1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế môi trường hồ thị xuân duyên

61 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 845,5 KB

Nội dung

Môi trường bị suy thoái là do các cơ quan và thiết chế kinh tế - xã hội đã được cấu trúc và hoạt động một cách chưa có hiệu quả, chưa tạo ra được những khuyến khích dẫndắt cho các thành

Trang 1

M C L C Ụ Ụ

MỤC LỤC 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 4

1.1 Định nghĩa kinh tế môi trường 4

1.2 Vì sao phải nghiên cứu kinh tế môi trường? 4

1.3 Đối tượng của kinh tế môi trường 4

1.4 Quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường 6

1.5 Phát triển bền vững 8

1.5.1 Khái niệm phát triển bền vững 8 1.5.2 Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế 8 1.5.3 Nội dung của phát triển bền vững 9 1.5.4 Nguyên tắc của một xã hội bền vững 10 1.5.5 Môi trường hay phát triển 10 2 CÁC CÔNG CỤ MỆNH LỆNH KIỂM SOÁT(CÔNG CỤ PHÁP LÝ) ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 12

2.1 Các công cụ mệnh lệnh kiểm soát được sử dụng ở Việt Nam 12

2.1.1 Luật pháp bảo vệ môi trường 12 2.1.2 Các tiêu chuẩn môi trường 16 2.1.3 Chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường 17 2.2 Phân tích các công cụ mệnh lệnh kiểm soát được sử dụng 19

2.2.1 Các điểm mạnh và điểm yếu của công cụ mệnh lệnh kiểm soát 19

2.2.2 Những biện pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý cho công cụ trong điều kiện Việt Nam hiện nay 20

Trang 2

3 CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔITRƯỜNG Ở VIỆT NAM 213.1 Các công cụ kinh tế được sử dụng trong công tác quản lý môi trường ở Việt Nam 21

3.1.1 Thuế tài nguyên 21

3.1.2 Thuế và phí môi trường 21

3.1.3 Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường (côta ô nhiễm) 33

3.1.4 Hệ thống đặt cọc hoàn trả 35

3.1.5 Ký quỹ môi trường 36

3.1.6 Trợ cấp môi trường 37

3.1.7 Nhãn sinh thái 44

3.1.8 Quỹ môi trường 46

3.2 Phân tích các công cụ kinh tế được sử dụng 47

3.2.1 Điểm mạnh và điểm yếu của các công cụ kinh tế được sử dụng 47

3.2.2 Biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của các công cụ trong điều kiện Việt Nam hiện nay 52

4 KẾT LUẬN 56TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 3

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường hiệu quả trong công tácquản lý môi trường, hướng tới mục tiêu BVMT và phát triển bền vững Việc nghiêncứu các công cụ mệnh lệnh kiểm soát (công cụ pháp lý) và công cụ kinh tế được sửdụng trong công tác quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay đóng một vai trò hết sức

to lớn Từ đó, có thể đề xuất thêm các biện pháp để cải tiến các công cụ này trở nên ưuviệt hơn

Trang 4

1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

1.1 Định nghĩa kinh tế môi trường

Kinh tế môi trường là một nhánh của kinh tế học, nghiên cứu các vấn đề môi trườngtheo quan điểm và phương pháp phân tích của kinh tế học

1.2 Vì sao phải nghiên cứu kinh tế môi trường?

- Kinh tế môi trường xuất hiện và phát triển từ những năm 1960, khi lần đầu tiên cónhững làn song suy nghĩ “xanh” trong nhận thức về chính sách ở các nước phát triển

và được gọi là “chủ nghĩa môi trường” Điều này là hệ quả tất yếu của sự phát triểnkinh tế, sự gia tăng dân số, những căn nguyên của suy thoái tài nguyên thiên nhiên và

ô nhiễm môi trường

- Hệ thống kinh tế trong xã hội của chúng ta nó không thể hoạt động nếu không có sự

hỗ trợ của hệ thống sinh thái, chính vì thế nên kinh tế môi trường sẽ xem xét nền kinh

tế như một hệ thống mở Để hệ thống mở hoạt động thì nền kinh tế phải khai thác cáctài nguyên từ môi trường, chế biến tài nguyên thành những sản phấm hoàn tất để tiêuthụ và thải trở lại môi trường xung quanh một lượng lớn những tài nguyên đã bị haomòn hoặc đã qua quá trình biến đổi hóa học để thành chất thải Càng nhiều tài nguyên

bị hút vào nền kinh tế thì càng có nhiều chất thải bị đẩy trở lại vào môi trường Điềunày nó đang gây áp lực lên khả năng có giới hạn của môi trường thiên nhiên trong việc

xử lý những chất thải để nhằm gây tác hại đến con người và các thành phần sinh quyểnkhác

Vì vậy, cân bằng tài nguyên trong nền kinh tế là điểm căn bản nhất trong phân tích nghiên cứu kinh tế môi trường

1.3 Đối tượng của kinh tế môi trường

- Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề môi trường với viễn cảnh và những ýtưởng phân tích kinh tế

- Kinh tế môi trường tập trung chủ yếu vào vấn đề người ta quyết định thế nào, tại saolại gây ra hậu quả đối với môi trường và chúng ta có thể thay đổi các thế chế chinh

Trang 5

sách ra sao để đưa các tác động môi trường vào thế cân bằng hơn và ổn định hơn vớinhững mong muốn và yêu cầu của chúng ta và của bản thân hệ sinh thái.

- Dựa trên cơ sở các phân tích của kinh tế học vi mô, các nhà kinh tế môi trường phải

lý giải một cách đúng đắn và rõ ràng hàng loạt các vấn đề đặt ra như:

 Tại sao môi trường lại bị suy thoái?

 Sự suy thoái môi trường dẫn đến những hậu quả gì?

 Có thể làm gì để ngăn chặn và giảm suy thoái môi trường một cách có hiệuquả?

- Xuất phát từ cách nhìn nhận về nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường từ nhiềukhía cạnh, có nhiều cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề nêu trên

Môi trường bị suy thoái là do hành vi và thái độ ứng xử của con người chưa phù hợp

Vì vậy, để bảo vệ tốt môi trường, cần phải không ngừng nâng cao nhận thức về bảo vệmôi trường giáo dục đạo đức môi trường cho toàn thể cộng đồng bằng nhiều hình thứckhác nhau Tuy nhiên, đây là một việc làm thường xuyên, một quá trình lâu dài vàkhông thể cùng một lúc giải quyết được tất cả các vấn đề môi trường quan trọng vàcấp bách đặt ra

Môi trường bị suy thoái là do các cơ quan và thiết chế kinh tế - xã hội đã được cấu trúc

và hoạt động một cách chưa có hiệu quả, chưa tạo ra được những khuyến khích dẫndắt cho các thành viên trong hệ thống kinh tế đưa ra các quyết định đúng đắn và phùhợp với mục tiêu bảo vệ môi trường

Môi trường bị suy thoái là do các động cơ lợi nhuân của các doanh nghiệp và cá nhântrong nền kinh tế Vì vậy, để giảm ô nhiễm nâng cao chất lượng môi trường, cách tốtnhất là giảm động cơ lợi nhuận

Các “khuyến khích” (incentives) có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống kinh tế vàmôi trường

Trang 6

Kinh tế môi trường cần phải nghiên cứu bản chất cơ chế hoạt động của các hệ thốngkinh tế để hiểu được các hệ thống khuyến khích của chúng hoạt động ra sao và có thểthay đổi chúng như thế nào để có được nền kinh tế phát triển một cách hợp lý, hoạtđộng có hiệu quả mà không gây ra những tác động xấu đến môi trường.

 Các khuyến khích nhằm hình thành và phát triển nghành công nghiệp môitrường và các nghành sản xuất dựa trên cơ sở sử dụng các quy trình công nghệkhông có hoặc ít có chất thải

 Xây dựng hệ thống các chính sách môi trường nhằm cải thiện chất lượng môitrường một cách có hiệu quả Các chính sách môi trường rất phong phú trênnhiều vấn đề và ở tất cả các cấp Trong soạn thảo các chính sách môi trường,kinh tế môi trường đóng vai trò chủ yếu nhằm đảm bảo tính hiệu quả, có hiệulực và khả thi

1.4 Quan hệ tương tác giữa kinh tế và môi trường

Là mối quan hệ tương tác giữa con người với môi trường xung quanh trong hệ thốngmôi trường có sự tương tác

Hệ thống môi trường bao gồm các thành phần môi trường với chức năng cơbản là nguồn cung cấp tài nguyên cho con người, là nơi chứa đựng phế thải, là khônggian sống cho con người Các khả năng này của hệ thống môi trường là hữu hạn

Hệ thống kinh tế luôn luôn diễn ra các quá trình khai thác tài nguyên Resourse), chế biến nguyên liệu (P-Production), và phân phối để tiêu dùng (C-Consumer)

Trang 7

(R-Chất thải từ hệ thống kinh tế:

Tổng lượng thải từ hệ thống kinh tế:

Wr= Wp + Wc

Hoạt động của hệ thống kinh tế tuân theo định luật thứ nhất nhiệt động học, đó

là năng lượng và vật chất không mất đi và không tự sinh ra, chỉ chuyển từ dạng nàysang dạng khác Cũng chính từ quy luật đó cho thấy tài nguyên R mà con người khaithác càng nhiều thì chất thải W càng tăng

R=W=Wr +Wp + Wc

Chức năng cơ bản của bất kỳ một hệ thống kinh tế nào như sản xuất, phân phối

và tiêu thụ cũng đều diễn ra trong lòng thế giới tự nhiên Thế giới tự nhiên đóng vaitrò cung cấp nguyên liệu và năng lượng Không có nguyên liệu và năng lượng thìkhông thể có sản xuất và tiêu thụ Do đó, hệ thống kinh tế tác động lên thế giới tựnhiên trước hết thông qua việc khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượngsẵn có trong tự nhiên Mặt khác, các hoạt động sản xuất và tiêu thụ cũng thườngxuyên sản sinh ra các chất thải, mà sớm hay muộn, chúng sẽ "tìm đường trở về" vớithế giới tự nhiên bao quanh

Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề môi trường với viễn cảnh và những ýtưởng phân tích kinh tế Nó khai thác từ cả hai phía: kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô,nhưng từ kinh tế vi mô nhiều hơn Kinh tế môi trường tập trung chủ yếu vào vấn đềngười ta ra quyết định như thế nào, tại sao gây ra những hậu quả đối với môi trường vàchúng ta có thể thay đổi các thể chế, chính sách kinh tế ra sao để đưa các tác động môi

Trang 8

trường vào thế cân bằng hơn, ổn định hơn với những mong muốn và yêu cầu củachúng ta và của bản thân hệ sinh thái

Dựa vào những cơ sở phương pháp luận và phương pháp của kinh tế vi mô, cácnhà kinh tế môi trường phải lý giải một cách đúng đắn và rõ ràng hàng loạt vấn đề đặt

ra như tại sao môi trường lại bị suy thoái, sự suy thoái môi trường dẫn đến những hậuquả gì và có thể làm gì để ngăn chặn và giảm sự suy thoái môi trường một cách cóhiệu quả nhất?

1.5 Phát triển bền vững

1.5.1 Khái niệm phát triển bền vững

Sự phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại

mà không làm tổn hại đến các khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Pháttriển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân nàykhông làm thiệt hại đến đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng ngườinày không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng người khác, sự phát triểncủa thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ mai sau và sự phát triểncủa con người không đe dọa sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loàikhác trên hành tinh

1.5.2 Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: mở rộng sản lương quốc gia tiềm năng, thể hiện bằng tốc độtăng GDP và GNP Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần của phát triển kinh tế Điềukiện đủ của phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo tính cânđối, hiệu quả và đạt được mục tiêu đảm bảo duy trì tăng trưởng trong tương lai

- Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trongmột thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng(tăngtrưởng)

Trang 9

1.5.3 Nội dung của phát triển bền vững

* Phát triển bền vững khi có sự phát triển cân đối giữa ba cực :

- Kinh tế (tăng trưởng, hiệu quả, ổn định)

- Môi trường (đảm bảo đa dạng sinh học, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ônhiễm)

- Xã hội (giảm đói nghèo, thể chế tốt, bảo tồn di sản)

* Đo lường phát triển bền vững qua chỉ số HDI (chỉ số con người)

- Sự trường thọ: được tính bằng tuổi thọ trung bình của người dân Tuổi thọ cao làmcho con người có nhiều cơ hội đạt đến mục đích lựa chọn của mình và phát triển đượckhả năng của con người Tuổi thọ là kết quả sự kết hợp sức khỏe và mức độ đầy đủdinh dưỡng, chăm sóc y tế và chất lượng môi trường

- Trí thức: là sự giáo dục đầy đủ được xác định bằng trình độ học vấn ở tuổi trườngthành, có thể dùng định lượng là số năm ngồi ở ghế nhà trường tính bình quân cho đầungười Trình độ học vấn giúp cho con người thực hiện được khả năng tiềm ẩn củamình và sử dụng một cách có lợi nhất những lợi thế của cơ hội, nhờ đó mà con ngườingày càng phát triển nhanh hơn

- Thu nhập bình quân theo đầu người (GDP): GDP được tính đầy đủ tất cả mọi thunhập, căn cứ vào sức mua thực tế từng nước chứ không theo tỷ giá hối đoái chính thức,đặc biệt phải lượng hóa được những phần phúc lợi của xã hội GDP của Việt Nam,năm 1994: 240 USD/người, năm 2000: 400 USD/người

UNDP phân loại theo chỉ tiêu PPP (USD) là sức mua tương đương được biểu thị bằngđôla năm 1991 như sau:

Các nước dưới 1.000 USD là thu nhập thấp Hiện nay có 30 nước, trong đó Châu Á: 5nước và Châu Phi: 25 nước Số này chiếm 16% dân số thế giới

Trang 10

Các nước dưới 5.499 USD là thu nhập trung bình thấp Nhóm này có 85 nước, chiếm68% dân số thế giới PPP của Việt Nam (1994): 1.208USD/người Các nước từ 5.499 -9.999 USD là trung bình cao Số này có 20 nước, chiếm 6% dân số thế giới Các nướctrên 9.999 USD là những nước có thu nhập cao Nhóm này có 26 nước, chiếm 10%dân số thế giới, trong đó Châu Âu có 14 nước, Châu Á có 7 nước, Châu Mỹ có 3 nước

và Châu Úc là 2 nước

Chỉ số HDI (1993): Nigeria: 0,204; Việt Nam: 0,540; Thái Lan: 0,832; Nhật Bản:0,938

1.5.4 Nguyên tắc của một xã hội bền vững

 Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng

 Cải thiện chất lượng cuộc sống con người

 Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của loài

 Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên

 Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất

 Thay đổi thái độ và thói quen sống theo hướng đạo đức môi trường

 Các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình

 Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho phát triển và bảo vệ môi trường

 Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu

1.5.5 Môi trường hay phát triển

Trong lịch sử phát triển của các quốc gia, đã có một thời, nhất là sau cuộc cáchmạng công nghiệp, phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, lấn át tất cả những yếu tốkhác của sự phát triển: xã hội, văn hoá, môi trường, quyền con người, v.v Thậm chí, khuynh hướng "phát triển với bất cứ giá nào", phát triển tự phát đã trở nênthịnh hành, gây ra những hậu quả hết sức tai hại cho cả môi trường lẫn xã hội, vănhoá

Ngay cả trong thời điểm hiện nay, khi mà cuộc chạy đua phát triển giữa cácquốc gia, giữa các khu vực kinh tế của thế giới đang diễn ra ngày càng gay gắt, khốc

Trang 11

liệt, thì khuynh hướng "phát triển với bất cứ giá nào" vẫn được tôn sùng trên thực

tế, đặc biệt là ở các nước đang phải đối đầu với nghèo đói, lạc hậu, kinh tế chậm pháttriển Trong bối cảnh đó, người ta dễ có khuynh hướng hi sinh môi trường và các yếu

tố khác cho phát triển kinh tế Những người quá sốt ruột trước tình trạng lạc hậu,kém phát triển của nước mình thường lập luận rằng "cứ phát triển kinh tế đã rồi sẽtính sau" Kết quả là môi trường bị suy thoái làm cho cơ sở của phát triển bị thu hẹp;tài nguyên của môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng, trong điều kiện dân

số ngày càng tăng lên, chính là nguyên nhân gây nên sự nghèo khó, cùng cực của conngười Tấn thảm kịch ở một số nước châu Phi (như Xômali, Êtiopia, Uganda, Ruanđa,v.v ) là một bằng chứng cho sự "ô nhiễm do nghèo đói" (Pollution of Poverty) ở cácnước đang phát triển

Ngược lại với khuynh hướng trên là khuynh hướng "tăng trưởng bằng

không hoặc âm" (Zero or Negative Growth) để bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu

hạn, hoặc "chủ nghĩa bảo vệ" chủ trương không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học để bảo vệ chúng: hay "chủ nghĩa bảo tồn" (Conservationism) chủ trương

không đụng chạm vào thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được điều tra, nghiêncứu đầy đủ Tất cả những khuynh hướng, quan điểm trên đều là không tưởng, đặc biệtđối với các nước đang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơbản cho mọi hoạt động phát triển của con người

Lý thuyết không tưởng về "đình chỉ phát triển" thường xuất hiện ở các nướcphát triển, bởi vì trước đây và ngay cả hiện nay phần lớn các nguồn tài nguyên củacác nước đang phát triển bị khai thác lạm dụng, tiêu thụ quá mức để phục vụ chocác lợi ích của các nước công nghiệp hoá phát triển và chính tại đây lại xảy ra hiện

tượng "ô nhiễm do giàu có" (Pollution of affluence).

Như vậy, tình trạng thiếu lương thực, nước uống, nhà ở, thuốc men, vệ sinh,nghèo đói, mù chữ, thiên tai ở các nước đang phát triển, hay nói cách khác là hiệntượng "ô nhiễm do nghèo đói" một phần bắt nguồn từ "ô nhiễm do giàu có"

Trang 12

Qua đó ta thấy phát triển và môi trường không phải là hai vế luôn luôn đốikháng và mẫu thuẫn nhau theo kiểu loại trừ, có cái này thì không có cái kia Do đó,không thể chấp nhận cách đặt vấn đề "phát triển hay môi trường", mà phải đặtvấn đề "phát triển và môi trường", nghĩa là phải lựa chọn và coi trọng cả hai, không

hy sinh cái này vì cái kia

Trang 13

2 CÁC CÔNG CỤ MỆNH LỆNH KIỂM SOÁT(CÔNG CỤ PHÁP LÝ) ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

2.1 Các công cụ mệnh lệnh kiểm soát được sử dụng ở Việt Nam

2.1.1 Luật pháp bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ tám, thông qua ngày 29/11/2005; được Chủ tịchNước ký Lệnh số 29/2005/L/CTN ngày 12/12/2005 về công bố Luật; có hiệu lực thihành từ ngày 01/07/2006, thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 Luật Bảo vệMôi trường 2005 có 15 chương, 136 điều So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993tăng 8 chương, 81 điều

Ngoài ra còn nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến môi trường đãđược ban hành như:

- Luật bảo vệ sức khỏe cho nhân dân (1989)

- Pháp lệnh về thu thuế tài nguyên (1989)

- Pháp lệnh bảo vệ đê điều (1989)

- Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991)

- Luật đất đai (1993)

- Luật dầu khí (1993)

- Luật khoáng sản (1996)

- Luật tài nguyên nước (1998)

- Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ (1996)

- Pháp lệnh thú y (1993)

- Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (1993)

Trang 14

Các luật và pháp lệnh này đã góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh các hành vicủa các tổ chức, cá nhân trong hoạt động BVMT ở Việt Nam.

Sau khi ban hành Luật bảo vệ môi trường, các văn bản dưới Luật như Nghị định,Quyết định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn v.v đã được ban hành:

1 Nghị định số 80/2006/NĐCP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thihành một số nội dung của Luật Bảo vệ Môi trường;

2 Nghị định số 81/2006/NĐCP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

3 Công văn số 3148/KGVX, ngày 16/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtChương trình Quốc gia nhằm loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn;

4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 845/TTg, ngày 22/12/1995 phê duyệt “Kếhoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam”;

5 Chỉ thị số 359/TTg, ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về “Những biệnpháp cấp bách bảo vệ và phát triển động vật hoang dã”

6 Quyết định số 1806-QĐ/MTg, ngày 31/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Côngnghệ và Môi trường về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồngthẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường;

7 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môitrường Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường

và cam kết bảo vệ môi trường

8 Thông tư số 1420-MTg, ngày 16/11/1994, của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường, hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các

cơ sở đang hoạt động;

Trang 15

9 Thông tư số 175-MTg, ngày 3/4/1995, của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườnghướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự ánđầu tư trực tiếp nước ngoài;

10 Thông tư số 276-TT/MTg, ngày 6/3/1997, của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường, hướng dẫn về kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinhdoanh sau khi có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường;

11 Thông tư số 1477-MTg, ngày 12/12/1994, của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường, hướng dẫn tổ chức, quyền hạn và phạm vi hoạt động của Thanh tra về bảo vệmôi trường

12 Thông tư 2433/TT-KCM, ngày 3/10/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường, hướng dẫn thi hành Nghị định 26/CP của Chính phủ (26/4/1996) quy định xửphạt vi phạm hành chính về môi trường;

13 Quyết định số 26/CP, ngày 25/3/1995, của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;

14 Chỉ thị số 199-TTg, ngày 3/4/1997, của Thủ tướng Chính phủ về những biện phápcấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp vàThông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD, ngày 17/10/1997 của BộKhoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng, hướng dẫn thực hiện chỉ thị số1999-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

15 Công văn số 4527-ĐTr, ngày 8/6/1996, của Bộ Y tế, hướng dẫn xử lý chất thải rắntrong bệnh viện;

16 Chỉ thị số 200-TTg, ngày 29/4/1994, của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo nướcsạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn;

17 Thông tư số 1350-TT/KC, ngày 2/8/1995, của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 02-CP, ngày 5/1/1995, của Chính phủ đốivới hàng hóa là hóa chất độc mạnh, chất phóng xạ, phế liệu, phế thải kim loại và phế

Trang 16

liệu, phế thải có hóa chất độc hại và một số loại vật tư kỹ thuật cao cấp kinh doanh cóđiều kiện ở thị trường Việt Nam;

18 Thông tư số 3370-TT/MTg, ngày 22/12/1995, của Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường, hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố môi trường do cháy nổ xăng dầu;

19 Thông tư số 2262-TT/MTg, ngày 29/12/1995, của Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường, hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu;

20 Công văn số 2592-MTg, ngày 12/11/1996, của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường, về việc kiểm soát ô nhiễm biển từ các phương tiện giao thông thủy;

21 Thông tư số 2781-TT/KCM, ngày 3/12/1996, của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường, hướng dẫn về thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môitrường cho các cơ sở công nghiệp;

22 Quyết định số 395/1998/QĐ-BKHCNMT, ngày 10/4/1998, của Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường, về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìmkiếm thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và cácdịch vụ có liênn quan;

23 Quyết định số 2242 QĐ/KHKT-PC, ngày 12/9/1997, của Bộ trưởng Bộ giao thôngvận tải, ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong ngành giao thông vận tải;

24 Chỉ thị số 487-TTg, ngày 30/7/1996, của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản

lý Nhà nước đối với tài nguyên nước;

25 Thông tư liên tịch số 11/1997/TTLT-NN-CN, ngày 8/11/1997, của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công nghiệp hướng dẫn quản lý Nhà nước đốivới tài nguyên nước dưới đất

26 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành Quy chế BVMT ngành xâydựng, số 29/1999/QĐ-BXD, ngày 22/10/1999

Trang 17

2.1.2 Các tiêu chuẩn môi trường

“Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy địnhdùng làm căn cứ để quản lý môi trường” (Luật môi trường)

Đến năm 1997, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành được trên

200 TCVN về môi trường, trong đó có 9 TCVN về chất lượng môi trường xung quanh,

9 tiêu chuẩn thải, 153 về tiêu chuẩn phương pháp thử, đánh giá xác định các chỉ tiêuchất lượng môi trường, chất ô nhiễm, 29 tiêu chuẩn chung khác Hệ thống tiêu chuẩnViệt Nam về môi trường là một phần quan trọng của hệ thống luật pháp của Nhà nước

về bảo vệ môi trường

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cùng với Cục Bảo vệ môi trường(Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp chấp nhận một số tiêu chuẩn của bộ ISO

14000 và ban hành thành Tiêu chuẩn Việt Nam, thúc đẩy mạnh mẽ sự hòa nhập tronglĩnh vực môi trường với khu vực và thế giới

2.1.2.1 Các dạng tiêu chuẩn môi trường

 Tiêu chuẩn môi trường xung quanh : quy định đặc tính của môi trườn tiếp nhận,

ví dụ như nồng độ tối đa của các hợp chất nitrat trong nước uống, hay của SO2

trong bầu không khí hoặc mức độ ồn tối đa trong các khu dân cư Các tiêuchuẩn này hình thành các mục tiêu môi trường cần đạt được bằng các công cụchính sách khác nhau

 Tiêu chuẩn phát thải: là mức tối đa được phép xả thải các chất ô nhiễm ô nhiễm

ra môi trường, ví dụ như mức BOD tối đa được xả vào nước Một hình thức đặctrưng của tiêu chuẩn phát thải là việc cấm không được sử dụng hay thải ra mộtchất thải nào đó, thông thường là một chất độc

 Tiêu chuẩn quy trình: quy định hình thức của quá trình sản xuất hoặc thiết bịgiảm thiểu ô nhiễm mà các cơ sở gây ô nhiễm phải lắp đặt (ví dụ như một thiết

bị lọc không khí hay một dụng cụ lọc nước nào đó)

Trang 18

 Tiêu chuẩn sản phẩm: xác định đặc tính của các sản phẩm có tiềm năng gây ônhiễm ví dụ như hóa chất, bột giặt, phân bón hóa học, ôtô và môtô, các loạinhiên liệu…

2.1.2.2 Tiêu chí xác định các tiêu chuẩn môi trường

- Tiêu chí về môi trường : xác định mức ngưỡng của môi trường tự nhiên nhằm đảmbảo lợi ích hoặc bảo vệ các hoạt động kinh tế khỏi ảnh hưởng có hại

- Tiêu chí về công nghệ: có thể dựa trên công nghệ đã có và đang được áp dụng trongmột số nhà máy và dễ dàng được chuyển giao; “ công nghệ đang có hiện thời” Tiêuchuẩn dựa trên cơ sở “ công nghệ tốt nhất đang có” - BAT

- Tiêu chí về kinh tế: Làm thế nào chi phí bỏ ra là nhỏ nhất trong điều kiện có thể.Một tiêu chuẩn lý tưởng là tiêu chuẩn mà doanh nghiệp có thể đạt được với chi phíthấp nhất

- Tiêu chí về chính trị: khi xác lập công cụ chính sách, người đưa ra quyết định phảiđối mặt với một số ràng buộc chính trị: tính công bằng, khả năng cảnh báo, đảm bảokhả năng chấp nhận được (tính khả thi), đơn giản

2.1.3 Chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường

Chính sách môi trường là những chủ trương biện pháp mang tính chiến lược, có thờiđoạn nhăm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó trong một giaiđoạn nhất định Chính sách bảo vệ môi trường được cụ thể hóa bằng luật bảo vệ môitrườn quốc gia và các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường

 Công ước bảo vệ môi trường

Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường Việt Nam đã thamgia các Công ước quốc tế về môi trường sau đây (ngày tham gia ở trong ngoặc):

1 Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế (1944)

2 Thỏa thuận về thiết lập ủy ban nghề cá Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương (1948)

Trang 19

3 Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ (1967)

4 Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi

cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988)

5 Nghị định thư bổ sung công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệtnhư là nơi cư trú của các loài chim nước, Paris, 1982

6 Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (19/10/1982)

7 Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học, vi trùng và côngviệc tiêu huỷ chúng

8 Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đedọa, 1973 (20/1/1994)

9 Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991)

10 Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980)

11 Nghị định thư chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũtrang

12 Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994)

13 Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985

14 Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994)

15 Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985 (29/9/1987)

16 Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ,

1986, IAEA (29/9/1987)

17 Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987 (26/1/1984)

• Bản bổ sung Luân Đôn cho công ước, Luân Đôn, 1990

Trang 20

20 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994)

21 Công ước về Ða dạng sinh học, 1992 (16/11/1994)

2.2 Phân tích các công cụ mệnh lệnh kiểm soát được sử dụng

2.2.1 Các điểm mạnh và điểm yếu của công cụ mệnh lệnh kiểm soát

- Công cụ thiểu tính năng động và thiếu khuyến khích về mặt kinh tế

- Xét trên phương diện chi phí công cụ này thường được chỉ trích là thiếu hiệu quả

2.2.1.2 Điểm yếu:

- Việc thực thi thường khó và yếu do những hạn chế về mặt quản lý

- Rất dễ rơi vào trường hợp thỏa thuận giữa các cơ sở gây ô nhiễm và nhà chức trách

Trang 21

2.2.2 Những biện pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý cho công cụ trong điều kiện Việt Nam hiện nay

2.2.2.1 Luật pháp về bảo vệ môi trường

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm triển khai chủ trương kinh tế hoálĩnh vực môi trường

- Cải cách hành chính, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo dõi về việc thi hành các quy định củapháp luật về kinh tế hoá lĩnh vực môi trường

- Đầu tư, cải thiện thiết bị quan trắc và các thiết bị hỗ trợ trong quá trình triển khaikinh tế hoá môi trường

2.2.2.2 Các tiêu chuẩn về môi trường

- Có những điều chỉnh các tiêu chuẩn môi trường qua thời gian để có thể chính xáchơn

- Việc tham khảo tiêu chuẩn môi trường của các nước khác phải có sự chọn lọc vànghiên cứu kĩ càng để có thể áp dụng các tiêu chuẩn đó và điều kiện của Việt Nammột cách có hiệu quả

- Tiêu chuẩn áp dụng cho từng địa phương có thể khác nhau về một vài khía cạnh để

có thể linh hoạt và phù hợp hơn nhưng không hề mất đi sự thống nhất

- Điều chỉnh các tiêu chuẩn môi trường theo chu kỳ Có thể đề xuất là 3-5 năm / lầncho phù hợp với sự thay đổi của môi trường và công nghệ

2.2.2.3 Chính sách và chiển lược bảo vệ môi trường

- Tham gia nghiêm túc và thực hiện đúng các công ước bảo vệ môi trường đã ký

- Tìm hiểu và nghiên cứu để có thể tham gia đầy đủ các công ước quốc tế về bảo vệmôi trường

Trang 22

- Tăng cường công tác nghiên cứu và từng bước triển khai áp dụng các công cụkinh tế, các công cụ hỗ trợ khác trong quản lý môi trường.

3 CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

3.1 Các công cụ kinh tế được sử dụng trong công tác quản lý môi trường ở Việt Nam

3.1.1 Thuế tài nguyên

Trước đây là loại thuế điều tiết thu nhập trong hoạt động khai thác tài nguyên Ngàynay, vì mục tiêu bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên phải được xác định nhằm hướngtới sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên Đối với các loại tài nguyên cạn kiệt, thuếphải được xác định căn cứ vào mức độ suy giảm tài nguyên

- Mục đích:

+ Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên

+ Hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng

+ Tạo nguồn thu cho ngân sách, điều hòa quyền lợi giữa các tầng lớp dân cư về sửdụng tài nguyên

- Các loại thuế tài nguyên: Thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêuthụ năng lượng, thuế khai thác khoáng sản

3.1.2 Thuế và phí môi trường

3.1.2.1 Thuế môi trường

Thuế môi trường là khoản thu vào ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạtđộng bảo vệ môi trường quốc gia, bù đắp chi phí xã hội phải bỏ ra để giải quyết cácvấn đề môi trường như: chi phí y tế, nghỉ chữa bệnh, phục hồi môi trường, phục hồi tàinguyên, xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm,… Thuế môi trường chia thành: 1-Thuế gián thu:

Trang 23

đánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất; 2-Thuế trựcthu: đánh vào lượng chất thải độc hại đối với môi trường do cơ sở sản xuất gây ra.Luật thuế bảo vệ Môi trường được Quốc hội khoá XII thông qua và ban hànhngày 15 tháng 11 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 ngày 01 năm

2012 Luật thuế BVMT quy định cụ thể danh mục 8 nhóm đối tượng phải nộp thuếBVMT gồm: xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; dung dịch Hydor- choloro- fluoro-carbon (HCFC); túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sửdụng; thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc bảo quản lâm sản thuộc loạihạn chế sử dụng; thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

- Căn cứ tính thuế: là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối

- Phương pháp tính thuế: Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượngđơn vị hàng hóa chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hànghóa

+ Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau: Đối với hàng hóa sảnxuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra,trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho; đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hànghóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu

+ Mức thuế tuyệt đối để tính thuế được xác định không phụ thuộc vào giá của sảnphẩm chịu thuế mà cân nhắc dựa trên mức độ gây ô nhiễm môi trường của sảnphẩm thuộc diện chịu thuế, nhằm đơn giản, minh bạch trong thực hiện, bảo đảm ổnđịnh số thu NSNN (không phụ thuộc vào sự biến động của giá cả)

Các mức thuế tuyệt đối tối thiểu và tối đa được xây dựng theo nguyên tắc phânbiệt theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường hoặc chi phí khắc phục hậu quả do

sử dụng hàng hóa gây ra Ngoài ra, Biểu khung thuế này còn căn cứ vào mức thuhiện hành đối với phí BVMT Cụ thể là, mức thu phí BVMT đối với xăng, dầu đãđược ban hành và triển khai thực hiện trước đó theo Nghị định số 78/2000/NĐ-CPngày 26 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về phí xăng, dầu Theo Nghị

Trang 24

định này, đối tượng chịu thuế là các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng, dầu (nhưnhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu) có nghĩa vụ kê khai, nộp phí theo quyđịnh của pháp luật Mức thu phí theo Nghị định này, đối với xăng là 500 đồng/lít;đối với dầu diezel là 300 đồng/lít và dầu hỏa, dầu mazut và dầu mỡ chưa bị thu phí.

Bảng 1 Mức thuế áp dụng đối với từng nhóm hàng hóa

tính

Mức thuế (đ/1 đv hàng hóa)

V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500-2.000

VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000

VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế

Trang 25

đã thực hiện thu phí BVMT đối với nước thải, chất thải rắn và phí BVMT đối với khaithác khoáng sản.

a Phí BVMT đối với nước thải:

Phí BVMT đối với nước thải được thực hiện bắt đầu từ năm 2003 với mục tiêuhuy động đóng góp tài chính để khôi phục môi trường và khuyến khích giảmthiểu việc xả chất ô nhiễm vào môi trường, sử dụng nguồn nước sạch một cách hiệuquả Phí BVMT đối với nước thải chia thành 2 loại phí là: phí BVMT đối với nướcthải sinh hoạt, phí BVMT đối với nước thải công nghiệp và được quy định trongcác văn bản sau:

Trang 26

- Nghị định 67/ND-CP về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đượcthủ tướng Chính phủ kí ban hành từ giữa tháng 6 năm 2003 và có hiệu lực từngày 1/1/2004.

- Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn thực hiện

Nghị định 67 giúp các địa phương áp dụng ngay trong năm đầu tiên

- Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT sửa đổi, bổ sung

Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT

- Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 8/1/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định 67/2003/ND-CP

Nghị định 67/2003/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 là công cụ kinh

tế đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và thể hiện một bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lý môi

trường ở Việt Nam

Tuy nhiên sau 6 năm thực hiện, phí BVMT đối với nước thải vẫn còn bộc lộnhiều bất cập mặc dù đã đạt được những kết quả khá tích cực nhưng quá trình thu

và nộp phí nước thải ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn Số phí thu đượcthấp hơn nhiều so với số phí ước tính ban đầu; nhiều doanh nghiệp không chấp hànhcác quy định quản lý môi trường và nộp phí nước thải, tình trạng ô nhiễm môitrường do nước thải gây ra ngày càng trầm trọng

Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt:

Việc thu phí nước thải sinh hoạt đã được thực hiện vào thời gian đầu năm

2004, nhưng quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn Trước khi Nghị định số88/2007/NĐ-CP ra đời, việc thu phí nước thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn trongcách thu cũng như quản lý số tiền thu được Tuy nhiên sau khi ban hành Nghị định số88/2007/NĐ-CP, việc thu phí nước thải sinh hoạt đã đạt nhiều thành tựu đáng kể,

Trang 27

tỷ lệ thu phí nước thải đạt cao, đặc biệt là các thành phố lớn trong cả nước, tỷ lệ đạttrên 85% 1 Đây là một Nghị định quan trọng góp phần thành công trong việc thu vàquản lý phí nước thải sinh hoạt hiện nay, góp phần thực hiện tốt quá trình kinh tếhóa trong lĩnh vực nước (nước thải), cụ thể là nước thải sinh hoạt Số phí nước thảisinh hoạt thu được lên đến 90%, đặc biệt mức thu cao nhất trong cả nước là thànhphố HCM, Hải Phòng và một số thành phố lớn khác.

Hải Phòng là thành phố có tỷ lệ thu phí nước thải sinh hoạt cao: Theo báo cáocủa sở TNMT Hải Phòng, năm 2009 thành phố đã thu được 3 tỷ đồng với mức thuphí 200 VNĐ/m3

Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp:

Mặc dù quy định về việc thu phí nước thải công nghiệp được nhà nước banhành Nghị định 67/2003/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 nhưng trongquá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, vì thế hiệu quả thu phí nước thải công nghiệpcòn rất thấp, các nhà quản lý còn lúng túng trong cách thu và tính phí, các doanhnghiệp tìm cách trốn tránh và nợ phí Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môitrường, trước năm 2008 tỷ lệ thu phí nước thải công nghiệp trên cả nước đạt từ 15%đến 20% Theo báo cáo sơ bộ của Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môitrường, ượng phí nước thải thu được, được chuyển về trung ương (Quỹ Bảo vệMôi trường Việt Nam) đã được 3 lần với tổng số khoảng 40,76 tỷ đồng, Cụ thể:

Bảng 2 Tổng nguồn thu từ phí nước thải được chuyển về

Quỹ Bảo vệ Môi trường 2

Năm Tổng lượng phí được chuyển về Trung ương

(Quỹ BVMT Việt Nam)

1 Tổng cục Môi trường, 2009

2 Cục Kiểm soát Ô nhiễm- Tổng cục Môi trường, 2010, Báo cáo thực trạng triển khai công tác thu phí

Trang 28

số phí ước tính ban đầu; nhiều doanh nghiệp không chấp hành các quy địnhquản lý môi trường và nộp phí nước thải, tình trạng ô nhiễm môi trường donước thải gây ra ngày càng trầm trọng Năm 2005, thu từ phí nước thải cả nướcchỉ có khoảng 75 tỷ đồng (12 triệu USD) trong khi cả nước có tới 300.000 doanhnghiệp với một tỷ lệ lớn không đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.3

Làm thế nào để nâng cao kết quả và hiệu quả công tác thu, nộp phí nước thải,qua đó giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang là câu hỏi được đặt ra đốivới cơ quan quản lý môi trường của Việt Nam

Đến nay, các ngành chức năng vẫn chưa có một báo cáo hoặc thống kê cụ thểxác định rõ lượng phí nước thải thu được sau khi Nghị định 67/2003/NĐ-CP có hiệulực, tại các địa phương, đặc biệt là các địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chếxuất không có báo cáo hàng năm về lượng phí thu được từ nước thải công nghiệp.Mức thu phí nước thải quá thấp như hiện nay (thấp hơn 30 lần so với các nước pháttriển) chưa thực sự gây áp lực đối với các doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệmôi trường Theo Báo cáo của Chi cục BVMT Hà Nội, từ năm 2007 đến 2009 Chicục nhận được hơn 300 tờ khai về phí BVMT đối với nước thải công nghiệp và đã

3 Viện Chiến lược, Chính sách, Tài nguyên và môi trường, Kinh tế hoá để tăng đóng góp của ngành Tài

Trang 29

thực hiện thẩm định số phí BVMT cho các cơ sở đã nộp tờ khai Tổng số cơ sở đãđược thẩm định là 82 cơ sở và tổng số phí đã thẩm định và gửi thông báo nộp phí năm

2009 gần 870 triệu đồng, nhưng Quỹ BVMT chỉ thu được chưa tới 520 triệu đồng,như vậy số phí thu được chỉ đạt xấp xỉ 60% so với số phí đã thẩm định Tại TP

Hồ Chí Minh sau gần 6 năm thực hiện đã thu phí nước thải sinh hoạt nộp ngân sáchgần 560 tỷ đồng Trong khi đó số tiền thu phí nước thải công nghiệp từ năm 2004đến nay không đáng kể Bình quân mỗi năm Chi cục thu hơn 4 tỷ đồng, cao nhất lànăm 2009 thu được 9,3 tỷ đồng tiền phí BVMT đối với nước thải công nghiệp TPHCM có hơn 30.000 cơ sở, doanh nghiệp phải nộp phí BVMT nhưng chỉ có 958doanh nghiệp đóng phí, số còn lại không trả hoặc nợ dây dưa Tại thành phố HảiPhòng, Sở TNMT cho biết trong năm 2009 Sở đã tập huấn hơn 300 doanh nghiệpnhưng số doanh nghiệp thực hiện kê khai nộp phí mới khoảng 100 đơn vị.4

b Phí BVMT đối với chất thải rắn:

Phí BVMT đối với CTR được triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2007 vàđược quy định cụ thể trong các văn bản sau:

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 11 năm

2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 9 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tàichính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP

Theo đó, đối tượng chịu phí BVMT là chất thải rắn thông thường và chấtthải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc cáchoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân,

hộ gia đình) Mức phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường phátthải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp,

4 Đăng Tuyên, 2010, Phí BVMT đối với nước thải ở Việt Nam, thực trạng và một số kiến nghị, Tạp chí

Tài nguyên và Môi trường số 9 (95) tháng 5/2010

Trang 30

làng nghề dưới 40.000 đồng/ tấn; đối với chất thải rắn nguy hại dưới 6.000.0000đồng/tấn.

Phí BVMT đối với chất thải rắn là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, đượcquản lý, sử dụng như sau:

- Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trangtrải chi phí cho việc thu phí

- Phần còn lại là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (một trăm phầntrăm) để chi dùng cho các nội dung sau đây: chi phí cho việc xử lý chất thải rắnđảm bảo tiêu chuẩn môi trường, hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, đầu tưxây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng côngnghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn

Căn cứ vào các quy định của pháp luật và điều kiện thực tế về xử lý, tiêu hủyCTR ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ xâydựng mức thu phí áp dụng đối với từng loại CTR ở từng địa bàn, từng loại đốitượng nộp phí tại địa phương và xác định việc quản lý, sử dụng tiền phí cho phù hợp

để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định Số phí thu được một phần để lại cho cơquan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí; phần còn lại dongân sách địa phương hưởng 100% để chi phí cho việc xử lý CTR đảm bảo tiêuchuẩn môi trường như: đốt, khử khuẩn, trung hóa, chôn lấp hợp vệ sinh ; chi hỗ trợcho việc phân loại CTR, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng caonhận thức của nhân dân trong việc phân loại CTR ngay tại nguồn; chi hỗ trợ đầu tưxây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý CTR, sử dụng công nghệ tái chế, tái sửdụng, xử lý và tiêu hủy CTR

Hiện nay, ở một số đô thị đã triển khai thực hiện thu phí BVMT đối vớichất thải rắn căn cứ Nghị định 174/2007/NĐ-CP và Thông tư 39/2008/TT-BTC vềphí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương đã xây dựng và ban hành mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải

Ngày đăng: 07/06/2016, 14:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kim Anh, 2010, Đấu giá chứng nhận giảm phát thải mỏ Rạng Đông, htt p://daukh i . viet n a mnet.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đấu giá chứng nhận giảm phát thải mỏ Rạng Đông
2. Báo cáo 16/BC-CP ngày 15/10/2010, Báo cáo trình Quốc Hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2010 và dự toán Ngân sách Nhà nước năm2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo trình Quốc Hội về tình hình thựchiện ngân sách nhà nước năm 2010 và dự toán Ngân sách Nhà nước năm
4. Bùi Quang Bình, 2010, Cứu môi trường vùng khai khoáng,http://www. d m tcvn . c o m /news_detail.asp?nid=1&new = 131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cứu môi trường vùng khai khoáng
8. Lưu Đức Hải, 2006, Cẩm nang quản lý môi trường, Nhà xuất bản giáo dục 9. Vũ Thu Hạnh, 2007, Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường, Tạp chí khoa học pháp lý số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang quản lý môi trường", Nhà xuất bản giáo dục9. Vũ Thu Hạnh, 2007, "Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục9. Vũ Thu Hạnh
14. Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Huy, 2010, Ô nhiễm môi trường tại Nhật Bản - trường hợp bệnh Minamata, Tạp chí môi trường số 10/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm môi trường tại Nhật Bản -trường hợp bệnh Minamata
16. Nguyễn Đăng Anh Thi, 2006, Hạch toán Quản lý môi trường – Bộ công cụ hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và môi trường, Tạp chí Bảo vệ Môi trường số 10/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ công cụ hỗtrợ doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và môi trường
17. Đăng Tuyên, 2010, Phí BVMT đối với nước thải ở Việt Nam, thực trạng và một số kiến nghị, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 9 (95) tháng 5/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phí BVMT đối với nước thải ở Việt Nam, thực trạng và mộtsố kiến nghị
23. Thúy Vân, 2010, Chi trả dịch vụ môi trường rừng, một chính sách xã hội mới, thiết thực, phù hợp với mục đích bảo vệ rừng và môi trường, Tạp chí Tài nguyên và môi trường số 12 (98) tháng 6/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi trả dịch vụ môi trường rừng, một chính sách xã hội mới,thiết thực, phù hợp với mục đích bảo vệ rừng và môi trường
25.Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường, 2010, Kinh tế hóa đã tăng đóng góp của ngành Tài nguyên và Môi trường cho nguồn thu ngân sách và GDP, http://isponr e .gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hóa đãtăng đóng góp của ngành Tài nguyên và Môi trường cho nguồn thu ngân sách vàGDP
27.Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý- Bộ Tư pháp, Trách nhiệm dân sự do hành vi gây thiệt hại về môi trường, Bản tin Luật so sánh, Số 1/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm dân sự do hành vigây thiệt hại về môi trường
3. Bộ tài nguyên và môi trường, 2008, Tài liệu Hội thảo quốc tế: Trao đổi kinh nghiệm trong phát triển, ứng phó, xử lý và khắc phục ô nhiễm sự cố tràn dầu trên biển Khác
5. Công văn của Kiểm toán nhà nước và Chi cục Bảo vệ Môi trường, 2008, Tóm tắt kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006 – 2008 Khác
6. Cục Kiểm soát Ô nhiễm- Tổng cục Môi trường, 2010, Báo cáo thực trạng triển khai công tác thu phí BVMT đối với nước thải tại Việt Nam Khác
7. Nguyễn Mậu Dũng, 2010, Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của Việt Nam và Philippines Khác
10. Liên Hiệp Quốc, 2005, Báo cáo đánh giá hệ sinh thái Thiên niên kỷ 2005 Khác
12.Phạm Hồng Mạnh, 2007, Đánh giá giá trị giải trí, du lịch của du khách trong nước đối với khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang Khác
15. Đỗ Nam Thắng, 2010, Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận lượng hóa giá trị kinh tế các vườn quốc gia phục vụ công tác quản lý và phát triển bền vững Khác
18. Nguyễn Khánh Tuyên, 2004, Đánh giá thiệt hại sức khoẻ do ô nhiễm không khí tại Hà Nội Khác
19. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2006, Báo cáo hội nghị Khoa học lần thứ 20- Đại học Bách Khoa Hà Nội, Nghiên cứu thử nghiệm hạch toán quản lý môi trường (EMA) tại công ty Machino – Việt Nam Khác
20. Trung tâm Môi trường và Phát triển Cộng đồng, 2009, Báo cáo cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí cấp nhãn xanh Việt Nam cho ba nhóm sản phẩm: xà phòng, bóng đèn compact, bao bì Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w