1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế môi trường

38 883 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 411 KB

Nội dung

Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống chính sách, pháp luật để quản lý Nhà nước vềbảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững vẫn thiên về mệnh lệnh, kiểm soáttheo cách tiếp cận áp đặt các b

Trang 1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 4

1.1 Công cụ quản lý môi trường 4

1.2 Công cụ luật pháp chính sách (mệnh lệnh – kiểm soát) 4

1.3 Công cụ kinh tế 7

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ MỆNH LỆNH KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (QLMT) Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 17

2.1 Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường 17

2.1.1 Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường cấp trung ương 17

2.1.2 Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp địa phương 17

2.2 Hệ thống chính sách - pháp luật về bảo vệ môi trường 19

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (QLMT) Ở VIỆT NAM 20

3.1 Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng trong QLMT ở Việt Nam 20 3.2 Thuế tài nguyên 20

3.3 Thuế và phí môi trường 21

3.4 Ký quỹ môi trường 22

3.5 Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường (Quota ô nhiễm) 23

3.6 Quỹ Môi trường 25

3.7 Nhãn sinh thái 26

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC TRONG QLMT Ở VIỆT NAM 29

4.1 Thuận lợi và khó khăn trong QLMT ở Việt Nam 29

4.1.2 Những thuận lợi 29

Trang 2

4.1.2 Những khó khăn 30

4.2 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị 32

4.2.1 Các giải pháp về chính sách – pháp luật 32

4.2.2 Các giải pháp về tăng cường năng lực quản lý 32

4.2.3 Các giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng 33

4.2.4 Một số kiến nghị liên quan đến việc áp dụng các công cụ kinh tế trong QLMT ở Việt Nam 33

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong vài ba thập kỷ gần đây, do sức ép về dân số và phát triển kinh tế, hiệntượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị suy thoáinghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng bị phá huỷ hoàn toàn Những vấn đề môi trườngtoàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn, đa dạng sinh học giảm sút, suygiảm tài nguyên đất và nước ngọt đang là thách thức đối với sự tồn tại của loàingười Do vậy, để duy trì chất lượng môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vữngđang là yêu cầu đặt ra đối với toàn thế giới cũng như mỗi một quốc gia

Để phát triển bền vững đòi hỏi phải có cơ chế quản lý Nhà nước đồng bộ vàlinh hoạt trên cả ba bộ phận cấu thành là: kinh tế, xã hội và môi trường Hệ thống quản

lý Nhà nước về môi trường ở nước ta đã được thành lập và Bộ Tài nguyên và Môitrường là cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ này Sự ra đời của Luật BVMT đã địnhhướng hoạt động quản lý BVMT theo các nguyên tắc cơ bản là phòng ngừa, ngăn ngừa

và khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường và khẳng định “phòng ngừa lànguyên tắc cơ bản”

Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống chính sách, pháp luật để quản lý Nhà nước vềbảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững vẫn thiên về mệnh lệnh, kiểm soáttheo cách tiếp cận áp đặt các biện pháp hành chính nên ít có hiệu quả về kinh tế vàkhông khuyến khích được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tích cực thực hiện bảo

vệ môi trường Do vậy, cần có các giải pháp quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ởnhiều góc độ khác nhau Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống

và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thíchhợp

Trong số những công cụ đó, các công cụ kinh tế đang được tiếp cận và ứngdụng ngày càng phổ biến hơn ở nước ta Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phíđánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là một cách tiếpcận phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo chất lượng môi trường

và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1.1 Công cụ quản lý môi trường

Công cụ quản lý môi trường là các phương thức hay biện pháp hành động nhằmthực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất[2] Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng: luật pháp, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ, v.v… Mỗi loại biệnpháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể

Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại các công cụ quản lý môi trường Theochức năng, công cụ quản lý môi trường có thể chia thành:

 Công cụ vĩ mô là luật pháp và chính sách;

 Công cụ hỗ trợ là các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môitrường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường;

 Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế

-xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v

Theo bản chất, có thể chia thành:

 Công cụ luật pháp chính sách hay còn gọi là công cụ mệnh lệnh – kiểm soát,bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật,các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địaphương;

 Công cụ kinh tế bao gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền củahoạt động sản xuất kinh doanh;

1.2 Công cụ luật pháp chính sách (mệnh lệnh – kiểm soát)

Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát (Command-and-control approach (CAC)) là

công cụ ban hành hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điểu chỉnh hành vi xử sự củacon người và sử dụng các quy định trong khung pháp lý để xử phạt những cá nhân (tổchức) vi phạm [1] Như vậy, rõ ràng công cụ mệnh lệnh kiểm soát chủ yếu dựa vào cáctiêu chuẩn, quy định Công cụ này được sử dụng khá phổ biến tại các quốc gia trên thếgiới, kể cả các nước phát triển và đang phát triển

Như tên gọi của mình, công cụ này gồm “mệnh lệnh” – là hệ thống các tiêuchuẩn, quy chuẩn quy định các ngưỡng xả thải tối đa cho phép và “kiểm soát” – làcông tác giám sát, bắt buộc các cá nhân, doanh nghiệp tuân theo những quy định trên[3] Nhìn chung, có hai loại tiêu chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung

(ambient standards) và tiêu chuẩn xả thải (emissions standards) Tiêu chuẩn chất

lượng môi trường xung quanh quy định mức tối thiểu của chất lượng nước hay không

Trang 5

khí; hoặc mức tối đa của các chất ô nhiễm Tiêu chuẩn xả thải quy định mức tối đã xảthải cho phép của các ngành cụ thể

Bảng 1 Phân tích ưu nhược điểm của công cụ mệnh lệnh – kiểm soát

 Các tiêu chuẩn giúp đơn giản

hóa chính sách môi trường;

 Các tiêu chuẩn là cách tiếp

cost) của các tiêu chuẩn thấp

hơn so với các công cụ quản

lý dựa vào nền kinh tế thị

 Trao tối đa quyền cho người

quy định để kiểm soát các

trên thị trường (non-marketable) như

nước hoặc không khí;

 Với cách tiếp cận của công cụ mệnhlệnh – kiểm soát, các doanh nghiệpkhông có động lực để giảm ô nhiễmxuống dưới mức tiêu chuẩn;

 Các hình thức xử phạt còn thấp vàcác biện pháp cưỡng chế còn yếu;

 Để có hiệu quả, các tiêu chuẩn phảithường xuyên được điều chỉnh,nhưng trong thực tế, pháp chế thườngkhông bắt kịp thay đổi;

 Chi phí xây dựng các tiêu chuẩn cao;

 Có thể xảy ra phí tổn chính trị nếucác tiêu chuẩn quá nghiêm ngặt vàcác doanh nghiệp chịu nhiều bất lợi;

 Không kiểm soát hết được do hạn chế

về kỹ thuật và nguồn lực;

 Chi phí hành chính cao;

 Đòi hỏi người điều tiết sử dụng tàinguyên thu thập thông tin mà ngườigây ô nhiễm đã có;

 Có thể phát sinh tình trạng tiêu cựcnhư tham nhũng, quan lieu…

[Nguồn: UNESCAP, 2003]

Trang 6

Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát được sử dụng khá phổ biến trong giai đoạn xâydựng chính sách bảo vệ môi trường tại Hoa Kỳ những thập niên 70 Chiến lược bảotồn và khôi phục tài nguyên (RCRA) là một trong những ví dụ điển hành của việc thi

hành công cụ này Tuy cách tiếp cận này giúp giảm đáng kể các nguồn điểm (point sources) gây ô nhiễm nhưng các nguồn không phải nguồn điểm (non-point sources) lại

trở nên khó kiểm soát Tương tự đối với kiểm soát chất thải rắn, công cụ này chỉ thànhcông trong việc kiểm soát chất thải nguy hại chứ không thể áp dụng đối với chất thảirắn khác [4]

* Một số công cụ mệnh lệnh – kiểm soát trong QLMT

Chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường:

Chính sách bảo vệ môi trường: Chính sách bảo vệ môi trường phải được thựchiện đồng thời với chính sách phát triển kinh tế - xã hội Chức năng quan trọng củachính sách môi trường là tạo điều kiện gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững vàohoạt động phát triển của từng ngành, từng vùng; tạo liên kết giữa các ngành và các cấptrong thực hiện các mục tiêu phát triển và bảo vệ môi trường Chính sách môi trườnggiải quyết các vấn đề chung nhất về quan điểm quản lý môi trường, các vấn đề môitrường chung nhất cần phải giải quyết trong một thời gian dài 10 đến 15 năm và cácđịnh hướng lớn để đạt mục tiêu

Chiến lược bảo vệ môi trường: Chiến lược bảo vệ môi trường cụ thể hoá chínhsách ở một mức độ nhất định Chiến lược xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa cácmục tiêu và xác định các nguồn lực sử dụng để thực hiện chúng Từ đó, lựa chọn cácmục tiêu khả thi, xác định các phương pháp để thực hiện mục tiêu

Luật pháp quy định và tiêu chuẩn về môi trường:

Hệ thống luật bảo vệ môi trường: Hệ thống luật bảo vệ môi trường của mộtquốc gia bao gồm luật chung (như Luật bảo vệ môi trường) và các luật cụ thể về sửdụng hợp lý các thành phần môi trường hay luật về bảo vệ môi trường cụ thể tại mộtđịa phương (như: luật biển, luật rừng, luật tài nguyên khoáng sản…) Luật môi trườngđược xây dựng dựa trên những quy định và tiêu chuẩn về môi trường Quy trình nàyđược cụ thể hoá như sau:

Quy định về môi trường: là những điều được xác định có tính chủ quan và dựatrên cơ sở lý thuyết hiện có Các quy định này sau đó sẽ được điều chỉnh từng bướcdựa vào các ảnh hưởng của chúng đối với các chủ thể trong thực tế

Tiêu chuẩn: là những quy luật, nguyên tắc hoặc các số đo được thiết lập bởi cácnhà chuyên môn hoặc được sự ủng hộ của các cơ quan chức năng Việc xây dựng cáctiêu chuẩn môi trường một mặt dựa trên các quy định đã được kiểm nghiệm thực tế,

Trang 7

một mặt dựa vào các căn cứ khoa học sao cho các quy định này phù hợp với mục tiêubảo vệ sinh thái đồng thời khả thi về mặt kinh tế.

1.3 Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế là những chính sách, biện pháp nhằm tác động tới môi trường,tăng cường ý thức trách nhiệm đồng thời tác động đến hành vi cá nhân theo chiềuhướng có lợi cho môi trường [5] Công cụ kinh tế được coi là một công cụ bổ sung chocông cụ pháp lý và hiện nay được sử dụng rộng rãi Trên thực tế công cụ kinh tế quản

lý môi trường chỉ thực sự có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường Từ những ứng dụngtrong thực tiễn cho thấy vai trò của công cụ kinh tế trong việc quản lý môi trường vàtài nguyên, có những ưu điểm hơn các công cụ điều hành và kiểm soát [6], [7] , [8] :

- Tăng hiệu quả chi phí: từ thực tiễn của việc áp dụng các công cụ kinh tế choquản lý môi trường, người ta đã rút ra kết luận rằng nếu cùng một mục tiêu môi trườngcần đạt được như nhau khi sử dụng công cụ kinh tế so với công cụ điều hành và kiểmsoát thì công cụ kinh tế chi phí thấp hơn Sử dụng công cụ kinh tế là liên quan tới giá

cả, vì vậy việc sử dụng giá cả và cung cấp tính linh hoạt trong việc ứng phó với nhữngtín hiệu giá cả, cho phép các cá nhân doanh nghiệp tìm kiếm đến chi phí có tính hiệuquả hơn trong khả năng lựa chọn của họ

- Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới: công cụ kinh tế không ra lệnh chochiến lược kiểm soát mà những người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm Tuy nhiên

nó tác động đến hoạt động kinh tế một cách tích cực để phát triển và lựa chọn chi phíkiểm soát hiệu quả mà không theo quy ước nào [14]

- Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn: như đã nêu trên, công cụ kinh

tế cơ bản dựa vào thị trường, bản thân chúng sẽ phát hiện ra chiến lược hiệu quả chiphí, cho phép gặp gỡ các mục tiêu môi trường cần đạt thông qua việc chi phí hiệu quảnhất Công cụ kinh tế hướng tới sức mạnh thị trường để xác định việc lựa chọn côngnghệ có chi phí thấp nhất, với tính chất vượt trội này cho thấy khi chúng ta sử dụngcông cụ điều hành và kiểm soát khó có thể thực hiện được

- Tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường: do chi phíthấp khi sử dụng chúng, mặt khác chúng tác động đến quyền lợi kinh tế của các cacsnhaan hay doanh nghiệp, do vậy người ta phải tính đến việc sử dụng nguồn tàinguyên như thế nào là tiết kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng tới doanh thu

và lợi nhuận

- Hành động nhanh chóng và mềm dẻo hơn: Công cụ kinh tế cho phép thực hiệnmột cách nhanh chóng, và linh hoạt và mềm dẻo so với việc sử dụng công cụ điềuhành và kiểm soát, bởi lẽ nó có thể được điều chỉnh kịp thời thông qua cơ chế gía cảthi trường, sử dụng tín hiệu thị trường thường cho phép nhận được những thông tin

Trang 8

phản hồi nhanh hơn và nắm bắt được tính hiệu quả của việc thực hiện quản lý sử dụngcông cụ này.

Như vậy, có thể thấy công cụ kinh tế giúp giải quyết những hạn chế của cáchquản lý môi trường truyền thống kiểu mệnh lệnh - kiểm soát

Tại Việt Nam, quan điểm về áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

đã được đề cập trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăngcường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghịquyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 và gần đây nhất là nghị quyết

số 27/BCSĐBTNMT ngày 2/12/2009 của Ban cán sự Đảng Bộ TN&MT về việc tăngcường chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường

Bảng 2 Phân tích ưu nhược điểm của công cụ kinh tế

 Ít rủi ro về tài chính;

 Thúc đẩy doanh nghiệp giảm

thải;

 Khuyến khích doanh nghiệp

nghiên cứu triển khai công

nghệ mới;

 Kiểm chế việc sử dụng tài

nguyên quá mức, khuyến

khích sử dụng hợp lý các

nguồn tài nguyên;

 Đánh thuế trên chất thải hiện

hành do đó giảm được phát

sinh các chất thải phụ;

 Mang lại nguồn thu đáng kế

hỗ trợ cho việc cải thiện chất

lượng môi trường và các

chương trình xã hội;

 Thay đổi thói quen và nâng

cao nhận thức của doanh

nghiệp cũng như người tiêu

dùng về bảo vệ môi trường

 Khó áp dụng trong một quốc gia: dochênh lệch trình độ sản xuất, điềukiện KT – XH…Hàng hóa sẽ dễ rơivào thế bất lợi khi cạnh tranh vớihàng ngoại hoặc hàng hóa giữa cácđịa phương;

 Đòi hỏi đội ngũ quản lý phải có trình

độ để triển khai công tác đánh giá,thẩm định;

 Khó đạt được thỏa thuận giữa các bêntrong một số trường hợp;

 Trên thực tế, chính sách trợ cấp củachính phủ thường không mang lại

Trang 9

hiệu quả như mong muốn nhất là khilợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích

xã hội

[Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu tham khảo]

* Các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng các công cụ kinh tế trong QLMT

Công cụ kinh tế nhìn chung dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản đã được quốc tế thừa

nhận đó là: Người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle –PPP) và Người được hưởng lợi ích phải trả tiền (Beneficiary Pays Principle – BPP) 1.3.Một số công

cụ kinh tế được áp dụng trong QLMT

“Người gây ô nhiễm phải trả tiền” là một trong những đặc thù của pháp luật

môi trường Đây là nguyên tắc thể hiện rõ nét nhất biện pháp kinh tế trong bảo vệ môitrường, dùng lợi ích kinh tế tác động vào chính hành vi của các chủ thể theo hướng cólợi cho môi trường Pháp luật môi trường của nhiều nước sử dụng nguyên tắc này nhưmột trong những cách thức chính nhằm cụ thể hóa sự “trả giá” của những chủ thể gây

ra ô nhiễm môi trường Trong điều kiện Việt Nam đang xây dựng Luật Thuế môitrường, nguyên tắc này cũng cần được xem xét trong việc cụ thể hóa các quy địnhmang tính chất cụ thể

Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” lần đầu tiên được ghi nhận trongvăn kiện của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Nguyên tắc xuất phát từ quan điểmcho rằng môi trường là một loại hàng hóa đặc biệt (vì nó mang tính cộng đồng, ai cũngđều sử dụng) Khi khai thác, sử dụng môi trường thì phải trả tiền (tiền bỏ ra để muaquyền khai thác, sử dụng, quyền tác động đến môi trường) Nhà nước đứng ra để bánquyền tác động đó Người được hưởng lợi từ việc trả giá này là toàn thể cộng đồng vànhà nước là người đại diện đứng ra thu tiền và sử dụng tiền để tiếp tục đảm bảo việcbảo vệ môi trường

Nguyên tắc này trước hết nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng trong việc khaithác, sử dụng và bảo vệ môi trường vì môi trường là của chung, nếu như môi trườngxấu đi thì tất cả các thành viên trong phạm vi ảnh hưởng đều phải gánh chịu trong khi

sự đóng góp vào việc làm xấu đi của môi trường là không giống nhau Nguyên tắc nàycòn tác động vào lợi ích kinh tế của chủ thể thông qua đó tác động đến hành vi xử sựcủa các chủ thể với môi trường theo hướng có lợi cho môi trường

Nguyên tắc “người hưởng lợi phải trả tiền” (BPP- Benefit Pays Pricnciple)

tương tự như nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền (UPP- User Pays Principle) đượchiểu là những người sử dụng hay được hưởng lợi từ việc sử dụng hàng hóa dịch vụđều phải chịu chi phí chi việc cung cấp chúng [9] Cụ thể là, tất cả những ai hưởng lợi

do có được môi trường trong lành, không bị ô nhiễm đều phải nộp phí Ví dụ, người

Trang 10

chủ sở hữu khu đất bảo tồn những vùng đất ngập nước tự nhiên nhằm mục đích môitrường thì chi phí được chia sẻ cho tất cả những ai được hưởng lợi từ hệ sinh thái đấtngập nước đó

Nguyên tắc này chủ trương việc phòng ngừa và cải thiện môi trường cần được

hỗ trợ từ phía những người muốn thay đổi hoặc những người không phải trả giá chocác chất thải gây ô nhiễm môi trường Thực hiện nguyên tắc BPP nhằm hướng tới mụctiêu bảo vệ môi trường hay phục hồi môi trường thông qua các khoản thu từ cộngđồng Trên thực tế, việc kết hợp các nguyên tắc này gặp phải khó khăn Khó khăn chủyếu đó là việc xác định đối tượng chính hưởng lợi Ví dụ: Việc duy trì đa dạng sinhhoặc và giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ mang lại lợi ích cho mọi người dân Úc và tất cảmọi người trên thế giới, tuy nhiên nhiều biện pháp bảo tồn như thiết kế mô hình giảmthiểu những tác động của độ mặn thì chủ yếu mang lại lợi ích cho một khu vực cụ thểhoặc một bang Do đó, việc áp dụng nguyên tắc BPP không đảm bảo được tính côngbằng trong thực tế, bởi lẽ nó không đòi hỏi tất cả mọi người phải trả đầy đủ chi phí chocác hàng hóa và dịch vụ mà họ sử dụng

* Một số công cụ kinh tế trong QLMT

Hiện nay, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới áp dụng các công cụ kinh

tế trong quản lý môi trường khá đa dạng, nhìn chung, có thể chia thành 4 nhóm chính:

Thuế và phí môi trường là công cụ kinh tế được sử dụng để tạo nguồn thu trựctiếp cho NSNN Công cụ này nhằm 2 mục tiêu chủ yếu là khuyến khích người gây ônhiễm giảm lượng chất thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho NSNN thông quaviệc đưa chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây

ô nhiễm phải trả tiền”

Thuế môi trường

Thuế môi trường (Environmental Tax) là một công cụ kinh tế để giải quyết các

vấn đề môi trường Đây là khoản thu cho NSNN từ những đối tượng gây ô nhiễm, làmthiệt hại cho môi trường Nó góp phần hạn chế, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm,suy thoái môi trường, khuyến khích các hoạt động BVMT Thuế môi trường đượcthiết kế để nội hóa chi phí môi trường và tạo ra động lực kinh tế cho cá nhân, tổ chứcthúc đẩy các hoạt động sinh thái bền vững [10]

Thuế môi trường thông thường đánh chủ yếu vào các chất gây ô nhiễm môitrường hay các sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất, sử dụng chúng có tác động tiêucực đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường như: thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm(thuế Sunfua, thuế CFCs, thuế CO2…) và thuế đánh vào các sản phẩm gây ô nhiễmmôi trường (thuế xăng, dầu, than, thuốc bảo vệ thực vật…)

Phí môi trường

Trang 11

Phí môi trường là khoản thu của NSNN dành cho hoạt động bảo vệ môi trườngnhư để thu gom và xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường [11].Mục đích chính của việc thu phí môi trường là hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môitrường, ngăn ngừa việc xả các chất thải ra môi trường, mà các chất thải này có khảnăng xử lý được Phí môi trường buộc những người gây ô nhiễm môi trường phải xử

lý các chất thải trước khi thải ra môi trường hay hạn chế sử dụng các nguồn nguyênliệu có nguy cơ gây ra ô nhiễm, vì vậy công cụ này khuyến khích các cơ sở sản xuấtkinh doanh, những người gây ô nhiễm phải xử lý các chất ô nhiễm trong nguồn thảitrước khi thải ra môi trường Phí môi trường được tính toán dựa trên lượng phát thảicủa chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm

Một số loại thuế/phí ô nhiễm môi trường phổ biến bao gồm: phí nước thải, phígây ô nhiễm không khí, thuế cacbon, thuế sulphur, phí gây suy thoái tầng ôzôn, thuếchôn lấp rác, thuế xăng dầu, thuế sử dụng khí gas, thuế môi trường, gần đây là việc ápdụng mới các loại thuế liên quan đến chất thải rắn (CTR), và tăng thuế suất đối vớithuế CTR Đối với thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: có 2 loại thuế chủ yếu được ápdụng ở các nước trên thế giới đó là thuế sulphur và thuế CO2

* Ký quỹ môi trường

Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra

ô nhiễm môi trường Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanhnghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn đểđảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường Sốtiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếudoanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường

Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủđộng khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường đúng như camkết, thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp khôngthực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàngchi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng cửa doanh nghiệp

Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phíkhắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môitrường Xí nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoáimôi trường

* Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường (Quota ô nhiễm)

Hạn ngạch (quota) khai thác tài nguyên có thể mua bán: Mục đích của quota làkiểm soát sản lượng khai thác và nỗ lực khai thác, đặc tính của quota có thể mua bánđược là có thể phân chia, mua bán được và thị trường hoạt động hoàn hảo Cơ quan

Trang 12

quản lý môi trường xác định mức sản lượng thu hoạch tối ưu đối với tài nguyên sau đóhình thành tổng số hạn nghạch thích ứng với sản lượng thu hoạch bền vững Phân bổquota được bằng cách bán đấu giá Thường được áp dụng đối với tài nguyên thủy hảisản.

Giấy phép phát/ xả thải có thể mua, bán giữa các cơ sở gây ô nhiễm: Mục đíchcủa giấy phép là nhằm kiểm soát lượng ô nhiễm phù hợp với sức chịu tải của môitrường Cơ quan quản lý môi trường xác định mức độ tối ưu phát thải tổng số ô nhiễmhoặc hạn nghạch thích ứng với khả năng tiêu hiểu chất thải của môi trường Phân phốihạn nghạch bằng cách đấu thầu, phát không hoặc vừa phát không vừa đấu thầu

* Nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môitrường sinh thái của hàng hóa và dịch vụ, khái niệm nhãn sinh thái có những cách hiểutương đối phổ biến như sau:

Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh tháiđược hiểu như sau: “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường củamột sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá vòngđời sản phẩm”

Theo quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng Thếgiới (WB), nhãn sinh thái được hiểu là “một công cụ chính sách do các tổ chức pháthành ra để truyền thông và quảng bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi trườngcủa một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại”

Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) lại đưa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sựkhẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dướidạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói,trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”

Dù được hiểu theo cách nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tácđộng xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giaiđoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quátrình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó Nhãnsinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu đến môi trường nhất so vớicác sản phẩm khác có cùng chức năng Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệptruyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm

Trang 13

Hình 1.Một số công cụ kinh tế

* Kinh nghiệm quốc tế về sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

Các công cụ kinh tế đã phát huy vai trò quan trọng trong việc thực hiện quátrình kinh tế hóa lĩnh vực môi trường và đang trở thành nhóm chính sách được áp dụngngày càng rộng rãi trong những thập kỷ vừa qua trong bảo vệ môi trường Ngay từđầu những năm 1970, các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu sử dụng các công cụ kinh tếtrong quản lý môi trường Đến nay, các loại công cụ này đã được sử dụng rộng rãi ởcác cấp độ khác nhau từ quốc gia đến địa phương nhằm kiểm soát ô nhiễm và sửdụng bền vững các nguồn tài nguyên [15]

Thuế/ phí môi trường ở các quốc gia trên thế giới được sử dụng nhằm tái đầu tưcho công tác bảo vệ môi trường, và góp phần hỗ trợ cho an sinh xã hội Tại Phần Lan,thuế môi trường bắt đầu được áp dụng từ năm 1997, bao gồm thuế sinh thái, thuếnăng lượng nhằm hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp Tại Đức, thuế môi trườngđược áp dụng đối với nhiên liệu và đã làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu xuống 0,8%tương đương với việc tiết kiệm được khoảng 9 tỷ DM (số liệu năm 1999), đóng gópvào Quĩ trợ cấp Quốc gia Tại Hà Lan, một phần lớn nguồn thu từ các loại thuế nănglượng đã góp phần giảm các khoản đóng góp an sinh xã hội (số liệu năm 1999) TạiThụy Sĩ, nguồn thu từ thuế sinh thái đối với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) vànhiên liệu sưởi ấm (trừ năng lượng mặt trời) sẽ được sử dụng để phân phối lại cho các

hộ gia đình dưới hình thức là các khoản hỗ trợ bảo hiểm y tế (1999) Tại Anh, nguồnthu 450.000.000 £/ năm từ thuế bãi rác (số liệu năm 1996) được sử dụng để giải quyếtcác vấn đề an sinh xã hội [12]

Trang 14

Năm 1980, Chính phủ Indonesia đã bắt đầu đánh thuế phí tái trồng rừng(reforestation fee) với mức thuế là 4 USD/1m3 đối với các hoạt động đốn gỗ Đến năm

1989, mức phí này tăng lên 7 USD/ 1m3 và 22 USD/1 m3 vào năm 1997 Với tiền phíthu được, quỹ sử dụng để tái trồng rừng và thúc đẩy các hoạt động bảo vệ rừng Từnăm 1970, các dự án trồng rừng, bảo tồn các hệ sinh thái và đa dạng sinh học đã nhậnđược kinh phí triển khai nhờ hình thức chi trả dịch vụ sinh thái (PES) PES góp phầnnâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của dịch vụ hệ sinh thái đó, cải thiện sinh

kế bền vững cho những người cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống chotoàn xã hội Ngoài ra, cơ chế PES còn góp phần hình thành thị trường giá cả cho cácdịch vụ sinh thái thông qua việc lượng giá các giá trị của hệ sinh thái, quan hệ mua bántrao đổi giữa người hưởng lợi từ hệ sinh thái đó (người mua) và người cung cấp dịch

vụ hệ sinh thái (người bán), từ đó hình thành thị trường chi trả dịch vụ sinh thái và tạo

ra nguồn tài chính bền vững để duy trì và bảo tồn các chức năng dịch vụ của hệ sinhthái [13]

Tại Mexico, người dân bản địa đa phần sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyênthiên nhiên, 80% diện tích đất rừng thuộc sở hữu của cộng đồng địa phương Vì vậy,việc quản lý tài nguyên ở Mexico áp dụng phương thức dựa trên cộng đồng bao gồmbảo vệ đa dạng sinh học, lưu trữ cacbon, du lịch sinh thái, môi trường và sản xuất thânthiện Trong các bang miền nam của Chiapas, ví dụ, hơn 300 nông dân tham gia dự ánScolelte với hình thức thanh toán trực tiếp cho người dân khi họ bảo vệ rừng giúp tăngthu nhập cho họ Người dân cũng được nhận nhiều ưu đãi đối với các hoạt động liênquan đến khả năng thâm nhập thị trường gỗ và tích hợp hấp thụ cacbon vào sản xuất càphê hữu cơ hoặc các sáng kiến sinh thái nông nghiệp khác

Trong những năm gần đây, việc sử dụng giấy phép phát thải có thể chuyểnnhượng như là công cụ chính sách môi trường dựa trên thị trường đã được các nhàhoạch định chính sách ngày càng quan tâm Chính sách này cũng đã nổi lên như mộtcông cụ kiểm soát ô nhiễm hiệu quả từ những năm 1970 Giấy phép phát thải có thểchuyển nhượng đã trở thành một phương pháp tiếp cận môi trường ngày càng đượcchấp nhận ở nhiều nước Việc hình thành hạn ngạch phát thải hoặc tổng giấy phéppháp thải phù hợp với khả năng của môi trường là cách thức hiệu quả để kiểm soát ônhiễm và đảm bảo được mục tiêu kinh tế Công cụ này áp dụng phổ biến với nước thải

và khí thải tại các nước phát triển như Mỹ, Thụy điển, Ba Lan v.v

Vào cuối thập kỷ 90, thị trường hàng hoá mở rộng, tuy nhiên ở các nướcphương tây nhu cầu bồi thường, bảo hiểm về môi trường đối với các sản phẩm ngàycàng gia tăng do nhận thức của người tiêu dùng được nâng cao Cộng đồng quan tâmhơn tới việc chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường thông qua chi trả cho các hàng hóa

ít nguy hại đến môi trường Nhu cầu người tiêu dùng đối với các sản phẩm “xanh” dẫnđến nhiều dịch vụ quảng cáo “xanh” và các chứng nhận sản phẩm Có rất nhiều hình

Trang 15

thức khác nhau của các chứng nhận từ nội dung không rõ ràng như “thân thiện môitrường” hoặc “tự nhiên” đến cụ thể, rõ ràng hơn như “tái chế” hoặc “không chứaphotphat” Ban đầu ở hầu hết các quốc gia đều không có sự kiểm soát đối với các nhàsản xuất hoặc nhà kinh doanh đối với các chứng nhận của họ Sự gia tăng nhanh chóngcủa các chứng nhận môi trường không có nguồn gốc rõ ràng đã khiến cho người tiêudùng bối rối và hoài nghi Để cải thiện tình trạng này, các Chính phủ ở một số nướcphát triển đã đưa ra hướng dẫn nhằm quy định các chứng chỉ môi trường của nhà sảnxuất hoặc kinh doanh và đưa ra những định nghĩa cụ thể đối với những chứng nhậnnày Đức là quốc gia đầu tiên đưa ra chương trình nhãn sinh thái có tên là Chươngtrình Thiên Thần Xanh (Blue Angel Programme) vào năm 1978, đây là chương trìnhhành động của Chính phủ Mười năm sau đó, Canada thành lập Chương trình Lựachọn Môi trường (Environmental Choice Programme) Sau đó hơn 30 chương trình đãđược thiết lập Hầu hết các chương trình đều có dạng giống như ở Đức và Canada(Dạng nhãn sinh thái loại 1)

Năm 1989, tại Mỹ, chương trình “Con dấu xanh” (Green Seal) do một tổ chứcphi Chính phủ thành lập, chương trình phát triển tiêu chuẩn sản phẩm bền vững dựatrên chu trình sản phẩm, dịch vụ và các công ty và đưa ra chứng nhận của bên thứ bacho những sản phẩm đáp ứng các tiêu chí trong tiêu chuẩn “Con dấu xanh” đã đượcchủ động xác định và thúc đẩy tính bền vững trên thị trường, và giúp các tổ chức được

“xanh” hơn [16]

Trong bối cảnh đó, năm 1992 Nhãn sinh thái Châu Âu (European Ecolabel)được thành lập cũng với mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp các sảnphẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường Biểu tượng bông hoa đã được dán thí điểmcho hai sản phẩm đầu tiên là giấy mỏng và chất phụ gia cho đất

Hình 2 Sự phát triển về số lượng nhãn sinh thái châu Âu được cấp từ năm 1992 đến

2010 (tình đến 30/7/2010) [Nguồn: 17]

Trang 17

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ MỆNH LỆNH KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (QLMT) Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

2.1 Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường

2.1.1 Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường cấp trung ương

Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta được thể hiện như hình 3

Hình 3 Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường cấp trung ương [Nguồn: BTNMT]

Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiệnchức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyênkhoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ; quản lý tổnghợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong cáclĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ

Dưới Bộ là Tổng cục môi trường, các cơ quan quản lý môi trường của các bộkhác và các sở tài nguyên & môi trường tại mỗi tỉnh/thành Tổng cục môi trường làđơn vị thực hiện chức năng tham mưu Bộ trưởng quản lý nhà nước về môi trường vàcác dịch vụ công theo quy định của pháp luật

2.1.2 Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp địa phương

Cơ quan quản lý môi trường tại mỗi tỉnh/thành là các Sở tài nguyên & môitrường Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp

SỞ TÀI NGUYÊN

& MÔI TRƯỜNG

Trang 18

tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năngquản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyênnước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản

đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo (đối với các tỉnh có biển, đảo); thực hiện cácdịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở

Sơ đồ hệ thống quản lý tại mỗi Sở như sau:

Hình 4 Sơ đồ hệ thống quản lý tại Sở tài nguyên & môi trường [Nguồn: Bộ TNMT]

Như vậy, một cách tổng quan, hệ thống nhà nước về bảo vệ môi trường tại Việt Nam bao gồm:

 Chính phủ;

 Bộ tài nguyên & môi trường;

 Tổng cục môi trường;

Trang 19

 Vụ tài nguyên & môi trường;

 UBND thành phố/tỉnh;

 Sở tài nguyên & môi trường tại mỗi tỉnh/thành;

 Phòng, ban chuyên trách môi trường tại các quận, huyện

2.2 Hệ thống chính sách - pháp luật về bảo vệ môi trường

Cùng với các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, Nhà nước ta thời gian qua đã banhành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội gắn liền với yếu tốmôi trường Hiện nay, hệ thống luật và quy định bảo vệ môi trường ở nước ta baogồm:

 Luật Bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam (29/11/2005);

 Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm2020;

 Các luật liên quan: luật bảo vệ sức khỏe nhân dân; luật bảo vệ và phát triểnrừng; luật tài nguyên nước; luật khoáng sản; luật dầu khí, luật đất đai…;

Về cơ bản, Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 10/10/1994 và sửa đổi bổ sungnăm 2005 ở Việt Nam đã được tổ chức triển khai tốt, đi vào cuộc sống Nhiều kết quảthực hiện của Luật mang ý nghĩa chiến lược, lâu dài và rất cơ bản, nhất là khi mà hoạtđộng bảo vệ môi trường đang từng bước trở thành một hoạt động kinh tế xã hội quantrọng của nước ta Những kết quả và sự chuyển biến trong nhận thức và hành động củamỗi con người đã tạo ra nền tảng ban đầu cho các bước phát triển tiếp theo

Cùng với việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường đó là các Nghị định của Chínhphủ, Thông tư hướng dẫn thực hiện của các bộ, một loạt các văn bản khác về bảo vệmôi trường cũng đã được ban hành Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trườngthường xuyên được cập nhật, thay thế phù hợp với hoàn cảnh trong nước và quốc tế

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (QLMT) Ở VIỆT NAM

3.1 Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng trong QLMT ở Việt Nam

Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế thế giới Đứng trước các vấn đề cấpbách về môi trường, đã có một số công cụ quản lý và bảo vệ môi trường được ápdụng, trong đó có các công cụ kinh tế Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trườngđược sử dụng ở Việt Nam gồm:

- Thuế tài nguyên

Ngày đăng: 07/06/2016, 14:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Role of various environment-related measures, Virtual Conference: Integrating Environmental Considerations into Economic Policy Making Processes, Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (ESCAP);http://www.unescap.org/drpad/vc/orientation/M5_2.htm] Link
[9] David Pannell, 2004, The University of Western Australia, Who should pay for the environment? http://cyllene.uwa.edu.au/~dpannell/pd/pd0021.htm Link
[10] Japan Center for a Sustainable Environment and Society (JACES), What are Environmental Taxes?, http://www.jacses.org/en/paco/envtax.htm Link
[13] Huỳnh Thị Mai, Ban Quản lý tài nguyên nước và đa dạng sinh học, Chi trả dịch vụ hệ sinh thái- Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, http://hieuanh.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=126:chi-tr-dch-v-h-sinh-thai-gii-phap-bo-tn-a-dng-sinh-hc&catid=1:tin-tc Link
[1] A law of nature A law of nature. The command-and-control approach; Philippine Institute for Development Studies, Economic Issue of the Day, April 2002 Volume III Number 1 Khác
[2] Giáo trình Quản lý Môi trường, ThS Phan Như Thúc, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng Khác
[5] UNEP Briefs on Economics, Trade and Sustainable Development, Information and Policy Tools from the United Nations Environment Programme, Economic Instruments for Environmental Protection, July 2002 Khác
[6] Firuz Demir Yasamis Istanbul Aydin University, İnửnỹ Street, No:38, Sefakửy- Kỹỗỹkỗekmece, 34295 Istanbul, Turkey, Economic instruments of environmental management, Proceedings of the International Academy of Ecology and Environmental Sciences, 2011, 1(2):97-111 Khác
[7] Lê Thị Kim Oanh Phạm Hiền Lê, nghiên cứu về hệ thống thu phí ô nhiễm nước thải tại Cộng hòa liên bang Đức và những bài học kinh nghiệm về xây dựng chính sách quản lý môi trường, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 6(41).2010 Khác
[8] Theodore Panayotou, Economic instruments for environmental management and sustainable development, International Environment Program Harvard Institute for International Development Harvard University December, 1994 Khác
[11] Nguyễn Thế Chinh, 2003, Kinh tế Quản lý Tài nguyên và Môi trường, tr.423, Nhà xuất bản Thống kê Khác
[14] The use of Economic instruments in environmental policies: opportunities and challenges, UNEP, 2004 Khác
[15] PGS. TS. Phạm Văn Lợi, 2011, kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường, Viện khoa học quản lý môi trường, Tổng cục môi trường Khác
[16] Institute for Environmental Studies The Hong Kong University of Science and Technology, 1997, Development of an eco-label certification programme for Hong Kong Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w