệ cung cầu giữa các vùng
Ở nước ta, chính sách áp dụng tiền lương tối thiểu vùng mới được thực hiện từ tháng
1 năm 2008 với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2007/NĐ-CP quy địnhmức lương tối thiểu vùng Đây là một sự thay đổi lớn trong việc chúng ta đang hoàn thiệnchính sách tiền lương tối thiểu theo hướng quốc tế hóa, phù hợp hơn với yêu cầu chungtrong xu thế hội nhập
Tiền lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Đây là loại tiền lương tối thiểu đặc biệt bởi nó chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng tại Việt Nam
có thuê mướn lao động là người Việt Nam
Việc quy định một mức lương tối thiểu riêng cho các đối tượng này xuất phát từ thực
tế hiện nay, các quan hệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi chế độ laođộng và chi phí lao động cao hơn so với các quan hệ lao động khác Đồng thời, do cách thức
Trang 12tổ chức, quản lý lao động và việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến mà năng suất, chấtlượng và hiệu quả lao động ở đây cũng cao hơn so với các quan hệ lao động khác trong xãhội, do đó đòi hỏi mức lương tối thiểu cũng phải cao hơn so với mặt bằng lương tối thiểuchung Đây là hành lang pháp lý quan trọng, là công cụ pháp lý hữu hiệu bảo vệ người laođộng Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng chỉ cótính chất nhất thời Chúng sẽ mất đi khi mà những sự khác biệt trên không còn tồn tại.
b Căn cứ vào thẩm quyền quyết định và công bố mức lương tối thiểu, chúng ta có cácloại tiền lương tối thiểu:
Tiền lương tối thiểu do Chính phủ quyết định và công bố
Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng không chỉ đối với chính sách tiền lương màảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người lao động và sự tăng trưởng phát triển kinh tế -
xã hội trong các thời kỳ Cho nên việc công bố tiền lương tối thiểu là rất quan trọng, phảithông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới đảm bảo được hiệu lực pháp lý và tầmquan trọng của nó
Hiện nay, thẩm quyền của Chính phủ trong lĩnh vực này là: “Chính phủ công bố mứclương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành, mức lương tốithiểu cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liênđoàn lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động.”
Trong một số trường hợp, được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội sau khi lấy ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, đại diện của người
sử dụng lao động và các bộ ngành liên quan sẽ có thẩm quyền quyết định và công bố mứclương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Tiền lương tối thiểu do doanh nghiệp tự xác định và áp dụng trong phạm vi doanhnghiệp
Việc Nhà nước ban hành tiền lương tối thiểu là để tạo ra “lưới an toàn” xã hội chongười lao động, đảm bảo cho họ có thể duy trì cuộc sống và tái sản xuất sức lao động.Người sử dụng lao động trong mọi trường hợp phải tiến hành trả lương cho người lao động
ở “ngưỡng” đó, nghĩa là không được thấp hơn tiền lương tối thiểu Tuy nhiên, “Tùy theođiều kiện và khả năng hoạt động kinh doanh, cho phép doanh nghiệp, cơ quan áp dụng mứclương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm căn cứ trả lươngcho người lao động” Quy định này là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, bởi mỗi doanh nghiệpđều có khả năng riêng, đồng thời chính sách tiền lương cũng là công cụ hữu hiệu để cácdoanh nghiệp thu hút lao động khi cần thiết, đồng thời đó cũng là cách Nhà nước tôn trọng
và khuyến khích sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên trên tinh thần tự nguyện
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG
Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam được pháp luật ban hành từ khi ra đời đến nay đã cónhiều thay đổi và không ngừng đổi mới phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, tácdộng mạnh đến đời sống người dân Nổi bật từ năm 2005 tới nay
Năm 2005
Ngày 15/09/2005, Chính phủ (thủ tướng Phan Văn Khải) ký Nghị định
118/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung Điều chỉnh áp dụng từ ngày 01-10-2005
là 350.000 đồng/tháng
Trang 13Mức lương tối thiểu này áp dụng từ ngày 1-10-2005 đến ngày 30-9-2006 trong khuvực nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và là căn cứ để điều chỉnhlương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Thủ tướng Chính phủ cũng ký Nghị định 117 về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấpbảo hiểm xã hội Từ ngày 1-10-2005 đến ngày 30-9-2006, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm
xã hội hàng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàngtháng được điều chỉnh như sau: đối với cán bộ, công chức, công nhân, viên chức nghỉ hưu,tăng 10% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưudưới 390 đồng/tháng; tăng 8% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lươngtrước khi nghỉ hưu từ 390 đồng/tháng trở lên, tăng 10% trên mức trợ cấp hiện hưởng đối vớingười đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người hưởng trợ cấp hàng tháng;công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởnglương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng
Năm 2006
Ngày 11.9, Văn phòng Chính phủ đã công bố Nghị định 94/2006/NĐ-CP của Chínhphủ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký trước đó 4 ngày (7.9) điều chỉnh mức lương tốithiểu chung Theo Nghị định này, kể từ ngày 1.10.2006, mức lương tối thiểu chung hiệnhành (được quy định tại Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15.9.2005 của Chính phủ) từ350.000 đồng/tháng lên 450.000 đồng/tháng
Năm 2008
Chính phủ ban hành ba Nghị định 166, 167 và 168/2007/NĐ-CP, ngày 16/11/2007 vềmức lương tối thiểu chung cho người lao động Từ 1-1-2008, người lao động thuộc khối cơquan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ đượchưởng mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng (tăng 20% so với mức lương tối thiểu là450.000 đồng)
Đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI), cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại ViệtNam, Chính phủ cũng có nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên Cụthể, tăng lên:
- Mức 1 triệu đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quậnthuộc TP Hà Nội, TP.HCM
- Mức 900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàncác huyện thuộc TP Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc TP HảiPhòng; TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh,các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh ĐồngNai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyênthuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (tạm gọivùng 2)
- Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địabàn còn lại
- Đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợptác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuêmướn lao động, Chính phủ quy định:
- Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàncác quận thuộc TP Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 14- Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bànvùng 2.
- Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địabàn còn lại
Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mứclương tối thiểu vùng mà Chính phủ quy định Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể
cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), Chính phủ yêu cầu phải trả mức lương cho họcao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đã quy định
và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động
Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chứcnước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam của Chính phủ.Theo đó, các mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau:
- Vùng I: Đối với doanh nghiệp trong nước là 800.000 đồng/tháng; Đối với doanhnghiệp FDI là 1.200.000 đồng/tháng
- Vùng II: Đối với doanh nghiệp trong nước là 740.000 đồng/tháng; Đối với doanhnghiệp FDI là 1.080.000 đồng/tháng
- Vùng III: Đối với doanh nghiệp trong nước là 690.000 đồng/tháng; Đối với doanhnghiệp FDI là 950.000 đồng/tháng
- Vùng IV: Đối với doanh nghiệp trong nước là 650.000 đồng/tháng; Đối với doanhnghiệp FDI là 920.000 đồng/tháng
Ngày 6/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tốithiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/ tháng
Mức lương tối thiểu chung này được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổchức, bao gồm:
- Các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội:
- Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quyđịnh của pháp luật;
- Các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệpnhà nước
- Các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổchức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
Mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thốngthang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy địnhcủa pháp luật ở 4 loại hình cơ quan, đơn vị tổ chức trên; cũng như được dùng để tính trợ cấp
kể từ ngày 1/5/2009 đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công tynhà nước và tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung
Trang 15Từ ngày 1/5/2009, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăngthêm 5% đối với 5 nhóm đối tượng, bao gồm:
-Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhândân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng
-Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày21/10/2003 của Chính phủ và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủđang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng
-Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấphàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ;công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng
-Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng
-Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ chợ cấp hàng tháng quy địnhtại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ
Các địa phương thuộc vùng II, III, IV
Vùng II: Một số huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội, [[Thành phố Hồ Chí Minh|Thànhphố Hồ Chí Minh]], các quận, huyện thuộc TP Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP Hạ Long,Quảng Ninh, TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành,Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An,
Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyệnTân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Vùng III: Các TP trực thuộc tỉnh, các huyện còn lại thuộc Hà Nội; thị xã Từ Sơn vàcác huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong (Bắc Ninh); các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộcBắc Giang; huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh; Thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, VănLâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, ChíLinh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; thị xãPhúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc Vĩnh Phúc; các huyện còn lại thuộc TP Hải Phòng; cácthị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc Quảng Ninh; các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc QuảngNam; thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng; thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa; huyện TrảngBàng, Tây Ninh; thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh BìnhPhước; các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương; các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
TP Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc Long An; cáchuyện thuộc TP Cần Thơ; các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc thuộc tỉnh
cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, áp dụng
từ ngày 01/01/2010
Nghị định 97, các đối tượng chịu điều chỉnh là người lao động làm việc ở công ty,doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác củaViệt Nam Mức lương tối thiểu sẽ chia thành 4 vùng, sát với mức tiền công, tiền lương vàmức sống tại vùng đó Cụ thể: