1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế môi trường nguyễn thanh sơn

24 476 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 247 KB

Nội dung

Trong hệ thống quản lý của Nhà nước đối với xã hội, quản lý môi trường là môtlĩnh vực cụ thể và có thể được hiểu theo khái niệm sau:”Quản lý môi trường là sự tácđộng liên tục, có tổ chức

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG I 2

CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2

1.1 Khái lược về quản lý môi trường: 2

1.1.1 Khái niệm về quản lý môi trường: 2

1.1.2 Hệ thống công cụ quản lý môi trường: 3

1.2 Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát(CAC) 4

1.2.1 Đặc điểm, nội dung, bản chất của công cụ mệnh lệnh – kiểm soát 4

1.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của công cụ mệnh lệnh – kiểm soát 6

1.3 Công cụ kinh tế 7

1.3.1 Thuế tài nguyên 7

1.3.2 Thuế và phí môi trường 8

1.3.3 Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường (cota ô nhiễm) 9

1.3.4 Hệ thống đặt cọc hoàn trả 10

1.3.5 Ký quỹ môi trường 11

1.3.6 Trợ cấp môi trường 12

1.3.7 Nhãn sinh thái 13

1.3.8 Quỹ môi trường 13

CHƯƠNG II 15

CÁC CÔNG CỤ MỆNH LỆNH – KIỂM SOÁT VÀ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 15

2.1 Công cụ CAC trong quản lý môi trường tại Việt Nam 15

2.1.1 Tình hình áp dụng công cụ mệnh lệnh – kiểm soát ở Việt Nam 15

2.1.2 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công cụ mệnh lệnh – kiểm soát 15

2.2 Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại Việt Nam 16

2.2.1 Tình hình áp dụng công cụ kinh tế ở Việt Nam 16

2.2.2 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công cụ kinh tế 18

2.2.3 Bốn nguyên tắc sử dụng công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường ở Việt Nam 20

TÀI LI U THAM KH OỆU THAM KHẢO ẢO 23

Trang 3

CHƯƠNG I.

CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1.1 Khái lược về quản lý môi trường:

Điều 1- luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về môi trường nhưsau:”môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mậtthiết với nhau, bao quanh con người ,có ảnh hưởng lớn đến đời sống ,sản xuất ,sự tồn tại

và phát triển của con người và thiên nhiên”

Như vậy, môi trường bao hàm các mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tốnhân tạo bao quanh con người và những yếu tố đó có ảnh hưởng rất lớn đến con người ởnhiều mặt khác nhau

Quan niệm như vậy về môi trường thực sự sai lầm và thiếu sót lớn bởi vì thực tếcho thấy môi trưng có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại Môitrường tự nhiên không là nguồn cung cấp nguyên liệu thô mà còn là nơi chứa chất thảiđồng thời cũng là nơi cung cấp các ngoại ứng tích cực cho con người như cảnh quan dulịch,các di tích lịch sử,…

Do đó, cần phải nhìn nhận hệ thống kinh tế trên quan điểm mới mà ở đó môitrường tự nhiên được đề cập đến với đúng vai trò quan trọng của nó

Theo quan niệm truyền thống về hệ thống kinh tế, vai trò của môi trường tự nhiênkhông được đề cập đến Quan niệm này đã sai lầm khi không coi môi trường là thành tốtrong hệ thống kinh tế

1.1.1 Khái niệm về quản lý môi trường:

Trước hết, chúng ta hãy xét khái niệm về quản lý:”Quản lý là sự tác động của mộtchủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biếnđộng của mổi trường.”

Một cách cụ thể hơn, quản lý bao gồm một chủ thể quản lý và một hoặc một số đốitượng bị quản lý theo mục tiêu và quỹ đạo đã đặt ra

Quản lý Nhà nước đối với xã hội là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực Nhànước đối với các quá trình xã hội, các hành vi, hoạt động của công dân và mọi tổ chứctrong xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triểnquyền lực Nhà nước

Trong hệ thống quản lý của Nhà nước đối với xã hội, quản lý môi trường là môtlĩnh vực cụ thể và có thể được hiểu theo khái niệm sau:”Quản lý môi trường là sự tácđộng liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặccộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và kháchthể quản lý môi trường , sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạtđược mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành”

Sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trườngchính là việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản lý môi trường nhằm phối hợp

Trang 4

mục tiêu và các động lực hoạt động cuả mọi người nằm trong hệ thống môi trường để đạttới mục tiêu chung của hệ thống môi trường.

Viêc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống là việc sử dụng cóhiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài của hệ thống môi trường trong điều kiệntương tác với các hệ thống khác, chấp nhận các rủi ro có thể xẩy ra cho hệ thống

Việc tuân thủ luật pháp và các thông lệ hiên hành là việc tiến hành các hoạt độngphát triển theo đúng những điều mà luật pháp trong nước và quốc tế không cấm, nhữngcông ước mà thế giới đã thoả thuận

Mục tiêu chung, lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm góp phầntạo lập sự phát triển bền vững

Thực chất của quản lý môi trường chính là sự kết hợp mọi sự nổ lực chung củacon người hoạt động trong hệ thống môi trường và việc sử dụng tốt các cơ sở vật chất và

kỹ thuật thuộc phạm vi sở hữu của hệ thống môI trường để đạt tới mục tiêu chung củatoàn hệ thống và mục tiêu riêng của cá nhân hoặc nhóm người một cách khôn khéo và cóhiệu quả nhất

Xét về bản chất kinh tế-xã hội, quản lý môitrường là các hoạt động chủ quan củachủ thể quản lý vì mục tiêu lợi Ých của hệ thống,bảo đảm cho hệ thống môitrường tồn tạihoạt động và phát triển lâu dài cân bằng và ổn định vì lợi Ých về vật chất và tinh thần củathế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau, vì lợi Ých của cá nhân, cộng đồng, địa phương,vùng, quốc gia,khu vực và quốc tế

Với vai trò là một lĩnh vực của quản lý Nhà nước, các hoạt động của tác quản lýmôi trường được quy định cụ thể trong điều 37 lựât bảo vệ môi trường Việt Nam

Nói tóm lại, sự ra đời của công tác quản lý môi trường là một tất yếu khách quancủa quá trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng hiện đại mà ở đó mục tiêu tăng trưởngkinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường luôn được đề cập đến như nhau

1.1.2 Hệ thống công cụ quản lý môi trường:

Như các lĩnh vực khác trong hệ thống quản lý Nhà nước, quản lý môi trường đòiphải có các công cụ quản lý để thực hiện việc quản lý Công cụ quản lý môi trường là cácbiện pháp và phương tiện giúp cho việc thực hiện các nội dung của quản lý môi trườngđược tốt hơn Thông qua các chính sách, các nhà quản lý môi trường có thể đạt được cácmục tiêu về kiểm soát ô nhiểm và quản lý chất thải

Công cụ quản lý môi trường bao gồm nhiều loại nhưng trên giác độ kinh tế vàquản lý môi trường về mặt Nhà nước, hệ thống này gồm các loại công cụ chủ yêu sau:

- Công cụ pháp lý

- Công cô kinh tế

- Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường

Trong phạm vi bài tiểu luận chỉ nêu công cụ mệnh lệnh – kiểm soát và công cụkinh tế

Trang 5

1.2 Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát(CAC)

1.2.1 Đặc điểm, nội dung, bản chất của công cụ mệnh lệnh – kiểm soát

Công cụ mệnh lệnh - kiểm soát hay còn gọi là công cụ pháp lý Đây là công cụquản lý trực tiếp và được sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và làcông cụ được nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ

Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát gồm 2 khía cạnh: Khía cạnh chỉ huy và kiểm soát,theo nguyên tắc là một bên đưa ra yêu cầu mệnh lệnh hay chỉ huy đồng thời họ cũng cótrách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành hay tuân thủ các yêu cầu đã được đặt ra

Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốcgia, các văn bản khác dưới luật (pháp lệnh, nghị định, qui định, các tiêu chuẩn môitrường, giấy phép môi trường ), các kế hoạch, chiến lược và chính sách môi trường quốcgia, các ngành kinh tế và các địa phương:

- Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điềuchỉnh mỗi quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngănchặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoàiphạm vi sử dụng của quốc gia Cho đến nay đã có hàng nghìn văn bản luật quốc tế về môitrường mà Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn bản trong số đó Pháp luật quốc tế vềbảo vệ môi trường do nhiều nước ký kết hoặc tham gia không có hiệu lực trực tiếp trênlãnh thổ quốc gia cụ thể Muốn thi hành trên lãnh thổ nào đó, các qui phạm của Luật quốc

tế về bảo vệ môi trường cần phải được chuyển hóa thành quy phạm pháp luật quốc gia,nghĩa là Nhà nước phải phê chuẩn các văn bản này

- Luật môi trường quốc gia là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắcpháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể sửdụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp cácphương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sốngcủa con người Hệ thống luật bảo vệ môi trường của một quốc gia thường gồm luật chung

và luật sử dụng hợp lý các thành phần môi trường hoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở mộtđịa phương, một ngành

- Ở Việt Nam, luật bảo vệ môi trường 2005 là luật bảo vệ môi trường mới nhấtđược quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày29/11/2005, ban hành theo Quyết định số 52/2005/QH11 Nhiều khía cạnh bảo vệ môitrường cũng được đề cập trong các văn bản pháp luật khác (gọi là luật về các thành phầnmôi trường) như Luật khoáng sản, Luật phát triển và bảo vệ rừng, Luật dầu khí, Luậthàng hải, Luật lao động, Luật đất đai, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật tài nguyênnước, Pháp lệnh đê điều, Pháp lệnh về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Pháp lệnh về bảo vệcác công trình giao thông…

- Quy định là những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa hoặc hướng dẫn thực hiệncác nội dung của luật Quy định có thể do Chính phủ trung ương hay địa phương, do cơquan hành pháp hay lập pháp ban hành

- Quy chế là các quy định về thể lệ tổ chức quản lý bảo vệ môi trường, chẳng hạnnhư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, Bộ, Sở khoa học công

Trang 6

- Tiêu chuẩn môi trường là các chuẩn mực giới hạn cho phép được quy định làmcăn cứ để quản lý môi trường Tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự pháttriển bền vững của mỗi quốc gia Việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường một mặt dựa trêncác quy định đã được kiểm nghiệm thực tế, mặt khác phải có nhiều căn cứ khoa học,nhằm đảm bảo cho tiêu chuẩn môi trường phù hợp với nhu cầu bảo vệ sinh thái, đồngthời khả thi về mặt kinh tế, xã hội Hệ thống tiêu chuẩn môi trường phản ảnh trình độkhoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế xã hội có tính đến dự báo pháttriển Các dạng tiêu chuẩn môi trường:

+ Tiêu chuẩn môi trường xung quanh: Qui định đặc tính của môi trường tiếpnhận, ví dụ như nồng độ tối đa của hợp chất nitrat trong nước uống, hay SO2 trong bầukhông khí, hoặc mức độ tối đa trong khu dân cư Các tiêu chuẩn này hình thành các mụctiêu môi trường cần đạt được bằng các công cụ chính sách khác nhau;

+ Tiêu chuẩn phát thải: Là mức tối đa cho phép xả thải các chất ô nhiễm ra môitrường, ví dụ mức BOD tối đa được xả vào nước hoặc mức SOx tối đa được thải vàokhông khí của một cơ sở sản xuất công nghiệp Một hình thức đặc biệt của tiêu chuẩnphát thải đó là việc cấm không được sử dụng hay thải ra một chất nào đó, thông thường làchất độc;

+ Tiêu chuẩn quy trình: Qui định hình thức của quá trình sản xuất hoặc thiết bịgiảm thiểu ô nhiễm mà các cơ sở ô nhiễm phải lắp đặt (ví dụ như thiết bị lọc không khíhay một dụng cụ lọc nước nào đó);

+ Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đặc tính của các sản phẩm có tiềm năng gây ônhiễm ví dụ như hóa chất, bột giặt, phân bón hóa học, ôtô và moto, các loại nhiên liệu…

Có 4 tiêu chí xác định các tiêu chuẩn môi trường đó là tiêu chí môi trường, tiêu chícông nghệ, tiêu chí kinh tế, tiêu chí chính trị

+ Tiêu chí môi trường: Xác định mức ngưỡng của môi trường tự nhiên nhằm đảmbảo lợi ích hoặc bảo vệ các hoạt động kinh tế khỏi tác động có hại;

+ Tiêu chí về công nghệ: Tiêu chuẩn có thể dựa trên công nghệ đã có và đangđược áp dụng trong một số nhà máy và dễ dàng được chuyển giao công nghệ đang cóhiện thời; tiêu chuẩn dựa trên cơ sở công nghệ tốt nhất đang có;

+ Tiêu chí về kinh tế: Làm thế nào chi phí bỏ ra là nhỏ nhất trong điều kiện có thể;một tiêu chuẩn lý tưởng là tiêu chuẩn mà doanh nghiệp có thể đạt được với chi phí thấpnhất;

+ Tiêu chí về chính trị: Khi xác lập công cụ chính sách, người ta đưa ra quyết địnhphải đối mặt với một số ràng buộc về chính trị như: tính công bằng, khả năng cảnh báo,đảm bảo khả năng chấp nhận được và đơn giản

- Chính sách bảo vệ môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiếnlược, có thời hạn nhằm giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó trong mộtgiai đoạn nhất định Chính sách bảo vệ môi trường giải quyết những vấn đề chung nhất

về quan điểm quản lý môi trường, về các mục tiêu môi trường cơ bản cần giải quyết trongmột giai đoạn dài 10 - 15 năm và các định hướng lớn thực hiện mục tiêu, chú trọng việchuy động nguồn lực cân đối với mục tiêu về bảo vệ môi trường

Trang 7

Chính sách bảo vệ môi trường phải được xây dựng đồng thời với chính sách pháttriển kinh tế - xã hội Chức năng quan trọng nhất của chính sách môi trường là tạo điềukiện gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững vào hoạt động phát triển của từng ngành,từng vùng tạo liên kết giữa các ngành và các cấp trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệmôi trường.

- Chiến lược bảo vệ môi trường cụ thể hóa chính sách ở một mức độ nhất định.Chiến lược xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sách xác định vàcác nguồn lực để thực hiện chúng; trên cơ sở lựa chọn các mục tiêu khả thi, xác địnhphương hướng, biện pháp thực hiện mục tiêu

- Công cụ đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường được sửdụng để phòng ngừa và giảm thiểu những tác động tiêu cực, phát huy các tác động tíchcực và đồng thời hỗ trợ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên qua đó làm tăngtối đa lợi ích của các dự án phát triển kinh tế - xã hội góp phần vào phát triển bền vữngcủa quốc gia

Đánh giá tác động môi trường được tiến hành khi ra quyết định về dự án, tại nhiềunước đây là điều bắt buộc và đưa vào văn bản luật Việc đánh giá này có liên quan đếnmục tiêu kinh tế của dự án và từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn

Giám sát và cưỡng chế là hai yếu tố quan trọng của công cụ này

1.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của công cụ mệnh lệnh – kiểm soát

a/ Ưu điểm:

- Đây là công cụ do nhà nước ban hành, được phổ biến, kiểm soát và giám sátthông qua nhiều cơ quan, tổ chức, do đó, nó có tính chất bắt buộc cao, yêu cầu mọi cánhân, doanh nghiệp đều phải thực hiện đúng Nếu thực hiện sai sẽ bị xử phạt Do đó, hạnchế và kiểm soát được các hoạt động liên quan đến môi trường

Có khả năng quản lý chặt chẽ các loại chất thải độc hại và các tài nguyên quý hiếmthông qua các quy định mang tính cưỡng chế cao trong thực hiện

- Công cụ mang tính thống nhất và rõ ràng nên có thể hướng dẫn các doanh nghiệpthực hiện đúng yêu cầu đối với môi trường cũng như con người xung quanh

- Các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào các bộ luật, tiêu chuẩn để có thể kiểm tralại việc làm của các tổ chức môi trường, xem họ đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụcủa mình hay chưa

b/ Nhược điểm:

- Việc thực thi thường khó và yếu do những hạn chế về mặt quản lý;

- Có thể nảy sinh các vấn đề tiêu cực trong công tác, quản lý giám sát Bới một sốdoanh nghiệp có thế lực sẽ liên kết với các cơ quan giám sát để thực hiện những hành vimang tính các nhân

- Công cụ thiếu tính năng động và thiếu khuyến khích về mặt kinh tế;

- Xét trên phương diện chi phí, công cụ này thường bị chỉ trích là thiếu hiệu quả

Trang 8

- Để có thể thực hiện công cụ này một cách hiệu quả, đòi hỏi phải có một nguồnkinh phí rất lớn trong công tác quản lý, thiết lập các cơ sở cũng như đội ngũ nguồn nhânlực.

1.3 Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế được coi là một công cụ bổ sung cho công cụ pháp lý và hiện nayđược sử dụng rộng rãi Công cụ kinh tế là phương tiện chính sách có tác dụng làm thayđổi chi phí và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường,nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy hoại môi trường

Trên thực tế công cụ quản Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường có tác độngtrực tiếp tới thu nhập hoặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằmngăn ngừa các tác động tiêu cực tới môi trường Công cụ kinh tế có thể tác động trực tiếpđến các nhà sản xuất dưới dạng thuế môi trường, lệ phí xả thải hoặc trực tiếp vào ngườitiêu thụ dưới dạng phí sử dụng Trong tất cả các trường hợp đó, công cụ kinh tế đều cómục đích chung là hạn chế số lượng chất thải phát sinh, giảm ảnh hưởng của việc tiêu thụtài nguyên và năng lượng

Công cụ kinh tế rất đa dạng gồm thuế môi trường, phí và lệ phí môi trường, quỹmôi trường, cota môi trường, ký quỹ môi trường, trợ cấp tài chính, nhãn sinh thái Mỗicông cụ kinh tế có những ưu điểm trong từng nội dung quản lý cụ thể

1.3.1 Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanhnghiệp về việc sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất Mụcđích của thuế tài nguyên là:

 Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên;

 Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng;

 Tạo nguồn thu cho ngân sách và điều hòa quyền lợi của tầng lớp dân cư về việc

Trong thực tế khi áp dụng thuế tài nguyên người ta thường phân biệt tài nguyênthành 2 loại theo mức độ xác định trữ lượng:

Trang 9

 Loại tài nguyên đã xác định trữ lượng: thuế được tính sẽ dựa trên trữ lượng địachất (hoặc trữ lượng công nghiệp) của loại tài nguyên mà doanh nghiệp đượcphép khai thác;

 Loại tài nguyên chưa xác định trữ lượng hoặc xác định chưa chính xác trữlượng: Có thể sử dụng sản lượng khai thác làm cơ sở tính thuế trong khi chờcác thăm dò địa chất về trữ lượng bổ sung

Ngoài ra, thuế tài nguyên cũng phải được áp dụng từ từ từng bước để tránh làmmất cân bằng kinh tế nên công bố thời hạn áp dụng

1.3.2 Thuế và phí môi trường

Thuế và phí môi trường được sử dụng phổ biến tại các nước công nghiệp pháttriển (OECD) từ hơn hai thập kỉ qua và đã bước đầu được áp dụng có kết quả tại cácnước Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippin

Thuế và phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào sảnphẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” Thuế và phí môi trường nhằmhai mục đích chủ yếu: Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ramôi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách Hiện tại ở nhiều nước nguồn thu từ thuếmôi trường được sử dụng cho ngân sách chung của chính phủ như các nguồn thu từ thuếkhác; còn nguồn thu từ phí môi trường sẽ được dành riêng để chi cho các hoạt động bảo

vệ môi trường như để thu gom xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm, hỗ trợ cácnạn nhân của ô nhiễm

Trên thực tế thuế và phí được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vàomục tiêu và đối tượng ô nhiễm như: thuế/phí đánh vào nguồn ô nhiễm, thuế/phí đánh vàosản phẩm gây ô nhiễm, phí đánh vào người sử dụng

 Thuế/phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm là loại thuế/phí đánh vào các chất ônhiễm được thải vào môi trường nước (như BOD, COD, SS, kim loại nặng ), khí thải(như SO2, CO2, NOx, CFCs ), đất (như rác thải, phân bón) hoặc gây tiếng ồn (như máybay, các loại động cơ ) ảnh hưởng tới môi trường xung quanh

Thuế/phí đánh vào nguồn ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàmlượng (nồng độ) các chất gây ô nhiễm

 Thuế/phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm được áp dụng đối với những loạisản phẩm gây tác hại tới môi trường một khi chúng được sử dụng trong quá trình sảnxuất, tiêu dùng hay hủy bỏ chúng Loại phí được áp dụng đối với các loại sản phẩm cóchứa các chất độc hại cho môi trường như kim loại nặng, PVC, CFCs, xăng pha chì, thủyngân, các loại vỏ hộp, vỏ chai, giấy bao gói

Phí đánh vào sản phẩm có thể được sử dụng thay cho phí gây ô nhiễm nếu vì lí donào đó, người ta không thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây ô nhiễm Loại phínày có thể đánh vào sản phẩm là nguyên liệu đầu vào, sản phẩm trung gian hay thànhphẩm, tùy theo từng trường hợp

Phí đánh vào sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở các nước OECD dưới dạng phụphí đánh vào giá xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, bột tẩy giặt

Trang 10

 Phí đánh vào người sử dụng là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thốngdịch vụ công cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường như phí vệ sinh thành phố,phí thu gom và xử lý rác thải, nước thải, phí sử dụng nước sạch, phí sử dụng đường vàbãi đổ xe, phí sử dụng danh lam thắng cảnh, phí hành chính nhằm đóng góp tài chính choviệc cấp phép, giám sát, quản lý hành chính đối với môi trường

Các khoản thu từ phí này được dùng để góp phần thiết lập hệ thống kiểm soát,

xử lý ô nhiễm công cộng, bù đắp chi phí đảm bảo cho hoạt động của hệ thống đó Đốitượng thu là các tổ chức cá nhân trực tiếp sử dụng các hệ thống dịch vụ môi trường côngcộng

Nói chung mức phí nước thải phải tương ứng với chi phí của loại dịch vụ môitrường được sử dụng Phí đánh vào người sử dụng nhằm mục đích hạn chế việc sử dụngquá mức các dịch vụ môi trường

Một số vấn đề áp dụng thuế/phí môi trường trong thực tế:

Nếu như trong mô hình lý thuyết chúng ta có thể dễ dàng thấy được vai trò củathuế môi trường trong việc buộc các doanh nghiệp “nội vi hóa các chi phí ngoại ứng” thìtrong thực tế, việc này hoàn toàn không đơn giản

Thuế môi trường có thể đánh lên một đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm hoặc chínhđơn vị ô nhiễm đấy Về mặt lý thuyết, thuế suất phải đúng bằng chi phí ngoại ứng cậnbiên của ô nhiễm mà trong thực tế chi phí này lại không như nhau đối với các doanhnghiệp và các vùng lãnh thổ khác nhau Vì vậy, nhà nước phải đặt ra một mức thuế suấtchung, trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ có những phản ứng cụ thể riêng biệt và thíchhợp

1.3.3 Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường (cota ô nhiễm)

Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó cóthể qui định quyền sở hữu và vì thế thường được sử dụng bừa bãi như không khí, đạidương Công cụ này được áp dụng ở một số nước, ví dụ giấy phép (cota) khai thác cá ngừ

và sử dụng nước ở Australia, giấy phép ô nhiễm không khí ở Mỹ, Anh và một số thànhviên của OECD như Canada, Đức, Thụy Điển Giấy phép xả thải có thể mua bán được làkhái niệm chỉ loại thị trường trong đó hàng hóa là các loại giấy phép thải khí và nướcthải, người bán là các đơn vị sở hữu giấy phép, người mua là các đơn vị cần giấy phép để

xả thải Thị trường này vận hành theo quy luật cung – cầu như các thị trường thôngthường nhưng lại có đặc điểm gần giống với thị trường chứng khoán ở chỗ giao dịch cácchứng chỉ, các giấy phép mang một giá trị nhất định với giá cả được định đoạt theo chủquan, kì vọng và dự báo các bên tham gia giao dịch Nguyên lý cơ bản của thị trườnggiấy phép (hay thị trường môi trường) là việc đặt ra giới hạn tối đa về lượng khí thải hoặcnước thải nào đó ở mức thống nhất với chỉ tiêu môi trường tại một vùng hay khu vực cụthể Một khi tổng lượng thải cho phép thấp hơn lượng thải mà các đơn vị hoạt động trongvùng muốn thải sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền được thải và làm cho nó có giá ở thịtrường

Để thực hiện công cụ này trước hết nhà nước phải xác định mức sử dụng môitrường chấp nhận được để trên cơ sở đó phát hành giấy phép Việc này không đơn giản

và cũng đòi hỏi chi phí thực hiện khá lớn Sau khi qui định mức thải tối đa trong vùng, có

Trang 11

thể phát không giấy phép cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn trên một số căn cứ nào

đó hoặc tổ chức bán đấu giá Cách thực hiện được nhiều người tán thành nhất là phânphối giấy phép dựa vào mức độ ô nhiễm hoặc hiện trạng đánh giá tác động môi trườngcủa từng doanh nghiệp, nói cách khác là thừa kế quyền được thải quá khứ Khi đã có giấyphép các doanh nghiệp tự do giao dịch, mua đi bán lại số giấy phép đó; giá giấy phép trênthị trường sẽ điều tiết nhu cầu trong phạm vi tổng hạn mức

Ưu điểm đáng kể nhất của loại công cụ này là sự kết hợp giữa tín hiệu giá cả vàhạn mức ô nhiễm So với các loại thuế môi trường hay phí ô nhiễm thị trường giấy phépmang tính chắc chắn, đảm bảo hơn về kết quả đạt mục tiêu môi trường vì dù giao dịchmua bán như thế nào thì tổng lượng giấy phép vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát ở sốphát hành ban đầu Mặt khác, công cụ giấy phép linh hoạt ở chỗ nó cho phép các doanhnghiệp lựa chọn các phương án mua thêm giấy phép để tiếp tục thải hay tìm cách cảithiện hiện trạng, giảm thải xuống mức cho phép Hơn nữa, quyền được bán giấy phép vớigiá được xác định bởi cầu của thị trường còn tạo ra động cơ khuyến khích các doanhnghiệp giảm thải nhiều hơn để có thể bán các giấy phép thừa ra đó Đây là xuất phát điểmcho các cải tiến về công nghệ, kỹ thuật có lợi cho môi trường

Các khó khăn chính cho việc thực hiện côta ô nhiễm là:

+ Để xác định chính xác giá trị côta ô nhiễm và cấp côta cho một khu vực, một lưuvực hay một vùng cần phải có các nghiên cứu về khả năng tự làm sạch của môi trường.Điều này thường đòi hỏi nhiều kinh phí và kinh nghiệm chuyên môn cao;

+ Hoạt động phát triển kinh tế và chất lượng môi trường khu vực liên tục thay đổitheo thời gian, do vậy các giá trị của côta ô nhiễm cũng rất dễ thay đổi trước sức ép nóitrên Hiện tại chúng ta xác định các mức côta ô nhiễm là không nguy hiểm đối với môitrường, nhưng trong tương lai điều đó không thể chấp nhận được Vì vậy, cần nhiều côngsức để điều chỉnh côta dẫn đến chỗ các giải pháp mua hoặc bán côta rất khó thực hiệnhoặc hiệu quả thực tế nhỏ;

+ Hoạt động mua và bán côta chỉ có thể diễn ra một cách bình thường trong nềnkinh tế mở, hoạt động theo cơ chế thị trường, với một hệ thống pháp lý hoàn thiện vềquyền và nghĩa vụ cũng như khả năng quản lý môi trường tốt Trong trường hợp khác đi,việc trao đổi mua bán chỉ còn là hình thức hoặc kém hiệu lực, do đó có gian lận trongviệc xác định côta và kiểm soát ô nhiễm

1.3.4 Hệ thống đặt cọc hoàn trả

Đặt cọc – hoàn trả được sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường bằng cáchquy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phảitrả một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng, nhằm đảm bảo cam kết sau khi tiêu dùng sẽđem sản phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phếthải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách

an toàn đối với môi trường Nếu thực hiện đúng người tiêu dùng sẽ nhận lại khoản đặtcọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại Mục đích của hệ thống đặt cọc – hoàn trả là thugom những thứ mà người tiêu thụ đã dùng vào một trung tâm để tái chế hoặc tái sử dụngmột cách an toàn đối với môi trường

Trang 12

Đặt cọc – hoàn trả được coi là một trong những ứng cử viên sáng giá cho cácchính sách nhằm giúp nền kinh tế thoát khỏi chu trình sản xuất tuyến tính (khai khoáng

→ nguyên liệu thô →sản phẩm→phế thải) và hướng tới chu trình tuần hoàn trong đó cáctài nguyên được tái chế, tái sử dụng tới mức tối đa có thể được

Phạm vi sử dụng của hệ thống đặt cọc – hoàn trả bao gồm:

- Các sản phẩm mà khi sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhưng cóthể tái chế hoặc tái sử dụng;

- Các sản phẩm làm tăng lượng chất thải, cần các bãi thải có quy mô lớn hoặc tốnnhiều chi phí tiêu hủy;

- Các sản phẩm chứa chất độc, gây khó khăn đặc biệt cho việc xử lý; nếu tiêu hủykhông đúng cách sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏecon người

Hệ thống đặt cọc – hoàn trả tỏ ra đặc biệt thích hợp với việc quản lý chất thải rắn.Các quốc gia thuộc tổ chức OECD đã áp dụng khá thành công hệ thống đặt cọc – hoàn trảđối với các sản phẩm đồ uống, bia, rượu (đựng trong vỏ chai nhựa hoặc thủy tinh) manglại hiệu quả cao cho việc thu gom các phế thải Hiện nay các nước này đã và đang mởrộng việc áp dụng hệ thống đặt cọc – hoàn trả sang các lĩnh vực khác như vỏ tàu, ô tô cũ,dầu nhớt, ắc quy có chứa chì, thủy ngân, Cd, vỏ chai đựng thuốc trừ sâu, các đồ điện giadụng như máy thu hình, tủ lạnh, điều hòa không khí

Nhiều nước trong khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan cũng đã có thànhcông nhất định trong việc áo dụng hệ thống đặt cọc – hoàn trả đối với vỏ lon, vỏ chainhựa, thủy tinh, nhôm, sắt, thép, phế liệu, ắc quy, xăm lốp, dầu nhớt, giấy loại

Theo kinh nghiệm của các nước, mức đặt cọc là một trong những yếu tố quantrọng tác động đến hiệu quả của hệ thống đặt cọc – hoàn trả Các mức đặt cọc thấp sẽkhông tạo ra động lực kinh tế đủ mạnh cho việc thu gom và tái chế phế thải Ngoài ra cácyếu tố như nhận thức và ý thức của người sản xuất và tiêu dùng đối với vấn đề thu gomphế thải, khả năng tổ chức và quản lý hệ thống thu gom cũng như vấn đề công nghệ táichế đều có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động và thành công của hệ thống

1.3.5 Ký quỹ môi trường

Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềmnăng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường Nguyên lý hoạt động của hệ thống ký quỹ môitrường cũng tương tự như hệ thống đặt cọc – hoàn trả Nội dung chính của ký quỹ môitrường là yêu cầu các doanh nghiệp các cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hànhhoạt động đầu tư phải ký gửi một khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý, hoặc các giấy tờ

có giá trị như tiền) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm sự cam kết về thựchiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường

Mục đích chính của việc ký quỹ là làm cho người có khả năng gây ô nhiễm, suythoái môi trường luôn nhận thức được trách nhiệm của họ từ đó tìm ra các biện phápthích hợp ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường

Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu các doanh nghiệp/cơ sở có cácbiện pháp chủ động ngăn chặn khắc phục không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi

Ngày đăng: 07/06/2016, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w