Cơ chế sinh ra tác động tràn Các chuyên gia thực hiện nghiên cứu tác động của đầu tư nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cho rằng, kỳ vọng lớn nhất của các nước đang
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
TÁC ĐỘNG FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở VIỆT NAM MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
Th.s Nguyễn Ngọc DanhNhóm nghiên cứu: Lớp bất động sản – khóa 36
Trần Thanh NgọcNguyễn Thị ThảoPhan Thị Cẩm ThưNguyễn Đăng KhoaNguyễn Hoàng LanNguyễn Thị Yến PhúcHuỳnh Thanh Trúc Thơ
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2012
Trang 2MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem làmột nguồn vốn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế Mối quanhệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế đã, đang và sẽ là một trong những vấn đề quan
trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Tuy nhiên về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn vẫn tồn
tại nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia tiếpnhận nguồn vốn đầu tư Nhìn chung, FDI có ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa và xã hội Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nóiriêng kỳ vọng lớn nhất của thu hút FDI chủ yếu nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Qua nhiều năm, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới cùng với việc thông qua Luật đầu tưnước ngoài vào tháng 12 năm 1987, tiến hành ký kết các hiệp định thương mại song phương và
đa phương Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Đó là dấu hiệu lạc quan của quá trìnhchuyển đổi kinh tế và các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước những thay đổinhanh chóng của nền kinh tế thế giới
Đã có nhiều bài nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tếcủa nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển Các nghiên cứu định lượngtrước đây trên thế giới đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá tác động của FDI đối vớităng trưởng kinh tế Bài viết này sử dụng mô hình hồi quy đa biến trên cơ sở kế thừa các mô hìnhtrên trong nhiều nghiên cứu định lượng đã có kết hợp với sự chọn lọc các biến độc lập và biếnphụ thuộc cho phù hợp với tình hình kinh tế ở Việt Nam Và bằng phương pháp phân tích hồiquy để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, từ đó có thể phát huy những tác độngtích cực, hạn chế những tác động tiêu cực và có thể tìm được những giải pháp về mặt chính sáchnhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăngtrưởng hơn
I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
− Đề xuất các giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả hơn ở Việt Nam
III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Dựa vào số liệu từ Điều tra doanh nghiệp năm 2001 của Tổng cục Thống kê về doanhnghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để xem xét về tác động ở các kênh
Trang 3khác nhau, bao trùm hầu hết các họat động của nền kinh tế quốc dân Để trả lời những câu hỏisau:
− FDI tác động đến tổng quan nền kinh tế như thế nào thông qua các lĩnh vực khác nhau?
− Các chính sách của Nhà nước trong việc thu hút vốn FDI trong thời gian qua đã tác độngthế nào đến nền kinh tế?
− Tìm ra một số đề xuất về mặt chính sách nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốnFDI
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi không gian
Bài viết được nghiên cứu dựa trên tình hình tăng trưởng các vùng kinh tế thông qua các
số liệu điều tra doanh nghiệp từ đó khái quát nên tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam
2. Phạm vi thời gian
Bài viết nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1988 – 2003
V. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm và cơ sở lý thuyết có liên quan:
1.1.Khái niệm
FDI (Foreign Direct Investment): là đầu tư trực tiếp nước ngoài Tóm lại FDI tại mộtquốc gia là việc nhà đầu tư của một nước khác đưa vốn hoặc bất kì loại tài sản nào vào quốc gia
đó để có được quyền sở hữu và quyền quản lý hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia
đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình
Tăng trưởng kinh tế: là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượngcủa nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốcsẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm sovới thời điểm gốc Quy mô và tốc độ tăng trưởng là"cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăngtrưởng kinh tế Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cảicủa xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội
Mối quan hệ giữa FID và Tăng trưởng kinh tế: FDI có thể ảnh hưởng tới nến kinh tế ởmọi lĩnh vực Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớnnhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế FDI được coi là mộtnguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp nhu cầu đầu tư cho pháttriển Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội biến động lớn, một phần phản ánh diễn biến thấtthường của nguồn vốn này như đã phân tích ở trên, một phần thể hiện những thay đổi về đầu
tư của các thành phần kinh tế trong nước
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
FDI tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau Theo cách tiếp cậnhẹp, tác động đối với tăng trưởng của FDI thường được thông qua kênh đầu tư và gián tiếp thôngqua các tác động tràn Theo cách tiếp cận rộng, FDI gây áp lực buộc nước sở tại phải nâng caonăng lực cạnh tranh Nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích tác động của FDI tới tăng trưởngtheo cách tiếp cận hẹp, dựa vào khung khổ phân tích đã được vận dụng trên thế giới
1.2.1. Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới tăng trưởng thông qua kênh đầu tư.
Trang 4Để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, cũng như đánh giá được tácđộng của nó, phần này trình bày một khung khổ lý thuyết sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh1.Trong mô hình này Y là sản phẩm đầu ra của nền kinh tế được tạo ra bởi khu vực sản xuất sảnphẩm cuối cùng bằng công nghệ sản xuất tổng quát, sử dụng các yếu tố đầu vào là vốn vật chất K
và vốn con người H2:
Y(t) = A(t) f(K(t), H(t))
Giả sử tiến bộ công nghệ gọi là A(t), tăng trưởng với tốc độ không đổi a (hay A(t)=A(0)
với A(0) là mức độ công nghệ tại thời điểm gốc), thì với hàm sản xuất giả định ở trêntrình độ công nghệ A sẽ ảnh hưởng tích cực tới cả hai yếu tố đầu vào K(t), H(t) Kết quả của cơchế này là tiến bộ công nghệ sẽ tác động gián tiếp tới sản phẩm đầu ra Y(t) Lúc này Y là tổngsản phẩm quốc nội GDP thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế qua mô hình sau:
(1) g y = g GDP = [Ω(F(b,N/ N*)) -1 - ρ]
Điều quan trọng nhất rút ra từ mô hình là tồn tại mối quan hệ trực tiếp giữa FDI và tăngtrưởng kinh tế Thông qua FDI, không những nhiều hàng hoá vốn mới được tạo ra (tăng tài sảnvốn vật chất của nền kinh tế) mà chi phí để sản xuất ra chúng còn giảm đi, qua đó tác động tíchcực tới tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng còn tỷ lệ nghịch với mức chênh lệch vềcông nghệ - trong bài này được đo bằng tỷ lệ giữa số hàng hoá vốn mới sản xuất trong nước vàhàng hoá vốn sản xuất ở các nước phát triển - giữa nước nhận FDI và các nước phát triển Tácđộng này biểu thị cho hiện tượng “bắt kịp” về tăng trưởng kinh tế của nước nghèo hơn so vớinước giàu hơn Các tác động trên đây là lý do khiến tất cả các nước đều rất nỗ lực thu hút nguồnvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là các nước nghèo và mô hình ở (1) là cơ sở lý thuyết đểđánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô
Do đóng góp của FDI tới tăng trưởng đối với các nước đang phát triển là rất có ý nghĩanên các nhà phân tích cũng hay quan tâm tới việc xác định các yếu tố tác động đến thu hút vàthực hiện dòng vốn này Vấn đề này sẽ được xem xét cụ thể trong phần phân tích định lượngnhằm bổ sung cho mục tiêu chính mà đề tài đã đưa ra ban đầu
1.2.2. Cơ sở lý thuyết đánh giá tác động tràn của FDI
a. Cơ chế sinh ra tác động tràn
Các chuyên gia thực hiện nghiên cứu tác động của đầu tư nước ngoài tới tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam cho rằng, kỳ vọng lớn nhất của các nước đang phát triển trong việc thu hút đầu tư
nước ngoài là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế với hai lý do chính Thứ nhất, đầu tư nước ngoài được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn đầu tư trong nước Thứ hai, đầu tư
nước ngoài tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giaocông nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao
1 Phần này trình bày mô hình lý thuyết khái quát dựa trên nhiều tài liệu khác nhau Một mô hình lý thuyết cụ thể hơn và sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas có thể tham khảo nghiên cứu của Borensztein et al (1995).
2 Để ngắn gọn ở đây gọi tắt K là vốn vật chất Trong phân tích tăng trưởng và mô hình tăng trưởng K thực chất là tài sản vốn và được hình thành qua quá trình đầu tư và tích lũy như máy mọc, nhà xưởng v.v phục vụ cho quá trình sản xuất Khái niệm vốn con người được sử dụng rất nhiều trong lý thuyết và mô hình tăng trưởng và đã có nhiều định nghĩa khác nhau Song có thể hiểu chung là vốn con người là năng lực của con người được sử dụng vào quá trình sản xuất để mang lại năng suất cao hơn về mặt kinh tế Do vậy, vốn con người là kết quả của quá trình đầu tư và tích lũy nên còn được gọi là tài sản vốn con người Đầu tư cho giáo dục, đào tạo và y tế sẽ góp phần làm tăng vốn con người.
Trang 5động Tác động này được xem là tác động tràn của đầu tư nước ngoài, góp phần làm tăng năngsuất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nóichung.
Vậy, tác động tràn là tác động gián tiếp xuất hiện khi có mặt của các doanh nghiệp FDI làm cho các doanh nghiệp trong nước thay đổi hành vi của mình như thay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh Tác động này, có 4 kênh xuất hiện tác động tràn nhiều nhất:
kênh di chuyển lao động, kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ, kênh liên kết sản xuất vàkênh cạnh tranh
Kênh di chuyển lao động:
Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước được coi
là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích cực tác động tràn xảy ra nếu như số laođộng này sử dụng kiến thức đã học được trong thời gian làm việc tại các doanh nghiệp FDI vàocông việc trong doanh nghiệp trong nước Có hai cách để tạo ra tác động tràn Đó là số lao độngnày tự thành lập Công ty riêng hoặc làm thuê cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là trongcùng ngành mà doanh nghiệp FDI đang hoạt động
Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ:
Đây là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác động tràn tích cực của FDI Cho đến nay chỉtiêu hay được dùng để đo khả năng hấp thụ công nghệ là trình độ học vấn hoặc trình độ chuyênmôn của lao động trong doanh nghiệp và chỉ tiêu biểu thị cho đổi mới công nghệ của doanhnghiệp thể hiện qua chỉ tiêu cho các hoạt động R&D
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xuất hiện tác động tràn là khả năng tiếp thu côngnghệ mới của chính các doanh nghiệp FDI Nhiều nghiên cứu cho rằng công nghệ mới chủ yếu
do các công ty mẹ tạo ra , trong khi đó các công ty con ở các nước đang phát triển hầu như chỉtập trung đến khâu sản xuất chiếm lĩnh thị trường dựa trên các lợi thế về công nghệ do công tycung cấp.Do đó khả năng tiếp thu công nghệ của các công ty con hoạt động ở nước nhận đầu tưngày càng cao , càng có lợi cho quá trình sinh ra tác động tràn tích cực qua rò rỉ công nghệ
Kênh liên kết sản xuất
Kênh liên kết sản xuất là một kênh rất quan trọng tạo ra tác động tràn Tác động “ngượcchiều “có thể xuất hiện nên các doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu hoặc phân phốisản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài Mức độ tác động càng cao nếu khối lượng sảnphẩm phân phối hoặc nguyên liệu cung cấp càng nhiều, tức là quan hệ tỷ lệ thuận
Trong liên kết sản xuất tồn tại dưới hai hình thức đó là liên kết dọc và liên kết ngang.Liên kết dọc là sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp kia.Liên kết ngang là các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm
Kênh cạnh tranh
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệptrong nước, trước hết là đổi mới doanh nghiệp trong cùng nhóm ngành Để thu được biểu hiệncủa kênh tác động này chúng ta cần thu nhập những thông tin về sức ép cạnh tranh thị trường củadoanh nghiệp do doanh nghiệp tự đánh giá Trong khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnhtranh lớn nhất giữa các doanh nghiệp này với nhau thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng
họ đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ các doanh nghiệp FDI và chính các doanhnghiệp trong nước Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm như chủngloại, mẫu mã, thì các doanh nghiệp trong nước lại đánh giá cao nhất về công nghệ có trình độ caohơn từ các doanh nghiệp FDI
Trang 6và định lượng hoặc kết hợp cả hai Tuy nhiên, kết quả của đánh giá định tính chủ yếu mang tính
mô tả, xác định khả năng có hay không có các biểu hiện có thể tạo ra tác động tràn, nhưng khôngđánh giá được tác động tràn có thực sự xuất hiện hay không và mức độ của các tác động đó.Đánh giá bằng phương pháp định lượng khắc phục điểm yếu này trên cơ sở áp dụng các mô hìnhkinh tế lượng được sử dụng ngày càng nhiều Từ đó có thể rút ra những kết quả cụ thể hơn và vìvậy có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách
Sự xuất hiện của FDI có thể sinh ra tác động tràn thông qua nhiều kênh khác nhau Tuynhiên, các tác động này thường chỉ có thể nhận biết được thông qua thay đổi về kết quả sản xuất,
có thể đo bằng năng suất của doanh nghiệp Về lý thuyết, sự xuất hiện của FDI có thể làm thayđổi năng suất lao động của tất cả doanh nghiệp trong nước Để kiểm định sự tồn tại của tác độngtràn cần trước hết xem xét mối quan hệ giữa mức độ tham gia của phía nước ngoài và sự thay đổinăng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước Hàm năng suất doanh nghiệp trong nướcnói chung:
(2) = F( ,FDI j , trinhdo ij , quimo ij , nganh j )
Trong hàm năng suất trên, trinhdo ij và quimo ij là hai biến biểu thị đặc trưng của doanh
nghiệp, với trinhdo ij đo lường lao động có trình độ và quimo ij biểu thị cho qui mô hoặc vị thế củadoanh nghiệp trong ngành có thể đo bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau Nó là biến giả đặc trưng chonhóm ngành cụ thể trong ngành j Giả thuyết cần kiểm định thông qua mô hình này là thay đổi về
Hộp1: Tác động cạnh tranh của FDI tới doanh nghiệp trong nước
Hình trên là một ví dụ thể hiện phản ứng (hay là kết quả của tác động tràn) của doanhnghiệp trong nước trước sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI cùng ngành trong ngắn hạn Sựlấn át thịtrường của doanh nghiệp FDI làm thu hẹp thị phần của doanh nghiệp trong nước
và đẩy chi phícố định lên cao Trước tác động này, doanh nghiệp trong nước có xu hướngđiều chỉnh giảm chiphí trung bình (từ AC1 xuống AC2 ) Nhưng nếu áp lực cạnh tranh banđầu từ doanh nghiệp FDIđủ mạnh, doanh nghiệp sẽ buộc phải giảm sản lượng (từ Q1 xuốngQ2) và tác động cuối cùng làlàm tăng giá thành trên 1 đơn vị sản phẩm (chuyển dịch từ vịtrí 1 lên 2)
Nguồn: Aitken và Harrison (1999).
Trang 7mức độ tham gia của phía nước ngoài FDI ij ảnh hưởng như thế nào tới năng suất lao động củadoanh nghiệp.
Mô hình trên cũng được sử dụng để xác định và đánh giá tác động tràn của FDI tới cácdoanh nghiệp trong nước Mặc dù sự xuất hiện của FDI trong ngành này có thể tác động gián tiếptới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành khác, nhưng đối tượng chịuảnh hưởng trực tiếp vẫn là các doanh nghiệp trong nước cùng ngành Do đó, tác động tràn có thểnhận biết qua sự thay đổi về năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước khi xuất hiệnđầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động Ở mô hình này
vitheFDI là đại lượng phản ánh vị thế của phía nước ngoài trong ngành3 và di là ký hiệu của
doanh nghiệp trong nước Với sự hiển diện của doanh nghiệp FDI trong ngành j, năng suất laođộng của doanh nghiệp trong nước trong ngành đó có thể phụ thuộc vào các yếu tố thể hiện ởphương trình (3):
(3) ( ) dij = F(( ) dij , vitheFDI j , nghiencuu dij , trinhdo dij )
Hàm năng suất ở (3) có thể dùng để nghiên cứu tác động tràn của FDI tới doanhnghiệp trong nước và có thể biến đổi để xem xét tác động tràn thể hiện qua việc lựa chọn đạilượng đo “vị thế” của doanh nghiệp FDI trong ngành Tác động tràn chỉ xem như xuất hiện nếubiến “vị thế” này có ảnh hưởng tới năng suất, thể hiện qua dấu và mức ý nghĩa thống kê củabiến trong các phân tích định lượng Trên thực tế cả xác định và tách bạch tác động tràn củacác kênh truyền tác động là rất khó
Ngoài đo lường tác động trực tiếp, mô hình (3) cho phép xem xét ảnh hưởng của một
số yếu tố khác biểu thị khả năng hấp thụ tác động tràn của doanh nghiệp Cơ sở để kiểm địnhdựa vào kết quả của nhiều nghiên cứu cho rằng, tác động tràn cũng như mức độ của nó phụthuộc nhiều vào khả năng hấp thụ hay khả năng điều chỉnh của doanh nghiệp khi xuất hiệnphía nước ngoài Hai yếu tố quan trọng hay được nhắc đến là trình độ công nghệ và lao động
có trình độ Trong mô hình (3), nghiencuu dij là chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai của doanh
nghiệp trong nước trong ngành được dùng để đo năng lực công nghệ của doanh nghiệp Ngoài
ra, chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai còn thể hiện R&D là một đại lượng tác động trực
tiếp tới năng suất lao động của doanh nghiệp Biến trinhdo dij cũng có ý nghĩa tương tự như
biến nghiencuu dij, vừa tác động tới năng suất, vừa kiểm soát vai trò của lao động kỹ năng tới quátrình tạo ra tác động tràn
Khung khổ phân tích trình bày ở trên là cơ sở để tiến hành phân tích định lượng tácđộng tràn của FDI đến tăng trưởng Do khả năng áp dụng của các mô hình lý thuyết phụ thuộclớn vào số liệu thu thập được, nên các mô hình định lượng sẽ có những biến đổi nhất định đểphù hợp với Việt Nam và tận dụng tối đa số liệu mà nhóm tác giả thu thập được
2. Giới thiệu các nghiên cứu trước đây có liên quan
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) có thể ảnh hưởng tới nềnkinh tế ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội Tuy nhiên ở đây ta chỉ xét đến tác động củaFDI đến tốc độ tăng trưởng nói chung, đã có rất nhiều bài nghiên cứu xoay quanh đề tài này, đặcbiệt là các nghiên cứu sâu về các nhân tố ảnh hưởng của FDI đến tốc độ tăng trưởng Năm 2003,Laura Alfaro (Đại học Harvard) đã viết bài nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa FDI và sự tăngtrưởng bằng cách kiểm tra quy luật dòng FDI đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng trong ba thành
3 Có thể sử dụng các chỉ tiêu khác nhau để đo “vị thê” như tỷ trọng doanh thu của tất cả doanh nghiệp FDI so với tổng doanh thu của ngành v.v.
Trang 8phần chính của nền kinh tế, cụ thể đó là lĩnh vực cơ bản thiết yếu, sản xuất và dịch vụ của 47
quốc gia khác nhau trong bài nghiên cứu Foreign Direct Investment and Growth: Does the Section Matter? Đến năm 2006, một báo cáo nghiên cứu của nhóm tác giả thực hiện dự án cho
nhóm), ThS Vũ Xuân Nguyệt Hồng, ThS Trần Toàn Thắng, TS Nguyễn Mạnh Hải, nghiên cứu
sâu hơn về những nhân tố ảnh hưởng của FDI đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong đề tài Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Cả hai bài nghiên cứu
trên đều ứng dụng mô hình hồi quy thể hiện tác động của các nhân tố ảnh hưởng của FDI đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế
3. Nội dung chính các nghiên cứu trước đây có liên quan
Laura Alfaro (2003) đã xây dựng mô hình hồi quy thể hiện sự tác động của năm nhómbiến độc lập đến biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng Trong đó năm nhóm biến độc lập bao gồm
nhóm biến về GDP ban đầu - INNITIAL GDP; đầu tư quốc nội trong danh sách biến kiểm soát, kí hiệu CONTROLS; FDI trong ba lĩnh vực: lĩnh vực cơ bản thiết yếu (FDI P), lĩnh vực sản xuất
(FDI M ) và lĩnh vực dịch vụ (FDI S) Mỗi nhóm biến là các biến độc lập thể hiện các đặc trưng củanhóm biến, chi tiết các nhóm biến sẽ được trình bày ở phần mô hình sử dụng Các quan sát trong
mô hình được lấy từ dữ liệu OECD và World Investment Report của 47 quốc gia và thu thập sốliệu theo giai đoạn 1981- 1999 Từ kết quả mô hình này, Laura Alfaro đã đưa ra một số phân tíchvề mức độ và chiều hướng tác động của các biến độc lập thuộc năm nhóm biến lên tốc độ tăngtrưởng kinh tế của một quốc gia
Nghiên cứu của nhóm bốn tác giả là TS Nguyễn Thị Tuệ Anh (Trưởng nhóm), ThS Vũ
Xuân Nguyệt Hồng, ThS Trần Toàn Thắng, TS Nguyễn Mạnh Hải thực hiện dự án cho Tổ chức
động dòng FDI tới tăng trưởng kinh tế một quốc gia thông qua kênh đầu tư và kênh tác độngtràn Mô hình hồi quy trong nghiên cứu về tác động dòng FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua
kênh đầu tư gồm năm nhóm biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng g t
Trong đó năm nhóm biến độc lập bao gồm nhóm biến FDI t thể hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài;
H t là biến biểu thị cho tài sản vốn con người nhằm đánh giá tác động của vốn con người tới tăng
trưởng; biến (FDIxH) t được coi là một đại lượng biểu thị khả năng hấp thụ FDI của nền kinh tế;
biến hoinhapkt t thể hiện ảnh hưởng của việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới; X t làtập hợp của các biến độc lập khác có ảnh hưởng tới tăng trưởng như chi tiêu chính phủ, vốn đầu
tư trong nước với tư cách là một đại lượng xác định tăng trưởng và kết quả của hoạt động xuấtnhập khẩu phản ánh độ mở của nền kinh tế… Các quan sát trong mô hình được lấy từ số liệuchính thức do Tổng Cục thống kê và Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấptừ 1988 - 2003 Còn tác động dòng FDI đến tốc độ tăng trưởng của một quốc gia thông qua kênhtác động tràn được phân tích bằng hai cách là định lượng và định tính Phương pháp định tínhdựa vào số liệu từ Điều tra doanh nghiệp năm 2001 của Tổng cục Thống kê và kết quả điều tra
33 doanh nghiệp trong nước, 60 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để xem xét các dấu hiệuvề tác động tràn ở các kênh khác nhau Do mẫu điều tra nhỏ nên số liệu này chỉ áp dụng chophân tích định lượng, nhằm đưa ra một bức tranh khái quát về các kênh khác nhau của tác độngtràn Phần phân tích định lượng hoàn toàn sử dụng số liệu Điều tra doanh nghiệp của Tổng cụcthống kê năm 2001 với mẫu trên 56 ngàn doanh nghiệp và bao trùm hầu hết các họat động củanền kinh tế quốc dân, được chia làm 20 nhóm ngành (2 số) khác nhau Mô hình hồi quy về đánhgiá tác động tràn của FDI lên tăng trưởng của một quốc gia được thể hiện qua mô hình FDI vànăng suất lao động của doanh nghiệp trong nước và nói chung Mô hình hồi quy của FDI và năngsuất lao động của doanh nghiệp nói chung thể hiện qua tám nhóm biến độc lập tác động lên biến
Trang 9phụ thuộc là năng suất Trong mô hình này, biến phụ thuộc nangsuat là đại lượng đo năng suất lao động của doanh nghiệp; biến trinhdo thể hiện chất lượng của lao động trong doanh nghiệp; biến quimo biểu thị cho quy mô doanh nghiệp trong ngành và mức độ độc quyền của doanh nghiệp trong ngành; biến cuongdovon đo cường độ sử dụng vốn trên 1 lao động của doanh
nghiệp, là đại lượng đo tài sản vốn vật chất mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình đầu tư Các
biến còn lại là biến giả, trong đó các biến Dluongthuc, Ddetmay và Ddientu nhằm kiểm soát ảnh
hưởng của từng phân ngành tới năng suất chung của khu vực doanh nghiệp trong mẫu số liệu
chéo; biến Dsohuu thể hiện hình thức sở hữu của doanh nghiệp FDI; biến giả Dtinh thể hiện các
doanh nghiệp có trụ sở chính tại các tỉnh có mật độ đầu tư nước ngoài cao hoặc thuộc các vùngkhác Đối với mô hình hồi quy của FDI và năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước thể
hiện qua bảy nhóm biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc là năng suất (nangsuat i) Điểm khác
biệt lớn nhất của mô hình này so với mô hình ở phần năng suất là biến độc lập tytrong thể hiện
sự có mặt và quy mô của doanh nghiệp FDI, phản ảnh mức độ sẵn có của số liệu; biến giả
hopdong i thể hiện doanh nghiệp có hay không có quan hệ với đối tác nước ngoài Những nhóm
biến có trong mô hình này như cuongdovon i , trinhdo i , quimo i , Dtinh i , tương tự như những nhóm
biến được nêu ở mô hình FDI và năng suất lao động của doanh nghiệp nói chung Cả mô hìnhđịnh tính lẫn định lượng đều phản ánh về những nhân tố ảnh hưởng của FDI đến tốc độ tăngtrưởng kinh tế ở một quốc gia
4. Đánh giá, nhận xét chung
Hai bài viết đã đưa ra hai mô hình hồi quy khác nhau với hai cách tiếp cận khác nhau:
Đối với bài viết Foreign Direct Investment and Growth: Does the Section Matter? Của
Laura Alfaro (Đại học Harvard) Bài này xem lại mối quan hệ giữa FDI và sự tăng trưởng bằngcách kiểm tra quy luật dòng FDI đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng trong ba thành phần chính củanền kinh tế, cụ thể đó là lĩnh vực cơ bản thiết yếu, sản xuất và dịch vụ Bài viết đã sử dụng một
số phân tích thực nghiệm sử dụng dữ liệu chéo của các quốc gia trong giai đoạn 1981-1999 đểchỉ ra rằng tổng FDI đã đem lại nhiều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng Theo mô hình của bài viết
này, tác giả đã sử dụng các biến là FDI trong ba lĩnh vực: lĩnh vực cơ bản thiết yếu (FDI P), lĩnh
vực sản xuất (FDI M ) và lĩnh vực dịch vụ (FDI S) nhằm chứng minh sáng rõ mục đích cũng nhưgiả thiết của bài viết Các biến ở đây là độc lập,số lượng đủ lớn và là số liệu thứ cấp với nguồncung an toàn là dữ liệu OECD và World Investment Report của 47 quốc gia và thu thập số liệutheo giai đoạn 1981- 1999 Qua bài viết này, ta có thể thấy được một cách nhìn tổng quan về mốiquan hệ giữa FDI trong từng lĩnh vực kinh tế đối với sự tăng trưởng kinh tế Từ đó giúp ta địnhhướng phân bổ nguồn đầu tư FDI trong từng lĩnh vực Tuy nhiên, bài viết này chỉ dừng lại ở mức
độ tổng quan, cho ta cái nhìn bề mặt bên ngoài của vấn đề tác động FDI đến sự tăng trưởng củakinh tế Bài viết không thể hiên rõ tác động bên trong vấn đề, cơ chế truyền dẫn, làm thế nào FDItác động đến sự tăng trưởng kinh tế
Xét về phương pháp nghiên cứu, Laura Alfaro (2003) đã sử dụng phương pháp chọn mẫu
phân nhóm để phân tích với mẫu đựoc chọn là 47 nước bao gồm: các quốc gia khu vực ODEC,khu vực Thái Binh Dương, Châu Phi, Mỹ La Tinh, vùng biển Caribe với dữ liệu được lấy theonhiều kì khác nhau để làm rõ được tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của các quốc giatrên thế giới
Bài viết sử dụng phương pháp định lượng kết hợp các mô hình hồi qui kinh tế lượng dựatrên số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: WDI- World Investment Report, dữ liệutheo ngành của các nước ODEC, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Châu Phi, Mỹ La Tinh,vùng Caribe _từ năm 1980 đến cuối 1999, Chỉ Số Phát Triển Của Ngân Hàng Thế Giới về cácquốc gia có trong mẫu điều tra…
Trang 10Mô hình hồi qui được sử dụng trong nghiên cứu: mô hình hồi qui kinh tế lượng với hầuhết các biến trong hồi quy và các giá trị đưa vào mô hình đều là đại diện cho trung bình của thời
kỳ nghiên cứu Các biến hồi qui bao gồm: Mức sản lượng và tăng trưởng, GDP (nguồn từ: chỉ sốphát triển của Ngân hàng Thế giới 2001), đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong mẫu,…Nghiên cứu sử dụng phươn pháp phân tích thực nghiệm sử dụng dữ liệu chéo của các quốc giatrong giai đoạn 1981-1999
Với các quốc gia được đưa vào mẫu như: Việt Nam, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc, Mỹ Canada, Anh, Cộng Hòa Iceland, Lào, Ấn Độ,… ở nhiều thời kì kinh tế khác nhau,mẫu mà tác giả lựa chọn cho nghiên cứu đã thể hiện được khá rõ nét về tác động của FDI đếntăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới qua nhiều khía cạnh: chuyển giao công nghệ vàphương thức quản lý, đầu tư nước ngoài vào sản xuất và dịch vụ,
Nghiên cứu này chỉ rõ mối quan hệ giữa FDI và sự tăng trưởng kinh tế bằng cách kiểmtra quy luật dòng FDI đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng trong ba thành phần chính của nền kinh
tế, cụ thể đó là lĩnh vực cơ bản thiết yếu, sản xuất và dịch vụ như thê nào Các lợi ích thườngquen thuộc cũng đã được đề cập như chuyển giao công nghệ và phương thức quản lý, giới thiệuphương pháp khoa học kĩ thuật mới, và đào tạo nguồn nhân lực hướng đến lĩnh vực sản xuấtcông nghiệp, kĩ thuật nhiều hơn là nông nghiệp và khai khoáng,…
Những điều trên đã được khắc phục trong bài viết: ”Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của nhóm 4 tác giả là TS Nguyễn Thị Tuệ Anh và
cộng sự Bài viết này đã đi sâu phân tích những tác động của FDI đối với sự tăng trưởng kinh tếthông qua 2 kênh là kênh đầu tư và tác động tràn Đối với từng khía cạnh tác động, nhóm tác giảđã thành lập từng mô hình phù hợp với cách phân tích và lập luận của người viết Tùy từng biếnnhóm tác giả đưa ra dữ liệu phù hợp Trong bài viết, tác giả đã đưa ra 2 nhóm dữ liệu: cả địnhtính và định lượng Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã lấy kích thước mẫu khá lớn và cónhững điều chỉnh về mẫu để đảm bảo về chất lượng cho dữ liệu nhằm đưa ra mô hình tốt nhấtcho từng vấn đề Với cách lập luận, phân tích cũng như việc đưa ra từng mô hình đối với từngtác động, bài viết đã cho chúng ta thấy từng tác động của FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế Đây
là một cơ sở quan trọng trong việc đề xuất những chính sách phù hợp để sử dụng nguồn vốn FDIđạt hiệu quả tốt nhất Tuy nhiên, trong bài viết còn có một số hạn chế Như nhóm tác giả đã đềcập trong bài viết, vấn đề “ tác động của FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế “, trong bài viết nàychỉ giải quyết trong phạm vi nghĩa hẹp, không đề cập một số vấn đề khác như FDI gây áp lựcbuộc nước sở tại phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà trước hết là cải thiện môi trườngđầu tư, qua đó làm giảm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng hiệu suất của vốn
và rốt cuộc là tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Một số ý kiến còn cho rằng FDI có thểlàm tăng đầu tư trong nước thông qua tăng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt lànhững doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp FDI họăc tiêu thụ sảnphẩm từ các doanh nghiệp FDI Đồng thời, các chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng của chính phủnhằm thu hút nhiều vốn FDI hơn cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hình thành và pháttriển
Qua phần nhận xét đánh giá trên và mục đích nghiên cứu đã xác định ở phần mở đầu,
nhóm chúng tôi quyết định phân tích nghiên cứu theo bài viết: ”Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của tác giả TS Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng
sự
Trang 11TÓM TẮT TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đề tài Câu hỏi nghiên cứu Dữ liệu Phương pháp
Theongành củacác nướcOECD,châuphi, WIR,UNCTAD,
…
Mô hình hồiquy OLS,Phân tíchthực nghiệmsử dụng dữ
liệu chéo
Tác động của FDI đi theo cả 2 hướngtích và tiêu cực, tuy nhiên, mặt tích cựcvẫn nhiều hơn và dường như lấn átnhững tiêu cực mà nó gây ra
FDI có tác động khác nhau đến tăngtrưởng kinh tế trong ba lĩnh vực là cơbản thiết yếu, sản xuất và dịch vụ Cụthể, FDI trong lĩnh vực cơ bản thiết yếu
có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến sựphát triển, trong khi đầu tư trong lĩnhvực sản xuất lại theo chiều hướng tíchcực Trong lĩnh vực dịch vụ thì không
Mối quan hệ giữa FDI
và tăng trưởng kinh tế làgi?
FDI tác động đến tăngtrưởng kinh tế Việt Nam
qua những mặt nào? Tác động tràn mà FDI mang
lại cho Việt Nam là gì?
Tổng Cụcthống kê,Cục Đầu tưNước ngoài
- Bộ Kếhoạch vàĐầu tư
Mô hình hồiquy 2SLS
Làm rõ được tác động của FDI đến tăngtrưởng kinh tế Việt Nam
Đưa ra được các nhân tố tác động từFDI đến tăng trưởng kinh tế thông quakênh đầu tư và tác động tràn
Làm rõ tác động tràn của FDI dến tăngtrưởng kinh tế Việt Nam, nhưng số liệumẫu không đủ để phân tích định tính vềtác động tràn của FDI đến tăng trưởngkinh tế
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối với kênh đầu tư
a. Mô hình
Mô hình trong phần viết này dựa theo mô hình trong bài viết của tác giả TS Nguyễn Thị
Tuệ Anh và cộng sự Theo đó mô hình có dạng:
g t = f (FDI t , H t , (FDIxH) t , hoinhapkt t , X t )
Biến phụ thuộc g t biểu thị cho tăng trưởng kinh tế, đo bằng tốc độ tăng GDP thực tế trên
đầu người và là hàm số của một loạt biến độc lập Tác động của các biến độc lập tới tăng trưởng
kinh tế được thể hiện qua các hệ số ước lượng, dấu của chúng và mức ý nghĩa thống kê FDI t là
biến thể hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, đo bằng tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với GDP H t là biến
biểu thị cho tài sản vốn con người nhằm đánh giá tác động của vốn con người tới tăng trưởng
Biến (FDIxH) t rất có ý nghĩa trong mô hình này nhằm kiểm định mối tương tác giữa FDI và vốn