TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN: VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

28 7.9K 86
TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN: VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ öõ TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM Nhóm 2a: Hoàng Lan Phương 1001020123 Đào Thị Hồng Nhung 0951010701 Nguyễn Kim Cúc 1001070011 Vũ Thúy Ngân 0951010697 Lớp: KTE406.4 Hà Nội, 112012 LỜI MỞ ĐẦU Trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế thì vốn là một yếu tố quan trọng. Đối với Việt Nam để đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định cần phải có một lượng vốn rất lớn. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế còn kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người chưa cao thì việc tích lũy được một nguồn vốn khổng lồ là việc không khả thi do đó việc huy động vốn đầu tư nước ngoài để bổ sung cho tổng vốn đầu tư phát triển có ý nghĩa chiến lược. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, là một cách tăng cường năng lực sản xuất và chuyển giao công nghệ, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), tạo nguồn thu cho ngân sách và là một giải pháp tạo việc làm cho người lao động đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì vai trò to lớn của vốn đầu tư nước ngoài, nhóm chúng em chọn đề tài “Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” nhằm nghiên cứu những lý luận chung về FDI, vai trò đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, thực trạng, thách thức từ đó đề xuất những giải pháp thách thức đó. Nội dung bài tiểu luận gồm có bốn phần: Phần I. Cơ sở lý luận về FDI Phần II. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Phần III. Thực trạng, thách thức của FDI ở Việt Nam hiện nay Phần IV. Một số giải pháp nhằm tăng huy động FDI ở Việt Nam Trong quá trình làm tiểu luận, nhóm chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Hải Yến, giảng viên môn Kinh tế phát triển. Tuy vậy, bài tiểu luận cũng sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI 1. Khái niệm FDI • Theo nguồn quốc tế: Khái niệm của IMF : “FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnhthổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.” Khái niệm của OECD : “Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách : Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾKINH DOANH QUỐC TẾ ö õ TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Nhóm 2a: Hoàng Lan Phương - 1001020123 Đào Thị Hồng Nhung - 0951010701 Nguyễn Kim Cúc - 1001070011 Vũ Thúy Ngân - 0951010697 Lớp: KTE406.4 Hà Nội, 11/2012 LỜI MỞ ĐẦU Trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế thì vốn là một yếu tố quan trọng. Đối với Việt Nam để đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định cần phải có một lượng vốn rất lớn. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế còn kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người chưa cao thì việc tích lũy được một nguồn vốn khổng lồ là việc không khả thi do đó việc huy động vốn đầu tư nước ngoài để bổ sung cho tổng vốn đầu tư phát triển có ý nghĩa chiến lược. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, là một cách tăng cường năng lực sản xuất và chuyển giao công nghệ, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), tạo nguồn thu cho ngân sách và là một giải pháp tạo việc làm cho người lao động đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì vai trò to lớn của vốn đầu tư nước ngoài, nhóm chúng em chọn đề tài “Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam” nhằm nghiên cứu những lý luận chung về FDI, vai trò đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, thực trạng, thách thức từ đó đề xuất những giải pháp thách thức đó. Nội dung bài tiểu luận gồm có bốn phần: Phần I. Cơ sở lý luận về FDI Phần II. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2 Phần III. Thực trạng, thách thức của FDI Việt Nam hiện nay Phần IV. Một số giải pháp nhằm tăng huy động FDI Việt Nam Trong quá trình làm tiểu luận, nhóm chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Hải Yến, giảng viên môn Kinh tế phát triển. Tuy vậy, bài tiểu luận cũng sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn! PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI 1. Khái niệm FDI • Theo nguồn quốc tế: Khái niệm của IMF : “FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnhthổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.” Khái niệm của OECD : “Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách : - Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư. - Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có. - Tham gia vào một doanh nghiệp mới. - Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm) 3 - Quyền kiểm soát : nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.” • Theo nguồn Việt Nam Luật đầu tư năm 2005 mà quốc hội khoá XI Việt Nam đã thông qua có các kháiniệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên, có thể “gộp” các khái niệm trên lại và có thể hiểu “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Kết luận: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thể cư trú một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài) - FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kế đối với việc quản lý doanh nghiệp cư trú một nền kinh tế khác.Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới được coi là FDI 2. Đặc điểm của FDI - FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. - Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này. 4 - Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. - Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. - FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Kết luận: - Điểm quan trọng để phân biệt FDI với các hình thức khác là quyền kiểm soát, quyền quản lý đối tượng tiếp nhận đầu tư. - Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì ưu điểm của hình thức này là tính ổn định và hiệu quả sử dụng vốn của FDI cao hơn các hình thức khác do nhà I trực tiếp sử dụng vốn. Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn để chuyển sang các hình thức đầu tư khác nếu thấy sự bất ổn của nền kinh tế nước nhận đầu tư. Do đó mức độ ổn định của dòng vốn đầu tư đối với host country cao hơn. Nhược điểm là nước chủ nhà bị phụ thuộc vào kinh tế khu vực FDI. - Đối với nhà đầu tư: Chủ động nên có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, lợi nhuận thu về cao hơn. Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, khai thác nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ và những lợi thế khác của nước nhận đầu tư, tranh thủ những ưu đãi từ các nước nhận đầu tư. Tuy nhiên hình thức này mang tính rủi ro cao vì anh ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư chịu sự điều chỉnh từ phía nước nhận đầu tư. Không dễ dàng thu hồi và chuyển nhượng vốn. 3. Tác động của FDI a. Đối với nước chủ đầu tư là nước công nghiệp phát triển Tác động tích cực - Bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. - Sử dụng lợi thế của nơi tiếp nhận vốn giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 5 và tỷ suất lợi nhuận, khắc phục được tình trạng thừa vốn tương đối. - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khắc phục tình trạng lão hoá sản phẩm. - Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định - Đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tác động tiêu cực - Quản lý vốn và công nghệ - Sự ổn định của đồng tiền - Cán cân thanh toán quốc tế - Việc làm và lao động trong nước b. Đối với nước nhận đầu tư là nước đang phát triển Tác động tích cực - Bổ sung vốn - Chuyển giao công nghệ - Tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực - Góp phần tích cực vào các cân đối lớn của nền kinh tế - Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Tác động tiêu cực - Giảm sút các công ty địa phương - Độc quyền nếu không có một hệ thống chính sách cạnh tranh hiệu quả 6 - Mặt trái của “công nghệ trọn gói” - Lối sống, các vấn đề xã hội 7 PHẦN II. VAI TRÒ, ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất. 1. Về mặt kinh tếVai trò của FDI tới đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế Đối với các nền kinh tế đang phát triển, đầu tư nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư xã hội. Tuy nhiên, vốn FDI vẫn giữ vai trò quan trọng trong thúc đầy và duy trì tăng trưởng kinh tế. Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới từ năm 1986 với xuất phát điểm rất thấp, FDI được xem là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư trong nước, đáp ứng nhu cho đầu tư phát triển kinh tế. Vốn FDI vào Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư xã hội những năm 1988-1996 (31% tổng vốn đầu tư năm 1994), do kỳ vọng của các nhà đầu tư. Dưới tác động cuả kinh tế thế giới và chính sách trong nước, tỷ trọng vốn FDI trong tổng đầu tư xã hội giai đoạn 1998-2004. Sự thay đổi trong chính sách đầu tư đã thu hút vốn đầu FDI tăng từ năm 2005. Đặc biệt, trong khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới từ năm 2007, tỷ trọng vốn FDI trong tổng đầu tư tăng lên đáng kể (30.9% năm 2008). Sự tăng lên này một phần do kỳ vọng cao đối với tăng trưởng GDP các nước đang phát triển từ đó tăng cơ hội cho hoạt động đầu tư cùng với sự linh hoạt trong chính sách để đối phó với diễn biến kinh tế đặc biệt là các nước Châu Á. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP. Từ 2% năm 1991, khu vực này đã chiếm 18.72% năm 2010 và năm 2011 là 19.3%. Theo đánh giá của các chuyên gia, giai đoạn đến 2015, khu vực FDI có thể đóng góp đến 21% GDP, chiếm 20-25% tổng vốn đầu tư. Khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất. 8 • Vai trò của FDI trong nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu Vốn FDI vào Việt Nam tập trung vào khu vực công nghiệp. Tính đến 7 tháng đầu năm 2012, tỷ trọng đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã đạt 68,5%. Nhờ có các dự án sử dụng vốn FDI, Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng… Trong những năm gần đây, vốn FDI vào các hoạt động lien quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn tăng lên nhanh chóng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn FDI vào Việt Nam. Do sự tăng chi phí sản xuất Trung Quốc, hiện nay Việt Nam và một số nước thành viên ASEAN đã thu hút được vốn FDI đầu tư vào các ngành sản xuất do chi phí sản xuất rẻ. Về xuất khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự phát triển với tốc độ nhanh chóng trong trị giá xuất khẩu hàng hóa, năm 2010 đạt 39086.5 triệu USD, chiếm khoảng 54.1% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI bao gồm cả dầu thô đạt 54,5 tỷ USD, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39% so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2012 đã lên tới 34,3 tỷ USD, trong đó một số mặt hàng công nghệ cao tăng trưởng rất nhanh: điện thoại và linh kiện đạt 4,7 tỷ USD, tăng 129,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 3,4 tỷ USD, tăng 84,9%; máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt 2,7 tỷ USD, tăng 43,5%. Sự tăng lên nhanh chóng này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của vốn FDI tới xuất khẩu. Tuy FDI có tỷ trọng xuất khẩu cao song giá trị xuất khẩu ròng của khu vực có vốn FDI không cao do các dự án FDI trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có quy mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính. • Vai trò của FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô Vốn FDIvai trò quan trọng trong nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Thu ngân sách từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng qua các năm . Với những chính sách đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp FDI được hưởng chính sách khuyến khích của Chính phủ thông qua giảm thuế thu nhập trong những năm đầu hoạt 9 động. Cùng với đó, FDI đã góp phần quan trọng trong tăng thặng dư tài khoản vốn, nhìn chung, góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Bên cạnh đó, FDI không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế -xã hội mà kèm theo đó là việc nâng cao năng lực kỹ thuật, trình độ công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, bí quyết kinh doanh và cải thiện năng lực maketing. Các doanh nghiệp FDI cũng đã và đang thể hiện vai trò tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa. 2. Về mặt xã hội Nguồn vốn FDIvai trò không thể phủ nhận đối với tạo công ăn việc làm, cải thiện nguồn nhân lực, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống cho một bộ phận không nhỏ dân cư Kết quả Báo cáo do UNIDO tiến hành trên cơ sở hợp tác với Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), Bộ Kế hoạch đầu tư (MPI), Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng Cục thống kê (GSO) vào tháng 3/2012 một lần nữa khẳng định quan điểm đã được thừa nhận đó là FDI có tác động tích cực đến tạo công ăn việc làm cho lao động Việt Nam. Đa số cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp ngành chế biến có vốn đầu tư nước ngoài thu hút lao động tham gia sản xuất trực tiếp mà đáng kể là lao động nữ, đáng chú ý như trong ngành dệt may. Báo cáo cũng chỉ ra FDI xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật công nghệ cao. Số lao động này được tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, có tính kỷ luật cao, được học tập các phương thức lao động tiên tiến, được đào tạo chuyên nghiệp… Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, thu nhập trung bình của lao động cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp cùng ngành một phần đánh giá chất lượng lao động khu vực này và một phần thể hiện vai trò cải thiên đời sống, nâng cao phúc lợi xã hội của FDI. Hơn nữa, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm các chức vụ quản lý các quy trình công nghệ hiện đại. Rõ ràng, với sự đầu tư vốn FDI từ các nước có khoa học công nghệ tiến bộ, chất lượng lao động trong các dự án sử dụng vốn FDI đã tăng lên đáng kể. 10 [...]... mới, FDI vào Việt Nam chủ yếu cho các ngành tận dụng lao động giá rẻ, công nghiệp khai khoáng,… là các ngành có giá trị gia tăng thấp Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng FDI cũng đã đóng góp một phần lớn vào công cuộc đổi mới của Việt Nam Trước tiên, FDI đóng góp phần vốn lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam Số liệu thống kê bảng 1 cho thấy FDI tăng qua các năm đặc biệt là sau năm 2006 với mức tăng. .. 2006 thì Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO Vốn là một trong các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế do đó lượng FDI tăng cũng thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế Không chỉ vậy FDI còn giúp cho Việt Nam nâng cao năng lực công nghệ thông qua việc khi các công ti nước ngoài đầu tư vào họ sẽ đào tạo nhân công, trình độ quản lí, và đặc biệt là chuyển giao công nghệ sản xuất vì vậy mà Việt Nam có... trình kinh tế phát triển” – NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008 2 Hà Thị Ngọc Oanh – “Liên doanh và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - NXB Giáo Dục, 1998 3 PTS.Phạm Đắc Nguyên – “Những nội dung kinh tế tài chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - NXB Tài chính, 1999 4 Lê Văn Châu – “Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế tại Việt Nam NXB Chính Trị quốc Gia, 1995 5 Website Báo Kinh tế. .. đến kết quả của sự nghiệp CNH-HĐH cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam Đầu tư nước ngoài cũng như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã trở thành một động lực quan trọng thức đẩy quá trình phát triển, đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của tất cả các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, là nhân tố cơ bản có vai trò đặc biệt... cấu kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến 9/2010 đạt 190 tỷ USD vốn đăng ký, từ 2006 đến nay cam kết ODA dành cho Việt Nam đạt gần 32 tỷ USD, thể hiện lòng tin của các nhà đầu tư và cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam Quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế quốc tế của đất nước được nâng cao Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín của. .. về lãi suất của Ngân hàng trung ương cũng cần có những biểu hiện tích cực làm ổn định tâm lý của các nhà đầu tư 27 KẾT LUẬN Bài tiểu luận đã đưa đến cái nhìn tổng quan hơn về những ưu điểm của FDI, tác động to lớn đến nền kinh tế cũng như thực trạng Việt Nam và một số giải pháp để tăng huy động FDI đây bài viết chỉ tập trung, xoáy sâu vào những lợi ích mà nguồn vốn FDI mang lại mặc dù FDI cũng có... hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hoá đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác động của mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ Đối với các nước đang và kém phát triển nói chung cũng như Việt Nam nói riêng thì quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh. .. trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nước ta đang đứng trước cơ hội mới, trong đó có hoạt động FDI, với một số nhân tố chủ yếu là: 1 ASEAN đang tiến gần đến Cộng đồng Kinh tế, trong đó có thị trường chung về hàng hóa và dịch vụ, khu vực đầu tư chung; 2 Từ năm 2008, với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), quan hệ giữa hai nước đã có bước phát triển tốt đẹp cả về chính trị và kinh tế Nhật Bản... về ODA và FDI của Việt Nam; 16 3 Việt Nam và EU đã tiến thêm một bước phát triển mới, đánh dấu bằng Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) vừa được ký kết, đang tiến tới FTA có lợi cho thương mại hai chiều; 4 Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục được cải thiện Thương mại hai chiều giữa Việt Nam với Hoa Kỳ gia tăng nhanh chóng, nhiều nhà đầu tư từ Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam Trong... động tới quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế Hoạt động FDI góp phần làm phong phú, đa dạng và sâu sắc các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển Nền kinh tế trong nước dầndần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới Điều này tạothuân lợi cho các nước tham gia vào các hiệp định hợp tác song phương, đ a phương Ngoài ra, FDI còn góp phần chuyển . Việt Nam Trong quá trình làm tiểu luận, nhóm chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Hải Yến, giảng viên môn Kinh tế phát triển. Tuy vậy, bài tiểu luận cũng sẽ không tránh. NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ö õ TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM Nhóm 2a: Hoàng Lan Phương - 1001020123 Đào Thị Hồng Nhung. trạng, thách thức từ đó đề xuất những giải pháp thách thức đó. Nội dung bài tiểu luận gồm có bốn phần: Phần I. Cơ sở lý luận về FDI Phần II. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt

Ngày đăng: 23/06/2014, 09:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan