Chính vì xuất phát từ yêu cầu thực tế tôi đã lựa chọn đề tài:” khảo sát tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa Kiến An từ ngày 9/5/2016-3/6/2016 ” nhằm thực hiện m
Trang 1
BỘ Y TẾ Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Tiểu luận:
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa Kiến An.
Sinh viên: Hoàng Thị Bích Uyên
Tổ thực tế tại BVĐK Kiến An
Thời gian thực tập từ ngày 9/ 5/2016-3/6/2016 Lớp Dược k2
Trang 2
Lời cảm ơn:
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Thị Mai Loan- giảng viên Bộ môn Thực hành Dược- Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho chúng tôi hoàn thành báo cáo này
Tôi xin gửi lời cảm ơn Trưởng khoa Dược-DS Đỗ Trọng Doanh công tác tại Khoa Dược- Bệnh viện đa khoa Kiến An đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong đợt thực tập từ ngày 09/05/2016 đến 03/06/2016 tại Khoa Dược- Bệnh viện đa khoa Kiến An
Chúng tôi cũng xin cảm ơn đến DS,BS,ĐD công tác tại khoa Dược và khoa nội tim mạch - Bệnh viện đa khoa Kiến An đã tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện báo cáo này
Hải Phòng, ngày 01 tháng 06 năm 2016
Sinh viên
Hoàng Thị Bích Uyên
Mục lục:
Đặt vấn đề
Phần 1:Tổng quan
Phần 2:Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Phần 3:Kết quả nghiên cứu
Phần 4:Bàn luận
Phần 5:Đề xuất ý kiến và kết luận
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 3 Bệnh tăng huyết áp(THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam,là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe con người,là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở
người cao tuổi
Tỉ lệ bệnh THA rất cao và có xu hướng tăng rất nhanh không chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát triển,Việt Nam cũng nằm trong số đó
Bệnh THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận
Điều trị THA cần phải liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt chẽ
Chính vì xuất phát từ yêu cầu thực tế tôi đã lựa chọn đề tài:” khảo sát tình hình sử dụng thuốc tăng huyết áp tại bệnh viện
đa khoa Kiến An từ ngày 9/5/2016-3/6/2016 ” nhằm thực hiện mục tiêu sau:
Mô tả việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa Kiến An
PHẦN 1:TỔNG QUAN
I.Bệnh tăng huyết áp
1.Định nghĩa tăng huyết áp
Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tâm thu ≥140mmHg và huyêt áp tâm trương ≥ 90mmHg
2.Dịch tễ học về bệnh tăng huyết áp
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm khoảng 10% - 15% dân số và ước tính đến
2025 là 29%
Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi phí cho phòng, chống bệnh THA trên
259 tỷ đô la Mỹ Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của bộ môn
Trang 4Tim mạch và Viện Tim mạch tại thành phố Hà Nội năm
2001-2002, tỷ lệ THA ở người lớn là 23,2%, cao gần ngang hàng với các nước trên thế giới
Tỷ lệ THA trong các nghiên cứu về dịch tễ học luôn vào khoảng
từ 20% đến 25% Một số nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ THA người lớn (trên 25 tuổi) ở một số vùng Việt Nam đã lên đến 33,3%
3.Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Đa số là không rõ nguyên nhân,khoảng 10% có nguyên nhân như:
• Nguyên nhân từ thận:viêm cầu thận cấp,viêm cầu thận mạn,sỏi thận,vêm thận kẽ, hẹp ĐM thận
• Nguyên nhân nội tiết: u tủy thượng thận,cushing,cường
aldosteron,cường giáp,
• Nguyên nhân tim mạch: Hở van ĐMC,hẹp eo ĐMC,
• Do thai nghén: Bệnh THA xuất hiện nặng lên trong thời kỳ có thai gây tử vong cho bà mẹ và thai nhi Tỷ lệ tử vong của mẹ là 10%, của con là 70%
• Do dung thuốc:cam thảo,,thuốc cương anpha giao cảm,
4.Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
Hút thuốc lá,uống rượu,bia
Rối loạn chuyển hóa mỡ
Tiểu đường
Trên 60 tuổi
Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch
Trang 5 Thừa cân,béo phì
Stress, căng thẳng tâm lí
Chế độ ăn nhiều muối và ít rau
Tổn thương cơ quan đích:
Bệnh lí tim mạch:
Phì đại thất trái
Đau thắt ngực
Suy tim
Bệnh thận
5.Phân loại tăng huyết áp
Theo nguồn gốc bệnh sinh chia ra làm 2 loại: THA vô căn và THA thứ phát
Dựa theo tổn thương cơ quan đích WHO(1993) chia ra làm 3 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: không có tổn thương nôi tạng
• Giai đoạn 2:tổn thương ít nhất một cơ quan( tim,thận,mạch máu) phát hiển bằng cận lâm sàng
• Giai đoạn 3: có đủ biểu hiện lâm sàng do tổn thương nội tạng
Phân loại theo mức độ tăng huyêt áp
Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương
Huyết áp bình thường
cao
Trang 6THA độ 1 140-149 Hoặc 90-99
6.Điều trị tăng huyết áp(theo JNC-8)
Bệnh nhân THA (trên 18 tuổi)
Thay đổi lối sống (tiếp tục khi bắt đầu sử dụng thuốc)
Thiết lập huyết áp mục tiêu và khởi đâu điều trị với thuốc hạ áp dựa vào độ tuổi,bệnh đái tháo
đường(ĐTĐ) và bệnh thận mạn tính(CKD)
Nhóm bn k ĐTĐ
và CKD
Nhóm bn ĐTĐ và CKD
Tuổi ≥ 60 Tuổi<6
0
Mọi độ tuổi có ĐTĐ
và k có CKD
Mọi độ tuổi có CKD có hoặc k có ĐTĐ
Huyết áp mục tiêu
HATT <150mmHg
HATTr <90mmHg
Huyết áp mục tiêu HATT <140mmHg HATTr <90mmHg
Huyết áp mục tiêu HATT <140mmHg HATTr <90mmHg
Huyết áp mục tiêu HATT <140mmHg HATTr <90mmHg
Người da đen
Khởi đầu với lợi tiểu
thiazid or ACEi or ARB or
CCB đơn trị hoặc phối
hợp
Khởi đầu với lợi tiểu thiazid or CCB đơn trị hoặc phối hợp
Khởi đầu với ACEi or ARB đơn trị hoặc phối hợp với thuốc khác.
Trang 77.Các nhóm thuốc tăng huyết áp được sử dụng
Nhóm thuốc lợi tiểu:
Chiến lược lựa chọn điều trị và hiệu chỉnh liều:
A.sử dụng liều tối đa cho điều trị khởi đầu trước khi thêm thuốc thứ hai hoặc
B thêm thuốc thứ hai trước khi đạt ngưỡng tối đa của thuốc đầu tiên hoặc
C bắt đầu điều trị phối hợp hai thuốc ở dạng đơn lẻ hoặc viên cố định liềuĐạt huyết áp mục tiêu
có
không
Thêm thuốc và tuân thủ việc thay đổi lối sống
Đối với chiến lược A và B,thêm và hiệu chỉnh liều lợi tiểu thiazid hay
ACEi hay ARB hay CCB ( sử dụng các nhóm thuốc chưa được lựa chọn
trước đây và tránh phối hợp ARB và ACEi)Đối với chiến lược C hiêu
chỉnh tới liều tối đa
Đạt huyết áp mục tiêu
có
không
Thêm thuốc và tuân thủ việc thay đổi lối sống
Thêm một nhóm thuốc khác(vd;kháng aldosteron,hay nhóm khác) và/hoặc
tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch
Đạt huyết áp mục tiêu
có không
Tiếp tục điều trị và theo dõi
Trang 8- Gồm có Hydroclorothiazid, Indapamid, Furosemid,
Spironolacton
- Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi,dẫn đến làm hạ huyết áp
- Dùng đơn độc khi bị huyết áp nhẹ, có thể phối hợp với thuốc khác khi cao huyết áp nặng thêm.Cần lựa chọn loại phù hợp do
có loại thải nhiều kali,loại giữ kali,tăng acid uric trong máu,tăng cholesterol
Nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương:
Gồm có Reserpin, Methyldopa, Clonidin
Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp
Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm,khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp
Nhóm thuốc chẹn alpha:
- Gồm có Prazosin, Alfuzosin, Terazosin, Phentolamin
Cơ chế của thuốc là ức chế giải phóng noradrenalin tại đầu dây thần kinh(là chất sinh học làm tăng huyết áp),do đó làm hạ huyết áp
Có tác dụng phụ gây hạ huyết áp khi đứng lên (hạ huyết áp tư thế đứng),đặc biệt khhi dùng liều đầu tiên
Nhóm thuốc chẹn beta:
Gồm có Propanolol, Pindolol, Nadolol, Timolol,
Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta - giao cảm ở tim, mạch ngoại vi,do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp
Trang 9Thuốc dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt lưng, ngực hoặc nhức nửa đầu
Chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim,nhịp tim chập
Nhóm thuốc đối kháng calci:
Gồm có Nifedipin, Nicardipin, Amlodipin
Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion calci không cho đi vào tế bào cơ trơn của mạch máu,vì vậy gây giãn mạch và từ đó làm
hạ huyết áp
Dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực,hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi,không ảnh hưởng đến chuyển hóa
đường,mỡ trong cơ thể
Nhóm thuốc ức chế men chuyển:
Gồm có Captopril, Enalapril, Benazepril, Lisinopril,
perindopril…
Cơ chế của thuốc là ức chế một enzym có tên là men chuyển angiotensin (angiotensin converting enzyme,viết tắt ACE).Nhờ men chuyển angotensin xúc tác mà chất sinh học angiotensin I biến thành angiotensin II và chính chất này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp.nếu men chuyển ACE bị thuốc ức chế sẽ không sinh ra angiotensin II,gây giãn mạch và làm hạ huyết áp
Là thuốc được chọn khi bệnh nhân bị kèm hen suyễn,đái tháo đường
Tác dụng phụ làm tăng kali huyết và gây ho khan
Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin:
Trang 10Các nghiên cứu gần đây nhận thấy nếu tác dụng chính vò men chuyển ACE,làm cho men này bất hoạt thì gây ra nhiều tác dụng phụ như ho khan( tác dụng phụ nổi bật nhất).Nguyên nhân là vì men chuyển ACE không chỉ xúc tác biến angiotensin I thành angiotensin II gây tăng huyết áp mà còn có vai trò trong sụ phân hủy một chất sinh học khác là bradykinin.Khi nồng độ chất này tăng cao gây ho khan
PHẦN 2:Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
2.1:Đối tượng nghiên cứu
Tờ phiếu công khai của bệnh nhân chẩn đoán thuốc THA và đang sử dụng thuốc THA
2.2:Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1:Địa điểm nghiên cứu
Khoa nội tim mạch của bệnh viện đa khoa Kiến An
2.2.2:Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 9/ 5/2016-3/6/2016
2.3:phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hồi cứu và mô tả
2.4:Chọn mẫu
Lấy tất cả các tờ công khai của bệnh nhân dùng thuốc tăng huyết áp
Cỡ mẫu n=150
2.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Trang 11 Kiểm soát tương tác thuốc nhờ phần mềm online:
http://www.drug.com
Drug interaction checker,chỉ tính các tương tác có ý nghĩa lâm sàng ở mức độ nặng và vừa
Số liệu thu thập và xử lí nhờ phần mềm excel 2003
PHẦN 3:KẾT QUẢ NGHÊN CỨU
1.Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
2.Khảo sát việc sửu dụng thuốc điều trị THA
3.Những thuốc kết hợp trong điều trị,số lượng thuốc hạ áp đang dùng
1.Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Phân theo độ tuổi
Giới
Tuổi
Nam N(tỉ lệ %)
Nữ N(tỉ lệ %)
Tổng(tỉ lệ %)
2:khảo sát việc sử dụng thuốc tăng huyết áp
2.1:các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp
Trang 12Thuốc lợi tiểu 49 14,63
Ức chế thụ thể angiotensin I thành
angiotensin II
Thốc phối hợp (losartan và
hydrochlothazid)
2.2:Thông tin thuốc từng nhóm.
Nhóm thuốc (Tên hoạt chất) Tên biệt dược Hàm lượng và dạng
bào chế
Nơi sản xuất n
Thuốc lợi tiểu
Thiazid
Furosol Vinzix
Ống 2ml Viên nén 40mg
Việt Nam Việt Nam
23 26
Kháng aldosteron
ức chế men chuyển
Coversyl Zestril Tanatril
Viên nén 5mg Viên nén 10mg Viên nén 10mg
Pháp Anh Nhật Bản
14 59
Đồng vận giao cảm anpha trung
ương
Methyldopa
ức chế thụ thể angotensin I
thành angiotensin II
Trang 13Chẹn beta giao cảm
metoprolol
bisoprolol
Betaloozok concor
Viên nén50mg Viên nén
Thụy Điển Đức
12 21
Chẹn kênh calci
Amlodipin
nifedipin
Amlor adalat
Viên nén 5mg Viên nén 10mg
Pháp Đức
52 6
Hình ảnh một số thuốc điều trị THA được
sử dụng tại khoa nội tim mạch
Trang 153.Những thuốc kết hợp trong điều trị,số lượng thuốc hạ áp đang dùng.
3.1:Số thuốc hạ áp đang dùng trên một bệnh nhân
Số thuốc n %
3.2.Các thuốc kết hợp với thuốc tăng huyết áp
Thuốc kết hợp n %
Trang 16PHẦN 4:BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu, theo dõi điều trị nội trú cho 150 bệnh nhân THA Khám bệnh tại khoa nội tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Kiến An từ 9/5/2016 đến 9/ 6/2016, chúng tôi rút ra một số kết luận:
1 Đặc điểm chung đối tượng:
Tỷ lệ THA ở người trên 80 tuổi rất cao (nhóm tuổi 50-60 chiếm
28 %, nhóm tuổi 81- 100 chiếm 28,67%) và nhóm tuổi là thấp 61-70 và 71-80 nhất (22%)
Tỷ lệ THA ở nam giới (35,33%) cao hơn nữ giới (64,67%)
2.Về sử dụng thuốc:thuốc được sử dụng nhiều nhất là aldactone-thuốc lợi tiểu giữ kali,aldactone-thuốc hạ áp an toàn cho cả phụ nữ bị bệnh tim khi mang thai,không gây hạ HA một cách đột ngột nên được
sử dụng nhiều Thuốc được sử dụng ít nhất là methyldopa,nguyên nhân là do thuốc này gây ra nhiều tác dụng không mong muốn,gây trầm cảm và huyết áp tăng vọt khi ngừng thuốc đột ngột như vậy
sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân khi gặp phải những lí do khách quan
Liều dùng thuốc khá hợp lí
3.Thuốc tăng huyết áp thì chủ yếu dùng kết hợp 2 thuốc( chẹn kênh calci và ức chế men chuyển) thuốc chẹn kênh calci thì phù hợp với người già mà lứa tuổi mắc huyết áp chủ yếu trong khoa là trên 80 tuổi
Trang 174.Xảy ra một vài tương tác trong quá trình điều trị:
diazepam và hydroclorid(losartan) tt mức độ vừa phải
PHẦN 5:KIẾN NGHỊ
Giám sát chặt chẽ các tương tác của thuốc tăng huyết áp
Các cán bộ y tế, với vai trò người thầy thuốc đa khoa thực hành, ngoài công tác điều trị cần chú ý phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ về phòng chống bệnh Tăng huyết áp